TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI
BẢN ÁN 570/2023/DS-PT NGÀY 27/11/2023 VỀ KIỆN ĐÒI TÀI SẢN, YÊU CẦU CHIA THỪA KẾ
Ngày 27 tháng 11 năm 2023 tại trụ sở, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 202/2023/TLPT- DS ngày 18 tháng 5 năm 2023 về việc “Kiện đòi tài sản và Yêu cầu chia thừa kế” do có kháng cáo của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn là bà Phan Thị T đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 09/2022/DS-ST ngày 27 tháng 7 năm 2022 của Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 12839/2023/QĐ-PT ngày 06 tháng 11 năm 2023, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Cụ Nguyễn Thị V, sinh năm 1935; Địa chỉ: Ngõ A, tổ F xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên (chết ngày 02/01/2021).
Người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng.
- Bà Phan Thị T1, sinh năm 1960; Địa chỉ: Số D P, phường Q, thành phố H;
- Ông Phan Văn T2, sinh năm 1963; Địa chỉ: Ấp C, xã Đ, huyện H, tỉnh Bình Phước;
- Bà Phan Thị O, sinh năm 1966; Địa chỉ: Số B phố H, Hồ N, thành phố H, tỉnh Hưng Yên, (có mặt);
- Bà Phan Thị H, sinh năm 1971; Địa chỉ: Số F P, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên;
- Bà Phan Thị T, sinh năm 1975; Địa chỉ: Số F P, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên, (có mặt);
- Ông Phan Văn M, sinh năm 1973; Địa chỉ: Số nhà A, ngõ A, tổ F xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên, (có mặt);
- Chị Đồng Thị H1, sinh năm 1979. Địa chỉ: Thôn H, xã N, huyện N, tỉnh Nam Định;
- Anh Đồng Văn T3, sinh năm 1983;
- Anh Đồng Văn S, sinh năm 1988;
- Chị Đồng Thị H2 (Gái), sinh năm 1990;
Cùng địa chỉ: Đ, xã L, huyện L, tỉnh Hòa Bình.
- Anh Phan Văn H3, sinh năm 1990; Địa chỉ: Tổ F xóm B, phường M, thành phố H;
- Chị Phan Thị H4, sinh năm 1992; Địa chỉ: Tổ F xóm B, phường M, thành phố H.
2. Bị đơn: Ông Phan Văn M, sinh năm 1973; Địa chỉ: Số nhà A, ngõ A, tổ F xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên, (có mặt);
Người đại diện theo ủy quyền: Công ty L3 - Người đại diện ông Nguyễn Đắc T4; Địa chỉ: Phòng A, Tòa nhà G, khu đô thị hai bên đường L, xã A, huyện H, thành phố Hà Nội, (có mặt).
3. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
3.1. Bà Phan Thị T, sinh năm 1975; Địa chỉ: Số F đường P, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên, (có mặt);
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà T: Bà Nguyễn Thị H5 - Luật sư văn phòng L4, Đoàn luật sư thành phố H; Địa chỉ: Số G, ngõ G đường L, phường C, quận H, thành phố Hà Nội.
3.2. Bà Phan Thị T1, sinh năm 1960; Địa chỉ: Số D đường P1, phường Q, thành phố H;
3.3. Ông Phan Văn T2, sinh năm 1963; Địa chỉ: Ấp C, xã Đ, huyện H, tỉnh Bình Phước;
Người đại diện theo ủy quyền của ông T2, bà T1: Ông Phan Văn M, sinh năm 1973; Địa chỉ: Số nhà A, ngõ A, tổ F xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên.
3.4. Bà Phan Thị O, sinh năm 1966; Địa chỉ: Số B phố H, Hồ N, thành phố H, tỉnh Hưng Yên, (có mặt);
3.5. Bà Phan Thị H, sinh năm 1971; Địa chỉ: Số F đường P, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên;
3.6. Ông Đồng Văn H6, sinh năm 1955; Địa chỉ: Đ, xã L, huyện L, tỉnh Hòa Bình;
3.7. Chị Đồng Thị H1, sinh năm 1979; Địa chỉ: Thôn H, xã N, huyện N, tỉnh Nam Định;
3.8. Anh Đồng Văn T3, sinh năm 198; Địa chỉ: Đ, xã L, huyện L, tỉnh Hòa Bình;
3.9. Anh Đồng Văn S, sinh năm 1988; Địa chỉ: Đ, xã L, huyện L, tỉnh Hòa Bình;
3.10. Chị Đồng Thị H2 (G), sinh năm 1990; Địa chỉ: Đ, xã L, huyện L, tỉnh Hòa Bình;
3.11. Bà Nguyễn Thị T5, sinh năm 1968; Địa chỉ: Tổ F xóm B, phường M, thành phố H;
3.12. Anh Phan Văn H3, sinh năm 1990; Địa chỉ: Tổ F xóm B, phường M, thành phố H;
3.13. Chị Phan Thị H4, sinh năm 1992; Địa chỉ: Tổ F xóm B, phường M, thành phố H;
3.14. Bà Phạm Thị C, sinh năm 1973; Địa chỉ: Số nhà A, ngõ A, tổ F xóm B, phường M, thành phố H;
Người đại diện theo ủy quyền của bà C: Ông Phan Văn M, sinh năm 1973; Địa chỉ: Số nhà A, ngõ A, tổ F xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên.
3.15. Ông Lương Thanh L, sinh năm 1950; Địa chỉ: Tổ F xóm B, phường M, thành phố H;
3.16. Anh Phạm Văn Q, sinh năm 1974. Địa chỉ: Số F đường P, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên;
Người đại diện theo ủy quyền của ông Phạm Văn Q, bà Phan Thị H, bà Nguyễn Thị T5, anh Phan Văn H3, chị Phan Thị H4: Bà Phan Thị T, sinh năm 1975; Địa chỉ: Số F đường P, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên, (có mặt);
3.17. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh H.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Đỗ Cao C1 - Phó giám đốc Văn phòng Đ1 - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên.
Địa chỉ: Số D đường N, phường H, thành phố H, (xin xét xử vắng mặt).
3.18. Ủy ban nhân dân thành phố H:
Đại diện theo ủy quyền: Ông Bùi Văn C2 - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố H, (xin xét xử vắng mặt).
3.19. Văn phòng công chứng B9 tỉnh H; Địa chỉ: F, đường N, phường H, thành phố H, tỉnh Hưng Yên.
3.20. Chi cục thi hành án dân sự thành phố H; Địa chỉ: Đường A, phường H, thành phố H, tỉnh Hưng Yên, (xin xét xử vắng mặt).
4. Người làm chứng:
- Ông Nguyễn Văn C3, sinh năm 1959; Địa chỉ: Số nhà A, ngõ D xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên.
- Bà Nguyễn Thị T6, sinh năm 1971; Địa chỉ: Số nhà A, ngõ A xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên;
- Chị Nguyễn Thị Thanh H7, sinh năm 2001; Địa chỉ: Đ, thôn A, xã L, thành phố H, tỉnh Hưng Yên.
NỘI DUNG VỤ ÁN
* Theo Đơn khởi kiện ngày 22/6/2012 và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn cụ Nguyễn Thị V trình bày:
Cụ V và cụ Phan Văn K (chết năm 2011) có 08 người con chung là bà Phan Thị D [(chết năm 2004), có chồng là ông Đồng Văn H6 và có 05 người con là Đồng Thị H1, Đồng Văn S, Đồng Văn T3, Đồng Thị H2 (Gái) và Đồng Văn T7 chết từ nhỏ]; Phan Thị T1, Phan Văn T2, Phan Văn H8 [(chết năm 2005), có vợ là Nguyễn Thị T5 và 02 người con là Phan Văn H3, Phan Thị H4)]; Phan Thị O; Phan Thị H, Phan Văn M và bà Phan Thị T. Trong quá trình chung sống, hai cụ tạo lập được 01 căn nhà cấp 4 cùng các công trình phụ trên diện tích 528m2 tại tổ F xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên. Cụ K chết không để lại di chúc. Sau khi cụ K chết, cụ họp gia đình và có ý định chia cho cháu H3 (là con của ông Phan Văn H8 và bà Nguyễn Thị T5) 100m2 đất nhưng một số người con của cụ không đồng ý. Sau đó, ông M, ông T2, bà O và bà T1 có mâu thuẫn với cụ, nên cụ phải đến ở nhà bà T, còn nhà đất thì anh M chiếm giữ, quản lý. Do vậy, cụ khởi kiện yêu cầu ông M phải trả cụ ½ nhà, đất nêu trên và chia thừa kế phần di sản của cụ K theo quy định của pháp luật. Ngày 02/01/2021, cụ V chết. Vì vậy, Tòa án đưa những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ V vào tham gia tố tụng với tư cách là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật.
* Bị đơn là ông Phan Văn M trình bày: Ông thống nhất với lời khai của cụ V về quan hệ huyết thống và thời điểm mở thừa kế của cụ K. Theo ông M, diện tích nhà, đất nêu trên là do cụ K và cụ V nhận chuyển nhượng của người khác. Khi nhận chuyển nhượng, trên đất chỉ có 01 bể nước và một số cây nhãn. Năm 2000, các anh chị em trong gia đình đóng góp tiền, công sức để xây dựng căn nhà cho hai cụ như hiện nay. Khi còn sống, bố mẹ ông cho bà D khoảng 100m2 đất giáp nhà ông L. Các anh chị em của ông đã cùng nhau góp tiền xây cho bà D 01 căn nhà 02 gian. Sau khi bà D chết thì ngôi nhà này dùng làm nơi thờ cúng bà D. Năm 1995, cụ K và cụ V cho ông khoảng 100m2 (5m x 20m) đất giáp đất nhà bà N. Vợ chồng ông đã xây dựng căn nhà cấp 4 cùng toàn bộ công trình phụ, phía trước xây 01 lán khoảng 30m2. Khi cho bà D và ông đất thì bố mẹ ông chỉ nói miệng mà không làm giấy tờ. Mặt khác, do phần đất của bố mẹ ông thấp, nên ông đã bồi đắp khoảng 200m3 đất, xây tường rào. Như vậy, đất của bố mẹ ông sau khi cho ông và bà D chỉ còn khoảng hơn 300m2. Nay, cụ V khởi kiện đòi lại đất đã cho và chia ½ khối tài sản, chia thừa kế di sản của cụ K thì ông không đồng ý, ông và các đồng thừa kế khác muốn để lại nhà đất làm nơi thờ cúng.
* Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
Bà Phan Thị T1, ông Phan Văn T2, bà Phan Thị O: Khi còn sống cụ K và cụ V đã cho bà D một phần đất giáp đất nhà ông L và cho ông M một phần đất giáp nhà bà N, việc cho đất của hai cụ chỉ nói miệng không có văn bản giấy tờ gì. Sau đó, các anh chị em đã góp tiền xây cho bà D 02 gian nhà để ở. Sau khi bà D chết thì ngôi nhà này vẫn làm nơi thờ cúng bà D còn vợ chồng ông M đã xây dựng ngôi nhà cấp 4 ở từ đó cho đến nay. Sau khi cụ K chết thì giữa cụ V và một số anh, chị em trong gia đình có mâu thuẫn, bất đồng, nên cụ V đã chuyển ra nhà bà T để ở. Quan điểm của bà T1, bà O và ông T2 không nhất trí yêu cầu khởi kiện của cụ V vì trước khi hai cụ còn sống đã cho bà D và ông M một phần đất. Đối với phần đất còn lại thì để làm nơi thờ cúng của gia đình.
Bà Phan Thị H, bà Phan Thị T: Hai bà có quan điểm nhất trí với yêu cầu khởi kiện của cụ V. Đối với kỷ phần thừa kế của bà H, bà T được hưởng, các bà tự nguyện cho cụ V. Ngoài ra, bà T còn khẳng định vợ chồng bà có dựng 01 lán lợp Prôximăng trước cửa nhà bố mẹ trị giá khoảng 01 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện chiếc lán này đã bị phá dỡ không còn trên đất nên bà T không yêu cầu xem xét.
Bà Phan Thị C4: Bà là vợ của ông M, khi lấy ông M thì bố mẹ chồng đã cho một phần đất và hai vợ chồng bà đã xây dựng nhà ở từ đó cho đến nay. Trong quá trình ở trên đất thì vợ chồng bà đã đổ đất, san nền và xây tường bao toàn bộ thửa đất. Nay, mẹ chồng bà có đơn khởi kiện thì bà đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật.
Bà Nguyễn Thị T5: Bà là vợ của ông Phan Văn H8 (đã chết năm 2005). Bà và ông H8 có 02 người còn là Phan Thị H4 và Phan Văn H3. Bố chồng bà là cụ K chết không để lại di chúc. Nay, cụ V khởi kiện bà không có ý kiến gì, nếu được nhận di sản thừa kế thì bà tặng cho cụ V.
Anh Phan Văn H3 và chị Phan Thị H4: Anh, chị không biết nguồn gốc tài sản của cụ K, cụ V như thế nào. Tháng 4 năm 2011, cụ K chết không để lại di chúc, do ông H8 đã chết nên anh, chị là người thừa kế thế vị di sản của cụ K. Anh H3 đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật, chị H4 đề nghị nhận bằng đất, vị trí chỗ nào cũng được.
Ông Đồng Xuân H9: Ông là chồng của bà Phan Thị D, bà D chết năm 2003. Vợ chồng ông có 05 người con gồm: Đồng Thị H1, Đồng Văn S, Đồng Văn T3, Đồng Thị H2 (Gái) và Đồng Văn T7 (chết từ năm 17 tuổi chưa có vợ con). Khi bố, mẹ vợ ông còn sống có cho bà D một mảnh đất có chiều rộng 6m, chiều dài 20m, việc cho đất có giấy viết nhưng không thông qua chính quyền địa phương. Vợ chồng ông đã xây 01 ngôi nhà cấp 4 lợp Prôximăng, sau khi vợ ông chết được làm nơi thờ cúng vợ ông. Ngôi nhà trên hiện đã bị phá dỡ. Nay, cụ V khởi kiện chia đôi tài sản chung của hai cụ, phần di sản của cụ K chia đều cho những người thừa kế. Ông H9 đề nghị nếu ông được hưởng phần của vợ ông, ông xin nhận bằng tiền. Do ở xa nên ông đề nghị Tòa án giải quyết vắng mặt.
Chị Đồng Thị H1, chị Đồng Thị H2, anh Đồng Văn S, anh Đồng Văn T3 đều trình bày: Ông bà ngoại có 01 mảnh đất, trên đất có 03 hộ ở gồm cậu M, nhà của ông bà ngoại, nhà của mẹ D. Ông nội chết năm 2011, có để lại di chúc không thì các anh chị không biết. Khoảng năm 1991, 1992 ông bà ngoại cho bố mẹ anh, chị một phần diện tích đất, chiều mặt đường là 6m, sâu 20m. Các anh chị đều đề nghị được nhận lại phần đất của mẹ. Nếu được nhận thừa kế thế vị kỷ phần của mẹ (bà D) từ di sản của cụ K thì các anh, chị có quan điểm như sau: Chị H2, anh S, anh T3 xin nhận bằng tiền, chị H1 xin nhận bằng hiện vật.
Ông Phạm Văn Q: Ông là chồng của bà T, khi cụ K còn sống vợ chồng ông đã bỏ tiền ra dựng 01 lán bằng Prôximăng trước nhà cụ K để phơi quần áo, trị giá khoảng 01 triệu đồng.
Ông Lương Thanh L: Ông là hàng xóm của cụ V, trước đây đất của hai gia đình không có tường rào ngăn cách. Năm 2005, gia đình nhà ông và gia đình cụ V đã thống nhất xây chung tường rào dài 18,1m, cao 1,3m, xây chính giữa tim mốc giới, mỗi gia đình chịu một nửa kinh phí xây dựng. Do tường xây thấp nên năm 2009 con trai cụ V là ông M đã xây cao thêm 60cm, dài 18,1m, từ khi xây hai gia đình vẫn sử dụng chung không có mâu thuẫn gì.
* Tại bản án dân sự sơ thẩm số 03/2013/DSST ngày 25/6/2013, Tòa án nhân dân thành phố H, tỉnh Hưng Yên, quyết định:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ Nguyễn Thị V về kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất và chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Buộc ông Phan Văn M phải trả cho cụ Nguyễn Thị V 254,75m2 đất là phần đất cụ V được hưởng trong khối tài sản chung với cụ K, tại tổ F, xóm B, phường M, thành phố H.
Giao cho cụ V quản lý, sử dụng ba kỷ phần thừa kế của cụ V, bà H, bà T là 76,425m2, tại tổ F, xóm B, phường M, thành phố H.
Giao cho cụ Nguyễn Thị V quản lý, sử dụng 52,325m2 của các kỷ phần thừa kế khác, tại tổ F, xóm B, phường M, thành phố H.
Tổng số đất cụ Nguyễn Thị V được giao, quản lý, sử dụng là 383,5m2 đất tại tổ F, xóm B, phường M, thành phố H.
Giao cho cụ Nguyễn Thị V quản lý, sử dụng các tài sản trên đất mà cụ V được giao quản lý sử dụng, tổng giá trị là 80.671.286đồng.
Giao cho cụ V được quản lý, sử dụng tường rào ông M xây bao, có tổng giá trị là 12.974.222đồng.
Buộc cụ V phải trả cho ông Phan Văn M số tiền 12.974.222đồng.
Giao cho cụ V quản lý, sử dụng 01 nhà cấp 4 do bà D xây có giá trị là 25.804.800đ, buộc cụ V phải có trách nhiệm trả cho chồng bà D và các con bà D mỗi người 5.160.960đ.
Cụ V có trách nhiệm trả chênh lệch tài sản cho các con của bà D mỗi người 8.688.391đ.
Tổng số tiền cụ V phải trả cho các con của bà D mỗi người là 13.849.351đ.
Cụ Nguyễn Thị V phải có trách nhiệm trả chênh lệch tài sản cho cháu Phan Văn H3, cháu Phan Thị H4 mỗi người 17.736.728đ; trả cho ông Phan Văn T2 19.567.822đ.
Giao cho ông Phan Văn M quản lý, sử dụng 126m2 đất tại tổ F, xóm B, phường M, thành phố H.
Đất có trị giá 151.200.000đ và trên đất có 01 cây nhãn trị giá 3.000.000đ.
Tổng trị giá đất và cây nhãn là 154.200.000đ.
Ông Phan Văn M phải có trách nhiệm trả cho bà O, bà T1 mỗi người 34.753.564đ và trả cho ông T2 số tiền 15.185.743đ.
Ông M phải có trách nhiệm tháo dỡ những công trình đã xây dựng sang phần đất của cụ V được chia.
Không chấp nhận các yêu cầu khác của đương sự (việc phân chia có sơ đồ kèm theo).
Ngoài ra, bản án còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của đương sự. Ngày 19/7/2013, ông M, bà T1, bà O kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
* Tại bản án dân sự phúc thẩm số 11/2014/DSPT ngày 05/3/2014, Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên, quyết định: Chấp nhận một phần kháng cáo của ông M; không chấp nhận kháng cáo của bà T1, bà O. Sửa bản án sơ thẩm như sau:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ Nguyễn Thị V về kiện đòi tài sản là Quyền sử dụng đất và chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Xác định diện tích 509,5m2 đất có giá trị 611.400.000đ tại tổ F, xóm B, phường M, thành phố H và tài sản trên đất đất gồm 01 nhà cấp 4, 01 lán, 01 củng thờ, 01 bể nước; 05 cây nhãn; 01 cây na; 01 cây cam; 01 cây cau; 11,765m2 tường chung với ông L; 01 tường hoa. Giá trị tài sản trên đất là 83.671.286đ. Tài sản chung của cụ V và cụ K có tổng giá trị là 695.071.286đ.
Buộc ông Phan Văn M phải trả cho cụ Nguyễn Thị V 254,75m2 đất là phần đất cụ V được hưởng trong khối tài sản chung với cụ K, tại tổ F, xóm B, phường M, thành phố H.
Xác định di sản thừa kế của cụ K trong khối tài sản chung vợ chồng bao gồm quyền sử dụng 254,75m2 đất và ½ giá trị tài sản vật kiến trúc, cây trồng có tổng giá trị 347.535.643đ và được chia thừa kế theo pháp luật.
Những người được hưởng thừa kế của cụ K bao gồm cụ V, ông M, ông T2, bà O, bà T1, bà H, bà T, bà D, ông H8. Do bà D đã chết trước cụ K nên các cháu H1, T3, S, H2 là con của bà D được hưởng thừa kế thế vị; ông H8 cũng chết trước cụ K nên các con ông H8 là cháu H3, cháu H4 được hưởng thừa kế thế vụ. Tổng cộng có 09 kỷ phần thừa kế.
Việc chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện như sau:
Công nhận sự thỏa thuận của bà T, bà H, cụ V. Giao cụ V quản lý, sử dụng ba kỷ phần thừa kế của cụ V, bà H, bà T là 76,425m2, tại tổ F, xóm B, phường M, thành phố H.
Giao cho cụ V quản lý, sử dụng 52,325m2 của các kỷ phần thừa kế khác tại tổ F, xóm B, phường M, thành phố H.
Tổng đất cụ V được giao quản lý, sử dụng là 385,5m2 tại tổ F, xóm B, phường M, thành phố H. Có tứ cận:
Phía Bắc giáp đường đi dài 14,3m; phía Nam giáp đất công dài 13,8m; phía Tây giáp đất ông M được chia dài 27,5m; phía Đông giáp đất ông L dài 27,3m. Giá trị 460.200.000đ.
Về tài sản trên đất: Giao cho cụ V quản lý, sử dụng: 01 nhà cấp 4, 1 lán, 1 củng thờ, 1 bể nước, 4 cây nhãn, 1 cây na, 1 cây cam, 1 cây cau, 1 tường hoa và tường rào chung với nhà ông L 11,765m2 có tổng trị giá tài sản trên đất là 80.671.286đ.
Giao cho cụ V quản lý, sử dụng tường rào ông M xây bao gồm trên phần tường chung với giao đình ông L dài 18,1m, cao 0,6m, một phần tường rào còn lại phía đông giáp đất ông L dài 9,2m, cao 1,9m; một phần tường rào còn lại phía Nam giáp đất ông L dài 13,8m, cao 2m, 01 cổng sát 1,6 x 2,3m. Tổng giá trị là 12.974.222đ.
Buộc cụ V phải trả ông M 12.974.222đ.
Giao cho cụ V quản lý, sử dụng 01 nhà cấp 4 do bà D xây có giá trị là 25.804.800đ, buộc cụ V phải có trách nhiệm trả cho chồng bà D và các con bà D là: Đồng Văn H6 và Đồng Văn S, Đồng Văn T3, chị Đồng Thị H2, Đồng Thị H1 mỗi người 5.160.960đ.
Cụ V có trách nhiệm trả chênh lệch tài sản cho anh Đồng Văn S, Đồng Văn T3, chị Đồng Thị H2, Đồng Thị H1 mỗi người 8.688.391đ.
Tổng số tiền cụ V phải trả cho anh Đồng Văn S, Đồng Văn T3, chị Đồng Thị H2, Đồng Thị H1 mỗi người là 13.849.351đ.
Cụ V phải có trách nhiệm trả chênh lệch tài sản cho anh H3, chị H4 mỗi người là 17.736.728đ.
Cụ V phải có trách nhiệm trả chênh lệch tài sản cho ông T2 số tiền là 19.567.822đ.
Giao cho ông M quản lý, sử dụng 126m2 đất tại tổ F, xóm B, phường M, thành phố H (có tứ cận kèm theo). Đất có giá trị: Đất có trị giá 151.200.000đ và trên đất có 01 cây nhãn trị giá 3.000.000đ. Tổng trị giá đất và cây nhãn là 154.200.000đ.
Ông Phan Văn M phải có trách nhiệm trả cho bà O, bà T1 mỗi người 34.753.564đ và trả cho ông T2 số tiền 15.185.743đ.
Ông M phải có trách nhiệm tháo dỡ những công trình đã xây dựng sang phần đất của cụ V được chia.
Khi bản án có hiệu lực pháp luật, cụ V có đơn yêu cầu thi hành án và Chi cục Thi hành án dân sự thành phố H đã thi hành xong 02 bản án sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên. Sau đó, cụ V được UBND thành phố H cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất BS 841637 ngày 24/6/2015 đối với phần đất được chia. Đồng thời cụ V lập Hợp đồng tặng cho bà T toàn bộ diện tích đất được giao theo Quyết định của bản án phúc thẩm. Ngày 26/8/2016, Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hưng Yên đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho bà T tại thửa số 123, tờ bản đồ số 2, diện tích 383,5m2, trong đó có 335m2 đất ở đô thị và 48,5m2 đất trồng cây ăn quả.
Không đồng ý với bản án phúc thẩm, bị đơn là ông M đã có đơn khiếu nại. Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội có Quyết định kháng nghị số 12/2016/KN - DS ngày 25/4/2016.
* Tại Quyết định giám đốc thẩm số 49/2016/DS-GĐT ngày 27/9/2016, Ủy ban Thẩm phán, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, quyết định: Hủy toàn bộ hai bản án: Bản án dân sự phúc thẩm số 11/2014/DSPT ngày 05/3/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên và Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2013/DSST ngày 25/6/2013 của Tòa án nhân dân thành phố H, tỉnh Hưng Yên.
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố H, tỉnh Hưng Yên xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định.
Sau khi Tòa án nhân dân thành phố H thụ lý lại vụ án. Cụ V và người đại diện theo ủy quyền của cụ V là bà T vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và đề nghị giải quyết như bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Bị đơn là ông M không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của cụ V, đồng thời có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND thành phố H cấp cho cụ V ngày 24/6/2015, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cấp cho bà Phan Thị T ngày 26/8/2015. Vì vậy, Tòa án nhân dân thành phố H đã chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên giải quyết theo thẩm quyền.
Ngày 02/01/2021, cụ Nguyễn Thị V chết. Những người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cụ V vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện. Ông M có yêu cầu phản tố đề nghị chia thừa kế theo pháp luật di sản của cụ V để lại.
Để giải quyết triệt để vụ án, chồng con của bà D gồm ông H6, anh T3, anh S và chị H2 có yêu cầu chia thừa kế di sản của bà D theo pháp luật trong cùng vụ kiện này và đều đề nghị được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo luật định. Vì lý do công việc nên ông H6 cùng các con đều có đơn xin xét xử vắng mặt.
Bà T trình bày trước khi chết, cụ V đã có di chúc cho bà toàn bộ tài sản của cụ V và phần tài sản cụ V được thừa kế của cụ K. Bà T giao nộp Di chúc viết tay đề ngày 01/11/2016 của cụ Nguyễn Thị V. Di chúc có 02 người làm chứng là bà Nguyễn Thị T6 và ông Nguyễn Văn C3, người viết di chúc là chị Nguyễn Thị Thanh H7.
Ông Nguyễn Văn C3 và bà Nguyễn Thị T6 cho biết: Ông, bà là hàng xóm của cụ V. Ông, bà là người chứng kiến khi cụ V lập di chúc. Thời điểm cụ V lập di chúc tinh thần của cụ V hoàn tỉnh táo, minh mẫn, sáng suốt, không bị ai ép buộc. Việc lập di chúc là ý chí và nguyện vọng của cụ V. Khi cụ V lập di chúc là tại nhà của cụ V có 04 người gồm cụ V, ông, bà và cháu H7 là người viết di chúc cho cụ V. Sau khi được Tòa án cho xem, bản di chúc do bà T giao nộp, ông C3, bà T6 khẳng định đúng là bản di chúc của cụ V mà ông bà đã chứng kiến.
Chị Nguyễn Thị Thanh H7 trình bày: Chị là người viết di chúc cho cụ V, nội dung trong di chúc là do cụ V đọc cho chị ghi. Sau khi được Tòa án cho xem, đọc bản di chúc do bà T giao nộp, chị H7 khẳng định đúng là bản di chúc của cụ V mà chị đã viết hộ.
Kế t quả thẩ m đị nh, đị nh giá tài sả n cụ thể như s au:
Sau khi Cơ quan thi hành án thi hành bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Trên phần đất được giao, cụ V và bà T đã dỡ bỏ 01 lán trước nhà cụ V; 01 nhà cấp 4 của bà D xây và một số cây cối. Ngoài ra, bà T cũng xây dựng thêm một số tài sản khác.
Phần đất do bà Phan Thị T quản lý có diện tích 381,3m2, trong đó có 335m2 đất ở đô thị (giá 1.800.000đ/m2) và 46,3m2 đất trồng cây ăn quả lâu năm (giá 300.000đ/m2), có giá trị 603.000.000đ + 13.890.000đ = 616.890.000đ. Tài sản trên đất giá trị 214.955.519đ. Tổng giá trị tài sản bà T đang quản lý, sử dụng là 616.950.000đ + 214.955.519đ = 831.845.519đ.
Trong phần đất bà T hiện đang quản lý có cả phần đất trước đây của bà D xây nhà và sử dụng diện tích 141,9m2. Tuy nhiên ngôi nhà của bà D đã bị cụ V phá dỡ hiện chỉ còn móng nhà.
Phần đất ông Phan Văn M quản lý, sử dụng có diện tích 129,7m2 (giá 1.800.000đ/m2), giá trị 233.460.000đ. Tài sản trên đất có giá trị 149.582.780đ.
Tổng tài sản ông M quản lý, sử dụng là 233.460.000đ+ 149.582.780đ = 383.042.780đ.
* Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 09/2022/DSST ngày 27/7/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên, quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ Nguyễn Thị V về chia di sản thừa kế theo pháp luật của cụ Phan Văn K. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ V về đòi tài sản là quyền sử dụng đất đối với ông Phan Văn M.
2. Chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Phan Văn M về việc hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BS 841637 ngày 24/6/2015 do UBND thành phố H cấp cho cụ Nguyễn Thị V; hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BS 841227, vào sổ cấp GCN: CS 00009 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cấp cho bà Phan Thị T ngày 26/8/2015 đối với thửa đất số 123, tờ bản đồ số 2 diện tích 383,5m2 thuộc tổ F xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên.
3. Không chấp nhận yêu cầu của ông Phan Văn M về chia di sản thừa kế của cụ Nguyễn Thị V theo pháp luật. Xác định Di chúc của cụ Nguyễn Thị V lập ngày 01/11/2016 là hợp pháp và bà Phan Thị T được hưởng toàn bộ di sản của cụ Nguyễn Thị V để lại.
4. Chấp nhận yêu cầu của ông Đồng Văn H6, anh Đồng Văn T3, anh Đồng Văn S, chị Đồng Thị H2 chia di sản thừa kế của bà Phan Thị D theo pháp luật.
5. Xác định Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa cụ Phan Văn K, cụ Nguyễn Thị V với ông Phan Văn M và bà Phan Thị D có hiệu lực pháp luật. Phần đất bà Phan Thị D được hai cụ V, K cho có diện tích 141,9m2; Phần đất ông Phan Văn M được hai cụ V, K cho có diện tích 129,7m2.
6. Xác định phần tài sản là di sản của bà D (gồm đất và tài sản trên đất là ngôi nhà cấp 4 đã bị cụ V tháo dỡ) trị giá 255.275.800 đồng.
7. Áng trích từ khối tài sản của vợ chồng hai cụ V – Khoản công sức vượt lập, duy tu, tôn tạo làm tăng giá trị của di sản cho vợ chồng ông M với số tiền là 40.252.076 đồng.
8. Di sản của cụ Phan Văn K để phân chia theo pháp luật là 281.296.400 đồng.
9. Di sản của cụ Nguyễn Thị V để phân chia theo di chúc là 452.931.852 đồng.
10. Việc chia tài sản và di sản thừa kế được thực hiện như sau:
10.1. Giao cho ông Phan Văn M được quyền quản lý, sử dụng diện tích đất 129,7m2 (là phần đất ký hiệu UAKIHTV trên sơ đồ) tại thửa số 123, tờ bản đồ số 2 tổ F xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên cùng toàn bộ các tài sản trên đất được giao.
10.2. Giao cho bà Phan Thị T được quyền quản lý, sử dụng diện tích đất 225,6m2 (là phần đất ký hiệu BCDEFGHTRSL trên sơ đồ) trong đó có: 189,8m2 đất ở; 35,8m2 đất trồng cây ăn quả lâu năm. Trị giá đất là 352.380.000 đồng. Tại thửa số 123, tờ bản đồ số 2, tổ F xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên. Cùng toàn bộ các tài sản trên đất được giao (trong đó tài sản là di sản trị giá 28.802.374 đồng).
Giao cho bà Phan Thị T được nhận lại số tiền 46.567.438 đồng của cụ Nguyễn Thị V hiện Chi cục thi hành án dân sự thành phố H đang quản lý. Chi cục thi hành án dân sự thành phố H phải hoàn trả bà T số tiền này.
Tổng giá trị di sản giao cho bà T quản lý sử dụng là 427.749.812 đồng.
Giao cho bà T quản lý sử dụng bức tường do ông M xây dựng giáp đất ông T1 và ông Đ (dài 10,8m, cao 1,9m) trị giá 11.893.392 đồng cùng với các tài sản khác trên đất do bà T tạo lập. Bà T phải trả giá trị bức tường cho ông M.
10.3. Giao anh Đồng Văn T3 được quyền quản lý, sử dụng diện tích đất 80,7m2 (là phần đất ký hiệu LMNOPQRS trên sơ đồ; trong đó có 70,2m2 đất ở;
10,5m2 đất trồng cây ăn quả lâu năm). Trị giá đất giao cho anh T3 là 129.510.000đồng. Thuộc một phần thửa số 123, tờ bản đồ số 2, tổ F xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên. Cùng toàn bộ các tài sản trên đất được giao gồm: Phần tường xây phía trước giáp đường xóm trị giá 3.234.168đồng và phần tường xây chung giáp đất ông L trị giá 16.468.174 đồng là di sản của hai cụ V, K; một phần bức tường do ông M xây giáp đất ông Đ (dài 3,1m, cao 1,9m) trị giá 3.413.844đồng; 25,3m2 sân trạt xi măng do bà T làm trị giá 2.762.760đồng.
Giao cho anh Đồng Văn T3 được tiếp tục sử dụng số tiền cụ V đã trả theo bản án phúc thẩm năm 2014 là 13.222.262 đồng.
Tổng phần tài sản là di sản (của bà D, cụ K, cụ V) giao cho anh T3 là 162.434.604 đồng.
Anh T3 phải trả ông M, bà T giá trị bức tường và sân xi măng.
10.4. Giao cho ông Phan Văn M, ông Phan Văn T2, bà Phan Thị T1, bà Phan Thị O được chung quyền quản lý, sử dụng diện tích đất 75m2 đất ở (là phần đất ký hiệu :
FGHIK trên sơ đồ) trị giá 135.000.000 đồng tại thửa số 123, tờ bản đồ số 2, tổ F xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên. Cùng các tài sản trên đất là di sản gồm có ngôi nhà cấp 4 trị giá là 88.432.600 đồng; tường xây phía trước giáp đường xóm dài 4,5m, cao 1,8m trị giá 4.694.760 đồng. Tổng giá trị tài sản là di sản giao cho ông M, ông T2, bà T1, bà O là 228.127.360 đồng.
Giao một số tài sản do bà T xây dựng gồm: một đoạn tường xây phía trước nhà cấp 4 giáp đất ông M trị giá 10.078.084 đồng; đoạn tường xây phía sau nhà cấp 4 giáp ông M trị giá 2.319.559 đồng; 36,5m2 Sân trạt xi măng trị giá 3.985.800 đồng. Tổng trị giá các tài sản trên là 16.356.443đồng giao cho ông M, ông T2, bà T1, bà O quản lý sử dụng.
( có sơ đồ kèm theo).
Các đương sự được giao đất có quyền làm đơn đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
10.5. Giao cho chị Đồng Thị H1, chị Đồng Thị H2, anh Đồng Văn S được tiếp tục quản lý, sử dụng số tiền cụ V đã trả theo bản án phúc thẩm năm 2014 mỗi người là 13.222.262 đồng.
Giao cho anh Phan Văn H3, chị Phan Thị H4 được tiếp tục sử dụng số tiền cụ V đã trả theo bản án phúc thẩm năm 2014 cho mỗi người là 17.736.728đồng.
11. Trả chênh lệch tài sản:
- Anh T3 phải trả chị H1, chị H2, anh S mỗi người 30.887.926đồng.
- Anh T3 phải trả ông H6 36.296.400đồng.
- Anh T3 phải trả ông M một phần bức tường xây giáp đất ông Đ trị giá 3.700.166đồng.
- Bà T phải trả anh T3 tiền chênh lệch kỷ phần thừa kế là 10.635.762đồng.
Đối trừ với giá trị phần sân trạt xi măng do bà T làm giao cho anh T3 là 2.762.760đồng. Bà T phải trả anh T3 7.873.002đồng.
- Anh Phan Văn H3, chị Phan Thị H4 mỗi người phải trả bà T 2.109.151đồng.
- Chấp nhận sự tự nguyện của ông Phan Văn M thay mặt cho ông T2, bà O, bà T1 trả bà Phan Thị T tiền chênh lệch kỷ phần thừa kế và tài sản là 67.604.038đồng.
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.
12. Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BS 841637 ngày 24/6/2015 do UBND thành phố H cấp cho cụ Nguyễn Thị V; hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BS 841227, vào sổ cấp GCN: CS 00009 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cấp cho bà Phan Thị T ngày 26/8/2015 đối với thửa đất số 123, tờ bản đồ số 2 diện tích 383,5m2 thuộc tổ F xóm B, phường M, thành phố H, tỉnh Hưng Yên.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về chi phí tố tụng, án phí và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm, Ngày 27/7/2022, bà Phan Thị T kháng cáo toàn bộ bản án.
* Tại phiên tòa phúc thẩm:
- Bà Phan Thị T trình bày thống nhất với nội dung của bản án sơ thẩm và giữ kháng cáo, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét chấp nhận kháng cáo, với lý do: Cụ K và cụ V không chia đất cho ông M và bà D. Tòa án cấp sơ thẩm chia đất cho ông M và bà D là không đúng; Ông M cố tình xây nhà, tường rào là không đúng cũng như các anh, chị em đều góp tiền xây nhà cho bà D.
- Ông Phan Văn M và Người đại diện theo ủy quyền của ông M trình bày thống nhất với nội dung của bản án sơ thẩm và không nhất trí với kháng cáo; đề nghị xem xét giải quyết theo Quyết định giám đốc thẩm; Tòa án cấp sơ thẩm phân chia đất cho bà T là có lợi cho bà T cũng như giữ tình đoàn kết nên ông M không kháng cáo.
- Bà Phan Thị O không nhất trí với kháng cáo và đề nghị giải quyết theo qui định của pháp luật.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, phát biểu quan điểm giải quyết vụ án:
Về tố tụng: Kháng cáo của bà Phan Thị T trong thời hạn luật định, nên được xem xét giải quyết.
Về nội dung: Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét nguồn gốc đất, tài sản trên đất, đề nghị của các đương sự cũng như đã căn cứ vào Quyết định giám đốc thẩm số 49/2016/DS-GĐT ngày 27/9/2016 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và quyết định phân chia đất, tài sản trên đất và giá trị chênh lệch cũng như xem xét bản án trước đây được thi hành như quyết định của bản án sơ thẩm là có căn cứ và hợp tình, hợp lý.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bà T có kháng cáo, nhưng không đưa ra được tài liệu, chứng cứ nào khác với phiên tòa sơ thẩm. Do đó, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bà T.
Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự;
không chấp nhận kháng cáo của bà T; giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu Đơn kháng cáo, các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa, ý kiến của các đương sự, kết quả tranh luận và quan điểm giải quyết vụ án của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội; Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về tố tụng: Kháng cáo của bà Phan Thị T trong thời hạn luật định, nên được xem xét giải quyết.
[1.1] Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định quan hệ pháp luật, đối tượng khởi kiện, thẩm quyền, thời hiệu và xác định những người tham gia tố tụng là có căn cứ.
[1.2] Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự vắng mặt thì có trường hợp có ủy quyền hoặc có đơn xin xét xử vắng mặt cũng như đã được Tòa án triệu tập nhiều lần, sau khi xét xử sơ thẩm không kháng cáo và đã có quan điểm trình bày tại cấp sơ thẩm. Do đó, việc xét xử các đương sự vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm, không ảnh hưởng đến nội dung của vụ án.
[2] Về nội dung:
[2.1] Nguồn gốc thửa đất tranh chấp: Thửa đất tranh chấp có diện tích sử dụng thực tế là 511m2 tại thửa số 123, tờ bản đồ số 2 tổ F, xóm B, thành phố H, tỉnh Hưng Yên do vợ chồng cụ K, cụ V nhận chuyển nhượng của ông Vũ Đình T8, bà Trần Thị L2 năm 1985. Theo xác nhận của chính quyền địa phương thì diện tích đất trên có trong sổ đăng ký ruộng đất và bản đồ 299. Quá trình sử dụng đất vợ chồng cụ K, cụ V không tranh chấp với các hộ liền kề và đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.
[2.2] Về di sản:
Căn cứ vào lời khai của các đương sự, trong quá trình sử dụng đất khi còn sống cụ K và cụ V đã cho ông M và bà D mỗi người một phần đất, nhưng không làm giấy tờ, sau khi được bố mẹ tặng cho đất thì ông M và bà D đã làm nhà ở ổn định, không tranh chấp từ thời điểm đó đến nay. Như vậy, trên thực tế thì cụ K và cụ V đã cho ông M, bà D đất; mặc dù các bên chưa làm thủ tục sang tên, nhưng khi được tặng cho đất thì ông M và bà D đã xây nhà thành một khuôn viên riêng biệt, sử dụng ổn định trong thời gian dài không ai có ý kiến gì.
Căn cứ kết quả xem xét thẩm định hiện trạng, nhận thấy:
Khuôn viên nhà, đất ông M quản lý, sử dụng có diện tích là 129,7m2 là đất thổ cư. Phần đất này được xác định là vợ chồng cụ K đã cho anh M nên anh M được toàn quyền quản lý sử dụng.
Khuôn viên nhà đất khi bà D còn sống quản lý, sử dụng có diện tích 141,9m2.
Phần đất này cũng được xác định là hai cụ K, V đã cho bà D khi còn sống.
Như vậy, phần tài sản là đất của cụ K và cụ V còn lại là 239,4m2.
Sau khi có bản án phúc thẩm lần thứ nhất, cụ V được UBND thành phố H cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng thời cụ lập hợp đồng tặng cho bà T toàn bộ phần đất của mình. Bà T đã được Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ phần đất còn lại (gồm đất của hai cụ V, K và phần đất của bà D) có tổng diện tích 381,3m2 (239,4m2 + 141,9m2). Trong đó có 335m2 đất ở đô thị, còn lại 46,3m2 là đất trồng cây ăn quả lâu năm.
Trên cơ sở hình dạng và kích thước thửa đất trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện trạng thẩm định. Xác định được trong 141,9m2 của bà D có 18,1m2 đất trồng cây ăn quả lâu năm và 123,8m2 đất ở đô thị; trị giá đất của bà D là 228.270.000đ.
Trong 239,4m2 đất của hai cụ K, V có 28,2m2 đất trồng cây ăn quả lâu năm và 211,2m2 đất ở đô thị. Trị giá tài sản của hai cụ K, V về đất là 388.620.000đ (trong đó 211,2m2 đất ở tại đô thị = 380.160.000đ; 28,2m2 đất trồng cây ăn quả lâu năm = 8.460.000đ).
Đối với các tài sản khác của cụ K, cụ V trên đất gồm: Nhà cấp 4, nền gạch men giá trị 88.432.600đ; tường bao phía trước 13.197.492đ (trong đó giá trị phần tường trên đất còn lại của hai cụ là 7.334.258đ; giá trị phần tường trên đất bà D 5.863.234đ); cổng sắt 1,61m x 2 x 874.000đ/m2 = 2.814.280đ; ½ giá trị tường xây chung giáp đất ông L = 16.468.174đ; bể nước mưa 5,3m3 x 1.610.100đ = 8.533.530đ; bể lọc nước 5m3 x 1.687.200đ = 8.436.000đ; 1 cây nhãn 3.750.000đ.
Giá trị tài sản trên đất là 141.632.076đ.
Tổng giá trị tài sản của cụ K và cụ V là 388.620.000đ + 141.632.076đ = 530.252.076đ. Trong quá trình sử dụng, vợ chồng ông M bà C4 có công sức vượt lập, trông nom, bảo quản, cải tạo làm tăng giá trị của di sản, hỗ trợ cụ V xây tường bao phía trước, tường bao giáp với đất ông L. Vì vậy, sẽ áng trích 40.252.076đ giá trị tài sản của cụ K và cụ V cho vợ chồng ông M. Như vậy, tài sản của hai cụ K, V còn lại là 490.000.000đồng. Chia theo phần cụ K và cụ V mỗi người có ½ tài sản giá trị là 245.000.000đồng.
Thời điểm cụ V còn sống, sau khi bản án phúc thẩm lần một năm 2014 được thi hành, cụ V đã tháo dỡ ngôi nhà cấp 4 của bà D trị giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm lần 1 là 25.804.800đ. Các con bà D đều yêu cầu xem xét giá trị ngôi nhà này. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của các đồng thừa kế đối với di sản của bà D để lại, cần trích từ di sản của cụ V số tiền trên để trả cho các đồng thừa kế di sản của bà D. Phần tài sản là di sản của cụ V còn lại là 219.195.200đ.
Trên phần đất của hai cụ K, V và phần đất của bà D được bố mẹ cho. Bà T, ông M có xây dựng một số tài sản. Cụ thể, bà T xây dựng tường bao ngăn cách đất ông M được bố mẹ cho có giá trị 35.004.942đ, sân trạt xi măng 150,7m2 trị giá 16.456.440đ (phần sân trên đất của 2 cụ là 102,9m2 trị giá 11.236.680đ, phần sân trên đất bà D 47,8m2 trị giá 5.219.670đ); làm lán 36,6m2 lợp proximang nền trạt xi măng trị giá 9.918.600đ; nhà tắm và vệ sinh 13.806.000đ; 01 téc nhựa 1000 lít không định giá. Ông M xây tường bao giáp đất ông T1, ông Đ trị giá 15.307.235đ và đề nghị tính cho ông phần tường này (giá trị phần tường trên đất bà D 5.902.646đ; phần tường trên đất hai cụ V, K là 9.404.589đ). Khi phân chia hiện vật, nếu ai quản lý sử dụng các tài sản trên thì sẽ phải trả giá trị cho bà T, ông M.
[2.3] Đối với phần tài sản bằng tiền của cụ V đã thi hành án theo quyết định của bản án sơ thẩm số 03/2013/DSST ngày 25/6/2013 và phúc thẩm 11/2014/DSPT ngày 05 tháng 3 năm 2014 cụ thể như sau:
Căn cứ công văn số 452/CV - CCTHADS ngày 17/5/2022 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố H, cụ V đã thi hành xong các khoản sau:
- Trả anh Phan Văn H3, chị Phan Thị H4 mỗi người 17.736.728đ. Do bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã bị hủy nên anh H3, chị H4 phải trả lại cụ V số tiền trên.
- Đối với số tiền cụ V trả anh T3, chị H1, chị H2, anh S mỗi người 13.849.351đ. Do các đương sự chưa nhận nên được gửi tiết kiệm đến ngày 08/1/2015 cả gốc và lãi là 13.849.351đ. Cơ quan thi hành án đã khấu trừ vào tiền án phí anh T3, chị H1, chị H2, anh S mỗi người phải chịu là 692.468đ; trừ phí thi hành án 3% = 430.352đ, còn lại đã trả cho anh T3, chị H1, chị H2, anh S mỗi người 13.222.262đ qua đường bưu điện.
Do bản án bị hủy nên tiền án phí khấu trừ và phí thi hành án phải thoái thu trả đương sự. Do vậy, cơ quan thi hành án phải trả lại cho cụ V số tiền: 692.468đ x 4 + 430.352đ x 4 = 4.491.280đ. Anh T3, chị H1, chị H2, anh S mỗi người phải trả cụ V 13.222.262đ.
- Trả ông M 12.974.222đ. Do ông M không nhận nên cơ quan thi hành án gửi tiết kiệm đến ngày 08/1/2015 được 495.731đ tiền lãi, cộng vào gốc được 13.031.654đ. Đồng thời khấu trừ số tiền trên vào số tiền án phí 18.760.356đ ông M phải chịu. Do bản án đã bị hủy nên cụ V được nhận lại số tiền 13.031.654đ từ cơ quan Thi hành án dân sự thành phố H.
- Đối với số tiền cụ V trả ông T2 19.567.822đ. Do ông T2 chưa nhận nên Cơ quan thi hành án gửi tiết kiệm đến 08/1/2015 được cả gốc và lãi là 20.567.822đ. Khấu trừ vào tiền án phí ông T2 phải nộp là 1.737.678đ, trừ chi phí thi hành án là 3% = 607.703đ. Ông T2 vẫn không đồng ý nhận nên số tiền còn lại Cơ quan thi hành án đã tiến hành gửi tiết kiệm. Hiện tại cả gốc và lãi là tính đến ngày 26/4/2022 là 21.486.123đ. Như vậy, Chi cục thi hành án dân sự thành phố H phải trả lại cụ V số tiền: 1.737.678đ + 607.703đ + 21.486.123đ = 23.831.504đ.
Về tiền án phí: Không tính số tiền án phí đương sự đã nộp do được cơ quan thi hành án khấu trừ từ tiền thi hành án của cụ V thì tiền án phí thực tế các đương sự đã thi hành như sau:
- Cụ V đã nộp 5.213.000đ án phí;
- Ông M đã nộp 200.000đ;
- Bà O, bà T1 mỗi người đã nộp 200.000đ;
- Anh H3, chị H4 mỗi người đã nộp 868.839đ;
- Ông Đồng Văn H6 đã nộp 258.048đ;
Do cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm lần thứ nhất đều đã bị hủy nên phần tài sản cụ V đã thi hành án nêu trên phải trả lại cho cụ V. Khoản tiền của các đương sự còn lại cũng sẽ được nhận lại nhưng sẽ đối trừ vào tiền án phí phải chịu.
Cụ thể:
- Anh T3, chị H1, chị H2, anh S mỗi người phải trả cụ V 13.222.262đ.
- Anh Phan Văn H3, chị Phan Thị H4 mỗi người phải trả cụ V 17.736.728đ.
- Chi cục thi hành án dân sự thành phố H phải trả cụ V 4.491.280đ + 13.031.654đ + 23.831.504đ + 5.213.000đ = 46.567.438đ.
Tổng số tiền cụ V đã thi hành án và được nhận lại là 134.929.942đ.
- Chi cục thi hành án dân sự thành phố H phải: trả ông M, bà O, bà T1 mỗi người 200.000đ; trả anh H3, chị H4 mỗi người 868.839đ; trả ông Đồng Văn H6 258.048đ.
[2.4] Về người thừa kế và hàng thừa kế di sản của cụ K.
Các bên đương sự đều thống nhất với lời khai của cụ V. Cụ K chết ngày 14/4/2011. Hai cụ K, V có 08 người con gồm: Bà Phan Thị D, bà Phan Thị T1, ông Phan Văn T2, ông Phan Văn H8, bà Phan Thị O, bà Phan Thị H, ông Phan Văn M và bà Phan Thị T. Cụ K chết không để lại di chúc nên cụ V, bà T1, ông T2, bà O, bà H, ông M và bà T là hàng thừa kế thứ nhất của cụ K và đều được hưởng phần di sản bằng nhau theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 của Bộ luật dân sự năm 2005. Bà D chết năm 2004 và ông H8 chết năm 2005 trước cụ K, nên các con của bà D là Đồng Thị H1, Đồng Văn S, Đồng Văn T3, Đồng Thị H2 và các con của ông H8 là Phan Văn H3, Phan Thị H4 là người thừa kế thế vị của bà D và ông H8 theo quy định tại Điều 677 của Bộ luật dân sự năm 2005 đối với di sản của cụ K khi phân chia.
[2.4.1] Đối với yêu cầu chia di sản của bà D.
Như đã phân tích nêu phần trên, khi còn sống cụ K và cụ V đã cho bà D một phần đất. Theo kết quả xem xét thẩm định tại chỗ thì khuôn viên nhà đất khi bà D còn sống quản lý, sử dụng có diện tích 141,9m2 trị giá 228.270.000đ.
Tại giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm lần một, trên phần đất của mình, bà D có xây 01 nhà cấp 4 giá trị 25.804.800đ. Sau khi thi hành án thì cụ V đã dỡ bỏ ngôi nhà hiện nay chỉ còn móng nhà. Do vậy, xác định giá trị tài sản của bà D là 228.270.000đ + 25.804.800đ = 254.074.800đ.
Bà D chết năm 2004, không để lại di chúc nên di sản này là tài sản chung của những người thừa kế của bà D. Hàng thừa kế thứ nhất của bà D gồm: Cụ K, cụ V, ông H6, chị H1, anh T3, anh S, chị H2. Phía ông H6 và các con là anh S, anh T3, chị H2 có yêu cầu chia di sản của bà D để lại. Mặc dù các đương sự chỉ trình bày yêu cầu này trong các bản lấy lời khai và có đề nghị miễn nộp tiền tạm ứng án phí là chưa tuân thủ đúng quy định về thủ tục của người có yêu cầu độc lập theo Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự. Song để giải quyết triệt để vụ án, tiết kiệm thời gian cho đương sự, đảm bảo quyền lợi của các đồng thừa kế đối với di sản của cụ V, cụ K, bà D; cần chấp nhận yêu cầu của các đương sự về việc chia di sản của bà D theo pháp luật.
Di sản của bà D được chia cho 7 kỷ phần gồm: cụ K, cụ V, ông H6, chị H1, anh T3, anh S, chị H2. Mỗi kỷ phần được hưởng 36.296.400đ.
[2.4.2] Đối với yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ K.
Ngày 14/4/2011, cụ Phan Văn K chết không để lại di chúc. Nguyên đơn đề nghị Tòa án chia di sản của cụ K theo pháp luật là có căn cứ. Xác định di sản của cụ K ½ giá trị tài sản chung vợ chồng = 245.000.000đồng, cộng với kỷ phần cụ được hưởng từ di sản của bà D là 36.296.400đ. Tổng cộng 281.296.400đ được chia làm 09 phần (cụ V, bà T1, ông T2, bà O, bà H, ông M, bà T, 4 con bà D được thừa kế thế vị kỷ phần của bà D; 2 con của ông H8 được thừa kế thế vị kỷ phần của ông H8), mỗi kỷ phần được hưởng giá trị 31.255.155đ.
Cụ thể, bà T1, ông T2, bà O, bà H, ông M, bà T, cụ V mỗi người được hưởng 31.255.155đ. Do bà H nhường kỷ phần của mình cho cụ V nên cụ V được hưởng 62.510.310đ.
Chị H1, anh S, anh T3, chị H2 mỗi người được ¼ kỷ phần của bà D hưởng từ di sản cụ K = 7.813.788đ.
Anh Phan Văn H3, chị Phan Thị H4 mỗi người được hưởng ½ kỷ phần của ông H8 = 15.627.577đ.
[2.4.3] Đối với yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ V.
Di sản của cụ V bao gồm: phần tài sản của cụ trong khối tài sản chung vợ chồng với cụ K (sau khi đã trừ đi công sức cho ông M và trả giá trị ngôi nhà cấp 4 của bà D bị phá dỡ) còn 219.195.200đ; Phần tài sản mà cụ V đã thi hành án 134.929.942đ; Phần tài sản cụ V được thừa kế từ cụ K + kỷ phần thừa kế của bà H từ di sản của cụ K nhường cho cụ V = 62.510.310đ; Phần tài sản cụ V được hưởng thừa kế từ bà D là 36.296.400đ. Tổng cộng 452.931.852đ.
Ngày 02/01/2021, cụ V chết; ông M có đơn yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật di sản của cụ V. Bà T trình bày trước khi chết, cụ V đã lập di chúc định đoạt phần tài sản của mình, cho bà T toàn bộ tài sản của cụ V và phần tài sản mà cụ V được thừa kế của cụ K. Bà T cung cấp Di chúc viết tay của cụ V đề ngày 01/11/2016.
Xem xét di chúc thì thấy:
Về hình thức: Di chúc ngày 01/11/2016 của cụ V được lập thành văn bản do chị Lương Thị Thanh H10 viết hộ; di chúc có hai người làm chứng là bà Nguyễn Thị T6 và ông Nguyễn Văn C3; cụ V đã ký và điểm chỉ vào di chúc. Như vậy Di chúc của cụ V đã tuân thủ đúng theo quy định tại Điều 631, 656 của Bộ luật Dân sự năm 2005.
Về nội dung của Di chúc có phán quyết về thửa đất đang tranh chấp và tài sản trên đất, cụ thể “Đối với toàn bộ tài sản của riêng tôi và phần tài sản tôi được thừa kế từ chồng tôi là nhà và đất trên thửa đất số 123, tờ bản đồ số 2...khi tôi chết sẽ để lại toàn bộ cho con gái tôi là Phan Thị T...” (bút lục 673). Căn cứ lời khai của những người làm chứng là bà T6, ông C3 và chị H10, đối chiếu với các quy định của pháp luật, xác định di chúc lập ngày 01/11/2016 của cụ V là hợp pháp. Di sản của cụ V đã được định đoạt toàn bộ cho bà T. Do đó, yêu cầu của ông M đề nghị chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cụ V là không được chấp nhận.
Căn cứ di chúc của cụ V ngày 01/11/2016, toàn bộ phần tài sản là di sản của cụ V trị giá 452.931.852đ thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của bà T.
[2.5] Giá trị tài sản là di sản các đương sự được hưởng như sau:
- Ông M: 40.252.076đ (tiền công sức) + 31.255.155đ = 71.507.231đ.
- Bà T1, ông T2, bà O mỗi người được hưởng 31.255.155đ.
- Bà T: 452.931.852đ + 31.255.155đ = 484.187.007đ.
- Anh Phan Văn H3, chị Phan Thị H4 mỗi người được hưởng 15.627.577đ.
- Ông H6 được hưởng 36.296.400đ.
- Chị H10, anh T3, anh S, chị H2. Mỗi người được hưởng 36.296.400đ + 7.813.788đ = 44.110.188đ.
[2.6] Phân chia hiện vật:
Các con bà D đều có yêu cầu nhận hiện vật để làm nơi thờ cúng mẹ.
Ông M, bà O và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đứng về phía ông M gồm bà T1, ông T2 có yêu cầu nhận hiện vật để góp chung xây dựng nhà thờ các cụ. Đồng thời đề nghị được chia hiện vật là phần đất giáp với phần đất ông M đang sử dụng có ngôi nhà của hai cụ để giữ lại làm nơi thờ cúng. Phía bà T, bà H cũng đề nghị được nhận hiện vật và trả bằng tiền cho các đồng thừa kế khác. Xét thấy, yêu cầu nhận hiện vật của các đương sự đều chính đáng và cần được xem xét.
Mặt khác, đối với các khoản tiền mà cụ V đã chi trả và các đương sự đã nhận theo quyết định của bản án phúc thẩm năm 2014. Để đảm bảo quyền lợi cho cụ V nay bà T là người thụ hưởng theo di chúc thì sẽ được đối trừ với kỷ phần được hưởng của những người này để giao hiện vật cho bà T. Nếu không đủ thì phải trả bà T bằng tiền.
Nhận thấy hiện vật là có thể phân chia. Căn cứ Quyết định số 18/2014/QĐ - UBND ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh H quy định về việc tách thửa đối với đất ở đô thị khu vực L, phường M, thành phố H thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi được tách phải từ 30m2 trở lên, chiều mặt đường tối thiểu là 3 mét, chiều sâu tối thiểu là 5 mét.
Vì vậy, việc chia hiện vật như sau:
[2.6.1] Giao cho anh Đồng Văn T3, sinh năm 1983 là con trai trưởng của bà D quản lý, sử dụng 80,7m2 đất (trong đó có 70,2m2 đất ở; 10,5m2 đất trồng cây ăn quả lâu năm). Trị giá đất giao cho anh T3 là 129.510.000đ.
Trên phần đất giao cho anh T3 có: phần tường phía trước giáp đường xóm (dài 3,1m, cao 1,8m) trị giá 3.234.168đ và phần tường xây chung giáp đất ông L trị giá 16.468.174đ là di sản của hai cụ V, K sẽ giao cho anh T3 quản lý sử dụng.
Đối với số tiền cụ V đã trả cho anh T3 theo bản án phúc thẩm năm 2014 là 13.222.262đ tiếp tục giao cho anh T3 quản lý, sử dụng nhưng sẽ được đối trừ nghĩa vụ giữa anh T3 đối với bà T.
Như vậy phần tài sản là di sản (của bà D, cụ K, cụ V) giao cho anh T3 là 162.434.604đ.
Ngoài ra, trên đất còn có một phần bức tường do ông M xây giáp đất ông Đ (dài 3,1m, cao 1,9m) trị giá 3.413.844đ; 25,3m2 sân trạt xi măng do bà T làm trị giá 2.762.760đ sẽ giao cho anh T3 quản lý sử dụng. Anh T3 phải trả ông M, bà T giá trị các tài sản trên bằng tiền.
[2.6.2] Chia cho ông M, ông T2, bà O, bà T1 75m2 đất ở trị giá 135.000.000đ.
Trên đất có ngôi nhà cấp 4 trị giá là 88.432.600đ; tường xây phía trước giáp đường xóm dài 4,5m, cao 1,8m (đơn giá 579.600đ/m2) trị giá 4.694.760đ. Như vậy, tổng giá trị tài sản là di sản giao cho ông M, ông T2, bà T1, bà O là 228.127.360đ.
Ngoài ra trên đất còn có một số tài sản do bà T xây dựng gồm: tường xây phía trước nhà cấp 4 giáp đất ông M (dài 7,56m; cao 2,3m) trị giá 10.078.084đ; tường xây phía sau nhà cấp 4 giáp ông M (dài 1,38m; cao 2,9m) trị giá 2.319.559đ. (đơn giá tường xây 579.600đ/m2); Sân trạt xi măng (33,4m2 + 3,1m2) x 109.200đ/m2 = 3.985.800đ. Giao các tài sản trên (tổng trị giá 16.383.443đ) cho ông M, ông T2, bà T1, bà O quản lý sử dụng và ông M, ông T2, bà T1, bà O phải trả giá trị cho bà T bằng tiền.
[2.6.3] Chia cho bà T phần đất còn lại có diện tích 225,6m2 trong đó có:
189,8m2 đất ở; 35,8m2 đất trồng cây ăn quả lâu năm. Trị giá đất là 352.380.000đ.
Các tài sản trên đất là di sản của hai cụ K, V giao cho bà T gồm: 2 cánh cổng sắt = 2.814.280đ; Bể nước mưa 5,3m3 = 8.533.530đ; Bể lọc nước 5m3 = 8.436.000đ; 1 cây nhãn = 3.750.000đ; T9 xây phía trước giáp đường xóm dài 5,05m, cao 1,8m (đơn giá 579.600đ/m2) trị giá 5.268.564đ. Trị giá tài sản 28.802.374đ.
Giao cho bà T được nhận lại số tiền 46.567.438đ của cụ V hiện Chi cục thi hành án dân sự thành phố H đang quản lý.
Tổng giá trị di sản giao cho bà T quản lý sử dụng là 427.749.812đ.
Trên phần đất giao cho bà T có tài sản do ông M xây dựng là bức tường giáp đất ông T1 và ông Đ (dài 10,8m, cao1,9m) trị giá 11.893.392đ. Giao cho bà T quản lý sử dụng bức tường trên cùng với các tài sản khác trên đất do bà T tạo lập. Bà T phải trả giá trị bức tường cho ông M.
[2.6.4] Đối với số tiền cụ V đã trả cho chị H10, chị H2, anh S theo bản án phúc thẩm năm 2014 mỗi người là 13.222.262đ. Giao cho chị H10, chị H2, anh S được tiếp tục sử dụng.
Giao cho anh Phan Văn H3, chị Phan Thị H4 được tiếp tục sử dụng số tiền cụ V đã trả năm 2014 cho mỗi người là 17.736.728đ.
[2.7] Trả chênh lệch tài sản:
- Anh T3 phải trả chị H10, chị H2, anh S mỗi người 30.887.926đ.
- Anh T3 phải trả ông H6 36.296.400đ.
- Anh T3 phải trả ông M một phần bức tường xây giáp đất ông Đ (dài 3,1m, cao 1,9m) trị giá 3.413.844đ.
- Bà T phải trả anh T3 tiền chênh lệch kỷ phần thừa kế là 10.635.762đ. Đối trừ với giá trị phần sân trạt xi măng do bà T làm giao cho anh T3 là 2.762.760đ. Bà T phải trả anh T3 7.873.002đ.
- Đối trừ giữa kỷ phần anh Phan Văn H3, chị Phan Thị H4 mỗi người được hưởng 15.627.577đ với số tiền cụ V đã chi trả năm 2014 (17.736.728đ/người). Anh H3, chị H4 mỗi người phải trả bà T 2.109.151đ.
- Chấp nhận sự tự nguyện của ông Phan Văn M thay mặt ông Phan Văn T2, bà Phan Thị T1, bà Phan Thị O trả bà Phan Thị T tiền chênh lệch kỷ phần thừa kế là 62.854.664đ.
Đối trừ tài sản của ông M tạo lập là bức tường trị giá 11.893.392đ giao cho bà T với tài sản của bà T tạo lập trị giá 16.383.443đ giao cho ông M, bà T1, bà O, ông T2 sử dụng thì ông M còn phải trả bà T số tiền 4.490.051đ.
Như vậy ông M phải trả bà T tổng số tiền là 62.854.664đ + 4.490.051đ = 67.344.715đ.
[2.8] Về yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thấy rằng, khi bản án phúc thẩm số 11/2014/DSPT ngày 05/3/2014 có hiệu lực pháp luật, cụ V có đơn yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án đã thi hành xong. Cụ V đã được UBND thành phố H cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BS 841637 ngày 24/6/2015. Sau đó, cụ V lập hợp đồng tặng cho toàn bộ diện tích đất cụ V được giao theo bản án cho bà T. Ngày 26/8/2015, Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BS 841227; số vào sổ cấp GCN: CS00009 mang tên bà Phan Thị T tại thửa đất số 123, tờ bản đồ số 2 diện tích 383,5m2 (thực tế là 381,3m2). Sau khi thụ lý lại vụ án, bị đơn là ông M có yêu cầu hủy hai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 49/2016/DS-GĐT ngày 27/9/2016, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã quyết định: Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 11/2014/DSPT ngày 05/3/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên và Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2013/DSST ngày 25/6/2013 của Tòa án nhân dân thành phố H, tỉnh Hưng Yên. Vì vậy các phán quyết của hai bản án trên là không còn hiệu lực thi hành. Mặt khác, trong phần diện tích cụ V định đoạt cho bà T theo hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ngày 24/6/2015 bao gồm có cả phần đất diện tích 141,9m2 được xác định là của bà D đã được hai cụ V, K cho khi còn sống. Diện tích đất trên đã được giao cho anh T3 là con bà D và một phần giao cho bà T quản lý sử dụng. Vì vậy, yêu cầu của ông M đề nghị hủy hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho bà T là có căn cứ, được chấp nhận.
[2.9] Về án phí dân sự sơ thẩm và chi phí tố tụng khác: Các đương sự phải chịu án phí theo quy định của pháp luật, nhưng được đối trừ với số tiền án phí mà Cơ quan thi hành án đã thi hành theo quyết định của bản án phúc thẩm năm 2014. Đối với chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản là 10.000.000đ. Tổng giá trị tài sản là di sản của cụ V, cụ K, bà D để chia thừa kế là 893.452.018đ. Chia theo phần, các đương sự phải chịu như sau:
Bà T phải chịu 5.419.284đ; ông M phải chịu 800.348đ; ông T2, bà T1, bà O mỗi người phải chịu 349.825đ; anh H3 và chị H4 mỗi người phải chịu 174.912đ; ông H6 phải chịu 406.249đ; chị H10, anh T3, anh S, chị H2 mỗi người phải chịu 493.705đ.
Do bà T đã nộp toàn bộ số tiền 10.000.000đ, nên các đương sự phải hoàn trả bà T số tiền phải chịu tương ứng.
[3] Với nhận định nêu trên của Tòa án cấp sơ thẩm là có căn cứ và quyền và lợi ích của các đương sự đã được xem xét và phù hợp với đạo lý.
[4] Tại phiên tòa phúc thẩm, bà T không đưa ra được tài liệu, chứng cứ nào khác với phiên tòa sơ thẩm và để làm thay đổi bản chất vụ án. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của bà T và giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm và phù hợp với quan điểm giải quyết vụ án của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
[5] Án phí phúc thẩm: Do không được chấp nhận kháng cáo, nên bà T phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.
1. Không chấp nhận kháng cáo của bà Phan Thị T; Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 09/2022/DS-ST ngày 27/7/2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên.
2. Án phí dân sự phúc thẩm: Bà Phan Thị T phải nộp 300.000 đồng, nhưng được đối trừ số tiền 300.000 đồng đã nộp tại Biên lai thu tiền số 0000133 ngày 30/8/2022 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Hưng Yên.H 3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
Bản án về kiện đòi tài sản, yêu cầu chia thừa kế số 570/2023/DS-PT
Số hiệu: | 570/2023/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân cấp cao |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 27/11/2023 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về