Bản án về khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực công nhận văn bằng số 587/2022/HC-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 587/2022/HC-PT NGÀY 03/08/2022 VỀ KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH, HÀNH VI HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG NHẬN VĂN BẰNG

Ngày 03 tháng 8 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, xét xử phúc thẩm công khai vụ án hành chính thụ lý số 108/2022/TLPT-HC ngày 10 tháng 3 năm 2022 về ―Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực công nhận văn bằng ‖.Do Bản án hành chính sơ thẩm số 42/2022/HC-ST ngày 12/01/2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 1203/2022/QĐ-PT ngày 08/7/2022, giữa các đương sự:

1. Người khởi kiện: Ông Trần Quang N, sinh năm 1977; (có mặt) Địa chỉ cư trú: Số 6x/1x/4 đường N, Phường 2, Quận 4, Thành phó Hồ Chí Minh.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện:

- Ông Lê Minh Nh – Luật sư của Văn phòng Luật sư Lê Minh Nh thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh; Địa chỉ: Số 10xx đường H, Phường 11, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

- Ông Tô Hiếu Th – Luật sư của Văn phòng Luật sư Lê Minh Nh thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh; Địa chỉ: Số 10xx đường H, Phường 11, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

2. Người bị kiện: Cục trưởng Cục quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo. (có đơn xin xét xử vắng mặt) Địa chỉ trụ sở: Số 3x Đ, quận H, Thành phố Hà Nội.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kiện:

- Bà Trần Thị Ngọc B; Chức vụ: Giám đốc Trung tâm công nhận văn bằng thuộc Cục quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo. (có mặt) - Ông Vũ Ngọc T là Luật sư của Công ty TNHH Luật A thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. (có mặt)

3. Người kháng cáo: Cục trưởng Cục quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo là người bị kiện.

4. Người kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện, các bản tự khai và lời khaỉ tại phiên tòa sơ thẩm, người khởi kiện là có ông Trần Quang N trình bày:

Ông Trần Quang N tốt nghiệp Cử nhân Ngoại ngữ hệ chính quy tập trung tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh vào tháng 10 năm 1999.

Năm 1999, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện Chương trình liên kết đào tạo sau đại học trong lĩnh vực quản trị kinh doanh giữa Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học chuyên ngành Nam California của Hoa Kỳ (tên tiếng Anh là South California University for Professional Studies - viết tắt là SCUPS) theo sự cho phép đào tạo liên kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Cơ sở pháp lý là Công văn số 9184/QHQT ngày 29/9/1999 v/v hợp tác đào tạo với Đại học chuyên ngành Nam California và Công văn 7645/GDTX ngày 02/8/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam v/v hợp tác đào tạo từ xa với Trường Đại học chuyên ngành Nam California (đính kèm Tài liệu số 05). Chương trình tuyển sinh được 03 khoá vào các năm 1999, 2000, 2001. Tại phía Nam, Chương trình liên kết với Trường Quản lý Cán bộ (CBAM), thuộc Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP. Hồ Chí Minh để thông báo tuyển sinh, quản lý hồ sơ học viên, quản lý và tổ chức địa điểm học tập. Ông Trần Quang N là học viên cao học quản trị kinh doanh khoá 2 (năm 2000) của Chương trình liên kết này tại TP. Hồ Chí Minh (Tài liệu số 05 có văn bản xác nhận học viên cao học ngày 30/6/2000). Địa điểm tổ chức đào tạo là Trường Quản lý Cán bộ (CBAM), thuộc Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP. Hồ Chí Minh nói trên với các giáo sư đến từ SCUPS và các giảng viên của Việt Nam cùng đảm nhiệm. Tháng 06 năm 2002, ông Trần Quang N được SCUPS cấp bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Do đó, bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của ông N do SCUPS cấp hoàn toàn hợp lệ, hợp pháp, được công nhận tại Việt Nam, cũng như đáp ứng đầy đủ điều kiện tuyển sinh đầu vào của các chương trình nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài.

Ngày 20/9/2002, ông N đạt được học bổng toàn phần chương trình Tiến sĩ Châu Âu về Khởi nghiệp và Quản lý Doanh nghiệp nhỏ của Trường Đại học Autònoma de Barcelona - Tây Ban Nha. Trường Đại học Autònoma de Barcelona được thành lập từ năm 1968, là một trong mười trường đại học hàng đầu tại Tây Ban Nha và Liên Hiệp Châu Âu. Trường này được xếp hạng thứ 188 trên thế giới theo Bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới của Tổ chức xếp hạng đại học QS của Vương quốc Anh. Theo bảng xếp hạng này, Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được lọt vào vị trí top 750 bên cạnh Trường Đại học Quốc gia Hà Nội ở vị trí top 1000. (Tài liệu số 06 và Tài liệu số 07 của người khởi kiện).

Ngày 05/01/2003, ông N lên đường sang Tây Ban Nha làm nghiên cứu sinh Chương trình Tiến sĩ Châu Âu tại Trường Đại học Autònoma de Barcelona - Tây Ban Nha. Sau đó, ông N được gia đình thông báo đã trúng tuyển Chương trình 300 thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2002-2005 của Thành ủy - Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Cuối tháng 01 năm 2003, ông N quay trở về Việt Nam để thực hiện thủ tục làm nghiên cứu sinh theo Chương trình 300 thạc sĩ, tiến sĩ nêu trên (Thông tin xuất nhập cảnh do Toà án thu thập theo yêu cầu của người bị kiện đã minh chứng đầy đủ việc đi và về này). Ngày 14/02/2003, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ký Quyết định 661/QĐ-UB phê duyệt danh sách các ứng viên tham gia Chương trình 300 thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2002-2005 của Thành ủy - Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh trong đó có ông Trần Quang N. Ngày 17/11/2003, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh ký Quyết định 4989/QĐ- UB cử ông N đi làm nghiên cứu sinh tại Trường Kinh doanh Lausanne (Business School Lausanne - viết tắt theo tiếng Anh là BSL) của Thụy Sĩ. Đến ngày 16/7/2004, các thủ tục hành chính mới được thực hiện xong và ông N chính thức lên đường sang Thụy Sĩ bắt đầu quá trình làm nghiên cứu sinh với đề tài: ―Phân tích xuyên suốt các vấn đề chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước ngành sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh; các vấn đề và giải pháp‖. Sau đó, ông N bảo vệ thành công luận án tiến sĩ của mình tại Hội đồng khoa học của BSL và được BSL cấp bằng tiến sĩ vào ngày 19/9/2007. Quá trình học tập tại BSL của Thụy Sĩ được sự quan tâm của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Thụy Sĩ. Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ cũng có văn bản xác nhận ông N đã hoàn thành tốt chương trình Tiến sĩ và tuân thủ các quy định của pháp luật Viêt Nam và nước sở tại đối với du học sinh học tập và làm việc tại nước ngoài (Giấy chứng nhận số 01/2007 ngày 25/9/2007 của Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ). Đặc biệt, tại buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của ông N, ông N rất hân hạnh và vinh dự được sự tham dự của Ông Ngô Quang X - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức khác tại Geneva - Thụy Sĩ, cho thấy sự quan tâm của cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh đạo nhà nước đối với du học sinh như ông N (Tài liệu số 08).

Năm 2008, một năm sau khi ông N tốt nghiệp, BSL trao bằng Tiến sĩ danh dự cho Ông Ngô Quang X và ông J Deiss -Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ- Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc năm 2010 vì những đóng góp suất sắc của hai ông cho thế giới nói chung, Thụy Sĩ và Việt Nam nói riêng cũng như phát triển quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Điều này cho thấy Trường Kinh doanh Lausanne là tổ chức giáo dục đại học hợp pháp, có uy tín quốc tế. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam có nêu rõ về việc này (đính kèm là Bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo về việc ông Ngô Quang X và ông J Deiss được Trường Kinh doanh Lausanne – Thụy Sĩ trao bằng tiến sĩ danh dự vì những đóng góp của hai ông).

BSL là cơ sở giáo dục đại học tư thục, phi lợi nhuận được thành lập hợp pháp và được phép đào tạo và cấp bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh theo quy định pháp luật của Thụy Sĩ. Chương trình đào tạo tiến sĩ của ông N được kiểm định chất lượng và công nhận bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục tư thục của Hiệp hội các trường tư thục của Thụy Sĩ. Cụ thể, chương trình đào tạo này được kiểm định theo tiêu chuẩn của Tổ chức kiểm định quốc tế (chuyên kiểm định chất lượng các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh: tổ chức ACBSP (Hoa Kỳ)) theo quy định của ủy ban kiểm định của Hiệp hội các trường tư thục của Thụy Sĩ. Việc kiểm định theo tiêu chuẩn của Tổ chức ACBSP cũng được chấp thuận tại Việt Nam. Cụ thể các Trường Đại học Hoa Sen, Đại học FPT, Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) đều lựa chọn kiểm định theo tiêu chuẩn của Tổ chức kiểm định quốc tế cho các chương trình quản trị kinh doanh của họ. Ngoài ra, BSL được Tổ chức xếp hạng Giáo dục đại học QS của Anh quốc xếp vào một trong 200 trường đào tạo về quản trị kinh doanh tốt nhất thế giới. (Tất cả đều này được minh chứng rất rõ trong các tài liệu đính kèm).

Ngày 16/8/2018, ông N gửi hồ sơ đề nghị Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận văn bằng tiến sĩ của ông N do BSL cấp ngày 19/9/2007. Sau đó, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (quản lý chất lượng sau đây viết tắt là QLCL) có ban hành Công văn số 2265/QLCL-CNVB ngày 02/10/2018, trong đó có nêu 03 lý do chưa đủ cơ sở để không công nhận văn bằng tiến sĩ của ông N theo quy định hiện hành. Ba lý do là: Bằng thạc sĩ Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) của ông N chưa được kiểm định; BSL chưa được kiểm định chất lượng giáo dục của nước Thụy Sĩ; Không có cơ sở xác định ông N học tiến sĩ theo hình thức du học toàn phần hay học từ xa. Cả 03 lý do này là nhận định chủ quan của Cục trưởng Cục QLCL, không có căn cứ pháp luật, không căn cứ kết quả xác minh với cơ quan có thẩm quyền của Liên bang Thụy Sĩ. Ngày 12/12/2018, ông N có đơn khiếu nại gửi Cục trưởng Cục QLCL trong đó nêu rõ những căn cứ để phản bác lập luận của Cục trưởng Cục QLCL và yêu cầu Cục trưởng Cục QLCL xem xét lại việc công nhận văn bằng tiến sĩ của ông N.

Tại buổi đối thoại để giải quyết khiếu nại của ông N vào ngày 18/01/2019 tại Cục QLCL, ông N và Cục trưởng Cục QLCL đã thống nhất xác minh thêm nội dung để công nhận văn bằng cho ông N: một là cơ quan cấp phép cho BSL đào tạo và cấp bằng có phải là cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của Thụy Sĩ không, hai là tiếp tục xác minh về hình thức đào tạo của chương trình mà ông N theo học.

Sau đó, Hiệu trưởng BSL (Philippe Du Pasquier) đã có thư gởi thứ 1 ngày 12/9/2019 xác nhận về việc ông N học chương trình tiến sĩ ngành quản trị kinh doanh tại BSL từ tháng 01/2004 đến tháng 09/2007, ông N nhận học bổng toàn phần của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và chương trình đào tạo của ông N tại BSL không phải là chương trình đào tạo từ xa. Ông N phải đi lại giữa Việt Nam và Thụy Sĩ để lấy tài liệu và dữ liệu, cũng như thực hiện khảo sát cho luận án của mình, ông N đã làm việc toàn thời gian cho luận án của mình trong suốt thời gian học, ông N nộp luận án tiến sĩ vào tháng 5 năm 2007 và bảo vệ thành công luận án vào ngày 19/9/2007. Hiệu trưởng BSL cũng xác nhận trong thư gởi thứ 2 ngày 12/9/2019 như sau: Thụy Sĩ thực thi nền kinh tế tự do. Giáo dục mở rộng cả khu vực tư nhân cũng như khu vực liên bang. Trách nhiệm quản lý về giáo dục chủ yếu ở các bang, trong khi các cơ quan liên bang chỉ có thẩm quyền giới hạn ở một mức độ nhất định. Đặc biệt, về giáo dục đại học, mỗi bang có quyền tự trị giáo dục và thẩm quyền nhất định đối với các trường đại học công lập và các cơ sở giáo dục tư thục trên lãnh thổ bang. Theo luật, các điều kiện và thủ tục liên quan tùy theo quy định của bang nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở. Tại Thụy Sĩ, cơ sở giáo dục tư thục không yêu cầu phải xin phép để cung cấp các khóa học giáo dục đại học, tổ chức các kỳ thi hay cấp bằng. BSL được thành lập năm 1987, là một trường tư thục, phi lợi nhuận, đào tạo ngành kinh doanh tại Thụy Sĩ. Giấy phép hoạt động của BSL được cấp bởi chính quyền của Bang Vaud nơi trường đặt trụ sở. BSL là thành viên của Hiệp hội các trường tư thục của liên bang Thụy Sĩ (SFPS). Các thành viên phải có một hệ thống chất lượng giáo dục được công nhận trên toàn quốc hoặc quốc tế được phê duyệt bởi ủy ban đảm bảo chất lượng của Hiệp hội (SFPS). BSL có chương trình đào tạo quản trị kinh doanh được kiểm định và công nhận của Tổ chức kiểm định chất lượng các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh của Hoa Kỳ (Accreditation Council for Business School anh Programs - viết tắt tiếng Anh là ACBSP) từ năm 1996. Tổ chức ACBSP là một tổ chức kiểm định chuyên ngành của Hoa Kỳ. Chứng nhận của Tổ chức ACBSP đảm bảo rằng các bằng cấp của BSL được công nhận và có giá trị trên thế giới. BSL có tên trong danh sách của Trung tâm thông tin về công nhận văn bằng thông qua Hội đồng Kiểm định Giáo dục Đại học của Hoa Kỳ (Higher Education Accreditation - CHEA). Các chương trình đào tạo được công nhận bởi tổ chức ACBSP của trường BSL phù hợp với pháp luật liên bang Thụy Sĩ. Trường BSL không thuộc trường hợp phải bắt buộc đạt kiểm định chất lượng giáo dục ở cấp liên bang theo Đạo luật Giáo dục Đại học (HEdA) của liên bang Thụy Sĩ mới có hiệu lực từ năm 2015.

Ngày 22/02/2019, ông N đã chuyển hai văn bản nói trên cho Cục trưởng Cục QLCL. Tuy nhiên, Cục QLCL không có bất cứ phản hồi nào về việc nhận hai văn bản trên từ BSL. Quá thời hạn giải quyết khiếu nại, đến ngày 03/4/2019, ông N có đơn yêu cầu Cục trưởng Cục QLCL giải quyết khiếu nại. Sau đó, ông N nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại số 76/QĐ-QLCL của Cục trưởng Cục QLCL đề ngày 10/4/2019 vẫn không công nhận bằng tiến sĩ của ông N bất chấp hai nội dung thống nhất tại buổi đối thoại cũng như không quan tâm đến văn bản trả lời của Hiệu trưởng BSL và Cục QLCL đã viện dẫn không đúng nội dung trả lời của cơ quan chức năng của Thụy Sĩ, cụ thể là của Ban Thư ký Nhà Nước về Giáo dục, Nghiên cứu, Đổi mới SERI.

Mặc khác, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng lại tiếp tục ban hành Công văn 2917/QLCL-CNVB ngày 10/12/2018, cung cấp thông tin về việc không công nhận văn bằng của ông N cho Trường Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung Công văn 2917/QLCL-CNVB ngày 10/12/2018 của Cục trưởng Cục QLCL nêu những nhận định chủ quan, không có cơ sở, thậm chí viện dẫn sai nội dung trả lời của cơ quan chức năng của Thụy Sĩ và khác với nội dung của Công văn 2265/QLCL-CNVB ngày 02/10/2018 trả lời cho ông N, đã xâm hại uy tín, danh dự và quyền nhân thân của ông N.

Vì vậy, ông Trần Quang N khởi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính sau đây của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo:

1. Công văn 2265/QLCL-CNVB ngày 02/10/2018 của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời yêu cầu công nhận văn bằng của ông Trần Quang N.

2. Quyết định giải quyết khiếu nại số 76/QĐ-QLCL ngày 10/4/2019 của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giải quyết khiếu nại của ông Trần Quang N.

3. Hành vi hành chính buộc Cục trưởng Cục quản lý chất lượng công nhận văn bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh do Trường Kinh doanh Lausanne của Thụy Sĩ cấp cho ông Trần Quang N năm 2007.

Vào ngày 04/02/2020, ông N có nộp đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện là: Huỷ văn bản số 2917/QLCL-CNVB ngày 10/12/2018 của Cục quản lý chất lượng - Thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo vì căn cứ theo Điều 6 Luật tố tụng hành chính, Văn bản số 2917/QLCL-CNVB ngày 10/12/2018 là quyết định hành chính có liên quan.

Ngày 07/5/2020, ông N tiếp tục gởi văn bản yêu cầu Toà án có văn bản thể hiện ý kiến có thụ lý hay không thụ lý yêu cầu bổ sung.

Ngày 13/5/2020, Thẩm phám ban hành Thông báo số 4423/2020/TB-THC ngày 13/5/2020 về việc không thụ lý yêu cầu khởi kiện bổ sung đối với yêu cầu của ông N. Lý do: Công văn số 2971/QLCL-CNVB ngày 10/12/2018 không phải là quyết định hành chính căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính.

Ngày 21/5/2020, ông N làm đơn khiếu nại đối với Thông báo nêu trên.

Ngày 07/7/2020, Chánh án Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 584/2020/QĐ-GQKN là chấp nhận yêu cầu khiếu nại của ông N, Thẩm phán được phân công giải quyết đơn có trách nhiệm xem xét lại đơn yêu cầu khởi kiện bổ sung của ông N theo quy định của pháp luật. Lý do: Trong trình tự thủ tục xem xét đơn do người khởi kiện nộp, pháp luật không có quy định việc không thụ lý yêu cầu khởi kiện.

Ngày 07/7/2020, Thẩm phán ban hành Thông báo số 395/2020/TB-TA ngày 07/7/2020 về việc trả đơn yêu cầu đối với yêu cầu khởi kiện bổ sung với lý do: Công văn số 2971/QLCL-CNVB ngày 10/12/2018 không phải là quyết định hành chính căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Ngày 21/7/2020, ông N nộp đơn khiếu nại Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 395/TB-TA ngày 07/7/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 15/9/2020, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 892/2020/QĐ-GQKN ngày 15/9/2020 về việc không chấp nhận khiếu nại nêu trên của ông N.

Ngày 18/9/2020, ông N có đơn khiếu nại gởi Toà án nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh khiếu nại Quyết định số 892/2020/QĐ-GQKN ngày 15/9/2020 nêu trên.

Ngày 25/11/2020, Toà án nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 67/2020/QĐ-GQKN ngày 25/11/2020 về việc không chấp nhận yêu cầu khiếu nại của ông N. Đây là quyết định giải quyết cuối cùng.

Tại phiên tòa sơ thẩm, người khởi kiện yêu cầu Toà án:

Hủy Công văn 2265/QLCL-CNVB ngày 02/10/2018 của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng.

Huỷ Quyết định giải quyết khiếu nại số 76/QĐ-QLCL ngày 10/4/2019 của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng.

Buộc Cục trưởng Cục quản lý chất lượng công nhận văn bằng tiến sĩ do Trường Kinh doanh Lausanne của Thụy Sĩ (Business School Lausanne) cấp cho ông Trần Quang N năm 2007.

Đồng thời, yêu cầu Toà án kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, xử lý Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng về hành vi vi phạm quy định tại Điều 11 Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể hành vi là không công nhận văn bằng tiến sĩ và ban hành văn bản trái pháp luật, xâm phạm danh dự, uy tín, quyền nhân thân của ông N.

Đối với yêu cầu bổ sung là hủy Văn bản số 2917/QLCL-CNVB ngày 10/12/2018 của ông N, ông N không rút yêu cầu này. Do ngày 25/11/2020, Toà án nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng số 67/2020/QĐ-GQKN ngày 25/11/2020 về việc không chấp nhận yêu cầu khiếu nại của ông N nên ông N chấp nhận kết quả giải quyết này và sẽ tiến hành kháng cáo vụ việc này sau khi Tòa án tuyên án.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện trình bày:

- Người bị kiện áp dụng sai về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng: Tại Công văn số 1300/QLCL-CNVB ngày 26/11/2019 nộp cho Tòa án, người bị kiện nêu điểm c khoản 1 Điều 3 của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có hai trường hợp được công nhận. Tuy vậy, kết luận tại điểm a, điểm b khoản 1 Mục II trong Công văn giải trình 1300/QLCL-CNVB của người bị kiện, trong đó cho rằng: Việc công nhận văn bằng do Trường BSL cấp phải xem xét các mặt như sau (hai điều kiện trên), theo đó, không đạt điều kiện nào thì người bị kiện kết luận luôn là không đủ điều kiện công nhận văn bằng tại Việt Nam.

- Người bị kiện viện dẫn thiếu nội dung trả lời của các cơ quan chức năng của Thụy Sĩ khi chứng minh hai trường hợp được công nhận văn bằng:

Tại Công văn số 1300/QLCL-CNVB ngày 26/11/2019, người bị kiện viện dẫn các nội dung trên như sau:

(1) Người bị kiện trích dẫn nội dung văn bản trả lời của Ban Thư ký nhà nước về Giáo dục, Nghiên cứu và Đổi mới SERI ngày 27/8/2018 (Phụ lục 3 của người bị kiện): ―Hệ thống kiểm định chất lượng cấp liên bang được thực hiện bởi Cơ quan Kiểm định và Đảm bảo chất lượng Thụy Sĩ (AAQ — www.aaq.ch) và cơ quan ra quyết định công nhận chất lượng là Hội đồng Kiểm định Thụy Sĩ (www.akkreditierungrat.ch) (Trang 2 Công văn 1300/QLCL-CNVB). Sau đó, người bị kiện kết luận rằng: Trường BSL không có tên trong danh sách các cơ sở giáo dục được cơ quan kiểm định của Thụy Sĩ kiểm định chất lượng theo đường link dẫn chiếu của SERI nêu trên (Phụ lục 4 của người bị kiện), mà không viện dẫn BSL có bắt buộc phải kiểm định chất lượng giáo dục hay không, được trả lời ở phần đầu văn bản này.

(2) Người dẫn giải và kết luận Phụ lục 5 của người bị kiện là:

Theo thư trả lời của Tổng cục Giáo dục Đại học - Sở Đào tạo, Thanh niên và Văn hóa của Bang Vaud ngày 12/3/2019, BSL không nằm trong danh sách các cơ sở giáo dục đại học được kiểm định tại Thụy Sĩ.

...Trường BSL không phải là cơ sở giáo dục đại học của Thụy Sĩ và Bang Vaud không quản lý và không có mối liên hệ nào với việc cấp văn bằng của trường tư thục này.

Sau đó, cho rằng: Trên trang điện tử của Sở Đào tạo, Thanh niên và Văn hoá của Bang Vaud có công bố danh sách các cơ sở giáo dục đại học được Sở này công nhận, tuy nhiên Trường BSL không có tên trong danh sách này (Phụ lục 7 của người bị kiện).

Thực tế, văn bản đã trả lời là: Bang Vaud không có thẩm quyền công nhận hoặc kiểm định các trường công hoặc trường tư trong lĩnh vực giáo dục đại học... Trường Kinh doanh Lausanne không được kiểm định ở cấp độ Liên bang và vì vậy nó không thuộc danh sách các cơ sở giáo dục đại học Thụy Sĩ. Chính vì vậy mà Bang Vaud cũng không liên quan đến các văn bằng được cấp bởi trường tư thục này. Tuy nhiên, văn bằng của trường này được công nhận bởi các giới chuyên môn và bởi Hiệp hội Hoa Kỳ ACBSP, hay là Hội đồng kiểm định chất lượng cho các trường và chương trình kỉnh doanh.

(3) Người bị kiện đã dẫn giải Phụ lục 6 của người bị kiện, nội dung trả lời của Ban Thư ký Nhà nước về Giáo dục, Nghiên cứu và Đổi mới SERI ngày 13/3/2019 cho biết cơ quan quản lý, có thẩm quyền về giáo dục ở Thụy Sĩ ở cấp liên bang là SERI, ở cấp bang là Sở giáo dục tại 26 bang, trong khi nội dung trả lời thực tế là: Cơ quan giáo dục ở Thụy Sĩ gồm cấp liên bang là Ban thư ký Giáo dục, Nghiên cứu và Đổi mới SERI thuộc Bộ Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang; cấp tiểu bang: là 26 Bộ giáo dục thuộc tiểu bang. Các bộ này kết hợp cùng nhau thành một cơ quan chính trị: Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Bang của Thụy Sĩ (EDK)...‖ (4) Tiếp tục, người bị kiện viện dẫn Phụ lục 10 của người bị kiện: Khi hỏi cơ quan đại diện Hội đồng các hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học của Thụy Sĩ về trường hợp cụ thể văn bằng tiến sĩ do Trường BSL cấp cho ông N vào năm 2007 thì cơ quan này trả lời trường BSL không nằm trong danh sách các cơ sở giáo dục đại học được công nhận (Phụ lục 10).

Thực tế, văn bản đã trả lời một cách đầy đủ là: Danh sách các tổ chức giáo dục đại học Thụy Sĩ được công nhận/ kiểm định ở cấp quốc gia có thế được tìm thấy tại: https://www.syvissuniversities.ch/en/higher-education-area/recognised- syviss-higher-education-nstitutions), tổ chức (BSL - chủ tọa) mà ông đề cập chưa có trong danh sách và chưa bao giờ được cơ quan Thụy Sĩ kiểm định...

- Chương trình đào tạo tiến sĩ của Trường Đại học Kinh doanh Lausanne Thụy Sĩ được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của Thụy Sĩ công nhận: Trường Đại học Kinh doanh Lausanne Thụy Sĩ là thành viên của Hiệp hội các trường tư thục của Liêng bang Thụy Sĩ (SFPS) (Tài liệu 4 của người khởi kiện). Các trường thành viên của Hiệp hội phải được kiểm định tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn của Thụy Sĩ hay tiêu chuẩn quốc tế và phải được ủy ban đảm bảo chất lượng của Hiệp hội (SFPS) công nhận.

- Trường Đại học Kinh doanh Lausanne được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của Thụy Sĩ cho phép thành lập và cấp bằng tiến sĩ: Trong thư gởi cho Bộ kinh tế, Giáo dục, nghiên cứu của Liên bang Thụy Sĩ EAER và Ban Thư ký Nhà nước về Giáo dục, Nghiên cứu và Đổi mới SERI (sau đây gọi tắt là SERI) ngày 02/9/2018, ông N hỏi về việc Trường BSL có phải là cơ sở giáo dục đại học tư thục được thành lập hợp pháp tại Thụy Sĩ không. Ngày 04/9/2018, SERI đã có văn bản trả lời: khẳng định là có. Trong đó có cung cấp thông tin đăng ký của Trường BSL trên cổng thông tin của Bang Vaud cho ông N. Trường BSL là một cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, là một Trường đào tạo về kinh doanh, không vì lợi nhuận, tổ chức có mô hình quản trị theo hình thức công ty cổ phần, có hội đồng quản trị, người góp vốn, ban giám hiệu tương tự như mô hình trường đại học tư thục của Việt Nam.

Tại Văn bản của SERI ngày 27/8/2018 (Phụ lục 3 của người bị kiện) nêu rất rõ: Theo Hiến pháp Liên bang Thụy Sĩ năm 1999, chính quyền liên bang có thẩm quyền hạn chế đối với giáo dục. Đối với giáo dục đại học, các bang có thẩm quyền tự trị và độc quyền đối với các trường đại học công lập và tư thục trên lãnh thổ của bang. Luật pháp, điều kiện và thủ tục phụ thuộc vào bang nơi tổ chức giáo dục đại học đặt trụ sở.

Văn bản trả lời của SERI ngày 13/3/2019 cho biết Cơ quan giáo dục ở Thụy Sĩ gồm cấp Liên bang là Ban Thư ký Giáo dục, Nghiên cứu và Đổi mới SERI thuộc Bộ Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang; cấp tiểu bang: là 26 Bộ Giáo dục thuộc tiểu bang...

Theo thông cáo của Bộ ngoại giao Việt Nam và của BSL thì năm 2008, một năm sau khi ông N tốt nghiệp, BSL đã trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Ngô Quang X và ông J Deiss -Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ- Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc năm 2010 vì những đóng góp suất sắc của hai ông cho thế giới nói chung, Thụy Sĩ và Việt Nam nói riêng và phát triển quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước. Điều này đã chứng minh BSL là một cơ sở giáo dục đại học hợp pháp tại Thụy Sĩ.

Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cử sinh viên đi học tại BSL thì không thể nào chọn một trường không được thành lập hợp pháp được.

- Chương trình đào tạo tiến sĩ quản trị kinh doanh của ông N không là giáo dục từ xa:

Hiệu trưởng BSL xác nhận chương trình tiến sĩ của ông N không phải là chương trình đào tạo từ xa trong thư gởi ngày 12/02/2019. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất. Ngày 23/02/2019 (chứ không phải 22/03/2019 như người bị kiện nêu trong Công văn số 1300/QLCL-CNVB ngày 26/11/2019 nộp cho Tòa án), ông N đã chuyển văn bản xác nhận của Hiệu trưởng BSL tới Cục QLCL (Ông N đã có đính kèm văn bản này trong hồ sơ khởi kiện). Ngay sau đó, ông N phải cấp tốc chuyển thư phát chuyển nhanh tới Cục QLCL. Việc cung cấp văn bản này là đúng theo thỏa thuận tại buổi đối thoại ngày 18/01/2019 (dời thời hạn giải quyết khiếu nại để các bên cung cấp tài liệu chứng cứ). Do đó, người bị kiện cho rằng ngày 23/3/2019 ông N mới cung cấp văn bản của BSL là sai sự thật.

Về việc trang thông tin điện tử của Trường BSL giới thiệu chương trình học Tiến sĩ Quản trị kinh doanh DBA là chương trình cơ bản theo hình thức đào tạo từ xa. Thuật ngữ cơ bản (không phải là toàn bộ) thì không thể nào kết luận toàn bộ chương trình học tiến sĩ đều là đào tạo từ xa. Hơn nữa, đây chỉ là thông tin sơ bộ về chương trình tiến sĩ tại thời điểm hiện tại (năm 2020). Bởi lẽ, chương trình tiến sĩ của ông N theo học là từ năm 2004 được cấp bằng tốt nghiệp năm 2007. Hiệu trưởng BSL đã xác nhận đây không phải là chương trình đào tạo từ xa.

Thông tin Xuất nhập cảnh của Công an thì ông N chỉ sang Thụy Sĩ 03 lần với tổng thời gian 2,5 tháng đã chứng minh đầy đủ bằng chứng về việc ông N đi du học trực tiếp tại Trường Kinh doanh Lausanne của Thụy Sĩ, hoàn toàn không có chuyện học từ xa như kết luận không có căn cứ của người bị kiện, về tổng thời gian khoảng 2,5 tháng tại Thụy Sĩ, như đã trình bày trong đơn khiếu nại và buổi đối thoại, đề tài nghiên cứu của ông N là về doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nên theo yêu cầu của người hướng dẫn khoa học, ông N phải quay trở về Việt Nam để thu thập số liệu, thực hiện các công trình nghiên cứu để báo cáo bảo vệ tại hội đồng khoa học của Trường Kinh doanh Lausanne theo tiến độ đề ra. Tổng thời gian học tập tiến sĩ theo chương trình tiến sĩ là 03 năm.

Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT ngày 08/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục từ xa có phạm vi áp dụng đối với trình độ đại học trở xuống (khoản 2 Điều 5), tuy vậy Cục QLCL lại căn cứ để áp dụng cho trường hợp của ông N là trình độ sau đại học (trình độ tiến sĩ) để xác định ông N học từ xa là không chính xác. Bởi nghiên cứu sinh thực hiện một công trình khoa học (luận văn tiến sĩ) với mục tiêu được xác định từ trước gọi là đề cương nghiên cúu (xác định trước khi được chấp nhận làm nghiên cứu sinh). Luận văn tiến sĩ này là một công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của riêng nghiên cứu sinh phải đáp ứng nhiều tiêu chí quan trọng. Nghiên cứu sinh thực hiện công trình này dưới sự hướng dẫn khoa học người được hội đồng khoa học về công trình nghiên cứu này.

- Văn bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) do Trường Đại học chuyên ngành Nam California (Southern California for Professional Studies) của Hoa Kỳ cấp năm 2002 cho ông N là hợp pháp tại Việt Nam.

Văn bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của ông N do Trường Đại học chuyên ngành Nam California cấp theo chương trình liên kết đào tạo sau đại học trong lĩnh vực quản trị kinh doanh giữa trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học chuyên ngành Nam California của Hoa Kỳ theo sự cấp phép đào tạo và cho phép cấp bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam. Bằng thạc sĩ của ông N được công nhận tại Việt Nam và Trường Kinh doanh Lausanne Thụy Sĩ, cũng như Trường Đại học Autònoma de Barcelona (UAB Barcelona) của Tây Ban Nha, Trường Đại học Toronto của Canada.

Quy định tại Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không yêu cầu người công nhận văn bằng tiến sĩ phải thực hiện thủ tục công nhận các văn bằng đã được cấp bởi các cơ sở giáo dục nước ngoài trước đó. Ông N chỉ yêu cầu Cục QLCL công nhận văn bằng tiến sĩ của ông N. Do đó, việc người bị kiện đi xem xét công nhận văn bằng thạc sĩ của ông N trong thủ tục công nhận văn bằng tiến sĩ là không đúng thủ tục.

Kết luận: Văn bằng tiến sĩ của ông N đủ tất cả các điều kiện (của 2 trường hợp) quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quy định về trình tự thủ tục công nhận văn bằng tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên Cục QLCL phải công nhận văn bằng tiến sĩ của Trường Kinh doanh Lausanne, Thụy Sĩ cho ông N.

- Công văn 2917/QLCL-CNVB ngày 10/12/2018 của Cục QLCL được ban hành với nội dung trái pháp luật gởi cho Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh. Nội dung công văn trên nêu những nhận định chủ quan, không có căn cứ pháp luật, và có dấu hiệu giả nội dung trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, thông tin được bóp méo, trích dẫn không đầy đủ, thậm chí trích dẫn sai nội dung trả lời của các cơ quan chức năng của Thụy Sĩ. Công văn này sau đó được cung cấp lên các phương tiện truyền thông (báo mạng) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, quyền nhân thân của ông N, gây dư luận vô cùng xấu đến cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh nơi ông N công tác cũng như người bên ngoài cho rằng ông N đi mua bằng, sử dụng bằng giả, v.v...Quy định tại Điều 11 quy định ban hành kèm theo Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định: ―Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của văn bản này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh phần trình bày của các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông N tại phiên tòa sơ thẩm, ông N có trình bày lý lẽ bổ sung như sau:

Thứ nhất, văn bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh của ông N do Trường BSL cấp năm 2007 đủ điều kiện để được công nhận tại Việt Nam căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 3 của Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương trình đào tạo tiến sĩ quản trị kinh doanh ông N tại Trường BSL của Thụy Sĩ được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của Thụy Sĩ công nhận. Bổ sung thêm: Trang điện tử: https://www.swiss-schools.ch/en/.) (cơ quan chung bảo vệ danh tiếng chất lượng giáo dục của các trường tư thục của Thụy Sĩ) công nhận BSL đạt chất lượng giáo dục.

Việc một quốc gia cho phép các chương trình đào tạo tại nước họ sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quốc tế như Bộ tiêu chuẩn của Tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế ACBSP thay vì bộ tiêu chuẩn trong nước (tiêu chuẩn nội bộ) nhưng việc kiểm định chất lượng giáo dục này vẫn được công nhận tại nước đó hoàn toàn phù hợp với quy định của Việt Nam.

Trường BSL là một cơ sở giáo dục đại học tư thục của Thụy Sĩ, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của Thụy Sĩ cho phép thành lập và được phép cấp bằng. Cơ quan nào cho phép thành lập cơ sở giáo dục và cấp bằng là cơ quan đó có thẩm quyền về giáo dục trong việc đó. Cụ thể, quyết định thành lập một cơ sở giáo dục tại Việt Nam có thể là Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ khác, hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thành phố. Tại các nước phát triển, các cơ sở giáo dục được thành lập từ lâu đời, và cơ quan ra quyết định thành lập cơ sở giáo dục tùy thuộc vào pháp luật nước sở tại tại thời điểm thành lập. Trường BSL là một cơ sở giáo dục đại học tư thục được thành lập phù hợp với quy định của pháp luật Thụy Sĩ nên cơ quan có thẩm quyền cho BSL hoạt động hợp pháp ở Thụy Sĩ là cơ quan có thẩm quyên về giáo dục.

Thứ hai, ông N đã có đầy đủ minh chứng về việc đi du học tại Thụy Sĩ, phù hợp với Khoản 2 Điều 6 của Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007.

Theo Khoản 2 Điều 6 của Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007, người công nhận văn bằng chỉ cần cung cấp một trong các minh chứng về việc du học tại nước ngoài gồm: 1- Xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước sở tại, 2- Xác nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài nơi học tập, 3- Thông tin xuất nhập cảnh, 4- Đăng ký thông tin của lưu học sinh trên cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ông N đã cung cấp đầy đủ minh chứng theo quy định. Cụ thể:

1/ Quyết định cử đi học theo Chương trình 300 thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy - Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh về việc đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ trẻ cho Thành phố. Thông tin xuất nhập cảnh do Tòa án thu thập cũng minh chứng việc ông N đã thực hiện du học tại Thụy Sĩ. 2/ Giấy đăng ký công dân và xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Thụy Sĩ. Thậm chí, 3/ ông N còn cung cấp thêm Giấy xác nhận làm nghiên cứu sinh tại Thụy Sĩ từ Trường BSL. Theo quy định của pháp luật, người bị kiện không có thẩm quyền đặt thêm điều kiện ngoài trình tự thủ tục ban hành theo Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007.

Thứ ba, ông N đã cung cấp đầy đủ minh chứng về việc ông N đáp ứng đầy đủ các điều kiện tuyển sinh đầu vào của một chương trình đào tạo tiến sĩ theo Khoản 3 Điều 6 của Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007.

Như đã trình bày, để trúng tuyển Chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ của Thành ủy - Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh - ông N đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện tuyển sinh nghiêm ngặt của Chương trình (Chương trình liên ngành có sự tham gia của nhiều ban ngành của TP. Hồ Chí Minh như: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở ngoại vụ, vv). Ông N có văn bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của trường Kinh doanh Nam California (SCUPS của Hoa Kỳ) cấp năm 2002 theo Chương trình liên kết đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép đào tạo và cho phép cấp bằng. Văn bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của ông N hợp pháp tại Việt Nam.

Ngoài ra, ông N không có đơn yêu cầu Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng công nhận văn bằng thạc sĩ theo Trình tự thủ tục của Quyết định 77/2007/QD- BGDĐT ngày 20/12/2007 năm 2007. Do đó, Cục QLCL không có thẩm quyền để công nhận hay không công nhận văn bằng này của ông N. Việc người bị kiện nêu các vấn đề liên quan đến văn bằng thạc sĩ này của ông N là hành vi trái pháp luật, không phù hợp với quy định tại Quyết định 77, đã xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của ông N.

Thứ tư, Cục QLCL có hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người công nhận văn bằng.

Người bị kiện là Cục trưởng Cục quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo vắng mặt, đã gửi cho Toà án văn bản trình bày ý kiến có nội dung như sau:

I. Về quy trình, thủ tục trả lời việc công nhận văn bằng và việc giải quyết khiếu nại:

Cục Quản lý chất lượng nhận được hồ sơ của ông Trần Quang N đề nghị công nhận văn bằng Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh do Trường Kinh doanh Lausanne (gọi tắt là trường BSL), Liên bang Thụy Sĩ cấp ngày 19/9/2007.

Hồ sơ gồm có: Đơn đề nghị công nhận văn bằng; Bản photo công chứng dịch Bằng Doctor of Business Administration (DBA) do BSL cấp; Bản photo công chứng dịch Bằng và Bảng điểm Master of Business Administratio (MBA) do Trường Đại học Nam California; Bản photo công chứng Bằng cử nhân Ngoại ngữ tiếng Anh do Trường Đại học Dân lập Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh cấp; Bản photo công chứng Quyết định cử đi học của Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh và Quyết định tiếp nhận và điều động viên chức của Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh.

Sau khi xem xét hồ sơ của ông Trần Quang N, đối chiếu với quy định pháp luật về việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, Cục QLCL có Công văn số 2265/QLCL ngày 02/10/2018 trả lời chưa đủ cơ sở để công nhận văn bằng cho ông Trần Quang N (Phụ lục 1).

Cục QLCL nhận được đơn khiếu nại của ông N ký ngày 12/12/2018 và đã giải quyết khiếu nại của ông Trần Quang N theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu Nại năm 2011.

Về nội dung Quyết định số 76/QD-QLCL ngày 10/4/2019 của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng về việc giải quyết khiếu nại của ông Trần Quang N giữ nguyên nội dung kết luận tại Công văn số 2265/QLCL-CNVB ngày 02/10/2018 của Cục Quản lý chất lượng về việc chưa đủ cơ sở để công nhận văn bằng Tiến sĩ cùa Trần Quang N. (Phụ lục 2).

II. Việc chưa đủ cơ sở để công nhận văn bằng trường hợp ông Trần Quang N đã được xem xét trên các mặt như sau:

1. Về Trường Kinh doanh Lausanne, Thụy sĩ (cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài):

Điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục năm 2006 quy định: ―Văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp sau đây:... Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông ở nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận‖.

Điểm c khoản 1 Điều 3 ―Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp‖ ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Quy định công nhận văn bằng ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT) quy định: Văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp sau đây:... Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng.

Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam việc công nhận văn bằng do Trường Kinh doanh Lausanne (cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài) cấp cần được xem xét những mặt sau:

a) Văn bằng được cấp cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước tức là cơ quan kiểm định của Thụy Sĩ, không phải là cơ quan kiểm định nước ngoài đó công nhận:

- Theo văn bản của Ban Thư ký nhà nước về Giáo dục, Nghiên cứu và Đổi mới (SERI) ngày 27/8/2018 trả lời Cục QLCL: ―Hệ thống kiểm định chất lượng ở cấp Liên bang được thực hiện bởi Cơ quan Kiểm định và Đảm bảo chất lượng Thụy Sĩ - Swiss Agency for accreditation and quality assurance (AAQ, www.aap.ch) và cơ quan ra quyết định công nhận chất lượng là Hội đồng kiểm định Thụy Sĩ - the Swiss Accreditation Council (www. akkreditierungsrat.ch).‖ (Phụ lục 3) Trường BSL không có tên trong danh sách các cơ sở giáo dục đại học được cơ quan kiểm định của Thụy Sĩ kiểm định chất lượng theo đường link dẫn chiếu của SERI nêu trên. (Phục lục 4) - Theo thư trả lời của Sở Đào tạo, Thanh niên và Văn hóa của Bang Vaud ngày 12/3/2019, Trường BSL không nằm trong danh sách các cơ sở giáo dục đại học được kiểm định tại Thụy Sĩ. (Phụ lục 5) Như vậy, Chương trình tiến sĩ Quản trị kinh doanh (DBA) của Trường Business School Lausanne (BSL), Thụy Sĩ chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục của Thụy Sĩ công nhận và văn bằng Tiến sĩ của ông Trần Quang N do Trường BSL cấp không đáp ứng quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 3 Quy định công nhận văn bằng ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QD- BGDĐT.

b) Cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng:

Ban Thư ký nhà nước về Giáo dục, Nghiên cứu và Đổi mới SERI có văn bản ngày 13/3/2019 gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (Phụ lục 6) cho biết cơ quan quản lý, có thẩm quyền về giáo dục ở Thụy Sĩ ở cấp Liên bang và Bang là:

- Cấp Liên bang: SERI là cơ quan có thẩm quyền giáo dục của Liên bang Thụy Sĩ về các vấn đề quốc gia và quốc tế liên quan đến chính sách giáo dục, nghiên cứu và đổi mới.

- Cấp Bang: ở mỗi Bang có Sở giáo dục của Bang, có 26 Sở giáo dục tại 26 Bang. Các Bang phối hợp với nhau thông qua tổ chức Hiệp hội các bộ trưởng giáo dục Bang (Swiss Conference of Contonal Minister of Education - EDK) Theo văn bản trả lời của SERI ngày 27/8/2018 (Phụ lục 3): Theo Hiến pháp Liên bang Thụy Sĩ năm 1999, đối với giáo dục đại học, mỗi Bang được quyền tự chủ, thẩm quyền quản lý đối với các điều kiện, thủ tục đối với các trường công lập và tư thục trên địa bàn. Trường BSL nằm trên địa bàn Bang Vaud, Thụy Sĩ quản lý. Cục QLCL đã có văn bản hỏi Sở Đào tạo, Thanh niên và Văn hóa của Bang Vaud (cơ quan thẩm quyền về giáo dục của Bang Vaud) và có được văn bản trả lời ngày 12/3/2019 (Phụ lục 5): Trường BSL không phải cơ sở giáo dục đại học của Thụy Sĩ và Bang Vaud không quản lý và không có mối liên hệ nào với việc cấp văn bằng của trường tư thục này.

Ngoài ra, ở cấp liên bang, theo trang web chính thức của SERI (https ://www.sbfi.admin.ch/sbfi/en/home/ihe/higher-education/accreditation.html) thì các cơ sở giáo dục đại học được kiểm định hoặc được công nhận theo Đạo luật giáo dục đại học năm 2015 được công bố tại trang web của Hội đồng các hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học của Thụy Sĩ (https://www.swissuniversities.ch/en/topics/studying/recognised-or-accredited- swiss-higher-education-institutions) thì trường BSL không có tên trong danh sách các cơ sở giáo dục đại học được công nhận. (Phụ lục 7) Theo văn bản trích lục hồ sơ cấp phép thành lập Trường do ông Trần Quang N cung cấp: Số hồ sơ H987/02772 Bang Vaud cấp phép cho Trường Kinh doanh Lausanne (BSL) - Công ty cổ phần có trụ sở tại Chavannes - Pre - Renens, địa chỉ Route de la Maladière 21, 1022 Chavannes - Renens. Mục đích: Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực giảng dạy và hoạt động của trường quản trị kinh doanh; công ty không vì mục đích lợi nhuận phục vụ giáo dục văn hoá. Mã số nhận diện doanh nghiệp (IDEUNID) CHE-106.177.034 (Phụ lục 8).

Căn cứ vào tài liệu ông N cung cấp thì Trường BSL được đăng ký kinh doanh tại Văn phòng đăng ký thương mại, bang Vaud và được công bố tại Công báo thương mại - Feulle Officielle Swiss du Commerce. Việc đăng ký hoạt động thương mại của Bang Vaud được thực hiện tại Văn phòng đăng ký thương mại và được công bố tại Công báo thương mại (https://www.vd.ch/toutes-les- autorites/ordre-judiciaire-vaudois-ojv/office-cantonal-du-registre-du-commerce/) (Phụ lục 9) Văn phòng đăng ký thương mại bang Vaud không phải là cơ quan quản lý giáo dục của bang Vaud. Xét về khía cạnh cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng thì Trường Kinh doanh Lausanne không đáp ứng quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 3 Quy định công nhận văn bằng ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT.

2. Ông Trần Quang N học Tiến sĩ theo chương trình toàn thời gian hay đào tạo từ xa? Những căn cứ sau thể hiện ông Trần Quang N theo học chương trình tiến sĩ theo hình thức đào tạo từ xa:

- Cục An ninh Chính trị nội bộ (Bộ Công an) có Công văn số 1691/ANCTNB-P6 ngày 12/11/2018 gửi Cục QLCL (Phụ lục 10) đã dẫn nguồn của Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) xác định trong suốt thời gian theo học và được cấp bằng (Từ tháng 01/2004 - 09/2007), ông Trần Quang N chỉ sang Thụy sĩ 03 lần (lần 1 từ 16/7/2004 đến 18/8/2004: 33 ngày; lần 2 từ 09/4/2005 đến 05/5/2005: 27 ngày và lần 3 từ 11/9/2007 đến 29/9/2007: 19 ngày (xem lại ngày này chưa đúng), lần 3 sang trùng với thời gian cấp bằng là để nhận bằng), tổng cộng 79 ngày. Như vậy, ông Trần Quang N chỉ sang Thụy Sĩ để học tập và nghiên cứu gần 3 tháng/3 năm thì không thể coi là học theo hình thức toàn thời gian tại Trường Kinh doanh Lausanne, Thụy Sĩ.

Thư gửi từ email công vụ của Trưởng phòng Marketing và Tuyển sinh Trường Kinh doanh Lausanne đến email công vụ của Cục Quản lý chất lượng ngày 09/01/2019 trả lời chương trình ông Trần Quang N theo học là chương trình đào tạo từ xa. (Phụ lục 11) - Trên trang điện tử chính thống của Trường BSL (https://www.bsl- lausanne.ch/program/dba/doctorate-of-business-administration/discover-the- program/program-overview/): Chương trình DBA là chương trình cơ bản theo hình thức đào tạo từ xa. (Phụ lục 12) - Điều 1 Quy chế về Tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nhiệp theo hình thức giáo dục từ xa Ban hành theo Quyết định số 40/2003/QĐ- BGDĐT ngày 08/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định này có hiệu lực trong thời gian ông Trần Quang N theo học Trường Kinh doanh Lausanne) quy định: ―Giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục, trong đó phần lớn có sự gián cách giữa người dạy và người học về mặt thời gian và không gian. Người học theo hình thức giáo dục từ xa chủ yếu là tự học qua học liệu như giáo trình, băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, phần mềm vi tính, bằng việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn cá nhân, phát thanh, truyền hình, các tổ hợp truyền thông đa phương tiện, mạng Internet dưới sự tổ chức, trợ giúp của nhà trường giáo dục từ xa lấy tự học là chính, đòi hỏi người học phải tự giác, kiên trì và quyết tâm cao để hoàn thành chương trình học tập của mình.

Như vậy, căn cứ thực tế thời gian ông Trần Quang N sang Thụy Sĩ học Trường Kinh doanh Lausanne, căn cứ pháp luật Việt Nam khẳng định rằng Chương trình tiến sĩ của ông N tại Trường Kinh doanh Lausanne là chương trình đào tạo từ xa.

Khoản 2 Điều 3 Quy định công nhận văn bằng ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT quy định: ―Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam‖.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa cấp phép cho bất kỳ chương trình nào liên quan đến Trường Đại học của (Thụy Sĩ) thực hiện liên kết đào tạo hoặc đào tạo từ xa trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, văn bằng Tiến sĩ do Trường BSL cấp cho ông Trần Quang N không đáp ứng quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quy định công nhận văn bằng ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT.

Ngoài ra, chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) ông Trần Quang N theo học do trường Southern California for Professional Studies (Hoa Kỳ) cấp bằng năm 2002 vào thời điểm chương trình chưa được kiểm định chất lượng giáo dục tại Hoa kỳ nên văn bằng này cũng chưa đủ điều kiện công nhận tại Việt Nam. Việc đưa ý kiến về văn bằng thạc sĩ để thẩm định chất lượng của điều kiện đầu vào của chương trình tiến sĩ mà ông N theo học.

Cục Quản lý chất lượng không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Trần Quang N.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện:

1/ Bà Trần Thị Ngọc B trình bày: Thống nhất với văn bản trình bày ý kiến của người bị kiện như trên, yêu cầu Tòa án bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông N.

2/ Luật sư Vũ Ngọc T trình bày: Thống nhất với văn bản trình bày ý kiến của người bị kiện, yêu cầu Tòa án bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Ngoài ra, ông Tường có những lý lẽ như sau:

Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, hệ thống giáo dục đào tạo khác nhau. Một văn bằng, chứng chỉ được công nhận tại quốc gia này nhưng không chắc được công nhận ở quốc gia khác, do đó đặt ra vấn đề công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. Ở Việt Nam việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được thực hiện theo Nghị định số 75/2006/ND-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục năm 2006 và Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 26/2013/TT- BGDĐT ngày 15/07/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), sau đây gọi tắt là Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng ban hành theo Quyết định số 77/2007/QĐ- BGDĐT.

1. Chương trình giáo dục có được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận không? Ông N chứng minh Trường BSL đã được Tổ chức kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh ACBSP Hoa Kỳ công nhận từ năm 1996, qua đó có tên trong danh sách các cơ sở giáo dục đại học được công nhận tại Hoa Kỳ và toàn cầu bởi Hội đồng kiểm định giáo dục đại học CHEA của Hoa Kỳ. Nhưng ta thấy rằng tổ chức kiểm định ACBSP là của Hoa Kỳ, không phải cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của Thụy Sĩ. Văn bằng Tiến sĩ DBA của ông N do cơ sở đào tạo của Thụy Sĩ cấp, chương trình đào tạo này chưa được kiểm định bởi cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của Thụy Sĩ do đó không đáp ứng quy định pháp luật Việt Nam dưới đây:

- Điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định số 75/2006/ND-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục năm 2006 quy định; Điểm c khoản 1 Điều 3 của Quy định công nhận văn bằng ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT: Văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp sau đây:...Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép Cấp bằng.

2. Có được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng không? 2.1. Có được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập? Trong đơn cung cấp tài liệu và giải trình ngày 23/02/2019 của ông Trần Quang N gửi Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng có nội dung: ―Tại Thụy Sĩ, thẩm quyển giáo dục đối với các cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc về chính quyền bang nơi trường đặt trụ sở. Trường BSL được cơ quan chức năng của Thụy Sĩ cũng như Hiệu trưởng của Trường BSL khẳng định Trường BSL là cơ sở giáo dục đại học tư thục được thành lập hợp pháp tại Thụy Sĩ‖.

Tuy nhiên Thư ngày 12/3/2019 của Ban lãnh đạo giáo dục Bang Vaud gửi Trung tâm Công nhận Văn bằng (thuộc Cục Quản lý chất lượng) có nội dung: ―Như quý cơ quan đã biết, Trường Kinh doanh Lauranne không được kiểm định ở mức độ liên bang và không thuộc danh sách các cơ sở giáo dục đại học Thụy Sĩ. Bang Vaud cũng không quản lý, không liên quan đến các văn bằng được cấp bởi trường tư thục này‖.

Khi biết nội dung trả lời của Bang Vaud, trong bản tự khai ngày 04/02/2020, ông Trần Quang N trình bày ngược lại: ―Tại công văn ngày 26/11/2019, người bị kiện cho rằng Sở Đào tạo, Thanh niên và Văn hoá Bang Vaud (nơi Trường BSL đặt trụ sở) trả lời: Trường BSL không phải là cơ sở giáo dục đại học của Thụy Sĩ và bang Vaud không quản lý và không có mối liên hệ nào với việc cấp văn bằng của Trường tư thục này. Trên trang điện tử chính thống của Sở Giáo dục, Thanh niên và Văn hoá của Bang Vaud có công bố danh sách các cơ sở giáo dục đại học được Sở này công nhận, tuy nhiên, Trường BSL không có tên trong danh sách này.

Việc này giống như Cục hỏi Sở Giáo dục và Đào tạo của TP. Hà Nội về việc Trường Đại học Luật Hà Nội có thuộc diện quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội, hay Bộ Giáo dục và Đào tạo hay không? Thực tế thì cơ quan chủ quản của Đại học Luật Hà Nội là Bộ Tư pháp, còn cơ quan chủ quản của Đại học Luật TP.HCM là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo cấp tỉnh chỉ quản lý các trường Trung học phổ thông trên địa phương mình mà thôi, không có thẩm quyền với các Trường đại học trên địa bàn‖, ông N phủ nhận trả lời của Bang Vaud bằng cách so sánh chức năng, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh với Sở (Bộ) Đào tạo, Thanh niên và Văn hoá Bang Vaud, thật là sự so sánh khập khiễng vì Thụy Sĩ theo thể chế nhà nước liên bang, Việt Nam theo thể chế nhà nước đơn nhất.

Ông Trần Quang N cung cấp cho Toà án trích lục hồ sơ cấp phép thành lập Trường số H987/02772 Bang Vaud cấp phép cho Trường Kinh doanh Lausanne BSL - Công ty cổ phần có trụ sở tại Chavannes - Pre - Renens, địa chỉ Route de la Maladière 21, 1022 Chavannes - Renens. Mục đích: Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực giảng dạy và hoạt động của trường quản trị kinh doanh; công ty không vì mục đích lợi nhuận phục vụ giáo dục văn hoá. Mã số nhận diện doanh nghiệp (IDEUNID) CHE-106.177.034; Cơ quan đăng công báo: Công báo thương mại Thụy Sĩ. Trường BSL là Công ty cổ phần được đăng ký kinh doanh tại Văn phòng đăng ký thương mại bang Vaud và được công bố tại Công báo thương mại Thụy Sĩ - Feulle Officielle Swiss du Commerce. Việc đăng ký hoạt động thương mại của Bang Vaud được thực hiện tại Văn phòng đăng ký thương mại và được công bố tại Công báo thương mại (https://www.vd.ch/toutes-les-autorites/ordre-judiciaire- vaudois-ojv/offìce-cantonal-du-registre-du-commerce/). Như vậy ông Trần Quang N chỉ chứng minh được Trường BSL là một Công ty cổ phần được thành lập hợp pháp tại Thụy Sĩ, không chứng minh được Trường BSL được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập. Văn phòng đăng ký thương mại Bang Vaud không phải là cơ quan quản lý giáo dục của Bang Vaud. Do đó Trường BSL không đáp ứng với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Quy định công nhận văn bằng ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT.

2.2. Và có được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép cấp bằng? Trong điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT có cụm từ ―... được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập VÀ được phép cấp bằng‖. Ta thấy rằng ở đây nhà làm luật dùng từ ―VÀ‖ có nghĩa phải đáp ứng điều kiện cần và đủ, cần là được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập, đủ là được phép cấp bằng.

Nêu ví dụ sau đây về điều kiện cần và đủ để đào tạo và cấp bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học HUFLIT (không đề cập văn bằng cử nhân):

Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học HUFLIT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép thành lập, đây là điều kiện cần.

Trong quá trình hoạt động, năng lực của Nhà trường ngày càng phát triển về cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ giảng viên, kinh nghiệm đào tạo và một số yếu tố khác, Nhà trường sẽ báo cáo và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép nâng cấp đào tạo lên trình độ Tiến sĩ. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét và quyết định, chỉ khi nào có quyết định của Bộ thì HUFLIT mới được phép đào tạo và cấp văn bằng Tiến sĩ, đây là điều kiện đủ.

Thoả mãn điều kiện cần và đủ trên đây thì Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học HUFLIT sẽ được đào tạo và cấp bằng Tiến sĩ.

Thư của bà Isabella Brunelli (Ban thư ký Nhà nước về giáo dục, nghiên cứu và đổi mới SERI) gửi ông N ngày 04/9/2018 (thư và bản dịch do ông N cung cấp) có nội dung:

Câu hỏi 6- Pháp luật Thụy Sĩ trong những năm 2004 đến năm 2007 có phân biệt đối xử giữa văn bằng được cấp bởi trường tư và trường công? Đối với các nghề nghiệp được kiểm soát (như bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, vv), pháp luật liên bang hay tiểu bang xác định bang cấp nào được công nhận. Trong những trường hợp đó, chỉ có những cơ sở giáo dục đại học được công nhận bởi pháp luật liên bang mới được cấp bằng.

Đối với các nghề nghiệp không có kiểm soát (ví dụ như quản lý, nhà báo, chuyên gia tư vấn, vv.) thì để cho người sử dụng đánh giá giá trị của văn bằng.

Qua đó thấy rằng tại Thụy Sĩ cũng có sự phân biệt những văn bằng chỉ có những cơ sở đại học được công nhận bởi pháp luật liên bang mới được cấp bằng và có loại văn bằng thì để cho người sử dụng đánh giá giá trị của văn bằng. Văn bằng do cơ sở đại học được công nhận bởi pháp luật mới được cấp bằng chính là Điểm c khoản 1 Điều 3 của Quyết định số 77/2007/QD-BGDĐT ―Cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng‖.

Ông Trần Quang N không có gì để chứng minh Trường BSL được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của Thụy Sĩ cho phép cấp bằng Tiến sĩ, tức là không thoả mãn điều kiện đủ. Điều kiện đủ không thoả mãn thì toàn bộ điều kiện cần và đủ sẽ không được chấp nhận, tức không đáp ứng mục 2 này.

Kết luận: Văn bằng Tiến sĩ DBA của ông Trần Quang N được cấp bởi Trường BSL Thụy Sĩ không được công nhận theo pháp luật Việt Nam.

3. Về hình thức đào tạo từ xa:

Văn bằng Tiến sĩ DBA của ông Trần Quang N không được công nhận tại Việt Nam như đã phân tích tại mục 1 và mục 2 trên đây. Nhưng nếu ông Trần Quang N học từ xa thì yêu cầu còn nghiêm ngặt hơn, văn bằng học từ xa của Thụy Sĩ (cũng như của tất cả các nước khác) chỉ được công nhận khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam (quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định công nhận văn bằng ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT). Luật sư xin phân tích những dữ liệu dưới đây thể hiện ông Trần Quang N học từ xa:

Ông Trần Quang N đã xuất trình Thư xác nhận của Hiệu trưởng Trường BSL ngày 12/02/2019 xác nhận Chương trình Tiến sĩ DBA của ông N không phải là chương trình đào tạo từ xa. Về Thư xác nhận của Hiệu trưởng BSL có những yếu tố đáng lưu ý như sau:

- Đây là xác nhận theo yêu cầu vì nó được xác nhận sau 04 tháng tính từ thời điểm Cục Quản lý chất lượng có Công văn số 2265/QLCL-CNVB ngày 02/10/2018 (Quyêt định hành chính bị kiện) từ chối công nhận văn bằng Tiến sĩ DBA do Trường BSL cấp cho ông N; được xác nhận sau khi ông N nhận văn bằng Tiến sĩ DBA 11 năm.

- Thư xác nhận của Hiệu trưởng BSL có nội dung không bình thường như sau: ―Ông N phải đi qua lại giữa Việt Nam và Thụy Sĩ để lấy tài liệu và dữ liệu cũng như thực hiện khảo sát cho luận án của mình, ông Trần Quang N đã làm việc toàn thời gian cho luận án của mình trong suốt thời gian này‖ (bản dịch sang tiếng Việt do ông N cung cấp). Không bình thường ở chỗ: Nghiên cứu sinh Tiến sĩ chỉ là làm luận án? thời gian làm nghiên cứu sinh của ông N chỉ là đi qua lại giữa Việt Nam và Thụy Sĩ để lấy tài liệu và dữ liệu cũng như thực hiện khảo sát cho luận án? Kết quả xác minh do Công an quản lý Xuất nhập cảnh cung cấp: từ tháng 7/2004 đến tháng 9/2007 ông N chỉ xuất cảnh đi Thụy Sĩ 03 lần, tổng thời gian khoảng 2,5 tháng (lần thứ 3 đi Thụy Sĩ trùng với thời gian nhận bằng tốt nghiệp).

Trong bản tự khai ngày 04/02/2020, ông N thừa nhận thời gian này và giải thích chỉ cần đi Thụy Sĩ 2,5 tháng/3 năm học như sau: ―Về tổng thời gian khoảng 2,5 tháng tại Thụy Sĩ, như đã trình bày trong đơn khiếu nại và buổi đối thoại, đề tài nghiên cứu của tôi là về doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nên theo yêu cầu của người hướng dẫn khoa học, tôi phải quay trở về Việt Nam để thu thập số liệu, thực hiện các công trình nghiên cứu để báo cáo bảo vệ tại Hội đồng khoa học của trường Kinh doanh Lausanne theo tiến độ đề ra, việc này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo của Việt Nam và nước sở tại.

Bất kỳ người nào có hiểu biết về giáo dục đào tạo hoặc đã qua đào tạo Tiến sĩ (thậm chí đào tạo Thạc sĩ) đều biết rằng chương trình đào tạo Tiến sĩ không chỉ gồm làm đề tài nghiên cứu (Luận án Tiến sĩ), mà còn rất nhiều nội dung khác như phải thực hiện như: phải học nhiều tín chỉ (tín chỉ bắt buộc và tín chỉ tự chọn), phải được đào tạo về phương pháp nghiên cứu và phát triển kỹ năng, làm các tiểu luận, làm các chuyên đề, thực hiện các công trình nghiên cứu, tham dự các buổi hội thảo (ceminar)..., sau khi hoàn thành những nội dung đó mới được đăng ký đề tài Luận án. Từ Việt Nam ông N đã thực hiện những nội dung này của Trường Kinh doanh Lausanne tại Thụy Sĩ, từ Việt Nam ông N đã liên hệ tương tác với các giáo sư hướng dẫn tại Thụy Sĩ, như vậy ông N học từ xa hay từ gần? Luật sư đã vào trang Web của Trường Kinh doanh Lausanne và được giới thiệu là Chương trình DBA của BSL về cơ bản là một chương trình đào tạo từ xa (BSL DBA program is essentially a distance learning program), bất kỳ ai cũng có thể kiểm chứng thông tin này tại trang Web https://www.bsl- lausanne.ch/program/dba/doctorate-of-business-administration/discover-the- program/program-overview/. Trang Web trường Kinh doanh Lausanne là thông tin đáng tin cậy, vì học từ xa sẽ tương ứng với học phí từ xa (Trường thu được ít tiền học phí hơn), học từ gần tương ứng với học phí từ gần (Trường thu được nhiều tiền học phí hơn).

Kết luận: Một sự việc (học từ xa) có nhiều tài liệu phản ánh, nội dung tài liệu có mâu thuẫn, vấn đề ở chỗ đánh giá tính khách quan (tính có thật) của tài liệu được sử dụng làm chứng cứ. Luật sư cho rằng với những tài liệu như trên thì chương trình Tiến sĩ DBA ông Trần Quang N theo học tại Trường BSL là hình thức học từ xa.

Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa cấp phép cho chương trình nào của Trường Đại học của Thụy Sĩ thực hiện liên kết đào tạo hoặc đào tạo từ xa trên lãnh thổ Việt Nam.

4. Về nội dung khác:

Làm cách gì mà mỗi năm chỉ có một vài tuần đi Thụy Sĩ, nhưng ông N làm được đủ thủ tục lưu học sinh như người du học tại Thụy Sĩ 03 năm? đựợc cấp giấy xác nhận đăng ký công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ, chuyển sinh hoạt Đảng sang Chi bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ? Ông N tham dự họp Chi bộ hàng tháng ở đâu trong thời gian này? Luật sư đề nghị Toà án căn cứ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 193 Luật Tố tụng hành chính để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước khi xác nhận, giải quyết những thủ tục trên cho ông N.

Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử bác yêu cầu khởi kiện của ông Trần Quang N.

Tại Bản án hành chính sơ thẩm số 42/2022/HC-ST ngày 12/01/2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đã Căn cứ các Điều 3, 30, 32, 115, 157, 158, khoản 2 Điều 193, 204, 206, 211, 213 Luật Tố tụng hành chính năm 2015;Điểm c khoản 1 Điều 3 của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn băng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài câp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam; Điều 32 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của ủy ban thường vụ quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

Tuyên xử:

1/ Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Trần Quang N Hủy Công văn số 2265/QLCL-CNVB ngày 02 tháng 10 năm 2018 của Cục trưởng Cục quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Hủy Quyết định giải quyết khiếu nại số 76/QĐ-QLCL ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Cục trưởng Cục quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Buộc Cục trưởng Cục quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận văn bằng tiến sĩ do Trường Kinh doanh Lausanne, Thụy Sĩ (tên trường bằng tiếng Anh là Business School Lausanne) cấp ông Trần Quang N năm 2007 theo quy định pháp luật.

2/ Bác yêu cầu của ông Trần Quang N về việc yêu cầu Tòa án kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xử lý Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng về hành vi vi phạm tại Điều 11 của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

3/ Bác yêu cầu của luật sư Vũ Ngọc T về việc yêu cầu Toà án kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền khi xác nhận thủ tục lưu học sinh tại Thụy Sĩ, giấy xác nhận đăng ký công dân tại Thụy Sĩ, chuyển sinh hoạt Đảng sang Chi bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ cho ông Trần Quang N.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn giải quyết các vấn đề liên quan đến án phí và quyền kháng cáo theo luật định.

Sau khi xét xử sơ thẩm, Ngày 20/01/2022, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng có làm đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm của Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh do có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Ngày 24/01/2022, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có kháng nghị phúc thẩm đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng bác yêu cầu khởi kiện của ông Trần Quang N.

Tại phiên tòa phúc thẩm, người khởi kiện vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện. Người bị kiện giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng nghị.

Luật sư bảo vệ cho người khởi kiện trình bày: Khi áp dụng điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, đối chiếu với trường hợp của ông N đã đáp ứng đủ điều kiện. Theo quy định của pháp luật Thụy Sĩ thì các trường tư thục do tổ chức, hiệp hội nước ngoài kiểm định ACBSP Hoa Kỳ, trong đó có trường hợp ông N. Ngoài ra, thẩm quyền của Trường BSL có được cấp bằng và được xác nhận của Cơ quan ngoại giao nên thỏa mãn quy định tại Điều 3 Quyết định 77/2007/QĐ- BGDĐT. Trường hợp của ông N cũng thỏa mãn khoản 2 Điều 6 Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT, ông N đi học theo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài ông N cũng rõ ràng, có đi du học cụ thể nên không thể được đào tạo từ xa. Ngoài ra, Hiệu trưởng Trường BSL xác nhận ông N theo học toàn thời gian không phải được đào tạo từ xa. Ở thời điểm văn bằng tư thục thuộc Trường BSL không bắt buộc phải kiểm định, không bắt buộc cơ quan nào phải công nhận.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện trình bày: Trường BSL không được cơ quan có thẩm quyền của Thụy Sĩ cho phép thành lập, cơ quan quản lý giáo dục ở Thụy Sĩ là SERI đã trả lời là không biết trường hợp này, và cũng không công nhận. Người khởi kiện chỉ chứng minh được trường hợp này là hợp pháp nhưng nó chỉ phù hợp ở nước ngoài không phù hợp với pháp luật Việt Nam để được công nhận. Vấn đề kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng pháp luật Việt Nam quy định là phải được kiểm định ở Thụy Sĩ. Hiệu lực Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT là thời điểm ông N đề nghị công nhận văn bằng chứ không phải thời điểm ông N đi học. Ông N đi học theo quyết định của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh không phải là tiêu chí để công nhận. Thời gian ông N đi học chỉ có 2,5 tháng xuất cảnh 03 lần. Trong đó có một lần đi nhận bằng, còn lại thì ở Việt Nam nên được xác định là được đào tạo từ xa.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm cho rằng: Quá trình thụ lý giải quyết vụ án Tòa án cấp phúc thẩm đã thực hiện đúng quy định của pháp luật. Những người tham gia phiên tòa cũng đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo luật định. Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông N.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về thủ tục kháng cáo, kháng nghị:

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 20/01/2022 người bị kiện là Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo làm đơn kháng cáo và ngày 24/01/2022 Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có kháng nghị đúng theo trình tự, thủ tục quy định tại các Điều 55, Điều 204, Điều 205, Điều 206, Điều 209, Điều 211, Điều 212, Điều 213 của Luật Tố tụng Hành chính nên được xem xét, xét xử theo trình tự phúc thẩm.

[2] Xét yêu cầu khởi kiện của ông Trần Quang N với các nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết như sau:

Hủy Công văn 2265/QLCL-CNVB ngày 02/10/2018 của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng.

Huỷ Quyết định giải quyết khiếu nại số 76/QĐ-QLCL ngày 10/04/2019 của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng.

Buộc Cục trưởng Cục quản lý chất lượng công nhận văn bằng tiến sĩ do Trường Kinh doanh Lausanne của Thụy Sĩ (Business School Lausanne) cấp cho ông Trần Quang N năm 2007.

Đồng thời, yêu cầu Toà án kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, xử lý Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng về hành vi vi phạm quy định tại Điều 11 Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể hành vi là không công nhận văn bằng tiến sĩ và ban hành văn bản trái pháp luật, xâm phạm danh dự, uy tín, quyền nhân thân của ông N.

Đối với yêu cầu bổ sung là hủy văn bản số 2917/QLCL-CNVB ngày 10/12/2018 của ông N, ông N không rút yêu cầu này. Do ngày 25/11/2020, Toà án nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng số 67/2020/QĐ-GQKN ngày 25/11/2020 về việc không chấp nhận yêu cầu khiếu nại của ông N nên ông N chấp nhận kết quả giải quyết này và sẽ tiến hành kháng cáo vụ việc này sau khi Tòa án tuyên án.

[3] Về nội dung vụ án, Hội đồng xét xử có nhận định như sau:

Theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 3 Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam, văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục Thụy Sĩ không thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.

Vì vậy, trường hợp của ông Trần Quang N thuộc trường hợp phải làm thủ tục công nhận văn bằng khi có yêu cầu.

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; điểm c khoản 1 Điều 3 Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ- BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam thì bằng tiến sĩ của ông N muốn được công nhận tại Việt Nam phải thỏa mãn 01 trong 02 điều kiện sau đây: Văn bằng được cấp phải được Cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục Thụy Sĩ công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của Thụy Sĩ cho phép thành lập và cấp bằng.

[3.1] Về điều kiện kiểm định: Theo Văn bản của Ban thư ký Nhà nước về Giáo dục, nghiên cứu và đổi mới (SERI) ngày 27/8/2018 trả lời Cục quản lý chất lượng tại Phụ lục 3 ―Hệ thống kiểm định chất lượng ở cấp liên bang được thực hiện bởi Cơ quan Kiểm định và Đảm bảo chất lượng Thụy Sĩ (AAQ, www.aaq.ch) và cơ quan ra quyết định công nhận chất lượng là Hội đồng kiểm định Thụy Sĩ (www.akkreditierungsrat.ch). Trường BSL không có tên trong danh sách các cơ sở giáo dục đại học được Cơ quan kiểm định Thụy Sĩ kiểm định chất lượng theo đường link dẫn chiếu của Seri nêu trên.

Theo thư trả lời của Sở Đào tạo Thanh niên và Văn Hóa của Bang Vaud ngày 12/3/2019, thì trường BSL không nằm trong danh sách các cơ sở giáo dục đại học được kiểm định tại Thụy Sĩ.

Như vậy, chương trình tiến sĩ quản trị kinh doanh (DBA) của trường BSL chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục Thụy Sĩ công nhận. Do đó, về điều kiện này, ông Trần Quang N không thỏa mãn theo quy định.

[3.2] Về điều kiện thành lập và cho phép cấp bằng: Ban Thư ký Nhà nước về Giáo dục, Nghiên cứu và đổi mới SERI có văn bản ngày 13/9/2019 gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho biết cơ quan quản lý, có thẩm quyền về giáo dục ở Thụy Sĩ ở cấp Liên bang và cấp bang gồm:

- Cấp Liên bang: SERI là cơ quan có thẩm quyền giáo dục của Liên bang Thụy Sĩ về các vấn đề quốc gia và quốc tế liên quan đến chính sách giáo dục, nghiên cứu và đổi mới.

- Cấp bang: ở mỗi bang có Sở Giáo dục của bang, có 26 Sở Giáo dục tại 26 bang. Các bang phối hợp với nhau thông qua Tổ chức Hiệp hội các Bộ trưởng giáo dục bang (EDK).

Theo văn bản trả lời ngày 27/8/2018 của SERI: Theo Hiến pháp của Liên bang Thụy Sĩ năm 1999 đối với giáo dục đại học, mỗi bang được quyền tự chủ, thẩm quyền quản lý, các điều kiện, thủ tục đối với các trường công lập và tư thục trên địa bàn.

Trường BSL nằm trên địa bàn bang Vaud, Thụy Sĩ quản lý. Cơ quan quản lý có thẩm quyền về giáo dục của Bang Vaud là Sở đào tạo, thanh niên và văn hóa của Bang Vaud. Ngày 12/3/2019, Sở có văn bản trả lời: Trường BSL không phải cơ sở giáo dục đại học của Thụy Sĩ và bang Vaud không quản lý và không có mối liên hệ nào với việc cấp văn bằng của trường tư thục này. Trên trang điện tử chính thống của Sở có công bố danh sách các cơ sở giáo dục đại học được Sở công nhận nhưng trường BSL không có tên trong danh sách này.

Ngoài ra, ở cấp liên bang theo trang Web chính thức của SERI thì các cơ sở giáo dục đại học được kiểm định hoặc được công nhận theo Đạo luật giáo dục đại học năm 2015 được công bố tại trang Web của Hội đồng các hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học của Thụy Sĩ, thì trường BSL cũng không có tên trong danh sách các cơ sở giáo dục đại học được công nhận. Đồng thời, cơ quan đại diện hội đồng các hiệu trưởng cũng trả lời văn bằng của ông N cấp năm 2007 thì Trường BSL cũng không nằm trong danh sách các cơ sở giáo dục đại học được công nhận.

Trường BSL được thành lập với hình thức là Công ty cổ phần và được đăng ký kinh doanh tại Văn phòng đăng ký thương mại bang Vaud, nhưng cơ quan này không phải là cơ quan quản lý giáo dục của bang Vaud và cũng không cấp giấy công nhận cho văn bằng do trường này cấp. Do đó, Trường BSL không thỏa mãn điều kiện về cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập và cấp bằng (quản lý và công nhận) theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam.

Xét thấy, ông N cung cấp tài liệu là thư trả lời của SERI về điều kiện thành lập trường và cấp bằng. Cũng như Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông N cho rằng thời điểm ông N đi học chưa có Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nay áp dụng Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với trường hợp ông N là quá khắc khe. Đồng thời, tại Thụy Sĩ trường ông N theo học không bắt buộc văn bằng phải được cơ quan giáo dục kiểm định và không bắt buộc cơ quan nào phải công nhận. Hơn nữa, chương trình đào tạo này được kiểm định theo tiêu chuẩn của tổ chức kiểm định quốc tế đó là tổ chức ACBSP của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các tài liệu này không đủ chứng cứ chứng minh là Trường BSL được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của Thụy Sĩ cho phép thành lập và cho phép cấp bằng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam. Bởi vì văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp muốn được công nhận, sử dụng tại Việt Nam phải theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào thư trả lời này cho rằng Trường BSL được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục cho phép thành lập và cấp bằng là không có căn cứ và không phù hợp với pháp luật Việt Nam.

[3.3] Về chương trình đào tạo: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam thì Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo chương trình giáo dục từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.

Căn cứ vào Email công vụ của Trưởng phòng maketting và tuyển sinh Trường BSL đến Email công vụ của Cục quản lý chất lượng ngày 09/01/2019 trả lời chương trình tiến sĩ ông N theo học từ 2004 – 2007 là chương trình đào tạo từ xa. Ngày 22/3/2019, ông N có gửi thư của Hiệu trưởng Trường BSL về chương trình tiến sĩ không phải là chương trình từ xa và làm luận án toàn thời gian. Đồng thời, ông N còn làm đủ thủ tục đăng ký lưu học sinh 03 năm, được cấp giấy xác nhận đăng ký công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ và chuyển sinh hoạt đảng sang chi bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ. Vì vậy, có sự mâu thuẫn trong việc xác nhận của trường.

Căn cứ Công văn số 58/QLXNC ngày 08/01/2019 của Cục quản lý xuất nhập cảnh trả lời cho Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về thông tin xuất nhập cảnh của ông Trần Quang N thì ông N chỉ sang Thụy Sĩ 03 lần với tổng thời gian 2,5 tháng trong chương trình đào tạo Tiến sĩ 03 năm của trường BSL. Đồng thời, trên trang điện tử của Trường BSL thì chương trình cơ bản theo hình thức đào tạo từ xa. Ngoài ra, Bộ giáo dục và đào tạo chưa cấp phép cho Trường BSL (Thụy Sĩ) thực hiện liên kết đào tạo hoặc đào tạo từ xa tại Việt Nam. Vì vậy, chương trình học của ông N không đáp ứng được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì khi nộp hồ sơ công nhận văn bằng Tiến sĩ của ông N thì phải nộp kèm theo văn bằng thạc sĩ để thẩm định. Sau khi thẩm định mức độ đáp ứng quy định về tuyển sinh chương trình đào tạo đầu vào tiến sĩ, Cục trưởng cục quản lý chất lượng thẩm định chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) ông theo học là chương trình hợp tác đào tạo từ xa giữa trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Southern California Univercity for Professional Studies (Hoa Kỳ). Tại thời điểm cấp bằng thạc sĩ cho ông, thì trường Southern California Univercity for Professional Studies chưa được kiểm định. Vì vậy, việc Cục quản lý chất lượng nêu ý kiến trả lời cho ông N tại Công văn số 2265/QLCT-CNVB ngày 02/10/2018 chứ không phải không công nhận văn bằng thạc sĩ của ông N, nên không trái pháp luật.

[4] Từ những phân tích trên, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Trần Quang N, hủy Công văn 2265/QLCT-CNVB ngày 02/10/2018 của Cục trưởng cục quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo, hủy Quyết định giải quyết khiếu nại số 76/QĐ-QLCL ngày 10/4/2019 của Cục quản lý chất lượng và buộc Cục quản lý chất lượng công nhận văn bằng tiến sĩ do trường Kinh doanh Lausanne, Thụy Sĩ (tên trường bằng tiếng Anh Business School Lausenne) cấp cho ông Trần Quang N năm 2007 là không có căn cứ.

[5] Đối với yêu cầu của Luật sư Vũ Ngọc T đề nghị Hội đồng xét xử kiến nghị Cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan Nhà nước không phải là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại bác yêu cầu khởi kiện là không phù hợp.

[6] Xét kháng cáo của Cục trưởng Cục quản lý chất lượng – Bộ giáo dục và đào tạo và kháng nghị của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là có căn cứ, nên Hội đồng xét xử chấp nhận.

[7] Về án phí hành chính phúc thẩm: Do chấp nhận kháng cáo nên Cục trưởng Cục quản lý chất lượng – Bộ giáo dục và đào tạo không phải chịu.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 241 của Luật Tố tụng hành chính.

Chấp nhận kháng cáo của Cục quản lý chất lượng – Bộ giáo dục và đào tạo và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Sửa một phần Bản án hành chính sơ thẩm số 42/2022/HC-ST ngày 12/01/2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Áp dụng Điều 3, Điều 30, Điều 32, Điều 115, Điều 157, Điều 158, điểm a khoản 2 Điều 193, Điều 211 của Luật Tố tụng Hành chính năm 2015; Điểm c khoản 1 Điều 3 của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của ủy ban thường vụ quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án Tuyên xử:

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Trần Quang N về việc yêu cầu:

- Hủy Công văn 2265/QLCL-CNVB ngày 02 tháng 10 năm 2018 của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời yêu cầu công nhận văn bằng của ông Trần Quang N.

- Hủy Quyết định giải quyết khiếu nại số 76/QĐ-QLCL ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giải quyết khiếu nại của ông Trần Quang N.

- Buộc Cục trưởng Cục quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận văn bằng tiến sĩ do Trường Kinh doanh Lausanne, Thụy Sĩ (tên trường bằng tiếng Anh là Business School Lausanne) cấp ông Trần Quang N năm 2007 theo quy định pháp luật.

2. Bác yêu cầu của ông Trần Quang N về việc yêu cầu Tòa án kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xử lý Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng về hành vi vi phạm tại Điều 11 của Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

3. Về án phí hành chính sơ thẩm: Ông Trần Quang N phải chịu 300.000 đồng án phí sơ thẩm, được khấu trừ 300.000 đồng tạm ứng án phí ông N đã nộp theo Biên lai thu số AA/2019/0024304 ngày 23/8/2019 của Cục Thi hành án Dân sự Thành phố Hồ Chí Minh (Ông N đã nộp xong án phí hành chính sơ thẩm).

4. Về án phí hành chính phúc thẩm: Cục trưởng Cục quản lý chất lượng – Bộ giáo dục và đào tạo không phải chịu, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng – Bộ giáo dục và đào tạo được nhận lại 300.000 đồng tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu số AA/2021/0001693 ngày 11/02/2022 tại Cục Thi hành án Dân sự Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Các phần quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật thi hành 6. Bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

322
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực công nhận văn bằng số 587/2022/HC-PT

Số hiệu:587/2022/HC-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hành chính
Ngày ban hành: 03/08/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;