Bản án 775/2022/HS-PT về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

BẢN ÁN 775/2022/HS-PT NGÀY 20/10/2022 VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG

Ngày 20 tháng 10 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh B, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 107/2022/TLPT-HS ngày 27 tháng 01 năm 2022, đối với bị cáo Thân Văn H phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và bị cáo Hoàng Anh T phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Do có kháng cáo của các bị cáo và người bị hại đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 69/2021/HS-ST ngày 22/12/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh B.

* Bị cáo có kháng cáo:

1. Thân Văn H, sinh năm 1976; nơi cư trú: L14/N16, đường L, phường T1, thành phố B, tỉnh B; nghề nghiệp: Nguyên là Giám đốc Công ty cổ phần H1; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Thân Văn H2 và bà Nguyễn Thị S; có vợ là Thân Minh H3 và 02 con cùng sinh năm 2003; tiền án, tiền sự: Chưa; bị bắt tạm giam từ ngày 20/12/2011, đến ngày 12/4/2013 áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú; ngày 28/12/2020 bị bắt tạm giam, hiện đang bị tạm giam; có mặt.

2. Hoàng Anh T, sinh năm 1973; nơi cư trú: Số nhà 14, N1, phường N, thành phố B, tỉnh B; nghề nghiệp: Nguyên cán bộ Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B1 (nay là Chi nhánh Ngân hàng phát triển B); Đảng, đoàn thể: là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, đã đình chỉ sinh hoạt Đảng; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Hoàng Cai P và bà Lê Thị T2; có vợ là Lê Thị Ánh N2 và 02 con, con lớn sinh năm 2001, con nhỏ sinh năm 2007; tiền án, tiền sự: Chưa; hiện tại ngoại; có mặt.

* Người bào chữa cho bị cáo Thân Văn H: Ông Tạ Anh T3, ông Đỗ Tùng D, ông Đỗ Đăng H4 - Luật sư Văn phòng luật sư B3 thuộc Đoàn luật sư thành phố H4; luật sư Tạ Anh T3, luật sư H4 có mặt; luật sư Đỗ Tùng D vắng mặt.

* Bị hại có kháng cáo: Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2 - B (nay là khu vực B3).

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Bùi Văn P1, chức vụ: Trưởng phòng tín dụng Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B3; có mặt.

Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị hại: Ông Nguyễn Ngọc Đ - Luật sư Văn phòng luật sư Nguyễn Ngọc Đ thuộc Đoàn luật sư thành phố H4; có mặt.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Anh Nguyễn Trường S2, sinh năm 1971; địa chỉ: Phòng số 8, nhà A5, khu tập thể P2, tổ 7, phường T3, thành phố B, tỉnh B; có mặt.

- Anh Nguyễn Mạnh H5, sinh năm 1976; địa chỉ: Lô 82, đường N, phường V, thành phố B2, tỉnh B2; vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt.

- Nguyễn Tố A, sinh năm 1985; địa chỉ: Thôn Đ1, xã T4, huyện Y, tỉnh B2; vắng mặt.

- Chị Cao Thị H6, sinh năm 1990; địa chỉ: Số 28B, khu phố 5, tổ dân phố H7, phường T1, thành phố B, tỉnh B; vắng mặt.

- Ông Trần Văn V1, sinh năm 1962; địa chỉ: Số 88 khu đô thị A1, phường V2, thành phố B2, tỉnh B2; vắng mặt.

- Chị Trần Thị S3, sinh năm 1985; địa chỉ: Số 07, ngõ 6, đường V3, phường N, thành phố B, tỉnh B; vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt.

- Nông Minh H7, sinh năm 1978; địa chỉ: Lô 82, đường N, phường V, thành phố B2, tỉnh B2; vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt.

- Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chi nhánh B.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Trương Công Đ2 và bà Trần Thị T4 – Cán bộ xử lý nợ; ông Trương Công Đ2 có mặt, bà Trần Thị T4 vắng mặt.

* Người làm chứng: Ông Nguyễn Văn S4, ông Lại Hồng Q, ông Đào Hữu T5, ông Nguyễn Tiến H8 – Điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh B; ông Lại Hồng Q có mặt; ông Đào Hữu T5, ông Nguyễn Tiến H8 vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt; ông Nguyễn Văn S4 vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 25/5/2011, Cơ quan Cảnh sát điều tra (viết tắt CSĐT) Công an tỉnh B nhận được đơn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh B (viết tắt là VPBank B) tố cáo Thân Văn H và Nguyễn Trường S2 là Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị (viết tắt là HĐQT) của Công ty Cổ phần H1 (viết tắt là Công ty H1) đã vay, chiếm đoạt tiền vay của Ngân hàng VPBank B trên 4 tỷ đồng. Quá trình điều tra xác định hành vi phạm tội của Thân Văn H- Giám đốc Công ty H1, Hoàng Anh T- Phó trưởng Phòng Bảo lãnh - Ủy thác - Hỗ trợ sau đầu tư của Ngân hàng phát triển Chi nhánh B - B2 (nay là Ngân hàng phát triển Chi nhánh B, viết tắt là Ngân hàng phát triển B) và những nội dung liên quan đến vụ án như sau:

1- Hành vi phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của Thân Văn H Công ty H1 được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh B cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2003000419, ngày 07/7/2009; trụ sở: Phòng 8 nhà A5, tổ dân phố số 23, phường T3 – thành phố B, tỉnh B; ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm, xuất khẩu tổng hợp các mặt hàng nông sản thực phẩm, kinh doanh, phân phối hàng tiêu dùng...; vốn điều lệ 5.000.000.000 đồng (công ty đã 02 lần thay đổi đăng ký kinh doanh); mã số doanh nghiệp của công ty là 2400470557; Hội đồng quản trị gồm: Nguyễn Trường S2 làm Chủ tịch, Thân Văn H làm Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc, Nguyễn Mạnh H5 làm Thành viên. Ngày 30/7/2009, Công ty H1 đã ký hợp đồng thuê nhà xưởng của Công ty TNHH vận tải V5 tại xã T6, thành phố B làm văn phòng và kho chứa hàng.

Khi mới thành lập Công ty H1 chủ yếu sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu (dưa chuột đóng lọ). Đến ngày 16/12/2009 Công ty H1 ký Hợp đồng số 151/2009/HĐPP-MSF và ngày 01/4/2010 Công ty H1 ký Hợp đồng số 46/2010/HĐPP-MSF làm nhà phân phối sản phẩm cho Công ty cổ phần thực phẩm M3 (viết tắt là Công ty M3) tại địa bàn tỉnh B. Do thiếu vốn kinh doanh nên Công ty H1 luôn phải vay tiền các Ngân hàng thương mại và vay tiền các cá nhân để lấy vốn hoạt động (vay ngoài tính theo lãi ngày, với mức lãi suất trung bình là 2.000 đồng/triệu/ngày).

Công ty H1 đã 03 lần ký Hợp đồng tín dụng vay vốn tại VPBank B với tài sản bảo đảm là Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng phát triển B gồm: Hợp đồng tín dụng số LD 1016200226 ngày 10/6/2010, số tiền vay là 2,5 tỷ đồng, khoản tiền vay này Công ty H1 đã trả đủ nợ gốc và tiền lãi cho VPBank B; Hợp đồng tín dụng số LD 1025900090 ngày 16/9/2010, số tiền vày là 5,5 tỷ đồng, khoản tiền vay này Công ty H1 đã trả đủ nợ gốc và tiền lãi cho VPBank B; Hợp đồng tín dụng số LD1034200086 ngày 08/12/2010, số tiền vay là 6,5 tỷ đồng, thời hạn vay kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên đến ngày 25/3/2011, khoản tiền vay này Công ty H1 mới chỉ thanh toán được cho VPBank B tổng số 2.608.791.506 đồng (gồm: tiền gốc là 2.390.232.062 đồng, tiền lãi là 218.559.444 đồng). Đến nay, Công ty H1 còn nợ VPBank B 4.109.767.938 đồng nợ gốc và 13.383.534.913 đồng tiền lãi (tạm tính đến thời điểm 30/01/2021).

Tiến hành điều tra, xác minh trình tự phát sinh khoản tiền vay 6,5 tỷ của Công ty H1 tại VPBank B, kết quả như sau:

Ngày 24/11/2010 Hội đồng quản trị Công ty H1 có biên bản họp, thống nhất các nội dung: Nhất trí đề nghị Ngân hàng phát triển B bảo lãnh cho phương án vay vốn ngắn hạn tại VPBank B của Công ty H1; Đồng ý giao cho Ban giám đốc Công ty H1 được vay vốn ngắn hạn tại VPBank B để bổ sung vốn kinh doanh với các nội dung: số tiền vay là 6,5 tỷ đồng, thời gian vay là 04 tháng…; Ủy quyền cho ông Thân Văn H - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty H1 là người đại diện cho công ty chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục tại phòng công chứng, các thủ tục xin bảo lãnh và vay vốn với Chi nhánh Ngân hàng phát triển B, VPBank B và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tại thời điểm này Công ty H1 đang mất khả năng về tài chính, tổng nợ vay các cá nhân và các tổ chức tín dụng 14.531.732.235 đồng tiền gốc (các cá nhân là 7.623.398.900 đồng, các tổ chức tín dụng 6.908.333.335 đồng), tiền hàng còn tồn đọng là 4.708.074.200 đồng, mất cân đối là 9.823.568.035 đồng; các khoản nợ đều đến hạn và sắp đến hạn phải thanh toán, xong Công ty H1 không có nguồn vốn hay tài sản để thanh toán nợ vay và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng Thân Văn H đã trực tiếp thiết lập, ký hồ sơ đề nghị bảo lãnh gửi đến Ngân hàng phát triển B. Để Ngân hàng phát triển B chấp thuận bảo lãnh vay vốn và VPBank B chấp thuận cho Công ty H1 vay vốn, Thân Văn H đã thiết lập hồ sơ, báo cáo tình hình hoạt động của Công ty H1 với nội dung, số liệu ở một số mục không đúng thực tế, phản ánh Công ty H1 hoạt động bình thường, kinh doanh có lãi, cụ thể:

- Chi phí trả trước dài hạn: Thực tế chi phí trả trước dài hạn của Công ty H1 là 1.260.000.000 đồng (là khoản tiền Công ty H1 thanh toán cho Công ty V5 tiền thuê văn phòng, kho chứa hàng); trong hồ sơ thể hiện là 2.346.000.000 đồng, được nâng khống lên thêm 1.086.000.000 đồng.

- Vốn chủ sở hữu: thực tế số vốn góp của các thành viên Công ty H1 chỉ có 980.000.000 đồng (Thân Văn H góp 580.000.000 đồng, Nguyễn Trường S2 góp 400.000.000đồng); trong hồ sơ thể hiện là 5.000.000.000 đồng, được nâng khống lên thêm 4.020.000.000 đồng.

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: thực tế tại thời điểm 24/11/2010 Công ty H1 không có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối; trong hồ sơ thể hiện lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là: 1.519.202.992 đồng.

- Tiền nợ vay các cá nhân ngoài xã hội: Tại thời điểm 24/11/2010, Công ty H1 còn nợ tiền gốc vay các cá nhân ngoài xã hội là 7.623.398.900 đồng (Thân Văn H vay hộ Công ty là 3.204.640.000 đồng, Nguyễn Trường S2 vay hộ Công ty là 3.546.295.000 đồng, Nguyễn Mạnh H5 vay hộ Công ty là 872.463.900 đồng), nhưng trong báo cáo tình hình hoạt động của Công ty H1 không thể hiện về số tiền nợ vay ngoài này. Quá trình làm việc với Ngân hàng phát triển B và VPBank B thì Thân Văn H cũng không báo cáo về các khoản nợ vay ngoài xã hội này.

Ngày 24/11/2010, Thân Văn H gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng phát triển B đề nghị bảo lãnh cho Công ty H1 vay VPBank B 6,5 tỷ đồng. Ngân hàng phát triển B phân công Hoàng Anh T (thời điểm này đang là Phó trưởng Phòng Bảo lãnh - Ủy thác - Hỗ trợ sau đầu tư) thẩm định điều kiện bảo lãnh vay vốn đối với Công ty H1. Sau khi được phân công, Hoàng Anh T đã thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế tại Công ty H1. Đến ngày 26/11/2010, Hoàng Anh T lập báo cáo thẩm định để bà Nguyễn Thị Tâm (Trưởng Phòng Bảo lãnh - ủy thác - hỗ trợ sau đầu tư) duyệt, đề xuất lãnh đạo Ngân hàng phát triển B chấp thuận bảo lãnh cho Công ty H1 vay 6,5 tỷ đồng tại VPBank B. Ông Trần Văn Xoan - Phó Giám đốc và ông Ngô Đức Hà - Giám đốc Ngân hàng phát triển B đã phê duyệt báo cáo thẩm định do Tuấn lập, chấp thuận bảo lãnh cho Công ty H1 vay 6,5 tỷ đồng tại VPBank B.

Ngày 26/11/2010, Ngân hàng phát triển B ban hành công văn số 1080/NHPTKV.BNI.BL thông báo chấp thuận bảo lãnh cho Công ty H1 vay 6,5 tỷ đồng tại VPBank B.

Ngày 30/11/2010, Thân Văn H gửi VPBank B hồ sơ xin vay vốn, kèm thông báo chấp thuận bảo lãnh của Ngân hàng phát triển B, phương án sản xuất kinh doanh của Công ty H1 đã được Ngân hàng phát triển B thẩm định. VPBank B đã phân công ông Trịnh Minh Kiên thẩm định điều kiện vay vốn của Công ty H1; ông Trịnh Minh Kiên đã kiểm tra hồ sơ và trực tiếp đến công ty H1 kiểm tra, đối chiếu (không lập biên bản). Sau khi thẩm định, ông Trịnh Minh Kiên đã lập tờ trình thẩm định để lãnh đạo VPBank B duyệt, báo cáo Hội đồng tín dụng VPBank Hội sở tại Hà Nội về việc xin vay vốn của Công ty H1. Hội đồng tín dụng VPBank Hội sở đã phê duyệt, ra nghị quyết chấp thuận cho Công ty H1 vay 6,5 tỷ đồng tại VPBank B theo bảo lãnh của Ngân hàng phát triển B.

Ngày 08/12/2010, VPBank B ký hợp đồng tín dụng số LD1034200086 và ngày 09/12/2010, ký Phụ lục bổ sung Hợp đồng tín dụng số LD1034200086/PLBS cho Công ty H1 vay 6.500.000.000 đồng; thời hạn vay: kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên đến ngày 25/3/2011; mục đích sử dụng tiền vay: kinh doanh hàng tiêu dùng (nước mắm Nam ngư các loại, theo phương án kinh doanh lập ngày 24/11/2010 đã được Ngân hàng phát triển B thẩm định, bảo lãnh); tài sản bảo đảm là: Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng phát triển B. Ngày 09/12/2010, Ngân hàng phát triển B phát hành Chứng thư bảo lãnh số 10/2010/NHPT.227-BL.PA bảo lãnh cho Công ty H1 vay 6,5 tỷ đồng tại VPBank B, chứng thư bảo lãnh (là tài sản bảo đảm cho món vay) đã được Ngân hàng phát triển B giao cho VPBank B quản lý.

Từ ngày 09/12/2010 đến ngày 29/12/2010, VPBank B đã giải ngân cho Công ty H1 vay 6,5 tỷ đồng dưới hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Công ty M3 tại Ngân hàng TechcomBank Thành phố Hồ Chí Minh theo 09 (chín) ủy nhiệm chi của Công ty H1 (cụ thể: ngày 09/12/2010 giải ngân 01 tỷ đồng, hạn trả 25/01/2011; ngày 13/12/2010 giải ngân 01 tỷ đồng, hạn trả 10/02/2011; ngày 14/12/2010 giải ngân 1,2 tỷ đồng, hạn trả 25/02/2011; ngày 16/12/2010 giải ngân 700 triệu đồng, hạn trả ngày 25/02/2011; 18/12/2010 giải ngân 600 triệu đồng, hạn trả ngày 10/3/2011; ngày 21/12/2010 giải ngân 500 triệu đồng, hạn trả ngày 10/3/2011; ngày 24/12/2010 giải ngân 600 triệu đồng, hạn trả 10/3/2011; ngày 27/12/2010 giải ngân 500 triệu đồng, hạn trả ngày 25/3/2010; ngày 29/12/2010 giải ngân 400 triệu đồng, hạn trả ngày 25/3/2011).

Cùng với việc vay VPBank B, Công ty H1 còn huy động các nguồn tiền khác để mua hàng của Công ty M3. Từ ngày 09/12/2010 đến ngày 29/12/2010, Công ty H1 đã chuyển khoản vào tài khoản của Công ty M3 tổng số 9,325 tỷ đồng để mua hàng (6,5 tỷ đồng vay VPBank B, 2,825 tỷ đồng là nguồn tiền huy động khác).

Theo Hợp đồng tín dụng và Phụ lục bổ sung Hợp đồng tín dụng thì Công ty H1 cam kết thanh toán nợ gốc cho VPBank B theo 5 phân kỳ trả nợ, kỳ hạn trả nợ đầu tiên là ngày 25/01/2011 và kỳ hạn trả nợ cuối cùng là ngày 25/3/2011; Công ty H1 phải nộp tiền vào tài khoản để đảm bảo việc trả nợ (số tài khoản 17844709) được mở tại VPBank B.

Sau khi Công ty H1 chuyển tiền mua hàng vào tài khoản, Công ty M3 đã giao đủ số lượng hàng hóa theo số tiền đã chuyển, nhưng hàng hóa mà Công ty M3 giao cho Công ty H1 gồm cả nước mắm Nam ngư và một số loại hàng hóa khác (mì tôm, tương ớt ...). Công ty H1 đã xuất kho bán hết hàng và thu tiền về nhập quỹ tiền mặt của Công ty, nhưng Thân Văn H và Công ty H1 không thanh toán trả nợ vay cho VPBank B theo đúng cam kết trong Hợp đồng tín dụng, mà chỉ thanh toán trả VPBank B được 2.390.232.062 đồng nợ gốc và 218.559.444 đồng tiền lãi; cụ thể: ngày 26/01/2011 là 95.209.080 đồng, ngày 30/01/2011 là 332.257.833 đồng, ngày 10/02/2011 là 111.425.317 đồng, ngày 12/02/2011 là 117.943.848 đồng, ngày 14/02/2011 là 283.163.922 đồng, ngày 16/02/2011 là 60.000.000 đồng, ngày 17/02/2011 là 50.000.000 đồng, ngày 18/02/2011 là 100.000.000 đồng, ngày 19/02/2011 là 140.000.000 đồng, ngày 22/02/2011 là 210.000.000 đồng, ngày 25/02/2011 là 45.062.298 đồng, ngày 26/02/2011 là 73.377.452 đồng, ngày 04/4/2011 là 201.792.312 đồng, ngày 20/4/2011 là 50.000.000 đồng, ngày 22/4/2011 là 460.000.000 đồng. Số tiền còn lại được Thân Văn H sử dụng vào các mục đích khác như: chi trả tiền nợ gốc, lãi cho các cá nhân ngoài xã hội, trả một số khoản nợ vay từ trước của các ngân hàng (trong đó có trả cho khoản tiền vay 5,5 tỷ đồng trước đó của VPBank B là 2.000.000.000 đồng) và chi phí cho hoạt động khác của công ty.

Hiện Công ty H1 không còn tài sản và khả năng về tài chính để thanh toán nợ vay cho VPBank B, nợ vay các cá nhân ngoài xã hội và các khoản nợ khác phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể: nợ phải trả của Công ty H1 là 11.644.146.338 đồng (nợ gốc vay tại VPBank B là 4.109.767.938 đồng, nợ gốc vay các cá nhân ngoài xã hội là 6.767.398.900 đồng, các khoản nợ khác phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh là 766.979.500 đồng; chưa tính số tiền lãi tạm tính đến 30/01/2021 là 13.383.534.913 đồng của VPBank B); trong khi đó: nợ phải thu của Công ty H1 chỉ còn 864.000.000 đồng (BL 289-290); giá trị tài sản còn lại của Công ty H1 là 21.660.800 đồng (là một số thiết bị văn phòng của Công ty H1 mua năm 2009 và 2010 hiện đang nhờ Công ty V5 quản lý); ngoài ra Công ty H1 không còn tài sản gì khác. Ngày 08/3/2011, Công ty H1 có văn bản gửi Công ty Massan đề nghị chấm dứt hợp đồng phân phối sản phẩm, đến ngày 10/3/2011 Công ty H1 hoàn toàn dừng hoạt động vì mất cân đối về tài chính và không còn vốn để hoạt động. Đến cuối tháng 3/2011, Công ty H1 đã trả lại mặt bằng, nhà kho cho Công ty V5.

Sau khi VPBank B giải ngân vốn vay cho Công ty H1, Ngân hàng phát triển B đã 04 lần kiểm tra, giám sát tài sản hình thành từ vốn vay tại Công ty H1 (ngày 21/12/2010, 06/01/2011, 24/02/2011, 07/3/2011), do một mình Hoàng Anh T kiểm tra nhưng cả 04 lần Tuấn đều không kiểm đếm số lượng, chủng loại hàng hóa mà Công ty H1 đã mua của Công ty M3 để xác định hàng hóa mà Công ty H1 đã mua của Công ty M3 có đúng cơ cấu hàng hóa nêu trong phương án kinh doanh đã được Ngân hàng phát triển B thẩm định và chấp thuận bảo lãnh hay không. Trong 02 lần kiểm tra đầu, Hoàng Anh T xác định: tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt, đến lần kiểm tra thứ 4 (ngày 07/3/2011) Hoàng Anh T mới phát hiện số lượng, chủng loại hàng hóa mà Công ty H1 đã mua của Công ty M3 không đúng cơ cấu hàng hóa theo phương án kinh doanh của Công ty H1 đã được Ngân hàng phát triển B thẩm định và chấp thuận bảo lãnh (chỉ căn cứ vào 39 số hoá đơn do Thân Văn H đưa cho). Ngày hôm sau (08/3/2011), Ngân hàng phát triển B ban hành văn bản số 189/NHPTKV.BN.BG.BL gửi VPBank B thông báo hủy bỏ Chứng thư bảo lãnh đối với khoản tiền vay 6,5 tỷ đồng của Công ty H1 tại VPBank B. Đến ngày 17/5/2011, Ngân hàng phát triển B tiếp tục ban hành văn bản số 537/NHPTKV.BN.BG.BL gửi VPBank B thông báo từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khoản tiền vay 6,5 tỷ đồng của Công ty H1 tại VPBank B. VPBank B không chấp thuận việc Ngân hàng phát triển B hủy bỏ Chứng thư bảo lãnh, nên ngày 09/3/2011 đã có công văn số 27/2011/CV-VPB đề nghị Ngân hàng phát triển B phối hợp với VPBank B trong việc thu hồi nợ, thanh toán nợ vay của Công ty H1. Đến ngày 01/4/2011 VPBank B có công văn số 37/2011/CV- VPB đề nghị Ngân hàng phát triển B thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khoản tiền vay 6,5 tỷ đồng của Công ty H1 tại VPBank B, vì: VPBank B đã giải ngân số tiền 6,5 tỷ đồng cho Công ty H1 vay theo đúng cam kết trong Hợp đồng tín dụng, theo hình thức chuyển khoản 6,5 tỷ đồng cho Công ty M3 căn cứ vào các ủy nhiệm chi và đơn đặt hàng của Công ty H1; các đơn đặt hàng của Công ty H1 có chủng loại hàng hóa đúng với phương án sản xuất kinh doanh của Công ty H1 đã được Ngân hàng phát triển B thẩm định và chấp thuận bảo lãnh… Nhưng Ngân hàng phát triển B không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

2- Hành vi phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” của Hoàng Anh T Hoàng Anh T là Phó Trưởng Phòng Bảo lãnh - ủy thác – hỗ trợ sau đầu tư (Phòng bảo lãnh) thuộc Ngân hàng phát triển B. Năm 2010, Tuấn được phân công thẩm định điều kiện bảo lãnh vay vốn đối với các hồ sơ của Công ty H1 đề nghị Ngân hàng phát triển B bảo lãnh vay 2,5 tỷ đồng, 5,5 tỷ đồng và 6,5tỷ đồng tại VPBank B.

Quá trình thẩm định thực tế món vay 6,5 tỷ đồng tại Công ty H1, Hoàng Anh T chỉ kiểm tra, đối chiếu nội dung, số liệu trong hồ sơ đề nghị bảo lãnh của Công ty H1 với tài liệu lưu trữ trên phần mềm kế toán ở máy vi tính của Công ty H1; không kiểm tra, đối chiếu với sổ sách, tài liệu, chứng từ bằng giấy của Công ty H1; không phát hiện tại thời điểm đó Công ty H1 đang nợ các cá nhân ngoài xã hội 7.623.398.900 đồng, Công ty H1 đang mất khả năng về tài chính. Do đó Hoàng Anh T đã đề xuất lãnh đạo chấp thuận bảo lãnh cho Công ty H1 vay 6,5 tỷ đồng tại VPBank B. Quá trình Hoàng Anh T kiểm tra, giám sát tài sản hình thành từ vốn vay sau khi VPBank B giải ngân, Hoàng Anh T cũng không kiểm đếm hàng hóa; không kiểm tra sổ sách, tài liệu, hóa đơn, chứng từ về việc nhập hàng của Công ty H1; Hoàng Anh T chỉ căn cứ vào số liệu do Thân Văn H cung cấp để lập biên bản, nên 03 lần kiểm tra đầu Hoàng Anh T không biết chính xác hàng hóa mà Công ty H1 mua của Công ty M3 bằng tiền vay của VPBank B gồm những chủng loại hàng hoá nào, thời điểm kiểm tra đã bán được bao nhiêu hàng, thu được bao nhiêu tiền và thực hiện trả nợ cho VPBank B như thế nào. Đến lần kiểm tra thứ 4 (ngày 07/3/2011), Hoàng Anh T cũng chỉ dựa vào 39 hoá đơn GTGT của Công ty M3 xuất cho Công ty H1 trong tháng 12/2010 do Thân Văn H cung cấp để đối chiếu, xác định Công ty H1 mua hàng hoá của Công ty M3 không đúng cơ cấu hàng hoá theo phương án kinh doanh đã được Ngân hàng phát triển B bảo lãnh. Cũng tại thời điểm này, Công ty H1 đã tiêu thụ hết hàng, thu cơ bản hết tiền bán hàng, không còn tài sản và khả năng về tài chính để thanh toán nợ vay cho VPBank B.

Những hành vi nêu trên của Hoàng Anh T đã dẫn đến hậu quả để Thân Văn H chiếm đoạt số tiền được Ngân hàng phát triển B bảo lãnh (theo Chứng thư bảo lãnh số 10/2010/NHPT.227-BL.PA, ngày 09/12/2010; tài sản đảm bảo vốn vay), gây thiệt hại cho Ngân hàng phát triển B số tiền 4.109.767.938 đồng.

3. Lời khai của các bị cáo - Lời khai của bị cáo Thân Văn H:

Quá trình sản xuất kinh doanh do không có vốn và không có tài sản để thế chấp vay vốn tại các Ngân hàng nên Thân Văn H, Nguyễn Trường S2 và Nguyễn Mạnh H5 thường phải vay tiền các cá nhân theo lãi ngày với mức lãi suất trung bình là 2.000 đồng/triệu/ngày, số tiền vay và trả lãi từ khi thành lập Công ty đến ngày lập báo cáo tài chính vay 6,5 tỷ (ngày 24/11/2010) là lớn (tiền vay khoảng trên 40 tỷ, tiền trả lãi là 5.696.309.900 đồng). Do vậy, thời điểm 24/11/2010 Công ty H1 đang mất khả năng về tài chính, nợ các cá nhân ngoài xã hội và các tổ chức tín dụng là 14.531.732.235 đồng tiền gốc (nợ các cá nhân cá nhân là 7.623.398.900 đồng, nợ các tổ chức tín dụng là 6.908.333.335 đồng). Các khoản nợ đều đã đến hạn hoặc sắp đến hạn phải thanh toán, nhưng Công ty H1 không còn nguồn vốn, tài sản để thanh toán các khoản nợ này. Với mục đích để có tiền kinh doanh, duy trì sự tồn tại của Công ty và có tiền để thanh toán nợ vay cho các cá nhân, các tổ chức tín dụng thì phải vay được tiền Ngân hàng. Nếu lập hồ sơ, báo cáo phản ánh đúng tình hình hoạt động thực tế của Công ty H1 thì Ngân hàng phát triển B sẽ không chấp thuận bảo lãnh vay vốn và VPBank B cũng sẽ không chấp thuận cho vay vốn. Vì vậy, Thân Văn H đã thiết lập hồ sơ phản ánh không đúng tình hình hoạt động thực tế của công ty để nghị Ngân hàng phát triển B bảo lãnh vay 6,5 tỷ đồng tại VPBank B.

Hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn của Công ty H1 là do Thân Văn H lập theo hướng dẫn của Hoàng Anh T. Thân Văn H lập xong thì gửi thư điện tử (email) từ hộp thư của Thân Văn H đến hộp thư của Hoàng Anh T. Hoàng Anh T xem, chỉnh sửa xong thì gửi lại cho Thân Văn H (gồm: phương án sản xuất kinh doanh đề nghị bảo lãnh vay vốn, kế hoạch phương án kinh doanh). Sau đó, Thân Văn H ký, đóng dấu gửi đến Ngân hàng phát triển B. Ngày 26/9/2011 tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh B, Thân Văn H đã sử dụng máy vi tính do Cơ quan điều tra cung cấp vào mạng internet, mở và rút các thư điện tử nêu trên, in, nộp cho Cơ quan điều tra. Quá trình Hoàng Anh T hướng dẫn Thân Văn H lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh, Thân Văn H tự nguyện bồi dưỡng cho Hoàng Anh T 50.000.000 đồng bằng tiền của Công ty, khi đưa tiền chỉ có Thân Văn H và Hoàng AnhTuấn; ngoài ra, Thân Văn H khai còn chi bồi dưỡng cho Hoàng Anh T 110.000.000 đồng ở các lần bảo lãnh vay vốn khác, khi đưa tiền cũng chỉ có Thân Văn H và Hoàng Anh T; tổng số tiền Thân Văn H đã chi bồi dưỡng cho Hoàng Anh T là 160.000.000 đồng. Đến khoảng cuối tháng 3/2011, Hoàng Anh T trả lại cho Thân Văn H 160.000.000 đồng. Tất cả các khoản tiền chi bồi dưỡng cho việc vay vốn đều được sự thống nhất trong HĐQT và được hạch toán trong sổ sách của Công ty.

Công ty H1 được VPBank B giải ngân số tiền vay 6,5 tỷ đồng bằng hình thức chuyển khoản đến tài khoản của Công ty M3 để trả trước tiền mua hàng theo các đơn đặt hàng của Công ty H1; các đơn đặt hàng của Công ty H1 gửi cho Công ty M3 có tổng số lượng, chủng loại hàng hoá theo đúng phương án kinh doanh đã được Ngân hàng phát triển B thẩm định và chấp thuận bảo lãnh. Tuy nhiên, do Công ty H1 làm đại lý phân phối hàng tiêu dùng cho Công ty M3, nên mặt hàng kinh doanh không chỉ là nước mắm mà có cả các mặt hàng tiêu dùng khác; việc chuyển trả hàng cũng không bắt buộc trả từng lần theo đơn đặt hàng hoặc xuất hoá đơn riêng đối với mặt hàng mua từ nguồn tiền vay của VPBank B. Ngày 07/3/2011, khi Hoàng Anh T kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của Công ty H1, Thân Văn H có đưa ra 39 hoá đơn GTGT mà Công ty M3 xuất cho Công ty H1 trong tháng 12/2010, số tiền trong hoá đơn lớn hơn 6,5 tỷ đồng là tiền VPBank B đã giải ngân. Thân Văn H khẳng định Công ty H1 và cá nhân Thân Văn H không tự ý thay đổi số lượng, chủng loại hàng hoá đặt hàng với Công ty M3, mà việc giao hàng cho các đại lý (trong đó có Công ty H1) cơ bản là do Công ty M3 điều tiết; sau tháng 12/2010, Công ty H1 vẫn tiếp tục nhận được mặt hàng là nước mắm Nam ngư các loại do công ty M3 giao để bán. Thân Văn H khẳng định mặt hàng tiêu dùng mua của Công ty M3 bán đều có lãi, Phương án kinh doanh lập để xin cấp chứng thư bảo lãnh vay 6,5 tỷ của Ngân hàng phát triển B là hoàn toàn khả thi; Công ty M3 đã giao trả cho Công ty H1 đủ số lượng hàng hóa theo số tiền mà Công ty H1 chuyển trả trước cho Công ty M3 theo hợp đồng vay vốn 6,5 tỷ. Sau khi nhận số hàng hóa này, Công ty H1 bán hết hàng và thu đủ tiền về công ty nhưng không hạch toán riêng tiền bán hàng theo phương án kinh doanh đã lập để vay VPBank 6,5 tỷ đồng, mà tiền được nhập vào quỹ tiền mặt của Công ty để chi cho hoạt động của Công ty như: trả cho VPBank B trong khoản tiền vay 6,5 tỷ đồng số tiền 2.390.232.062 đồng nợ gốc, 218.559.444 đồng tiền lãi; trả nợ tiền nợ gốc, nợ lãi cho các cá nhân; trả nợ một số khoản vay các ngân hàng khác vay trước đó; chi phí cho hoạt động của Công ty… những khoản nợ nào đến hạn trước thì trả trước, khoản nợ nào chưa đến hạn thì trả sau. Khi đến hạn phải thanh toán trả nợ VPBank B thì Công ty không còn tiền, không còn hàng và không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Việc Thân Văn H sử dụng một phần tiền bán hàng mua của Công ty M3 bằng tiền vay 6,5 tỷ đồng được trả cho các khoản nợ của Công ty, không phải trả nợ cho cá nhân; bản thân Hưng không mục đích chiếm đoạt tiền vay của VPBank B và vẫn có ý thức tìm cách để trả nợ ngân hàng.

Sau khi được tại ngoại (năm 2013), Thân Văn H có đi làm thuê thu nhập bình quân khoản 10.000.000 đồng/01 tháng. Từ đó đến trước thời điểm bị bắt tạm giam lại (ngày 28/12/2020), Thân Văn H không trả thêm được cho VPBank B khoản tiền nào nữa. Ngoài ra, Thân Văn H còn nợ tiền vay của các cá nhân nhưng không nhớ vay của ai, cụ thể bao nhiêu.

- Lời khai của bị cáo Hoàng Anh T:

Hoàng Anh T là Phó Trưởng Phòng Bảo lãnh - ủy thác – hỗ trợ sau đầu tư (Phòng bảo lãnh) thuộc Ngân hàng phát triển B. Năm 2010, Hoàng Anh T được phân công thẩm định điều kiện bảo lãnh vay vốn đối với các hồ sơ của Công ty H1 đề nghị Ngân hàng phát triển B bảo lãnh vay 2,5 tỷ đồng, 5,5 tỷ đồng và 6,5 tỷ đồng tại VPBank B.

Sau khi Hoàng Anh T tiếp nhận hồ sơ của Công ty H1 đề nghị bảo lãnh khoản tiền vay 6,5 tỷ đồng tại VPBank B, Hoàng Anh T đã tiến hành thẩm định hồ sơ và cùng bà Nguyễn Thị Tâm - Trưởng Phòng bảo lãnh đến thẩm định thực tế tại Công ty H1. Vì tại thời điểm 24/11/2010, khi Công ty H1 đề nghị bảo lãnh vay vốn chưa đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm nên khi kiểm tra, thẩm định thực tế tại Công ty H1 thì Hoàng Anh T chỉ yêu cầu Thân Văn H truy cập vào phần mềm kế toán lưu trữ trên máy vi tính của Công ty H1 để in hoặc đọc để Hoàng Anh T đối chiếu với số liệu trong hồ sơ Công ty H1 đã nộp tại Ngân hàng phát triển B; Hoàng Anh T không kiểm tra, đối chiếu với sổ sách, tài liệu, chứng từ bằng giấy của Công ty H1. Trên cơ sở kết quả thẩm định, Hoàng Anh T đã lập báo cáo thẩm định trình bà Nguyễn Thị Tâm, ông Trần Văn Xoan (Phó Giám đốc) và ông Ngô Đức Hà (Giám đốc Ngân hàng phát triển B) duyệt chấp thuận bảo lãnh cho Công ty H1 vay 6,5 tỷ đồng tại VPBank B. Việc lập tờ trình thẩm định đề xuất lãnh đạo chấp thuận bảo lãnh cho Công ty Thân Văn H Sơn vay 6,5 tỷ đồng là do Hoàng Anh T chủ động thực hiện, không có ai chỉ đạo, yêu cầu Hoàng Anh T phải đề xuất như vậy.

Khi thẩm định điều kiện bảo lãnh món vay 6,5 tỷ đồng của Công ty H1, Tuấn không biết Công ty H1 đang mất cân đối về tài chính và không biết về các khoản vay ngoài xã hội của Công ty H1. Quá trình Công ty H1 thiết lập hồ sơ đề nghị Ngân hàng phát triển B bảo lãnh các món vay 2,5 tỷ đồng, 5,5 tỷ đồng, 6,5 tỷ đồng thì Hoàng Anh T không hướng dẫn, chỉnh sửa hồ sơ đề nghị bảo lãnh của Công ty H1, các hồ sơ đề nghị bảo lãnh đó là do Công ty H1 tự thiết lập. Hoàng Anh T cũng không được Công ty H1 và cá nhân Thân Văn H chi bồi dưỡng bất cứ khoản tiền nào.

Về nội dung Thân Văn H và Hoàng Anh T gửi thư điện tử cho nhau, Tuấn khai: hồ sơ đề nghị bảo lãnh khoản tiền vay 6,5 tỷ đồng của Công ty H1 do Thân Văn H lập, sau đó Thân Văn H gửi email cho Hoàng Anh T nhờ Hoàng Anh T xem giúp nhưng Hoàng Anh T bận việc chưa xem. Nên sau đó Thân Văn H đã copy vào USB mang đến phòng làm việc của Hoàng Anh T nhờ Hoàng Anh T xem giúp. Hoàng Anh T copy nội dung phương án kinh doanh mà Thân Văn H đã lập vào máy vi tính của Hoàng Anh T. Hoàng Anh T xem xong và góp ý với Thân Văn H: lãi suất cho vay của Ngân hàng VPBank B tại thời điểm đó là 18%/năm, nhưng Thân Văn H lập trong hồ sơ là 16,2%/năm, nên Hoàng Anh T bảo Thân Văn H là phải kiểm tra lại và phản ánh cho đúng; đồng thời, Thân Văn H có hỏi Hoàng Anh T: phần chiết khấu bán hàng mà Công ty M3 chi trả cho nhà phân phối thì có đưa vào phương án kinh doanh hay không, Hoàng Anh T trả lời là đưa vào cũng được, không đưa vào cũng được. Sau đó, tại phòng làm việc của Hoàng Anh T, Thân Văn H mượn máy vi tính của Hoàng Anh T để Thân Văn H tự chỉnh sửa số liệu trên hồ sơ đề nghị bảo lãnh khoản tiền vay 6,5 tỷ đồng của Công ty H1 theo góp ý của Hoàng Anh T, Hoàng Anh T không tham gia chỉnh sửa hoặc hướng dẫn Thân Văn H chỉnh sửa số liệu, nội dung của các tài liệu này. Sau khi Thân Văn H chỉnh sửa xong thì Hoàng Anh T có xem lại nhưng Hoàng Anh T không tham gia góp ý gì thêm. Hoàng Anh T lưu lại trên máy vi tính của Hoàng Anh T và trả lại USB cho Thân Văn H. Sau đó Thân Văn H nhờ Hoàng Anh T gửi các tài liệu mà Thân Văn H đã sửa vào hộp thư điện tử của Thân Văn H để nhân viên Công ty H1 in ra trước, khi Thân Văn H về Công ty kiểm tra lại, in, ký, đóng dấu gửi đến Ngân hàng phát triển cho nhanh.

Quá trình kiểm tra, giám sát tài sản hình thành từ vốn vay sau khi VPBank B giải ngân, Hoàng Anh T không kiểm đếm hàng hóa; không kiểm tra sổ sách, tài liệu, hóa đơn, chứng từ về việc nhập hàng của Công ty H1; chỉ căn cứ vào số liệu do Thân Văn H cung cấp để lập biên bản, do đó 03 lần kiểm tra Hoàng Anh T không biết chính xác hàng hóa mà Công ty H1 mua của Công ty M3 gồm những chủng loại hàng hoá nào, đã bán được bao nhiêu hàng, thu tiền và thực hiện trả nợ cho VPBank B như thế nào. Đến lần kiểm tra thứ 4 (ngày 07/3/2011), Hoàng Anh T được Thân Văn H cung cấp cho 39 hoá đơn GTGT của Công ty M3 xuất cho Công ty H1 trong tháng 12/2010, Hoàng Anh T đối chiếu, xác định Công ty H1 mua hàng hoá của Công ty M3 không đúng cơ cấu hàng hoá theo phương án kinh doanh đã được Ngân hàng phát triển B bảo lãnh. Thực tế, do Hoàng Anh T kiểm tra không kỹ nên không biết trước thời điểm kiểm tra (trong tháng 01 và tháng 02/2011), Công ty M3 còn xuất nhiều hóa đơn GTGT cho Công ty H1 có mặt hàng là nước mắm Nam ngư đủ theo phương án kinh doanh, tiêu thụ hết hàng, thu được tiền nhưng không trả VPBank B theo cam kết.

Hoàng Anh T thừa nhận do chủ quan tin tưởng Thân Văn H, nên quá trình thẩm định để tham mưu cho lãnh đạo Ngân hàng phát triển B phát hành chứng thư bảo lãnh đã không kiểm tra kỹ sổ sách kế toán của Công H1, không biết số liệu phản ánh không trung thực; thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay cua Công ty H1, dẫn đến để xảy ra việc Thân Văn H sau khi bán hết hàng, không trả cho Ngân hàng VP Bank và đã chiếm đoạt tiền thu được từ việc bán tài sản (hàng hoá mua của Công ty M3) hình thành từ vốn vay của VPBank B.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 69/2021/HS-ST ngày 22/12/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh B đã quyết định:

Về trách nhiệm hình sự:

- Hình phạt chính:

+ Đối với bị cáo Thân Văn H: Áp dụng khoản 4 Điều 175; Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015 xử phạt bị cáo Thân Văn H 14 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, thời gian tù tính từ ngày tuyên án nhưng được trừ đi số ngày bị bắt tạm giam (bị bắt từ ngày 20/12/2011 đến ngày 12/4/2013 là 16 tháng; Ngày 28/12/2020 bị bắt tạm giam đến nay);

+ Đối với bị cáo Hoàng Anh T: Áp dụng khoản 2 Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999; điểm s khoản 1 Điều 51; Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015 xử phạt bị cáo Hoàng Anh T 03 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, thời gian tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- Hình phạt bổ sung:

Đối với bị cáo Thân Văn H: Áp dụng khoản 5 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 cấm bị cáo đảm nhiệm chức vụ quản lý hoạt động kinh doanh thời hạn 05 kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.

Đối với bị cáo Hoàng Anh T: Áp dụng khoản 3 Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999 cấm đảm nhiệm chức vụ liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng trong thời gian 03 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Về trách nhiệm dân sự:

Áp dụng khoản 1 Điều 48 BLHS; khoản 1 Điều 584, 587 BLDS buộc các bị cáo Thân Văn H phải bồi thường số tiền chiếm đoạt cho Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2- B nay là khu vực B- L5 gồm: 4.109.767.938 đồng nợ gốc và 13.383.534.913 đồng tiền lãi.

Áp dụng Điều 339, 342 BLDS buộc Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2 - B nay là khu vực B - L5 trả lại Ngân hàng Vpbank chi nhánh B gồm: 4.109.767.938 đồng nợ gốc và 13.383.534.913 đồng tiền lãi.

Tách phần trách nhiệm dân sự về trách nhiệm bồi thường giữa thành viên HĐQT của Công ty H1 để xử lý bằng vụ kiện dân sự khác (nếu có yêu cầu).

Ngoài ra, bản án còn quyết định về xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, Ngày 27/12/2021, bị cáo Thân Văn H kháng cáo kêu oan.

Ngày 30/12/2021, bị cáo Hoàng Anh T kháng cáo xin giảm hình phạt và được hưởng án treo.

Ngày 31/12/2021, người bị hại Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2 - B kháng cáo toàn bộ bản án.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

- Bị cáo Thân Văn H giữ nguyên nội dung kháng cáo kêu oan.

- Bị cáo Hoàng Anh T giữ nguyên nội dung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo; bị cáo xuất trình Công văn số 327 ngày 18/10/2022 của Ngân hàng phát triển chi nhánh B đề nghị xem xét hình phạt cho bị cáo hưởng án treo và tài liệu xác định gia đình bị cáo có công với cách mạng. Các giấy khen năm 2006, danh hiệu lao đông tiên tiến trong các năm 2008, năm 2009 thể hiện bị cáo nhiều năm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Bị hại là Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2 - B trình bày việc BIDV từ chối bảo lãnh là đúng quy định pháp luật, không phải là bị hại trong vụ án, giữ nguyên nội dung kháng cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm.

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Ngân hàng VPBank đề nghị không chấp nhận kháng cáo của Ngân hàng BIDV.

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án: Trình tự thủ tục trong điều tra, truy tố xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm đảm bảo theo quy định của pháp luật. Sau khi phân tích, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và kết quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa phúc thẩm, xác định Tòa án cấp sơ thẩm kết án bị cáo Thân Văn H về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật, không oan. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Hoàng Anh T xuất trình Công văn số 327 ngày 18/10/2022 của Ngân hàng phát triển chi nhánh B đề nghị xem xét hình phạt cho bị cáo vì có nhiều thành tích trong công tác và tài liệu xác định gia đình bị cáo có công với cách mạng. Việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc BIDV phải bồi thường cho VPBank là có căn cứ. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356, Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự, không chấp nhận kháng cáo kêu oan của bị cáo Thân Văn H và kháng cáo đề nghị hủy án sơ thẩm của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực B2 - B; chấp nhận kháng cáo xin hưởng án treo của bị cáo Hoàng Anh T.

- Luật sư Tạ Anh Tuấn trình bày quan điểm bào chữa cho bị cáo Thân Văn H: Bị cáo Hưng không có hành vi gian dối, bị cáo không bỏ trốn và tích cực thực hiện việc trả nợ. Việc mất khả năng thanh toán do Công ty H1 và một số thành viên công ty chi sai nguyên tắc. Tội phạm xảy ra từ năm 2011, nếu bị cáo có điều kiện trả mà không trả thì theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, không thể áp dụng Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 đối với bị cáo. Án sơ thẩm không đưa Công ty H1 vào tham gia tố tụng là vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét các quy định của pháp luật, chấp nhận kháng cáo của bị cáo Thân Văn H để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo.

- Luật sư Nguyễn Ngọc Đ trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2 - B: Việc từ chối thực hiện nghĩa vụ của BIDV là hợp lệ. Công ty H1 mua hàng hóa không đúng cơ cấu, chủng loại hàng theo phương án kinh doanh; VPBank B không kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay dẫn tới việc Công ty H1 sử dụng vốn vay, tài sản hình thành vốn vay không đúng mục đích. Đề nghị Hội đồng xét xử xác định lại tư cách tham gia tố tụng của BIDV, chấp nhận nội dung kháng cáo của BIDV.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả xét hỏi và tranh luận công khai tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng.

[1]. Về thủ tục tố tụng: Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tại cấp sơ thẩm đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Tại cấp sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không có ý kiến hoặc khiếu nại gì. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2]. Tại phiên toà bị cáo Thân Văn H kêu oan, bị hại là Ngân hàng phát triển B xác định việc từ chối bảo lãnh là đúng quy định pháp luật, không phải là bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập trong hồ sơ vụ án như lời khai người bị hại, người liên quan, vật chứng thu giữ, cùng các tài liệu chứng cứ khác, đã có đủ cơ sở xác định:

Thân Văn H là Giám đốc, là người đại diện theo pháp luật của Công ty H1. Thời điểm tháng 11/2010, Công ty H1 đang mất cân đối về tài chính, không có vốn để kinh doanh và có nhiều khoản nợ vay đến hạn phải trả. Để có tiền trả nợ vay và kinh doanh, Thân Văn H đã thiết lập hồ sơ phản ánh không đúng tình hình tài chính của công ty để được Ngân hàng phát triển B bảo lãnh vay số tiền 6,5 tỷ đồng của VPBank B. Sau khi được VPBank B giải ngân bằng hình thức chuyển khoản theo các hợp đồng mua hàng với Công ty M3, Công ty H1 đã nhận đủ và bán hết hàng, thu đủ tiền; Thân Văn H đã không thực hiện việc nộp tiền vào tài khoản đảm bảo trả nợ mở tại ngân hàng theo quy định, mà chỉ thực hiện trả nợ một phần (2.390.232.062 đồng nợ gốc và 218.559.444 đồng tiền lãi), còn lại nhập số tiền thu được từ việc bán hàng (tài sản hình thành từ vốn vay) về quỹ tiền mặt của công ty để chiếm đoạt số tiền 4.109.767.938 đồng (Bốn tỷ, một trăm linh chín triệu, hai trăm ba mươi hai nghìn, chín trăm ba mươi tám đồng) của Ngân hàng phát triển B nhận bảo lãnh cho ngân hàng VPBank dùng vào việc trả nợ vay của Công ty H1. Tháng 3/2011, Công ty H1 đã ngừng hoạt động kinh doanh, hiện Công ty H1 và Thân Văn H không còn khả năng để thanh toán trả nợ.

Hoàng Anh T là Phó trưởng phòng bảo lãnh Ngân hàng phát triển B, là người được giao thẩm định hồ sơ bảo lãnh để Ngân hàng phát triển B bảo lãnh cho Công ty H1 vay 6,5 tỷ đồng của VPBank B. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Hoàng Anh T đã không tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu trong báo cáo với sổ sách, chứng từ bằng giấy của Công ty H1, nên không phát hiện Công ty H1 mất cân đối về tài chính, vẫn lập báo cáo thẩm định để đề xuất lãnh đạo Ngân hàng phát triển bảo lãnh cho Công ty H1 vay 6,5 tỷ đồng của VPBank B; quá trình kiểm tra, giám sát tài sản hình thành từ vốn vay sau giải ngân không kiểm đếm hàng hóa, không kiểm tra sổ sách, tài liệu, hóa đơn chứng từ, dẫn đến việc để Thân Văn H chiếm đoạt số tiền 4.109.767.938 đồng (Bốn tỷ, một trăm linh chín triệu, hai trăm ba mươi hai nghìn, chín trăm ba mươi tám đồng) của Ngân hàng phát triển B bảo lãnh vay tại VPBank B.

Với hành vi phạm tội nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử Thân Văn H về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015; Hoàng Anh T về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 2 Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999 là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

[3]. Xét kháng cáo của các bị cáo và ngân hàng, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy:

3.1. Đối với kháng cáo kêu oan của Thân Văn H:

Mặc dù tại phiên tòa bị cáo Thân Văn H kháng cáo kêu oan. Tuy nhiên, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập trong hồ sơ vụ án, lời khai bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, vật chứng thu giữ cùng các tài liệu, chứng cứ khác có đủ cơ sở kết luận:

Thân Văn H là Giám đốc, là người đại điện theo pháp luật của Công ty H1. Thời điểm tháng 11/2020, Công ty H1 đang mất cân đối về tài chính, không có vốn để kinh doanh và có nhiều khoản nợ vay đến hạn phải trả. Ngày 25/11/2010, HĐQT Công ty H1 đã họp ủy quyền giao cho Thân Văn H thực hiện toàn bộ thủ tục xin bảo lãnh tại Ngân hàng phát triển B để vay vốn ngắn hạn 6,5 tỷ đồng tại VPBank B. Công ty H1 và VPBank B ký kết Hợp đồng tín dụng số: LD1034200086 là ngay thẳng, Thân Văn H đại diện Công ty biết rõ khi nhận 6,5 tỷ đồng tiền giải ngân cho vay của VPBank B là để trả tiền mua mặt hàng nước mắm Nam Ngư các loại, đây là tài sản hình thành bảo đảm cho khoản vay. Sau khi được ngân hàng VPBank B giải ngân bằng hình thức chuyển khoản theo các hợp đồng mua hàng với Công ty M3, Công ty H1 đã nhận đủ và bán hết hàng, thu đủ tiền; Thân Văn H đã không thực hiện việc nộp tiền vào tài khoản đảm bảo trả nợ mở tại ngân hàng theo quy định, mà chỉ thực hiện trả nợ một phần (2.390.232.062 đồng nợ gốc và 218.559.444 đồng tiền lãi), còn lại nhập số tiền thu được từ việc bán hàng về quỹ tiền mặt, chuyển vào tài khoản ngân hàng khác để chiếm đoạt, sau đó rút ra sử dụng vào trả nợ cho Công ty mà Thân Văn H có trách nhiệm quản lý toàn diện và trả nợ các cá nhân ngoài xã hội. Đến nay, Thân Văn H và Công ty H1 không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng số tiền nợ gốc 4.109.767.938 đồng và lãi phát sinh. Hành vi của Thân Văn H là hành vi vay tiền của Ngân hàng bằng hình thức hợp đồng, khi hết hợp đồng không trả nợ theo hợp đồng tín dụng và dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền 4.109.767.938 đồng. Hành vi phạm tội của bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 nay là khoản 4 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của kêu oan của bị cáo.

- Xét kháng cáo của bị cáo về việc bỏ lọt người phạm tội là ông Nguyễn Trường S2 thấy rằng: Ông Nguyễn Trường S2 là Chủ tịch HĐQT Công ty H1, ông Nguyễn Trường S2 cùng Thân Văn H đứng ra thành lập Công ty H1, mọi thủ tục về việc thành lập Công ty là do Thân Văn H thực hiện. Ban đầu khi thành lập Công ty chỉ có ông Nguyễn Trường S2 và Thân Văn H góp vốn, một số cá nhân cho Công ty vay tiền được chuyển vào tỷ lệ góp vốn, nhưng sau đó lại rút vốn tính là tiền cho Công ty vay. Thành viên Hội đồng quản trị của Công ty H1 có tên của ông Vương Anh Tuấn và ông Nguyễn Đình Dũng nhưng thực tế hai người này chỉ ghi danh chứ không góp vốn vào Công ty.

Quá trình hoạt động kinh doanh giữa ông Nguyễn Trường S2 và Thân Văn H có thống nhất về việc vay vốn để đầu tư kinh doanh, tiền vay để góp vốn kinh doanh của Công ty đều được theo dõi, ghi chép. Từ khi thành lập Công ty, ông Nguyễn Trường S2 và Thân Văn H thống nhất khoản vay vốn Ngân hàng thì Thân Văn H sẽ chịu trách nhiệm giao dịch với Ngân hàng, Thân Văn H điều hành hoạt động của Công ty, lập hồ sơ vay vốn và trả nợ ngân hàng theo quy định. Tháng 11/2010, có thống nhất tiếp tục lập hồ sơ xin bảo lãnh vay vốn VPBank B số tiền 6,5 tỷ đồng để bổ sung vốn kinh doanh, toàn bộ thủ tục xin cấp chứng thư bảo lãnh và vay vốn đều do Thân Văn H thực hiện, ông Nguyễn Trường S2 chỉ ký biên bản họp Hội đồng Quản trị về việc vay vốn cho đủ thủ tục. Ông Nguyễn Trường S2 không biết sau đó Thân Văn H đã sử dụng tiền trả nợ các khoản nợ khác mà không trả VPBank B theo cam kết. Các khoản chi mà ông Nguyễn Trường S2 duyệt đều chi cho hoạt động của Công ty H1, không có việc chi cá nhân từ quỹ của Công ty. Với tài liệu, chứng cứ thu thập và tranh tụng tại phiên tòa không đủ căn cứ xác định ông Sơn đồng phạm với Thân Văn H về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

3.2. Xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo của bị cáo Hoàng Anh T, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy:

Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, đánh giá đúng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo theo quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 để xử phạt bị cáo 03 năm tù là có căn cứ.

Trong vụ án này, Hoàng Anh T với chức vụ là Phó Trưởng phòng bảo lãnh Ngân hàng phát triển B, là người được giao thẩm định hồ sơ bảo lãnh để Ngân hàng phát triển B bảo lãnh cho Công ty H1 vay 6,5 tỷ đồng của VPBank B. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra và tại các phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm bị cáo có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo tiếp tục thể hiện thái độ khai báo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội, bị cáo xuất trình các tài liệu mới gồm:

Các Giấy chứng nhận khen thưởng kháng chiến số 1294/SNV-TĐKT ngày 01/9/2021 và số 1295/SNV-TĐKT của Sở Nội vụ Ủy ban nhân dân tỉnh B chứng nhận bà Lê Thị Thuận (là mẹ bị cáo) có thời gian tham gia kháng chiến chống Mỹ và được tặng thưởng Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì số sổ vàng 445 và chứng nhận ông Hoàng Cai Phương (là bố bị cáo) có thời gian tham gia kháng chiến chống Mỹ và được tặng thưởng Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, thể hiện gia đình bị cáo có công với cách mạng; Đơn của Ngân hàng phát triển khu vực B3 về việc xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáon hưởng án treo; Các giấy khen năm 2006, danh hiệu lao đông tiên tiến trong các năm 2008, năm 2009 thể hiện bị cáo nhiều năm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong quá trình giải quyết vụ án, bị cáo tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong việc phát hiện tội phạm, ngăn chặn và hạn chế các thiệt hại tài sản xảy ra.

Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới bị cáo được hưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Gia đình bị cáo có hoàn cảnh khó khăn, bị cáo có sức khỏe yếu, thường xuyên bị ốm đau, bênh tật. Trước khi phạm tội bị cáo có nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự hay bị xử phạt hành chính, luôn chấp hành đúng chính sách pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở nơi cư trú và nơi làm việc; bị cáo có nơi cư trú rõ ràng. Do vậy, Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo, sửa một phần quyết định của bản án hình sự sơ thẩm để cho bị cáo được hưởng án treo cũng đủ tác dụng giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung.

3.3. Xét kháng cáo của bị hại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển khu vực B2 - B, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy:

Thân Văn H gian dối để được Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2 - B phát hành chứng thư bảo lãnh 6,5 tỷ đồng là chiếm đoạt tiền bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2 - B thì phải có trách nhiệm trả cho Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2 - B. Do đó, cần xác định Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2 - B là bị hại, còn VPBank là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án, bởi lẽ Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2- B đã ban hành chứng thư bảo lãnh cho Công ty H1 vay vốn tại VPBank B. Việc thẩm định, ban hành chứng thư hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Ngân hàng phát triển B. Việc không xác định được hồ sơ xin cấp bảo lãnh vay vốn của Công ty H1 phản ánh số liệu tài chính không trung thực (đang thua lỗ, nhưng hồ sơ thể hiện kinh doanh có lãi) dẫn đến vẫn cấp chứng thư bảo lãnh thì lỗi và trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Ngân hàng phát triển B.

- Ngân hàng phát triển B nêu ra hai căn cứ để hủy chứng thư bảo lãnh: Thứ nhất, Công ty H1 mua hàng hóa không đúng cơ cấu, chủng loại hàng theo phương án kinh doanh thể hiện tại biên bản làm việc ngày 07/3/2011 do Hoàng Anh T lập với Công ty H1; thứ hai VPBank B không kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay dẫn tới việc Công ty H1 sử dụng vốn vay, tài sản hình thành vốn vay không đúng mục đích, thấy rằng:

Quá trình điều tra có căn cứ xác định VPBank B có kiểm tra việc sử dụng vốn vay, kiểm tra hoạt động kinh doanh của Công ty H1. Tuy nhiên, việc kiểm tra này còn có trách nhiệm của Ngân hàng phát triển B. Thực tế, cán bộ Ngân hàng phát triển B là Hoàng Anh T đã có 04 lần kiểm tra đối với Công ty H1 nhưng các lần kiểm tra đều không thực hiện đúng quy trình kiểm tra, chỉ dựa vào thông tin và số liệu do Thân Văn H cung cấp, không kiểm tra thực tế hàng hóa trong kho. Số liệu mà Hoàng Anh T phản ánh trong biên bản của 03 lần kiểm tra đều không đúng thực tế.

Ngân hàng phát triển B chỉ dựa vào biên bản làm việc (kiểm tra ngày 07/3/2011) do Hoàng Anh T lập để xác định Công ty H1 mua hàng không đúng cơ cấu hàng hóa theo phương án kinh doanh là hoàn toàn không có cơ sở, biên bản ngày 07/3/2011 do Hoàng Anh T lập cũng không có căn cứ xác định tính chính xác với lý do:

Theo các quy định trong Hợp đồng bảo lãnh vay vốn, Hợp đồng tín dụng và phương án kinh doanh của Công ty H1 thì không có quy định nào bắt buộc Công ty H1 phải hoạch toán riêng kinh doanh hàng hóa mua từ nguồn tiền vay của VPBank B; không có quy định hoặc yêu cầu nào đối với Công ty M3 phải xuất hóa đơn riêng đối với mặt hàng mua bằng tiền vay của VPBank B; không có quy định nào bắt buộc Công ty H1 phải nhận được đủ hàng theo phương án kinh doanh trong tháng 12/2010; mặt hàng là nước mắm Nam Ngư vẫn được Công ty M3 tiếp tục chuyển cho Công ty H1 trong tháng 01, tháng 02 năm 2011 và có xuất hóa đơn GTGT cho Công ty H1. Thời hạn vay vốn của Công ty H1 đối với Hợp đồng tín dụng vay 6,5 tỷ đồng đến 25/3/2011 mới hết hạn. Căn cứ vào số hóa đơn mà Công ty M3 xuất cho Công ty H1 từ ngày 09/12/2010 đến ngày 25/3/2011 xác định lượng nước mắm Nam Ngư mà Công ty H1 đã mua lớn hơn (đã thừa kể cả về số lượng và chủng loại) so với lượng nước mắm Nam Ngư thể hiện trong phương án kinh doanh của Công ty H1 gửi Ngân hàng phát triển B để bảo lãnh;

Cùng thời điểm VPBank B giải ngân cho Công ty H1 vay 6,5 tỷ đồng thì Công ty H1 còn chuyển tiền mua hàng M3 từ nguồn vốn khác (vay ngoài xã hội, vay ngân hàng, vốn tự có) qua tài khoản của ngân hàng khác đến tài khoản của Công ty M3 để mua hàng;

Công ty H1 ký hợp đồng làm đại lý phân phối hàng hóa với Công ty M3, kinh doanh nhiều mặt hàng khác không chỉ có nước mắm Nam Ngư.

Không có cơ sở nào để xác định toàn bộ hàng hóa ghi trên 39 hóa đơn mà Thân Văn H xuất trình cho Hoàng Anh T để kiểm tra ngày 07/3/2011 đều là hàng hóa mua bằng tiền vay của VPBank B hay có cả hàng hóa mua bằng nguồn tiền khác của Công ty H1. Hoàng Anh T cũng đã thừa nhận nội dung biên bản này được ghi theo tài liệu do Thân Văn H cung cấp nên không có cơ sở chắc chắn, thời điểm kiểm tra (07/3/2011) Hoàng Anh T không biết Công ty H1 còn các hóa đơn mua hàng hóa là nước mắm Nam Ngư trong tháng 01, tháng 02 năm 2011.

Ngân hàng phát triển B không thực hiện đúng quy trình theo quy định pháp luật về bảo lãnh (kiểm tra sử dụng vốn vay), căn cứ xác định cơ cấu hàng hoá để huỷ chứng thư bảo lãnh là không có cơ sở (thực tế số hàng hoá Công ty H1 nhập về trong thời điểm lớn hơn chứng từ dùng xác định theo Ngân hàng phát triển); do vậy, việc Ngân hàng phát triển B từ chối nghĩa vụ bảo lãnh là không có căn cứ. Việc Ngân hàng phát triển B từ chối là bị hại và từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là không có cơ sở nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của bị hại.

[4] Về án phí: Do kháng cáo không được chấp nhận nên bị cáo Thân Văn H phải chịu án phí hình sự phúc thẩm và bị hại Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2 - B phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định.

Bị cáo Hoàng Anh T kháng cáo được chấp nhận nên không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Căn cứ Điều 355, Điều 356, khoản 2 Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án;

QUYẾT ĐỊNH

1. Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Thân Văn H và kháng cáo của bị hại là Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2 - B, giữ nguyên quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm số 69/2021/HS-ST ngày 22/12/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh B về phần trách nhiệm hình sự đối với Thân Văn H và phần trách nhiệm dân sự; chấp nhận kháng cáo của bị cáo Hoàng Anh T, sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 69/2021/HS-ST ngày 22/12/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh B về phần hình phạt đối với bị cáo Hoàng Anh T.

Về tội danh: Tuyên bố bị cáo Thân Văn H phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; bị cáo Hoàng Anh T phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Về điều luật áp dụng và hình phạt:

+ Đối với bị cáo Thân Văn H: Áp dụng khoản 4 Điều 175; Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015 xử phạt bị cáo Thân Văn H 14 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, thời gian tù tính từ ngày tuyên án nhưng được trừ đi số ngày bị bắt tạm giam (bị bắt từ ngày 20/12/2011 đến ngày 12/4/2013 là 16 tháng; Ngày 28/12/2020 bị bắt tạm giam đến nay);

+ Đối với bị cáo Hoàng Anh T: Áp dụng khoản 2 Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 xử phạt bị cáo Hoàng Anh T 03 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 năm. Thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án phúc thẩm.

Giao bị cáo Hoàng Anh T cho Ủy ban nhân dân phường N, thành phố B, tỉnh B giám sát và giáo dục. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo. Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt của bản án đã cho hưởng án treo.

Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bán án trước và tổng hợp hình phạt với hình phạt của bán án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự.

- Hình phạt bổ sung:

Đối với bị cáo Thân Văn H: Áp dụng khoản 5 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 cấm bị cáo đảm nhiệm chức vụ quản lý hoạt động kinh doanh thời hạn 05 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.

Đối với bị cáo Hoàng Anh T: Áp dụng khoản 3 Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999 cấm đảm nhiệm chức vụ liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng trong thời gian 03 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt của bị cáo.

2. Về trách nhiệm dân sự:

Áp dụng khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự; khoản 1 Điều 584, Điều 587 Bộ luật Dân sự, buộc bị cáo Thân Văn H phải bồi thường số tiền chiếm đoạt cho Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2- B nay là khu vực B- L5 gồm:

4.109.767.938 đồng nợ gốc và 13.383.534.913 đồng tiền lãi.

Áp dụng Điều 339, Điều 342 Bộ luật Dân sự buộc Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2- B nay là khu vực B- L5 trả lại Ngân hàng VPBank chi nhánh B gồm: 4.109.767.938 đồng nợ gốc và 13.383.534.913 đồng tiền lãi.

Tách phần trách nhiệm dân sự về trách nhiệm bồi thường giữa thành viên Hội đồng quản trị của Công ty H1 để xử lý bằng vụ kiện dân sự khác (nếu có yêu cầu).

3. Về án phí:

- Bị cáo Thân Văn H phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

- Bị hại Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực B2 - B phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm, được đối trừ với số tiền 300.000 đồng tạm ứng án phí đã nộp tại Biên lai số 0000264 ngày 31/12/2021 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh B.

- Bị cáo Hoàng Anh T không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

4. Các quyết định khác của bản án hình sự sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

412
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 775/2022/HS-PT về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Số hiệu:775/2022/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 20/10/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;