Bản án 62/2023/DS-PT về hủy văn bản thỏa thuận, tranh chấp chia di sản thừa kế

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

BẢN ÁN 62/2023/DS-PT NGÀY 18/09/2023 VỀ HỦY VĂN BẢN THỎA THUẬN, TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Ngày 18 tháng 9 năm 2023, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng, xét xử PH thẩm công khai vụ án thụ lý số 28/2023/TLPT-DS ngày 26 tháng 4 năm 2023 về việc hủy văn bản thỏa thận phân chia di sản thừa kế; tranh chấp chia di sản thừa kế;

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2023/DS-ST ngày 26 tháng 4 năm 2023 của Tòa án nhân dân huyện An Dương, thành phố Hải Phòng bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử PH thẩm số 40/2023/QĐ-PT ngày 21 tháng 7 năm 2023, Quyết định hoãn phiên tòa số 67/QĐ-PT ngày 11 tháng 8 năm 2023 và Thông báo thay đổi thời gian mở phiên tòa số 54/TB-TA ngày 05 tháng 9 năm 2023 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Phạm Văn PH; địa chỉ: Số 14T, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng; có mặt.

2. Bị đơn: Cụ Đào Thị G (tên gọi khác: Đào Thị Đậm); địa chỉ: Thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; có mặt.

Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Bà Nguyễn Kim V, sinh năm 1961; địa chỉ: Số 10/28/212 đường An Đà, khu Đông Chính, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (Văn bản ủy quyền ngày 02/12/2022); có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thu H – Luật sư của Văn phòng luật sư Thu Đình, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng; có mặt.

3. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Bà Phạm Thị CH; địa chỉ: Số 14T, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Bà Phạm Thị H; địa chỉ: Thôn L, xã C, huyệ An Dương, thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Bà Phạm Thị HU; địa chỉ: Đội 17, thôn K, xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; có mặt.

Người đại diện hợp pháp của bà Phạm Thị H và bà Phạm Thị HU: Ông Phạm Văn PH (Văn bản ủy quyền ngày 01/12/2022); có mặt.

- Ông Phạm Văn HA; địa chỉ: Thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Bà Phạm Thị PH; địa chỉ: Thôn Kim Định, xã Đ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; có mặt.

- Ông Phạm Quốc T; địa chỉ: Thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Ông Phạm Văn NG; địa chỉ: Thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Bà Phạm Thị TH; địa chỉ: Thôn Nhu Kiều, xã Quốc T, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Phạm Văn HA, bà Phạm Thị PH, ông Phạm Quốc T, ông Phạm Văn NG; bà Phạm Thị T: Bà Nguyễn Thị Thu H – Luật sư của Văn phòng luật sư Thu Đình, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Bà Vũ Thị B; địa chỉ: Thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

- Bà Nguyễn Thị NG; địa chỉ: Thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Chị Nguyễn Thị TH; Thôn Nhu Kiều, xã Quốc T, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

- Chị Nguyễn Thị TH; Thôn Nhu Kiều, xã Quốc T, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

- Ủy ban nhân dân xã C, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; có mặt.

4. Người kháng cáo:

- Bị đơn là cụ Đào Thị G;

- Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Phạm Văn HA, bà Phạm Thị PH, ông Phạm Quốc T, ông Phạm Văn NG; bà Phạm Thị T.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, nội dung kháng cáo:

* Theo đơn khởi kiện, đơn khởi kiện bổ sung, các bản tự khai và tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn trình bày:

Bố đẻ ông là cụ Phạm Quốc T (sinh năm 1928, mất năm 2010; không để lại di chúc). Cụ T có vợ cả là cụ Đỗ Thị V (sinh năm 1932, mất năm 1977; không để lại di chúc). Cụ T và cụ V sinh được 03 người con là Phạm Văn PH, Phạm Thị H và Phạm Thị HU. Cụ T và cụ V không có con riêng, con nuôi. Sau khi cụ V mất, cụ T kết hôn với cụ Đào Thị G và sinh được 04 người con là: Phạm Văn HA, Phạm Thị PH, Phạm Quốc T và Phạm Văn NG. Cụ G có 01 con riêng là bà Phạm Thị T. Bà T ăn ở với cụ T, được cụ T chăm sóc và có công chăm sóc cụ T. Khi còn sống, cụ T, cụ V được bố mẹ là Phạm Văn Phán và Đỗ Thị Bần cho diện tích đất 1.016m2, tại thửa đất số 141, tờ bản đồ số 07 thuộc thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương (Sau đây viết tắt là Thửa đất số 141). Bố mẹ sinh sống tại thửa đất này, xây dựng 01 ngôi nhà tranh vách đất. Diện tích đất trên chưa được cấp bìa đỏ, chưa sang tên, chưa chuyển nhượng cho bất kỳ ai và đứng tên Phạm Quốc T (tức H) tại trang 61 sổ địa chính năm 2000 của Ủy ban nhân dân (UBND) xã C. Năm 1986, cụ T cụ G phá ngôi nhà tranh vách đất để xây dựng ngôi nhà cấp 4. Ngày 18/8/2020, các thành viên trong gia đình gồm cụ G, bà H, bà HU, ông HA, bà PH, ông T, ông NG thống nhất ký kết văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có chứng thực của UBND xã C, huyện An Dương với nội dung sau: Xác nhận toàn bộ di sản trên là của cụ T và cụ V chết đi để lại và phân chia như sau: Ông NG được nhận phân chia diện tích 317m2 để làm tài sản riêng; Ông và vợ là bà CH được nhận phân chia diện tích 276m2; ông T được nhận phân chia diện tích 298m2 để làm tài sản riêng. Việc ký kết văn bản có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã; tất cả những người liên quan đã ký tên, điểm chỉ vào văn bản trên; diện tích đất phân chia đã được lập thành sơ đồ. Sau thỏa thuận phân chia, vợ chồng ông đã bỏ toàn bộ kinh phí làm lối đi, xây dựng căn nhà 02 tầng để thờ cúng trên phần đất được chia. Nhưng sau đó cụ G cùng các con đã cố tình ngăn cản, không cho ông thực hiện quyền của mình, không muốn tiếp tục thực hiện các nội dung đã thỏa thuận. Gia đình đã họp H giải nội bộ nhưng không có kết quả; cụ G có đơn gửi lên chính quyền xã yêu cầu không thực hiện thỏa thuận, không làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho vợ chồng ông. Ngày 28/10/2020 địa PH tiến hành H giải nhưng không có kết quả; cụ G và các con chặn lối đi, không cho ông vào căn nhà đang xây dang dở. Ông PH đề nghị Tòa án giải quyết: Tuyên hủy văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế lập ngày 18/8/2020. Yêu cầu phân chia di sản thừa kế của cụ T, cụ V theo diện tích đo vẽ thực tế. Phần di sản của ông, bà H và bà HU được hưởng yêu cầu Tòa án xem xét phân chia tại vị trí có căn nhà 02 tầng vợ chồng ông hiện đang xây dựng. Ông PH không yêu cầu chia di sản nào khác. Phần di sản của cụ V là diện tích thửa đất hiện tại do ông T đã xây nhà và phần ông đang xây công trình dở (xác định vị trí 1/2 diện tích thửa đất tính từ giáp ranh đất của bà G ông Mua kéo về thửa đất của ông PH) đã hết thời hiệu, đề nghị áp dụng thời hiệu để giao cho các đồng thừa kế là con cụ V quản lý, sử dụng chung.

* Trong quá trình giải quyết sơ thẩm, bị đơn có quan điểm:

Thống nhất về quan hệ hôn nhân, huyết thống như ông PH trình bày ở trên là đúng. Về khối tài sản ông PH kiện chia thừa kế có một phần là của cụ T cụ V và có một phần là của cụ T và cụ G cùng các con chung của cụ G với cụ T tạo lập; đã được các bên thống nhất tại văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ngày 18/8/2020 tại UBND xã C. Tuy nhiên, nội dung phân chia thể hiện trong biên bản không đúng với nội dung các bên đã thỏa thuận tại gia đình; cụ thể: Ông PH có nói với các thành viên trong gia đình ra xã để ký hồ sơ mà không cho xem trước nội dung văn bản. Do tin ông PH làm hồ sơ đứng tên thửa đất cho mình nên cụ G đã đồng ý ra xã ký mà không đọc nội dung văn bản. Nay được xem nội dung văn bản đó, thấy nội dung không đúng với thỏa thuận ban đầu, ảnh hưởng đến quyền lợi của mình nên cụ G đã đề nghị UBND xã C về việc không đồng ý thực hiện nội dung văn bản này, nay đề nghị Tòa án tuyên hủy thỏa thuận này để chia thừa kế theo pháp luật. Đối với lối đi chung trích ra từ di sản thừa kế các bên đã thỏa thuận trong sơ đồ phân chia kèm theo biên bản thỏa thuận phân chia, cụ G đề nghị Tòa án giữ nguyên như hiện trạng khi xem xét thẩm định tại chỗ để làm lối đi chung cho các đồng thừa kế. Về tài sản của cụ T cụ G tại phần đất ông PH đang xây nhà chưa hoàn thiện. Trước đây là ngôi nhà cấp bốn xây năm 1986; quá trình ăn ở nhiều lần ông PH về đặt vấn đề với cụ G là muốn phá đi để xây nhà thờ, để cho cụ G và ông PH cùng đứng tên đồng sở hữu và cho cụ G ở trên đó để trông coi, thờ cúng. Năm 2019 gia đình cụ G đã đồng ý cho ông PH phá toàn bộ tài sản trên và tự phá dỡ để giao mặt bằng cho ông PH xây nhà thờ. Năm 2020 ông PH đã về xây nhà nhưng không phải xây nhà thờ mà xây nhà cho con trai về ở. Sau khi đổ mái nhà xong, ông PH có nói miệng với cụ G và ông T, ông NG với nội dung muốn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng toàn bộ thửa đất đứng tên cụ G rồi sau đó mới phân chia thừa kế. Cụ G và các con đã đồng ý, ông PH tự soạn thảo văn bản thỏa thuận phân chia kèm theo là trích đo mặt bằng phân chia đã làm sẵn.Về hiện trạng thửa đất: Thửa đất trước đây cụ T và cụ V ở có diện tích nhỏ hơn hiện nay (chỉ có khoảng 1,1 sào tương ứng 380m2) nằm phía Nam giáp đất của bà G chồng là ông Mua, phía Bắc giáp ao đấu thầu. Sau khi cụ V mất, cụ T kết hôn với cụ G và chung sống trên thửa đất đó, phá dỡ ngôi nhà tranh cũ của cụ T và cụ V xây trên thửa đất hiện nay ông PH đang xây nhà để xây dựng ngôi nhà cấp 4 vào năm 1986 (ngôi nhà này đã phá dỡ để bàn giao mặt bằng cho ông PH). Quá trình ăn ở cụ G có nhiều công sức mở rộng thửa đất về phía Bắc (lấn đầm, ao - phần hiện nay ông NG và cụ G đang ở) để mở rộng diện tích như hiện nay. Về lối ngõ đi: Trước đây gia đình cụ G sử dụng ngõ đi chung cùng với các hộ dân trong xóm giữa thửa 146 và 147, lối giữa thửa 145 và 146 là lối đi riêng của gia đình cụ G có diện tích khoảng 60m2. Do đi lối này khó khăn nên năm 2005 cụ T đã làm đơn đề nghị UBND xã C cho chuyển đổi lối đi sang vị trí khác trên nền của bờ ruộng thửa đất 96, 97, 98. Được địa PH đồng ý, gia đình đã mở rộng lối đi về thửa đất số 96, 97, 98, có hỗ trợ, bồi thường hoa màu cho chủ đất và đóng góp cho địa PH. Quá trình mở rộng lối đi gia đình đã đầu tư nhiều lần, lần cuối cùng vào năm 2017 được địa PH hỗ trợ xi măng làm đường nông thôn mới, ông PH đóng góp thêm 40.000.000 đồng. Cụ G chỉ nhờ ông PH làm hộ đơn ra chính quyền địa PH để xin xi măng. Cụ G xác định lối ngõ trên là di sản thừa kế (tính từ đường giao thông vào đến sát thửa đất). Việc địa PH đồng ý cho chuyển đổi và mở rộng ngõ không có văn bản thu hồi và giao đất mà chỉ trên cơ sở thỏa thuận của các hộ dân có đất canh tác và sự đồng ý của địa PH. Gia đình cụ G sử dụng ổn định cho đến nay, chưa khi nào làm đơn đề nghị chính quyền công nhận lối ngõ đó là tài sản riêng của gia đình mình. Khi chia di sản thừa kế, cụ G đề nghị Tòa án xác định lối ngõ đó là lối đi chung của các thành viên trong gia đình để sử dụng di sản được phân chia. Diện tích ngõ cũ khoảng 60m2 gia đình cụ G không còn sử dụng mà đã bàn giao cho xã C. Trong việc hình thành lối đi chung, ông Nguyễn Văn Vẽ (chồng bà T - con riêng của cụ G) có nhiều công sức đóng góp. Do ông Vẽ đã chết nên đề nghị Tòa án xét công sức cho vợ và các con của ông Vẽ là chị TH và chị TH. Về di sản của cụ V: Ngày 28/10/2020, cụ G và các con được UBND xã C mời H giải về nội dung đơn yêu cầu chia thừa kế của ông PH, đây cũng là lần duy nhất. Cụ V chết ngày 01/9/1977 nên đến nay phần di sản của cụ V đã hết thời hiệu khởi kiện. Cụ G xác định phần di sản của cụ V là 1/2 diện tích thửa đất hiện tại do ông T đã xây nhà và phần ông PH đang xây công trình dở (xác định vị trí 1/2 diện tích thửa đất tính từ giáp ranh đất của bà G ông Mua kéo về đất của ông PH sử dụng). Đề nghị Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện giao phần di sản của cụ V do ông T và ông PH quản lý cho bà quản lý. Cụ G thanh toán trị giá tài sản trên đất cho ông PH theo giá định giá, còn trị giá tài sản của vợ chồng ông T để hai bên tự thỏa thuận với nhau. Tài sản của ông T xây dựng năm 2019, đúng vị trí đất trong sơ đồ tự thỏa thuận với nhau; phần của ông PH xây nhà trước khi có sơ đồ thỏa thuận phân chia; phần ông NG ở không thay đổi vị trí, cụ G ở với ông NG sau khi phá ngôi nhà cấp 4 để bàn giao mặt bằng cho ông PH. Phần diện tích 1/2 còn lại, cụ G xác định có 1/2 là tài sản riêng của cụ G, phần còn lại là di sản của cụ T (1/4 thửa đất) đề nghị chia thành 11 kỉ phần (9 kỉ phần cho cụ G và các con cụ T, gồm cả bà T, 01 kỉ phần tính công sức cho cụ G, 01 kỉ phần tính công sức cho bà T). Ngoài yêu cầu chi di sản thừa kế của nguyên đơn và quan điểm ở trên, cụ G không yêu cầu chia di sản nào khác của cụ T.

* Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Bà Phạm Thị H, bà Phạm Thị HU trình bày: Thống nhất với trình bày và quan điểm của ông PH. Phần của các bà được hưởng cho ông PH sử dụng.

- Bà Phạm Thị CH trình bày: Thống nhất với trình bày và quan điểm của ông PH về công trình ông bà đầu tư xây trên đất. Đề nghị Tòa án giao đất và tài sản trên đất cho ông PH, bà và ông PH tự thỏa thuận sử dụng công trình trên đất.

- Ông Phạm Văn HA, bà Phạm Thị PH, ông Phạm Quốc T, bà Phạm Thị T trình bày: Thống nhất với trình bày và quan điểm của cụ G. Bà T bổ sung thêm, đề nghị Tòa án giải quyết cho bà được hưởng di sản thừa kế như các con của cụ T. Tại phiên tòa, ông T xác định phần di sản ông đang sử dụng là phần của cụ V đã hết thời hiệu khởi kiện. Phần diện tích này trước đây là vườn, chưa khi nào xây công trình gì cho đến năm 2019 ông xây dựng công trình như hiện nay. Ông T đề nghị giao cho cụ G quản lý phần của cụ V, không yêu cầu cụ G thanh toán trị giá công trình trên đất. Ông T đồng ý với giá trị công trình trên đất của Hội đồng định giá xác định.

Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm: Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 08/2023/DS- ST ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Tòa án nhân dân huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đã căn cứ Căn cứ vào các điều 92, 147, khoản 2 Điều 184 và khoản 2 Điều 227 của Bộ luật Tố tụng dân sự; khoản 2 Điều 149; các điều 236, 610, 623, 649, 650, 651, 652, 654 và 660 của Bộ luật Dân sự; điểm đ khoản 1 Điều 12, khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Tuyên xử:

1. Hủy bỏ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa ông Phạm Văn PH, cụ Đào Thị G, bà Phạm Thị H, bà Phạm Thị HU, ông Phạm Văn HA, ông Phạm Quốc T, ông Phạm Văn NG, bà Phạm Thị PH; được Ủy ban nhân dân xã C, huyện An Dương chứng thực ngày 18/8/2020; số chứng thực 61/2020, quyển 01 TP/CC-SCT/HĐGD đối với thửa đất số 141, tờ bản đồ số 07 thuộc thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương.

2. Xác định thửa đất số 141, tờ bản đồ số 07 thuộc thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương có diện tích 1071m2 là di sản thừa kế của cụ Phạm Quốc T (tên gọi khác: H) và cụ Đỗ Thị V chết đi để lại gồm các mốc giới A,B,6,1,A trên sơ đồ.

3. Chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Phạm Văn PH. Xác lập lối đi chung có diện tích 148,1m2 gồm các mốc giới A,B,5,2,A trên sơ đồ phân chia. Diện tích còn lại 922,9 m2 gồm các mốc giới 1,2,5,6,1 chia ra mỗi cụ còn lại 461,45m2; giao, chia cụ thể như sau:

3.1. Đối với phần di sản của cụ Đỗ Thị V đã hết thời hiệu khởi kiện gồm các mốc giới 3a,4,5,6,7,7a,3a:

+ Giao cho ông Phạm Văn PH, bà Phạm Thị H và bà Phạm Thị HU quản lý diện tích 296,2m2 tại thửa đất số 141, tờ bản đồ số 07 thuộc thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương và toàn bộ tài sản, công trình của ông Phạm Quốc T, bà Vũ Thị B gồm nhà ở 01 tầng, nhà bếp, nhà tắm, sân lát gạch men, 04 cây cau có quả, 03 cây cau giống, 01 cây mít có quả, 01 cây vú sữa có quả, 01 cây mai cảnh (các mốc giới 4,5,6,7,4 trên sơ đồ - có tứ cận: Phía Bắc giáp phần đất của cụ V hết thời hiệu giao cho ông PH; Phía Nam giáp đất hộ ông Hùng; phía Đông giáp ngõ đi chung mới tạo lập; phía Tây giáp ruộng canh tác).

+ Giao cho ông Phạm Văn PH quản lý diện tích 165,25m2 tại thửa đất số 141, tờ bản đồ số 07 thuộc thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương gồm các mốc giới 3a,4,7,7a,3a trên sơ đồ - có tứ cận: Phía Bắc giáp đất chia cho ông PH; Phía Nam giáp phần đất của cụ V hết thời hiệu giao cho ông PH, bà H, bà HU; phía Đông giáp ngõ đi chung mới tạo lập; phía Tây giáp ruộng canh tác. Giao cho ông PH bà Phạm Thị CH sử dụng toàn bộ tài sản của ông bà đã xây dựng trên phần đất này.

3.2. Đối với phần di sản của cụ Phạm Quốc T:

+ Chia, giao cho ông Phạm Văn PH sử dụng diện tích 116,65m2 (có tứ cận: Phía Bắc giáp đất chia cho cụ G; Phía Nam giáp phần đất của cụ V hết thời hiệu giao cho ông PH; phía Đông giáp ngõ đi chung mới tạo lập; phía Tây giáp ruộng canh tác (có các mốc 3,3a,7a,8,9,3 trên sơ đồ); giao cho ông PH, bà CH sử dụng toàn bộ tài sản của ông bà đã xây dựng trên phần đất này.

+ Chia, giao cho cụ Đào Thị G sử dụng diện tích 115,9m2 (có tứ cận: Phía Bắc giáp đất chia cho ông T; Phía Nam giáp đất chia cho ông PH; phía Đông giáp ngõ đi chung mới tạo lập; phía Tây giáp ruộng canh tác (có các mốc 2b,3,9,9a,2b trên sơ đồ).

+ Chia, giao cho ông Phạm Quốc T sử dụng diện tích 114,9m2 (có tứ cận: Phía Bắc giáp đất chia cho ông NG; Phía Nam giáp đất chia cho cụ G; phía Đông giáp ngõ đi chung mới tạo lập; phía Tây giáp ruộng canh tác (có các mốc 2a,2b,9a,9b,2a trên sơ đồ).

+ Chia, giao cho ông Phạm Văn NG sử dụng diện tích 113,9m2 (có tứ cận: Phía Bắc giáp ruộng canh tác; Phía Nam giáp đất chia cho ông T; phía Đông giáp ngõ đi chung mới tạo lập; phía Tây giáp ruộng canh tác (có các mốc 2,2a, 9b, 1,2 trên sơ đồ).

Các bên phải có trách nhiệm tháo dỡ toàn bộ công trình trên lối ngõ đi chung, và trên phần đất được chia, giao cho người khác.

4. Về thanh toán trị giá:

Ông Phạm Văn PH, bà Phạm Thị H và bà Phạm Thị HU có trách nhiệm thanh toán cho ông Phạm Quốc T và bà Vũ Thị B 1.292.962.654 đồng.

Cụ Đào Thị G có trách nhiệm thanh toán cho ông Phạm Văn PH số tiền 196.200.000 đồng.

Cụ Đào Thị G có trách nhiệm thanh toán cho bà Phạm Thị T số tiền 16.290.000 đồng.

Ông Phạm Quốc T có trách nhiệm thanh toán cho bà Phạm Thị T số tiền 399.015.000 đồng; thanh toán cho ông Phạm Văn HA số tiền 219.780.000 đồng.

Ông Phạm Văn NG có trách nhiệm thanh toán cho ông Phạm Văn HA số tiền 195.525.000 đồng; thanh toán cho bà Phạm Thị PH số tiền 414.270.000 đồng.

Về lãi suất chậm thi hành án: Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

5. Về án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch: Ông PH không phải chịu án phí đối với yêu cầu Hủy văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Miễn án phí cho ông PH, cụ G. Bà H, bà HU, ông HA, bà PH, ông T, ông NG và bà T mỗi người phải chịu 20.612.000 đồng; bà PH phải chịu 20.570.000 đồng. Bà H, bà HU mỗi người phải chịu 16.930.000 đồng tính trên số tiền phải thanh toán cho ông T, bà B.

Ngoài ra bản án còn tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.

Nội dung kháng cáo: Ngày 23/3/2023, Tòa án nhân dân huyện An Dương đã nhận được Đơn kháng cáo của bị đơn là cụ Đào Thị G và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Phạm Văn HA, bà Phạm Thị PH, ông Phạm Quốc T, ông Phạm Văn NG; bà Phạm Thị T. Nội dung kháng cáo: Kháng cáo đối với toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm.

Tại phiên tòa PH thẩm, bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Tuy nhiên, các đương sự đã thống nhất được toàn bộ nội dung vụ án, đề nghị Tòa án ghi nhận thỏa thuận về việc giải quyết vụ án.

* Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn PH thẩm và phát biểu ý kiến về kháng cáo:

- Về việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự: Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục PH thẩm, Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Những người tham gia tố tụng đã thực hiện đúng các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình.

- Về việc kháng cáo của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đại diện theo ủy quyền của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa xét xử ngày 10/3/2023; ngày 23/3/2023, Tòa án nhân dân huyện An Dương nhận được đơn kháng cáo của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Thời hạn kháng cáo và quyền kháng cáo đảm bảo quy định tại các Điều 271, 272 và 273 Bộ luật Tố tụng dân sự.

+ Về nội dung kháng cáo:

Tại phiên tòa PH thẩm, bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Các đương sự đã thống nhất được toàn bộ nội dung vụ án, đề nghị Tòa án ghi nhận thỏa thuận về việc giải quyết vụ án. Xét thấy, thỏa thuận của các đương sự là hoàn toàn tự nguyện, không trái đạo đức xã hội, phù hợp các quy định của pháp luật nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét chấp nhận toàn bộ nội dung thỏa thuận này, sửa bản án sơ thẩm theo hướng công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

- Án phí dân sự PH thẩm: Do bản án dân sự sơ thẩm bị sửa một phần nên bị đơn, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không phải chịu án phí theo quy định.

- Án phí dân sự sơ thẩm: Các đương sự phải chịu án phí theo quy định pháp luật tương ứng với giá trị di sản được nhận.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đã được xem xét tại phiên tòa; kết quả tranh tụng tại phiên tòa; yêu cầu kháng cáo của bị đơn, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng tham gia phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

- Về tố tụng:

[1] Về quan hệ pháp luật và thẩm quyền giải quyết vụ án: Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định quan hệ tranh chấp, thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định tại Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự.

[2] Thời hạn kháng cáo: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đại diện theo ủy quyền của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa xét xử ngày 10/3/2023. Ngày 23/3/2023, Tòa án nhân dân huyện An Dương nhận được đơn kháng cáo của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cụ Đào Thị G, bà Phạm Thị T, bà Phạm Thị PH, ông Phạm Văn HA, ông Phạm Quốc T, ông Phạm Văn NG. Như vậy, Kháng cáo của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nêu trên bảo đảm theo quy định tại các Điều 271, 272, 273 Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu kháng cáo của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

[3] Về nguồn gốc, hiện trạng di sản thừa kế:

[3.1] Trước khi tranh chấp tại Tòa án, ngày 18/8/2020 tại Trụ sở UBND xã C, huyện An Dương, các bên đã lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thửa kế là thửa đất số 141 tờ bản đồ số 07, địa chỉ thông CH Thắng, xã C, huyện An Dương, TP. Hải Phòng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các bên đều cho rằng Văn bản thỏa thuận trên ảnh hưởng đến quyền lợi của mình nên đề nghị Tòa án tuyên hủy bỏ. Xét thấy yêu cầu này xuất phát từ quyền tự định đoạt của đương sự nên Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận là có căn cứ. Từ đó, Tòa án xác định di sản thừa kế vẫn còn và giải quyết chia theo quy định của pháp luật là phù hợp.

[3.2] Tài liệu xác minh tại UBND xã C, huyện An Dương và các tài liệu có trong hồ sơ thể hiện: Nguồn gốc đất thửa số 141, tờ bản đồ số 07 tại xã C, huyện An Dương diện tích 1.016m2 là của bố mẹ đẻ cụ T (cố Phạm Văn Phán và cố Đỗ Thị Bần) để lại cho cụ T và cụ V sử dụng từ lâu; hai cụ ăn ở sử dụng ổn định đến năm 1977 thì cụ V chết. Sau khi cụ V chết, cụ T kết hôn với cụ G và sinh sống tại thửa đất trên. Sổ địa chính năm 2000 lưu trữ tại địa PH ghi nhận diện tích 1.016m2 kê khai cụ Phạm Văn H (tức cụ Phạm Văn T). Như vậy, đủ cơ sở xác định thửa đất số 141 diện tích 1.016m2 là tài sản cụ T được bố mẹ để lại cho. Theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Do đó thửa đất số 141 nêu trên là tài sản chung của cụ T và cụ V, vì vậy khi cụ V chết ½ diện tích đất là di sản thừa kế của cụ V, ½ diện tích đất còn lại là tài sản của cụ T. Đến năm 1978, cụ T kết hôn với cụ G, thời điểm này vẫn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 nên phần diện tích đất của cụ T trở thành tài sản chung của vợ chồng cụ T cụ G. Như vậy, cụ G là chủ sử dụng đối với ¼ diện tích đất thuộc thửa đất số 141 và ¼ diện tích đất còn lại là di sản thừa kế của cụ T. Việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản thừa kế của cụ T là ½ diện tích đất thuộc thửa đất số 141 là không phù hợp.

[4] Về lối ngõ:

[4.1] Bị đơn khai lối ngõ tính từ đường giao thông vào đến giáp thửa đất là di sản thừa kế nhưng nguyên đơn không thừa nhận, không có tài liệu chứng minh là di sản.

[4.2] Theo kết quả xác minh tại địa PH: Trước đây gia đình cụ G sử dụng với ngõ đi chung cùng với các hộ dân trong xóm là lối ngõ giữa thửa 446 và 447, 445. Khi cụ T còn sống có đề nghị chính quyền địa PH cho mở rộng lối đi trên bờ ruộng của các thửa 96, 97, 98 của ông T, ông Vang, ông M để sinh hoạt được thuận tiện. Địa PH đồng ý và đã trao đổi với 03 gia đình có đất trên về việc gia đình cụ T muốn mở rộng ngõ đi, các gia đình đồng ý hiến để mở rộng làm ngõ đi chung - tổng diện tích khoảng 100m2. Các hộ trên sau khi hiến đất đã được địa PH giao cho đất canh tác ở nơi khác và trả hoa lợi, lợi tức. UBND xã C khẳng định không cấp hoặc đổi lối ngõ trên cho gia đình cụ T. Lối ngõ hiện nay gia đình cụ G sử dụng là lối đi chung do địa PH quản lý. Như vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định đây là lối đi chung do địa PH quản lý và không chia thừa kế là có căn cứ.

[5] Lối đi chung hiện tại:

[5.1] Lối đi chung qua chạy qua 03 thửa đất có công trình của ông T, ông PH, cụ G và ông NG có diện tích đo đạc thực tế 148,1m2.

[5.2] Kết quả đo vẽ thực tế theo sơ đồ hiện trạng thể hiện: Thửa đất đang tranh chấp có tổng diện tích là 1.071m2, trong đó 03 hộ gia đình ông PH, ông NG, ông T đang quản lý, sử dụng 922,9m2; còn lại 148,1m2 là lối ngõ đi chung. Các đương sự thống nhất xác nhận giữ nguyên phần diện tích ngõ đi này để sử dụng chung. Sau khi trừ đi diện tích ngõ đi chung thì diện tích thực tế hiện nay do các hộ gia đình ông PH, ông NG, ông T đang quản lý, sử dụng tại thửa đất số 141 là 922,9m2 (tức = 1.071m2 - 148,1m2), đây được xác định là tài sản của cụ T, cụ V và cụ G, trong đó phần di sản của cụ V là 922,9m2 : 2 = 461,45m2, phần di sản của cụ T là 922,9m2 : 4 = 230,725m2, phần tài sản riêng của cụ G là 230,725m2. Do tại cấp sơ thẩm không xác định ¼ diện tích đất thuộc thửa 141 là tài sản riêng của cụ G dẫn đến việc xác định toàn bộ diện tích 922,9m2 là di sản của cụ T và cụ V là không chính xác, vì vậy tại cấp PH thẩm cần xem xét, chia lại di sản thừa kế.

[6] Về yêu cầu hủy văn bản thỏa thuận:

[6.1] Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được UBND xã C, huyện An Dương chứng thực ngày 18/8/2020, không bị lừa dối, đe dọa, ép buộc mà do hoàn toàn tự nguyện của các bên nên phát sinh hiệu lực.

[6.2] Nội dung thỏa thuận trong văn bản liên quan đến nguồn gốc đất, hàng thừa kế của cụ T và cụ V là hoàn toàn phù hợp với thực tế, các bên đều thừa nhận nên làm căn cứ để xem xét giải quyết vụ án.

[6.3] Các bên đều cho rằng Văn bản thỏa thuận trên ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, không thể thực hiện được thỏa thuận nên không đồng ý thực hiện; đề nghị Tòa án tuyên hủy bỏ. Xét thấy yêu cầu này xuất phát từ quyền tự định đoạt của đương sự nên chấp nhận. Nguyên nhân hủy bỏ văn bản thỏa thuận được xác định do không thể thực hiện nội dung thỏa thuận, không phải vì lý do bị lừa dối hay ép buộc.

[7] Yêu cầu chia thừa kế:

[7.1] Xác định hàng thừa kế: Hàng thừa kế của cụ V gồm: Ông PH, bà H và bà HU. Hàng thừa kế của cụ T gồm: Cụ G, ông PH, bà H, bà HU, ông HA, ông T, ông NG, bà PH. Ngoài ra, bà T là con riêng của cụ G nhưng ở với cụ T từ nhỏ, đổi họ sang họ của cụ T. Do cụ T và bà T có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con nên bà T được hưởng di sản thừa kế của cụ T theo quy định tại Điều 654 của Bộ luật Dân sự.

[7.2] Về xác định công sức: Cụ G có thời gian dài ăn ở trên đất nên cần xem xét tính công sức cho cụ G bằng 01 kỷ phần trong di sản của cụ T. Bà T đề nghị Tòa án xét cho bà và các con của bà và ông Vẽ được hưởng công sức của ông Vẽ trong hình thành lối đi chung và tôn tạo di sản, nhưng không có tài liệu nào chứng minh nên không có căn cứ chấp nhận đề nghị này.

[7.3] Về thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế: Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 và tại mục I Công văn số 01 ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ có hướng dẫn: Đối với trường hợp mở thừa kế từ sau ngày 10/9/1990 thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế; đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được tính từ ngày 10-9-1990. Cụ T chết năm 2010 nên phần di sản của cụ T còn thời hiệu khởi kiện. Cụ V chết năm 1977 nên đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của cụ V. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu áp dụng thời hiệu đối với phần di sản của cụ V.

[7.4] Xác định di sản:

[7.4.1] Trước khi tranh chấp tại Tòa án, ngày 18/8/2020 tại Trụ sở UBND xã C, huyện An Dương, các bên đã lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thửa kế là thửa đất số 141 tờ bản đồ số 07, có địa chỉ tại thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các bên đều cho rằng Văn bản thỏa thuận trên ảnh hưởng đến quyền lợi của mình nên đề nghị Tòa án tuyên hủy bỏ. Xét thấy yêu cầu này xuất phát từ quyền tự định đoạt của đương sự nên Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận là có căn cứ. Từ đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản thừa kế vẫn còn và giải quyết chia theo quy định của pháp luật.

[7.4.2] Theo biên bản xác minh tại UBND xã C, huyện An Dương và các tài liệu có trong hồ sơ thể hiện: Nguồn gốc thửa đất số 141 tờ bản đồ số 07 có diện tích 1.016m2 tại thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương là do cố Phạm Văn Phán và cố Đỗ Thị Bần để lại cho con trai hai cố là cụ Phạm Văn H (tên khác là Phạm Văn T) và vợ là Đỗ Thị V sử dụng. Cụ T và cụ V sử dụng ổn định đến năm 1977 thì cụ V chết. Sau khi cụ V chết, cụ T kết hôn với cụ G và sinh sống tại thửa đất trên. Thửa đất trên đứng tên chủ sử dụng là Phạm Văn H (tên khác là Phạm Văn T) tại sổ địa chính xã C năm 2000. Như vậy, đủ cơ sở xác định thửa đất số 141 diện tích 1.016m2 là tài sản cụ T được bố mẹ để lại. Theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Do đó thửa đất số 141 nêu trên là tài sản chung của cụ T và cụ V, vì vậy khi cụ V chết ½ diện tích đất là di sản thừa kế của cụ V, ½ diện tích đất còn lại là tài sản của cụ T. Đến năm 1978, cụ T kết hôn với cụ G, thời điểm này vẫn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 nên phần diện tích đất của cụ T trở thành tài sản chung của vợ chồng cụ T cụ G. Như vậy, cụ G là chủ sử dụng đối với ¼ diện tích đất thuộc thửa đất số 141 và ¼ diện tích đất còn lại là di sản thừa kế của cụ T. Việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản thừa kế của cụ T là ½ diện tích đất thuộc thửa đất số 141 là không phù hợp.

[7.5] Về việc phân chia di sản thừa kế:

[7.5.1] Đối với phần di sản của cụ V đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế: Các bên đều yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện theo Điều 623 Bộ luật Dân sự.

[7.5.2] Tài liệu trong hồ sơ thể hiện, sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ngày 18/8/2020 thì ông PH đã xây nhà và tường bao trên phần đất có diện tích được chia là 276m2 (kết quả đo đạc thực tế là 281,9m2) thuộc thửa đất số 141, hiện nay ngôi nhà của ông PH mặc dù chưa hoàn thiện nhưng cũng đã có tường bao nên ông PH được coi là người quản lý đối với diện tích 281,9m2 trong đó có ½ diện tích (tương đương với 140,95m2) thuộc phần di sản của cụ V đã hết thời hiệu. Căn cứ quy định khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền sử dụng đối với diện tích 140,95m2 nêu trên thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản là ông PH.

[7.5.3] Phần còn lại của thửa đất số 141 có diện tích 640,9m2 hiện do cụ G đang quản lý, sử dụng cùng hai con là ông T, ông NG (ông T và ông NG đều đã xây nhà để ở trên diện tích đất này cùng với cụ G). Trong 640,9m2 này cũng có một nửa diện tích (tương đương 320,45m2) thuộc phần di sản của cụ V đã hết thời hiệu.

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì phần diện tích 320,45m2 này thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu ngay tình theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015. Xét tháy: Sau khi cụ G kết hôn với cụ T, cụ G đã chuyển về sinh sống trên thửa đất số 141 từ năm 1978 cho đến nay là đã trên 40 năm. Vì vậy, cụ G được coi là người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai đối với phần diện tích 320,45m2 của cụ V đã hết thời hiệu vì vậy quyền sử dụng diện tích 320,45m2 này thuộc về cụ G.

[7.5.4] Đối với phần di sản của cụ T là 230,725m2 chưa hết thời hiệu khởi kiện, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ T gồm: Cụ G, ông PH, bà H, bà HU, ông HA, bà PH, ông T, ông NG, bà T. Cụ G là người có công trông nom, quản lý di sản nên được hưởng phần công sức là 1 suất thừa kế - quy định tại Điều 618 Bộ luật Dân sự. Bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đề nghị xem xét công sức tôn tạo cho ông Nguyễn Văn Vẽ - chồng bà Phạm Thị T tuy nhiên trong hồ sơ không có tài liệu thể hiện việc ông Vẽ có đóng góp vào việc gìn giữ, tôn tạo nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu này. Vì vậy, di sản của cụ T được chia đều thành 10 suất, mỗi suất là: 230,725m2 : 10 suất = 23,0725m2; trong đó:

- Cụ G được hưởng 02 suất tương đương với 23,0725m2 x 2 suất = 46,145 m2;

- Ông PH, bà H, bà HU, ông HA, bà PH, ông T, ông NG, bà T mỗi người được 01 suất thừa kế tương đương với 23,0725m2. Bà H và bà HU đề nghị giao phần di sản bà H và bà HU được hưởng cho ông PH thay mặt quản lý, sử dụng và không yêu cầu ông PH phải thanh toán lại giá trị cho bà H, bà HU, việc thanh toán các bên tự thỏa thuận nên ông PH được quản lý, sử dụng 69,218m2 (23,0725m2 x 3 suất).

[7.5.5] Như vậy, cụ G được quyền quản lý, sử dụng đối với tổng diện tích đất là: 230,725 + 320,45 + 46,145 = 597,32 m2. Ông PH được quyền quản lý, sử dụng đối với diện tích là 140,95+ 69,218 = 210,168 m2. Ông HA, bà PH, anh T, ông NG, bà T mỗi người được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất đối với diện tích 23,0725 m2 .

[7.5.6] Riêng suất thừa kế của bà H và bà HU đã thống nhất giao cho ông PH quản lý. Theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 1394/2015/QĐ-UBND ngày 25/6/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng thì diện tích tối thiểu để được tách thửa và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn các xã của huyện An Dương là từ 50m2 trở lên nên diện tích đất ông HA, bà PH, ông T, ông NG, bà T được chia là 23,0725m2 không đủ điều kiện để tách thửa. Hiện nay gia đình ông PH đã xây nhà trên diện tích 281,9m2 thuộc thửa đất số 141 (nhiều hơn 71,73 m2 so với diện tích ông PH được chia) nên cần giao cho ông PH quản lý, sử dụng toàn bộ diện tích 281,9m2, trên đất có công trình (nhà) do gia đình ông PH đang xây dựng dở; ông PH có trách nhiệm thanh toán giá trị chênh lệch cho ông HA, ông NG, ông T, bà PH, bà T số tiền là: (9.000.000 đồng/m2 x 71,73m2)/05 người =129.114.000 đồng/01 người.

[7.5.7] Diện tích đất còn lại là 641m2 chia cho cụ G quản lý sử dụng (nhiều hơn 43,68 m2 so với diện tích cụ G được chia), cụ G có trách nhiệm thanh toán giá trị đất chênh lệch cho ông HA, bà PH, ông NG, ông T, bà T là (9.000.000 đồng/m2 x 43,68m2)/05 người = 78.624.000 đồng/01 người.

[8] Tại phiên tòa PH thẩm, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thỏa thuận thống nhất được các nội dung sau:

[8.1] Hủy Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa ông Phạm Văn PH, cụ Đào Thị G, bà Phạm Thị H, bà Phạm Thị HU, ông Phạm Văn HA, ông Phạm Quốc T, ông Phạm Văn NG, bà Phạm Thị PH; được Ủy ban nhân dân xã C, huyện An Dương chứng thực ngày 18/8/2020; số chứng thực 61/2020, quyển 01 TP/CC-SCT/HĐGD đối với thửa đất số 141, tờ bản đồ số 07 thuộc thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương.

[8.2] Các bên thống nhất thỏa thuận: Xác định thửa đất số 141, tờ bản đồ số 07 thuộc thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương có diện tích 1.071m2 là di sản thừa kế của cụ Phạm Quốc T (tên gọi khác: H) và cụ Đỗ Thị V chết đi để lại gồm các mốc giới A,B,6,1,A trên sơ đồ. Xác lập lối đi chung có diện tích 148,1m2 gồm các mốc giới A,B,5,2,A trên sơ đồ phân chia. Kết quả khảo sát, đo đạc diện tích toàn bộ thửa đất là 1.071m2. Diện tích để làm ngõ đi chung là 148,1m2. Diện tích còn lại để các đương sự thỏa thuận phân chia là 1.071m2 - 148,1m2 = 922,9m2.

[8.4] Diện tích còn lại 922,9 m2 gồm các mốc giới 1,2,5,6,1 xác định di sản của cụ V, cụ T có diện tích là 922,9m2 : 2 = 461,45m2; thống nhất thỏa thuận phân chia cụ thể như sau:

[8.4.1] Chia cho ông Phạm Văn T quản lý diện tích 296,2m2 tại thửa đất số 141, tờ bản đồ số 07 thuộc thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương và toàn bộ tài sản, công trình của ông Phạm Quốc T, bà Vũ Thị B gồm nhà ở 01 tầng, nhà bếp, nhà tắm, sân lát gạch men, 04 cây cau có quả, 03 cây cau giống, 01 cây mít có quả, 01 cây vú sữa có quả, 01 cây mai cảnh (các mốc giới 4,5,6,7,4 trên sơ đồ - có tứ cận: Phía Bắc giáp phần đất của cụ V hết thời hiệu giao cho ông PH; Phía Nam giáp đất hộ ông Hùng; phía Đông giáp ngõ đi chung mới tạo lập; phía Tây giáp ruộng canh tác).

[8.4.2] Chia cho ông Phạm Văn PH quản lý diện tích 281,9m2 tại thửa đất số 141, tờ bản đồ số 07 thuộc thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương gồm các mốc giới 4,7,9,3, 4 trên sơ đồ - có tứ cận: Phía Bắc giáp đất chia cho cụ G; Phía Nam giáp phần đất của cụ V hết thời hiệu giao cho cụ G; phía Đông giáp ngõ đi chung mới tạo lập; phía Tây giáp ruộng canh tác. Ông PH bà Phạm Thị CH được quyền sử dụng toàn bộ tài sản của ông bà đã xây dựng trên phần đất này.

[8.4.3] Chia cho ông Phạm Văn NG sử dụng diện tích 344,7m2 (có tứ cận: Phía Bắc giáp ruộng canh tác; Phía Nam giáp đất chia cho ông PH; phía Đông giáp ngõ đi chung mới tạo lập; phía Tây giáp ruộng canh tác (có các mốc 3,9,1,2,3 trên sơ đồ).

[8.5] Không bên nào phải thanh toán giá trị chênh lệch cho nhau.

[9] Xét nội dung các đương sự đã thỏa thuận được tại giai đoạn PH thẩm: Thỏa thuận của các đương sự là hoàn toàn tự nguyện, không trái đạo đức xã hội, phù hợp các quy định của pháp luật nên Hội đồng xét xử xét thấy có căn cứ chấp nhận toàn bộ nội dung thỏa thuận, sửa bản án sơ thẩm theo hướng công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

[10] Về chi phí tố tụng: Chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản, nguyên đơn tự nguyện chịu toàn bộ, không yêu cầu nên không đặt ra vấn đề giải quyết.

[11] Án phí dân sự sơ thẩm:

[11.1] Nguyên đơn là người cao tuổi và có đơn xin miễn án phí nên được miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm theo quy định.

[12.2] ÔngT, ông NG phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần giá trị di sản nhận được. Giá trị di sản ông T được hưởng: 9.000.000 đồng x 296,2m2 = 2.665.800.000 đồng; giá trị di sản ông NG được hưởng: 9.000.000 đồng x 344,7m2 = 3.102.300.000 đồng.

[13] Án phí dân sự PH thẩm: Do bản án dân sự sơ thẩm bị sửa một phần nên người kháng cáo không phải chịu án phí dân sự PH thẩm theo quy định.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

- Căn cứ Điều 92, Điều 147, khoản 2 Điều 184, khoản 2 Điều 227, Điều 300, của Bộ luật Tố tụng dân sự;

- Căn cứ khoản 2 Điều 149; các Điều 236, 610, 623, 649, 650, 651, 652, 654 và 660 của Bộ luật Dân sự;

- Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, Công nhận nội dung thỏa thuận của các đương sự.

Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 08/2023/DS-ST ngày 10 tháng 3 năm 2023 của Tòa án nhân dân huyện An Dương, thành phố Hải Phòng về việc “Hủy văn bản thỏa thuận, chia di sản thừa kế”.

Xử:

1. Công nhận nội dung thỏa thuận của các đương sự:

- Hủy Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa ông Phạm Văn PH, cụ Đào Thị G, bà Phạm Thị H, bà Phạm Thị HU, ông Phạm Văn HA, ông Phạm Quốc T, ông Phạm Văn NG, bà Phạm Thị PH; được Ủy ban nhân dân xã C, huyện An Dương chứng thực ngày 18/8/2020; số chứng thực 61/2020, quyển 01 TP/CC-SCT/HĐGD đối với thửa đất số 141, tờ bản đồ số 07 thuộc thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương.

- Xác định thửa đất số 141, tờ bản đồ số 07 thuộc thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương có diện tích 1.071m2 là di sản thừa kế của cụ Phạm Quốc T (tên gọi khác: H) và cụ Đỗ Thị V chết đi để lại gồm các mốc giới A,B,6,1,A trên sơ đồ.

- Xác lập lối đi chung có diện tích 148,1m2 gồm các mốc giới A,B,5,2,A trên sơ đồ phân chia.

- Diện tích còn lại 922,9 m2 gồm các mốc giới 1,2,5,6,1 xác định di sản của cụ Phạm Quốc T (tên gọi khác: H) và cụ Đỗ Thị V mỗi cụ là 461,45m2; thỏa thuận phân chia cụ thể như sau:

+ Chia cho ông Phạm Văn T quản lý diện tích 296,2m2 tại thửa đất số 141, tờ bản đồ số 07 thuộc thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương và toàn bộ tài sản, công trình của ông Phạm Quốc T, bà Vũ Thị B gồm nhà ở 01 tầng, nhà bếp, nhà tắm, sân lát gạch men, 04 cây cau có quả, 03 cây cau giống, 01 cây mít có quả, 01 cây vú sữa có quả, 01 cây mai cảnh (các mốc giới 4,5,6,7,4 trên sơ đồ - có tứ cận: Phía Bắc giáp phần đất của cụ V hết thời hiệu chia cho ông PH; Phía Nam giáp đất hộ ông Hùng; phía Đông giáp ngõ đi chung mới tạo lập; phía Tây giáp ruộng canh tác).

+ Chia cho ông Phạm Văn PH quản lý diện tích 281,9m2 tại thửa đất số 141, tờ bản đồ số 07 thuộc thôn CH Thắng, xã C, huyện An Dương gồm các mốc giới 4,7,9,3, 4 trên sơ đồ - có tứ cận: Phía Bắc giáp đất chia cho cụ G; Phía Nam giáp phần đất của cụ V hết thời hiệu chia cho cụ G; phía Đông giáp ngõ đi chung mới tạo lập; phía Tây giáp ruộng canh tác. Ông Phạm Văn PH và bà Phạm Thị CH được quyền sử dụng toàn bộ tài sản của ông bà đã xây dựng trên phần đất này.

+ Chia cho ông Phạm Văn NG sử dụng diện tích 344,7m2 (có tứ cận: Phía Bắc giáp ruộng canh tác; Phía Nam giáp đất chia cho ông PH; phía Đông giáp ngõ đi chung mới tạo lập; phía Tây giáp ruộng canh tác (có các mốc 3,9,1,2,3 trên sơ đồ).

(Có sơ đồ phân chia đất kèm theo bản án).

- Không bên nào phải thanh toán giá trị chênh lệch cho nhau.

Các bên có trách nhiệm liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục để được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

2. Về án phí dân sự sơ thẩm:

- Nguyên đơn được miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm theo quy định;

- Ông T phải chịu 85.316.000 (Tám mươi lăm triệu ba trăm mười sáu nghìn đồng) đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Ông NG phải chịu 94.046.000 đồng (Chín mươi tư triệu không trăm bốn mươi sáu nghìn đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

3. Về án phí dân sự PH thẩm: Các đương sự không phải chịu án phí dân sự PH thẩm theo quy định.

- Trả lại ông Phạm Văn NG số tiền tạm ứng án phí dân sự PH thẩm 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0004494 ngày 30/3/2023 tại Chi cụ thi hành án dân sự huyện An Dương, thành phố Hải Phòng;

- Trả lại ông Phạm Văn T (Phạm Quốc T) số tiền tạm ứng án phí dân sự PH thẩm 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0004493 ngày 30/3/2023 tại Chi cụ thi hành án dân sự huyện An Dương, thành phố Hải Phòng;

- Trả lại ông Phạm Văn HA số tiền tạm ứng án phí dân sự PH thẩm 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0004489 ngày 30/3/2023 tại Chi cụ thi hành án dân sự huyện An Dương, thành phố Hải Phòng;

- Trả lại bà Phạm Thị PH số tiền tạm ứng án phí dân sự PH thẩm 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0004492 ngày 30/3/2023 tại Chi cụ thi hành án dân sự huyện An Dương, thành phố Hải Phòng;

- Trả lại bà Phạm Thị T số tiền tạm ứng án phí dân sự PH thẩm 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0004495 ngày 30/3/2023 tại Chi cụ thi hành án dân sự huyện An Dương, thành phố Hải Phòng;

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án Dân sự thì người được thi hành, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án PH thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

273
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 62/2023/DS-PT về hủy văn bản thỏa thuận, tranh chấp chia di sản thừa kế

Số hiệu:62/2023/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hải Phòng
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 18/09/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;