TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH
BẢN ÁN 52/2020/DS-ST NGÀY 08/09/2020 VỀ CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Trong các ngày 08 tháng 9 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 163/2019/TLST- DS ngày 21 tháng 5 năm 2019 về việc “Chia di sản thừa kế” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 62/2020/QĐXXST-DS ngày 10 tháng 8 năm 2020 và Quyết định hoãn phiên tòa số: 23/2020/QĐST-DS ngày 25 tháng 8 năm 2020, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Chị Trần Thị Nh, sinh năm 1980; trú tại: Tổ 4, ấp 4, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Đại diện ủy quyền của chị N là ông Nguyễn Văn Sáng, sinh năm 1976; Trú tại: Số 93, đường Đặng Văn Lý, khu phố 5, Phường 3, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. (anh Sáng, chị N có mặt)
- Bị đơn: Ông Trần Văn S, sinh năm 1969; trú tại: Tổ 4, Khu phố 2, thị trấn Tân Châu, huyện Tân châu, tỉnh Tây Ninh. (có mặt)
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
1/ Bà Trần Thị Bìa, sinh năm 1953; trú tại: Số 180, tổ 3, ấp 4, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh;
2/ Bà Trần Thị Trên, sinh năm 1961; trú tại: Số 125, tổ 9, khu phố 1, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
3/ Bà Trần Thị Nghiệm, sinh năm 1964 Số 180, tổ 3, ấp 4, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh;
4/ Ông Trần Văn Mạnh, sinh năm 1973; trú tại: Số 430, tổ 4, Khu phố 2, thị trấn Tân Châu, huyện Tân châu, tỉnh Tây Ninh.
5/ Ông Trần Văn Lèo, sinh năm 1945 (chết năm 2014) có và là bà Đỗ Thị Bì, sinh năm 1958; trú tại; Số 187, tổ 4, ấp 4, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Các con ông Lèo gồm: Chị Trần Thị Nh (là nguyên đơn trong vụ án); anh Trần Minh Thiện, sinh năm 1982; anh Trần Minh Tuấn, sinh năm 1984; chị Trần Thị Tuyết Lan, sinh năm 1987; Trần Thị Tuyết Vân, sinh năm 1989 và Trần Thị Tuyết Trang, sinh năm 1992; cùng trú tại: Số 187, tổ 4, ấp 4, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Chị Lê Thị Kim Hạnh, sinh năm 1979; trú tại: Tổ 11, ấp Thạnh An, xã Thanh Bình, huyện Tân Châu là con riêng của ông Trần Văn Lèo, có đơn xin từ chối tham gia tố tụng.
Bà Bì, chị N, anh Thiện, anh Tuấn, chị Lan, chị Vân, chị Trang ủy quyền cho anh Nguyễn Văn Sáng tham gia tố tụng. (anh Sáng có mặt) Bà Trần Thị Bìa, bà Trần Thị Nghiệm ủy quyền cho bà Trần Thị Trên và ông Trần Văn S tham gia tố tụng theo các văn bản ủy quyền ngày 21 tháng 6 năm 2019. (anh Mạnh, bà Trên, anh S có mặt).
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện ngày 14-5-2019 cùng các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa nguyên đơn chị Trần Thị Nh và đại diện ủy quyền của chị N là anh Nguyễn Văn Sáng trình bày:
Ông Trần Văn Lèo (chết năm 2014) và bà Đỗ Thị Bì chung sống với nhau có tất cả 06 người con gồm: Chị Trần Thị Nh, sinh năm 1980; anh Trần Minh Thiện, sinh năm 1982; anh Trần Minh Tuấn, sinh năm 1984; chị Trần Thị Tuyết Lan, sinh năm 1987; Trần Thị Tuyết Vân, sinh năm 1989 và Trần Thị Tuyết Trang, sinh năm 1992; cùng có hộ khẩu tại: Số 187, tổ 4, ấp 4, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Ông Lèo chết không để lại di chúc.
Cụ Trần Văn Nhã, sinh năm 1923 (chết năm 2012) và cụ Lê Thị Dắc, sinh năm 1930 (chết năm 2015), không để lại di chúc. Cụ Nhã và cụ Dắc là và chồng, là ông bà nội của chị N. Hai cụ chung sống có tấc cả 06 người con gồm: Trần Văn Lèo, sinh năm 1945 chết có và và các con như nêu trên; Trần Thị Bìa, sinh năm 1953; Trần Thị Trên, sinh năm 1961; Trần Thị Nghiệm, sinh năm 1964; Trần Văn S, sinh năm 1969 và Trần Văn Mạnh, sinh năm 1973.
Ông Lèo chết có để lại di sản là phần di sản ông được hưởng của ba, mẹ là cụ Nhã và cụ Dắc, khối di sản hai cụ để lại phần đất được Nhà nước đền bù với tổng số tiền 4.011.980.500 đồng theo Quyết định số 3610/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của UBND huyện Tân Châu, số tiền này hiện do ông S đang quản lý.
Nay chị N khởi kiện yêu cầu chia khối di sản của hai cụ nội chị để lại theo quy định. Phần ba chị ông Trần Văn Lèo được hưởng là 668.660.000 đồng chia điều cho 6 anh, chị, em của chị mỗi người được hưởng là 95.522.000 đồng.
Theo các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án bị đơn ông Trần Văn S trình bày:
Ông thừa nhận lời trình bày của chị N là đúng về quan hệ nhân thân trong gia đình. Riêng ông Lèo, bà Bì là ba, mẹ của chị N ngoài 06 người con nêu trên thì ông Lèo còn có 01 người con riêng là chị Lê Thị Kim Hạnh, sinh năm 1979, hiện sống tại tổ 11, ấp Thạnh An, xã Thanh Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Về khối tài sản của ba, mẹ ông chết để lại không có di chúc, nhưng khi ba, mẹ ông còn sống ông Lèo cùng và và các con ông Lèo không về chăm lo cho ba, mẹ, cắt đứt mọi quan hệ gia đình. Thời điểm đó ba, mẹ ông bệnh rất nhiều năm, anh, chị, em thì có công việc riêng, không thường xuyên chăm sóc được cho ba, mẹ chỉ có Mạnh là em út trong nhà trực tiếp chăm lo cho ba, mẹ. Mạnh vay tiền bên ngoài để điều trị bệnh cho ba mẹ nên khi được tiền đền bù thì giao toàn bộ cho Mạnh trả n đồng thời lo ma chay cho ba, mẹ, phần còn lại làm mồ mả ông, bà cúng giỗ hàng năm, không đồng ý chia. Số tiền nhận đền bù đất của ba, mẹ là 4.011.980.500 đồng theo Quyết định số 3610/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của UBND huyện Tân Châu. Sau khi nhận tiền xong thì giao lại toàn bộ cho ông Mạnh giữ để trả n lo cúng giỗ ông, bà, ông S hiện không còn giữ khoản tiền trên và đồng ý giao lại cho các con ông Lèo cùng và ông Lèo số tiền 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
- Theo người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị Trên , ông Trần Văn Mạnh và người đại diện ủy quyền của bà Trần Thị Bìa và bà Trần Thị Nhiệm là ông Trần Văn S trình bày:
Thống nhất như lời trình bày của ông S, lúc cụ Nhã và cụ Dắc bệnh thì chỉ có mấy anh, chị em lo, riêng ông Lèo cùng và và các con thì cắt đứt mọi liên lạc không về, không thăm, không chăm sóc, chỉ có Mạnh là con út ở nhà bỏ tất cả các công việc để chăm sóc, nuôi bệnh ba, mẹ và bán luôn phần đất đang ở để lo chu toàn cho ba, mẹ để các anh, chị yên tâm đi làm và chỉ phụ chăm sóc. Khi ba, mẹ chết không để lại di chúc, số tiền đền bù cũng chưa có, n nần nhiều nên Mạnh phải bán đất nhà đang ở để trả n chờ đến khi nhận tiền bồi thường trả lại cho Mạnh. Năm 2018 mới nhận được tiền đền bù đất của Nhà nước thì trả tất cả các khoản n cho Mạnh là 2 tỷ, phần còn lại anh, em thống nhất làm nhà thờ cúng ông, bà, ba, mẹ, di dời mộ, còn lại chỉ hơn 500.000.000 đồng này chia theo quy định. Nếu không đồng ý thì số tiền còn lại sau khi trả n cho Mạnh thì còn hơn 2 tỷ chia điều cho các đồng thừa kế. Nếu các đồng thừa kế của ông Lèo đồng ý thì giao cho 100.000.000 đồng. Nếu không thì giải quyết theo quy định có trừ các khoản n của ông Mạnh phần còn lại chia điều.
- Theo người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan các đồng thừa kế của ông Lèo là bà Đỗ Thị Bì, anh Trần Minh Thiện, Anh Trần Minh Tuấn, chị Trần Thị Tuyết Lan, chị Trần Thị Tuyết Vân và chị Trần Thị Tuyết Trang ủy quyền cho anh Nguyễn Văn Sáng trình bày:
Thống nhất như chị N trình bày về quan hệ nhân thân của ông, bà nội cũng như về các con của ông Lèo. Về yêu cầu khởi kiện của chị N thì bà Bì và các con cũng thống nhất là khi ông Lèo chết không để lại di chúc nhưng có phần di sản được hưởng của cụ Nhã và cụ Dắc để lại là số tiền được Nhà nước bồi thường đất là 4.011.980.500 đồng theo Quyết định số 3610/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của UBND huyện Tân Châu, mỗi kỷ phần được hưởng là 668.660.000 đồng. Mỗi kỷ phần thừa kế của ông Lèo được hưởng là 95.522.000 đồng, bà Bì và các đồng thừa kế của ông Lèo thống nhất xin được nhận phần di sản được hưởng của ông Lèo để lại nêu trên. Ngoài ra không có ý kiến gì khác.
- Theo người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chị Lê Thị Kim Hạnh trình bày:
Chị là con ruột của ông Lèo nhưng ba và mẹ chị (là bà Lê Thị Đư c) chung sống không đăng ký kết hôn, khi ba, mẹ chia tay thì mẹ chị mới sinh chị nên làm khai sinh là theo họ mẹ, lúc còn sống thì bà tôi ông Lèo cũng có đến thăm tôi, khi ba chết tôi vẫn về làm giỗ có gặp mẹ Bì và các em sau con ba là N, Thiện, Tuấn, Lan, Vân, Trang và các cô, chú điều biết việc này.
Nay, N khởi kiện yêu cầu chia phần thừa kế của ba được hưởng di sản của ông, bà nội thì chị không có ý kiến gì, không tranh chấp, không yêu cầu chia, xin từ chối nhận di sản của ba và xin vắng mặt trong tất cả các lần Tòa mời hòa giải, công bố chứng cứ và xét xử vụ án này.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh phát biểu ý kiến:
Về thủ tục tố tụng: Trong quá trình giải quyết vụ án Thẩm phán, Hội đồng xét xử tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; đương sự chấp hành đúng các quy định của pháp luật kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án; chị Hạnh là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án có đơn xin xét xử vắng mặt. Do đó, căn cứ Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vụ án vắng chị Hạnh là có căn cứ. Có vi phạm thời hạn xét xử.
Về nội dung vụ án:
Cụ Nhã chết trước ông Lèo nên các con ông Lèo không được hưởng phần di sản của cụ Nhã.
Cụ Dắc chết sau ông Lèo và không để lại di chúc, nên các con ông Lèo được hưởng thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 BLDS.
Phần thừa kế cụ Dắc được chia cho 06 người con: 2.005.990.250 đồng : 6 phần thành mỗi phần thừa kế được hưởng là 334.331.708 đồng.
Ông Lèo có tất cả 07 người con nhưng do chị Lê Thị Kim Hạnh là con ruột ông Lèo nhưng chị từ chối nhận di sản của ông Lèo để lại nên hàng thừa kế thế vị còn lại của ông Lèo là 06 phần, được chia như sau: 334.331.708 đồng : 6 phần thành mỗi phần là 55.721.951 đồng.
Chị Trần Thị Nh, anh Trần Minh Thiện, anh Trần Minh Tuấn, chị Trần Thị Tuyết Lan, chị Trần Thị Tuyết Vân và chị Trần Thị Tuyết Trang mỗi người được nhận kỷ phần thừa kế là 55.721.951 đồng.
Ông S là người ký nhận và được ủy quyền theo biên bản họp gia đình ngày 15/10/2018 (BL 119), nhưng ông Mạnh hiện là người quản lý di sản, nên ông Mạnh có nhiệm vụ giao lại phần di sản cho những người thừa kế thế vị nêu trên.
Căn cứ Điều 652 Bộ luật dân sự 2015; Điều 147 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Nghị quyết số 326 về án phí và lệ phí, đề nghị Hội đồng xét xử xử theo hướng:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị Trần Thị Nh về việc “Chia di sản thừa kế” đối với ông Trần Văn Mạnh là toàn bộ di sản của cụ Dắc để lại là số tiền được Nhà nước bồi thường đất là 4.011.980.500 đồng theo Quyết định số 3610/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của UBND huyện Tân Châu, cụ Dắc được hưởng ½ số tiền trên là 2.005.990.250 đồng.
Chia cho chị Trần Thị Nh, anh Trần Minh Thiện, anh Trần Minh Tuấn, chị Trần Thị Tuyết Lan, chị Trần Thị Tuyết Vân và chị Trần Thị Tuyết Trang mỗi người được nhận kỷ phần thừa kế của cụ Dắc là 55.721.951 đồng. Ông Mạnh là người hiện đang giữ di sản trên nên ông Mạnh có trách nhiệm giao lại phần di sản cho những người thừa kế thế vị nêu trên.
Các đương sự phải chịu án phí theo quy định.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của vị Đại diện viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhận định:
Về thủ tục tố tụng:
[1] Chị Lê Thị Kim Hạnh là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án vắng mặt tại phiên tòa có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt. Do đó, căn cứ khoản 1 Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vụ án vắng mặt chị N.
[3] Về thời hiệu khởi kiện: Cụ Trần Văn Nhã chết năm 2012 và cụ Lê Thị Dắc chết năm 2015 theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của chị Trần Thị Nh vẫn còn.
[4] Về nội dung vụ án:
Cụ Trần Văn Nhã, sinh năm 1923 (chết năm 2012) và cụ Lê Thị Dắc, sinh năm 1930 (chết năm 2015). Cụ Nhã và cụ Dắc là và chồng và là ông bà nội của chị Trần Thị Nh. Hai cụ chung sống có tấc cả 06 người con gồm: Ông Trần Văn Lèo, sinh năm 1945 (chết năm 2014 có và và các con); bà Trần Thị Bìa, sinh năm 1953; bà Trần Thị Trên, sinh năm 1961; bà Trần Thị Nghiệm, sinh năm 1964; ông Trần Văn S, sinh năm 1969 và ông Trần Văn Mạnh, sinh năm 1973. Ngoài ra cụ Nhã và cụ Dắc không còn có người con nào khác. Hai cụ chết không để lại di chúc, các đồng thừa kế của 02 cụ cũng chưa chia di sản thừa kế nên di sản của các cụ được chia theo pháp luật.
Ông Trần Văn Lèo (chết năm 2014) và bà Đỗ Thị Bì là và chồng, chung sống với nhau có tất cả 06 người con gồm: Chị Trần Thị Nh, sinh năm 1980; anh Trần Minh Thiện, sinh năm 1982; anh Trần Minh Tuấn, sinh năm 1984; chị Trần Thị Tuyết Lan, sinh năm 1987; Trần Thị Tuyết Vân, sinh năm 1989 và Trần Thị Tuyết Trang, sinh năm 1992; cùng có hộ khẩu tại: Số 187, tổ 4, ấp 4, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra, ông Lèo còn có 01 người con riêng tên Lê Thị Kim Hạnh, sinh năm 1979; trú tại: Tổ 11, ấp Thạnh An, xã Thanh Bình, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh là con riêng của ông Trần Văn Lèo. Chị Hạnh có đơn xin từ chối tham gia tố tụng và từ chối không nhận di sản của bố chị để lại. Ông Lèo chết không để lại di chúc nên di sản của ông Lèo được chia theo quy định của pháp luật và chia cho 06 người con còn lại.
Chị Trần Thị Nh khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ba chị là ông Trần Văn Lèo. Di sản ông Lèo để lại là phần di sản ông được hưởng thừa kế của bố mẹ ông là hai cụ nội chị (là cụ Trần Văn Nhã và cụ Lê Thị Dắc) đã chết mà ba chị là ông Trần Văn Lèo và các thừa kế thế vị của ông Lèo được hưởng theo quy định pháp luật.
Cụ Nhã và cụ Dắc có để lại di sản là phần đất được Nhà nước đền bù với tổng số tiền 4.011.980.500 (bốn tỷ không trăm mười một triệu chín trăm tám mươi ngàn năm trăm) đồng theo Quyết định số 3610/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của UBND huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Phần ba chị ông Trần Văn Lèo được hưởng là 668.660.000 đồng chia điều cho 6 anh, chị, em của chị mỗi người được hưởng là 95.522.000 (chín mươi lăm triệu năm trăm hai mươi hai ngàn) đồng.
Xét yêu cầu khởi kiện của chị N, Hội đồng xét xử thấy rằng:
Chị N khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ba chị được hưởng của cụ Nhã (ông nội) để lại cho và phần di sản của cụ Dắc để lại cho các thừa kế thế vị là các chị, em của chị được hưởng theo quy định của pháp luật và căn cứ vào Điều 611 của Bộ luật Dân sự thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết nên di sản của những người chết trong vụ án này được chia như sau:
Cụ Nhã và cụ Dắc lúc còn sinh tiền thì sống chung với ông Trần Văn Mạnh là con trai út của 02 cụ, qua xác minh của Tòa án thì 02 cụ trước khi qua đời có lâm trọng bệnh, thời gian điều trị bệnh cũng lâu, khi các cụ qua đời thì các chi phí mai táng phí cho 02 cụ cũng như các chi phí trị bệnh cho 02 cụ là phải có nhưng do thời gian qua lâu nên không có chứng cứ chứng minh cho các chi phí đã chi nên cần trích 01 phần trong khối di sản của 02 cụ để lại giao cho người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cho 02 cụ là phù h p. Tại Tòa, Đại diện cho nguyên đơn anh Nguyễn Văn Sáng trình bày khi cụ Nhã và cụ Dắc còn sống thì tài sản của các cụ vẫn còn để bán điều trị chứ không phải là không có nên không đồng ý trích phần di sản hiện tại để chi phí cho việc điều trị bệnh và mai táng phí. Anh Sáng trình bày nhưng không cung cấp được chứng cứ, chứng minh cho lời trình bày của mình nên không có căn cứ chấp nhận.
Cụ Nhã và cụ Dắc chết không để lại di chúc nên di sản của 02 cụ được chia theo quy định của pháp luật. Khối di sản của 02 cụ để lại trên gồm có 6 kỷ phần thừa kế được hưởng và 02 kỷ phần chi cho các chi phí nêu trên nên được chia làm 8 phần, lấy 02 phần này giao cho ông Mạnh làm chi phí. Cụ thể: 4.011.980.500 đồng : 8 phần x 2 = 1.002.995.000 đồng. Di sản thừa kế của 02 cụ còn lại là 4.011980.500 đồng - 1.002.995.000 đồng = 3.008.985.000 (ba tỷ lẻ tám triệu chín trăm tám mươi lăm ngàn) đồng.
- Cụ Nhã chết năm 2012 nên hàng thừa kế của cụ Nhã là và (Cụ Dắc) và các con (là ông Trần Văn Lèo; bà Trần Thị Bìa; bà Trần Thị Trên; bà Trần Thị Nghiệm; ông Trần Văn S và ông Trần Văn Mạnh). Hàng thừa kế cụ Nhã gồm 7 kỷ phần. Khối di sản của 02 cụ để lại là tài sản chung được chia đôi. Di sản của cụ Nhã là 3.008.985.000 đồng : 2 = 1.504.492.750 đồng được chia cho 7 kỷ phần thừa kế, mỗi kỷ phần được hưởng là 1.504.492.750 đồng : 7 = 214.927.500 (hai trăm mười bốn triệu chín trăm hai mươi bảy ngàn năm trăm) đồng (cụ Dắc và ông Lèo mỗi người được hưởng 214.927.500 đồng) - Ông Lèo chết năm 2014 không để lại di chúc nên di sản của ông Lèo được chia theo quy định pháp luật. Hàng thừa kế của ông Lèo gồm 8 kỷ phần: Mẹ (cụ Dắc), và (bà Bì) và các con (Chị Trần Thị Nh; anh Trần Minh Thiện; anh Trần Minh Tuấn; chị Trần Thị Tuyết Lan; Trần Thị Tuyết Vân và Trần Thị Tuyết Trang và chị Hạnh). Do chị Hạnh từ chối tham gia tố tụng và không nhận di sản của ba chị để lại nên di sản của ông Lèo được chia cho mẹ, và và các con chung của ông Lèo. Di sản ông Lèo để lại là số tiền 214.927.500 đồng được chia thành 8 kỷ phần, mỗi kỷ phần được hưởng là 214.927.500 đồng : 8 = 26.865.900 đồng (cụ Dắc được hưởng 26.865.900 đồng).
- Cụ Dắc chết năm 2015 nên hàng thừa kế của cụ Dắc là các con gồm: ông Trần Văn Lèo (chết năm 2014, kỷ phần thừa kế của ông Lèo thì các con ông Lèo được hưởng thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự); bà Trần Thị Bìa; bà Trần Thị Trên; bà Trần Thị Nghiệm; ông Trần Văn S và ông Trần Văn Mạnh. Hàng thừa kế cụ Dắc gồm 6 kỷ phần. Di sản của cụ Dắc để lại là 1.504.492.750 đồng (từ tài sản chung của 02 cụ) + 214.927.500 đồng (phần di sản được hưởng của cụ Nhã) + 26.865.900 đồng (phần di sản được hưởng của con trai ông Lèo) = 1.746.286.000 đồng được chia cho 6 kỷ phần thừa kế, mỗi kỷ phần được hưởng là 1.746.286.000 đồng : 6 = 291.047.600 đồng (phần thừa kế thế vị của ông Lèo được hưởng 291.047.600 đồng sẽ được giao cho các con của ông Lèo).
- Mỗi kỷ phần thừa kế thế vị của ông Lèo được hưởng là: 291.047.600 đồng : 6 (là các con ông Lèo) = 48.507.900 đồng.
Như vậy mỗi kỷ phần thừa kế của ông Lèo được hưởng như sau: Bà Bìa được hưởng 26.865.900 đồng, các con chung của ông Lèo (Chị Trần Thị Nh; anh Trần Minh Thiện; anh Trần Minh Tuấn; chị Trần Thị Tuyết Lan; Trần Thị Tuyết Vân và Trần Thị Tuyết Trang) mỗi người được hưởng 48.507.900 đồng + 26.865.900 đồng = 75.373.800 đồng Tại phiên tòa, các đồng thừa kế còn lại của cụ Nhã, cụ Dắc là các ông, bà Trần Thị Bìa; bà Trần Thị Trên; bà Trần Thị Nghiệm; ông Trần Văn S và ông Trần Văn Mạnh cùng thống nhất chưa yêu cầu chia di sản của hai cụ để lại, đồng ý giao cho ông Mạnh tạm giữ chi phí, trả n và lo cúng giỗ làm nhà từ đường thờ cúng ông, bà. Các ông, bà xác nhận hiện số tiền trên đã giao cho ông Mạnh đang tạm giữ và quản lý. Tại phiên tòa ông Mạnh cũng thừa nhận là số tiền đền bù nêu trên là do ông tạm giữ và quản lý. Việc bà Bìa, bà Nghiêm, bà Trên, ông S, ông Mạnh không đồng ý chia cho các đồng thừa kế của ông Lèo cũng như hàng thừa kế thế vị là không có căn cứ chấp nhận. Cần chia khối di sản trên của hai cụ Nhã và cụ Dắc theo phân tích và chia như trên là phù h p theo quy định tại Điều 651 và 652 Bộ luật Dân sự. Nguyên đơn chị N và đại diện ủy quyền của chị N cũng đồng ý yêu cầu ông Trần Văn Mạnh có trách nhiệm giao lại số tiền mà các đồng thừa kế của ông Lèo và và của ông Lèo là bà Bì được hưởng nên có căn cứ buộc ông Mạnh phải giao lại trị giá các kỷ phần thừa kế được hưởng của bà Bì và các con bà Bì như phân tích trên là có căn cứ.
[6] Về án phí: Các bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định.
Chị Trần Thị Nh; anh Trần Minh Thiện; anh Trần Minh Tuấn; chị Trần Thị Tuyết Lan; Trần Thị Tuyết Vân và Trần Thị Tuyết Trang phải chịu án phí của số tiền được hưởng theo kỷ phần thừa kế. Bà Đỗ Thị Bì được miễn án phí theo quy định.
Phần di sản dùng vào việc thờ cúng cũng như đã chi vào các chi phí mai táng phí, chi phí nuôi bệnh tậc cho 02 cụ là 1.002.995.000 đồng đã chi và phải giao trả lại cho ông Mạnh nên phần này không tính án phí.
Di sản còn lại của hai cụ Nhã và cụ Dắc để chia là 3.008.985.000 đồng trừ đi phần thừa kế của các con ông Lèo và bà Bì được hưởng là 479.108.700 đồng, còn lại 2.529.876.300 đồng. Các đồng thừa kế còn lại của cụ Nhã và cụ Dắc đồng ý tạm giao lại số tiền 2.529.876.300 đồng cho ông Mạnh tạm giữ và quản lý chưa chia nên số tiền này không tính án phí là phù h p.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
1/ Căn cứ vào các Điều 611, 623, 651 và 652 Bộ luật Dân sự; khoản 1 Điều 228 Bộ luật Tố tụng Dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30- 12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án:
- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị Trần Thị Nh đối với ông Trần Văn Mạnh về việc “Chia di sản thừa kế”.
Bà Bì được hưởng kỷ phần thừa kế là 26.865.900 (hai mươi sáu triệu tám trăm sáu mươi lăm ngàn chín trăm) đồng và các chị Trần Thị Nh; anh Trần Minh Thiện; anh Trần Minh Tuấn; chị Trần Thị Tuyết Lan; Trần Thị Tuyết Vân và Trần Thị Tuyết Trang mỗi người được hưởng 75.373.800 (bảy mươi lăm triệu ba trăm bảu mươi ba ngàn tám trăm) đồng.
Buộc ông Trần Văn Mạnh có trách nhiệm giao lại trị giá các kỷ phần thừa kế cho bà Bì là 26.865.900 đồng, giao cho Chị Trần Thị Nh; anh Trần Minh Thiện; anh Trần Minh Tuấn; chị Trần Thị Tuyết Lan; Trần Thị Tuyết Vân và Trần Thị Tuyết Trang mỗi người là 75.373.800 đồng Ghi nhận các đồng thừa kế còn lại của cụ Nhã và cụ Dắc không yêu cầu chia di sản thừa kể của hai cụ. Giao di sản thừa kế còn lại của hai cụ cho ông Trần Văn Mạnh tạm quản lý, dùng vào việc thờ cúng ông, bà và trả các khoản n trước đó.
Kể từ ngày bà Bìa và các con bà chị Trần Thị Nh; anh Trần Minh Thiện; anh Trần Minh Tuấn; chị Trần Thị Tuyết Lan; Trần Thị Tuyết Vân và Trần Thị Tuyết Trang có đơn yêu cầu thi hành án nêu ông Mạnh chưa thanh toán các khoản tiền nêu trên thì hàng tháng ông Mạnh còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
3/ Về án phí: Bà Bì được miễn án phí sơ thẩm Dân sự theo quy định Chị Trần Thị Nh; anh Trần Minh Thiện; anh Trần Minh Tuấn; chị Trần Thị Tuyết Lan; Trần Thị Tuyết Vân và Trần Thị Tuyết Trang mồi người phải chịu 3.768.500 (ba triệu bảy trăm sáu mươi tám ngàn năm trăm) đồng án phí dân sự sơ thẩm. Chi N được khấu trừ số tiền đã nộp tạm ứng án phí là 2.388.000 (hai triệu ba trăm tám mươi tám ngàn) đồng theo biên lai thu số 0015400 ngày 22-5-2019 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; chị N còn phải nộp thêm 1.380.500 (một triệu ba trăm tám mươi ngàn năm trăm) đồng.
Bà Trần Thị Bìa; bà Trần Thị Trên; bà Trần Thị Nghiệm; ông Trần Văn S và ông Trần Văn Mạnh không phải chịu án phí sơ thẩm dân sự.
4/ Trường h p bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
5/ Án xử sơ thẩm công khai các bên đương sự có quyền kháng cáo bản án lên Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Người vắng mặt được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết hợp lệ.
Bản án 52/2020/DS-ST ngày 08/09/2020 về chia di sản thừa kế
Số hiệu: | 52/2020/DS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Tân Châu - Tây Ninh |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 08/09/2020 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về