TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
BẢN ÁN 458/2020/DS-PT NGÀY 15/12/2020 VỀ TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỨC KHOẺ BỊ XÂM PHẠM
Trong các ngày 09 và 15 tháng 12 năm 2020, tại Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 453/2017/TLPT-DS ngày 10 tháng 11 năm 2020 về việc tranh chấp “Bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm”.
Do bản án dân sự sơ thẩm số 126/2020/DS-ST ngày 14/09/2020 của Toà án nhân dân thị xã G, tỉnh Tiền Giang bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 552/2020/QĐ-PT ngày 16 tháng 11 năm 2020 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn N, sinh năm: 1976 (Có mặt). Địa chỉ: Ấp L, xã B, thị xã G, tỉnh Tiền Giang.
- Bị đơn: Ông Lê Minh L, sinh năm 1973. (Có mặt). Địa chỉ: Ấp L, xã B, thị xã G, tỉnh Tiền Giang.
Người bảo vệ quyền và L ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư Nguyễn H1 Anh – Văn phòng luật sư H1 Anh Minh – thuộc Đoàn luật sư tỉnh Tiền Giang (Có mặt).
Người kháng cáo: Bị đơn Lê Minh L.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo án sơ thẩm, * Nguyên đơn ông Nguyễn Văn N trình bày:
Khoảng 06 giờ 40 phút ngày 18/4/2020, tôi chạy xe máy đi ngang qua nhà ông L. Thấy vợ ông L đang quét rác trước nhà nên có nói: “Giỏi quá vậy Mợ Năm” rồi chạy về nhà. Một lúc sau, khoảng 07 giờ cùng ngày, tôi chạy xe ngang qua nhà ông L thì ông L kêu tôi: “Ê, mày đứng lại tao nói nghe”. Tôi dừng xe và hỏi: “Nói gì cậu”. Ông L chửi thề và nói: “Mày ghẹo vợ tao, tao đánh chết mẹ”. Tôi nói: “Cậu lớn thì nói chuyện đàng H1”. Tôi vừa nói xong, ông L lấy khúc củi bằng cây Dầu gió đường kính khoảng 04cm, dài khoảng 70cm đánh tôi 02 cái. Một cái trúng vào cổ và 01 cái trúng sau đầu tôi. Đánh xong ông L nói: “Lần này tao đánh mày, lần sau tao chặt đầu ném xuống sông”. Tôi nói: “Cậu lớn mà đánh tôi không nói rõ đầu đuôi, tôi đi báo Công an”. Ông L nói: “Tao thách mày đi thưa”.
Sau khi bị đánh, vết thương bị sưng đỏ nhưng không chảy máu. Khoảng 15 phút sau, tôi đến báo Công an xã B. Đến khoảng 10 giờ cùng ngày, tôi đến bệnh viện Cần Đước khám, chụp X.Quang, mua thuốc uống rồi về nhà. Tiền khám, chụp X.Quang là 255.400đ. Riêng 02 hóa đơn mua thuốc bị mất nên không nhớ số tiền. Tôi thuê xe 02 lượt đi và về từ nhà đến bệnh viện Cần Đước là 400.000đ (200.000đ/lượt). Nay tôi thay đổi một phần yêu cầu về tiền ăn. Tiền ăn của tôi và người N bệnh ngày 18/4/2020 là 60.000đ (30.000đ/người). Tổng cộng chi phí ngày 18/4/2020 là 715.400đ.
Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, tôi bị đau nhiều và choáng nên quay trở lại bệnh viện Cần Đước. Bác sĩ nói nếu muốn “CT” để kiểm tra phải lên tuyến trên nên tôi đi đến bệnh viện Bình Tân khám. Bệnh viện Bình Tân cho nhập viện điều trị từ ngày 19/4/2020 đến 23/4/2020 thì xuất viện. Chi phí điều trị là 2.488.260đ. Tôi thuê xe 02 lượt đi và về khám bệnh tại bệnh viện Cần đước là 1.400.000đ (lượt từ bệnh viện Cần Đước đến bệnh viện Bình Tân là 600.000đ, từ bệnh viện Bình Tân về nhà là 800.000đ). Tiền xe của người N bệnh 02 lượt đi và về từ nhà đến bệnh viện Bình Tân là 500.000đ (250.000đ/lượt). Tiền ăn của tôi và người N từ ngày 19/4/2020 đến ngày 23/4/2020 là 1.500.000đ (150.000đ/ngày/người). Tổng cộng chi phí là 5.888.260đ.
Đến ngày 27/4/2020, tôi bị ói, sốt nên đến Bệnh viện Chợ Rẫy khám, chụp “CT”, xét nghiệm, bán thuốc uống. Bác sĩ hẹn tái khám ngày 27/5/2020 nhưng do thấy sức khỏe đã ổn định nên không đi tái khám. Chi phí điều trị, tiền thuốc là 3.344.170đ. Tôi thuê xe 02 lượt đi và về từ nhà đến bệnh viện Chợ Rẫy là 1.500.000đ (lượt từ nhà đến bệnh viện Chợ Rẫy 800.000đ, từ bệnh viện Chợ Rẫy về nhà là 700.000đ). Tiền ăn của tôi và người N ngày 27/4//2020 là 300.000đ (150.000đ/ngày/người). Tổng cộng chi phí là 5.144.170đ.
Ban ngày, tôi làm thuê cho bà Phạm Thị Kim T, tiền công là 200.00đ/ngày. Ban đêm, tôi đi bắt chuột bán mỗi đêm bán khoảng 200.000đ. Do đó, thu nhập mỗi ngày của tôi khoảng 400.000đ. Trong thời gian điều trị vết thương từ ngày 18/4/2020 đến ngày 11/5/2020 (ngày tôi đi làm việc lại) là 23 ngày, tôi bị mất thu nhập. Nay tôi thay đổi một phần yêu cầu. Tôi yêu cầu ông L bồi thường tiền công lao động 280.000đ/ngày như ông L trình bày tại phiên tòa, thành tiền là 6.440.000đ (23 ngày x 280.000đ/ngày). Trong thời gian từ 19/4/2020 đến 23/4/2020 (05 ngày), tôi nằm viện tại bệnh viện Bình Tân, vợ tôi là Nguyễn Thúy D đã nghỉ làm để N. Bà D làm công nhân tại Công ty giầy FULUH, tiền lương mỗi ngày 210.000đ (6.670.082 đ/tháng). Nay yêu cầu ông L bồi thường tiền công lao động cho người N là 1.050.000đ (210.000đ/ngày x 5 ngày). Tổng cộng tiền công lao động yêu cầu ông L bồi thường là 7.490.000đ (6.440.000đ + 1.050.000đ).
Ông L có cung cấp 02 hóa đơn thuốc tôi mua tại bệnh viện Cần Đước có số tiền là 96.000đ. Tôi yêu bổ sung, yêu cầu ông L bồi thường số tiền thuốc mua tại bệnh viện Cần Đước là 96.000đ. Tổng cộng các khoảng tiền, tôi yêu cầu ông L bồi thường là 19.333.830đ (715.400đ + 5.888.260đ + 5.144.170đ + 7.490.000đ + 96.000đ), yêu cầu bồi thường một lần khi án có hiệu lực pháp luật.
* Bị đơn, ông Lê Minh L trình bày:
Trước đây, ông N đã từng có lời lẽ không đúng mực với vợ tôi. Khoảng 07 giờ ngày 18/4/2020, ông N chạy xe máy đi ngang qua nhà tôi, chọc ghẹo vợ tôi. Một lát sau, ông N cũng chạy qua nhà tôi. Lần này tôi gọi: “Ê N, mày đứng lại tao nói chuyện. Mày ghẹo ai vây”. Ông N nói: “Chòm xóm tui hỏi”. Tôi nói: “Tao cảnh cáo mày, từ nay về sau mày không được chọc ghẹo, tao đập chết mẹ”. Ông N nói: “Chòm xóm tui hỏi, cậu có đánh thì đánh”. Tôi dùng tay đấm vào hàm (bên mặt) ông N 01 cái và đấm vào sau cổ ông N 01 cái. Sau khi đánh, ông N không bị thương tích gì và chạy xe đi.
Khoảng 02 tuần sau, Công an xã B có điện thoại thông báo ông N đòi bồi thường 10.000.000đ. Tôi đến Công an xã B gặp ông N, ông N yêu cầu bồi thường 10.000.000đ, tôi không đồng ý. Đến ngày 15/5/2020, Công an xã B mời tôi và ông N đến hòa giải về việc bồi thường. Ông N yêu cầu tôi bồi thường 20.937.830đ. Tôi chỉ đồng ý bồi thường chi phí điều trị tại bệnh viện Cần Đước nên hòa giải không thành.
Tôi thừa nhận có đánh ông N nhưng đánh bằng tay nên không gây thương tích. Ông N tự ý đến bệnh viện Bình Tân và bệnh viện Chở Rẫy khám nên tôi không đồng ý bồi thường các khoảng chi phí điều trị, tiền xe tại bệnh viện Bình Tân và Chợ Rẫy. Đối với tiền ăn, hàng ngày ông N và người N bệnh phải bỏ tiền ăn nên tôi không đồng ý bồi thường. Nay tôi đồng ý bồi thường cho ông N các khoảng sau: Tiền khám bệnh là 30.500đ, tiền chụp X.Quang tại bệnh viện Cần Đước là 224.9000đ, tiền thuốc theo 02 hóa đơn ngày 18/4/2020, tôi cung cấp là 96.000đ, tiền xe hoanda ôm 02 lượt đi về từ nhà đến bệnh viện Cần Đước là 50.000đ (25.000đ/lượt). Ông N bị thương nhẹ nên không cần người N và không cần nghỉ làm 23 ngày nên tôi không đồng ý bồi thường tiền mất thu nhập cho người N. Tôi chỉ bồi thường tiền mất thu nhập của ông N ngày 18/4/2020 là 260.000đ. Tổng cộng số tiền tôi đồng ý bồi thường là 565.400đ. Tôi sẽ bồi thường khi án có hiệu lực pháp luật.
Bản án sơ thẩm số 126/2020/DS-ST ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Toà án nhân dân thị xã G, tỉnh Tiền Giang tuyên:
Áp dụng:
- Khoản 1 Điều 584, Điều 585 và 590 Bộ luật dân sự năm 2015; Khoản 6 điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự.
- Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý và sử dụng án phí lệ phí Tòa án.
Xử :
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn N.
- Buộc ông Lê Minh L có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe ông Nguyễn Văn N với số tiền là 19.192.064 (mười chín triệu một trăm chín mươi hai nghìn không trăm sáu mươi bốn) đồng. Thực hiện khi án có hiệu lực pháp luật.
Đến hạn bồi thường, nếu ông Lê Minh L không thực hiện việc bồi thường theo thời gian trên thì hàng tháng phải trả thêm khoản lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của đương sự.
Ngày 28/9/2020, ông Lê Minh L có đơn kháng cáo với nội dung: Yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án.
Ngày 04/12/2020, ông Lê Minh L có đơn kháng cáo bổ sung: Yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm xét lại các khoảng bồi thường về chi phí khám, điều trị bệnh, tiền ăn, tiền xe và tiền công lao động không hợp lý, sửa bản án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm ông Lê Minh L đồng ý tự nguyện bồi thường cho ông N các khoảng tiền về chi phí khám, điều trị bệnh, tiền ăn, tiền xe và tiền công lao động tổng cộng là 11.000.000 đồng, nếu ông N đồng ý xin tòa ghi nhận sự thỏa T, còn ông N không đồng ý thì đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông, sửa bản án sơ thẩm.
Phía ông Nguyễn Văn N vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, không đồng ý theo sự tự nguyện của ông L tại phiên tòa và cũng không đồng ý kháng cáo của ông L, yêu cầu giữ nguyên bản án sơ thẩm. Hai bên đương sự không thỏa T được về việc giải quyết vụ án.
Luật sư bảo vệ quyền và L ích hợp pháp cho bị đơn Lê Minh L có nhiều lập luận phân tích cho rằng: Qua xem xét các chứng cứ do ông N cung cấp tại hồ sơ vụ án nhận thấy các chi phí khám chữa bệnh, tiền ăn, tiền xe, tiền công lao động hợp lý mà ông L phải có trách nhiệm bồi thường cho ông N là khoảng 6.645.130 đồng, nhưng Tòa án sơ thẩm lại buộc ông L bồi thường cho ông N tổng cộng 19.192.064 đồng là chưa xem xét toàn diện tính hợp pháp các chứng từ về khoảng các chi phí trên. Tại phiên tòa phúc thẩm ông L đồng ý tự nguyện bồi thường tất cả các khoảng tiền chi phí cho ông N tổng cộng 11.000.000 đồng là đã có L cho ông N, nhưng ông N không đồng ý. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông L, sửa bản án sơ thẩm.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang phát biểu:
Về tố tụng: Người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đúng qui định của Bộ luật tố tụng dân sự tạị Tòa án cấp phúc thẩm.
Về nội dung: Quá trình giải quyết vụ án ông L thừa nhận có dùng tay đấm 01 cái vào hàm bên mặt và 01 cái sau cổ ông N làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của ông N. Do vậy, việc ông N khởi kiện yêu cầu ông L bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí khám, điều trị bệnh, tiền xe đi lại, tiền ăn và tiền công lao động là có căn cứ. Sau khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ tại hồ sơ vụ án, yêu cầu kháng cáo ông L và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, thấy rằng các khoảng chi phí khám, điều trị, tiền xe đi lại, tiền ăn và tiền công lao động mà ông N yêu cầu ông L bồi thường có những khoảng chưa hợp lý cần phải xem xét lại, nên yêu cầu kháng cáo của ông L là có cơ sở chấp nhận. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm ông L tự nguyện bồi thường cho ông N tất cả các khoảng chi phí là 11.000.000 đồng. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông L, sửa bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, lời trình bày của các đương sự, Luật sư, ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát. Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về thủ tục tố tụng: Bị đơn Lê Minh L thực hiện quyền kháng cáo Bản án sơ thẩm theo đúng trình tự thủ tục được quy định tại các Điều 271, 272, 273 và khoản 2 Điều 276 của Bộ luật tố tụng dân sự nên được Hội đồng xét xử tiến hành xem xét giải quyết theo trình tự phúc thẩm.
[2] Về quan hệ pháp luật: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm với số tiền 19.333.830 đồng. Tòa sơ thẩm xác định tranh chấp “Bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm” là đúng với tính chất của vụ án và thuộc thẩm quyền, phạm vi giải quyết theo quy định tại khoản 6 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 584, 585 và Điều 590 của Bộ luật dân sự.
[3] Về nội dung vụ án: Nguyên đơn Nguyễn Văn N và bị đơn ông Lê Minh L trình bày thống nhất là vào khoảng 07 giờ ngày 18/4/2020, vì cho rằng ông N có lời lẽ chọc ghẹo vợ mình nên ông L có đánh ông N vào vùng mặt và vùng sau cổ 02 cái. Do bị ông L đánh nên ông N đã đi khám và điều trị. Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm số tiền là 19.333.830 đồng. Án sơ thẩm xử buộc ông L có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe ông N bao gồm: tiền thuốc, tiền viện phí, tiền ăn, tiền xe, tiền công lao động của ông N và người nhà N bệnh tổng công là 19.192.064 đồng. Ông L kháng cáo yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm xem xét lại các khoảng bồi thường về chi phí khám, điều trị bệnh, tiền ăn, tiền xe và tiền công lao động không hợp lý.
[3] Xét yêu cầu kháng cáo của ông L, Hội đồng xét xử thấy rằng:
[3.1] Về chi phí khám, điều trị:
- Chi phí khám, điều trị tại Trung tâm y tế huyện Cần Đước ngày 18/4/2020 số tiền là 351.400 đồng (Bl 26, 27, 86, 87), gồm có: tiền viện phí, tiền chụp X quang, tiền mua thuốc theo đ ơn thuốc. Tại phiên tòa ông L đồng ý bồi thường 351.400 đồng, nên không xem xét lại.
- Chi phí khám, điều trị tại Bệnh viện Bình Tân từ ngày 19/4/2020 đến ngày 23/4/2020 số tiền 2.488.260 đồng.
Xét thấy, tại Giấy ra viện và Giấy chứng nhận thương tích của Bệnh viện Bình Tân cấp ngày 23/4/2020 (BL 28, 29) thể hiện ông N có nhập viện điều trị từ ngày 19/4/2020 đến ngày 23/4/2020 với chẩn đoán là “ S09.9 Tổn thương không đặc hiệu của đầu ((Chấn thương đầu))”. Ông N yêu cầu ông L bồi thường các khoảng chi phí khám, điều trị tại Bệnh viện Bình Tân là có cơ sở. Theo phiếu thu tiền viện phí nội viện thì chi phí khám, điều trị nội trú trong thời gian từ ngày 19/4/2020 đến ngày 23/4/2020 tổng cộng 02 phiếu thu số tiền là 2.346.494,8 đồng (BL 37, 39). Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông L phải bồi thường cho ông N chi phí khám, điều trị tại Bệnh viện Bình Tân số tiền 2.346.494,8 đồng là có căn cứ.
- Chi phí khám và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 27/4/2020 số tiền là 3.344.170 đồng. Ông L cho rằng ông N tự ý đi khám, không được chỉ định của Bác sĩ và còn khám các bệnh khác của ông N, trong đó có bệnh “Trào ngược dạ dày và làm các xét nghiệm” là không cần thiết, không liên quan đến vết thương do ông N bị ông L đánh gây ra, yêu cầu xác định rõ lại phần này.
Xét thấy, sáng ngày 27/4/2020, ông N có đến bệnh viện Bình Tân tái khám theo lời dặn trong Giấy ra viện ngày 23/4/2020 (BL 28), tại đây Bác sĩ đã chỉ định cho ông N “Chụp X quang phim đo sọ thẳng, nghiên (Cephalometric)” (BL 31) và Phiếu chiếu/chụp X quang kết luận: “CẤU TRÚC HỘP SO TRONG GIỚI HẠN BÌNH THƯỜNG” (BL 30), ông N được Bác sĩ khám chẩn đoán: “S09 – Tổn thương khác và không đặc đặc hiệu của đầu; M47 – thoái hóa cột sống – Cổ” và cấp đơn thuốc cho ông N uống 07 ngày, ngoài ra không có lời dặn nào khác. Tổng chi phí tái khám ngày 27/4/2020 tại Bệnh viện Bình Tân là 141.766 đồng, nhưng đã được Bảo hiểm y tế thanh toán 100%, nên ông L không phải bồi thường khoảng tiền này.
Cùng ngày 27/4/2020, sau khi khám xong tại Bệnh viện Bình Tân ông N tiếp tục đến đăng ký khám bệnh tại Bênh viện Chợ Rẫy. Theo ông N thì tại Bệnh viện Chợ Rẫy ông N được Bác sĩ cho Chụp CT, xét nghiệm máu và sau khi có kết quả được cho đơn thuốc uống 01 tháng, tổng chi phí là 3.344.170 đồng.
Theo Phiếu chiếu/chụp X quang của ông N tại Bệnh viện Bình Tân phát hành lúc 07 giờ 13’ ngày 27/4/2020 kết luận: “CẤU TRÚC HỘP SO TRONG GIỚI HẠN BÌNH THƯỜNG” (BL 30) và cấp đơn thuốc ông N uống 07 ngày (BL 32) không thể hiện có lời dặn tái khám hay chỉ định gì khác của Bác sĩ. Tại phiên tòa ông N thừa nhận việc đến khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy là do ông N thấy còn đau đầu, nghe Bác sĩ nói muốn chụp CT thì qua Bệnh viện Chơ Rẫy khám, nên ông N đến khám tại Bênh viện Chợ Rẫy chứ không có giấy tờ chỉ định của Bác sĩ Bệnh viện Bình Tân. Lẽ ra toàn bộ chi phí khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ông N phải tự chịu, vì việc đi khám này không phải trong trường hợp khám cấp cứu lần đầu sau khi ông N bị ông L đánh và cũng không được Bệnh viện tuyến dưới là Trung tâm y tế huyện Cần Đước hay Bệnh viện Bình Tân chuyển lên, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông L bồi thường toàn bộ chi phí khám điều trị cho ông là chưa hợp lý. Tuy nhiên, tại phiên tòa phía ông L đồng ý bồi thường cho ông N khoảng chi phí khám, đơn thuốc tại bệnh viện Chợ Rẫy mà có liên quan đến vết thương của ông N do bị ông L đánh gây ra, nên cần xem xét lại.
Xét thấy, theo các Phiếu thu phí phòng khám PKNGTK 38.700 đồng (BL 48); Phiếu thu phí chụp cắt lớp vi tính (CT) 811.610 đồng (BL 43,49); Phiếu thu phí tiền xét nghiệm 343.700.đồng (BL 41,50); và 03 Biên nhận nạp tiền tạm ứng 400.000 đồng + 300.000 đồng + 500.000 đồng (BL 47,51,52) do ông N cung cấp. Thì chỉ có Phiếu thu phí phòng khám PKNGTK 38.700 đồng (BL 48); Phiếu thu phí chụp cắt lớp vi tính (CT) 811.610 đồng (BL 43,49) là có liên quan đến việc ông N bị ông L đánh, nên cần chấp nhận yêu cầu của ông N buộc ông L bồi thường 02 khoảng tiền này tổng cộng là 850.310 đồng là phù hợp pháp luật. Đối với Phiếu thu tiền mua thuốc theo đơn thuốc 950.000 đồng (BL 42,46), tại phiên tòa phúc thẩm ông N thừa nhận trong đơn thuốc được Bác sĩ cho thì loại thuốc PRACETAMOL (TAHERO ống 650mg) là thuốc uống khi sốt, đau đầu; 02 loại thuốc còn lại gồm CERDINIR (ZEBACEF v-300mg và ESOMEPRAZOL (CAVIAR v-40mg là thuốc trị bệnh viêm họng và bệnh dạ dày- thực quản, do đó cần chấp nhận phần tiền của loại thuốc PRACETAMOL (TAHERO ống 650mg) là thuốc uống khi sốt, đau đầu có liên quan đến điều trị vết thương của ông N do bị ông L đánh số tiền 164.780 đồng (BL 46) là phù hợp. Như vậy, cần buộc ông L bồi thường tiền khám, điều trị cho ông N tại Bệnh viện Chợ Rẫy tổng cộng 1.015.090 đồng là phù hợp pháp luật.
[3.2] Về chi phí tiền ăn:
Án sơ thẩm buộc ông L bồi thường cho ông N tiền ăn là 1.860.000 đồng (tại Trung tâm y tế huyện Cần Đước 60.000 đồng, Bệnh viện Bình Tân 1.500.000 đồng và Bệnh viện Chợ Rẫy 300.000 đồng). Ông L kháng cáo đồng ý bồi thường về khoảng tiền ăn, nhưng cho rằng ông N yêu cầu mức 150.000 đồng/người là không phù hợp thực tế, yêu cầu xem xét lại.
Xét thấy, tại phiên tòa phúc thẩm ông N thừa nhận trong 05 ngày nhập viện tại bệnh viện Bình Tân, bà Nguyễn Thị Lắm (mẹ vợ ông) là người trực tiếp N bệnh, hàng ngày bà Lắm mua thức ăn tại Căn tin bệnh viện, mỗi phần ăn là 30.000 đồng, ngày ăn 03 lần (Sáng, Trưa, Chiều), mỗi người là 90.000 đồng/1 ngày. Như vậy, tiền ăn của người bệnh và người N bệnh từ 19/4 đến 23/4/2020 (05ngày/người x 02 người = 10 ngày) và ngày 27/4/2020 đi tái khám là 11 ngày x 90.000 đồng/ngày = 990.000 đồng, cộng với 60.000 đồng tiền ăn ngày 18/4/2020 đi khám tại Trung tâm y tế huyện Cần Đước. Như vậy, tổng cộng tiền ăn cần buộc ông L bồi thường cho ông N số tiền là 1.050.000 đồng là phù hợp.
[3.3] Về chi phí tiền xe:
Án sơ thẩm buộc ông L bồi thường cho ông N tổng cộng tiền xe là 3.800.000 đồng (Đi bệnh viện Cần Đước 400.000 đồng + đi Bệnh viện Bình Tân 1.900.000 đồng + đi Bệnh viện Chợ Rẫy 1.500.000 đồng). Ông L kháng cáo cho rằng không hợp lý vì do ông N tự thuê xe đi lại và mức tính tiền xe là tự tính quá cao so với thực tế, ông L đồng ý hỗ trợ cho ông N tiền xe là 1.000.000 đồng.
Theo Giấy xác nhận của ông Võ Thanh Vui (BL 53) thể hiện: ngày 18/4/2020, ông chở N từ B đến Trung tâm y tế huyện Cần Đước giá tiền 400.000 đồng; ngày 19/4/2020 chở N từ Trung tâm y tế huyện Cần Đước đến Bệnh viện Bình Tân giá tiền 600.000 đồng; ngày 23/4/2020 chở N bệnh từ Bệnh viện Bình Tân về nhà ở B giá tiền 800.000 đồng và ngày 27/4/2020 chở N bệnh từ Bệnh viện Chợ Rẫy về B 700.000 đồng, tổng cộng 2.500.000 đồng.
Theo Giấy xác nhận của ông Phạm Trần H1 (BL 54): ngày 20 và 21/4/2020, ông chở D vợ N từ nhà B đi Bệnh viện Bình Tân 2 lượt 500.000 đồng Theo Giấy xác nhận của ông Trịnh Công C1 (BL 55): ngày 27/4/2020, ông chở N từ B đến Bệnh viện Chợ Rẫy 800.000 đồng.
Xét thấy, ngày 18/4/2020 sau khi bị ông L đánh, ông N vẫn điều khiển xe máy đi về bình thường, sau đó do bị đau đầu nên ông N kêu xe đi từ B đến Trung tâm y tế huyện Cần Đước khám bệnh và ngày 19/4/2020 do vẫn còn bị đau đầu nên ông N trở lại Trung tâm y tế huyện Cần Đước khám lại và sau đó từ Trung tâm y tế huyện Cần Đước đến Bệnh viện Bình Tân khám, nhập viện điều trị, đến ngày 23/4/2020 ông N được cho ra viện, ông N kêu xe chở từ Bệnh viện Bình Tân đi về nhà ở B, tổng cộng là 1.800.000 đồng. Đây là khoảng chi phí đi lại liên tục về thời gian để khám, điều trị bệnh có liên quan từ việc ông N bị ông L đánh, nên các khoảng phí này cần được chấp nhận, buộc ông L phải bồi thường cho ông N chi phí tiền xe đi lại khám, điều trị từ ngày 18 đến ngày 23/4/2020 số tiền 1.800.000 đồng là hợp lý.
Đối với khoảng tiền xe ngày 27/4/2020 theo xác nhận thì ông C1 chở ông N từ B đến Bệnh viện Chợ Rẫy; còn ông Vui thì xác nhận chở ông N từ Bệnh viện Chợ Rẫy về B, trong khi đó hồ sơ vụ án thể hiện sáng ngày 27/4/2020 ông N đến tái khám tại Bệnh viện Bình Tân theo lời dặn trong Giấy ra viện ngày 23/4/2020 (BL 28), sau đó ông N mới đến Bệnh viện Chợ Rẫy đăng ký khám tiếp. Nhận thấy việc ông N kêu xe đi lại ngày 27/4/2020 từ B đến Bệnh viện Chợ Rẫy và từ Bệnh viện Chợ Rẫy về lại B là do ông N tự kêu xe đi khám bệnh không liên quan việc ông N khám, điều trị bệnh do bị ông L đánh, nên ông N phải tự chịu khoảng chi phí tiền xe đi lại này, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu ông N, buộc ông L bồi thường cho ông N khoảng tiền xe đi lại này là chưa hợp lý.
Đối với việc ông H1 xác nhận ngày 20 và 21/4/2020 có chở chị D từ nhà ở B đi Bệnh viện Bình Tân 2 lượt, tại phiên tòa phúc thẩm ông N khai trong thời gian ông N nằm điều trị tại Bệnh viện Bình Tân thì bà Lắm là người trực tiếp ở N bệnh, chị D vợ ông chỉ lên thăm rồi về lo việc nhà, nên khoảng tiền xe đi lại thăm bệnh ông N của chị D phải do chị D tự chịu, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu ông N, buộc ông L bồi thường cho ông N khoảng tiền xe đi lại thăm bệnh của chị D là không hợp lý.
[3.4] Về tiền công lao động của ông N và người N bệnh:
- Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông L bồi thường cho ông N 23 ngày tiền công lao động bị mất thu nhập tổng cộng 7.490.000 đồng (cho ông N 6.440.000 đồng và cho người N bệnh chị Nguyễn Thị Thúy D 1.050.000 đồng). Ông L kháng cáo cho rằng Tòa án sơ thẩm chấp nhận mức tiền công lao động 280.000 đồng/ngày cho ông N là không phù hợp và không có căn cứ vì ông N có xác nhận thể hiện thực tế ông N làm một ngày công là 200.000 đồng và tính đến 23 ngày là không hợp lý, ông L đồng ý bồi thường cho ông N tiền công lao động trong 05 ngày nằm viện và 05 ngày sau khi xuất viện tổng cộng 10 với mức tiền công lao động 200.000đồng/ngày. Riêng đối với tiền bồi thường công lao động của người N bệnh chị Nguyễn Thị Thúy D 1.050.000 đồng, ông L đồng ý không yêu cầu xét lại.
Xét thấy, tại Giấy ra viện ngày 23/4/2020 (BL 28) của Bệnh viện Bình Tân cấp khi ông N khi ra viện, tại mục Ghi chú có lời dặn: “Uống thuốc theo đơn. Tái khám khi thấy bất thường...” chứ không thể hiện lời dặn như là ông N phải nghỉ dưỡng, không được lao động,..... Do đó việc ông N không đi lao động sau khi được ra viện là do ông N tự nghỉ không đi làm, chứ không phải theo lời dặn của Bác sĩ. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu ông N buộc ông L bồi thường 23 ngày tiền mất thu nhập lao động là chưa phù hợp, nên yêu cầu kháng cáo của ông L là có cơ sở chấp nhận, cần buộc ông L bồi thường cho ông N tiền mất thu nhận lao động 10 ngày (trong 05 ngày nằm viện và 05 ngày sau khi xuất viện) là phù hợp pháp luật.
Về tiền công lao động, theo xác nhận của bà Phạm Thị Kim T được Ủy ban nhân dân xã B xác nhận ngày 17/7/2020 thể hiện: “ông N có làm kéo giấy cho bà T..., một ngày kéo từ 150 bịt đến 200 bịt, tiền kéo là 1 ngàn 1 bịt” (BL 57) do ông N cung cấp, như vậy thực tế tiền công lao động hàng ngày của ông N thu nhập được là 200.000 đồng/ngày. Ông N cho rằng ban đêm ông đi bắt chuột bán mỗi đêm khoảng 200.000 đồng, nhưng quá trình giải quyết vụ án ở Tòa án cấp sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm ông N cũng không cung cấp được chứng cứ. Do đó việc Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận của ông N buộc ông L bồi thường mức tiền công lao động 280.000 đồng/ngày là chưa phù hợp với chứng cứ do chính ông N cung cấp về tiền công lao động của ông N có trong hồ sơ vụ án, nên yêu cầu kháng cáo của ông L về mức tiền công lao động thu nhập thực tế của ông N 200.000 đồng/ngày là có cơ sở chấp nhận. Do vậy, cần buộc ông L bồi thường số tiền mất thu nhập lao động cho ông N mỗi ngày 200.000 đồng/ ngày x 10 ngày thành tiền là 2.000.000 đồng là hợp lý.
Như vậy, các khoảng tiền khám, điều trị, tiền ăn, tiền xe, tiền công lao động cần buộc ông L phải bồi thường cho ông N tổng cộng số tiền là 9.612.984,8 đồng. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc ông L tự nguyện đồng ý bồi thường cho ông N tất các khoảng chi phí tiền khám, điều trị, tiền ăn, tiền xe, tiền công lao động là 11.000.000 đồng, là có L cho ông N. Do đó, cần ghi nhận sự tự nguyện của ông L bồi thường các khoảng tiền khám, điều trị, tiền ăn, tiền xe, tiền công lao động mất thu nhập cho ông N tổng cộng 11.000.000 đồng là phù hợp pháp luật
[4] Từ những phân tích trên, chấp nhận yêu cầu kháng cáo của anh L, sửa bản án sơ thẩm số 126/2020/DS-ST ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Toà án nhân dân thị xã G, tỉnh Tiền Giang.
[5] Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang phù hợp nhận định trên của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.
Ý kiến của luật sư bảo vệ quyền L cho bị đơn phù hợp một phần với với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.
[6] Về án phí;
- Án phí phúc thẩm: Yêu cầu kháng cáo của ông Lê Minh L được chấp nhận nên ông L không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, ông L được hoàn lại tiền tạp ứng án phí phúc thẩm.
- Về án phí sơ thẩm: Do sửa bản án sơ thẩm, nên án phí sơ thẩm được tính lại: Ông Lê Minh L phải nộp 550.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào Điều 270, 293, khoản 2 Điều 308, Điều 310, Điều 313 và khoản 2 Điều 148 của Bộ luật tố tụng dân sự;
- Áp dụng khoản 1 Điều 584, Điều 585 và 590 Bộ luật dân sự năm 2015; khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự; Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý và sử dụng án phí lệ phí Tòa án.
Xử:
1. Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Lê Minh L.
2. Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số: 126/2020/DS-ST ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Toà án nhân dân thị xã G, tỉnh Tiền Giang.
3. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn N.
Ghi nhận ông Lê Minh L có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe cho ông Nguyễn Văn N số tiền là 11.000.000 (Mười một triệu) đồng.
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015.
4. Về án phí:
- Ông Lê Minh L phải nộp 550.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
- Ông Lê Minh L không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Hoàn lại ông L 300.000 đồng tiền tạp ứng án phí theo biên lai thu số 43952 ngày 28/9/2020 của Chi cục Thi hành án thị xã G, tỉnh Tiền Giang.
- Ông Nguyễn Văn N không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và phúc thẩm. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo điều 2 Luật thi hành án dân sự, người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa T thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo Điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo qui định tại điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Án tuyên vào lúc 08 giờ 15’ ngày 15/12/2020 có mặt ông Nguyễn Văn N và ông Lê Minh L.
Bản án 458/2020/DS-PT ngày 15/12/2020 về tranh chấp bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
Số hiệu: | 458/2020/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Tiền Giang |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 15/12/2020 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về