Bản án 44/2022/DS-PT về tranh chấp thừa kế tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

BẢN ÁN 44/2022/DS-PT NGÀY 12/09/2022 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Trong các ngày 29/7/2022 và 05/8/2022, 12/9/2022, tại Tòa án Nhân dân tỉnh N xét xử phúc thẩm C khai vụ ánhân dân sự thụ lý số: 20/2022/TLPT-DS ngày 28/3/2022 về tranh chấp tài sản thừa kế. Do bản ánhân dân sự sơ thẩm số 12/2021/DS-ST ngày 27/12/2021 của Tòa án Nhân dân huyện D bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 60/2022/QĐ-PT, ngày 20/6/2022, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Anh Cao Bá H, sinh năm 1972. Vắng mặt. Trú tại: xóm 2, xã D, huyện D, tỉnh N.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Ông Nguyễn Vinh D, bà Trịnh Thị Hoài T - Văn phòng Luật sư Vinh D và cộng sự, Đoàn luật sư tỉnh N.

Bị đơn: Ông Cao Bá T, sinh năm 1959. Có mặt.

Trú tại: xóm 2, xã D, huyện D, tỉnh N.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn: Ông Mai Sỹ L - Văn phòng Luật sư Quang L và cộng sự. Có mặt.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

- Bà Hoàng Thị C, sinh năm 1975 (vợ ông Cao Bá H). Có mặt.

Địa chỉ cư trú: xóm 2, xã D, huyện D, tỉnh N.

- Bà Phạm Thị V, sinh năm 1963 (vợ ông Cao Bá T). Vắng mặt.

- Anh Cao Bá Th3, sinh năm 1987. Có mặt.

- Anh Cao Bá Th2, sinh năm 1989. Có mặt.

- Anh Cao Bá Th1, sinh năm 1993. Có mặt.

- Chị Đặng Thị L, sinh năm 1990. Có mặt.

- Chị Nguyễn Thị K, sinh năm 1990. Có mặt.

Đều cùng địa chỉ đăng ký HKTT: xóm 2, xã D, huyện D, tỉnh N.

- Ông Cao Bá H1, sinh năm 1948. Vắng mặt.

Địa chỉ cư trú: xóm 2, xã D, huyện D, tỉnh N.

NỘI DUNG VỤ ÁN

 Theo Bản ánhân dân sự sơ thẩm số 12/2021/DSST ngày 27/12/2021 của Tòa án Nhân dân huyện D, vụ án có nội dung như sau:

Nguyên đơn anh Cao Bá H trình bày: Ông bà nội của anh Cao Bá H là cụ Cao Bá Quang và Cụ Cao Thị N có 2 người con chung là ông Cao Bá Cự, sinh năm 1946, hy sinh năm 1968 (chưa lập gia đình) và ông Cao Bá H1, sinh năm 1948 (bố đẻ anh H), hiện nay đang ở cùng với anh H. Ngoài ra cụ N còn có 1 người con riêng là ông Cao Bá T (tên gọi khác: Cao Bá Cội), sinh năm 1957 (là bị đơn). Cụ Quang chết năm 1954, cụ N chết ngày 21/11/2003.

Ngày 06/11/2003 cụ Cao Thị N đã lập di chúc để lại cho anh H được quyền thừa kế toàn bộ tài sản được chia theo Bản ánhân dân sự phúc thẩm số 44/2003/DSPT, ngày 23/10/2003 của Tòa án Nhân dân tỉnh N; cụ thể: 01 gian nhà ngói phía Đông gồm có cửa sổ gắn với gian nhà, 01 đốc về phía Đông và 01 vi kèo gỗ (một gian đủ); và Quyền sử dụng đối với phần đất ở phía Bắc nhà ông Cao Bá T, có chiều dài tứ cận: phía Tây bám đường Quốc lộ 1A dài 4,9m; phía Bắc giáp đường liên thôn dài 24m; phía Đông giáp nhà bà Ngơi dài 4,9m; phía Nam giáp nhà và đất ông Cao Bá T dài 22m (toàn bộ diện tích đất chưa trừ hành lang giao thông), địa chỉ thửa đất: khối 3 thị trấn D, huyện D, tỉnh N. Toàn bộ tài sản của cụ N để lại hiện nay đang bị ông Cao Bá T chiếm đoạt và sử dụng.

Cụ N lập di chúc trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo minh mẫn, do cụ không biết chữ nên đã nhờ vợ anh H là chị Hoàng Thị C viết hộ, ngoài ra còn có hai người làm chứng là ông Phan Văn Q (đại diện cho Hội người cao tuổi xóm 2 D; đã chết tháng 2/2012) và ông Cao Bá C (xóm 4, xã D). Khi làm di chúc có đầy đủ những người trong gia đình anh H và được tiến hành tại nhà ông Cao Bá H1. Sau khi chị C viết xong thì ông Q và ông C đều ký xác nhận vào bản di chúc. Đến khoảng 4 giờ 30 phút chiều ngày 06/11/2003 thì anh H chở bà N cùng với mọi người đến Ủy ban Nhân dân xã D để xác nhận, nhưng cán bộ giữ con dấu không ở đó nên chưa thể thực hiện. Đến sáng ngày 07/11/2003 anh H tiếp tục chở bà N cùng với người làm chứng và các con cháu đến Ủy ban Nhân dân xã D để thực hiện việcông chứng thực. Tại Ủy ban Nhân dân xã D, ông Đinh Văn H – Chủ tịch xã đã đọc lại toàn bộ bản di chúc một lần nữa cho bà N và những người làm chứng cùng nghe, đồng thời hỏi lại bà có đúng là ý chí và nguyện vọng của bà N hay không? Bà N trả lời là đúng thì lúc đó ông Đinh Văn H mới đưa mực đỏ của xã cho bà điểm chỉ vào bản di chúc trước sự chứng kiến của con cháu và 2 người làm chứng. Sau đó ông H ký xác nhận vào Bản di chúc. Sau khi làm thủ tục xong thì bà N giao cho anh H trực tiếp giữ bản di chúc cho đến khi anh có đơn yêu cầu thi hành án để buộc ông T phải giao tài sản của bà N cho anh sử dụng.

Nhiều lần anh H làm đơn yêu cầu thi hành án yêu cầu ông T bàn giao tài sản trên nhưng ông T không bàn giao mà cho rằng di chúc của cụ Cao Thị N là không hợp pháp. Ngày 04/7/2016, Chi cục thi hành ánhân dân sự huyện D có quyết định 08/QĐ-CCTHADS về việc: Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất, với nội dung là cưỡng chế thi hành án đối với ông Cao Bá T để chuyển giao quyền sử dụng đất theo quyết định của Tòa án cho anh H.

Tại phiên tòa sơ thẩm, anh H yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc của cụ Cao Thị N lập ngày 06/11/2003 và buộc ông Cao Bá T phải trả lại toàn bộ di sản của cụ Cao Thị N cho anh Cao Bá H. Đối với tài sản gắn liền trên đất là 01 gian nhà cấp 4 ba gian anh H không yêu cầu do trong quá trình sử dụng vào năm 2006 ông T đã tháo dỡ, láng sân nền, lợp mái tôn trên toàn bộ phần nền nhà cũ để làm nơi kinh doanh rửa xe ô tô, xe máy.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn trình bày thêm: Đề nghị HĐXX C nhận di chúc của cụ N là hợp pháp. Bởi cụ N lập di chúc trong tình trạng sức khỏe hoàn toàn khỏe mạnh, tinh thần hoàn toàn tỉnh táo minh mẫn, không bị ép buộc hoặc đe dọa. Trên thực tế, di chúc đã được xác lập, thể hiện ý chí nguyện vọng hợp pháp của cụ N về việc chuyển giao tài sản cho riêng anh Cao Bá H được quyền sử dụng để làm nơi thờ phụng ông bà, tổ tiên. Do cụ N không biết chữ nên đã nhờ chị Hoàng Thị C (cháu dâu) viết hộ, có hai người làm chứng là ông Cao Bá C và ông Phan Văn Q chứng kiến. Di chúc cũng đã đượcông chứng thực tại Ủy ban Nhân dân xã D. Khi tiến hành chứng thực, ông chủ tịch UBND xã D cũng đã C khai nội dung cho mọi người cùng nghe và ký xác nhận. Tuy nhiên do nhận thức pháp luật của người dân còn có hạn chế nên trong quá trình lập di chúc chưa đảm bảo chính xác về hình thức của di chúc, nhưng trên thực tế di chúc đã được chính cụ N xác lập dựa trên nguyện vọng hợp pháp của cụ. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu K kiện của nguyên đơn.

Bị đơn là ông Cao Bá T trình bày: Ông Cao Bá T thống nhất về mối quan hệ gia đình như anh H trình bày. Vào năm 1985, sau khi ông T đi bộ đội về thì ở cùng với cụ N tại địa chỉ nhà và đất khối 3 thị trấn D. Ông Cao Bá H1 lập gia đình và được cấp đất theo chế độ, làm nhà ở riêng tại xóm 2, xã D. Năm 1995, ông T cho cháu là Cao Bá H (con của ông H1) mượn đất làm 1 ki-ốt để làm ăn kinh doanh (gò hàn). Đến năm 1998, do mâu thuẫn anh em, hơn nữa nghe lời xúi bẩy nên mẹ con sinh ra kiện tụng tranh chấp từ năm 1999 kéo dài cho đến nay. Quá trình sử dụng ông đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính (kê khai và nộp thuế đất) đối với Nhà nước. Ông T không đồng ý với kết quả của Bản án sơ thẩm số 13/DSST ngày 06/6/2003 của Tòa án Nhân dân huyện D và bản án phúc thẩm số 44/DSST ngày 23/10/2003 của Tòa án Nhân dân tỉnh N. Bản thân ông T thấy Tòa án xử như vậy là không khách quan, bỏ qua cácông chứng cứ thực tế và không đồng quan điểm kết luận của chính quyền địa phương.

Quá trình thi hành án, ngày 29/12/2014, Chi cục thi hành ánhân dân sự huyện D mời ông lên làm việc và qua buổi làm việc ông mới biết được bản di chúc (bản sao) mà anh H xuất trình đề ngày 06/11/2003 nói rằng đó là di chúc của mẹ ông (là bà Cao Thị N) với nội dung để lại nhà đất nêu trên cho ông Cao Bá H thừa kế. Tuy nhiên đối chiếu theo quy định của pháp luật ông thấy bản di chúc đó là giả mạo vì có nhiều vi phạm pháp luật về trình tự lập di chúc không có giá trị pháp lý. Vì thời điểm năm 2003 mẹ ông đã 85 tuổi nên bà không thể viết di chúc được. Bản di chúc đề ngày 06/11/2003 ghi người lập di chúc ký và ký tên là Cao Thị N là không đúng vì bà không biết chữ, dưới chữ ký có điểm chỉ nhưng không rõ là dấu V tay nên không thể khẳng định được có phải là dấu V tay của mẹ ông hay không? Hơn nữa mẹ ông không biết chữ nên căn cứ vào khoản 3 điều 655 BLDS năm 1995 thì di chúc phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc của UBND xã, phường, thị trấn. Vậy di chúc mà ông Cao Bá H xuất trình tuy có lập thành văn bản nhưng do người làm chứng nào lập hộ, viết hộ không được thể hiện trong di chúc là trái với quy định trên. Về thủ tụcông chứng thực của UBND xã theo điều 661 BLDS năm 1995 quy định như sau: “Người lập di chúc phải tuyên bố nội dung di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn. công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác thể hiện ý chí của mình. công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc” Khoản 2 quy định trong trường hợp nào người lập di chúc không đọc được thì phải nhờ người làm chứng ký trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã. công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. Đối chiếu với các quy định trên ông thấy bản di chúc trên không phải do mẹ ông viết, cũng không phải do người có thẩm quyền chứng thực ghi lại theo tuyên bố của mẹ ông mà chỉ có xác nhận của ông Đinh Văn H ngày 07/11/2003 nhưng bản di chúc lại đề ngày 06/11/2003. Như vậy ông H đã làm trái pháp luật và vi phạm về chứng thực di chúc đó là di chúc xác nhận sau một ngày những vẫn xác nhận là mẹ ông đã điểm chỉ là không đúng. Hơn nữa bản di chúc có hai trang nhưng chỉ có xác nhận và điểm chỉ một trang là trái với khoản 2 điều 656 BLDS năm 1995 nên giã sử di chúc lập đúng pháp luật thì cũng có giá trị một trang và trang còn lại không có giá trị. Để chấm dứt tranh chấp ông T đề nghị được giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất, anh H vẫn sử dụng phần diện tích đất có ki ốt kinh doanh. Nếu anh H không đồng ý, ông T nhất quyết giữ nguyên ý kiến của mình nên không chấp nhận yêu cầu chia thừa kế theo di chúc vì di chúc do anh H xuất trình không hợp pháp; ông T không đồng ý bàn giao tài sản vì toàn bộ diện tích đất đó thuộc quyền sử dụng và sở hữu của ông chứ không phải của anh H.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn trình bày: Bản di chúc thừa kế tài sản lập ngày 06/11/2003 của cụ bà Cao Thị N đã vi phạm về hình thức được quy định tại các Điều 655; 656; 659; 661 của Bộ luật dân sự 1995 và việcông chứng thực di chúc không được thực hiện theo đúng trình tự pháp luật được quy định tại Nghị định 75/2000/NĐ-CP, ngày 12/12/2000 của Chính phủ quy định về công chứng, chứng thực. Ngoài ra di chúc lại do chị Hoàng Thị C là vợ của anh H (người được chỉ định hưởng thừa kế trong di chúc) viết hộ; sau khi di chúc đượcông chứng thực xong thì anh H là người trực tiếp giữ bản di chúc gốc nên không đảm bảo tính chân thực khách quan của sự việc. Do đó đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố di chúc thừa kế tài sản của cụ Cao Thị N lập ngày 06/11/2003 là không hợp pháp; Bác toàn bộ yêu cầu K kiện của anh Cao Bá H.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Chị Hoàng Thị C trình bày: Vào khoảng 15 giờ ngày 06/11/2003, bà Cao Thị N (bà nội anh H) đã gọi con cháu và người làm chứng gồm có ông Phan Văn Q, ông Cao Bá C đến tận nhà (ông Cao Bá H1) để nói chuyện và Lập di chúc để lại tài sản của bà đã được chia tại Bản ánhân dân sự phúc thẩm số 44/2003/DSPT ngày 23/10/2003 của Tòa án Nhân dân tỉnh N. Do bà N không biết chữ, nên sau khi bà nói lên nguyện vọng của mình thì nhờ chị C (cháu dâu) viết lại toàn bộ ý chí, nguyện vọng của bà thành bản “Di chúc thừa kế tài sản”, có sự chứng kiến của tất cả các con cháu trong nhà và 2 người làm chứng. Sau khi viết xong bản di chúc, chị C đã đọc lại toàn bộ nội dung cho bà N, ông C và ông Q cùng mọi người cùng nghe. Sau đó ông C, ông Q cùng ký vào bản di chúc với tư cách người làm chứng. Sau khi lập xong di chúc, anh H đã chở bà N cùng con cháu và 2 người làm chứng đến UBND xã D để xác nhận, tuy nhiên người giữ con dấu của xã đi vắng không thể xác nhận, do đó sang ngày 07/11/2003 anh H tiếp tục chở bà N và hai người làm chứng ông Cao Bá C và ông Phan Văn Q đến UBND xã D để hoàn tất thủ tục. Tại UBND xã D, ông Đinh Văn H – Chủ tịch xã đã C bố nội dung bản di chúc cho cụ N và những người làm chứng nghe, sau đó ông H đã xác nhận vào bản di chúc. Chị C thống nhất với lời trình bày của anh Cao Bá H, yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế theo Di chúc, buộc ông Cao Bá T phải trả loại toàn bộ tài sản mà ông T đã chiếm đoạt, quản lý, sử dụng của cụ N cho anh Cao Bá H.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Cao Bá H1 trình bày: Ông thống nhất với nội dung trình bày của anh Cao Bá H. Đề nghị Tòa án phân chia tài sản thừa kế của cụ Cao Thị N để lại theo di chúc mà cụ N lập ngày 06/11/2003. Buộc ông Cao Bá T phải trả toàn bộ di sản của cụ Cao Thị N đã để lại cho con trai ông là anh Cao Bá H.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phạm Thị V trình bày: Bà đồng ý với nội dung mà Luật sư và ông Cao Bá T đã nêu trong quá trình giải quyết tại Tòa án và tại phiên tòa. Ngoài ra bà còn trình bày thêm như sau: Tài sản đã được chỉ định trong bản di chúc mà anh Cao Bá H giao nộp cho Tòa án là tài sản của ông Cao Bá T chứ không phải của bà Cao Thị N như Quyết định của Tòa án Nhân dân tỉnh N đã tuyên theo Bản án số 44/2003/DSPT ngày 23/10/2003. Từ khi bà lấy ông T thì gia đình bà đã sinh sống ổn định từ năm 1989 cho đến nay, Nhà nước cũng đã cấp quyền sử dụng cho ông T hợp pháp. Bởi vậy vào năm 2003 Tòa án Nhân dân huyện D và Tòa án Nhân dân tỉnh N đã xét xử giao cho bà N 1 phần đất là hoàn toàn không có căn cứ. Bà không đồng ý với yêu cầu K kiện của nguyên đơn, di chúc mà nguyên đơn cung cấp là không hợp pháp, không chấp nhận bàn giao tài sản vì đó là tài sản của ông Cao Bá T.

Những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gồm Anh Cao Bá Th2; anh Cao Bá Th3, anh Cao Bá Th1; chị Nguyễn Thị K, chị Đặng Thị L đều thống nhất trình bày: Đề nghị Tòa án tuyên bản di chúc 06/11/2003 của bà Cao Thị N để lại là không hợp pháp, không đồng ý bàn giao tài sản là đất và nhà cho anh H vì xét theo nguồn gốc, quá trình sử dụng thì toàn bộ thửa đất trên là thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Cao Bá T. Không chấp nhận kết quả giải quyết của Tòa án Nhân dân huyện D và Tòa án Nhân dân tỉnh N vào năm 2003.

Người làm chứng ông Cao Bá C trình bày như sau: Vào ngày 06/11/2003, khi ông đến nhà ông Cao Bá H1 (là con trai cụ N) để chơi thì thấy ông Phan Văn Q đang ngồi chơi nói chuyện với bà N. Lúc đó có mặt tất cả các con, cháu của bà N. Bà N nói: “Tao không biết sống chết lúc nào, nay tao muốn làm di chúc để lại cho thằng H một số đất và tài sản trên đất mà thằng T đang ở (tức là thửa đất đã được giao cho bà nằm sát Quốc lộ 1A) để thằng H lấy chỗ làm ăn và thờ phụng ông bà. Do tao viết không được nên tao nhờ con C (là con dâu thằng H1 viết hộ”. Việc cụ N lập di chúc có sự chứng kiến của ông C và ông Q. Sau khi lập xong di chúc, bà N nói “bây giờ đã chiều rồi, ngày mai tao nhờ mi (ông C), ông Q cùng tao, thằng H, con C xuống Ủy ban làm chứng cho tao”. Nhận lời bà N nên vào ngày 07/11/2003, ông C và ông Q cùng bà N và gia đình ông H1 đến ủy ban Nhân dân xã D để chứng thực bản di chúc. Ông Đinh Văn H – Chủ tịch UBND xã D đã xem và xác nhận vào bản di chúc trước sự chứng kiến của ông, ông Q và gia đình ông H1. Tại thời điểm lập di chúc, sức khỏe bà N vẫn nhận biết được mọi việc, ăn cơm cháo bình thường, nhưng cũng không được tỉnh táo cho lắm.

Người làm chứng ông Đinh Văn H trình bày: Ông H nguyên là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã D từ năm 1999 đến năm 2008. Vào chiều ngày 06/11/2003 ông H đang trực ở cơ quan thì có bà Cao Thị N, ông Cao H1, anh Cao Bá H và chị Nguyễn Thị C (vợ anh H), cùng với ông Phan Q (nguyên là Bí thư Chi bộ xóm 2 – đã chết) và ông Cao Bá C (Đại diện Hội người cao tuổi) đến trụ sở Ủy ban xã D yêu cầu ông xác nhận vào bản di chúc của bà Cao Thi N. Tuy nhiên do cán bộ Văn phòng đi vắng nên không đóng dấu xác nhận được. Do đó, ông H nói là hẹn vào ngày mai (tức là ngày 07/11/2003) để đóng dấu. Do đó vào sáng ngày 07/11/2003 thì tất cả những người nêu trên có mặt tại Ủy ban, khi mọi người đã có mặt ông H C bố nội dung Di chúc trước sự chứng kiến của bà N, anh H, ông H1, chị C và ông Q, ông H; sau đó đã đóng dấu xác nhận vào bản di chúc của bà Cao Thị N. Tại thời điểm ông H ký xác nhận di chúc, tình trạng sức khỏe của bà N mặc dù tuổi cao nhưng vẫn còn minh mẫn.

Tại bản ánhân dân sự sơ thẩm số 12/2021/DSST ngày 27/12/2021 của Tòa án Nhân dân huyện D đã quyết định: Căn cứ các điều 649; 650; 651; 652; khoản 3 Điều 653; 655; 656; 657; 659; 660; khoản 2 Điều 661 của Bộ luật dân sự 1995; điều 623 của Bộ luật dân sự 2015; Khoản 5 Điều 49 Luật đất đai năm 2003 ; Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, ngày 20/12/2000 của Chính phủ quy định về công chứng, Chứng thực; khoản 7 Điều 27 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án, xử: Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu K kiện của nguyên đơn anh Cao Bá H đối với bị đơn ông Cao Bá T về việc chia di sản thừa kế theo Di chúc lập ngày 06/11/2003 của cụ bà Cao Thị N. Ngoài ra bản án còn tuyên án phí sơ thẩm, quyền kháng cáo của các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 04/01/2021, anh Cao Bá H kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, với lý do, việc Tòa án cấp sơ thẩm bác đơn K kiện đã làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình anh. Đề nghị sửa án sơ thẩm, giao tài sản thừa kế của bà Cao Thị N theo di chúc ngày 06/11/2003 cho anh Cao Bá H. Buộc ông Cao Bá T phải trả lại toàn bộ di sản mà ông T đang chiếm đoạt, quản lý, sử dụng của bà Cao Thị N giao lại cho anh H.

Tại phiên tòa phúc thẩm các bên trình bày:

Nguyên đơn đề nghị Hội đồng xét xử phân chia tài sản thừa kế của bà Cao Thị N để lại theo di chúc ngày 06/11/2003; buộc ông Cao Bá T phải trả lại cho nguyên đơn toàn bộ di sản mà ông T đang chiếm đoạt quản lý.

Bị đơn, những người liên quan cùng phía với bị đơn, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của bị đơn giữ nguyên các lập luận để bác bỏ tính hợp pháp của di chúc; việc chị C (vợ anh H) viết hộ di chúc, anh H là người chở cụ N lên Ủy ban là không đảm bảo tính khách quan. Trường hợp HĐXX, chấp nhận di chúc của cụ N và chia tài sản cho anh H thì phần tài sản trên đất của ông T và những người trong gia đình đề nghị giải quyết theo quy định pháp luật.

Đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh N tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến: Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa, Thư ký Tòa án, Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án; các đương sự đã thực hiện đúng các quy định tại Điều 70, Điều 71, Điều 72, Điều 73, Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự. Về nội dung: Di chúc thừa kế tài sản ngày 06/11/2003, chứng thực ngày 07/11/2003 có nội dung hợp pháp, không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc cơ bản đảm bảo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 655 BLDS 1995, thủ tụcông chứng thực không vi phạm các quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng chứng thực, Tòa án cấp sơ thẩm xác định di chúc không hợp pháp từ đó không chấp nhận yêu cầu K kiện của anh Cao Bá H là chưa chính xác. Ông Cao Bá T và những người trong gia đình đã sinh sống trên thửa đất từ năm 1985, trên thửa đất tranh chấp còn có một số tài sản do gia đình ông T xây dựng và hiện gia đình ông T đang sử dụng. Tòa án cấp sơ thẩm chưa xem xét giải quyết vấn đề C sức và tài sản trên đất, vấn đề này cấp phúc thẩm không thể khắc phục nên cần hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, lời trình bày của các bên đương sự đã được thẩm tra tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh tụng, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh N tại phiên toà phúc thẩm; xét kháng cáo của anh Cao Bá H, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về nguồn gốc và quyền tài sản Tại bản ánhân dân sự phúc thẩm số 44/DSPT ngày 23/10/2003 của Tòa án Nhân dân tỉnh N đã quyết định: Giao cho bà Cao Thị N được sở hữu một gian nhà ngói phía Đông (hiện ông T đang quản lý) gồm có cửa sổ gắn với gian nhà, 1 đốc phía Đông và 1 vì kèo gỗ (một gian đủ). Tạm giao cho bà Cao Thị N sử dụng phần đất ở về phía Bắc. Đất có chiều dài bám Quốc lộ 1A về phía Tây dài 4,9 m; phía Bắc giáp đường liên thôn dài 24 m, Đông giáp nhà bà Ngơi dài 4,9 m; phía Nam giáp nhà và đất ông T dài 22 m (chưa trừ hành lang giao thông). Bản án có hiệu lực pháp luật. Đây là căn cứ để xác lập quyền về tài sản của cụ Cao Thị N theo quy định tại Điều 176 Bộ luật dân sự năm 1995.

[2]. Đánh giá tính hợp pháp của di chúc Theo quy định tại Điều 655 BLDS năm 1995 thì Di chúc được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau:

“a, Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối hoặc cưỡng ép;

b, Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật".

Căn cứ lời khai của ông Cao Bá C về việc cụ N đã trực tiếp nhờ ông C và ông Q làm chứng việc cụ để lại di chúc tại nhà ông Cao Bá H1, cũng như tham gia chứng kiến việcông chứng thực di chúc tại UBDN xã D; căn cứ lời khai của ông Đinh Văn H - Chủ tịch UBND xã D (tại thời điểm đó) – đã đóng dấu xác nhận vào di chúc thì thời điểm lập di chúc cụ N hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình; việc xác nhận di chúc được thực hiện tại Ủy ban Nhân dân xã và có ít nhất 03 người ngoài gia đình anh H (ông Đinh Văn H, ông Cao Bá C, ông Phan Văn Q) tham gia và chứng kiến; việc đến UBND xã để chứng thực trong di chúc diễn ra trong 02 ngày 06 – 07/11/2003 có căn cứ xác định tại thời điểm lập di chúc và chứng thực di chúc cụ N hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt và việc lập di chúc là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, cưỡng ép.

Về nội dung di chúc: Cụ N lập di chúc đối với tài sản hợp pháp của mình là hoàn toàn đúng quy định. Việc để lại tài sản tại di chúc cho anh H phù hợp với ý chí của cụ thông qua lời cụ nói với ông Cao Bá C khi nhờ ông C làm chứng việc lập di chúc và chứng kiến việcông chứng thực tại ủy ban; phù hợp với ý chí của cụ trong quá trình giải quyết tranh chấp tài sản giữa cụ N và ông T, thể hiện tại biên bản lấy lời khai ngày 17/6/2002, cụ N có ý kiến về việc để lại phần đất cho anh H làm nơi thờ cúng tổ tiên và liệt sỹ là người bác đã hi sinh.

Như vậy, nội dung di chúc của cụ N là hoàn toàn hợp pháp, thể hiện ý chí của người để lại di sản, có sự chứng kiến, xác nhận của nhiều người và được UBND xã D chứng thực.

Đối với việc nhờ người viết hộ. Theo quy định tại khoản 3 Điều 655 BLDS 1995 thì “việc lập di chúc đối với người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặcông chứng thực của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn". Chị Hoàng Thị C (vợ anh H) thừa nhận việc viết hộ di chúc cho cụ N. Mặc dù chữ viết, chữ Cao Thị N ở cuối bản di chúc không phải của cụ N nhưng tất cả những người làm chứng đều thừa nhận do cụ N không biết chữ, nhờ chị C viết hộ và đã đọc lại toàn bộ do chúc cho cụ N nghe. Cụ N đã điểm chỉ vào di chúc trước mặt người làm chứng, thể hiện tại lời chứng của người thực hiện việcông chứng thực là ông Đinh Văn H – Chủ tịch UBND xã D nêu: “UBND xã D xác nhận di chúc của bà Cao Thị N do bà không biết chữ, bà nhờ người viết để cho cháu Cao Bá H ngày 06.11.2003. Bà Cao Thị N đã điểm chỉ".

Tại kết luận giám định“01 dấu V tay dưới dòng chữ viết tay Cao Thị N, dưới mục Người làm di chúc trên Di chúc thừa kế tài sản mang tên Cao Thị N đề ngày 06/11/2003 gửi giám định mờ nhòe, không đủ yếu tố giám định". Kết luận giám định thể hiện không đủ cơ sở xác định dấu điểm chỉ trên bản di chúc có phải của cụ N hay không vì mẫu gửi giám định bị nhòe nên không đủ căn cứ giám định. NH căn cứ vào lời khai của những người làm chứng cũng như của ông Đinh Văn H - Chủ tịch UBND xã D có cơ sở xác định cụ N đã điểm chỉ vào di chúc.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 656 Bộ luật dân sự năm 1995: “....nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc... ". Tuy nhiên, di chúc của cụ N được viết trên một tờ giấy kẻ ngang liền nhau, không tách rời, ngoài ra đã có dấu của UBND xã D, huyện D ở giữa hai phần của tờ giấy, do đó việc đánh số trang hay không, không ảnh hưởng đến tính liên tục của văn bản.

Như vậy, di chúc của cụ Cao Thị N lập ngày 06/11/2003, chứng thực ngày 07/11/2003 có nội dung hợp pháp, không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc cơ bản đảm bảo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 655 BLDS 1995, thủ tụcông chứng thực không vi phạm các quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng chứng thực. Có căn cứ để xác định hiệu lực pháp luật của di chúc. Tòa án cấp sơ thẩm đánh giá di chúc vi phạm về hình thức và không chấp nhận hiệu lực di chúc từ đó không chấp nhận yêu cầu K kiện của anh Cao Bá H là chưa chính xác.

[3] Về việc giải quyết tài sản tranh chấp:

Nguyên đơn K kiện yêu cầu Tòa án: Phân chia tài sản thừa kế của cụ Cao Thị N để lại theo di chúc lập ngày 06/11/2003 và trả lại toàn bộ di sản mà ông T chiếm đọat, quản lý, sử dụng của cụ Cao Thị N đã để lại.

Như vậy, bản chất vụ án là nguyên đơn K kiện yêu cầu được hưởng phần di sản thừa kế của cụ N. Căn cứ của nguyên đơn yêu cầu giải quyết quyền về tài sản là di chúc của cụ N được lập ngày 06/11/2003. Tuy nhiên, khi giải quyết sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm không thực hiện xác định cụ thể tài sản tranh chấp như thế nào (mốc, ranh giới, các tài sản trên đất, thời điểm hình thành trên đất) cũng như những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tài sản trên đó.

Theo trình bày của các bên và tài liệu chứng cứ có tại hồ sơ vụ án thể hiện trên thửa đất tranh chấp còn có tài sản gồm một kiot nằm phía Tây Bắc có kích Th1 4,24m x 8,1m; phía Nam kiot có một phần mái tôn do gia đình ông T xây dựng và hiện gia đình ông T đang sử dụng; phía Đông kiot có một bức tường dài 3,5m, cao 2,3m do ông Thành xây dựng và hiện đang sử dụng; nền đổ bê tông có diện tích 9,11m x 4,24m; bờ tường phía Bắc dài 5,87m cao 2,3m do ông T xây và hiện đang sử dụng; một cổng sắt típ tròn B40, một cổng sắt, một bức tường, một mái tôn trước nhà hai tầng do ông T làm và đang sử dụng. Các đương sự cũng thừa nhận gia đình ông T đã ở và sử dụng thửa đất tranh chấp từ năm 1985. Tại phiên tòa phúc thẩm ông T cho rằng, trên phần đất tranh chấp có một phần ngôi nhà 2 tầng của ông T xây năm 2014 và các tài sản khác. Đồng thời, trên phần đất tranh chấp, vợ chồng anh H đang quản lý sử dụng một phần. Như vậy, các bên đã có quá trình quản lý, sử dụng tài sản một thời gian dài, nhưng chưa được cấp sơ thẩm xác minh làm rõ để đánh giá C sức của những người liên quan trong vụ án.

Do quá trình điều tra cấp sơ thẩm chưa xác định cụ thể tài sản tranh chấp, do đó không thể xác định được C sức các bên (của những ai), cũng như những vấn đề ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ các bên, khi giải quyết tranh chấp. Vấn đề này cấp phúc thẩm không thể khắc phục được, nên cần hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục chung.

Về án phí: Căn cứ khoản Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm, nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được xác định lại khi giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

[1] Căn cứ khoản 3 Điều 308, khoản 1 Điều 310, Điều 313, Bộ luật tố tụng dân sự.

Hủy bản án sơ thẩm số 12/2021/DSST ngày 27/12/2021 của Tòa án Nhân dân huyện D, tỉnh N về việc tranh chấp tài sản theo di chúc giữa nguyên đơn là anh Cao Bá H và bị đơn là ông Cao Bá T.

Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án Nhân dân huyện D, tỉnh N giải quyết lại vụ án theo trình tự sơ thẩm.

[2] Về án phí phúc thẩm: Căn cứ khoản Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, trả lại cho anh Cao Bá H 300.000 (Ba trăm ngàn đồng) tiền tạm ứng án phí đã nộp tại Chi cục thi hành ánhân dân sự huyện D theo biên lai số 001525 ngày 10/01/2022.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

25
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 44/2022/DS-PT về tranh chấp thừa kế tài sản

Số hiệu:44/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Nghệ An
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 12/09/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;