Bản án 43/2019/DS-PT ngày 27/05/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

BẢN ÁN 43/2019/DS-PT NGÀY 27/05/2019  VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Ngày 27 tháng 5 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá, xét xử phúc thẩm công khai vụ án Dân sự thụ lý số 62/2019/TLPT-DS ngày 05/11/2018 về việc “Tranh chấp thừa kế tài sản” D Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2018/DS-ST ngày 28/9/2018 của Tòa án nhân dân huyện Tr có kháng cáo của đương sự.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 66/2018/QĐ-PT ngày 20/12/2018 của TAND tỉnh Thanh Hóa, giữa các đương sự:

1.Nguyên đơn: Bà Phạm Thị T, sinh năm 1952 Địa chỉ: Số nhà 131 J, phường K, quận X, Thành phố Hà Nội, có mặt.

2. Bị đơn: Ông Phạm Văn D, sinh năm 1963 Địa chỉ: Thôn S, xã H, huyện Tr, tỉnh Thanh Hóa, có mặt.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1 Bà Phạm Thị M, sinh năm 1958 Địa chỉ: Số nhà 40, tổ 4, khu phố 7, phường B, thị xã S, tỉnh Thanh Hóa, có mặt.

 3.2 Ông Phạm Văn T, sinh năm 1960 Địa chỉ: Số nhà 19, ngách 1 C, làng Đ, phường L, thị xã S, tỉnh Thanh Hóa;

vắng mặt.

3.3 Bà Phạm Thị U, sinh năm 1968;

Địa chỉ: Số 60, Ngõ 21, thôn Yên Xá, xã Tân Triều, quận Thanh Trì, Thành phố Hà Nội, vắng mặt.

3.4 Bà Nguyễn Thị B, sinh năm 1965 Địa chỉ: Thôn Đầm Sen, xã H, huyện Tr, tỉnh Thanh Hóa, có mặt.

3.5 Ông Tạ Văn P, sinh năm 1956 Địa chỉ: Thôn Đầm Sen, xã H, huyện Tr, tỉnh Thanh Hóa, vắng mặt.

3.6 Anh Phạm Văn A, sinh năm 1992 Địa chỉ: Thôn Đầm Sen, xã H, huyện Tr, tỉnh Thanh Hóa, vắng mặt.

3.7 Chị Phạm Thị P, sinh năm 1995 Địa chỉ: Thôn Đầm Sen, xã H, huyện Tr, tỉnh Thanh Hóa, vắng mặt.

3.8 Chị Phạm Thị G, sinh năm 1988 Địa chỉ: Phố M, T, huyện C, tỉnh Thanh Hóa, vắng mặt.

3.9 Ủy ban nhân dân xã H, huyện Tr, tỉnh Thanh Hóa;

Người đại diện theo pháp luật: Ông Tống Duy T - Chủ tịch ủy ban nhân dân, vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện cũng như trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa nguyên đơn là bà Phạm Thị T trình bày: Ông Phạm Văn X, sinh năm 1923 mất năm 2007 không để lại di chúc. Ông X có 06 người con là Phạm Thị T, Phạm Thị L (mất năm 2009), Phạm Văn D, Phạm Văn T, Phạm Thị M, Phạm Thị U.

Tài sản thừa kế ông X để lại gồm 04 gian nhà cấp bốn, 02 gian bếp và một số cây vải; quyền sử dụng 597,7m2 đất ở. Toàn B di sản trên ông D đang quản lý sử dụng.

Bà T yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật, phần của bà T và bà M được hưởng 02 kỷ phần bằng hiện vật. Tại phiên họp công khai chứng cứ ngày 11/9/2017 bà T bổ sung thêm yêu cầu chia thừa kế phần đất nông nghiệp của ông X. Tại phiên tòa sơ thẩm bà T yêu cầu chia phần đất nông nghiệp của bà Phạm Thị P, bà Tạ Thị N là mẹ của bà chia cho các đồng thừa kế, bà lấy phần đất nông nghiệp bằng hiện vật.

Tại bản tự khai ngày 28/02/2011, tại phiên tòa ông Phạm Văn D thống nhất trình bày: Ông Phạm Văn X, sinh năm 1923 mất năm 2007 không để lại di chúc; ông X có 06 người con như bà T trình bày. Trước khi chết, ông X có cho vợ chồng ông tài sản là quyền sử dụng đất tại tờ số 24 thửa số 115 tại thôn Đầm Sen xã H huyện Tr, tỉnh Thanh Hóa. Ông đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. D việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông có sai sót nên Ủy ban nhân dân huyện Tr đã thu hồi, ông không có ý kiến gì. Việc bà T yêu cầu chia thừa kế, ông chỉ đồng ý chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp của ông X để lại; còn lại các tài sản khác là D ông và bà Nguyễn Thị B tạo dựng nên. Ông đề nghị Tòa án xem xét công sức của ông trong việc duy trì, tôn tạo tài sản và công chăm sóc người để lại tài sản thừa kế, chia cho ông phần hơn các đồng thừa kế khác. Ông không đồng ý trích công sức cho bà B bằng hiện vật là đất ở. Ông D đồng ý lấy kỷ phần thừa kế của ông Thái, bà Uyên nhường lại bằng hiện vật, ông trả giá trị bằng tiền cho bà Uyên.

Bà Phạm Thị M trình bày: Ông X trước khi mất có để lại một khu đất và 01 ngôi nhà cấp 4, quan điểm của bà là nhường phần tài sản được hưởng thừa kế cho bà Phạm Thị T, các tài sản khác bà không biết.

Bà Phạm Thị U trình bày: Toàn B diện tích đất ông D đang quản lý là tài sản ông X để lại, những công trình trên đất bà không rõ là của ai, bà có yêu cầu chuyển quyền hưởng thừa kế cho ông D, nếu ông D không lấy đất, bà nhường lại phần đất cho bà T.

Ông Phạm Văn T trình bày: Ông X trước khi mất có để lại một khu đất và 01 ngôi nhà cấp 4 đã xuống cấp, quan điểm của ông Thái là nhường phần được hưởng thừa kế cho ông D cả phần đất ở và đất nông nghiệp. Ông đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt ông.

Bà Nguyễn Thị B trình bày: Bà lấy ông D năm 1985, hai bên đã ly hôn từ tháng 7 năm 2017, bà có công chăm sóc bố mẹ chồng, bà nội của chồng. Theo bà, bố chồng bà là ông Phạm Văn X mất 2007 để lại tài sản là 524m2 đất ở, bà và ông D đã đổ đất nền xây 01 ngôi nhà cấp bốn 04 gian, 01 nhà đổ mái hè bằng 03 gian, 01 bếp, công trình phụ, san lấp ao và trồng cây.

Nay bà và ông D đã ly hôn, bà yêu cầu trích cho bà công sức đóng góp, công sức chăm sóc cho gia đình chồng trước khi ly hôn cho bà bằng đất ở diện tích 200m2, nếu như tiền trích công sức không đủ thì bà trả giá trị cho các đồng thừa kế; bà ở gia đình nhà chồng hơn 30 năm, hiện giờ vẫn ở trên khu đất của ông X, bà không có nơi ở nào khác.

Bà B cho rằng phần đất dôi dư so với Giấy chứng nhận được cấp cho ông X là phần đất mà bà và ông D có công khai phá mở rộng, yêu cầu chia cho bà và ông D mỗi người một nữa. Phần đất ruộng lẫn trong đất nông nghiệp của ông Phạm Văn X và đất ruộng của bà Thúy, bà yêu cầu chia theo phần của bà và 03 con về một chỗ cho tiện canh tác, các con của bà đã có thỏa thuận là các quyền lợi đều giao lại cho bà quản lý và sử dụng.

Chị Phạm Thị G, anh Phạm Văn A, chị Phạm Thị P trình bày: Hiện nay bố mẹ là ông D và bà B đã ly hôn, anh Hưng, chị Huyền, chị Hồng là con, đã thỏa thuận các quyền lợi đều giao lại cho bà Nguyễn Thị B được hưởng.

Đối với Ông Ơ, chỉ tham gia tại buổi định giá tài sản, ông P và ông D, bà B có xây chung bức tường rào bằng đá chiều dài 33,8m các bên thống nhất để sử dụng chung.

Ý kiến của Ủy ban nhân dân xã H: Hiện tại xã còn lưu Quyết định số 478/QĐ-UBND ngày 13/8/2003 của UBND huyện về việc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau khi đổi điền, dồn thửa theo chỉ thị 13-CT cho các hộ nông dân xã H.Trong quyết định thể hiện hộ ông Phạm Văn D được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tổng diện tích là 3.746m2; Quyết định chỉ thể hiện tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, không thể hiện thành phần cá nhân được cấp, hiện tại chưa tìm thấy hồ sơ giao đất nông nghiệp năm 1993.

Từ năm 1993 đến nay xã H đã trải qua 03 lần đổi điền, dồn thửa là các năm 2003, 2008, 2014. Hiện nay toàn B đất nông nghiệp của hộ ông Phạm Văn D, Nguyễn Thị B tại xứ Đồng Đỗi diện tích đất 07 của hộ là 1000m2, tại xứ đồng Quang A diện tích đất 07 của hộ là 2746m2 và hộ thầu đất công ích của UBND xã với diện tích là 3.294m2.

Theo UBND xã H về số khẩu giao đất năm 1993 của hộ ông D như sau: Phần đất % của hộ ông D được chia thành 05 khẩu gồm có mẹ ông X, ông X, ông Tuy là em ông X, ông D, bà Thúy, mỗi khẩu 80m2; phần đất còn lại của hộ ông D được chia cho 6,5 khẩu gồm có ông X, bà Thúy, ông D, bà B, chị Huyền, chị Hồng mỗi người 01 xuất, còn anh Hưng được ½ xuất. Số khẩu của hộ ông D thời điểm chia đất năm 1993 UBND xã tìm hiểu ở thôn, hiện tại ở xã và thôn chưa tìm được các văn bản chứng minh nội dung trên.

Tại Bản án số 01/2013/DSST ngày 25/4/2013 của Tòa án nhân dân huyện Tr, tỉnh Thanh Hóa quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu chia thừa kế của bà Phạm Thị T.

Sau khi xét xử sơ thẩm, bà T kháng cáo không đồng ý với quyết định của bản án trên.

Tại Bản án phúc thẩm số 57/2013/DSPT ngày 10/12/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã quyết định chấp nhận một phần kháng cáo của bà T.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 12/2017/DS-GĐT ngày 15/3/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã quyết định: Hủy toàn B 02 bản án trên và cần làm rõ phần đất dôi ra so với phần đất đã được cấp cho ông X năm 1987 là lấn chiếm hay thuộc di sản của ông X. Tòa sơ thẩm và phúc thẩm không đưa bà Mỳ, ông Thái, bà Uyên, ông Phê tham gia tố tụng là không đúng. Bản án phúc thẩm chia cho bà T bằng hiện vật và một phần bằng giá trị là chưa đảm bảo quyền lợi của bà T; ngoài ra có một phần nhà của ông D chưa được xem xét nên không thể thi hành án được.

Tại Bản án số 03/2018/DSST ngày 28/9/2018 của Tòa án nhân dân huyện Tr đã căn cứ Điều 5, Khoản 2, 5 Điều 26, Khoản 1 Điều 35; điểm c Khoản 1 Điều 39; Điều 147, 157, Khoản 1 Điều 158, Điều 165; khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228 BLTTDS 2015; các Điều 604, 674, điểm a khoản 1 Điều 675, 676, 683, 685 BLDS 2005; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 về án lệ phí Tòa án; quyết định:

Chấp nhận một phần yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật của bà Phạm Thị T.

1. Công nhận quyền sử dụng 597,7m2 đất ở tại thửa số 115 tờ bản đồ số 24 thôn Đầm Sen xã H huyện Tr, tỉnh Thanh Hóa và 595m2 đất nông nghiệp là di sản thừa kế của ông Phạm Văn X.

Sau khi trích công sức cho bà Nguyễn Thị B 50,3m2 đất ở, ông Phạm Văn D 94,9m2 đất ở, còn lại 452,5m2 đất ở trị giá là 117.650.000đ, đất nông nghiệp 595m2 trị giá là 20.825.000đ. Mỗi kỷ phần thừa kế được hưởng là 90,5m2 đất ở và 119m2 đất nông nghiệp trị giá 27.695.000đ (hai mươi bảy triệu, sáu trăm chín mươi lăm nghìn đồng).

2. Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế bằng hiện vật của bà Phạm Thị T. Giao cho bà Phạm Thị T được quyền sử dụng 187,5m2 đất ở có các cạnh phía Đông nam giáp đường thôn chiều dài 10,9m, phía Tây nam chiều dài giáp phần đất ông P 17m, phía Tây bắc chiều dài 11,7m, phía Đông Bắc chiều dài 16,3m. Bà T được quyền sở hữu sử dụng tài sản trên đất 17m tường rào chung cùng ông Tạ Văn P, 10,3m tường rào phía giáp đường làng và 05 cây Vãi.

- Giao cho ông Phạm Văn D được quyền sử dụng 294,9m2 đất ở, có các cạnh phía Tây nam giáp đất nhà ông Phê dài 16,8m, phía Tây bắc giáp ông Thiệu, ông Quảng, phía Đông bắc giáp ngõ đi có chiều dài 15,9m, phía Đông nam giáp phần đất chia cho bà T và bà B.

Ông D được quyền sở hữu sử dụng các tài sản trên đất gồm: 01 ngôi nhà cấp bốn 04 gian, 01 nhà đổ mái hè bằng 03 gian, khu nhà chăn nuôi, cổng sắt, 01 sân gạch, 47m tường rào xây trong đó có 16,8m chung với ông Tạ Văn P, 01 nhà vệ sinh, 01 cây Núc Nác, 02 cây Chanh và một số bụi Chuối.

- Giao cho bà Nguyễn Thị B được quyền sử dụng 115,3m2 đất ở có cạnh phía Đông nam giáp đường đi của thôn chiều dài 6m, phía Đông bắc giáp ngõ đi có chiều dài 19,6m, phía Tây bắc giáp sân gạch phần đất của ông D có chiều dài 5,8m, phía Tây nam giáp phần đất bà T và phần đất của ông D có chiều dài 19,5m. Bà B được quyền sở hữu, sử dụng tài sản trên đất được chia gồm: 01 nhà Bếp, 01 nhà tắm, 01 nhà vệ sinh, 01 bể nước, 01 giếng khoan, tường rào bao quanh và 01 cây Bưởi (có sơ đồ kèm theo).

Bà T, bà B phải tự mở lối đi trên đất mà mình được giao.

- Giao cho bà Phạm Thị T được sử dụng 595m2 đất nông nghiệp tại xứ đồng Quang A.

- Giao cho bà B sử dụng 1000m2 đất nông nghiệp ở đồng Đỗi và 802m2 đất nông nghiệp ở xứ đồng Quang A.

- Giao cho ông D đất nông nghiệp ở xứ đồng Quang A phần đất của ông D theo khẩu và đất % là 595m2.

Tạm giao đất % và đất nông nghiệp theo khẩu của bà Thúy và cá nhân khác, đất ông D thầu đất công ích là 3.294m2 (đo tăng lên là 3.376m2) tại xứ đồng Quang A, đất dư D UBND xã quản lý cho ông D tiếp tục sử dụng (có sơ đồ mốc giới kèm theo).

Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, bà T, ông D, bà B có trách nhiệm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục đăng ký đất đai với cơ quan có thẩm quyền.

3. Bà Phạm Thị T phải trả cho ông Phạm Văn D tiền chênh lệch theo kỷ phần thừa kế 6,5m2 đất ở trị giá 1.690.000đ; trị giá tài sản trên đất 6.327.000đ và 03 kỷ phần thừa kế giá trị đất nông nghiệp 12.495.000đ; tổng cộng 20.512.000đ (hai mươi triệu, năm trăm mười hai nghìn đồng).

Ông Phạm Văn D phải thanh toán giá trị 01 kỷ phần thừa kế cho bà Phạm Thị U là 27.695.000đ (hai mươi bảy triệu, sáu trăm chín lăm nghìn đồng).

Ông Phạm Văn D phải thanh toán tiền chênh lệch chia tài sản chung với bà Phạm Thị B sau khi trừ, trị giá 65m2 đất ở chuyển sang cho bà B là 27.762.200đ (hai mươi bảy triệu, bảy trăm sáu mươi hai nghìn hai trăm đồng).

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn tuyên nghĩa vụ chậm trả tiền theo quy định của pháp luật ; tuyên quyền thỏa thuận thi hành án, quyền tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án; tuyên thời hiệu thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7, 9 và 30 Luật Thi hành án dân sự và tuyên án phí, lệ phí, quyền kháng cáo đối với các đương sự.

Sau án sơ thẩm xử, ngày 04/10/2018 bà Phạm Thị T có đơn kháng cáo không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm.

Ngày 22/10/2018 (quá thời hạn kháng cáo) bà Phạm Thị M có đơn kháng cáo toàn B bản án sơ thẩm; đến ngày 29/10/2018 bà Mỳ xin rút đơn kháng cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Bà T không rút đơn khởi kiện, không rút đơn kháng cáo; các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Phát biểu của của Kiểm sát viên tại phiên tòa: Quá trình giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm, Hội đồng xét xử và các đương sự đã tuân theo đúng quy định của pháp luật.

Về nội dung kháng cáo của bà T, KSV nhận thấy bản án sơ thẩm phân chia di sản thừa kế cho các đồng thừa kế và trích chia công sức cho bà B như trong phần quyết định của bản án là có căn cứ, đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các đương sự, đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của bà T, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa; ý kiến tranh luận của các đương sự và quan điểm của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng và quan hệ pháp luật: Đây là vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự.

[2] Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo đã được triệu tập lệ lần thứ 2 nhưng vắng mặt nên HĐXX vẫn tiến hành xét xử vụ án theo theo quy định tại Điều 296 BLTTHS.

Đơn kháng cáo của Bà T trong thời hạn luật định nên được chấp nhận để xem xét.

Đơn kháng cáo của bà M quá hạn luật định nhưng bà đã rút nên HĐXX không xem xét.

[3] Xem xét kháng cáo của bà T, thấy rằng: Thời điểm mở thừa kế của ông X là ngày 09/01/2007; ngày 06/9/2009 bà Phạm Thị T (con gái của ông X) khởi kiện yêu cầu chia di sản của ông X nên thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của ông X vẫn còn; ông X có 06 người con, trong số đó có bà Phạm Thị Thúy mất năm 2009, không có chồng con, có mẹ đẻ là bà Tạ Thị Núi cũng mất vào năm 2009; bà Tạ Thị Núi và ông X đã ly hôn trước khi ông X chết. Ông X chết không để lại di chúc. Người thừa kế theo pháp luật của ông X còn lại gồm bà T, ông D, ông Thái, bà Mỳ và bà Uyên như cấp sơ thẩm đã xác định là có căn cứ.

[4] Về di sản là đất ở: Theo hồ sơ 299 đo vẽ năm 1987 tại thửa đất số 47, tờ bản đồ số 10, diện tích 535m2, đứng tên ông Phạm Văn X; Hồ sơ địa chính đo vẽ năm 1997 thành thửa 115, tờ bản đồ số 24 diện tích 524m2 đứng tên ông Phạm Văn D. Ngày 26/11/2006 UBND huyện Tr đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH 551134 cho hộ gia đình ông Phạm Văn D theo quyết định số 1557/QĐ- UBND tại thửa đất số 115 tờ bản đồ số 24 diện tích 524m2. Đến ngày 21/8/2012 UBND huyện Tr ban hành quyết định số 2467/QĐ-UBND về việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp cho hộ gia đình ông D.

Ngày 03/5/2018 Tòa án đã tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ sau khi đo đạc thì diện tích là 597,7m2 tăng hơn so với diện tích trong Giấy chứng nhận cấp cho ông X là 62,7m2. Theo công văn số 968/UBND-TNMT ngày 08/6/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Tr thì diện tích tăng thêm 62,7m2 là D sai số đo đạc, các đương sự thừa nhận thửa đất này không có tranh chấp về danh giới với các thủa đất liền kề nên việc ông D và bà B cho rằng diện tích đất tăng thêm là D công khai phá mở rộng hàng rào của ông D và bà B là không có căn cứ.

Mặt khác diện tích đất này được hình thành trước ngày 18/12/1980 nên theo quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về việc xác định đất ở khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích được xác định lại là đất ở. Diện tích đất 597,7m2 được xác định là đất ở theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật đất đai 2014. Như vậy 597,7m2 đất ở thuộc di sản thừa kế ông X để lại như cấp sơ thẩm đã xác định là có căn cứ.

[5] Về di sản là đất nông nghiệp: Phần đất nông nghiệp của ông X để lại theo như báo cáo của UBND xã H thì đất phần % của ông X là 80m2 còn lại đất 07 là 3.346m2 chia cho 6,5 khẩu gồm có ông X, bà P, bà B, chị Huyền, chị H và anh K, mỗi khẩu được 515m2. Tại phiên tòa sơ thẩm bà T, ông D và bà B thống nhất đất % và đất 07 của ông X như báo cáo của UBND xã H.

Ngoài ra theo Công văn số 1919/UBND-TNMT ngày 26/9/2018 của UBND huyện Tr thì theo sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyết định số 478/QĐ-CT ngày 13/8/2003 hộ ông D có diện tích đất nông nghiệp là 3746m2, hiện ngoài sổ trên Ủy ban nhân dân huyện không còn lưu trữ tài liệu nào liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất cho hộ ông Phạm Văn D nên căn cứ vào báo cáo của UBND xã H, các đương sự tại phiên tòa thừa nhận phần đất nông nghiệp của ông X là 80m2+515m2 = 595m2 để chia cho các đồng thừa kế như án sơ thẩm xác định là có căn cứ.

[6] Đối với phần đất nông nghiệp của bà Phạm Thị P và phần đất của bà Tạ Thị N: Trong quá trình giải quyết vụ án, bà T có yêu cầu, tại phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải bà T không yêu cầu; tại phiên tòa sơ thẩm bà T lại yêu cầu chia thừa kế đất nông ngiệp của bà P và mẹ của bà là bà Tạ Thị N chia cho các thừa kế. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của bà T là vượt quá yêu cầu ban đầu nên cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của bà T về chia thừa kế đất Nông ngiệp của bà P và mẹ của bà là bà Tạ Thị N trong vụ án này là có căn cứ.

Phần đất nông nghiệp của bà Thúy sẽ tạm giao cho ông D là người đang sử dụng tiếp tục sử dụng, phần đất của bà Tạ Thị N chưa xác định được là bao nhiêu, phần đất ở đâu nên các bên sẽ tự bàn bạc thỏa thuận, nếu thỏa thuận không được sẽ giải quyết bằng vụ án khác khi các bên có đơn khởi kiện như cấp sơ thẩm đã phân tích là có căn cứ.

[7] Đối với ngôi nhà cấp 4 bốn gian: Theo bà T là tài sản ông X để lại, bà cho rằng ông Tạ Văn M là Trưởng thôn Đ xác nhận, được UBND xã xác nhận chữ viết của ông Mới (BL 83) ông Mới trình bày “ Theo như đơn trình về tài sản ngôi nhà cấp 4 và một số tài sản đất đai, từ năm 1992 trở về trước lúc đó ông Phạm Văn X là chủ hộ gia đình nên toàn B tài sản thuộc về ông X là đúng”; ông Nguyễn Văn Đố là Trưởng thôn S(BL: 10) xác nhận trước “khi mất ông X có để lại 4 gian nhà cấp 4 và 02 gian bếp cấp 4 nhỏ” hai chứng cứ này có chính quyền chứng thực nên bà T cho rằng 04 gian nhà cấp 4 là của ông X để lại, các chứng cứ khác không được xác nhận chữ ký của cấp có thẩm quyền nên không được chấp nhận.

Bà T còn cho rằng nhà cấp 4 ông X chỉ sửa lại phần trên, tuy nhiên ông D và bà B khẳng định đã phá bỏ nhà cũ và làm lại phần móng từ năm 1992, lúc đó ông X đã 69 tuổi, không có kinh tế, không có khả năng làm nhà. Ông Phạm Duy, ông Phạm Văn Tạu là chú ruột của bà T và ông D (BL 91, 92, 99, 100, 101) khai tại Tòa án và một số lời khai được UBND xã H chứng thực chữ ký đều khai: Năm 1992 ông X đồng ý để ông D phá vỡ nhà cũ làm lại nhà mới, công sức nguyên vật liệu D ông D lo liệu; ngoài ra anh Phạm Văn Cạy xác nhận anh là người làm nhà cho ông D, làm từ móng lên, công thợ D ông D trả, ông Bùi Văn Thau, Phó Công an xã H thừa nhận ông là người chở cát thuê, ông Chăm người cùng xã là người chở luồng, gỗ cho ông D xây nhà và nhận tiền công từ ông D. Các căn cứ trên không thể hiện ông X là người trực tiếp làm nhà cấp 4, nên nhà cấp 4 được xác định là D ông D và bà B lúc đó đang là vợ chồng xây nên là phù hợp.

Như vậy, cấp sơ thẩm xác định di sản của ông X để lại gồm 597,7m2 đất ở và 595m2 đất nông nghiệp trồng lúa là có căn cứ.

[8] Đối với việc trích công sức của ông D và bà B: Bà T thừa nhận khi bà còn ở nhà gia đình có 01 cái ao, phía giáp đường làng và giáp nhà ông Phê, bà cho rằng chỉ rộng 4 x 4m, khi bà đi thoát ly ao vẫn còn, quá trình bà đi thoát ly vợ chồng ông D có san lấp ao để nuôi vịt. Ông D và bà B cho rằng diện tích ao chiếm ½ vườn, ông D và bà B đã bỏ nhiều công sức để san lấp nhưng không xác định là bao nhiêu m3. Bà T cùng các em sống cùng ông X tại xã H thời gian ngắn, năm 1969 bà T đi công tác xa nhà, ông Thái, bà Mỳ và bà Uyên cũng công tác tại Hà Nội và Bỉm Sơn. Theo lời khai của các đương sự thì diện tích trước kia có một phần là ao, ông D và bà B đã tôn tạo thành khu đất bằng phẳng như hiện tại.

Việc chia thừa kế theo pháp luật về đất đai, ông D và bà B là người có công sức tôn tạo, duy trì bảo quản, đóng thuế đất và công sức chăm sóc gần gũi thường xuyên hơn với người để lại di sản thừa kế và lâu nay là người thờ cúng người để lại di sản. Vì vậy khi chia di sản thừa kế thì cần trích công sức chăm sóc nuôi dưỡng người để lại di sản thừa kế, công quản lý tôn tạo tài sản thừa kế cho ông D và bà B trước khi chia giá trị di sản còn lại cho các đồng thừa kế theo quy định tại điều 640 và 683 Bộ luật dân sự năm 2005 như cấp sơ thẩm là phù hợp.

Bà B yêu cầu được trích công sức bằng 200m2 là cao, nên trích cho bà B 50,3m2 đất ở, ông D được trích chia phần hơn 94,9m2 đất ở trong di sản thừa kế như cấp sơ thẩm là phù hợp. Bà B lấy chồng hơn 30 năm ở chung cùng gia đình chồng, nay bà B và ông D đã ly hôn, bà không có nơi ăn chốn ở nào khác, tuổi cũng đã cao nên nguyện vọng của bà lấy hiện vật bằng đất ở là phù hợp.

[9] Phần đất ở còn lại sau khi trích công sức 597,7 m2 - 50,3m2 - 94,9m2 = 452,5m2, trị giá là 452,5m2 x 260.000đ/ m2 = 117.650.000đ, đất nông nghiệp 595m2 trị giá là 595m2 x 35.000đ/ m2 = 20.825.000đ. Như vậy mỗi kỷ phần thừa kế được hưởng giá trị là: (117.650.000đ+ 20.825.000đ)/5 = 27.695.000đ. Bà Mỳ nhường kỷ phần cho bà T nên bà T được hưởng 27.695.000đ x 2 = 55.390.000đ; Trong suốt quá trình giải quyết vụ án ông Thái, bà Uyên nhường kỷ phần thừa kế cho ông D nên ông D được hưởng là 27.695.000đ x 3 = 83.085.000đ, tại phiên Tòa ông D đồng ý lấy bằng hiện vật phần bà Uyên và ông Thái nhường, riêng phần bà Uyên ông D đề nghị sẽ trả bằng giá trị cho bà Uyên, D đó bà Uyên sẽ được hưởng giá trị 01 kỷ phần thừa kế là 27.695.000đ ông D có nghĩa vụ trả cho bà Uyên như bản án sơ thẩm đã tính toán là phù hợp.

[10] Phân chia bằng hiện vật: Đối với đất ở mỗi kỷ phần thừa kế được 452,5m2/5 = 90,5m2, trên khu đất ở 597,7 m2 cần phân chia cho cả ông D, bà B và bà T đều có quyền sử dụng, ông D được chia giá trị tài sản và phần được chích công sức nhiều hơn nên cần chia hiện vật cũng nhiều hơn.Việc phân chia quyền sử dụng đất cũng được tính toán trên cơ sở giao hiện vật để hạn chế các bên không phải thanh toán chênh lệch bằng tiền, khi chia quyền sử dụng đất cần gắn với tài sản trên đất, nhu cầu nguyện vọng của các bên.

D các tài sản trên đất ở được xác định là tài sản chung của ông D và bà B tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Nên chia phần đất phía đông nam giáp đường thôn chiều dài 10,9m, phía tây nam chiều dài giáp phần đất ông X 17m, phía tây bắc giáp nhà cấp 4 mái bằng ông D và bà B xây chiều dài 11,7m, phía đông Bắc giáp bể nước có chiều dài 16,3m, có tổng diện tích là 187,5m2 cho bà T, đáp ứng nguyện vọng của bà T về lấy phần đất trống tiện cho xây dựng sau này, mặt khác tránh việc phá dỡ các công trình trên đất. Bà T được sử dụng chung 17m dài tường dào mà ông D và bà B xây chung cùng ông Tạ Văn P trị giá ½ bức tường chung là: 2.142.000đ, 10,3m tường dào phía giáp làng(đã trừ lối mở cửa di ra đường làng) trị giá 2.595.600đ, 05 cây vãi trị giá 1.590.000đ, một số cây chuối ông D mới trồng nên để ông D tự thu hoạch mà không tính giá trị là phù hợp. Như vậy bà T phải trả trị giá tài sản trên đất cho ông D và bà B là 6.327.000đ; trả cho ông D chênh lệch theo kỷ phần thừa kế 187,5m2- (452,5m2/5 x 2) = 6,5m2 đất ở trị giá 1.690.000đ.

Phần đất trên khu đất có các tài sản của ông D và bà B tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, các tài sản gồm 02 ngôi nhà, 01 bếp, công trình xây dựng và một số cây cối đã được định giá theo biên bản định giá ngày 03/7/2018; 02 ngôi nhà ở sát liền kề nhau nếu chia cho các bên mỗi bên sử dụng 01 căn nhà sẽ rất bất tiện cho sinh hoạt, hai ngôi nhà sát gần như vuông góc với nhau chung sân gạch và lối đi, ông D cũng có nguyện vọng lấy 02 ngôi nhà và trả tiền chênh lệch cho bà B; Nên giao 02 căn nhà trị giá 95.000.000đ, khu nhà chăn nuôi trị giá 300.000đ, cổng sắt trị giá 500.000đ, 01 sân gạch trị giá 4.000.000đ, 47m tường dào xây trong đó có 16,8m chung với ông Tạ Văn P trị giá 9.727.000đ, 01 nhà vệ sinh cũ trị giá 200.000đ, 01 cây Núc Nác trị giá 200.000đ, 02 cây Chanh và một số bụi chuối ông D chồng sau khi vợ chồng ly hôn nên giao cho ông D mà không tính giá trị là phù hợp, Nên chia cho ông D diện tích đất ở 294,9m2 (có các cạnh phía Tây nam giáp đất nhà ông Phê dài 16,8m, phía Tây bắc giáp ông Thiệu, ông Quảng, phía đông bắc giáp ngõ đi có chiều dài 15,9m, phía Đông nam giáp phần đất chia cho bà T và bà B) phần đất còn thiếu so với kỷ phần thừa kế được hưởng và chích chia ông D được lấy giá trị như bà T và bà B chuyển sang. Như vậy tổng giá trị tài sản ông D được hưởng bằng hiện vật được chia trên đất trong số tài sản chung với bà B là 109.927.000đ.

Phần đất còn lại giao cho bà B là 115,3m2 (có cạnh phía Đông nam giáp đường đi của Thôn chiều dài 6m, phía Đông bắc giáp ngõ đi có chiều dài 19,6m, phía Tây bắc giáp sân gạch phần đất của ông D có chiều dài 5,8m, Phía tây nam giáp phần đất bà T và phần đất của ông D có chiều dài 19,5m) nhiều hơn với phần đất mà bà B được trích chia là 65m2 đất ở. Hội đồng xét xử thấy rằng các công trình nằm dải trên đất, việc phá bỏ gây thiệt hại cho các đương sự, không hợp lý, hợp tình. Hơn nữa hiện tại tài sản chung của ông D và bà B cũng nhiều phần giao cho ông D, nên giao lại một phần đất của ông D được hưởng chia cho bà B để các bên tránh việc trả tiền chênh lệch cho nhau nhiều là phù hợp. Bà B được hưởng các tài sản chung với ông D trên 115,3m2 đất ở gồm: 01 nhà Bếp trị giá 4.700.000đ, 01 nhà tắm trị giá 7.114.000đ, 01 nhà vệ sinh trị giá 6.536.000đ, 01 bể nước trị giá 2.000.000đ, 01 giếng khoan 2.000.000đ, tường dào 17,3m trị giá 4.359.600đ, 01 cây Bưởi trị giá 220.000đ, khu nhà chăn nuôi giá trị thấp nằm sang một phần đất chia cho bà T nên giao cho bà B tháo giỡ lấy vật liệu mà không tính giá trị là phù hợp. Tổng giá trị tài sản bà B được hưởng trong số tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân với ông D được chia là 26.929.600đ.

Như vậy tài sản chung giữa ông D và bà B được xác định trị giá là 6.327.000đ (phần tài sản giao cho bà T) + 109.927.000đ (phần tài sản giao cho ông D) + 26.929.600đ (phần tài sản giao cho bà B) = 143.183.600đ, mỗi người được chia 143.183.600đ/2 = 71.591.800đ; bà B được sử dụng phần đất 65m2 từ ông D trị giá 16.900.000đ nên ông D phải thanh toán tiền chênh lệch cho bà B là:

71.591.800đ - 26.929.600đ - 16.900.000đ = 27.762.200đ, ông D được lấy giá trị tài sản chung với bà B có trên phần đất chia cho bà T là 6.327.000đ.

Phần đất nông nghiệp 595m2 đất nông nghiệp, Hội đồng xét xử nhận thấy bà T là người tha thiết nhận hiện vật bằng đất nông nghiệp để canh tác, ông D đã có nhiều đất nông nghiệp, muốn nhường cho bà T phần đất nông nghiệp bằng hiện vật, hơn nữa nhà nước đang có nhiều chủ trương chính sách đổi điền dồn thửa tránh những mảnh đất nông nghiệp nhỏ lẻ diện tích thấp. Đáp ứng nguyện vọng của các bên nên giao cho bà T sử dụng cả 595m2 đất nông nghiệp ông X để lại tại xứ đồng Quang A là phù hợp. Bà T trả cho ông D 03 kỷ phần thừa kế giá trị đất nông nghiệp cho ông D là 12.495.000đ. Như vậy bà T phải trả cho ông D các khoản: Tiền chênh lệch theo kỷ phần thừa kế 6,5m2 đất ở trị giá 1.690.000đ, trị giá tài sản trên đất được chia là 6.327.000đ và 03 kỷ phần thừa kế giá trị đất nông nghiệp 12.495.000đ, tổng cộng 20.512.000đ.

Đối với phần đất nông nghiệp của bà B, chị Huyền, chị Hồng và anh Hưng là 3,5 xuất x 515m2 = 1802m2 (làm tròn) nên giao cho bà B quản lý sử dụng như thỏa thuận của các bên. Giao cho bà B sử dụng 1000m2 đất nông nghiệp ở đồng Đỗi và 802m2 đất nông nghiệp ở xứ đồng Quang A. Phần đất của ông D theo khẩu và đất % là 595m2, đất ông D thầu đất công ích là 3.294m2 (đo tăng lên là 3.376m2) nên giao cho ông D ở xứ đồng Quang A; tiếp tục tạm giao đất % và nông nghiệp theo khẩu của bà Thúy và cá nhân khác, đất dư D UBND xã quản lý cho ông D tiếp tục xử dụng tại xứ đồng Quang A như cấp sơ thẩm là phù hợp.

[11] Về án phí: Bà T là người cao tuổi, được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm và phúc thẩm dân sự theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Khoản 1 Điều 148; Khoản 1, 2 Điều 308, Điều 309 BLTTDS 2015;

Căn cứ Điều 604, 674, 675, 676, 683, 685 Bộ luật dân sự 2005; Nghị quyết số 326/2016 UBTVQH14 về án phí, lệ phí Tòa án;

Không chấp nhận kháng cáo của bà Phạm Thị T;

Giữ nguyên Bản án số 03/2018/DSST ngày 28/9/2018 của Tòa án nhân dân huyện Tr về việc phân chia di sản thừa kế; sửa bản án sơ thẩm về án phí dân sự sơ thẩm đối với bà Phạm Thị T.

1. Công nhận quyền sử dụng đất 597,7m2 đất ở thuộc tại thửa đất số 115 tờ bản đồ số 24 ở Thôn Đầm Sen xã H huyện Tr, tỉnh Thanh Hóa và 595m2 đất nông nghiệp là di sản thừa kế của ông Phạm Văn X.

Sau khi trích công sức cho bà Nguyễn Thị B 50,3m2 đất ở, ông Phạm Văn D 94,9m2 đất ở, còn lại 452,5m2 đất ở trị giá là 117.650.000đ, đất nông nghiệp 595m2 trị giá là 20.825.000đ. Mỗi kỷ phần thừa kế được hưởng là 90,5m2 đất ở và 119m2 đất nông nghiệp trị giá 27.695.000đ (hai mươi bảy triệu, sáu trăm chín mươi lăm nghìn đồng).

2. Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế bằng hiện vật của bà Phạm Thị T: Giao cho bà Phạm Thị T được quyền sử dụng 187,5m2 đất ở có các cạnh phía Đông nam giáp đường thôn chiều dài 10,9m, phía Tây nam chiều dài giáp phần đất ông Phê 17m, phía Tây bắc chiều dài 11,7m, phía Đông Bắc chiều dài 16,3m. Bà T được quyền sở hữu sử dụng tài sản trên đất 17m tường rào chung cùng ông Tạ Văn P, 10,3m tường rào phía giáp đường làng và 05 cây Vãi.

- Giao cho ông Phạm Văn D được quyền sử dụng 294,9m2 đất ở, có các cạnh phía Tây nam giáp đất nhà ông Phê dài 16,8m, phía Tây bắc giáp ông Thiệu, ông Quảng, phía Đông bắc giáp ngõ đi có chiều dài 15,9m, phía Đông nam giáp phần đất chia cho bà T và bà B. Ông D được quyền sở hữu sử dụng các tài sản trên đất gồm: 01 ngôi cấp bốn 04 gian, 01 nhà đổ mái hè bằng 03 gian, khu nhà chăn nuôi, cổng sắt, 01 sân gạch, 47m tường rào xây, trong đó có 16,8m chung với ông Tạ Văn P, 01 nhà vệ sinh, 01 cây Núc Nác, 02 cây Chanh và một số bụi chuối.

- Giao cho bà Nguyễn Thị B được quyền sử dụng 115,3m2 đất ở có cạnh phía Đông nam giáp đường đi của thôn chiều dài 6m, phía Đông bắc giáp ngõ đi có chiều dài 19,6m, phía Tây bắc giáp sân gạch phần đất của ông D có chiều dài 5,8m, phía Tây nam giáp phần đất bà T và phần đất của ông D có chiều dài 19,5m. Bà B được quyền sở hữu, sử dụng tài sản trên đất được chia gồm: 01 nhà Bếp, 01 nhà tắm, 01 nhà vệ sinh, 01 bể nước, 01 giếng khoan, tường rào bao quanh và 01 cây Bưởi (có sơ đồ kèm theo).

Bà T, bà B phải tự mở lối đi trên đất mà mình được giao.

Giao cho bà Phạm Thị T được sử dụng 595m2 đất nông nghiệp tại xứ đồng Quang A, giao cho bà B sử dụng 1000m2 đất nông nghiệp ở đồng Đỗi và 802m2 đất nông nghiệp ở xứ đồng Quang A.

Giao cho ông D đất nông nghiệp ở xứ đồng Quang A, phần đất của ông D theo khẩu và đất % là 595m2.

Tạm giao đất % và nông nghiệp theo khẩu của bà Thúy và cá nhân khác, đất ông D thầu đất công ích là 3.294m2 (đo tăng lên là 3.376m2) tại xứ đồng Quang A, đất dư D UBND xã quản lý cho ông D tiếp tục sử dụng (có sơ đồ mốc giới kèm theo).

Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật bà T, ông D, bà B có trách nhiệm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục đăng ký đất đai với cơ quan có thẩm quyền.

3. Bà Phạm Thị T phải trả cho ông Phạm Văn D tiền chênh lệch theo kỷ phần thừa kế 6,5m2 đất ở trị giá 1.690.000đ, trị giá tài sản trên đất 6.327.000đ và 03 kỷ phần thừa kế giá trị đất nông nghiệp 12.495.000đ, tổng cộng 20.512.000đ (hai mươi triệu, năm trăm mười hai nghìn đồng).

Ông Phạm Văn D phải thanh toán giá trị 01 kỷ phần thừa kế cho bà Phạm Thị U là 27.695.000đ (hai mươi bảy triệu, sáu trăm chín lăm nghìn đồng).

Ông Phạm Văn D phải thanh toán tiền chênh lệch chia tài sản chung với bà Phạm Thị B sau khi trừ trị giá 65m2 đất ở chuyển sang cho bà B là 27.762.200đ (hai mươi bảy triệu, bảy trăm sáu mươi hai nghìn hai trăm đồng).

Miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm cho bà T; trả lại cho bà T số tiền 2.560.000đ tạm ứng án phí sơ thẩm; 300.000đ tạm ứng án phí phúc thẩm theo biên lai thu số AA/2017/0000266 ngày 11/10/2018 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tr, tỉnh Thanh Hóa.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

484
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 43/2019/DS-PT ngày 27/05/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản

Số hiệu:43/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thanh Hoá
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 27/05/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;