TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN HT, TỈNH TN
BẢN ÁN 41/2018/DS-ST NGÀY 23/09/2018 VỀ TRANH CHẤP CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN
Ngày 23 tháng 8 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện HT xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 36/2017/TLST-DS ngày 23 tháng 02 năm 2017 về việc “TrA chấp về thừa kế tài sản” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 48/2018/QĐST- DS ngày 06 tháng 8 năm 2017 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Chị NTBL, sinh năm 1973. Địa chỉ: ấp LH, xã TT, huyện HT, tỉnh TN (có mặt).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Ông NHL, Luật sư Văn phòng luật sư Tài Lo TN thuộc Đoàn luật sư tỉnh TN (có mặt).
Bị đơn:
1. A NNC, sinh năm 1979.
2. Chị NTBTu, sinh năm 1983.
Cùng địa chỉ: số 52, ấp LH, xã TT, huyện HT, tỉnh TN (có mặt).
3. Chị NTBTh, sinh năm 1963. Địa chỉ: số 54, ấp LH, xã TT, huyện HT, tỉnh TN (có mặt).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan:
1. Chị NBH, sinh năm 1966. Địa chỉ: ấp LH, xã TT, huyện HT, tỉnh TN (có mặt).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chị H: Ông NHL, Luật sư Văn phòng luật sư Tài Lo TN thuộc Đoàn luật sư tỉnh TN (có mặt).
2. A NNT, sinh năm 1955. Địa chỉ: số 54, ấp LH, xã TT, huyện HT, tỉnh TN (có mặt).
3. A VVT, sinh năm 1962. Địa chỉ: ấp LH, xã TT, huyện HT, tỉnh TN (có mặt).
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện ngày 21 tháng 02 năm 2017, đơn khởi kiện bổ sung ngày 28/6/2017, lời trình bày trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, nguyên đơn chị NTBL trình bày như sau:
Cha mẹ ruột của chị L là ông NNA (chết năm 1996) và bà CTC (chết năm 2001), có 05 người con gồm:
1. Chị NTBTh, sinh năm 1963.
2. Chị NBH, sinh năm 1966.
3. Chị NTBL, sinh năm 1973.
4. Chị NTBV, sinh năm 1970 (chết năm 2008, không có cH con).
5. A NNC, sinh năm 1979.
Trong quá trình chung sống ông A và bà C tạo lập được tài sản là quyền sử dụng đất diện tích 465 m2 (18,2 mét ngang) thuộc thửa 1003, tờ bản đồ số 1, đất tọa lạc tại ấp LH, xã TT, huyện HT, tỉnh TN, đất do ông A đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 15/9/1994, trên đất có căn nhà của vợ cH ông A, bà C. Ông A và bà C chết không để lại di chúc. Năm 1996, khi ông A chết, bà C là người quản lý nhà đất trên, vào thời gian nào không nhớ, bà C có cho vợ cH chị Th cất một căn nhà trên đất và sống cho đến nay. Năm 2001, khi bà C chết thì A C quản lý căn nhà do ông A, bà C để lại. Khoảng năm 2009, vợ cH A C có sửa lại căn nhà của ba mẹ và sống tại đó cho đến nay. Do khi còn sống cha mẹ có ý định chị em phải sống chung với nhau trên phần đất do cha mẹ để lại nên năm 2006, chị H cất nhà trên đất; khoảng năm 2009 - 2010 chị L cất nhà trên đất; chị L, chị H quản lý nhà đất từ đó đến nay. Hiện tại, trên phần đất do cha mẹ để lại có tất cả 04 căn nhà liền rA và chung vách với nhau, gồm: Căn nhà thứ nhất của vợ cH chị Th, căn nhà thứ hai của vợ cH A C, căn nhà thứ ba à của vợ cH chị L và căn nhà thứ tư của chị H.
Ngày 23/02/2004, A C và chị Th tự ý làm thủ tục nhận di sản thừa kế do cha mẹ để lại không thông qua ý kiến của tất cả các chị em. Ngày 29/3/2004, A C được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 349,1 m2 (12,2 mét ngang); chị Th được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 171 m2 (06 mét ngang). Chị L không có ký tên và lăn tay vào thủ tục nhận di sản của A C và chị Th. Sau này, chị L, chị H có L hệ cơ quan nhà nước để xin làm sổ hộ khẩu thì mới biết phần đất chị L và chị H cất nhà đã do A C đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chị L, chị H yêu cầu A C sang tên thì A C đồng ý, nhưng lúc này giấy chứng nhận quyền sử dụng đất A C đang vay tiền của Ngân hàng nên không làm thủ tục sang tên được, hẹn khi nào trả tiền Ngân hàng xong thì sẽ làm thủ tục sang tên. Tuy nhiên, sau đó vợ cH A C làm ăn thất bại thiếu nợ của nhiều người nên vợ cH A C không đồng ý sang tên cho chị L, chị H và đòi bán đất trả nợ nên chị L mới khởi kiện ra Tòa án.
Nay chị L yêu cầu chia phần di sản thừa kế do cha mẹ để lại là phần đất diện tích 349,1 m2 do A C đứng tên và phần đất diện tích 171 m2 do chị Th đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, không yêu cầu chia tài sản gắn liền với đất, cụ thể cha mẹ A chị có tất cả 05 người con nhưng chị V đã chết, không có cH con nên chị L yêu cầu chia quyền sử dụng đất trên thành 04 phần, chị L yêu cầu được nhận phần đất chị đang cất nhà mà theo kết quả đo đạc ngày 21/12/2017 là 109,8 m2. Ngoài ra, chị L không còn yêu cầu nào khác.
Trong quá trình giải quyết và tại phiên tòa, bị đơn A NNC và chị NTBTu thống nhất trình bày:
A C và chị Tu là vợ cH, thống nhất toàn bộ lời trình bày của chị L về mối quan hệ huyết thống và di sản thừa kế do cha mẹ để lại. A C là con trai út nên năm 1996 khi ông A chết A C sống chung với bà C. Bà C cho vợ cH chị Th cất 01 căn nhà trên đất và sống cho đến nay. Năm 2001, khi bà C chết thì A C vẫn sống tại căn nhà do cha mẹ để lại. Năm 2004, chị Th cần vay tiền của Ngân hàng nên mới được hướng dẫn là làm thủ tục nhận di sản thừa kế do cha mẹ để lại, lúc này chị L và chị H đang đi làm ăn bên Campuchia, chị Th nhờ người khác làm dùm nhưng ai làm thì A chị cũng không biết, A chị có ký tên và lăn tay vào thủ tục nhận di sản và phần di sản do cha mẹ để lại chỉ có A C và chị Th được nhận, cụ thể A C đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 349,1 m2 (12,2 mét ngang); chị Th được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 171 m2 (06 mét ngang). Cha mẹ A chết không để lại di chúc nhưng khi còn sống có ý nguyện chị em sống chung với nhau trên phần đất do cha mẹ để lại nên khi A được nhận 12,2 mét ngang đất là nhận luôn phần của chị L và chị H, A dự định sau này sang tên lại cho chị L và chị H nên khi hai người nay yêu cầu được cất nhà trên đất thì A cũng đồng ý. Chị H cất nhà khoảng năm 2006, chị L cất nhà khoảng năm 2009 và quản lý cho đến nay. Năm 2009, căn nhà do cha mẹ để lại đã xuống cấp nên vợ cH A đã xây lại căn nhà mới trên nền của căn nhà cũ của cha mẹ, nên căn nhà trên đất vợ cH A đang quản lý là tài sản của vợ cH A, không L quan đến di sản thừa kế. Thời điểm chị L và chị H biết việc A được đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và yêu cầu A sang tên cho họ thì A đồng ý. Nhưng khi đó, A đang vay tiền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện HT (gọi là Ngân hàng) nên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất A đứng tên Ngân hàng giữ. A hứa khi nào trả tiền Ngân hàng xong thì làm thủ tục sang tên. Tuy nhiên, sau đó chị Tu làm ăn thất bại, thiếu nợ của nhiều người nên vợ cH A không đồng ý sang tên cho chị L và chị H, vợ cH A muốn bán đất để trả nợ.
Hiện tại, bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của A C do Ngân hàng giữ. Lý do là vợ cH A có vay của Ngân hàng số tiền 50.000.000 đồng, vay tín chấp nên Ngân hàng chỉ giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của A, giữa Ngân hàng và A không có làm hợp đồng thế chấp. Việc vay tiền giữa Ngân hàng và vợ cH A C đã được giải quyết xong tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 43/2017/QĐST – DS ngày 25/4/2017. Theo Quyết định trên thì A C, chị Tu phải có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng và Ngân hàng phải có nghĩa vụ trả lại bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho A C.
Nay đối với yêu cầu chia di sản thừa kế do chị L khởi kiện thì A C, chị Tu không đồng ý. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải chia theo quy định của pháp luật thì A chị yêu cầu được nhận phần đất có căn nhà của vợ cH A đang quản lý theo kết quả đo đạc ngày 21/12/2017 có diện tích là 126 m2. Ngoài ra, A C, chị Tu không còn yêu cầu nào khác.
Trong quá trình giải quyết và tại phiên tòa, bị đơn chị NTBTh trình bày:
Chị Th thống nhất toàn bộ lời trình bày của chị L về mối quan hệ huyết thống, cha mẹ chị chết không để lại di chúc nhưng có ý nguyện chị em phải sống chung nhau, phần đất do cha mẹ để lại là quyền sử dụng đất như chị L trình bày, nhà và những tài sản khác gắn liền với đất không L quan đến di sản thừa kế. Năm 2004, chị và A C quản lý phần đất do cha mẹ để lại, chị L và chị H làm ăn bên Campuchia còn chị V bị bệnh thiểu năng. Chị Th cần vay Ngân hàng nên được hướng dẫn làm thủ tục nhận di sản do cha mẹ để lại mới đi vay Ngân hàng được, chị có nhờ người khác làm thủ tục nhận di sản thừa kế, chị và vợ cH A C có ký tên vào thủ tục nhận di sản, chị nhận 06 mét ngang vì trên đây có căn nhà của vợ cH chị. A C nhận 12,2 mét ngang vì A C nhận luôn phần của chị L và chị H. Sau đó, chị và A C đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời gian sau chị có nói với chị L và chị H về việc chị và A C đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chị L và chị H cũng không có ý kiến vì lúc này A C đồng ý khi nào chị L và chị H yêu cầu sẽ làm thủ tục sang tên lại phần của chị L và chị H. Sau đó, chị L và chị H cất nhà trên đất và quản lý nhà đất cho đến nay. Sau này, chị L và chị H yêu cầu đi làm thủ tục sang tên nhưng A C vay tiền của Ngân hàng nên bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Ngân hàng giữ, hẹn khi nào trả tiền Ngân hàng xong thì làm thủ tục sang tên nhưng sau đó chị Tu vợ của A C làm ăn thất bại, thiếu nợ của nhiều người nên A C không đồng ý sang tên cho chị L và chị H, mà đòi bán đất trả nợ nên chị em phát sinh trA chấp. Nay đối với yêu cầu khởi kiện của chị L thì chị đồng ý chia di sản thừa kế do cha mẹ để lại theo quy định của pháp luật, chị yêu cầu nhận phần đất có căn nhà của vợ cH chị đang quản lý theo kết quả đo đạc ngày 21/12/2017 có diện tích là 159,7 m2. Ngoài ra, chị không còn yêu cầu nào khác.
Trong quá trình giải quyết và tại phiên tòa, người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan chị NBH trình bày:
Chị H thống nhất toàn bộ lời trình bày của chị L về mối quan hệ huyết thống và di sản do cha mẹ để lại. Thời điểm chị Th và A C làm thủ tục nhận di sản thừa kế do cha mẹ để lại thì chị không sống tại Việt Nam, chị làm ăn bên Campuchia, chị nhớ là chị không có ký tên và lăn tay vào thủ tục nhận di sản, chị không biết lý do vì sao trong thủ tục nhận di sản thừa kế của A C và chị Th có dấu lăn tay của chị. Khi biết A C đã đứng tên phần đất chia cho chị thì chị cũng không có ý kiến vì lúc này chị em còn hòa thuận, chị chỉ yêu cầu A C sang tên lại cho chị. Khoảng năm 2006, cH chị mất nên chị về Việt Nam cất nhà để sống, chị cất nhà trên phần đất A C đứng tên và quản lý cho đến nay. Nay chị thống nhất với ý kiến của chị L yêu cầu chia di sản thừa kế do cha mẹ để lại theo quy định của pháp luật, chị yêu cầu chia thành 04 phần và chị yêu cầu được nhận phần đất có căn nhà của chị có diện tích theo kết quả đo đạc ngày 21/12/2017 là 114, 8m2. Các phần chi phí tố tụng chị H đã nộp cho Tòa án thì chị tự nguyện chịu. Ngoài ra, không còn yêu cầu nào khác.
Trong quá trình giải quyết và tại phiên tòa, người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan A NNT trình bày:
A ThA là cH của chị NTBTh, căn nhà trên đất vợ cH A đang quản lý là của vợ cH A, được xây dựng vào năm 1997 – 1998, khi xây nhà thì mẹ ruột của chị Th còn sống, xây trên phần đất 5,5 mét ngang, từ đó vợ cH A quản lý nhà và đất cho đến nay. Đối với yêu cầu chia di sản thừa kế do chị L khởi kiện thì A thống nhất với ý kiến của chị Th, yêu cầu được nhận phần đất có căn nhà của vợ cH A chị. Ngoài ra không còn yêu cầu nào khác.
Tại phiên tòa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn chị NTBL và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan chị NBH là luật sư NHL trình bày:
Ông NNA và bà CTC có tất cả 05 người con, chị V chết không có cH con nên còn lại 04 người. Ông A và bà C chết không để lại di chúc, có để lại 01 phần đất mà các đương sự đang trA chấp, nên theo quy định của pháp luật phần di sản của ông A và bà C phải chia thành 04 phần và mỗi người con của ông A, bà C mỗi người được hưởng 01 phần. Tuy nhiên, chị Th và A C đã làm thủ tục nhận di sản thừa kế không thông qua ý kiến của tất cả các chị em, giả mạo chữ ký và dấu lăn tay của chị L, qua mặt cơ quan quản lý nhà nước là không đúng theo quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các thừa kế khác.
Phần diện tích A C và chị Th khai nhận trong thủ tục nhận di sản thừa kế là không đúng với thực tế. Sau khi A C được đứng tên phần di sản nhận từ cha mẹ vẫn cho chị H và chị L cất nhà trên đất và họ đã quản lý ổn định cho đến nay. Đối với phần diện tích thực tế chị L và chị H quản lý, ít hơn 01 suất thừa kế mà chị H và chị L sẽ được hưởng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chị L và chị H không yêu cầu các thừa kế khác phải thA toán lại.
Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế của chị L đối với A C, chị Tu, chị Th. Yêu cầu giữ nguyên hiện trạng các đương sự đang thực tế quản lý, sử dụng để ổn định cuộc sống.
Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện HT, tỉnh TN phát biểu ý kiến:
Về thụ tục tố tụng:
Trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán, Hội đồng xét xử tuân theo pháp luật tố tụng; người tham gia tố tụng kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án đều chấp hành đúng pháp luật.
Về nội dung vụ án:
Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế của ông A và bà C theo quy định của pháp luật. Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất diện tích 349,1 m2 do A C đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích 171 m2 do chị Th đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ghi nhận các đương sự không trA chấp các căn nhà trên đất và toàn bộ tài sản gắn liền với đất. Các đương sự đều có yêu cầu được nhận bằng hiện vật và nhận phần đất có căn nhà mình đang quản lý không yêu cầu th A toán lại tiền chênh lệch nên Hội đồng xét xử ghi nhận. Cụ thể chị Th được nhận phần đất diện tích 159,7 m2; A C được nhận phần đất diện tích 126 m2, chị L được nhận phần đất diện tích 109,8 m2 và chị H được nhận phần đất diện tích 114.8 m2. Các đương sự phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.
Về chi phí tố tụng: Chi phí đo đạc, định giá là 2.005.000 đồng; chi phí trích lục hồ sơ 50.000 đồng và chi phí giám định 1.110.000 đồng. Chị H đã nộp xong cho Tòa án toàn bộ các chi phí trên và tự nguyện chịu nên Hội đồng xét xử ghi nhận.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Về thủ tục tố tụng:
[1]. Theo hồ sơ thể hiện phần đất trA chấp diện tích 349,1 m2, do A C đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của A C do Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện HT (sau đây được gọi là Ngân hàng) giữ. A C vay tiền của Ngân hàng số tiền 50.000.000 đồng, vay tín chấp nên Ngân hàng có giữ của A C 01 bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giữa A C và Ngân hàng không có ký kết hợp đồng thế chấp bất động sản. Khoảng nợ giữa Ngân hàng với A C đã được giải quyết xong tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 43/2017/QĐST – DS ngày 25/4/2017. Theo quyết định trên thì A C phải có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng và Ngân hàng phải có nghĩa vụ trả lại bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho A C. Do đó, việc giải quyết vụ án không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng nên Hội đồng xét xử không đưa Ngân hàng vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ L quan là phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự.
[2]. Theo đơn khởi kiện bổ sung ngày 28/6/2017, nguyên đơn chị NTBL khởi kiện chị NTBTh yêu cầu chia di sản thừa kế của cha mẹ do chị Th đang quản lý sử dụng và đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, Hội đồng xét xử xác định chị Th là bị đơn trong vụ án là phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Về nội dung vụ án:
[1]. Về quan hệ trA chấp:
Bị đơn A NNC và chị NTBTu đang có nghĩa vụ thi hành án tính đến thời điểm ngày 30/11/2017 là 800.229.335 đồng. Tuy nhiên, khi Chi cục thi hành án huyện HT tiến hành xác minh tình trạng tài sản của A C và chị Tu thì biết tài sản của A C, chị Tu đang trA chấp và được Tòa án nhân dân huyện HT đang thụ lý giải quyết theo thông báo thụ lý số 33/TB – TLVA ngày 24/02/2017, do đó, tài sản trA chấp trong vụ án không L quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Chị L khởi kiện A C, chị Tu, chị Th yêu cầu chia di sản thừa kế do cha mẹ chị để lại theo quy định của pháp luật. Đây là trA chấp về thừa kế tài sản được quy định tại Khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự.
[2]. Về pháp luật áp dụng:
Từ ngày 23/6/2016, các bên bắt đầu phát sinh trA chấp về việc chia di sản thừa kế do ông A và bà C để lại. Ngày 23/02/2017, nguyên đơn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án. Do đó, theo quy định tại Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện và luật nội dung áp dụng để giải quyết vụ án được áp dụng theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.
[3]. Về thời hiệu khởi kiện:
Ông NNA, chết năm 1996; bà CTC, chết năm 2001. Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Như vậy, ngày 23/02/2017, nguyên đơn làm đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế thì thời hiệu chia di sản thừa kế của ông A và bà C vẫn còn.
[4]. Xét yêu cầu chia di sản thừa kế của chị L thấy rằng:
Ba mẹ ruột của chị L là ông NNA, chết năm 1996 và bà CTC, chết năm 2001. Ông A, bà C chết có để lại một phần đất diện tích 465 m2 (18,2 mét ngang), thuộc thửa số 1003, tờ bản đồ số 1, tọa lạc tại ấp LH, xã TT, huyện HT do ông A đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi, ông A và bà C chết, năm 2004, A C và chị Th tự làm thủ tục nhận di sản thừa kế và đã được đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, A C, chị Th làm thủ tục nhận di sản thừa kế không thông qua ý kiến của chị L, lời trình bày của chị L được A C, chị Th thừa nhận và phù hợp với kết quả giám định ngày 08/4/2018 của Phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh TN. Do đó, thủ tục nhận di sản thừa kế của chị Th và A C không có sự đồng ý của chị L, làm ảnh hướng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chị L được pháp luật bảo vệ. Do đó, yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật của chị L đối với phần di sản do cha mẹ chị để lại là phù hợp với quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.
[5]. Về khối di sản thừa kế:
Trong quá trình làm việc và tại phiên tòa, các đương sự thống nhất thừa nhận di sản thừa kế do ông A và bà C để lại gồm 01 phần đất diện tích 465 m2, tờ bản đồ số 01, thừa đất số 1003 đất tọa lạc tại ấp LH, xã TT, huyện HT, tỉnh TN, đất do ông A đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 15/9/1994. Phần di sản trên hiện do A NNC đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 349,1 m2 và chị NTBTh đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 171 m2. Ngoài ra, ông A và bà C không để lại tài sản nào khác và các đương sự không có trA chấp tài sản nào khác. Như vậy, các bên đương sự thống nhất về khối di sản do ông A và bà C để lại, đây là các tình tiết sự kiện không phải chứng minh được quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự nên Hội đồng xét xử ghi nhận. Theo biên bản đo đạc, định giá ngày 21/12/2017 thì phần di sản thừa kế do ông A và bà C để lại có diện tích đo đạc thực tế 510,3 m2 trị giá 546.531.300 đồng.
[6]. Về hàng thừa kế của ông A và bà C:
Ông A và bà C có tất cả 05 người con gồm: chị NTBTh, chị NBH, chị NTBL, chị NTBV và A NNC. Thời điểm mở thừa kế của ông A là năm 1996 và thời điểm mở thừa kế của bà C là 2001, các con của ông A và bà C đều còn sống nên theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 hàng thừa kế thứ nhất của ông A và bà C là 05 người nên di sản thừa kế được chia thành 05 phần. Tuy nhiên, năm 2008, chị V chết, chị V chết không có cH con nên chị V không có hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ 2 của chị V là các A em ruột của chị V. Do đó, phần di sản của ông A và bà C được chia thành 04 phần cho chị L, chị Th, chị H và A C. Mỗi thừa kế được hưởng một suất thừa kế theo pháp luật trị giá: 546.531.300 đồng : 4 = 136.632.825 đồng.
[7]. Xét yêu cầu chia bằng hiện vật của các đƣơng sự:
Trên phần đất đang trA chấp hiện tại có 04 căn nhà, căn nhà thứ nhất là của vợ cH chị Th, căn nhà thứ hai là của vợ cH A C, căn nhà thứ ba là của vợ cH chị L và căn nhà thứ 4 là của chị H. Các căn nhà trên đất cất chung vách với nhau, xét thấy, các đương sự đã cất nhà trên đất và sử dụng ổn định một thời gian dài nên có căn cứ chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế bằng hiện vật cho các thừa kế, cụ thể như sau:
Phần di sản bằng hiện vật chị Th được hưởng là phần đất thuộc thửa 264, tờ bản đồ số 25, có diện tích 159,7 m2 x 1.071.000 đồng/m2, trị giá 171.038.700 đồng.
Phần di sản bằng hiện vật A C được hưởng là phần đất thuộc thửa 264 và 72, tờ bản đồ số 25, có diện tích 126 m2 x 1.071.000 đồng/m2, trị giá 134.946.000 đồng.
Phần di sản bằng hiện vật chị L được hưởng là phần đất thuộc thửa 72, tờ bản đồ số 25, có diện tích 109,8 m2 x 1.071.000 đồng/m2, trị giá 117.595.800 đồng.
Phần di sản bằng hiện vật chị H được hưởng là phần đất thuộc thửa 72, tờ bản đồ số 25, có diện tích 114,8 m2 x 1.071.000 đồng/m2, trị giá 122.950.800 đồng.
Như vậy, phần di sản thừa kế chị Th được chia bằng hiện vật là 171.038.700 đồng, nhiều hơn 01 suất thừa kế theo pháp luật mà chị Th được hưởng là 136.632.825 đồng; phần di sản thừa kế chị L, chị H chia bằng hiện vật ít hơn 01 suất thừa kế theo quy định của pháp luật nên về nguyên tắc, chị Th phải có nghĩa vụ thA toán lại phần chênh lệch cho chị L và chị H. Tuy nhiên trong vụ án này, chị H, chị L không yêu cầu chị Th thA toán lại phần chênh lệch cho họ nên Hội đồng xét xử ghi nhận. Riêng phần di sản thừa kế A C được chia bằng hiện vật ít hơn 01 suất thừa kế theo quy định của pháp luật, A C cũng không có yêu cầu chị Th thA toán lại tiền chênh lệch, tuy nhiên, A C còn có nghĩa vụ thi hành án cho người khác, do đó cần buộc chị Th có nghĩa vụ thA toán lại cho A C phần giá trị chênh lệch là 136.632.825 đồng – 134.946.000 đồng =1.686.825 đồng (được làm tròn là 1.687.000 đồng).
[8]. Về chi phí tố tụng:
Chi phí đo đạc, định giá là 2.005.000 đồng; chi phí trích lục hồ sơ 50.000 đồng và chi phí giám định 1.110.000 đồng. Chị H đã nộp xong cho Tòa án toàn bộ các chi phí trên và tự nguyện chịu nên Hội đồng xét xử ghi nhận.
[9]. Về án phí dân sự sơ thẩm.
Chị L phải chịu 5% x 117.595.800 đồng = 5.879.790 đồng (được làm tròn là 5.880.000 đồng).
Chị Th phải chịu 5% x (171.038.700 đồng – 1.687.000 đồng) = 8.467.585 đồng (được làm tròn là 8.468.000 đồng) A C phải chịu 5% x 136.632.825 đồng = 6.831.641 đồng (được làm tròn là 6.832.000 đồng).
Chị H phải chịu 5% x 122.950.800 đồng = 6.147.540 đồng (được làm tròn là 6.148.000 đồng).
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng các Điều 613, 614, 623 649, 650, 651, 660 Bộ luật Dân sự năm 2015. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016.
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị NTBL đối với A NNC, chị NTBL và chị NTBTh.
1. Chị NTBL được quyền quản lý, sử dụng phần đất thuộc thửa 72, tờ bản đồ số 25, có diện tích 109,8 m2, nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01183 QSDĐ/124/QĐ – CT (HL) của A NNC, được Ủy ban nhân dân huyện HT cấp ngày 29/3/2004, có tứ cận (có sơ đồ đất kèm theo):
- Phía Đông giáp đường 10 mét dài 4,2 m;
- Phía Tây giáp hẽm 04 mét dài 3,65 m;
- Phía Nam giáp phần còn lại của thửa 72 dài 28 m;
- Phía Bắc giáp phần còn lại của thửa 72 dài 28 m.
Trên đất có căn nhà của vợ cH chị L, các đương sự không có trA chấp, cụ thể: 01 căn nhà kết cấu 4C, móng gạch + đá 4x6, cửa đi sắt có gắn kiếng, nền gạch tàu, tường xây gạch quét vôi, cột gạch, kèo đòn tay gỗ xây dựng không trần, mái tol có diện tích ngang 4 mét x dài 19,5 mét = 78 m2.
2. Chị NTBTh được quyền quản lý, sử dụng phần đất thuộc thửa 264, tờ bản đồ số 25, có diện tích 159,7 m2, nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01194 QSDĐ/130/QĐ – CT (HL) của chị NTBTh, được Ủy ban nhân dân huyện HT cấp ngày 31/3/2004, có tứ cận (có sơ đồ đất kèm theo):
- Phía Đông giáp đường 10 mét dài 5,5 m;
- Phía Tây giáp hẽm 04 mét dài 5,9 m;
- Phía Nam giáp thửa 86 dài 28 m;
- Phía Bắc giáp phần còn lại của thửa 264 dài 28 m.
Trên đất có căn nhà của vợ cH chị Th và các tài sản gắn liền với đất các đương sự không có trA cấp, cụ thể:
+ 01 căn nhà kết cấu 4C, móng bê tông gạch + đá 4x6, nền gạch men, xi măng, cửa đi sắt, không kiếng tường xây gạch quét vôi, cột gạch, kèo đòn tay gỗ xây dựng, nhà trên trần tấm cạc tông, nhà sau không trần mái tol có diện tích ngang 4,95 mét x 17,8 mét = 88,11 m 2 + Mái che khung sắt, mái tol có diện tích ngang 4,95 mét x dài 4.1 mét = 20,3 m2.
+ Hàng rào xây gạch có diện tích 13,3 m2.
3. A NNC được quyền quản lý, sử dụng phần đất thuộc thửa 264 và 72, tờ bản đồ số 25, có diện tích 126 m2, nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01183 QSDĐ/124/QĐ – CT (HL) của A NNC, được Ủy ban nhân dân huyện HT cấp ngày 29/3/2004 và nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01194 QSDĐ/130/QĐ – CT (HL) của chị NTBTh, được Ủy ban nhân dân huyện HT cấp ngày 31/3/2004, có tứ cận (có sơ đồ đất kèm theo):
- Phía Đông giáp đường 10 mét dài 4,5 m;
- Phía Tây giáp hẽm 04 mét dài 4,5 m;
- Phía Nam giáp phần còn lại của thửa 264 dài 28 m;
- Phía Bắc giáp phần còn lại của thửa 72 dài 28 m.
Trên đất có căn nhà của vợ cH A C và các tài sản gắn liền với đất các đương sự không có trA cấp, cụ thể:
+ Nhà kết cấu 4B, móng bê tông gạch + đá 4 x 6, cửa đi sắt có gắn kiếng, cột gạch, kèo đòn tay gỗ xây dựng, nền gạch men, trần tol lạnh, mái tol, có diện tích ngang 4,5 mét x dài 17,8 mét = 80,1 m2.
+ Hàng rào xây gạch song ống nhựa PVC, diện tích 30,1 m2.
4. Chị NBH được quyền quản lý, sử dụng phần đất thuộc thửa 72, tờ bản đồ số 25, có diện tích 114,8 m2, nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01183 QSDĐ/124/QĐ – CT (HL) của A NNC, được Ủy ban nhân dân huyện HT cấp ngày 29/3/2004, có tứ cận (có sơ đồ đất kèm theo):
- Phía Đông giáp đường 10 mét dài 4,1 m;
- Phía Tây giáp hẽm 04 mét dài 4,1 m;
- Phía Nam giáp phần còn lại của thửa 72 dài 28 m;
- Phía Bắc giáp thửa 51 dài 28 m.
Trên đất có căn nhà của chị H và các tài sản gắn liền với đất các đương sự không có trA cấp, cụ thể:
+ Nhà kết cấu 4C, móng gạch + đá 4x6, cửa đi sắt có gắn kiếng, nền gạch tàu, tường xây gạch quét vôi, cột gạch, kèo đòn tay gỗ xây dựng không trần, mái tol có diện tích ngang 4 mét x dài 19,5 mét = 78 m2.
+ Hàng rào xây gạch không tô có diện tích 4,9 m2.
+ Mái che cột ống PVC, kèo đòn tay gỗ xây dựng, mái tol có diện tích 17,2 m 2.
Chị NTBTh có nghĩa vụ thA toán cho A NNC số tiền 1.687.000 đồng (Một triệu, sáu trăm tám mươi bảy ngàn đồng).
Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng người phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất được theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Về chi phí tố tụng:
Chi phí đo đạc, định giá là 2.005.000 đồng; chi phí trích lục hồ sơ 50.000 đồng và chi phí giám định 1.110.000 đồng. Chị H đã nộp xong cho Tòa án toàn bộ các chi phí trên và tự nguyện chịu nên Hội đồng xét xử ghi nhận.
Về án phí dân sự sơ thẩm.
Chị NTBL phải chịu 5.880.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm, khấu trừ số tiền tạm ứng án phí chị L đã nộp 1.000.000 đồng theo biên lai thu số 0003713 ngày 23/02/2017 và 500.000 đồng theo biên lai thu số 0004271 ngày 30/6/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện HT. Chị L còn phải tiếp tục nộp số tiền 4.380.000 đồng (Bốn triệu, ba trăm tám mươi ngàn đồng).
A NNC phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm là 6.832.000 đồng (Sáu triệu, tám trăm ba mươi hai ngàn đồng).
Chị NTBTh phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm là 8.468.000 đồng (Tám triệu, bốn trăm sáu mươi tám ngàn đồng).
Chị NBH phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm là 6.148.000 đồng (Sáu triệu, một trăm bốn mươi tám ngàn đồng).
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Các đương sự được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày tuyên án.
Bản án 41/2018/DS-ST ngày 23/09/2018 về tranh chấp thừa kế tài sản
Số hiệu: | 41/2018/DS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Thị xã Hoà Thành - Tây Ninh |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 23/09/2018 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về