TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN XM, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
BẢN ÁN 39/2021/HSST NGÀY 12/05/2021 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH VÀ TỘI HÀNH HẠ CON, CHÁU
Ngày 12 tháng 5 năm 2021, tại trụ sở TAND huyện XM, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số: 14/2021/HSST ngày 24 tháng 02 năm 2021, đối với các bị cáo:
1. ĐTG, sinh năm: 1982, tại Bà Rịa – Vũng Tàu – ( Có mặt ). Hộ khẩu thường trú: Ấp TH, xã XB, huyện CM, tỉnh Đồng Nai. Nơi ở: Sống lang thang. Quốc tịch: Việt Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Nghề nghiệp: Không. Học vấn: 1/12. Tiền án, tiền sự: Không. Bắt ngày: 28/8/2020. Họ tên cha: Không xác định được. Họ tên mẹ: ĐTL ( Chết ).
2. ĐVB ( N ), sinh năm: 1996, tại Bà Rịa – Vũng Tàu – ( Có mặt ). Hộ khẩu thường trú: Khu phố LB, TT LĐ, huyện LĐ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nơi ở: Sống lang thang. Quốc tịch: Việt Nam. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Nghề nghiệp: Không. Học vấn: 1/12. Tiền sự: Không. Tiền án: Ngày 28/02/2017 bị TAND quận 12, TP Hồ Chí Minh xử phạt 09 tháng tù về tội: “ Trộm cắp tài sản ”, đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa nộp án phí. Bắt ngày: 28/8/2020. Họ tên cha: Không xác định được. Họ tên mẹ: ĐTL ( Chết ).
Người bị hại:
1. ĐNTT, sinh ngày: 14/12/2012 – ( Có mặt ). Hộ khẩu thường trú: Ấp TH, xã XB, huyện CM, tỉnh Đồng Nai.
2. ĐNTT, sinh ngày: 19/8/2014 – ( Có mặt ). Hộ khẩu thường trú: Ấp TH, xã XB, huyện CM, tỉnh Đồng Nai.
3. ĐNTH, sinh ngày: 29/9/2016 – ( Có mặt ). Hộ khẩu thường trú: Ấp TH, xã XB, huyện CM, tỉnh Đồng Nai.
4. NTMD, sinh ngày: 23/10/2010 – ( Có mặt ). Hộ khẩu thường trú: Ấp TH, xã XB, huyện CM, tỉnh Đồng Nai.
Đại diện hợp pháp cho cháu D, cháu T, cháu T, cháu H:
TTR, sinh năm: 1965 – ( Có mặt ). Hộ khẩu thường trú: Ấp TH, xã XB, huyện CM, tỉnh Đồng Nai.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu D, cháu T, cháu T, cháu H:
Lê Thị Thuý và Lê Minh Phúc – Trợ giúp viên pháp lý – Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Người làm chứng:
1. TMP, sinh năm: 1967 – ( Vắng mặt ). Hộ khẩu thường trú: Khu phố PH, TT PB, huyện XM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. NTH, sinh năm: 1990 – ( Vắng mặt ). Hộ khẩu thường trú: Ấp TB2, xã BC, huyện XM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
3. HTN, sinh năm: 1983 – ( Vắng mặt ). Hộ khẩu thường trú: Ấp BA, xã BC, huyện XM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4. ĐVN, sinh năm: 1988 – ( Vắng mặt ). Hộ khẩu thường trú: Số 27, đường 18, khu phố 2, phường ML, quận 2, TP Hồ Chí Minh.
5. PTMT, sinh năm: 1970 – ( Vắng mặt ). Hộ khẩu thường trú: Khu phố Phước Hoà, TT Phước Bửu, huyện XM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
6. NTAT, sinh năm: 1983 – ( Vắng mặt ). Hộ khẩu thường trú: Khu phố PH, TT PB, huyện XM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
7. ĐĐT, sinh năm: 1963 – ( Vắng mặt ). Hộ khẩu thường trú: Tổ 10, thôn CH, xã TH, thị xã PM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
8. TTT, sinh năm: 1937 – ( Vắng mặt ). Hộ khẩu thường trú: 641/11 Cách Mạng Tháng Tám, tổ 1, khu phố 7, P. LT, TP BR, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
9. NTT, sinh năm: 1978 – ( Vắng mặt ). Hộ khẩu thường trú: Ấp TH, xã XB, huyện CM, tỉnh Đồng Nai.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Qua các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và quá trình xét hỏi, tranh luận tại phiên toà, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
G và B là hai chị em cùng mẹ khác cha. G chung sống với một người không rõ lai lịch, sinh được 02 người con là VTTL, sinh năm: 2001 và ĐTH, sinh ngày:
14/3/2004. Sau khi cha của L,H bỏ đi thì chị L sinh sống tại TP Hồ Chí Minh, cháu H theo mẹ. Năm 2010 G chung sống như vợ chồng và đăng ký kết hôn với anh NĐT tại xã XB, huyện CM, tỉnh Đồng Nai. Quá trình chung sống, G sinh được 05 người con là: NTMD, sinh ngày: 23/5/2010; ĐNTT, sinh ngày: 14/02/2012; ĐNTT, sinh ngày:
19/8/2014; ĐNTH, sinh ngày: 29/9/2016 và NTN, sinh ngày: 16/9/2017. Tất cả đều có hộ khẩu thường trú tại ấp TT, xã XB, huyện CM, tỉnh Đồng Nai và ở chung với bà TTR. Tháng 8/2018 thì ông T qua đời, khoảng tháng 8/2018 B tới ở cùng G, bà R và các cháu. Trong thời gian chung sống thì B và cháu H xảy ra mâu thuẫn với bà R, nên B dẫn cháu H đi thuê phòng trọ ở khu phố 2, phường Phước Trung, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để ở và đi xin làm nguồn sống chính. Tại đây, B đã nhiều lần giao cấu với cháu H, tháng 9/2019 B đưa cháu H đến sống lang thang tại khu vực công viên BH, khu tái định cư thuộc TT PB, huyện XM tiếp tục đi xin. Khoảng 03 ngày sau khi đến XM, B gọi điện rủ G về sống cùng, G đồng ý rồi đem theo 02 cháu là H và N từ nhà bà R về TT PB, cả nhóm đi xin nhiều nơi trên địa bàn huyện XM.
Khoảng tháng 5/2019 B và G thuê 02 phòng tại nhà nghỉ TT, ở khu phố PH, TT PB, huyện XM để cả nhóm cùng ở. B và H ở một phòng, G cùng H, N ở một phòng. Tại đây, B tiếp tục giao cấu với cháu H nhiều lần. Bốn người ở tại nhà nghỉ TT khoảng 10 ngày thì trả phòng, tiếp tục sống lang thang và đi xin nhiều nơi trên địa bàn huyện XM.
Khoảng tháng 10/2019 B và G thuê lại 02 phòng tại nhà nghỉ TT, ở khu phố PH, TT PB, huyện XM để cả nhóm cùng ở. B và H ở một phòng. G quay về nhà bà R đón 03 con gồm D, T và T tới cùng ở một phòng. Tại đây, B tiếp tục nhiều lần giao cấu với cháu H. B và G bàn với nhau hàng ngày bắt 02 cháu D và T đi xin, nếu xin đủ 900.000Đ ( Chín trăm ngàn )/ngày thì được ăn cơm với nước tương, nếu không đủ sẽ bị G và B dùng tay, roi, dây điện đánh, dùng vợt mỗi chích điện vào người và bỏ đói. Trong lúc cháu D và T đi xin thì B, G đứng xa quan sát, nếu cháu nào không tích cực sẽ bị G và B đánh và chửi mắng.
Khoảng 11/2019 B và G đưa con, cháu tới thuê nhà nghỉ TL ở TP BR, đến tháng 02/2020 về lại thuê 02 phòng của nhà nghỉ TT tại TT PB để ở. Cũng với phương pháp, thủ đoạn như trên B và G tiếp tục ép cháu D, cháu T đi xin tiền ở TP BR và huyện XM. Công an TT PB, huyện XM phát hiện, yêu cầu B và G về làm việc, nhưng cả 02 không chấp hành mà đưa các con, cháu trốn đi thuê phòng trọ tại thị xã LK để ở và ép cháu D, cháu T đi xin. Thời gian này cháu H mang thai với B, ngày 15/12/2020 cháu H sinh con tại bệnh viện LK, đặt tên là ĐVP. Sau khi cháu H sinh con thì G bế cháu P lên xe buýt hoặc B dùng xe mô tô chở đi xin tiền cùng cháu D ở nhiều nơi trên địa bàn TP LK, đến ngày 18/4/2020 cháu P bị bệnh và tử vong. Sau khi chôn cất cháu P xong thì B và G tiếp tục đánh, chửi ép buộc cháu D và cháu T đi xin tiền nhiều nơi trên địa bàn TP LK, tỉnh Đồng Nai nếu ngày nào không xin đủ 900.000Đ ( Chín trăm ngàn ) thì bị B, G đánh bằng tay chân, roi và vợt muỗi.
Khoảng cuối tháng 5/2020, B, G đưa các cháu tới thuê phòng của nhà nghỉ TB ở thôn CH, xã TH, thị xã PM ở 02 ngày thì chuyển về nhà trọ TL ở 01 ngày rồi chuyển tới nhà trọ của BH ở khu phố 7, phường LT, TP BR, nhà trọ do bà T quản lý. Cũng với phương pháp, thủ đoạn nêu trên B và G tiếp tục ép buộc cháu D và T đi xin tiền nhiều nơi trên địa bàn huyện CĐ và TP Bà Rịa. Thời gian này cháu T bàn với cháu D trốn về nhà bà R, G biết được ý định của T nên đã cùng B dùng tay và roi đánh cháu T làm cho cháu T bị đau không bỏ trốn được. B và G bắt cháu T đi cùng với cháu D, nếu mỗi ngày không xin được 900.000Đ ( Chín trăm ngàn ) thì cả hai cũng bị đối xử, hành hạ như đã nêu trên.
Khoảng cuối tháng 6/2020, khi cháu D và T đi xin tại chợ KL, huyện CĐ được 100.000Đ ( Một trăm ngàn ), nhân lúc B và G không để ý, hai cháu lên xe buýt trốn về nhà bà nội, kể lại cho bà R biết, bà R đã trình báo sự việc với cơ quan Công an.
Sau thời gian theo dõi Công an huyện XM đã phát hiện và yêu cầu B, G về làm việc. Tại Cơ quan CSĐT B và G đã thừa nhận hành vi của mình như đã nêu trên.
Mỗi khi các cháu D, T và T xin không đủ 900.000Đ ( Chín trăm ngàn ) B và G dùng tay, roi, dây điện và vợt muỗi bằng điện đánh vào nhiều vùng cơ thể của các cháu gây thương tích cho cháu D và cháu T. Riêng cháu T chỉ bị đau nhưng không để lại thương tích. Ngoài ra, cháu H cũng bị B và G đánh gây thương tích, vì B và G cho rằng cháu H không nghe lời và đòi uống sữa. Cụ thể như sau:
Cháu T bị 08 vết thương gồm: Mẻ một phần 02 răng R21, R31, mất hoàn toàn 03 răng R33, R44, R45; 01 sẹo da ở mặt dưới 1/3 dưới cánh tay trái, không rõ hình dạng, bờ không gọn, kích thước 2,4cm x 01cm; 01 vết trầy sây sát da ở mặt trước ổ tay trái, dạng vết dài, bờ không gọn, kích thước 2,6cm x 1,3cm; 01 vết trầy sây sát da ở vùng lưng bên phải ( bờ ngoài xương bả vai ), không rõ hình dạng, bờ không gọn, kích thước 1,1cm x 0,8cm; 01 vết tổn thương da ở ngực bên trái, kích thước 02cm x 0,4cm; 01 sẹo da ở vùng hông phải, dạng cong, bờ không gọn, kích thước 3,2cm x 0,2cm; 01 tổn thương da ở bên trái bụng, hình dạng tròn, kích thước 1,1cm x 1,1cm;
01 vết tổn thương da vùng thắt lưng, hình dạng tròn, kích thước 1,1cm x 1,1cm.
Theo kết luận giám định pháp y về thương tích số 298/TgT ngày 14/9/2020 của Trung tâm giám định pháp y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thì các thương tích kể trên có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 8%.
Cháu H bị mất hoàn toàn răng cửa R31; 01 vết trầy sước da ở má bên trái, dạng thẳng, kích thước 02cm x 0,1cm; 01 vết trầy sước da ở bên trái lưng, không rõ hình dạng, bờ không gọn, kích thước 01cm x 0,2cm; 01 vết bầm ở bên phải lưng, không liên tục, không rõ hình, kích thước 05cm x 03cm.
Theo kết luận giám định pháp y về thương tích số 299/TgT ngày 14/9/2020 của Trung tâm giám định pháp y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thì các thương tích kể trên có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 2%.
Cháu D bị trầy sước da ở vùng lưng ngang đốt sống số 12, dạng thẳng, kích thước 1,8cm x 0,2cm; 01 vết tổn thương da ở vùng lưng bên phải, hình dạng tròn đường kính khoảng 0,8cm; 01 vết trầy sước da ở vùng lưng hông bên trái, dạng thẳng, kích thước 2,5cm x 0,1cm.
Theo kết luận giám định pháp y về thương tích số 297/TgT ngày 14/9/2020 của Trung tâm giám định pháp y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thì các thương tích kể trên có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 2%.
Các cháu D, T, H và bà nội các cháu là bà R cũng là người đang T tiếp nuôi dưỡng các cháu đều yêu cầu xử lý hình sự đối với B và G về hành vi cố ý gây thương tích cho các cháu D, T và H.
Vật chứng vụ án: Đối với roi, vợt muỗi bằng điện các bị cáo dùng để đánh con cháu, B và G đã vứt bỏ. Cơ quan CSĐT đã truy tìm nhưng không thu giữ được.
Trách nhiệm dân sự: Các cháu D, T, H và người đại diện theo pháp luật cho các cháu là bà R không yêu cầu bồi thường.
Cáo trạng số 20/CT-VKS ngày 20/02/2021 của Viện kiểm sát nhân dân huyện XM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã truy tố ĐVB và ĐTG về tội: “ Cố ý gây thương tích ” theo Điểm c Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự và tội: “ Hành hạ con, cháu ” theo Điểm a Khoản 2 Điều 185 Bộ luật hình sự.
Đối với hành vi B giao cấu với cháu H, hiện cháu H đang mang thai, chưa đủ điều kiện giám định. Thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam đối với tội: “ Cố ý gây thương tích” và tội: “ Hành hạ con, cháu ” đã hết, nên Cơ quan CSĐT Công an huyện XM đã tách tội: “ Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ” để xử lý sau.
Đối với hành vi hiếp dâm chị VTTL. Tại thời điểm phạm tội chị L đã trên 18 tuổi nên vụ án thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Cơ quan CSĐT đã thông báo cho chị L biết quy định của pháp luật, nhưng chị L chưa làm đơn yêu cầu xử lý hình sự đối với B.
Tại phiên toà hôm nay các bị cáo đã thừa nhận hành vi của mình như nội dung bản cáo trạng đã nêu, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Các cháu D, T, H, T và bà R yêu cầu xử lý các bị cáo theo quy định của pháp luật. Xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo G.
Trách nhiệm dân sự: Các cháu D, T, H và bà R không yêu cầu các bị cáo bồi thường.
Đại diện Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm như cáo trạng đã nêu, đề nghị HĐXX tuyên bố các bị cáo: ĐTG và ĐVB phạm tội: “ Cố ý gây thương tích ” và tội: “ Hành hạ con, cháu ”.
Đề nghị áp dụng Điểm c Khoản 1 Điều 134; Điểm s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Điểm g Khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo ĐTG từ 02 năm 06 tù đến 02 năm 08 tháng tù về tội: “ Cố ý gây thương tích ”.
Đề nghị áp dụng Điểm a Khoản 2 Điều 185; Điểm s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Điểm b Khoản 1 Điều 52; Điều 55 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo ĐTG từ 04 năm 06 tháng tù đến 04 năm 08 tháng tù về tội: “ Hành hạ con ”.
Tổng hợp hình phạt của cả 02 tội buộc bị cáo G phải chấp hành hình phạt chung. Đề nghị áp dụng Điểm c Khoản 1 Điều 134; Khoản 2 Điều 51, Điểm g, Điểm h Khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo ĐVB 03 năm tù về tội: “ Cố ý gây thương tích ”.
Đề nghị áp dụng Điểm a Khoản 2 Điều 185; Khoản 2 Điều 51, Điểm b, Điểm h Khoản 1 Điều 52; Điều 55 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo ĐVB 05 năm tù về tội: “ Hành hạ cháu ”.
Tổng hợp hình phạt của cả 02 tội buộc bị cáo B phải chấp hành hình phạt chung. Trách nhiệm dân sự: Xong.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người bị hại có ý kiến: Đề nghị HĐXX xét xử các bị cáo tội: “ Cố ý gây thương tích” theo Điểm c Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự. Đề nghị áp dụng mức hình phạt cáo nhất của điều luật quy định của cả 02 tội cho 02 bị cáo.
NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu được thẩm tra tại phiên toà; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Hội đồng xét xử nhận thấy:
[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng: trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên toà không có ai có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.
[2] Tại phiên toà các bị cáo đã khai nhận: Từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2020 G, B đã buộc các cháu D, T, T đi xin ăn, mỗi ngày phải xin được 900.000Đ ( Chín trăm ngàn ), nếu không đủ 900.000Đ ( Chín trăm ngàn ) thì G và B dùng tay, roi, dây điện và vợt muỗi đánh và bắt nhịn ăn. Ngoài ra, khi cháu H không nghe lời G, B và đòi uống sữa cũng bị G, B đánh gây thương tích cho cháu D, cháu T và cháu H.
Lời khai của các bị cáo tại phiên toà phù hợp với lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của người bị hại, người làm chứng. Phù hợp với kết luận giám định pháp y về thương tích số 298/TgT ngày 14/9/2020, kết luận giám định pháp y về thương tích số 299/TgT ngày 14/9/2020 và kết luận giám định pháp y về thương tích số 297/TgT ngày 14/9/2020 của Trung tâm giám định pháp y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng các tài liệu, chứng khác thu thập được trong hồ sơ vụ án. Như vậy, đã có đủ căn căn cứ để kết luận: Từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2020 G, B đã nhiều lần dùng tay, roi, dây điện và vợt muỗi đánh cháu D, T và Hiếu. Hậu quả đã gây thương tích cho cháu T với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 8%, gây thương tích cho cháu H với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 2%, gây thương tích cho cháu D với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 2%. Ngoài ra, G và B đã nhiều lần buộc các cháu D, T, T đi xin ăn, mỗi ngày phải xin được 900.000Đ ( Chín trăm ngàn ), nếu không đủ 900.000Đ ( Chín trăm ngàn ) thì G và B dùng tay, roi, dây điện và vợt muỗi đánh và bắt nhịn ăn.
Hành vi của các bị cáo là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, Quyền trẻ em của người bị hại được pháp luật bảo vệ.
Hành vi gây thương tích cho cháu T, cháu H, cháu D khi cháu D 09 năm 11 tháng tuổi, cháu T 06 năm 09 tháng tuổi, cháu H 03 năm tuổi. Do đó, mặc dù thương tích của những người bị hại đều dưới 11%, nhưng hành vi của các bị cáo đã phạm tội: “ Cố ý gây thương tích ” được quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự.
Đối với ý kiến đề nghị xét xử các bị cáo theo Điểm c Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, HĐXX thấy: Hành vi cố ý gây thương tích của các bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố không thu giữ được vật chứng, thời gian xảy ra sự việc đã lâu, không xác định được thương tích nào do vật gì gây nên. Do đó, áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo, tình tiết phạm tội từ 02 lần trở lên được đưa vào tình tiết tăng nặng buộc các bị cáo phải chịu khi lượng hình, mà không xử lý các bị cáo theo Điểm c Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự.
Hành vi buộc cháu D, cháu T, cháu T đi xin ăn khi xin không đủ 900.000Đ ( Chín trăm ngàn ) thì dùng tay, roi, dây điện và vợt muỗi đánh và bắt nhịn ăn không những gây đau đớn về thể xác mà còn xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự, gây ra cho người bị hại nỗi đau về mặt tinh thần cho người bị hại. Do đó, hành vi này của bị cáo G, bị cáo B đã phạm tội: “ Hành hạ con, cháu ” được quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự.
Các bị cáo phạm tội khi cháu D 09 năm 11 tháng tuổi, cháu T 06 năm 09 tháng tuổi, cháu T 04 năm 11 tháng tuổi, nên hành vi của các bị cáo đã vi phạm vào Điểm a Khoản 2 Điều 185 Bộ luật hình sự.
Xét nhân thân bị cáo thì thấy: Các bị cáo là người đã trưởng thành, có nhận thức đầy đủ về xã hội, ý thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật, nhưng do muốn có tiền tiêu xài nhưng lười lao động nên các bị cáo đã bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức để đi vào con đường phạm tội.
Hành vi của các bị cáo không những đã xâm phạm đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác được pháp luật bảo vệ mà còn xâm hại đến trật tự, trị an tại địa phương, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt bình thường của người khác. Người bị hại là những người mà các bị cáo có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ, nhưng các bị cáo không những không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ mà còn có hành vi xâm hại đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của những người bị hại trong một thời gian dài, gây ra sự bất bình, phẫn nộ trong quần chúng nhân dân. Đối với hành vi gây thương tích cho cháu T, cháu H, cháu D. Các bị cáo phạm tội nhiều lần nên phải chịu thêm tình tiết tăng nặng là phạm tội từ 02 lần trở lên, được quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự. Bị cáo B đã bị kết án chưa được xoá án tích lại tiếp tục phạm tội, nên bị cáo B phải chịu thêm tình tiết tăng nặng được quy định tại Điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự.
Đối với hành vi buộc các cháu đi xin ăn, ngoài việc buộc các cháu đi xin để đưa tiền về cho các bị cáo, thì các bị cáo không làm thêm việc gì và lấy tiền từ việc buộc các cháu đi xin ăn làm nguồn sống chính. Do đó, các bị cáo phải chịu thêm tình tiết tăng nặng là phạm tội có T chất chuyên nghiệp, được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự. Bị cáo B đã bị kết án chưa được xoá án tích lại tiếp tục phạm tội, nên bị cáo B phải chịu thêm tình tiết tăng nặng được quy định tại Điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự. Vì vậy, cần xử lý nghiêm để giáo dục riêng và phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, xét thấy bị cáo G thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Người bị hại, Đại diện hợp pháp cho người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, nên cũng xem xét cho bị báo được hưởng tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điểm s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Đối với bị cáo B tại phiên toà thái độ khai báo thiếu trung thực, thành khẩn nên không được hưởng tình tiết giảm nhẹ này.
Đối với hành vi B giao cấu với cháu H, Cơ quan CSĐT Công an huyện XM đã tách tội: “ Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi ” để xử lý sau, nên HĐXX không xem xét, xử lý trong vụ án này.
[3] Về trách nhiệm dân sự: Người bị hại, đại diện hợp cho người bị hại không yêu cầu các bị cáo bồi thường gì thêm. Nên xem như xong, HĐXX không xem xét.
[4] Về vật chứng: Đối với roi, vợt muỗi bằng điện các bị cáo đã vứt bỏ. Cơ quan CSĐT đã truy tìm nhưng không thu giữ được. Vì vậy, HĐXX không xem xét.
[5] Về án phí: Các bị cáo phải chịu án phí theo quy định.
Vì những lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Tuyên bố: Các bị cáo: ĐTG, ĐVB ( N ) phạm tội: “ Cố ý gây thương tích ” và tội: “ Hành hạ con, cháu ”.
[1] Áp dụng Điểm c Khoản1 Điều 134; Điều 38; Điểm s Khoản 1 Điều 51; Điểm g Khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo ĐTG: 02 ( Hai ) năm 06 ( sáu ) tháng tù về tội: “ Cố ý gây thương tích ”.
Áp dụng Điểm a Khoản 2 Điều 185; Điều 38; Điểm s Khoản 1 Điều 51; Điểm g Khoản 1 Điều 52; Điều 55 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo ĐTG: 04 ( Bốn ) năm tù về tội: “ Hành hạ con ”.
Tổng hợp hình phạt của 02 tội bị cáo ĐTG phải chịu hình phạt chung là. 06 ( Sáu ) năm 06 ( Sáu ) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày 28/8/2020.
Áp dụng Điểm c Khoản1 Điều 134; Điểm g, Điểm h Khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo ĐVB ( N ): 03 ( Ba ) năm tù về tội: “ Cố ý gây thương tích ”.
Áp dụng Điểm a Khoản 2 Điều 185; Điểm b, Điểm h Khoản 1 Điều 52; Điều 55 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo ĐVB ( N ): 05 ( Năm ) năm tù về tội: “Hành hạ cháu ”.
Tổng hợp hình phạt của 02 tội bị cáo ĐVB ( N ) phải chịu hình phạt chung là 08 ( Tám ) năm tù . Thời hạn tù tính từ ngày 28/8/2020.
[2] Trách nhiệm dân sự: Xong.
[3] Về án phí: Các bị cáo ĐTG, ĐVB ( N ) mỗi người phải nộp 200.000Đ ( Hai trăm ngàn ) án phí HSST.
[4] Bị cáo, người bị hại, đại diện cho người bị hại có quyền kháng cáo thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án để yêu cầu TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xét xử phúc thẩm.
Bản án 39/2021/HSST ngày 12/05/2021 về tội cố ý gây thương tích và tội hành hạ con, cháu
Số hiệu: | 39/2021/HSST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 12/05/2021 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về