TÒA ÁN NHÂN DÂN TNH PHỐ HÀ NỘI
BẢN ÁN 385/2023/DS-PT NGÀY11/08/2023 VỀ TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Ngày 11/8/2023, tại trụ sở TAND Tnh phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 131/2023/DSPT ngày 05/4/2023 về “Tranh chấp di sản thừa kế”. Do bản án dân sự sơ thẩm số 17/2022/DS-ST ngày 16/8/2022, TAND quận Hoàng Mai, Tnh phố Hà Nội có kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 317/2023/QĐ-XXPT ngày 05/7/2023 và Thông báo mở lại phiên tòa tiếp theo, giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn BT, sinh năm 1965. Trú tại: Số 19 đường bờ sông S, G, T, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Có mặt
2. Bị đơn: Ông Nguyễn Trung C, sinh năm 1959. Đại diện theo ủy quyền của ông C là bà Nguyễn Thị Vân A, sinh năm 1961. Cùng trú tại: Số 15 ngách 143/34 Nguyễn Chính, G, tổ 28, phường T, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Có mặt ông C, bà Vân A.
3. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
3.1. Người thừa kế của cụ Nguyễn Trung N (đã chết ngày 02/11/2007) và cụ Nguyễn Thị T (đã chết ngày 25/6/2023):
3.1.1. Người thừa kế quyền, nghĩa vụ của bà Nguyễn Thị H (Chết năm 1992): Ông Nguyễn Văn T (chồng bà H), sinh năm 1952; anh Nguyễn Minh T(con bà H), sinh năm 1983. Cùng trú tại: Ngách 142/72 Giáp Nhị, tổ 20, phường T, quận Hoàng Mai, Hà Nội và chị Nguyễn Như Q (con bà H), sinh năm 1982. Trú tại: Số 50 ngõ 260 Nguyễn Chính, tổ 29, phường T, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đại diện theo ủy quyền của ông T, anh T, chị Q là bà Nguyễn Thị X, sinh năm 1968. Trú tại: Tổ 28, phường T, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Có mặt bà X.
3.1.2. Ông Nguyễn Trung C, sinh năm 1959 ( bị đơn). Có mặt;
3.1.3. Ông Nguyễn BT, sinh năm 1965 ( nguyên đơn). Có mặt.
3.1.4. Bà Nguyễn Thị X, sinh năm 1968. Trú tại: Số 62, ngách 173/79 Nguyễn Chính, tổ 28, phường T, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Có mặt;
3.1.4. Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1972. Trú tại: Số 31, ngách 48 ngõ 180 Nam Dư, tổ 7, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Có mặt;
3.2. Bà Bùi Thị Th, sinh năm 1967 (Vợ ông T). Trú tại: Số 19 đường bờ sông S, G, phường T, Hoàng Mai, Hà Nội. Có mặt;
4. Người kháng cáo: Ông Nguyễn Trung C là bị đơn. Có mặt ông C và người đại diện theo ủy quyền là bà Vân A.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo hồ sơ vụ án, tại cấp sơ thẩm:
1. Nguyên đơn- ông Nguyễn BT trình bày:
Bố ông là Nguyễn Trung N (chết ngày 02/11/2007, không để lại di chúc); mẹ ông là cụ Nguyễn Thị T, sinh năm 1933 (bố mẹ ông kết hôn năm 1955). Có 6 con chung, gồm:
- Nguyễn Thị H, sinh năm 1957 (Chết năm 1992 – có chồng là ông Nguyễn Văn T, sinh năm 1952 và hai con là Nguyễn Như Q, sinh năm 1982 và Nguyễn Minh T, sinh năm 1983);
- Nguyễn Trung C, sinh năm 1959;
- Nguyễn Thị Đ, sinh năm 1962;
- Nguyễn BT,sinh năm 1965;
- Nguyễn Thị X, sinh năm 1968;
- Nguyễn Thị L, sinh năm 1972.
Cụ N, cụ T không có con riêng, con nuôi. Bố mẹ của cụ N đã chết trước cụ N.
Cụ N, cụ T có tài sản chung là nhà 5 gian cấp 4 cũ và quyền sử dụng đất tại số 19 đường Bờ sông S, tổ 35 (nay là tổ 28) G, phường T, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Ông C kết hôn năm 1984; năm 1991 bố mẹ ông chia cho ông C khoảng 100m2 đất tại thửa đất số 108, tờ bản đồ số 3, tại: Số 19 đường Bờ sông S, tổ 35 (nay là tổ 28) G, phường T, quận Hoàng Mai, Hà Nội (Sau đây viết tắt là thửa đất số 108). Phần đất mà ông C được chia có một gian nhà thuộc ngôi nhà 5 gian nên ông C phá dỡ gian nhà này để xây nhà trên móng cũ của gian nhà đã dỡ. Gia đình ông và bố mẹ ông ở tại 4 gian nhà và phần diện tích đất còn lại. Ngày 15/01/1992 UBND huyện TTrì cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số A007266 (Sau đây viết tắt là GCNQSDĐ số A007266) cho cụ Nguyễn Trung N với diện tích 246m2.
- Năm 1994, do bố mẹ ông đã cao tuổi không còn sức lao động, căn nhà cấp 4; 4 gian còn lại xuống cấp, hư hỏng nặng nên bố mẹ ông đồng ý cho vợ chồng ông dỡ, vay tiền ngân hàng xây lại trên nền móng cũ, sau này sửa chữa, nâng cấp Tnh ngôi nhà đang sử dụng hiện nay.
- Năm 2004, Nhà nước thu hồi đất để phục vụ dự án thoát nước Hà Nội, diện tích thực tế thửa đất số 108 tại thời điểm thu hồi là 225,7m2; Nhà nước thu hồi một phần, còn lại là 120,8m2, do ông (T) quản lý, sử dụng; sống cùng vợ con và bố mẹ ông.
- Ngày 02/11/2007 cụ N chết. Ngày 17/04/2011, gia đình ông đã họp chia thừa kế, tất cả mọi người trong hàng thừa kế thứ nhất (có cả ông C) thống nhất giao toàn bộ thửa đất 108 cho ông (T) được toàn quyền sở hữu, quản lý và sử dụng.
- Năm 2014, do căn nhà vợ chồng ông xây dựng năm 1994 đã xuống cấp nên ông tiến hành thủ tục sang tên GCNQSDĐ số A007266 để xin phép xây dựng nhà mới thì ông C không đồng ý và đòi được hưởng thêm từ 30-40m2 đất tại thửa đất số 108 thì mới chấp nhận.
- Ngày 13/09/2020, ông gọi điện thoại báo cho tất cả các anh chị em và các cháu đến nhà ông vào lúc 19 giờ tối để họp gia đình về việc chia thừa kế. Đến khoảng gần 09 giờ sáng cùng ngày thì ông C sang chửi bới và đòi hưởng 17m2 đất trong thửa đất số 108. Buổi tối hôm đó ông C không đến họp, nhưng cuộc họp vẫn tiến hành với sự có mặt của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ N (trừ ông C). Mọi người có mặt đều nhất trí từ chối nhận thừa kế và để cho ông (T) được quyền quản lý, sử dụng. Cụ T cũng cho tặng ông toàn bộ phần tài sản của cụ trong khối tài sản chung với cụ N là 1/2 thửa đất số 108 và phần mà cụ T được hưởng thừa kế từ cụ N.
Việc ông C phản đối không thực biên bản họp gia đình về việc chia thừa kế năm 2011, không tham gia cuộc họp ngày 13/09/2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông, khiến ông không thể thực hiện thủ tục sang tên GCNQSDĐ, không thể xin phép xây dựng nhà ở.
Trước đó, ngày 27/7/2007 bố mẹ ông đã lập chung văn bản để lại cho ông toàn bộ 246m2 đất ở tại thửa đất số 108. Người chứng kiến là luật sư Nguyễn Hồng Sơn (hiện ông Sơn ở đâu, ông không biết), nhưng do di chúc này không hợp lệ nên không sang tên chuyển chủ sang tên ông được. Vì vậy, ông khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ N là quyền sử dụng 1/2 thửa đất số 108 (sau khi bị thu hồi còn lại là 120,8m2; phần của cụ N tương ứng 60,4m2) theo pháp luật. Nhà ở và tài sản khác gắn liền với trên thửa đất số 108 là do vợ chồng ông xây dựng từ 1994 đến nay, không phải là di sản do của cụ N để lại nhưng vợ chồng ông không đề nghị xem xét, nếu có yêu cầu vợ chồng ông tự phá dỡ và không có yêu cầu bồi Tờng về dân sự.
Đối với phần tiền được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất tại thửa đất số 108 thì cụ N còn sống là người kí nhận và định đoạt ông không biết.
Phần của cụ T trong khối tài sản chung vợ chồng tương ứng 60,4m2 và phần cụ T được hưởng thừa kế từ cụ N; kỷ phần mà những người thừa kế thế vị của bà H và các bà Đ, X, L được hưởng thừa kế từ cụ N đã thống nhất cho ông, ông xin nhận và đề nghị được nhận bằng hiện vật.
2. Bị đơn - ông Nguyễn Trung C trình bày:
Ông nhất trí về quan hệ huyết thống đúng như ông T trình bày.
Nguồn thửa đất số 108 diện tích 246m2 mà ông T khởi kiện chia thừa kế là do các cụ nội của ông là cố Nguyễn Tôn Sang (chết năm 1973, không để lại di chúc) và cố Trần Thị Tưởng (chết năm 1997, không để lại di chúc) để lại. Ngày 15/01/1992, cụ N được UBND huyện TTrì cấp GCNQSDĐ số A007266 đối với thửa đất số 108 diện tích 246m2.
Năm 2004. Nhà nước thu hồi một phần thửa đất số 108 và đền bù bằng tiền, không trả đất tái định cư, cụ N có gọi ông sang hỏi ý kiến không muốn lấy tiền đền bù vì diện tích thu hồi lớn, nhưng cho đến khi cụ N chết cũng không thấy nói gì về việc đã nhận tiền đền bù. Ông chỉ nghe nói ông T buộc cụ N viết di chúc cho ông T nhận tiền đền bù năm 2005, nay ông lại nghe ông T cung cấp tại Tòa án là vào năm 2007 ( trước khi bố ông chết 4 tháng) đã viết di chúc cho vợ chồng ông T 246m2 thửa đất số 108. Thực tế nhà đất này hiện nay cụ T đang quản lý, sử dụng. Ông khẳng định toàn bộ diện tích đất này là của các cụ chết để lại cho bố mẹ ông. Phần diện tích đất Nhà nước thu hồi bố ông chưa nhận tiền đền bù. Ngoài thửa đất số 108, bố ông và các cụ ông là xã viên hợp tác xã được giao cho đất canh tác theo khoán 10. Nhà nước đã thu hồi một phần vào năm 1998; còn lại ông không rõ là bao nhiêu. Khẳng định diện tích đất ở còn lại mang tên cụ N là tài sản do các cụ nội của ông là cố Sang và cố Tưởng để lại. Nay ông đề nghị chia thừa kế theo pháp luật 120,8m2 đất ở còn lại + tiền đền bù đất nhà nước thu hồi + đất ruộng cấy nhà nước giao cho cụ N. Ông xin nhận kỷ phần bằng hiện vật. Tòa án đã ra quyết định yêu cầu ông cung cấp tài liệu chứng cứ về khoản tiền đền bù và đất ruộng cấy nhưng ông không có tài liệu cung cấp .
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
3.1. Cụ T (Khi còn sống) và người đại diện theo ủy quyền trình bày:
Về quan hệ huyết thống đúng như ông T trình bày. Thừa nhận: Quá trình chung sống vợ chồng: Cụ T, cụ N có khối tài sản như ông T trình bày. Năm 1992 vợ chồng cụ chia cho ông C khoảng 100m2. Năm 1992 Nhà nước cấp GCNQSDĐ số A007266 mang tên cụ N, diện tích 246m2. Năm 2004 nhà nước thu hồi một phần để làm dự án thoát nước diện tích còn lại thực tế là 120,8m2, hiện nay do cụ T và ông T quản lý. Năm 1994, các cụ đã cho vợ chồng ông T phá dỡ nhà cũ để xây dựng lại nhà làm nơi thờ cúng và chỗ ở cho cả gia đình. Vợ chồng ông T vay tiền ngân hàng để xây nhà, cụ N và cụ không có đóng góp gì.
Nay ông T đề nghị chia di sản thừa kế, cụ T nhất trí và có yêu cầu độc lập đề nghị Tòa án xác định, phân chia cho cụ T phần tài sản chung của vợ chồng trong khối tài sản chung cụ với cụ N, mỗi cụ được hưởng 1/2 trong 120,8m2 đất tại thửa số 108. Đề nghị Tòa án chia cho các thừa kế theo quy định của pháp luật. Phần của cụ được chia tài sản chung vợ chồng (Tương ứng 60,4 m2) và kỷ phần được thừa kế từ cụ N, cụ T cho ông T được hưởng toàn bộ, không yêu cầu phải trả tiền cho cụ. Mọi ý kiến của người đại diện theo ủy quyền của cụ cũng chính là ý kiến của cụ.
3.2. Các bà Đ, X, L; chị Q và anh T(là con của bà H, là người thừa kế của bà H) đều thống nhất trình bày:
Nhất trí với toàn bộ ý kiến trình bày về quan hệ huyết thống cũng như di sản do cụ N để lại như nguyên đơn trình bày. Nhất trí với việc ông T yêu cầu chia di sản của cụ N để lại theo pháp luật, kỷ phần mà họ được hưởng thừa kế từ cụ N thì họ đều cho ông T được hưởng.
3.3. Bà Nguyễn Thị Th trình bày:
Bà là vợ ông T nhất trí với toàn bộ ý kiến trình bày của ông T.
- Tiến hành tố tụng, cấp sơ thẩm thấy anh Trần Văn Bvà anh Trần T là người đang thuê của hàng của ông T tại thửa đất số 108; đã tiến hành lấy lời khai của họ. Hai anh trình bày: Các anh là người thuê cửa hàng của ông T, bà Th làm ăn kinh doanh không có quyền lợi liên quan gì đến vụ án đã có đơn đề nghị Tòa án không đưa các anh tham gia tố tụng.
- UBND phường T cung cấp: Thửa đất đang tranh chấp thuộc tờ bản đồ số 2 năm 1960 ghi tên chủ sử dụng là cố Nguyễn Tôn Sang (bố đẻ cụ N), tại sổ dã ngoại năm 1987, năm 1991 mang tên cụ N. Năm 2004, Nhà nước thu hồi đất để phục vụ dự án thoát nước Hà Nội, thửa đất số 108 diện tích thực tế cụ N sử dụng tại thời điểm thu hồi đất là 225,7m2; Nhà nước đã thu hồi một phần, còn lại là 120,8m2 do ông T quản lý, sử dụng.
Hội đồng định giá cấp sơ thẩm xác định: Giá trị quyền sử dụng đất tại thửa đất số 108 là 80.000.000 đồng/m2. Các tài sản trên đất do gia đình ông T phát triển được Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2022/DS-ST ngày 16/8/2022, TAND quận Hoàng Mai, Tnh phố Hà Nội. Quyết định:…..
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn BT.
2. Chấp nhận yêu cầu độc lập của cụ Nguyễn Thị T.
3. Xác nhận phần tài sản chung của cụ Nguyễn Thị T là 120,8m2 : 2 = 60,4m2.
4. Cụ Nguyễn Trung N chết ngày 02/11/2007; thời điểm mở thừa kế di sản của cụ N để lại là ngày 02/11/2007. Hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của cụ N gồm có: Cụ Nguyễn Thị T; ông Nguyễn Trung C, sinh năm 1959; bà Nguyễn Thị Đ, sinh năm 1962; ông Nguyễn BT, sinh năm 1965; bà Nguyễn Thị X, sinh năm 1968; bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1972; bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1957 (đã chết năm 1992) nên hàng thừa kế thế vị của bà H là chị Nguyễn Như Q và anh Nguyễn Minh T.
5. Xác định di sản thừa kế của cụ Nguyễn Trung N để lại là 60,4m2 đất ở tại: Số 19 đường bờ sông S, tổ 35 (nay là tổ 28) G, phường T, quận Hoàng Mai, Tnh phố Hà Nội (Thửa 108, tờ bản đồ số 3, có GCN QSDĐ số A007266 do UBND huyện TTrì, Tnh phố Hà Nội cấp ngày 15/01/1992) trị giá = 4.832.000.000đ (Bốn tỷ, tám trăm ba mươi hai triệu đồng). Có các cạnh như sau: Phía tây nam giáp đường bờ sông S; phía tây bắc giáp nhà ông Nguyễn Trung C; phía đông nam và đông bắc giáp nhà ông Nguyễn Tôn Việt.
6. Chia thừa kế cụ thể như sau: 60,4m2 : 8 = 7,55m2. Mỗi kỷ phần thừa kế được hưởng 7,55m2 đất ở.
- Ông Nguyễn BT được hưởng 2 kỷ phần: 7,55m2 x 2 = 15,1 m2.
- Ông Nguyễn Trung C, cụ Nguyễn Thị T; bà Nguyễn Thị Đ; bà Nguyễn Thị X; bà Nguyễn Thị L; chị Nguyễn Như Q và anh Nguyễn Minh T(được hưởng kỷ phần thừa kế thế vị của bà Nguyễn Thị H). Mỗi người được hưởng 7,55m2 đất ở.
7. Ghi nhận sự tự nguyện của cụ Nguyễn Thị T; bà Nguyễn Thị Đ; bà Nguyễn Thị X; bà Nguyễn Thị L; chị Nguyễn Như Q và anh Nguyễn Minh Tnhường kỷ phần thừa kế được chia cho ông Nguyễn BT được quyền quản lý, sử dụng không phải trả chênh lệch bằng tiền.
8. Ghi nhận sự tự nguyện của cụ Nguyễn Thị T tặng cho phần tài sảntrong khối tài sản chung với cụ N mà cụ T được hưởng cho ông Nguyễn BT được quyền quản lý, sử dụng và định đoạt theo quy định của pháp luật.
9. Giao cho ông Nguyễn BT được quyền quản lý và sử dụng 120.8m2 đất ở tại (Thửa 108, tờ bản đồ số 3, có GCN QSDĐ số A007266 do UBND huyện TTrì, Tnh phố Hà Nội cấp ngày 15/01/1992).
10. Ông Nguyễn BT có trách nhiệm Ttoán chênh lệch tài sản cho ông Nguyễn Trung C số tiền là: 7,55m2 x 80.000.000đ/m2 = 604.000.000đ (Sáu trăm linh bốn triệu đồng).
11. Ông Nguyễn BT có quyền và nghĩa vụ liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký, kê khai, điều chỉnh biến động đất đai theo quy định của pháp luật đất đai trên cơ sở quyết định của bản án.
Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên về: Nghĩa vụ do chậm thi hành án; quyền kháng cáo, quyền yêu cầu, thỏa thuận thi hành án, nghĩa vụ chịu án phí.
Không đồng ý với bản án sơ thẩm.
Ông C là bị đơn, kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 17/2022/DS-ST ngày 16/8/2022 của TAND quận Hoàng Mai.
Tại phiên tòa phúc thẩm:
- Bà Vân A đại diện theo ủy quyền của ông C- người kháng cáo trình bày tranh luận:
Diện tích 120,8m2 đất còn lại mang tên cụ N có nguồn gốc do các cụ của bố mẹ cụ N chết không để lại di chúc. Ông C đề nghị chia thừa kế diện tích đất còn lại 120,8m2 đất ở + tiền đền bù đất Nhà nước thu hồi + đất ruộng cấy nhà nước giao cho cụ N theo pháp luật. Nhưng cấp sơ thẩm không xem xét xác minh đầy đủ về: Tiền đền bù đất + đất ruộng cấy cụ N được giao; không xem xét phân chia là vi phạm nghiêm trọng. Đề nghị Hội đồng xét xử hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm giải quyết vụ án lại để điều tra xác minh đầy đủ. Thừa nhận tại cấp sơ thẩm ông C không có yêu cầu phản tố. Đối với bản di chúc ngày 07/6/2019 của cụ T trước khi chết để lại, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ pháp luật giải quyết.
Ông C nhất trí toàn bộ ý kiến tranh luận của bà Vân A.
Ông T phát biểu tranh luận:
Ông không kháng cáo, giữ nguyên các quan điểm đã trình tại sơ thẩm. Đề nghị bác toàn bộ kháng cáo của bị đơn. Do cụ T đã chết, ông xuất trình bản di chúc ngày 07/6/2019 của cụ T đề nghị Hội đồng căn cứ pháp luật giải quyết.
Bà X đồng thời là đại diện theo ủy quyền của ông Phúc, anh T, chị Q; bà Đ, bà L trình bày tranh luận: Giữ nguyên các quan điểm đã trình bày tại cấp sơ thẩm. Nay do cụ T đã chết, kỷ phần mà bà X, anh T, chị Q được hưởng thừa kế thế vị của bà H từ cụ N, cụ T. Đề nghị tặng cho ông T toàn bộ.
+ Bà Th trình bày tranh luận: Giữ nguyên các quan điểm đã trình bày tại cấp sơ thẩm và nhất trí quan điểm trình bày của ông T.
Các đương sự không thỏa thuận được về cách giải quyết toàn bộ vụ án.
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm:
Về tố tụng:
Tòa án thụ lý giải quyết, tiến hành phiên tòa phúc thẩm đúng quy định Bộ luật tố tụng dân sự.
- Đơn kháng cáo thực hiện trong hạn luật định.
Về nội dung: Tại cấp phúc thẩm, đương sự xuất trình bản di chúc ngày 07/6/2019 của cụ T. Xác định bản di chúc này có hiệu lực. Chia phần di sản mà cụ T được chia tài sản chung vợ chồng với cụ N cho ông T. Phần cụ T được hưởng thừa kế của cụ N chưa được định đoạt trong bản di chúc của cụ T. Đề nghị chia đều cho 06 kỷ phần thừa kế của cụ T mỗi người một kỷ phần. Giữ nguyên quyết định của cấp sơ thẩm giao toàn bộ 120,8m2 đất cho ông T, buộc ông T Ttoán trả kỷ phần mà ông C được hưởng thừa kế từ cụ N, cụ T bằng tiền. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng sửa bản án sơ thẩm như đã phân tích trên.
Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được kiểm tra, tranh tụng công khai tại phiên tòa.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Về Tố tụng:
- Cấp sơ thẩm thụ lý, giải quyết vụ án là đúng Bộ luật tố tụng dân sự.
- Người kháng cáo thực hiện kháng cáo trong thời hạn luật định;
- Cụ T chết ngày 25/6/2023. Căn cứ thừa nhận của các đương sự và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Cấp phúc thẩm xác định và đưa những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ gồm: Ông C, ông T; các bà Đ, X, L; chị Q và anh T(thừa kế thế vị của bà H) tham gia tố tụng là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cụ T;
[2] Về nội dung:
Xét kháng cáo của bị đơn. Hội đồng xét xử thấy:
Các đương sự đều xác định bố mẹ đẻ của cụ N đều chết trước cụ N; cụ N chỉ có vợ duy nhất là cụ T và các con đẻ là bà H ( Chết năm 1992, có 02 con đẻ là chị Qùynh và anh T), ông C, ông T và các bà Đ, X, L. Cấp sơ thẩm xác định: Cụ N chết ngày 02/11/2007, không để lại di chúc (Bản di chúc phô tô đề ngày 27/7/2007 các đương sự đều xác định không có hiệu lực pháp luật); thời điểm mở thừa kế di sản của cụ là ngày cụ N chết; Hàng thừa kế thứ nhất của cụ N gồm: Cụ T; bà Nguyễn Thị H; ông C; bà ông T và các bà Đ, X, L. Là đúng quy định tại các Điều: 609,610, 611,613,623,649, 650,651,652 Bộ luật dân sự năm 2015.
Bà H chết trước cụ N, cụ T nên theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chị Q và anh T(con đẻ bà H) là người thừa kế thế vị bà H. Cấp sơ thẩm xác định ông T - chồng của bà H là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là không chính xác.
Về di sản thừa kế:
Căn cứ trình bày của các đương sự, cung cấp của UBND phường T và Thông báo số 593/TB-UBND ngày 21/12/2022 của UBND phường T do ông C xuất trình thì không có căn cứ để xác định cụ N còn diện tích đất nông nghiệp nào khác; ông C cũng không xuất trình được bất kỳ tài liệu chứng cứ nào về khoản tiền đền bù do thu hồi đất mà cụ N đã nhận, quản lý sử dụng như thế nào. Tại cấp sơ thẩm ông C không có yêu cầu phản tố về các nội dung này, cấp sơ thẩm không xem xét giải quyết nên Hội đồng cấp phúc thẩm không có căn cứ xem xét. Mặt khác: Nếu ông C có căn cứ xác định cụ N, cụ T còn di sản để lại chưa được phân chia thừa kế trong vụ án này thì ông có quyền khởi kiện phân chia bằng vụ án khác theo quy định pháp luật.
Nguồn gốc toàn bộ thửa đất ( bao gồm phần đất đã cho ông C; phần đất Nhà nước đã thu hồi và diện tích 120,8m2 đất còn lại) do bố mẹ cụ N là cố Sang (chết năm 1973) và cố Tưởng (chết năm 1997) để lại. Năm 1955 cụ N kết hôn với cụ T, được cố Sang và cố Tưởng cho vợ chồng cụ N; vợ chồng cụ N đã xây dựng 1 nhà cấp 4; 5 gian lợp ngói đỏ, sinh sống trên đất này. Do đó cấp sơ thẩm xác định toàn bộ nhà và diện tích đất này thuộc quyền sở hữu, sử dụng của vợ chồng cụ N- cụ T là đúng. Vợ chồng cụ N đã cho ông C 01 gian nhà và một phần đất; ông C đã phá dỡ gian nhà được cho xây dựng nhà mới và quản lý phần đất được cho; cụ T và các đương sự không đề nghị xem xét. Cấp sơ thẩm xác định: Phần đất mà ông C được cho là của ông C; các đương sự không đề nghị xem xét lại là đúng tinh thần Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao công bố ngày 06/4/2016.
Phần đất và 04 gian nhà còn lại là tài sản chung của vợ chồng cụ N và cụ T đã được cấp GCN QSDĐ số A007266. Năm 2004, Nhà nước thu hồi một phần đất, diện tích đất còn lại là 120,8m2; 4 gian nhà cấp bốn đã bị xuống cấp hư hỏng nặng, được sự đồng ý của cụ N, cụ T; ông T đã phá dỡ; hai lần xây dựng, sửa chữa Tnh ngôi nhà trên đất hiện nay. Cấp sơ thẩm xác định quyền sử dụng diện tích 120,8m2 còn lại là tài sản chung vợ chồng cụ Ngọ - cụ T; ngôi nhà các tài sản xây dựng gắn liền trên diện tích 120,8m2 đất là của riêng vợ chồng ông T là có căn cứ pháp luật và đúng với sự thừa nhận của các đương sự.
Cụ T có yêu cầu độc lập được chia tài sản chung vợ chồng. Cấp sơ thẩm nhận định: Diện tích 120,8 m2 đất thực tế còn lại là tài sản chung vợ chồng cụ N - cụ T. Cụ N chết ngày 02/11/2007 không để lại di chúc. Chia tài sản chung vợ chồng cho cụ N – cụ T; mỗi cụ được 60,4m2. Tương ứng trị giá bằng tiền là 4.832.000.000 đồng. Xác định công sức duy trì khối di sản do cụ N để lại của ông T tương ứng bằng một kỷ phần thừa kế là đúng quy định tại Điều 618, 658 Bộ luật dân sự năm 2015 và Án lệ số 05/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán TAND dân tối cao.
Cấp sơ thẩm xác định: Cụ N có 07 kỷ phần thừa kế gồm: Cụ T, bà H (do chị Q và anh Tthừa kế thế vị), ông C, ông T và các bà Đ, X, L và 01 kỷ phần công sức duy trì, phát triển khối di sản. Nên di sản của cụ N là 60,4m2. Tương ứng trị giá bằng tiền là 4.832.000.000 đồng được chia [4.832.000.000 đồng: 8 (07 kỷ phần thừa kế + 01 kỷ phần công sức duy trì di sản)] = 604.000.000 đồng. Là có căn cứ.
Do cụ T đã chết ngày 25/6/2023. Tại cấp phúc thẩm ông T xuất trình bản di chúc ngày 07/6/2019 của cụ T có nội dung: Cụ T để lại cho ông T toàn bộ phần tài sản riêng của cụ được hưởng trong khối tài sản chung vợ chồng với cụ N. Tại “Đơn yêu cầu độc lập” ngày 08/12/2021 của cụ T và “Bản tự khai” ngày 27/12/2021 cụ T và đại diện theo ủy quyền của cụ T là bà X đều trình bày “ Cụ T tặng cho ông T phần tài sản riêng của cụ được phân chia trong khối tài sản chung với cụ N”. Do đó chỉ có căn cứ xác định phần tài sản trị giá 4.832.000.000 đồng mà cụ T được chia tài sản chung với cụ N, cụ T đã định đoạt cho ông T được hưởng.
Riêng khoản 604.000.000 đồng mà cụ T được hưởng thừa kế từ cụ N, chưa có căn để xác định cụ đã định đoạt cho riêng ông T nên được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ T gồm: Người thừa kế thế vị bà H (chị Q và anh Tthừa kế thế vị), ông C, ông T và các bà Đ, X, L (06 kỷ phần) mỗi kỷ phần được (604.000.000 đồng /06 kỷ phần) = 100.666.666 đồng.
Sau hai lần mở thừa kế. Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định lại phần di sản các đương sự được hưởng như sau:
Ông C được hưởng [ 604.000.000 đồng (kỷ phần hưởng thừa kế từ cụ N) + 100.666.666 đồng (kỷ phần hưởng thừa kế của cụ T trong kỷ phần mà cụ T được hưởng thừa kế của cụ N) = 704.666.666 đồng.
Bà H (do chị Q và anh Tthừa kế thế vị) và các bà Đ, X, L mỗi kỷ phần được hưởng [ 604.000.000 đồng (kỷ phần thừa kế từ cụ N) + 100.666.666 đồng (kỷ phần thừa kế của cụ T từ phần cụ T được hưởng thừa kế của cụ N)] = 704.666.666 đồng. Tổng 04 kỷ phần này là 2.818.666.664 đồng. Ghi nhận việc chị Q, anh T(thừa kế thế vị bà H ) và các bà Đ, X, L tặng cho toàn bộ kỷ phần mà họ được hưởng cho ông T. Do đó ông T được hưởng [ 1.208.000.000 đồng (01 kỷ phần thừa kế từ cụ N + 01 kỷ phần công sức) + 4.832.000.000 đồng (phần tài sản riêng của cụ T được hưởng tài sản vợ chồng ) +100.666.666 đồng (kỷ phần thừa kế của cụ T từ phần cụ T được hưởng thừa kế của cụ N) + 2.818.666.664 đồng (phần do người thừa kế thế vị bà H và các bà Đ, X, L tặng cho ] = 8.959.333.330 đồng.
Ông C đề nghị được hưởng kỷ phần thừa kế từ cụ N, cụ T bằng hiện vật. Tuy nhiên ông được hưởng thừa kế trị giá 704.666.666 đồng tương ứng quyền sử dụng 8,80333m2 đất là diện tích quá nhỏ không đủ điều kiện tách thửa theo quy định của UBND Tnh phố Hà Nội. Mặt khác ông C cũng đã được cụ N-cụ T cho 100m2 đất ở hiện đang sử dụng ổn định, cấp sơ thẩm giao toàn bộ 120,8 m2 đất cho ông T và buộc ông T Ttoán kỷ phần thừa kế giá trị bằng tiền cho ông C là có căn cứ. Theo đó. Giao cho ông T được hưởng toàn bộ 120,8m2đất trị giá 9.664.000.000đồng. Đối chiếu với phần ông thực được hưởng (8.959.333.330 đồng) thì ông T chênh lệch thừa 704.666.670 đồng cần buộc ông T phải Ttoán trả ông C 704.666.666 đồng (lệch 4 đồng do làm tròn số, không đáng kể nên không xét).
Do cụ T đã chết, cần phải phân chia lại di sản thừa kế. Phần quyết định của bản án sơ thẩm không nêu rõ ông T được quyền sở hữu các tài sản gắn liền trên đất mà ông T được chia; quyền mang giấy GCNQSDĐ số A007266 đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký kê khai, xin cấp mới, đổi lại hoặc đính chính chủ sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Ông C kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Nên cần chấp nhận một phần kháng cáo của ông C: Sửa bản án sơ thẩm theo hướng đã phân tích nhận định trên.
Quan điểm của Kiểm sát viên là phù hợp với pháp luật và nhận định của Hội đồng xét xử. [3]. Về án phí:
3.1. Về nghĩa vụ án phí dân sự sơ thẩm.
Ông T được hưởng phần di sản thừa kế trị giá 8.959.333.330 đồng. Trong đó có phần của bà Đ trị giá 704.666.666 đồng. Bà Đ là người cao tuổi, có yêu cầu xin miễn án phí nên miễn án phí cho kỷ phần của bà Đ. Ông T còn phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với (8.959.333.330 đồng - 704.666.666 đồng) = 8.254.666.664 đồng. Án phí phải chịu là [112.000.000 đồng + 0,1% (8.254.666.664 đồng – 4.000.000.000 đồng)] = 116.254.667 (làm tròn là 116.254.000) đồng. Được đối trừ với tạm ứng án phí sơ thẩm đã nộp.
- Ông Nguyễn Trung C, sinh năm 1959 là người cao tuổi, có yêu cầu miễn án phí nên được miễn án phí dân sự sơ thẩm.
3.2. Do sửa án sơ thẩm nên ông C không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; được hoàn trả lại tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp.
Vì các lẽ trên.
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào:
- Các Điều: 147,148; khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Các Điều: 609,610,611,613,623,649,650,651,652,658,660 của Bộ luật dân sự năm 2015.
- Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959;
- Án lệ số 03/2016/AL; Án lệ số 05/2016/AL.
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Tờng vụ Quốc hội. Luật người cao tuổi.
Xử:
Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Nguyễn Trung C. Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 17/2022/DS-ST ngày 16/8/2022 của TAND quận Hoàng Mai, Tnh phố Hà Nội. Cụ thể như sau:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện ông Nguyễn BT về việc đề nghị chia di sản thừa kế do cụ Nguyễn Trung N để lại theo pháp luật.
2. Chấp nhận yêu cầu độc lập của cụ Nguyễn Thị T về đề nghị chia tài sản chung vợ chồng giữa cụ Nguyễn Trung N với cụ Nguyễn Thị T. Xác nhận tài sản chung vợ chồng cụ Nguyễn Trung N với cụ Nguyễn Thị T là quyền sử dụng 120,8m2 đất thuộc thửa đất số 108, tờ bản đồ số 3; GCNQSDĐ số A007266 do UBND huyện TTrì cấp ngày 15/01/1992 cho cụ Nguyễn Trung N tại địa chỉ: Số 19 đường bờ sông S, tổ 35 (nay là tổ 28) G, phường T, quận Hoàng Mai, Tnh phố Hà Nội. Trị giá Tnh tiền là 9.664.000.000 đồng. Chia tài sản chung vợ chồng cho cụ Nguyễn Trung N và cụ Nguyễn Thị T: Mỗi cụ được hưởng trị giá Tnh tiền là 4.832.000.000 đồng.
3. Xác định cụ Nguyễn Trung N chết ngày 02/11/2007 không để lại di chúc (Bản di chúc đề ngày 27/7/2007 không hợp pháp); thời điểm mở thừa kế của cụ N là ngày cụ chết. Hàng thừa kế thứ nhất của cụ N gồm: Cụ Nguyễn Thị T; bà Nguyễn Thị H (do chị Nguyễn Như Q và anh Nguyễn Minh Tthừa kế thế vị); ông Nguyễn Trung C; ông Nguyễn BT và các bà Nguyễn Thị Đ, Nguyễn Thị X, Nguyễn Thị L, 3.1. Xác định di sản thừa kế của cụ Nguyễn Trung N để lại trị giá Tnh tiền là 4.832.000.000 đồng. Trích 604.000.000 đồng Ttoán công sức duy trì khối di sản do cụ N để lại cho ông Nguyễn BT.
3.2. Chia thừa kế di sản do cụ Nguyễn Trung N để lại theo pháp luật cho: Cụ Nguyễn Thị T; bà Nguyễn Thị H (do chị Nguyễn Như Q và anh Nguyễn Minh Tlà thừa kế thế vị); ông Nguyễn Trung C; ông Nguyễn BT và các bà Nguyễn Thị Đ, Nguyễn Thị X, Nguyễn Thị L; mỗi kỷ phần được hưởng kỷ phần thừa kế trị giá 604.000.000 đồng.
4. Xác định cụ Nguyễn Thị T chết ngày 25/6/2023. Thời điểm mở thừa kế của cụ T là ngày cụ chết. Hàng thừa kế thứ nhất của cụ T gồm: Bà Nguyễn Thị H (do chị Nguyễn Như Q và anh Nguyễn Minh Tthừa kế thế vị); ông Nguyễn Trung C; ông Nguyễn BT và các bà Nguyễn Thị Đ, Nguyễn Thị X, Nguyễn Thị L.
4.1. Xác nhận Bản di chúc do cụ Nguyễn Thị T lập ngày 07/6/2019 là hợp pháp. Ông Nguyễn BT được hưởng thừa kế theo Bản di chúc ngày 07/6/2019 đối với số tiền 4.832.000.000 đồng (Khoản cụ T được chia riêng trong khối tài sản chung vợ chồng với cụ N) 4.2. Xác định khoản 604.000.000 đồng mà cụ Nguyễn Thị T được hưởng thừa kế từ cụ Nguyễn Trung N được chia thừa kế theo pháp luật cho: Bà Nguyễn Thị H (do chị Nguyễn Như Q và anh Nguyễn Minh Tthừa kế thế vị); ông Nguyễn Trung C; ông Nguyễn BT và các bà Nguyễn Thị Đ, Nguyễn Thị X, Nguyễn Thị L. Mỗi kỷ phần được hưởng 100.666.666 đồng .
5. Ghi nhận việc: Chị Nguyễn Như Q, anh Nguyễn Minh T(là thừa kế thế vị của bà H) và các bà Nguyễn Thị Đ, Nguyễn Thị X, Nguyễn Thị L tự nguyện tặng cho toàn bộ kỷ phần thừa kế mà họ được hưởng từ cụ N, cụ T cho ông Nguyễn BT.
6. Xác định sau hai lần chia thừa kế (của cụ N, cụ T).
5.1. Ông Nguyễn Trung C được hưởng thừa kế có tổng trị giá Tnh tiền là 704.666.666 đồng.
5.2. Ông Nguyễn BT được hưởng thừa kế có tổng trị giá Tnh tiền là 8.959.333.330 đồng.
6. Chia (Giao) cho ông Nguyễn BT được quản lý, sử dụng 120,8m2 đất và sở hữu toàn bộ các tài sản gắn liền trên đất (Nhà mái bằng, quán bán hàng, các công trình xây dựng gắn liền trên 120,8m2 đất được giao) thuộc thửa đất số 108, tờ bản đồ số 3; GCNQSDĐ số A007266 do UBND huyện TTrì cấp ngày 15/01/1992 cho cụ Nguyễn Trung N tại địa chỉ: Số 19 đường bờ sông S, tổ 35 (nay là tổ 28) G, phường T, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Giới hạn bởi các điểm: 9,10,11,1,2,3,4,5,6,7,8,9 trong sơ đồ kèm theo bản án.
Ông Nguyễn BT có quyền, nghĩa vụ chủ động giao nộp GCN QSDĐ số A007266 do UBND huyện TTrì cấp ngày 15/01/1992 cho cụ Nguyễn Trung N, liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký, kê khai quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được chia (giao); đề nghị Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh tên chủ sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được chia (giao) theo Quyết định của bản án và theo quy định của pháp luật.
7. Buộc ông Nguyễn BT phải Ttoán trả ông Nguyễn Trung C số tiền 704.666.666 (Bảy trăm linh bốn triệu, sáu trăm sáu mươi sáu nghìn, sáu trăm sáu mươi sáu) đồng.
Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án. Nếu người phải thi hành án nghĩa vụ trả tiền chưa thực hiện xong nghĩa vụ trả tiền thì còn phải chịu lãi đối với số tiền chưa thi hành xong theo mức lãi suất 10%/năm (theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015).
8. Về án phí:
8.1. Ông Nguyễn BT phải chịu 116.254.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch. Được đối trừ với 14.000.000 đồng, tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2018/0006022 ngày 07/10/2020 tại Chi cục thi hành án dân sự quận Hoàng Mai. Ông Nguyễn BT còn phải nộp 102.254.000 (Một trăm linh hai triệu, hai trăm lăm mươi bốn nghìn) đồng án phí dân sự sơ thẩm.
8.2. Miễn toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm cho ông Nguyễn Trung C; ông C không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, được hoàn trả lại 300.000 đồng tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2021/0003306 ngày 22/3/2023 tại Chi cục thi hành án dân sự quận Hoàng Mai.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án.
Án xử công khai phúc thẩm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án./.
Bản án 385/2023/DS-PT về tranh chấp chia di sản thừa kế
Số hiệu: | 385/2023/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Hà Nội |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 11/08/2023 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về