Bản án 38/2018/HS-PT ngày 20/08/2018 về tội bắt, giữ người trái pháp luật và cướp tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI

BẢN ÁN 38/2018/HS-PT NGÀY 20/08/2018 VỀ TỘI BẮT, GIỮ NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT VÀ CƯỚP TÀI SẢN

Ngày 20 tháng 8 năm 2018 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai xét xử P thẩm công khai vụ án hình sự P thẩm thụ lý số: 58/2018/TLPT-HS ngày 01 tháng 6 năm 2018 đối với bị cáo Ngô P và các bị cáo, do có kháng cáo của các bị cáo Hồ Xuân Ẩ, Kiều Việt T và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố P đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 52/2018/HS-ST ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố P, tỉnh Gia Lai.

Bị cáo bị kháng nghị:

Ngô P, sinh năm 1974 tại Gia Lai; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở: đường T, tổ X, phường P, thành phố P, tỉnh Gia Lai; nghề nghiệp: Thợ điện nước; trình độ học vấn: X/12; dân tộc: K; giới tính: N; tôn giáo: T; quốc tịch: Việt Nam; con ông Ngô T (đã chết) và bà Nguyễn Thị T; có vợ là Nguyễn Thị Kim L và 02 người con, lớn sinh năm 2002 và nhỏ sinh năm 2014; tiền án, tiền sự: Không; nhân thân: Ngày 20/8/1991 bị Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai – Kon Tum xử phạt 06 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích” (bản án này đã được xóa án tích). Ngày 26/6/2000 bị Tòa án Quân sự Trung ương xử phạt 07 năm tù về tội “Giết người” và 18 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng” (bản án này đã được xóa án tích);

Bị cáo bị tạm giữ, tạm giam từ ngày 25/4/2017 cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.

Các bị cáo có kháng cáo và bị kháng nghị:

1. Hồ Xuân  (tên gọi khác: K ), sinh năm 1989 tại Gia Lai; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Tổ x, phường T, thành phố P, tỉnh Gia Lai; chỗ ở: Hẻm X đường N, tổ X, phường H, thành phố P, tỉnh Gia Lai; nghề nghiệp: Lái xe; trìnhđộ học vấn: X/12; dân tộc: K; giới tính: N; tôn giáo: P; quốc  tịch: Việt Nam; con ông Hồ Xuân A và bà Nguyễn Thị H; có vợ là Hồ Thị Thanh T và 02 con (lớn sinh năm 2016, nhỏ sinh năm 2017); tiền án, tiền sự: Không;

Bị cáo bị tạm giữ, tạm giam từ ngày 25/4/2017 cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.

2. Kiều Việt T, sinh ngày 13/6/1993 tại Gia Lai; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở: Số nhà X đường P, tổ X, phường H, thành phố P, tỉnh Gia Lai; nghề nghiệp: Lái xe; trình độ học vấn: X/12; dân tộc: K; giới tính: N; tôn giáo: T; quốc tịch: Việt Nam; con ông Kiều T và bà Đỗ Thị Hồng V; có vợ là Nguyễn Thị Thùy A và 01 con; tiền án, tiền sự: Không;

Bị cáo bị tạm giữ, tạm giam từ ngày 22/5/2017 cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Trong tháng 3 năm 2017 (không xác định được ngày), Ngô P có mua 04 tấm gỗ trắc của anh Vũ Văn H với số tiền 92.000.000 đồng, P giao tiền và anh H đã giao gỗ cho P. Sau khi mua, P bán 04 tấm gỗ trên cho bạn hàng tại tỉnh Bắc Ninh. Khoảng 10 ngày sau, bạn hàng của P ở Bắc Ninh gọi điện thoại nói trả lại gỗ cho P vì 04 tấm gỗ P bán không phải là gỗ trắc mà là gỗ mun chỉ. Sau khi nhận lại 04 tấm gỗ từ Bắc Ninh chuyển vào trả, P chở 04 tấm gỗ này đến nhà anh H trả lại gỗ và yêu cầu anh H trả lại tiền cho P nhưng anh H không đồng ý nhận gỗ và không đồng ý trả lại tiền nên P bỏ 04 tấm gỗ lại phía trước sân nhà của anh H và đi về thành phố P (Hiện 04 tấm gỗ này không xác định được đang ở đâu). Khoảng hai ngày sau, P nhờ Hồ Xuân  và Kiều Việt T cùng đi với P đến nhà anh H lấy tiền nhưng khi đến nhà anh H thì không lấy được tiền và xảy ra mâu thuẫn dẫn đến việc đánh nhau nên P,  và T đi về lại thành phố P. Do bực tức việc H không trả lại tiền và bị H đánh nên P nói với T và  là khi nào thấy H ở thành phố P thì khống chế H để buộc H trả lại tiền cho P. Nghe P nói vậy, T và  đều đồng ý. Khoảng 10 giờ ngày 24/4/2017, P đi dạo trên đường Hùng Vương, thành phố P thì thấy xe ô tô biển số 81A-XXX.XX của anh H đang đậu trên lề đường Hùng Vương và nhìn thấy anh H đang mua đồ trong tiệm K ở số X đường H, phường P, thành phố P nên P gọi điện thoại cho  nói: “Anh thấy xe thằng H đang ở chỗ gà cồ, em chạy đến chỗ cầu vượt đón anh”. Sau khi gọi cho Â, P đi về nhà lấy 01 cây đao dài 57cm và 03 sợi dây rút nhựa rồi đến cầu vượt ở đường H, thành phố P đứng đợi Â. Sau khi nhận được điện thoại của P,  nói với T là P gọi đến nói đã thấy H, bây giờ lên chỗ cầu vượt đón P. Nghe  nói, T đồng ý và lấy 01 bình xịt hơi cay của  mang theo. Sau đó, T điều khiển xe ô tô biển số 81A-XXX.XX chở  đến cầu vượt đường Hùng Vương đón P lên xe rồi chạy xe đến dừng trước tiệm Kmen và cả ba đi vào trong tiệm Kmen, trên tây T cầm bình xịt hơi cay, P cầm đao, còn  không cầm gì. Khi đi vào trong tiệm gặp anh H thì T cầm bình xịt hơi cay xịt vào mặt anh H để  dùng tay khóa anh H ra sau, còn P cầm đao khống chế anh H đưa ra khỏi tiệm và đưa lên xe ô tô biển số 81A-XXX.XX. Khi ở trong xe,  lục trong người H thấy 01 ví và 01 súng tự chế (loại súng giống súng Rulo) nhưng không lấy mà bỏ trên xe ô tô. P và T ngồi hai bên khống chế để anh H ngồi ở giữa, do anh H chống cự nên P dùng đao chém một nhát vào cổ tay trái của anh H làm chảy máu. Lúc này,  điều khiển xe chở P, T và anh H đi đến nghĩa trang phường Chi Lăng, thành phố P thì dừng lại. Tại đây, anh H nhờ T đi lấy giùm xe ô tô cho anh H nên T gọi xe taxi đến chở T đi lấy xe cho anh H. Tại đây, do sợ anh H bỏ chạy nên P lấy 03 sợi dây rút nhựa đưa cho  cột hai cổ tay, hai cổ chân và hai ngón tay cái của anh H lại. Sau đó,  tiếp tục điều khiển xe ô tô chở tất cả đến khu công nghiệp D thuộc thôn X, xã D, thành phố P thì dừng lại. lúc này, T cũng điều khiển xe ô tô biển số 81A-XXX.XX của anh H đến nơi P và Â. Tại đây, P nói với anh H: “Tiền mày lừa bán gỗ cho tao giờ mày tính sao?”, vì sợ P đánh nên anh H nói: “Để em bán xe ô tô lấy tiền trả anh”. Sau đó, anh H gọi điện cho gara xe ô tô để bán xe nhưng không ai nghe máy nên anh H gọi điện cho vợ là chị Lê Thị P và nói: “Mẹ đến chỗ Minh L cầm chiếc xe máy lấy 40.000.000 đồng, bố đang có việc”. Lúc sau, vợ anh H gọi điện lại nói tiền đưa cho ai thì T nói anh H nói với vợ mang đến tiệm cầm đồ X trên đường L, thành phố P đưa cho anh Lê Anh Đ là nhân viên của tiệm cầm đồ, sau đó anh Đ đưa lại cho Nguyễn Thị Thùy A là nhân viên của tiệm cầm đồ và là vợ của Kiều Việt T.

Sau đó, Â lục ví của anh H lấy được 5.500.000 đồng và trả lại ví cho anh H, còn P giật sợi dây chuyền bằng sợi dây nhựa đen, ở hai đầu sợi dây có 02 đầu rồng làm bằng vàng 14k và 01 móng sừng màu vàng đục có bọc vàng 13K mà anh H đang đeo trên cổ. Â lấy súng đưa cho anh H cầm để T dùng điện thoại của T quay phim, đồng thời T viết giấy bút đã mua trước đó và viết giấy anh H bán xe ô tô biển số 81A-XXX.XX cho P, rồi lấy mực bút chà lên hai đầu ngón tay cái của anh H để anh H điểm chỉ vào tờ giấy bán xe do T viết. Sau đó, Â cởi trói cho anh H và chở anh H đến khu vực nhà nghỉ V trên đường H1, thành phố P rồi bỏ anh H cùng xe ô tô 81A-XXX.XX của anh H lại. Â điều khiển xe ô tô biển số 81A-101.38 chở P và T đến tiệm cầm đồ 24h ở số 54 L, thành phố P để P vào gặp A lấy số tiền 40.000.000 đồng. Tiếp đó, P, Â, T đi đến tiệm vàng K ở phường H1, thành phố P, P đưa sợi dây chuyền đã lấy của anh H cho Â, Â vào tiệm tháo phần vàng dùng để bọc móng sừng màu vàng đục, loại vàng 13K ra bán cùng với hai đầu rồng làm bằng vàng 14K cho ông Trần Đình P (là chủ tiệm) được 5.100.000 đồng, còn móng sừng thì Â giữ lại. Toàn bộ số tiền bán được sợi dây chuyền và số tiền 5.500.000 đồng mà Â lấy được của anh H đều do P cất giữ. Đối với anh H, sau khi P, Â, T bỏ đi thì anh H đến Công an phường I, thành phố P trình báo sự việc. Ngày 25/4/2017, P và Â đến Công an thành phố P đầu thú, P giao nộp 50.600.000 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 01 cây đao dài 57cm (gồm: phần lưỡi đao dài 40cm, rộng 8cm và phần cán đao dài 17cm), 01 điện thoại di động hiệu Iphone 3 màu đen; Â giao nộp 01 khẩu súng tự chế (loại súng giống súng Rulo) bên trong có 05 viên đạn và 01 điện thoại di động hiệu Nokia 1133 màu đen. Đến ngày 22/5/2017, Kiều Việt T đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố P đầu thú và giao nộp 01 bình xịt hơi cay hình trụ màu đen có nắp chốt màu đỏ, đường kính 3,5cm, cao 11,7cm và 01 móng sừng màu vàng đục đã lấy của anh H.

Tại bản cáo trạng số: 38/CTr-VKS ngày 08/02/2018 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố P, tỉnh Gia Lai đã truy tố các bị cáo Ngô P, Kiều Việt T, Hồ Xuân  về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật” theo khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và tội “Cướp tài sản” theo điểm d khoản 2 Điều 168 của Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 52/2018/HS-ST ngày 23/4/2018 của Tòa án nhân dân thành phố P, tỉnh Gia Lai đã quyết định:

Tuyên bố các bị cáo Ngô P, Hồ Xuân  (K), Kiều Việt T phạm tội “Bắt, giữ người trái pháp luật” và “Cướp tài sản”.

Áp dụng khoản 1 Điều 123 và điểm p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 33 của Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009; điểm d, đ Khoản 2 Điều 168 và điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51; Điều 38; Điều 54, 55 của Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017:

Xử phạt bị cáo Ngô P06 (sáu) năm tù về tội Cướp tài sản; và 06 (sáu) tháng tù về tội Bắt, giữ người trái pháp luật.

Tổng hợp hình phạt buộc Ngô P phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 06 (sáu) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 25/4/2017.

Áp dụng khoản 1 Điều 123 và điểm h, p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 33 của Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009; điểm d, đ Khoản 2

Điều 168 và điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51; Điều 38; Điều 54, 55 của Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017;

Xử phạt bị cáo Hồ Xuân  05 (năm) năm tù về tội Cướp tài sản; và 06 (sáu) tháng tù về tội Bắt, giữ người trái pháp luật.

Tổng hợp hình phạt buộc Hồ Xuân  phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 05 (năm) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 25/4/2017.

Xử phạt bị cáo Kiều Việt T 05 (năm) năm tù về tội Cướp tài sản; và 06 (sáu) tháng tù về tội Bắt, giữ người trái pháp luật.

Tổng hợp hình phạt buộc Kiều Việt T phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 05 (năm) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 22/5/2017.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm, xử lý vật chứng và tuyên quyền kháng cáo của người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Ngày 4/5/2018, bị cáo Hồ Xuân  và bị cáo Kiều Việt T kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 3/5/2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố P ra Quyết định kháng nghị số 01/QĐ-VKS, kháng nghị một phần bản án sơ thẩm 52/2018/HS-ST ngày 23/4/2018 của Tòa án nhân dân thành phố P; đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai xét xử phúc thẩm theo hướng không áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 168 của Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 làm tình tiết định khung tăng nặng đối với các bị cáo Ngô P, Hồ Xuân  và Kiều Việt T.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo Hồ Xuân  và Kiều Việt T rút toàn bộ kháng cáo. Kiểm sát viên giữ nguyên nội dung kháng nghị, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của các bị cáo Hồ Xuân  và Kiều Việt T; chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố P, sửa bản án theo hướng không áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 168 của Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 làm tình tiết định khung tăng nặng đối với các bị cáo Ngô P, Hồ Xuân  và Kiều Việt T, giữ nguyên mức hình phạt như bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Tại phiên tòa P thẩm, các bị cáo Hồ Xuân  và Kiều Việt T rút toàn bộ kháng cáo, việc rút kháng cáo của các bị cáo là hoàn toàn tự nguyên, đúng quy định của pháp luật nên Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của các bị cáo.

[2] Xét kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố P,Hội đồng xét xử P thẩm  thấy rằng:

Tài sản mà các bị cáo Ngô P, Hồ Xuân  và Kiều Việt Tchiếm đoạt bao gồm: 45.500.000 đồng tiền mặt, 01 móng sừng màu vàng đục, 01 mặt bọc móng vàng 13K có trọng lượng 01 chỉ và 02 đầu rồng bằng vàng 14K có trọng lượng 1,3 chỉ. Sau khi chiếm đoạt được tài sản, bị cáo  đã tháo phần vàng dùng để bọc móng sừng màu vàng đục, loại vàng 13K ra bán cùng với hai đầu rồng làm bằng vàng 14K cho ông Trần Đình P (là chủ tiệm) được 5.100.000 đồng. Kết quả định giá số 97/KL-HĐĐG ngày 6/6/2017 của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự thành phố P kết luận: Phần vàng dùng để bọc móng sừng, loại vàng 13K có trọng lượng 01 chỉ có giá trị 1.700.000 đồng; 02 đầu rồng bằng vàng 14K, trọng lượng 1,3 chỉ có giá trị 2.600.000 đồng; tổng giá trị là 4.300.000 đồng, riêng đối với 01 móng sừng màu vàng đục thì không định giá được.

Vậy tổng giá trị tài sản mà các bị cáo chiếm đoạt theo kết luận của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự thành phố P là 45.500.000 đồng + 4.300.000 đồng = 49.800.000 đồng; tổng giá trị tài sản chiếm đoạt thực tế theo lời khai của các bị cáo (gồm tiền mặt và tiền sau khi bán tài sản bằng hiện vật của người bị hại) là 45.500.000 đồng + 5.100.000 đồng = 50.600.000 đồng.

Việc xác định đúng giá trị tài sản bị xâm phạm, thiệt hại có ý nghĩa quan trọng và mang tính chất bắt buộc để xác định hành vi xâm phạm về tài sản có phải là tội phạm hay không. Bên cạnh đó, việc định giá tài sản còn là căn cứ pháp lý để xác định khung hình phạt; đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội khi lượng hình và xác định mức bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Do đó, phải căn cứ vào kết quả định giá tài sản trong tố tụng hình sự để làm căn cứ xử lý vụ án.

Trong trường hợp này, lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm phải sử dụng kết quả của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự làm căn cứ xét xử đối với các bị cáo. Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại căn cứ vào tổng giá trị tài sản mà các bị cáo đã chiếm đoạt trên thực tế theo lời khai của các bị cáo để từ đó áp dụng thêm tình tiết định khung tăng nặng là: “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng” được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 168 của Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 để xét xử đối với các bị cáo là không chính xác, gây bất lợi cho các bị cáo. Do đó, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố P là có căn cứ nên được chấp nhận.

Mặc dù, không áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 168 của Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 làm tình tiết định khung tăng nặng đối với các bị cáo Ngô P, Hồ Xuân  và Kiều Việt T, nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng: Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến quyền tự do của công dân, xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác được pháp luật bảo vệ, gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý bất bình cho người dân. Căn cứ vào tính chất tội phạm, hậu quả của hành vi phạm tội của các bị cáo đã gây ra và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm thì hành vi phạm tội của các bị cáo cần phải được xử lý nghiêm minh để giáo dục, cải tạo các bị cáo và răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội. Khi quyết định hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm đã đánh giá đúng tính chất của vụ án, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra đối với con người và xã hội, phân hóa vai trò của từng bị cáo trong vụ án, áp dụng đầy đủ tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo để xử phạt Ngô P 06 năm tù về tội “Cướp tài sản” và 06 tháng tù về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”, tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 06 năm 06 tháng tù; các bị cáo Hồ Xuân  và Kiều Việt T mỗi bị cáo 05 năm tù về tội “Cướp tài sản” và 06 tháng tù về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”, tổng hợp hình phạt buộc mỗi bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của 2 tội là 05 năm 06 tháng tù là phù hợp, vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm giữ nguyên mức hình phạt như bản án sơ thẩm.

[3] Các bị cáo Hồ Xuân Â, Kiều Việt T không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 355 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của các bị cáo Hồ Xuân Â và Kiều Việt T.

2. Chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố P. Sửa bản án hình sự sơ thẩm số 52/2018/HS-ST ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố P, tỉnh Gia Lai:

Tuyên bố các bị cáo Ngô P, Hồ Xuân  (K), Kiều Việt T phạm tội “Bắt, giữ người trái pháp luật” và “Cướp tài sản”.

Áp dụng khoản 1 Điều 123 và điểm p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 33 của Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009; điểm d khoản 2 Điều 168 và điểm b, s Khoản 1, 2 Điều 51; Điều 38; Điều 54, 55 của Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017:

Xử phạt bị cáo Ngô P 06 (sáu) năm tù về tội “Cướp tài sản” và 06 (sáu) tháng tù về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Ngô P phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 06 (sáu) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 25/4/2017.

Áp dụng khoản 1 Điều 123 và điểm h, p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 33 của Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009; điểm d khoản 2 Điều 168 và điểm b, s khoản 1, 2 Điều 51; Điều 38; Điều 54, 55 của Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017:

Xử phạt bị cáo Hồ Xuân  05 (năm) năm tù về tội “Cướp tài sản” và 06 (sáu) tháng tù về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Hồ Xuân  (K) phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 05 (năm) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 25/4/2017.

Xử phạt bị cáo Kiều Việt T 05 (năm) năm tù về tội “Cướp tài sản” và 06 (sáu) tháng tù về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Kiều Việt T phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 05 (năm) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 22/5/2017.

2. Về án phí hình sự P thẩm: Các bị cáo Hồ Xuân  và Kiều Việt T không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

4. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

544
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 38/2018/HS-PT ngày 20/08/2018 về tội bắt, giữ người trái pháp luật và cướp tài sản

Số hiệu:38/2018/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Gia Lai
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 20/08/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;