Bản án 373/2023/DS-PT về chấm dứt việc ủy quyền và đòi tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

BẢN ÁN 373/2023/DS-PT NGÀY 02/08/2023 VỀ CHẤM DỨT VIỆC ỦY QUYỀN VÀ ĐÒI TÀI SẢN

Ngày 02 tháng 8 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại H xét xử công khai vụ án dân sự thụ lý số 81/2023/TLPT-DS ngày 02 tháng 3 năm 2023 về việc “Chấm dứt việc ủy quyền và đòi tài sản”, do có kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 22/2022/DS-ST ngày 21/4/2022 và ngày 27/5/2022 của Tòa án nhân dân thành phố H.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 8530/2023/QĐ-PT ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Tòa án nhân dân cấp cao tại H, giữa các đương sự sau:

* Nguyên đơn: Ông Trương Văn Th, sinh năm 1930; nơi cư trú: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; hiện ở tại: Số 20/4 tổ 11, ấp Đông Minh, xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đ.

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn:

1. Ah Lê Dương Ước A, sinh năm 1991; địa chỉ: Phòng 12A, chung cư Viện chiến lược khoa học - Bộ Công an, đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy, thành phố H.

2. Chị Phạm Thị Thu H, sinh năm 1976; địa chỉ: Số 121 ngõ chợ Khâm Thiên, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, thành phố H.

3. Ông Trương Đức T, sinh năm 1966, địa chỉ: Số 20/4 tổ 11, ấp Đông Minh, xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đ.

Tại phiên tòa: Ông Th2, chị H đều vắng mặt; anh A, ông T đều có mặt.

* Bị đơn:

1. Ông Trương Kiêm Th, sinh năm 1945; địa chỉ: Số 18, ngõ 418 Phạm Văn Đồng, phường C, quận B, thành phố H.

2. Bà Trịnh Thị P, sinh năm 1959; địa chỉ: Số 43 Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận T, thành phố H.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Th: Luật sư Phạm Xuân Th1 - Công ty luật TNHH Đông Bắc, Đoàn luật sư thành phố H.

Tại phiên tòa: Ông Th, bà P và Luật sư Th1 đều có mặt.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Chị Trương Thu Tr, sinh năm 1986;

2. Ah Trương Minh P, sinh năm 1992;

Cùng địa chỉ: Số 43 Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận T, thành phố H.

3. Bà Nguyễn Thị Thức, sinh năm 1948 (vợ ông Th)

4. Chị Trương Thúy H, sinh năm 1983 (hiện cư trú tại Cộng hòa Pháp)

5. Bà Trương Thị Ng, sinh năm 1951; địa chỉ: Số 57 Nguyễn Hữu Huân, quận H, thành phố H.

6. Bà Trương Thị H, sinh năm 1948; địa chỉ: Phòng 111, F2, tầng 1, Tập thể cao su Sao Vàng, số 41 đường Khương Đình, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố H.

7. Bà Trương Thị H2, sinh năm 1958; địa chỉ: Số 4 Dốc Thọ Lão, phường Đông Mác, quận Hai Bà Trưng, thành phố H.

Tại phiên tòa: Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đều vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Căn cứ vào nội dung khởi kiện và quá trình giải quyết vụ án, lời trình bày của nguyên đơn và đại diện theo ủy quyền, thì:

Nguồn gốc nhà, đất hiện nay đang có tranh chấp tại số 43 Yên Phụ, quận Ba Đình, H là của cụ Trương Văn Ph và vợ là cụ Trần Thị M1. Hai cụ có ba người con là ông Trương Văn Th, ông Trương Văn M2 và bà Trương Thị Triệu. Cụ Ph chết năm 1962, cụ M1 chết năm 1982; đều không để lại di chúc; thời điểm khi cụ Ph chết thì ông Th2 đang học trường “Võ bị Đà Lạt” sau đó lấy vợ và sinh sống tại Sài Gòn, bà Triệu đã đi lấy chồng và ở nhà chồng tại phố Hàng Gai, chỉ có vợ chồng ông M2 và các con của vợ chồng ông M2 trong đó có ông Th sinh sống cùng trong nhà đất do hai cụ tạo lập.

Năm 1988, ông Th2 từ miền Nam ra và có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế nhà, đất tại số 43 Yên Phụ do bố mẹ để lại hiện đang do ông M2 (là bố ông Th) đang quản lý, đồng thời ủy quyền cho ông Th thay mặt ông Th2 tham gia tố tụng. Trong đơn khởi kiện chia thừa kế và quá trình giải quyết vụ án chia thừa kế, ông Th2 có nhiều đơn và lời khai thể hiện mục đích chia thừa kế với ông M2 là để đảm bảo quyền lợi chỗ ở cho các cháu là con của ông M2, cụ thể là cho anh em ông Th và ông Th3. Thời điểm này, ông Th2 đang sinh sống tại Th2 phố Hồ Chí Minh và đang làm thủ tục đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO. Cụ thể ông Th2 đã làm 02 giấy ủy quyền cho ông Th vào ngày 09/9/1988 và giấy thứ hai ngày 22/11/1988. Theo đó cả 02 giấy ủy quyền có nội dung ủy quyền cho ông Th thực hiện nội dung cụ thể về việc: Sẽ thi hành mọi vấn đề hành chánh khi có phán quyết của Tòa án liên quan đến việc tôi xin hưởng thừa kế nhà, đất tại 43 phố Yên Phụ. Thi hành việc chia thừa kế theo phán quyết của Tòa án và tiếp nhận phần thừa kế nhà đất mà tôi được hưởng tại 43 Yên Phụ. Đại diện tôi khi vắng mặt và giải quyết mọi vấn đề về pháp lý sau này liên quan đến việc tôi được hưởng thừa kế nhà, đất. Giao cho 2 cháu ruột là Trương Kiêm Th và Trương Kiêm Th3 cư trú tại 43 Yên Phụ được toàn quyền sử dụng và quản lý phần nhà, đất mà tôi được hưởng thừa, kế tại 43 Yên Phụ”.

Tại Giấy ủy quyền ngày 22/11/1988, ông Th2 nêu rõ ủy quyền cho ông Th quản lý, sử dụng toàn bộ phần diện tích nhà, đất ông Th2 được chia thừa kế theo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Ba Đình và tiếp tục ủy quyền cho ông Th giải quyết vụ án chia thừa kế tại Tòa án cấp phúc thẩm.

Quá trình giải quyết vụ án: Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 302/1989/DSPT ngày 20/6/1989 của Tòa án nhân dân thành phố H đã quyết định: Ông Trương Văn Th được hưởng thừa kế tại nhà số 43 phố Yên Phụ gồm các diện tích: 10,22m2 nhà mặt phố Yên Phụ, phòng diện tích 6,5m2 phía trong giáp phần ông Th đang sử dụng và 1/2 diện tích đất phía sau có diện tích là 48,32m2. Ông Th2 tạm thời giao cho cháu là ông Trương Kiêm Th quản lý, sử dụng phần nhà, đất ông được chia theo Giấy ủy quyền ngày 09/9/1988 và Giấy ủy quyền ngày 22/11/1988. Ngày 17/10/1996 ông Th2 được Sở Nhà đất H đăng ký trước bạ đối với các diện tích nhà, đất được chia tại số nhà 43 phố Yên Phụ. Bản án cũng giao phần nhà, đất còn lại cụ thể cho ông M2 được hưởng thừa kế quản lý sử dụng và sở hữu.

Bản án phúc thẩm này đã được ông Th thay mặt ông Th2 đã tự nguyện thỏa thuận thi hành bản án với ông M2 và cũng đã được cơ quan Thi hành án lúc đó lập biên bản xác định việc tự nguyện thi hành đúng theo bản án. Sau đó ông Th đã thay mặt ông Th2 thực hiện các nghĩa vụ thuế, lệ phí các để khai nhận tài sản theo quy định.

Trong thời gian được ủy quyền quản lý, sử dụng nhà, đất theo ủy quyền thì ông Th mâu thuẫn với vợ chồng ông Th3 (bà P là vợ ông Th3) nên năm 1997 ông Th tự thỏa thuận với ông Th3 ngăn khối tài sản thừa kế của ông Th2 làm 2 phần như sau:

- Gia đình ông Th: Sử dụng 1/5 diện tích được hưởng thừa kế của ông M2 cho và 48,32m2 là phần diện tích được hưởng thừa kế của ông Th2, đi phía đê Yên Phụ.

- Gia đình ông Th3: Sử dụng 1/4 diện tích thừa kế của ông M2 và 10,22m2 diện tích được hưởng thừa kế của ông Th2 và đi ra phía phố Yên Phụ.

Sau đó ông Th tự ý đập thông phần diện tích được hưởng thừa kế của ông M2 là nhà kho sang phần diện tích được hưởng thừa kế của ông Th2, tự ý xây thành 01 khối nhà bê tông nhiều tầng và cho thuê 18.000.000đ/tháng.

Nay nguyên đơn khởi kiện yêu cầu:

- Chấm dứt Hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng, trông nom phần diện tích mà ông Th2 được hưởng thừa kế tại số 43 phố Yên Phụ đối với ông Trương Kiêm Th theo Giấy ủy quyền ngày 09/9/1988 và Giấy ủy quyền ngày 22/11/1988.

- Yêu cầu ông Trương Kiêm Th trả lại toàn bộ phần diện tích đất mà ông Th2 được hưởng thừa kế tại phía đê Yên Phụ (nay là số 45 đường Nghi Tàm), quận T, thành phố H.

- Yêu cầu bà P (vợ ông Th3) trả lại toàn bộ phần diện tích nhà, đất mặt phố mà ông Th2 được hưởng thừa kế tại số 43 phố Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận T, H. Phần diện tích này, nếu gia đình bà P tự nguyện trả lại thì ông Th2 sẽ xem xét tạm thời cắt cho gia đình bà P một lối đi vào nhà trong là phần diện tích được hưởng thừa kế của ông M2.

- Năm 1995 Nhà nước mở rộng đường Nghi Tàm, đã thu hồi một phần diện tích nhà là 22,6m2, trong đó có phần diện tích của ông Th2 1/2 và ông M2 1/2 là 1l,3m2. Ông Th là người nhận tiền bồi thường và nghe nói còn được nhận 30m2 đất đền bù nhưng ông Th2 không rõ địa chỉ đất được đền bù ở đâu. Ông Th2 yêu cầu lấy lại phần tiền và nhà đất bồi thường tiêu chuẩn của ông Th2 mà ông Th đã nhận đền bù.

- Do ông Th cho thuê nhà từ năm 2010 đến nay nên đề nghị ông Th phải trả tiền thuê nhà cho ông Th2.

Đối với yêu cầu phản tố của ông Th đòi ông Th2 thanh toán công sức trong việc ủy quyền, đòi tiền, vàng thì những người đại diện theo ủy quyền của ông Th2 không đồng ý vì cho rằng ông Th không có công sức, không có việc ông Th chuyển tiền, vàng cho ông Th2; Không đồng ý yêu cầu tính tiền công sức trông nom, quản lý, tài sản của ông Th, bà P.

Bị đơn là ông Trương Kiêm Th trình bày trong các bản khai, đơn phản tố và tại phiên tòa với nội dung:

Năm 1988, trước khi ông Th2 đi M2 theo diện HO, ông Th2 làm giấy ủy quyền cho ông và ông Th3 làm đơn kiện yêu cầu chia thừa kế di sản của ông, bà nội ông tại nhà 43 Yên Phụ đối với bố ông là ông M2 với mục đích đảm bảo quyền lợi chỗ ở tại 43 Yên Phụ cho các cháu là ông và ông Th3. Vì thế anh em ông mới nhận ủy quyền của ông Th2 để kiện bố ông. Theo Bản án dân sự số 302/DSPT ngày 20/6/1989 của Tòa án H thì phần ông Th2 được chia thừa kế tại 43 Yên Phụ là 10.22m2 nhà mặt phố Yên Phụ; buồng 6,5m2 phía trong và 1/2 diện tích đất phía sau (giáp đê Yên Phụ). Ông Th2 ủy quyền cho ông đứng ra thi hành án, làm các thủ tục để nhận kỷ phần thừa kế theo bản án và ủy quyền cho ông quản lý, sử dụng toàn bộ phần nhà đất của ông Th2 được hưởng thừa kế. Từ năm 1988, khi đại diện theo ủy quyền cho ông Th2 kiện chia thừa kế, ông phải bỏ tiền thuê Luật sư, bỏ bao thời gian, công sức đi kiện tại Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền. Ông còn lo ăn, ở cho ông Th2 mỗi khi ông Th2 từ miền Nam ra H để tham gia vụ kiện rất tốn kém. Khi bản án chia thừa kế có hiệu lực pháp luật, ông đã phải bỏ tiền ra thay ông Th2 thi hành án gồm: Thanh toán chênh lệch kỷ phần của ông Th2 cho ông M2, bỏ tiền xây ngăn diện tích ông Th2 được chia, nộp án phí thay cho ông Th2, liên hệ với cơ quan nhà đất để làm thủ tục đăng ký phần nhà, đất ông Th2 được chia, nộp lệ phí trước bạ, đóng thuế đất hàng năm thay ông Th2; kê khai nhận bồi thường v.v… Ông đã phải bỏ rất nhiều tiền của, công sức mới tu tạo được như ngày nay vì trước đây phía sau nhà 43 Yên Phụ giáp đê, rất thấp, không có lối đi. Đồng thời, năm 1988-1989, theo yêu cầu của ông Th2 qua các thư ông Th2 gửi về, ông đã phải chuyển tiền ứng trước cho ông Th2 1,4 cây vàng và rất nhiều tiền để ông Th2 lo thủ tục đi M2 và lo cho các con ông, vì ông Th2 nói sau này ông sẽ được hưởng phần thừa kế của ông Th2.

Ông và ông Th3 được ông Th2 ủy quyền quản lý, sử dụng phần nhà, đất ông Th2 được chia thừa kế, trước đây đều đi chung lối đi ra phố Yên Phụ, sau đó do việc đi chung xảy ra nhiều mâu thuẫn nên được sự đồng ý của ông Th2, ông và ông Th3 đã thỏa thuận ngăn chia và đi lối đi riêng biệt từ năm 1997: Ông Th3 sử dụng phần nhà 10,22m2 phía mặt phố Yên Phụ và đi ra phố Yên Phụ còn ông sử dụng phần nhà, đất ông Th2 được chia về phía đê và đi ra đê Yên Phụ (nay là đường Nghi Tàm).

Năm 1991, ông mua lại của bố ông kỷ phần nhà, đất bố ông (ông M2) được chia phía đê Yên Phụ với giá 03 cây vàng.

Sau khi thỏa thuận với ông Th3, được sự đồng ý của ông Th2, ông đã phá dỡ phần nhà cũ hỏng của ông Th2 được chia và phần nhà kho ông mua của bố ông để làm thành nhà cấp 3 trên đất của ông Th2 và đất của bố ông mà ông đã mua. Năm 2008, ông tôn tạo thành nhà 04 tầng như hiện nay.

Trước đây, ông Th2 yêu cầu ông phải thanh toán cho ông Th2 20 cây vàng để được sử dụng toàn bộ phần nhà, đất ông Th2 được chia thừa kế nhưng do ông Th3 sử dụng phần nhà mặt phố còn ông chỉ sử dụng phần đất phía sau nên ông không đồng ý. Hơn nữa phần nhà, đất ông mua của bố ông bằng phần nhà, đất ông sử dụng của ông Th2 về phía đê cũng chỉ có 03 cây vàng thời điểm năm 1991 ông đã bỏ rất nhiều tiền cho ông Th2 rồi nên ông không đồng ý đưa cho ông Th2 20 cây vàng mà chỉ đồng ý trả ông Th2 10 cây vàng.

Theo Trích lục hiện trạng sử dụng đất số 16/TL - ĐC ngày 12/10/1998 của UBND phường Yên Phụ thì diện tích đất tại số 45 Nghi Tàm chỉ còn có 62m2. Năm 1995-1996, khi Nhà nước lấy đất và có phương án bồi thường thì ông có photo 01 bản phương án bồi thường gửi cho ông Th2. Ông Th2 cho con trai là Trương Đức Thắng ra gặp ông để lấy một nửa số tiền được đền bù, không có giấy biên nhận.

Ngày 17/10/2018, tại Tòa án nhân dân quận T giữa ông và ông Th2 đã thống nhất thỏa thuận: Trong tổng số diện tích 66,3 m2 đất đo thực tế tại 45 Nghi Tàm, chia theo chiều dọc thì phần của ông Th2 là 33m2 phía tay phải, của ông là 33,3m2 phía tay trái từ ngoài nhìn vào (phần mua của ông M2).

Trước yêu cầu khởi kiện của ông Th2, ông đề nghị được tiếp tục sử dụng toàn bộ phần đất của ông Th2 mà ông đang quản lý, sử dụng tại 45 Nghi Tàm vì thực tế ông đã làm nhà 04 tầng trên cả phần đất của ông Th2 và ông M2 (mà ông đã mua của ông M2) được sự đồng ý của ông Th2, nay không thể ngăn chia đất trả lại ông Th2 được, ông sẽ thanh toán cho ông Th2 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng) và ông không yêu cầu ông Th2 phải thanh toán lại cho ông các chi phí ông đã bỏ ra khi nhận ủy quyền của ông Th2 trong vụ án thừa kế, thi hành án... cũng như công sức của ông trong việc bảo quản, duy trì tài sản. Nếu ông Th2 không đồng ý thì ông giữ nguyên yêu cầu phản tố: Đề nghị ông Th2 phải thanh toán trả ông các khoản sau:

- Công sức trông nom, gìn giữ tài sản từ năm 1989 đến ngày ông Th2 khởi kiện ông (2013) là 1,5 tỷ đồng - Trả lại ông 1,4 cây vàng ông đã cho ông Th2 vay khi xuất cảnh sang M2 và đề nghị tính số vàng này tương đương 1/2 kỷ phần đất của ông Th2 được chia phía Nghi Tàm vì ông mua toàn bộ phần của ông M2 phía Nghi Tàm (bằng phần của ông Th2) chỉ có 03 cây vàng thời điểm năm 1991.

- Tiền chi phí đi lại, ăn ở cho ông Th2 trong thời gian kiện vụ án thừa kế tại 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm là 800 triệu đồng.

- Tiền đóng án phí cho ông Th2 trong vụ án chia thừa kế: 199.113đ; thay ông Th2 trả tiền chênh lệch cho ông M2 theo quyết định bản án chia thừa kế: 476.372đ; đền bù 1/2 gác xép cho ông M2: 90.000đ; nộp tiền thuế trước bạ sang tên cho ông Th2 bằng 2% trị giá nhà, đất ông Th2 được chia thừa kế là 4.980.000đ. Đề nghị tính số tiền này tương ứng giá trị kỷ phần của ông Th2 được nhận theo Bản án số 302 của Tòa án H.

- Chi phí thuê Luật sư, liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền khi nhận ủy quyền tham gia tố tụng vụ án chia thừa kế và thi hành án nhận kỷ phần của ông Th2.

Năm 2013, ông có cho ông Ch1 thuê nhà thời hạn 05 năm, tiền thuê nhà là 18 triệu đồng/tháng. Từ năm 2018 đến năm 2019 cho ông Cưòng thuê. Từ năm 2020 đến nay do dịch bệnh nhiều nên ông không cho thuê nữa mà tự kinh doanh. Ông không đồng ý yêu cầu đòi tiền thuê nhà của ông Th2 vì nhà do ông làm, không phải nhà của ông Th2, việc cho thuê ông cũng phải bỏ ra rất nhiều tiền tu sửa nhà cửa và các chi phí khác. Giữa ông và ông Ch1, ông Cường đã thanh lý hợp đồng thuê, không còn vướng mắc gì. Hiện ông Ch1 và ông Cường ở đâu ông không biết và không giữ lại hợp đồng thuê với hai ông nên không có địa chỉ để cung cấp cho Tòa.

Về việc đòi tiền thuê nhà của ông Th2 thì ông có ý kiến: Nhà là của ông xây nên ông không phải trả tiền thuê cho ông Th2.

Đối với yêu cầu đòi đất được đền bù thì ông khẳng định ông không được nhận đất đền bù mà chỉ được nhận tiền đền bù theo phương án bồi thường mà ông đã gửi ông Th2 và chia cho ông Th2 1/2 tiền đền bù cho anh Thắng con ông Th2 nhận rồi.

Bị đơn là bà Trịnh Thị P trình bày trong quá trình tham gia tố tụng và tại phiên tòa: Năm 1985 bà kết hôn với ông Trương Kiêm Th3 (ông Th3 đã chết năm 2007). Bà và ông Th3 có 02 con là Trương Minh P và Trương Thu Tr. Trước đây ông Th3 còn sống có mong muốn hòa giải mua lại phần diện tích đất của ông Th2 mà gia đình bà đang quản lý sử dụng nhưng ông Th2 không đồng ý mà vẫn muốn đòi lại. Nay ông Th3 đã chết, mẹ con bà không có tiền mua lại, ông Th2 muốn lấy lại đất này thì phải thanh toán trả cho gia đình bà tiền công sức bảo quản, duy trì là 10.000.000 đồng/tháng ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật, tính từ năm 1989 đến nay là 1,5 tỷ đồng. Trước đây gia đình bà có cho ông Bảo thuê phần ngoài mặt phố một thời gian ngắn, hiện nay phần diện tích của ông Th2 mẹ con bà đang sử dụng, không cho ai thuê.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1. Chị Trương Thu Tr là con bà P trình bày: Phần đất mà gia đình chị đang sử dụng là phần đất do ông nội chị tên là M2 để lại, còn lm mặt tiền và chiều sâu là 6m là phần đất chung của bố chị (Th3) với ông Th2, ông Th2 đã ủy quyền cho bố chị trông coi phần đất chung đó, tính đến nay đã được 28 năm. Trong quá trình quản lý và sử dụng bố mẹ chị đã tôn tạo, tu sửa phần đất chung, tuy nhiên thời gian đó chị còn nhỏ không đóng góp công sức sửa chữa gì. Đề nghị Tòạ án giải quyết theo pháp luật đảm bảo quyền lợi của gia đình chị. Vì điều kiện không tham gia tố tụng được nên chị ủy quyền cho mẹ chị là bà Trịnh Thị P.

2. Ah Trương Minh P trình bày: Ah là con ông Th3, bà P. Từ tháng 3/2016 anh đi nước ngoài về và sống tại số 43 Yên Phụ cùng mẹ và chị gái. Mọi vấn đề liên quan đến nhà đất tranh chấp thì mẹ anh giải quyết, anh không có ý kiến gì khác. Đề nghị Tòa không báo gọi, lập biên bản gì nữa đối với anh.

3. Bà Nguyễn Thị Thức (vợ ông Th) trình bày: Quyền sử dụng đất tại số 45 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận T, H là do cha ông để lại cho bố mẹ chồng bà cùng với ông Th2, bà Triệu. Ông Th2 sinh sống bên nước ngoài nên nhờ vợ chồng bà quản lý, trông nom phần diện tích mà ông Th2 được hưởng thừa kế. Ngày 28/11/1991, bố chồng bà là ông M2 có chuyển nhượng lại 1 phần diện tích là quyền sử dụng đất tại số 45 đường Nghi Tàm cho chồng bà. Bản thân bà và các con không có đóng góp, công sức gì. Số tiền mà ông Th chồng bà có được để thanh toán cho ông M2 là của ông Th bỏ ra. Do vậy, bà không có quyền lợi và nghĩa vụ gì liên quan đến tài sản tranh chấp mà hoàn toàn do ông Th giải quyết. Bà Thức đã có văn bản khước từ quyền lợi đối với khối tài sản tranh chấp.

4. Chị Trương Thúy H (con ông Th) trình bày: Đây là thửa đất có nguồn gốc của ông bà để lại, khi bố mẹ bà xây nhà trên thửa đất nêu trên bà còn nhỏ không có công sức đóng góp gì. Chị từ chối các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản nêu trên để bố chị là ông Trương Kiêm Th được toàn quyền giải quyết các cơ quan có thẩm quyền.

5. Bà Trương Thị H, bà Trương Thị Ng, bà Trương Thị H2 (là con ông M2) trình bày: Nguồn gốc thửa tại 43 Yên Phụ là của tổ tiên để lại, sau này chia thừa kế giữa ông Th2 với ông M2 thì sử dụng lối đi ở mặt phố Yên Phụ vì phần đất phía sau là đê (nay là đường Nghi Tàm), trước đây không có lối đi.

Ngày 08/11/1991 tại Phòng công chứng số 1, bố các bà là ông M2 đã chia cho các con bà hai là Trương Thị H2, Trương Thị H, Trương Thị Ng, Trương Kiêm Th3 và con bà cả là ông Trương Kiêm Th chung nhau 1 gian buồng 14,5m2 ngay phía sau nhà mặt phố Yên Phụ. Ông Th mua thêm 01 phần nhà kho và 1 phần đất của ông M2 phía đê và ông Th tự nhập vào phần nhà đất của ông Th2 giao cho ông Th quản lý thành hiện trạng nhà số 45 Nghi Tàm như hiện nay. Phần diện tích ông Th2 được chia mặt phố Yên Phụ và gian buồng 14,5 m2 của 5 anh chị em các bà hiện do gia đình Th3 + P sử dụng toàn bộ.

Đối với gian buồng mà 5 anh chị em bà được ông M2 chia trước đây có lối đi từ phần đất của ông M2 được hưởng kể từ mặt phố Yên Phụ vào. Phần diện tích ông M2 được hưởng thừa kế đã bán cho người khác và họ đã có lối đi riêng nên phần diện tích này không có lối đi mà sử dụng lối đi qua diện tích nhà ông Th2 được chia mặt phố Yên Phụ.

Các bà không đề nghị Tòa án giải quyết phân chia đối với diện tích nhà đất mà ông M2 đã chia cho các bà mà chỉ đề nghị ông Th2 cho các bà một lối đi vào phần diện tích nhà đất mà ông M2 chia cho 5 anh chị em vì ngoài lối đi qua phần nhà ông Th2 được chia về phố Yên Phụ này không còn lối đi nào khác. Đề nghị tất cả 5 anh chị em các bà không phải thanh toán tiền lối đi, nếu ông Th2 đề nghị trả tiền lối đi thì đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật.

Các bà không có yêu cầu độc lập, không tranh chấp gì liên quan đến nhà đất mà ông Th đang sử dụng. Các bà đề nghị vắng mặt trong quá trình tố tụng và khi xét xử vụ án.

6. Ông Phạm Việt Cường trình bày: Năm 2010 ông thuê nhà 4 tầng của ông Trương Kiêm Th tại địa chỉ số 45 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận T, H để kinh doanh với thời hạn là 5 năm. Sau khi thuê, ông không cải tạo, sửa chữa gì vẫn sử dụng như nguyên trạng ban đầu, không cho nhân viên ngủ lại. Ông không liên quan trong vụ án này, đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật.

* Theo Biên bản định giá tài sản ngày 08/12/2013: Trị giá đất tranh chấp tại 43 Yên Phụ là 150.000.000đ/m2; Trị giá đất tranh chấp tại 45 Nghi Tàm là 103.000.000đ/m2.

Tại phiên tòa ngày 21/4/2022, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn đề nghị ngừng phiên tòa để định giá lại tài sản tranh chấp vì cho rằng thời gian định giá quá lâu, giá cả thị trường có nhiều biến động.

Theo Biên bản định giá tài sản ngày 17/5/2022: Trị giá sử dụng đất tại 43 Yên Phụ và 45 Nghi Tàm là 280.000.000đ/m2.

Tại Bản án sơ thẩm số 22/2022/DS-ST ngày 21/4 và 27/5 của Tòa án nhân dân thành phố H đã quyết định:

Căn cứ: Điều 26, 37, 266, 271, 273 Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 138, 139, 140, 165, 166, 194, 221, 225, 254, 356, 468, 566, 567, 568, 688 Bộ luật dân sự 2015; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 31/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, nộp, quản lý, sử dụng án phí, lệ phí Tòa án;

Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Trương Văn Th về việc chấm dứt việc ủy quyền quản lý, sử dụng nhà, đất và đòi tài sản đối với ông Trương Kiêm Th, bà Trịnh Thị P.

Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của ông Trương Kiêm Th đối với ông Trương Văn Th về việc đòi tài sản, công sức trông nom, duy trì tài sản, công sức trong việc nhận ủy quyền tham gia tố tụng, quản lý, trông coi tài sản.

1.1. Chấm dứt việc ủy quyền quản lý, sử dụng nhà, đất tại 43 phố Yên Phụ giữa ông Trương Văn Th và ông Trương Kiêm Th, ông Trương Kiêm Th3 theo Văn bản ủy quyền ngày 09/9/1988 và Văn bản ủy quyền ngày 22/11/1988.

1.2. Ông Trương Kiêm Th được tiếp tục sử dụng phần diện tích đất 33m2 của ông Trương Văn Th tại 45 Nghi Tàm và phải thanh toán cho ông Trương Văn Th số tiền là 2.772.000.000đ (hai tỷ, bảy trăm bảy mươi hai triệu đồng).

1.3. Ông Trương Kiêm Th phải thanh toán trả ông Trương Văn Th số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng và lãi suất chậm trả của số tiền này, tổng cộng là: 34.500.000đ (ba tư triệu, năm trăm ngàn đồng).

1.4. Ông Trương Kiêm Th phải thanh toán trả ông Trương Văn Th tiền thuê mặt bằng là: 100.000.000d (một trăm triệu đồng).

1.5. Tổng cộng ông Trương Kiêm Th phải thanh toán trả ông Trương Văn Th số tiền là: 2.906.500.000đ (hai tỷ, chín trăm linh sáu triệu, năm trăm ngàn đồng).

1.6. Bà Trịnh Thị P và chị Trương Thu Tr, anh Trương Minh P được tiếp tục sử dụng phần đất 10,22m2 của ông Th2 tại 43 Yên Phụ và phải liên đới thanh toán lại cho ông Trương Văn Th số tiền là 1.430.800.000đ (một tỷ, bốn trăm ba mươi triệu, tám trăm ngàn đồng).

2. Không chấp nhận các yêu cầu khác của các đương sự.

Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn quyết định về chi phí tố tụng, án phí và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Ngày 06/6/2022, nguyên đơn ông Trương Văn Th kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Ngày 10/6/2022 ông Trương Kiêm Th có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Ngày 10/10/2022 bà Trịnh Thị P có đơn đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm đảm bảo quyền lợi của bà.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn do anh Lê Dương Ước A thay mặt ông Th2 thay đổi nội dung kháng cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm do có vi phạm tố tụng cũng như đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật không đúng.

Bị đơn là ông Trương Kiêm Th xin rút toàn bộ nội dung đơn kháng cáo.

Bà Trịnh Thị P xin rút lại toàn bộ nội dung đơn đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm.

Nội dung kháng cáo và căn cứ kháng cáo của nguyên đơn do người được ủy quyền trình bày, cụ thể:

Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng trong việc thụ lý yêu cầu phản tố của ông Th sau khi đã tổ chức buổi công khai chứng cứ và hòa giải thì 02 tháng sau ông Th mới có yêu cầu phản tố và Tòa án đã thông báo thụ lý yêu cầu này là vi phạm tố tụng. Vì yêu cầu phản tố chỉ được xem xét, thụ lý trước khi có quyết định mở phiên họp công khai chứng cứ. Về nội dung: Tòa án cấp sơ thẩm xét xử không khách quan, áp dụng không đúng pháp luật; khi đánh giá chứng cứ đã lập lờ phần đất của ông Th mua nhà kho của bố là ông M2 với đất của ông Th2, trong khi phần đất của ông M2 đã bị thu hồi khi Nhà nước mở đường chân đê Yên Phụ thành đường Nghi Tàm như hiện nay thì không thể còn đất để bán cho ông Th. Thông qua sơ đồ thửa đất cho chính ông Th lập năm 1991 (tại BL 35) đã được công khai và các bên thừa nhận tại phiên tòa là khách quan thì đã thể hiện toàn bộ đất của ông M2 đã bị thu hồi từ đó kết luận được toàn bộ 66m2 đất theo hiện trạng đều là đất của ông Th2 được chia thừa kế theo Bản án số 302/DSPT ngày 20/6/1989 của Tòa án nhân dân thành phố H; cùng với tài liệu là các biên lai đóng thuế, biên lai trước bạ, hồ sơ lệ phí nhà đất do chính ông Th kê khai và nộp lệ phí đều ghi rõ là nhà đất của ông Th2 được chia thừa kế. Thực tế có việc ông Th2 ủy quyền cho ông Th quản lý và sử dụng căn nhà được chia, nhưng từ năm 2003 ông Th2 đã có ý kiến chấm dứt việc ủy quyền này nhưng sau đó ông Th vẫn quản lý và xây nhà như hiện nay là vượt quá phạm vi được ủy quyền. Về khoản tiền Nhà nước đền bù cho phần nhà, đất của ông Th2 do ông Th nhận từ năm 1996 nay Tòa án cấp sơ thẩm chỉ buộc ông Th trả lại bằng tiền và tính lãi suất là không đúng vì đây không phải là quan hệ vay tài sản. Đối với việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định ông Th có công lao rất lớn là không đúng vì năm 1991 ông Th2 đã gửi cho ông Th số tiền 2,4 triệu đồng, cộng với năm 1995 ông Th nhận 11,5 triệu đồng tiền đền bù trong khi chỉ phải chi phí lệ phí nhà đất của ông Th2 hết hơn 09 triệu đồng; như vậy còn lại ông Th còn giữ của ông Th2 một số tiền lớn trên 06 triệu đồng. Từ đó xác định bản án sơ thẩm chỉ tính giá trị tài sản cho ông Th2 bằng 30% là không đúng làm thiệt hại quyền lợi của ông Th2. Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao thì nếu không tính toán cụ thể được thì phải xác định mỗi bên 50% giá trị.

Đối với việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc bà P thanh toán giá trị phần nhà cho ông Th2 bằng 50% đất là đã có sự khác biệt so với ông Th chỉ phải thanh toán 30%. Đề nghị HĐXX phúc thẩm xem xét.

Về điều kiện chỗ ở: Theo kết quả xác minh và ông Th thừa nhận tại phiên tòa thì ông Th có căn nhà 03 tầng trên thửa đất rộng tại phường Cổ Nhuế, quận B, con ông Th thì lấy chồng và sinh sống tại Cộng hòa Pháp. Còn ông Th2 sau khi về Việt Nam hiện đang ở nhờ nhà của người con gái tại tỉnh Đ. Vì vậy đề nghị xem xét buộc ông Th trả lại đất cho ông Th2 cùng hoa lợi, lợi tức có được từ việc cho thuê phần nhà đất của ông Th2. Để đảm bảo khách quan đề nghị HĐXX hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm lại.

Ah Trương Đức T bổ sung: Gia đình anh không có nhà ở, đất ở nhưng bản án sơ thẩm xử lấy hết đất của gia đình anh. Đề nghị HĐXX xem xét lại.

Luật sư bảo vệ cho nguyên đơn nhất trí với toàn bộ quan điểm của anh Lê Dương Ước A và bổ sung thêm: Ông Th2 có ủy quyền cho ông Th để cho ở, cho sử dụng; nay ông Th đã có nhà khác để ở vì vậy cần buộc ông Th trả lại nhà cho ông Th2. Việc ủy quyền quản lý nhà không có thù lao nhưng bản án sơ thẩm tính công lao của ông Th bằng 70% là thiệt thòi cho ông Th2 và không đúng pháp luật. Mặc khác ngay từ năm 1991 ông Th2 đã trả cho ông Th 2,4 triệu đồng cho các chi phí ông Th đã bỏ ra, nay vẫn tính công sức bằng 70% giá trị nhà, đất là không khách quan. Xác định toàn bộ 66m2 đất theo hiện trạng là của ông Th2 mới phù hợp vì đất của ông M2 được chia thì ông M2 đã bán hết cho người khác không còn để bán cho ông Th; bản án sơ thẩm xác định của mỗi người là 33/66m2 là không đúng. Bản án sơ thẩm có vi phạm tố tụng; nếu sửa được theo hướng buộc ông Th trả nhà đất cho ông Th2 và ông Th2 thanh toán giá trị nhà đất bằng số tiền bản án sơ thẩm buộc ông Th trả cho ông Th2 thì ông Th2 chấp nhận sửa bản án sơ thẩm; nếu không thì đề nghị hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.

Bị đơn là ông Dương Kiêm Th cùng bà Trịnh Thị P đều thống nhất không đồng ý với nội dung kháng cáo của nguyên đơn. Cụ thể: Về sơ đồ do ông Th tự vẽ năm 1991 là vì trong quá trình sử dụng nhà đất được phân chia theo bản án thì có xung đột với gia đình ông Th3; được sự đồng ý của chính ông Th2 qua thư nên hai bên thỏa thuận phân chia theo chiều dọc từ phố Yên Phụ vào chân đê cho tiện sử dụng nhưng vẫn đúng theo phần đã được bản án năm 1989 đã xử. Năm 1995 phần đất giáp chân đê Yên Phụ bị thu hồi cả hai phần của ông Th2 và của ông M2, sau đó ông Th mới mua phần còn lại của ông M2 phần nhà kho còn lại với giá 03 cây vàng và 500.000 đồng. Theo Bản án số 302 năm 1989 phân chia thì phần đất của bố ông và ông Th2 được chia chỉ còn lại mỗi người 33m2. Khi tôi xây nhà, sửa nhà đều thông báo cho ông Th2 và xin chính quyền, ông Th2 đồng ý ông mới được xây dựng. Ông sử dụng phần nhà, đất của ông Th2 được chia và mua thêm phần của bố ông mới xây dựng căn nhà có diện tích 66m2 như hiện tại. Số tiền 2,4 triệu đồng ông Th2 gửi cho ông nhận năm 1991 là có. Ông đã nhớ khi đó ông Th2 gửi qua Công ty thiết bị Y tế số tiền 300 USD; khi nhận phải quy đổi thành 2,4 triệu đồng; đó là tiền ông Th2 gửi về cho bà nội của ông (là mẹ của ông Th2 và bố ông) để làm lễ Vu Lan cho bà nội của ông tại chùa Trấn Quốc, do ông Th2 và bố ông mâu thuẫn nên gửi qua ông để ông nhận thay rồi đưa cho bố ông để làm lễ. Ông xác định dù bản án sơ thẩm xử ông có thiệt thòi nhưng vì tình nghĩa chú cháu nên ông chấp nhận bản án. Thực tế ông Th2 đã nhận của ông 1,4 cây vàng từ năm 1988; sau khi ông đi kiện và được chia nhà thì ông Th2 đòi ông 20 cây vàng để ông và anh Th3 được sở hữu toàn bộ. Do ông và anh Th3 mỗi người sử dụng một phần nên ông chỉ lo được phần của ông là 10 cây vàng vì vậy mới không thực hiện được và phải ra Tòa ngày hôm nay. Về giá dất, năm 2017 đã định giá là 105 triệu đồng/1m2; tại phiên tòa sơ thẩm đã tạm ngừng để đi định giá lại thành 280 triệu đồng/1m2. Từ đó buộc ông thanh toán 2,4 tỷ đồng là tương đương với 80 cây vàng là quá thiệt thòi cho ông, nếu không có công sức, tiền của ông bỏ ra rồi đi kiện bố mình thì ông Th2 có được nhà, đất như bây giờ không. Do vậy ông đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Luật sư đồng tình với lập luận của ông Th và bà P. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao nêu quan điểm:

Về chấp hành pháp luật tố tụng của Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và các đương sự đều đúng quy định.

Kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn đều trong thời hạn luật định; đơn đề nghị của bà P không nằm trong thời hạn kháng cáo nên không coi là kháng cáo.

Tuy nhiên tại phiên tòa hôn nay: Ông Th rút toàn bộ nội dung kháng cáo. Việc rút kháng cáo là hoàn toàn tự nguyện. Đề nghị đình chỉ xét xử phúc thẩm theo quy định. Bà P cũng rút đơn đề nghị vì vậy không xem xét.

Về nội dung ông Th2 kháng cáo cho rằng: Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý yêu cầu phản tố sau khi đã mở phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải là vi phạm tố tụng. Việc ông Th2 ủy quyền cho ông Th khởi kiện bố của mình và ủy quyền cho ông Th thực hiện việc quản lý toàn bộ tài sản của ông Th2 được chia là thực tế; nay ông Th2 khởi kiện đòi lại tài sản này. Đây là hợp đồng song vụ nên khi xem xét Tòa án phải tính công sức gìn giữ, bảo quản tài sản đó. Vì vậy cho dù không có yêu cầu phản tố thì Tòa án vẫn phải xem xét giải quyết cả nội dung này. Vì vậy việc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý và ra thông báo cũng không ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án.

Quá trình giải quyết vụ án giai đoạn năm 1988, tại Bản án số 302/DSPT ngày 20/6/1989 của Tòa án nhân dân thành phố H đã không có việc vẽ sơ đồ, đo đạc diện tích đất tranh chấp hoặc phần nhà, đất chia cho các đương sự nhưng không có khiếu nại và hiện nay bản án này hiện đang có hiệu lực pháp luật. Quá trình giải quyết, Tòa án cấp sơ thẩm đã tiến hành đo diện tích nhà, đất có tranh chấp ông Th đang quản lý chỉ có 66m2 và có nguồn gốc là của bố mẹ ông Th2 và ông M2 để lại. Do đó bản án sơ thẩm xác định diện tích 33m2 phần ông Th2 và 33m2 phần ông M2 là phù hợp. Việc ông Th tham gia tố tụng trong việc kiện chia thừa kế với ông M2 là bất đắc dĩ và cũng xuất phát từ nguyện vọng khởi kiện ban đầu của ông Th2 là để đảm bảo chỗ ở cho ông Th3, ông Th là cháu ruột của ông Th2 và là con của ông M2. Việc ông Th bỏ các chi phí tố tụng cũng như thanh toán chênh lệch tài sản theo bản án số 302 nêu trên, quản lý nhà, đất và hiện đã xây nhà kiên cố 4 tầng nên bản án sơ thẩm xác định ông Th được 70% giá trị là phù hợp; đối với bà P (là vợ của ông Th3) không có công sức, không bỏ chi phí tố tụng như ông Th nên chỉ được hưởng 50% giá trị tài sản là có căn cứ. T bộ phần đất theo phần của ông Th2 và phần ông Th đã mua lại của ông M2 thì ông Th đã xây nhà kiên cố. Vì vậy việc án sơ thẩm buộc ông Th trả giá trị cho ông Th2 là có cơ sở.

Nay không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của ông Th2. Đề nghị giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng, ý kiến của các đương sự, của Luật sư, quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về tố tụng:

Kháng cáo của nguyên đơn ông Trương Văn Th, ông Trương Kiêm Th trong thời hạn luật định và đúng quy định nên được chấp nhận để xem xét theo trình tự phúc thẩm.

Đơn đề nghị của bà Trịnh Thị P đề ngày 10/10/2022 không nằm trong thời hạn kháng cáo nên không xét.

Về tố tụng, Tòa án cấp sơ thẩm đã tuân thủ đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự trong việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, thời hiệu và thẩm quyền giải quyết vụ án, xác định người tham gia tố tụng và xác minh thu thập chứng cứ đều đúng quy định.

Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Trương Kiêm Th tự nguyện xin rút toàn bộ nội dung đơn kháng cáo; vì vậy Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng cáo của ông Th. Bà Trịnh Thị P cũng xin rút lại đơn đề nghị đề ngày 10/10/2022; vì vậy HĐXX không xét.

Đại diện nguyên đơn xuất trình văn bản của Uỷ ban nhân dân phường Cổ Nhuế, quận B có nội dung xác định thông tin nhà, đất của ông Trương Kiêm Th tại địa phương; tài liệu được công khai, phía ông Th xác nhận vì vậy được chấp nhận để xét. Ngoài ra không xuất trình thêm tài liệu gì mới.

[2] Về nội dung, xét kháng cáo của nguyên đơn ông Trương Văn Th cho rằng tại bản án sơ thẩm đã có vi phạm tố tụng và áp dụng pháp luật xét xử không khách quan; đề nghị hủy bản án sơ thẩm. Thấy:

[2.1]. Nguồn gốc nhà, đất tranh chấp tại 43 Yên Phụ là của bố mẹ ông Th2 để lại; bố mẹ của ông Th2 có ba người con là ông Trương Văn Th, ông Trương Văn M2 và bà Trương Thị Triệu. Bố ông Th2 là cụ Ph chết năm 1962, còn mẹ ông Th2 là cụ M1 chết năm 1982; đều không để lại di chúc;

thời điểm khi cụ Ph chết thì ông Th2 đang học trường “Võ bị Đà Lạt” sau đó lấy vợ và sinh sống tại Sài Gòn, bà Triệu đã đi lấy chồng ở nhà chồng tại phố Hàng Gai, chỉ có vợ chồng ông M2 và các con của vợ chồng ông M2 trong đó có ông Th, ông Th3 đều đã xây dựng gia đình và sinh sống cùng trong nhà đất do hai cụ tạo lập.

Năm 1988, ông Th2 từ miềm Nam ra và có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế nhà, đất tại số 43 Yên Phụ do các cụ để lại hiện đang do ông M2 (là bố ông Th) đang quản lý đồng thời ủy quyền cho ông Th thay mặt ông Th2 tham gia tố tụng. Trong đơn khởi kiện chia thừa kế và quá trình giải quyết vụ án chia thừa kế, ông Th2 có nhiều đơn và lời khai thể hiện mục đích chia thừa kế với ông M2 là để đảm bảo quyền lợi cho các cháu là con của ông M2 có chỗ ở, cụ thể là cho anh em ông Th và ông Th3. Thời điểm này, ông Th2 đang sinh sống tại Th2 phố Hồ Chí Minh và đang làm thủ tục xuất cảnh đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện “HO”.

Theo Giấy uỷ quyền đề ngày 09/9/1988, nội dung ông Th2 ủy quyền cho ông Th với nội dung: Giao cho ông Th:

"1. Sẽ thi hành mọi vấn đề hành chánh khi có phán quyết của Tòa án liên quan đến việc tôi xin hưởng thừa kế nhà, đất tại 43 phố Yên Phụ.

2. Sẽ thi hành việc chia thừa kế theo phán quyết của Tòa án và tiếp nhận phần thừa kế nhà đất mà tôi được hưởng tại 43 Yên Phụ.

3. Sẽ đại diện tôi khi vắng mặt và giải quyết mọi vấn đề về pháp lý sau này liên quan đến việc tôi được hưởng thừa kế nhà, đất.

4. Tôi giao cho 2 cháu ruột là Trương Kiêm Th và Trương Kiêm Th3 cư trú tại 43 Yên Phụ được toàn quyền sử dụng và quản lý phần nhà, đất mà tôi được hưởng thừa kế tại 43 Yên Phụ”.

Tiếp đó, ngày 22/11/1988, ông Th2 lại có văn bản ủy quyền thứ hai cho ông Th với nội dung quản lý, sử dụng toàn bộ phần diện tích nhà, đất ông Th2 được chia thừa kế theo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Ba Đình và tiếp tục ủy quyền cho ông Th giải quyết vụ án chia thừa kế tại cấp phúc thẩm.

Tại Bản án số 302/DSPT ngày 20/6/1989 của Tòa án nhân dân thành phố H đã xác định và phân chia cụ thể, theo đó ông M2 (là bố ông Th) được chia 3/5 di sản, ông Th2 được chia 2/5 di sản là nhà, đất của bố mẹ để lại. Chia cụ thể kỷ phần ông Th2 được hưởng thừa kế tại 43 Yên Phụ gồm:

10.22m2 nhà mặt phố Yên Phụ “về phía tay phải theo hướng ngoài đường nhìn vào…” và một phần của buồng anh Th có diện tích 6,5m2 về phía liền với phòng 14,40m2 hiện anh Th3 đang ở và thanh toán trả cho ông M2 476.372 đồng” và 1/2 diện tích đất phía sau giáp đê Yên Phụ. Tại bản án này không ghi rõ diện tích đất ông Th2 được chia về phía đê Yên Phụ là bao nhiêu và không có sơ đồ phân chia đất kèm theo bản án. Tổng giá trị di sản là 9.965.640đ; trong đó trị giá kỷ phần thừa kế của ông Th2 được hưởng theo Bản án số 302/DSPT ngày 20/6/1989 này bằng 2/5 trị giá nhà 43 Yên Phụ là 3.986.256 đồng (ba triệu, chín trăm tám sáu ngàn, hai trăm năm mươi sáu đồng) và quyết định buộc ông Th phải thanh toán giá trị kỷ phần cho ông M2 là 476.372đ. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì ông Th là người đứng ra nộp các khoản phí, lệ phí về việc thi hành án, kê khai, đăng ký đối với tài sản của ông Th2 được chia theo bản án; tại bản án này còn buộc ông Th phải thanh toán giá trị tài sản chênh lệch cho ông M2 và ông Th đã tự bỏ tiền của mình ra thực hiện xong. Tại Biên bản chứng kiến việc thi hành án nhà 43 Yên Phụ ngày 21/9/1989 do TAND quận Ba Đình phối hợp cùng chính quyền địa phương xác định việc ông Th và ông M2 đã thoả thuận thi hành xong bản án; chi phí xây ngăn nhà, đất do ông Th chi trả. Như vậy có đủ căn cứ xác định: Ông Th là người được ông Th2 uỷ quyền kể từ khi có đơn khởi kiện đã tham gia tố tụng thay ông Th2 giải quyết tranh chấp về chia tài sản thừa kế đối với chính bố đẻ của mình thay cho ông Th2 là chú ruột. Các chi phí tố tụng, thi hành án, trả phần chệnh lệch cho ông M2, chi phí trước bạ, đăng ký tài sản đều do ông Th dùng tiền của mình thực hiện từ những năm 1988-1989.

Từ năm 1988-1989, ông Th2 có nhiều thư đề nghị ông Th ứng tiền cho ông và các con ông để lo thủ tục xin visa đi định cư tại M2 và dùng để làm ăn; thực tế ông Th đã gửi 4 lần tiền cho ông Th2 và con gái ông Th2 nhận số tiền xấp xỉ 200.000 đồng giá trị tiền, vàng tại thời điểm năm 1988 - 1989 so với giá trị nhà đất tại thời điểm đó là số tiền có giá trị.

Việc ông Th đã đứng ra thi hành án: Bỏ tiền của mình ra thay mặt ông Th2 thanh toán chênh lệch tài sản cho ông M2, chi phí xây ngăn diện tích ông Th2 được chia, thay ông Th2 nộp án phí; đứng ra kê khai đăng ký phần nhà, đất ông Th2 được chia thừa kế tại Sở nhà đất H; nộp thuế trước bạ phần nhà, đất của ông Th2; đứng ra làm thủ tục kê khai xin hưởng bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Những nội dung này ông Th2 đều đồng ý thông qua các thư từ trao đổi hiện lưu trong hồ sơ vụ án.

Quá trình quản lý nhà đất theo uỷ quyền, ông Th và ông Th3 đã nhận và quản lý, sử dụng toàn bộ phần diện tích nhà, đất ông Th2 được chia thừa kế: Ông Th3 quản lý, sử dụng phần diện tích nhà 10,22m2 mặt phố 43 Yên Phụ; ông Th sử dụng phần buồng 6,5m2 và 1/2 phần đất phía đê. Năm 1991, ông Th mua lại phần nhà kho, lối đi chung bên trong và phần đất của ông M2 được chia về phía đê Yên Phụ để sử dụng với giá 03 cây vàng và 500.000 đồng.

Do việc đi chung lối đi ra phố Yên phụ dẫn đến mâu thuẫn giữa anh em ông Th và ông Th3; qua các thư trao đổi ngày 18/4/1996, ngày 17/01/1996 giữa ông Th2 và ông Th thể hiện ông Th2 nhất trí cho 2 anh em ông Th xây ngăn diện tích để đi riêng biệt tránh va chạm nên ngày 04/7/1997 ông Th và ông Th3 thỏa thuận xây ngăn riêng biệt phần sử dụng của mỗi người, ông Th3 đi lối đi ra phố Yên Phụ, ông Th đi lối đi về đê Yên Phụ.

Năm 1995, nhà, đất tại 43 Yên Phụ vào giải phóng mặt bằng mở rộng đường phía đê Yên Phụ (nay trở thành đường Nghi Tàm). Nhà nước bồi thường diện tích 22,6m2 nhà, đất vào quy hoạch làm đường số tiền là: 25.764.000 đồng, ông Th đã nhận số tiền bồi thường này. Năm 1998 ông Th phá dỡ nhà cũ của ông Th2 được chia và phần nhà kho ông mua của ông M2 và xây thành 01 nhà cấp 4 trên 2 diện tích đất của ông Th2, ông M2; ông Th3 cũng tiến hành tháo dỡ phần nhà 10,22m2 của ông Th2 được chia tại mặt phố Yên Phụ và xây nhà cấp 4 có gác xép. Qua các thư trao đổi giữa ông Th2 và ông Th thể hiện ông Th2 biết và đồng ý cho ông Th và ông Th2 phá dỡ nhà cũ xây nhà mới này.

Năm 2008 ông Th làm nhà lần 2: Sửa từ nhà cấp bốn xây năm 1998 thành nhà 4 tầng như hiện nay. Ông Th2 có biết và không có ý kiến gì phản đối việc làm nhà 4 tầng của ông Th và hai bên vẫn bàn bạc thỏa thuận về việc ông Th phải đưa cho ông Th2 bao nhiêu tiền để được hợp thức hóa phần sử dụng đất của ông Th2. Điều đó thể hiện suốt quá trình quản lý, sử dụng phần nhà đất theo uỷ quyền của ông Th2 thì hiện trạng có nhiều thay đổi và đều được sự đồng ý của ông Th2.

Năm 2013, ông Th2 từ M2 về nước. Giữa ông Th2 và ông Th, ông Th3 chưa thống nhất được với nhau về việc trả tiền sử dụng đất cho ông Th2; Ủy ban nhân dân phường Yên Phụ tiến hành hòa giải giữa các bên nhưng không đạt kết quả nên ông Th2 khởi kiện ông Th, bà P (vợ ông Th3) ra Tòa án, đề nghị hủy việc ủy quyền quản lý, sử dụng nhà, đất; yêu cầu ông Th, bà P phải trả lại phần nhà, đất ông Th2 được hưởng thừa kế theo Bản án số 302/DSPT ngày 20/6/1989 của Tòa án nhân dân thành phố H.

Quá trình giải quyết tranh chấp, do hiện trạng sử dụng đất đã có nhiều thay đổi vì giải phóng mặt bằng và do việc ngăn chia, xây dựng của ông Th, ông Th3 nên ngày 17/10/2018, ông Th2 và ông Th đã lập văn bản thống nhất thỏa thuận: Trong tổng diện tích đất ông Th đang quản lý, sử dụng tại 45 Nghi Tàm có số đo thực tế là 66,3m2 thì phần đất của ông Th2 là 33m2 giáp số nhà 47 Nghi Tàm, phần của ông Th (mua của ông M2) là 33,3m2 giáp số nhà 43 Nghi Tàm, kích thước mặt tiền của hai ông là 2,42m. Thoả thuận này không trái quy định. Bản án dân sự phúc thẩm năm 1989 đã không xác định rõ diện tích đất cụ thể mỗi người được hưởng, việc giao nhà đất theo các vị trí xen kẽ nhau nên không có căn cứ xác định chính xác diện tích đất mỗi người được hưởng cụ thể là bao nhiêu, ở những vị trí nào so với hiện tại; Bản án này hiện đang có hiệu lực pháp luật vì vậy Toà án cấp sơ thẩm đã xác định căn cứ hiện trạng và thỏa thuận ngày 17/10/2018 để giải quyết là có căn cứ. Vì vậy kháng cáo của nguyên đơn cho rằng toàn bộ diện tích 66,3m2 hiện trạng nhà đất đang tranh chấp đều là của ông Th2 là không có căn cứ để chấp nhận.

[2.2] Về tính giá trị công sức và giá trị bồi hoàn cho ông Th2, thấy:

Tại bản án sơ thẩm đã đánh giá: Từ năm 1991, ông Th2 và ông Th đã nhiều lần trao đổi với nhau về việc thanh toán tiền của ông Th cho ông Th2 để ông Th được sử dụng vĩnh viễn phần diện tích nhà, đất mà ông Th2 được hưởng thừa kế. Thông qua các thư trao đổi giữa ông Th2 và ông Th thể hiện: Ông Th2 đề nghị ông Th trả cho ông Th2 20 cây vàng để được quản lý, sử dụng toàn bộ kỷ phần đất của ông Th2 tại 43 phố Yên Phụ; ông Th chỉ đồng ý trả ông Th2 10 cây vàng vì nhà mặt phố Yên Phụ của ông Th2 thì ông Th3 đang sử dụng.

Thực tế trong thời gian ông Th được ông Th2 ủy quyền khởi kiện chia thừa kế và ủy quyền thi hành án, ủy quyền quản lý, sử dụng kỷ phần thừa kế ông Th2 được hưởng thì ông Th đã phải chi phí rất nhiều tiền chi trả các khoản thuế, lệ phí, bồi hoàn cho ông M2 thay cho ông Th2, tiền đi lại… và đưa cho ông Th2 1,4 cây vàng năm 1988 để ông Th2 xuất cảnh sang M2 nên chỉ đồng ý trả ông Th2 30% theo mức giá 50 triệu đồng/m2 cho phần đất ông đang quản lý; bà P đề nghị trả bằng tiền trị giá đất 10,22m2 cho ông Th2 và đề nghị khấu trừ công sức bảo quản, duy trì đất cho gia đình bà mỗi tháng 10 triệu đồng từ năm 1989 đến nay.

Tại đơn khởi kiện ban đầu khi Toà án giải quyết vụ án chia thừa kế giữa ông Th2 với ông M2, bản thân ông Th2 còn nêu rõ mục đích của việc khởi kiện chia thừa kế của ông Th2 là để đảm bảo quyền lợi về chỗ ăn ở tại 43 Yên Phụ cho các cháu là ông Th, ông Th3 (là con của ông M2). Thực tế, trong khoảng thời gian từ năm 1988-1989 ông Th2 có nhiều thư gửi ông Th yêu cầu ông Th, ông Th3 lo thu xếp đưa trước cho ông một khoản tiền để ông lo thủ tục xuất cảnh sang M2 và lo cho các con ông; nhiều lần ông Th2 yêu cầu ông Th thanh toán cho ông 20 cây vàng để được sở hữu, sử dụng toàn bộ kỷ phần thừa kế của ông. Theo các hóa đơn chuyển tiền mà ông Th xuất trình thì có đủ căn cứ xác định điều này. Việc ông Th còn bỏ tiền thuê Luật sư cho ông Th2 trong vụ án chia thừa kế và bỏ tiền thay ông Th2 thi hành án bản án chia thừa kế năm 1989, cụ thể: Trả cho ông M2 thay ông Th2 tiền chênh lệch tài sản theo Bản án số 302 năm 1989 là 476.372 đồng, trả 1/2 trị giá gác xép cho ông M2 90.000 đồng; nộp 199.113 đồng tiền án phí; nộp tiền thuế trước bạ sang tên cho ông Th2 bằng 2% trị giá nhà, đất ông Th2 được chia thừa kế ; chi phí xây ngăn phần ông Th2 được hưởng. Từ năm 1989 đến nay, ông Th cũng là người bỏ tiền ra nộp thuế sử dụng đất toàn bộ phần diện tích tại 45 Nghi Tàm cho đến nay.

Do mục đích của việc ông Th bỏ số tiền này ra cho ông Th2 để được quyền sử dụng toàn bộ kỷ phần của ông Th2 được chia thừa kế theo như xác định ban đầu khi các bên tham gia vụ án chia thừa kế từ năm 1988, tính theo trị giá kỷ phần thừa kế mà ông Th2 được hưởng là 3.986.256 đồng (ba triệu, chín trâm tám sáu ngàn, hai trăm, năm mươi sáu đồng) thì số tiền ông Th đã bỏ ra là rất lớn. Cùng với việc ông Th đã bỏ nhiều công sức tôn tạo mới được như ngày nay. Do đó, công sức của ông Th bỏ ra trong việc quản lý, tôn tạo đất, làm tăng giá trị sử dụng đất là rất lớn.

Mặt khác, tình trạng tài sản hiện đã có sự thay đổi: Tại diện tích đất ông Th2 được hưởng thừa kế theo Bản án 302 năm 1989 nói trên về phía đê Yên Phụ đã không còn nhà cấp bốn nữa mà ông Th đã làm nhà 4 tầng kiên cố trên cả phần đất mua lại của ông M2. Phía nhà mặt phố 43 Yên Phụ gia đình ông Th3, bà P cũng đã làm lại nhà mới trên diện tích đất 10,22m2 ông Th2 được hưởng.

Việc làm nhà mới của ông Th, ông Th3 không bị ông Th2 phản đối mà đều được sự đồng ý của ông Th2. Do vậy, tài sản ông Th2 được chia thừa kế tại 43 Yên Phụ hiện chỉ còn đất không còn tài sản gắn liền với đất. Như đã phân tích tại phần trên do Bản án dân sự phúc thẩm số 302/DSPT ngày 10/6/1989 của Toà án nhân dân thành phố H không xác định diện tích đất cụ thể, về nhà đã chia xen kẽ theo từng phòng; việc xây dựng nhà của các bên đã làm thay đổi hiện trang theo bản án đã phân chia; để đảm bảo ổn đinh cuộc sống cho các bị đơn nên Tòa án cấp sơ thẩm đã không buộc ông Th, ông Th3 bà P phá dỡ phần nhà xây trên diện tích đất của ông Th2 để trả lại đất cho ông Th2 vì việc phá dỡ còn ảnh hưởng đến kết cấu phần nhà còn lại trên diện tích đất ông Th đã xây dựng sau khi mua lại của ông M2, ảnh hưởng đến diện tích lối đi vào phần 14,5m2 của 5 anh chị em ông Th, ông Th3, bà H2, bà Ng, bà H (phần Bản án số 302 năm 1989 đã chia cho ông M2) là phù hợp.

Khi buộc ông Th và bà P trả lại giá trị nhà, đất cho ông Th2; Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định phần công sức của ông Th trong việc nhận ủy quyền tố tụng, làm thủ tục hành chính và tiền ông Th bỏ ra thay ông Th2 thi hành án, nộp án phí, lệ phí, thuế; công sức tôn tạo, duy trì đất, làm tăng giá trị đất của ông Th tương ứng 70% trị giá 33m2 đất tại 45 Nghi Tàm của ông Th2 mà ông Th đang quản lý, sử dụng. Về giá trị quyền sử dụng đất đã được định giá đúng quy định và không có bên nào khiếu nại liên quan đến giá do Hội đồng định giá quyết định. Nay không có kháng cáo về vấn đề này nên không xét.

[2.4] Về nội dung kháng cáo cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã vi phạm tố tụng trọng việc thụ lý yêu cầu phản tố của ông Th: Việc ông Th2 ủy quyền cho ông Th tham gia vào việc khởi kiện bố của mình và ủy quyền cho ông Th thực hiện việc quản lý toàn bộ tài sản của ông Th2 được chia là thực tế; nay ông Th2 khởi kiện đòi lại tài sản này. Việc ông Th thực hiện ủy quyền đó đã chịu các chi phí như đã phân tích ở phần trên. Vì vậy, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao nêu quan điểm đây là hợp đồng song vụ nên khi xem xét Tòa án phải tính công sức gìn giữ, bảo quản tài sản đó. Vì vậy cho dù không có yêu cầu phản tố thì Tòa án vẫn phải xem xét giải quyết cả nội dung này nên việc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý và ra thông báo cũng không ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án là phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận. Nội dung kháng cáo của ông Th2 về vấn đề này và đề nghị hủy bản án sơ thẩm là không có căn cứ nên không được chấp nhận.

Với các nội dung đã nêu trên, nội dung kháng cáo về việc buộc giao trả nhà đất của nguyên đơn không được chấp nhận.

[2.3] Đối với số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng:

Theo P án bồi thường, hỗ trợ ngày 10/6/1995 của Ban giải phóng mặt bằng UBND quận Ba Đình thể hiện thì số tiền bồi thường cho 22,6m2 nhà đất tại 43 Yên Phụ (phần nhà, đất vào quy hoạch của ông M2 (ông Th đã mua) và ông Th mỗi bên là 1/2) là: 25.764.000 đồng. Ông Th khai đã đưa 1/2 số tiền bồi thường cho anh Trương Đức Thắng con trai ông Th2, không viết giấy biên nhận nhưng đại diện theo ủy quyền của ông Th2 không xác nhận điều này. Tại phiên tòa hôm nay, đại diện của nguyên đơn kháng cáo xác định ông Th đã cầm số tiền bồi thường này và số tiền 2,4 triệu đồng mà ông Th2 gửi về để xác định ông Th đã nhận của ông Th2 số tiền lớn để phục vụ việc thực hiện quản lý tài sản của ông Th2. Tòa án cấp sơ thẩm đã buộc ông Th trả lại và phải chịu lãi suất của số tiền này do chậm bàn giao cho ông Th2 theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015, với mức lãi suất là 10%/năm là: 12.882.000đ x 10% x 26 năm 10 tháng = 34.500.000đ (làm tròn) là đúng quy định. Đối với số tiền 2,4 triệu đồng, ông Th đã nhận năm 1991. Tại cấp sơ thẩm ông Th2 không yêu cầu, Tòa án cấp sơ thẩm cũng chưa giải quyết. Ông Th khai đã đưa cho ông M2 để làm lễ “Vu lan” cho cụ M1 là mẹ của ông Th2 và ông M2. Do vậy, không có căn cứ để giải quyết; nội dung kháng cáo này không được chấp nhận.

[2.6] Đối với diện tích đất 10.22m2 mặt phố 43 Yên Phụ mà gia đình ông Th3, bà P sử dụng: Tại bản án sơ thẩm đã xác định, ông Th2 yêu cầu lấy lại diện tích đất này và đồng ý giành lại lối đi có chiều rộng 01m để các ông bà: Th, Ng, H2, H, Th3 đi vào phần nhà 14,5m2 được chia phía trong. Thấy: Nhà cũ của ông Th2 được chia trên diện tích đất 10.22m2 không còn do năm 1997 ông Th3 đã cải tạo lại toàn bộ như hiện nay trên cơ sở được sự đồng ý của ông Th2. Chiều rộng đất chỉ có chiều rộng hơn 2 mét và còn phải giành lối đi vào buồng 14,5m2 phía trong của ông M2 cho các con của ông M2 là các ông, bà: Th, Th3, H2, H, Ng. Gia đình bà P không có chỗ ở khác nên cần giao cho mẹ con bà P được tiếp tục sử dụng diện tích đất này của ông Th2 trên cơ sở phải thanh toán lại giá trị đất cho ông Th2 sau khi khấu trừ công sức của gia đình bà P, ông Th3 và trừ trị giá lối đi vào phòng trong. Xét công sức của ông Th3 bà P: Phía ông Th2 cho rằng gia đình bà P, ông Th3 đã được khai thác sử dụng phần nhà đất này của ông Th2 từ năm 1989 mà không có công sức tôn tạo gì. Bà P yêu cầu ông Th2 trả phí trông nom, duy trì tài sản là 10.000.000đ/tháng. Xét thấy, việc ông Th3, bà P sử dụng diện tích 10.22m2 của ông Th2 là được sự đồng ý của ông Th2 theo văn bản ủy quyền ngày 09/9/1988. Bà P, ông Th3 cũng đã đóng thuế sử dụng đất này thay cho ông Th2 do vậy coi như cũng có công sức trong việc bảo quản, duy trì tài sản. Do đó, trích công sức cho gia đình bà P là 10% trị giá 10.22m2 đất.

Mặt khác, còn phải giành lối đi để đi vào phòng trong trị giá 40% đất, do đó, bà P được quyền tiếp tục sử dụng 10.22m2 đất và phải thanh toán cho ông Th2 số tiền là: 10,22m2 x 280.000.000đ/m2 x 50%= 1.430.800.000đ. Ông Th2 chưa có yêu cầu các ông bà: Th, Ng, H2, H và các thừa kế của ông P phải trả tiền lối đi qua phần diện tích 10,22m2 nên Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét buộc các ông bà: Th, Ng, H2, H và các thừa kế của ông P phải trả tiền lối đi cho ông Th2 trong vụ án này. Sau này nếu có tranh chấp sẽ giải quyết bằng vụ án khác. Sau này nếu có tranh chấp sẽ giải quyết bằng vụ án khác là đúng quy định và chưa ảnh hưởng đến quyền lợi của ông Th2.

Những vấn đề khác không có kháng cáo, kháng nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không xét.

[3] Về án phí: Do ông Trương Văn Th là người cao tuổi nên được miễn án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, Căn cứ khoản 2 Điều 289, khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

QUYẾT ĐỊNH

1. Đình chỉ xét xử đối với kháng cáo của ông Trương Kiêm Th. Không chấp nhận kháng cáo của ông Trương Văn Th; giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 22/2022/DS-ST ngày 21/4/2022 và ngày 27/5/2022 của Tòa án nhân dân thành phố H.

2. Về án phí: Do ông Trương Văn Th là người cao tuổi nên được miễn án phí dân sự phúc thẩm.

3. Các quyết định khác của bản án dân sự sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị có hiệu luật pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

11
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 373/2023/DS-PT về chấm dứt việc ủy quyền và đòi tài sản

Số hiệu:373/2023/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 02/08/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;