TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
BẢN ÁN 34/2020/HS-PT NGÀY 31/12/2020 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
Ngày 31/12/2020 tại Hội trường xét xử, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn tiến hành xét xử công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 36/2020/TLPT-HS ngày 13 tháng 11 năm 2020 đối với bị cáo Nguyễn Đức M do có kháng cáo của bị cáo và bị hại Phạm Việt T A đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 22/2020/HS-ST ngày 16/09/2020 của Tòa án nhân dân huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
* Bị cáo kháng cáo: Nguyễn Đức M, sinh ngày 01/9/1993, tại: Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn; nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Tổ 11, phường, thành phố B, tỉnh Bắc Kạn; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; dân tộc: Tày; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Ích T và bà Triệu Thị T; có vợ là Nguyễn Thị H và 01 con; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị tạm giữ từ ngày 28/5/2019 đến ngày 31/5/2019 được tại ngoại; Bị cáo có mặt tại phiên tòa.
* Bị hại kháng cáo: A Phạm Việt T A, sinh năm 1985; Trú tại: Tổ 4, phường T, thành phố TN, tỉnh Thái Nguyên; tạm trú tại Thị trấn Y, huyện N, tỉnh Bắc Kạn; Hiện công tác tại Điện lực huyện N, tỉnh Bắc Kạn (Có mặt).
* Các bị cáo có liên quan đến kháng cáo:
- Sằm Văn H, sinh ngày 07/12/1987; Trú tại: Thôn K, xã C, huyện N, tỉnh Bắc Kạn (Có mặt).
- Phạm Ngọc S, sinh ngày 06/6/1990; Trú tại: Tổ 4, phường Đ, thành phố B, tỉnh Bắc Kạn (Có mặt).
- Mai Thanh C, sinh ngày 12/4/1989; Trú tại: Khối 2, phường T, thị xã C, tỉnh Nghệ An (Vắng mặt).
- Mai Thành Đ, sinh ngày 09/9/1996; Trú tại: Khối 2, phường T, thị xã C, tỉnh Nghệ An; Tạm trú tại: Tổ 6, phường Đ, thành phố B, tỉnh Bắc Kạn (Có mặt).
- Đinh Ngọc T, sinh ngày 15/6/1995; Trú tại: Thôn L, xã Đ (Nay là xã Đ T), huyện C, tỉnh Bắc Kạn (Có mặt).
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 17 giờ ngày 27/12/2018, Sằm Văn H tổ chức khai trương quán ăn tại: Thôn K, xã C, huyện N, tỉnh Bắc Kạn trong số khách mời đến dự có: Nguyễn Đức M, Mai Thanh C, Mai Thành Đ, Phạm Ngọc S và Đinh Ngọc T, sau khi ăn, uống, khoảng 20 giờ, H mời M, C, Đ, S và T đến quán cà phê Karaoke Zin tại:Thị trấn Y, huyện N, uống nước và hát tại:Phòng số 03 tầng 01 của quán, sau đó có Nông Văn T và Nông Văn Th bạn của H cũng có mặt.
Khoảng 21 giờ cùng ngày, Anh Hoàng Thanh B làm Giám đốc điện lực N cùng khoảng 10 cán bộ, nhân viên vừa tổ chức sinh nhật cho người trong đơn vị và ăn uống tại quán cơm Hiệp Bang xong, cũng đến cà phê Zin để uống nước và hát. NH do không còn phòng, nên anh B cùng một số Anh em nhân viên, sang nhà bên cạnh quán có bàn bi-a để chơi và chờ, còn Phạm Việt T A là nhân viên Điện lực ngồi uống nước trong quán với bạn, khi đó Mai Thành Đ đi từ ngoài vào có va vào người T A, vừa lúc có Phạm Ngọc S và Mai Thanh C đi đến, hai bên nói chuyện xin lỗi nhau xong, Đ, S, C đi vào phòng tiếp tục hát. Phạm Việt T A vẫn ngồi uống nước cùng bạn, khoảng 15 phút sau đứng dậy đi vệ sinh, khi T A vừa đi đến cửa phòng hát số 03, tầng 01, thì Mai Thành Đ, Phạm Ngọc S từ trong phòng hát đi ra, do không để ý, nên S va vào T A, sau đó giữa S và T A có lời qua, tiếng lại thách thức nhau. Lúc này Sằm Văn H, Mai Thanh C đi giao lưu từ tầng 02 xuống, thấy cãi nhau, H định đánh T A thì Nông Văn T cản lại, ngay lúc đó Đ đang có mặt ở đó dùng tay đẩy vào mặt T A, T A đi ra hướng cửa bếp để ra khỏi nhà.Thấy T A bỏ đi, C, S đuổi theo ra cửa bếp được khoảng 01m thì C đuổi kịp và kéo T A lại rồi C, S dùng chân, tay đánh T A. Bị đánh T A chạy ra khu vực sân để xe của quán bị C, S đuổi kịp dùng chân, tay đánh làm T A ngã xuống sân, A Hoàng Đức L (chủ quán) và chị Bùi Thị Đào là nhân viên điện lực nhìn thấy, chị Đào gọi mọi người đến can, T A đứng dậy chạy vào nhà, đến gian thứ hai của quán, thì Đinh Ngọc T chặn lại và đẩy ngã ra nền nhà. Khi T A đang nằm trên sàn nhà thì tiếp tục bị C, S, T dùng tay, chân đánh bất tỉnh. Khi Anh B cùng một số người từ nhà bên chạy sang, thấy T A bị đánh đang nằm trên sàn nhà, nên vào can ngăn không cho C, S, T đánh T A nữa. Khi can ngăn thì xảy ra cãi vã, xô đẩy nhau lộn xộn ở trong quán, được một lúc sau mọi việc lắng xuống, lúc này nhóm bạn của H gồm: C, Đ, M, T, S và Vũ Văn Q ra cửa quán để về. Anh B thấy T A vẫn nằm trên sàn nhà, nên nói là báo Công an đến giải quyết, đồng thời dùng điện thoại di động gọi cho Công an huyện Na Rì. Khi nghe A B gọi Công an thì H, Đ quay lại chửi bới, thách thức A B, sau đó H lao vào Túm cổ áo và kéo anh B xuống khu gần bàn thanh toán tiền, rồi cả H, Đ, S, T, M, C lao vào đánh anh B. Lúc đầu H dùng tay, chân đấm, đá anh B, khi anh B bị ngã xuống nền nhà, H cầm bịch nước để gần bàn pha chế ném về phía anh B, M cầm 01 chiếc cốc thủy tinh để trên bàn uống nước đánh vào vùng gáy và ném chiếc cốc vào vùng đỉnh đầu anh B làm chiếc cốc bị vỡ, C lúc đầu dùng chân, tay đánh anh B, sau đó thì cầm 01 vật trong suốt để trên bàn pha chế ném vào vùng đầu của anh B. Riêng Đ, S và T chỉ dùng tay, chân đấm, đá anh B.
Khi H kéo anh B từ bậc tam cấp trong nhà xuống khu vực bàn pha chế thì Vũ Văn Q vào can, không cho H đánh anh B, H và Đ vẫn lao vào đánh, thấy vậy Q lùi ra. Trong khi anh B bị H, Đ, S, T, M và C đánh, Q cũng đứng gần đó can ngăn, trong lúc hỗn loạn, anh B kháng cự lại thì có dùng tay đánh vào vùng mặt của Q, nên Q có đạp về phía anh B 01 cái sau đó thấy H, Đ, S, C, T, M tiếp tục đánh anh B. Thấy vậy, A Bùi Văn T là nhân viên điện lực vào giúp anh B thì bị S, M cản lại và định đánh, nên T lui lên bậc tam cấp đứng, cũng đúng lúc Q đến gần vị trí của T thì T dùng tay đánh vào mặt Q 01 cái, Q bỏ đi ra khỏi quán theo đường cửa nách. Lúc này Đ đã chấm dứt đánh anh B và bỏ ra ngoài, khi Đ đi qua gần chỗ của T đang đứng do sàn nhà trơn, Đ bị trượt chân nên T lợi dụng đẩy Đ ngã và dùng tay đánh liên tiếp vào người Đ khoảng 06 đến 07 cái, sau đó Đ bỏ đi ra ngoài.
Trong lúc anh B đang bị đánh ở khu vực bàn pha chế, thìT A ở gian nhà thứ hai dậy được và đi ra khu vực bàn pha chế có cầm 01 chiếc Cốc ném về phía Q đang đứng gần đó, Q có cầm ghế bằng nhựa giả mây ném về phía T A nhưng không trúng, H cũng cầm ghế ném vào người T A, T A ngã xuống sàn nhà tại khu vực gần bậc tam cấp, sau đó dậy được thì đi vào khu vực bên trong của quán. Sự việc H, Đ, S, T, M và C đánh anh B và Phạm Việt T A được những người có mặt tại quán can ngăn quyết liệt mới dừng lại, anh B đi vào phía trong gian nhà thứ hai còn H, S, C, T, M, Đ ra khỏi quán, Đ còn cầm 01 chiếc đĩa hình tròn bằng sứ để trên bàn rồi vung tay ném làm chiếc đĩa găm vào phần sốp trên mái tôn nhà trước sân, còn M khi ra đến đường Quốc lộ nhặt 01 hòn đá bên đường ném vào sân của quán để đe dọa. Sau đó, Công an huyện Na Rì đến giải quyết vụ việc, thấyT A và anh B bị thương, nên đã yêu cầu những người đi cùng đưa T A, A B đến Trung tâm y tế huyện Na Rì để sơ cứu vết thương, đồng thời yêu cầu Đinh Ngọc T, Nguyễn Đức M đến trụ sở Công an huyện Na Rì để làm việc, còn H, S, Đ, C và Q đã bỏ đi khỏi hiện trường. Tại Cơ quan điều tra thấy Nguyễn Đức M bị thương ở ngón tay trái nên đã đưa M đến Trung tâm y tế huyện Na Rì để khâu vết thương.
Tại hồ sơ Bệnh án ngoại trú số lưu trữ 008 của Hoàng Thanh B do Bệnh viện huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn lập ngày 04/01/2019 thể hiện: Hoàng Thanh B vào viện lúc 23 giờ 40 phút ngày 27/12/2018, chẩn đoán điều trị: Vùng đỉnh đầu và vùng đuôi mắt phải có vết rách da kích thước dài gần 1,5cm chảy máu; chẩn đoán: Đa vết thương, chấn thương do bị đánh. Điều trị ngoại trú từ ngày 27/12/2018 đến ngày 04/01/2019 ra viện.
Tại hồ sơ Bệnh án ngoại trú số lưu trữ 009 của Phạm Việt T A do Bệnh viện huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn lập ngày 04/01/2019 thể hiện: Phạm Việt T A vào viện lúc 22 giờ 30 phút ngày 27/12/2018, Chẩn đoán điều trị: Vùng trán sưng nề bầm tím, hai môixưng nề, toàn thân đau nhức, mu tay trái xưng nề đau, hạn chế vận động các ngón tay. Phiếu khám chuyên khoa răng MS : 12/BV – 01 ngày 02/01/2019 của Trung tâm Y tế huyện Na Rì thể hiện: Hàm trên bên phải, răng 1,7 có mảnh vỡ mặt ngoài còn dính lợi, mặt nhai, mặt gần -xa - trong đã mất chân còn chắc, lợi viêm đỏ xưng nề. Phiếu chụp X - Quang số 1800015399 ngày 28/12/2018 của Trung tâm Y tế huyện Na Rì đối với Phạm Việt T A thể hiện: Hình ảnh gẫy kín đốt bàn tay ngón IV bàn tay trái. Chẩn đoán: Đa chấn thường do bị đánh. Điều trị ngoại trú từ ngày 27/12/2018 đến ngày 04/01/2019 ra viện.
Tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích sè: 22/TgT ngµy 11/01/2019 của Trung tâm Pháp y, Sở Y tế Bắc Kạn thể hiện: Tiến hành giám định cho đương sự Hoàng Thanh B vào hồi 08 giờ 45 phút ngày 09/01/2019 tại Trung tâm Pháp y tỉnh bắc Kạn. Về thương tích:
- Tổn thương 01: Một vết thương phần mềm ở vùng đỉnh trái, đang tạo sẹo, kích thước: 1,2cm x 0,2cm; vị trí cách 10cm trên sau đỉnh vành tai trái; Tỷ lệ thương tật là 1% (một phần trăm);
- Tổn thương 02: Một vết thương phần mềm ở đuôi mắt phải, đang tạo sẹo, kích thước: 1,3cm x 0,3cm; Tỷ lệ thương tật 0,99% (không phẩy chín mươi chín phần trăm);
Các tổn thương trên đã được tách riêng sau khi đã cộng lùi.
Căn cứ Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế, tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại đối với ông B là: 2% (hai phần trăm). Vật gây thương tích là:
Vật có cạnh.
Tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích sè: 23/TgT ngày 11/01/2019 của Trung tâm Pháp y, Sở Y tế Bắc Kạn thể hiện: Tiến hành giám định cho đương sự Phạm Việt T A vào hồi 09 giờ 30 phút ngày 09/01/2019 Trung tâm Pháp y tỉnh bắc Kạn. Về thương tích:
- Tổn thương 01: Gãy răng hàm số 7, hàm trên bên phải; tỷ lệ phần trăm thương tật là 1,4% (một phẩy tư phần trăm);
- Tổn thương 02: Gãy xương đốt bàn tay ngón IV bàn tay trái. Tỷ lệ phần trăm thương tật là 06% (sáu phần trăm);
Tổn thương sưng nề vùng trán, nề đỏ vùng cổ, đau vùng ngực, bụng, lưng không để lại di chứng;
Các tổn thương trên đã được tách riêng sau khi đã cộng lùi.
Căn cứ Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế, tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại đối với Phạm Việt T A là: 7% (bảy phần trăm). Vật gây thương tích là: Vật tày.
Tại Cơ quan Điều tra Sằm Văn H, Nguyễn Đức M, Mai Thanh C, Mai Thành Đ, Phạm Ngọc S và Đinh Ngọc T đều khai nhận: Bản thân các bị cáo không quen biết và có mâu thuẫn gì với ông Hoàng ThA B và Phạm Việt T A từ trước, ngày 27/12/2018, khi gặp và có va chạm giữa Mai Thành Đ và T A tại bàn uống nước trong quán cà phê Zin hai bên đã hòa giải coi như không có chuyện gì xảy ra. Khi va chạm lần hai trước cửa phòng hát số 03 giữa S và T A, lúc này do đôi bên đã uống nhiều rượu nên S, H, C cãi vã, xô đẩy và sau đó đánh T A. Khi ông B biết chuyện đến can ngăn và gọi báo Công an đến giải quyết thì H, M, S, C, Đ và T không dừng lại mà quay sang đánh ông B dẫn đến gây thương tích cho ông B và T A. Cả H, M, S, C, Đ và T đều nhận thức rõ việc đánh ông Hoàng Thanh B và Phạm Việt T A là sai, vi phạm pháp luật. Nguyên nhân xảy ra đánh nhau chỉ vì có sự hiểu lầm khi T A và S đi lại ở quán va vào nhau.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số: 22/2020/HS-ST ngày 16/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn đã tuyên bố các bị cáo phạm tội “Cố ý gây thương tích”; Áp dụng điểm a, i khoản 1 Điều 134; điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 17, Điều 38, điều 58 Bộ luật hình sự, xử phạt Nguyễn Đức M 24 tháng tù; bị cáo Mai Thanh C 18 tháng tù. Các bị cáo Sằm Văn H, Phạm Ngọc S, Đinh Ngọc T, Mai Thành Đ hình phạt cải tạo không giam giữ.
Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng các Điều 584, 585, 586, 587 và điểm a, khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự: Ghi nhận việc các bị cáo tự nguyện bồi thường cho bị hại Phạm Việt T A với tổng số tiền là 57.343.000,đ (năm mươi bảy triệu ba trăm bốn mươi ba nghìn đồng). Buộc các bị cáo Sằm Văn H; Phạm Ngọc S; Mai Thành Đ và Đinh Ngọc T, Nguyễn Đức M phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho A Phạm Việt T A tổng số tiền là 57.343.000đ ( trong đó bị cáo H, S, Đ, T, M mỗi bị cáo phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền 11.468.600,đ). Bị cáo C vắng mặt các bị cáo có mặt có quyền yêu cầu bị cáo C bồi hoàn phần mình đã bồi thường trong vụ án dân sự khác khi có yêu cầu.
Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên về vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định.
Sau khi xét xử sơ thẩm, các bị cáo H, S, C, Đ, T không kháng cáo. Ngày 28/9/2020, bị cáo Nguyễn Đức M kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; Ngày 30/9/2020, bị hại Phạm Việt T A kháng cáo đề nghị buộc các bị cáo phải bồi thường ngay số tiền 57.343.000 đồng và xem xét tăng hình phạt đối với các bị cáo.
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Đức M và bị hại Phạm Việt T A giữ nguyên các nội dung kháng cáo.
Đại diện Viện kiểm sát trình bày quan điểm giải quyết vụ án: Cho rằng bị cáo Nguyễn Đức M được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ, không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tính chất mức độ của hành vi phạm tội là không lớn, sau khi bị truy nã bị cáo đã ra đầu thú, do đó để thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đức M, sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm hình phạt tù cho bị cáo xuống còn từ 18 đến 21 tháng tù. Đối với các bị cáo khác, mức hình phạt cấp sơ thẩm áp dụng là phù hợp nên không chấp nhận kháng cáo của bị hại Phạm Việt T A, giữ nguyên hình phạt như cấp sơ thẩm đã tuyên đối với các bị cáo khác.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được trA tụng tại phiên tòa. Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1] Về tố tụng: Kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đức M và bị hại Phạm Việt T A đảm bảo về chủ thể, thẩm quyền và thời hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nên được Hội đồng xét xử xem xét theo quy định.
Tại phiên tòa vắng mặt bị cáo Mai Thanh C hiện đang bị truy nã, tuy nhiên Đại diện Viện kiểm sát, các bị cáo và bị hại không yêu cầu hoãn phiên tòa với lý do vắng mặt bị cáo C, do đó, Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử vụ án, cần thiết sẽ công bố lời khai của bị cáo C.
[2] Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Đức M và các bị cáo khác đều thừa nhận hành vi phạm tội như Bản án sơ thẩm đã tuyên; Lời khai nhận của các bị cáo phù hợp với lời khai của những người tham gia tố tụng trong vụ án và các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ. Do đó, HĐXX có đủ cơ sở khẳng định:
Vào khoảng hơn 21 giờ ngày 27/12/2018, tại quán cà phê Karaoke Zin thuộc tổ nhân dân N, thị trấn Y, huyện N, tỉnh Bắc Kạn, Nguyễn Đức M cùng với các bị cáo Sằm Văn H, Phạm Ngọc S, Đinh Ngọc T, Mai Thanh C, Mai Thành Đ đã có hành vi dùng chân, tay, cốc thủy tinh, ghế giả mây gây thương tích cho A Hoàng Thanh B và A Phạm Việt T A. Cụ thể Nguyễn Đức M đã có hành vi dùng cốc thủy tinh đập vào đầu A B; Sằm Văn H cầm chiếc ghế mây ném T A và dùng hai thùng nước gần bàn lễ tân ném xuống nền nhà; Mai Thanh C cầm ghế mây và 02 chiếc cốc trên bàn ném về phía nhóm A B. Hành vi của các bị cáo đã gây tổn thương cơ thể cho anh Hoàng Thanh B với tỷ lệ tổn thương là 02% (hai phần trăm); gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho A Phạm Việt T A là 07% (bảy phần trăm).
Hành vi nêu trên của các bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Do đó, việc cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo theo tội danh trên là đúng người đúng, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
[3] Xét kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đức M:
Sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo cho rằng bản án tuyên phạt bị cáo 24 tháng tù giam là quá nặng, bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Qua xem xét hồ sơ vụ án và bản án sơ thẩm, cấp phúc thẩm thấy rằng: Xét về vai trò, hành vi phạm tội của các bị cáo có thể thấy trong vụ án, các bị cáo tham gia với vai trò là đồng phạm giản đơn, tuy nhiên xác định bị cáo Nguyễn Đức M là người phải chịu trách nhiệm hình sự chính vì hành vi dùng cốc thủy tinh đánh vào đầu A Hoàng Thanh B của bị cáo M là nguyên nhân trực tiếp gây ra vết thương có tỷ lệ thương tật 01 % trên đầu A B. Sau khi sự việc phạm tội xảy ra bị cáo M còn bị cơ quan điều tra truy nã, bản thân bị cáo có nhân thân xấu. Do đó khi lượng hình mức hình phạt của Nguyễn Đức M phải xem xét ở mức độ cao hơn các bị cáo khác.
Bản án sơ thẩm đã đánh giá toàn diện về tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, xem xét nhân thân và áp dụng đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự gồm "Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải"; "Tự nguyện bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả"; "Phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng" và "Đầu thú" theo quy định tại điểm b, i, s khoản 1 khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự cho bị cáo. Do vậy, mức hình phạt 24 tháng tù mà bản án sơ thẩm đã tuyên đối với bị cáo Nguyễn Đức M là phù hợp, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo.
Tại cấp phúc thẩm, bị cáo không cung cấp thêm được tài liệu, chứng cứ nào mới cho việc kháng cáo. Do đó, cấp phúc thẩm không có căn cứ chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Đức M.
[4] Xét kháng cáo của bị hại Phạm Việt T A:
Bị hại Phạm Việt T A đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét việc bản sơ thẩm không nêu rõ thời gian nào các bị cáo trong vụ án phải bồi thường tiền cho bị hại và buộc các bị cáo trong vụ án phải bồi thường ngay số tiền 57.343.000 đồng; Về hình phạt: Bị hại đề nghị tăng mức hình phạt đối với các bị cáo với lý do các bị cáo không có sự ăn năn hối cải về hành vi phạm tội và hành vi phạm tội của các bị cáo là "Có tính chất côn đồ".
Về hình phạt, cấp phúc thẩm nhận thấy, hành vi phạm tội của các bị cáo đã được làm rõ tại bản án sơ thẩm theo đó việc các bị cáo không có mâu thuẫn từ trước, vô cớ gây thương tích cho các bị hại và việc bị cáo M dùng cốc thủy tinh đánh bị hại Hoàng Thanh B đã thỏa mãn cấu thành của tội Cố ý gây thương tích với các tình tiết định khung là "Dùng hung khí nguy hiểm" và "Có tính chất côn đồ". Do tình tiết "Có tính chất côn đồ" đã được xem xét là tình tiết định khung hình phạt nên không áp dụng đây là tình tiết tăng nặng đối với các bị cáo. Như vậy bản án sơ thẩm xác định các bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng là đúng quy định.
Đối với việc cấp sơ thẩm cho các bị cáo hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải cũng là phù hợp. Bởi lẽ, sau khi sự việc phạm tội xảy ra các bị cáo đã có ý thức tìm gặp các bị hại để xin lỗi và thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại tuy nhiên bị hại từ chối không gặp, do đó các bị cáo không thực hiện được việc bồi thường trực tiếp mà phải nộp tiền gián tiếp thông qua cơ quan Thi hành án dân sự. Do đó, cấp sơ thẩm đánh giá đây là thái độ ăn năn hối cải và cho các bị cáo hưởng tình tiết giảm nhẹ ăn năn hối cải là phù hợp.
Từ đó, cấp phúc thẩm đánh giá việc cấp sơ thẩm áp dụng hình phạt tù 24 tháng đối với Nguyễn Đức M, 18 tháng đối với Mai Thanh C là phù hợp bởi lẽ M, C sau khi thực hiện hành vi phạm tội bị cơ quan điều tra truy nã nên việc tự cải tạo là không đủ sức răn đe. Đối với bị cáo Sằm Văn H, Phạm Ngọc S, Mai Thành Đ, Đinh Ngọc T có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng, ổn định, phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, việc án sơ thẩm xử phạt Sằm Văn H, Phạm Ngọc S, Đinh Ngọc T mỗi bị cáo 24 tháng cải tạo không giam giữ, xử phạt Mai Thành Đ 18 tháng cải tạo không giam giữ là tương xứng và đảm bảo răn đe đối với các bị cáo này. Do đó, kháng cáo của bị hại Phạm Việt T A đề nghị tăng mức hình phạt đối với các bị cáo không được chấp nhận.
Về trách nhiệm dân sự: Bản án sơ thẩm đã ghi nhận việc các bị cáo tự nguyện bồi thường cho bị hại Phạm Việt T A với tổng số tiền là 57.343.000,đ (năm mươi bảy triệu ba trăm bốn mươi ba nghìn đồng). Buộc các bị cáo Sằm Văn H; Phạm Ngọc S; Mai Thành Đ và Đinh Ngọc T, Nguyễn Đức M phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho A Phạm Việt T A tổng số tiền là 57.343.000đ ( trong đó bị cáo H, S, Đ, T, M mỗi bị cáo phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền 11.468.600,đ). Bị cáo C vắng mặt các bị cáo có mặt có quyền yêu cầu bị cáo C bồi hoàn phần mình đã bồi thường trong vụ án dân sự khác khi có yêu cầu.
Cấp phúc thẩm thấy rằng: Việc bồi thường dân sự là do các bị cáo và bị hại tự nguyện thỏa thuận với nhau, thỏa thuận này không trái đạo đức và vi phạm quy định của pháp luật nên đã được cấp sơ thẩm ghi nhận trong bản án. Khi bản án có hiệu lực pháp luật Cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành thủ tục thi hành án theo quy định. Do đó, bị hại Phạm Việt T A yêu cầu các bị cáo phải bồi thường ngay số tiền 57.343.000 đồng là không có căn cứ.
Từ đó, HĐXX phúc thẩm xét thấy không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bị hại Phạm Việt T A.
[5] Về án phí: Do kháng cáo không được chấp nhận nên bị cáo và bị hại phải chịu án phí hình sự phúc thẩm theo quy định.
[6] Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
1. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355; Điều 356 Bộ luật tố tụng hình sự. Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đức M và bị hại Phạm Việt T A. Giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số: 22/2020/HS-ST ngày 16/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Tuyên bố các bị cáo Sằm Văn H; Nguyễn Đức M; Phạm Ngọc S; Mai Thanh C; Mai Thành Đ và Đinh Ngọc T phạm tội "Cố ý gây thương tích".
- Áp dụng điểm a, i khoản 1 Điều 134; điểm b, i, s khoản 1, khoản 2Điều 51, Điều 17, Điều 38, điều 58 Bộ luật hình sự:
+ Xử phạt: Bị cáo Mai Thanh C 18 tháng tù giam. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị bắt,
+ Xử phạt Nguyễn Đức M 24 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo vào trại thi hành án được trừ thời hạn tạm giữ từ ngày 28/5/2019 đến ngày 31/5/2019.
- Áp dụng điểm a, i khoản 1 Điều 134; điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 17, Điều 36, điều 58 Bộ luật hình sự, xử phạt Sằm Văn H 24 tháng cải tạo không giam giữ.
- Áp dụng điểm a, i khoản 1 Điều 134; điểm b, i, s khoản 1 Điều 51, Điều 17, Điều 36, điều 58 Bộ luật hình sự, xử phạt Phạm Ngọc S 24 tháng cải tạo không giam giữ.
- Áp dụng điểm a, i khoản 1 Điều 134; điểm b, i, s khoản 1Điều 51, Điều 17, Điều 36, điều 58 Bộ luật hình sự, xử phạt Đinh Ngọc T 24 tháng cải tạo không giam giữ
- Áp dụng điểm a, i khoản 1Điều 134; điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 17, Điều 36, điều 58 Bộ luật hình sự, xử phạt Mai Thành Đ 18 tháng cải tạo không giam giữ.
Thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án; không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo; không buộc các bị cáo thực hiện nghĩa vụ khấu trừ thu nhập hàng tháng.
Giao bị cáo Sằm Văn H cho UBND xã C, huyện N, tỉnh Bắc Kạn giám sát, giáo dục trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Giao bị cáo Phạm Ngọc S cho UBND phường Đ, thành phố B, tỉnh Bắc Kạn giám sát, giáo dục trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Giao bị cáo Mai Thành Đ cho UBND phường T, thị xã C, tỉnh Nghệ An giám sát, giáo dục trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Giao bị cáo Đinh Ngọc T cho UBND xã Đ (Nay là xã ĐT), huyện C, tỉnh Bắc Kạn giám sát, giáo dục trong thời gian cải tạo không giam giữ.
2. Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng các Điều 584, 585, 586,587 và điểm a, khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự: Ghi nhận việc các bị cáo tự nguyện bồi thường cho bị hại Phạm Việt T A với tổng số tiền là 57.343.000,đ (năm mươi bảy triệu ba trăm bốn mươi ba nghìn đồng).Buộc các bị cáo Sằm Văn H; Phạm Ngọc S; Mai Thành Đ và Đinh Ngọc T, Nguyễn Đức Mphải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho A Phạm Việt T A về vấn đề bồi thường thiệt hại với tổng số tiền là 57.343.000đ ( trong đó bị cáo H, S, Đ, T, M mỗi bị cáo phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền 11.468.600,đ). Bị cáo C vắng mặt các bị cáo có mặt có quyền yêu cầu bị cáo C bồi hoàn phần mình đã bồi thường trong vụ án dân sự khác khi có yêu cầu. Xác nhận bị cáo H đã nộp số tiền 1.000.000,đ (một triệu đồng); bị cáo S đã nộp 1.500.000,đ; bị cáo Đ đã nộp 1.500.000,đ; bị cáo C đã nộp 1.500.000,đ; bị cáo M đã nộp 1.500.000,đ; bị cáo T đã nộp 1.500.000,đ tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn để đảm bảo việc thi hành án.
Việc thi hành án được thực hiện theo Điều 357 của Bộ luật dân sự và Luật thi hành án dân sự.
3. Về án phí: Bị cáo Nguyễn Đức M và bị hại Phạm Việt T A mỗi người phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.
4. Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án 34/2020/HS-PT ngày 31/12/2020 về tội cố ý gây thương tích
Số hiệu: | 34/2020/HS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Bắc Kạn |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về