Bản án 34/2019/HSST ngày 14/08/2019 về tội tham ô tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

BẢN ÁN 34/2019/HSST NGÀY 14/08/2019 VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN

Ngày 14 tháng 8 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, số 11 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế, xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 13/2017/HSST ngày 22 tháng 3 năm 2017(Quyết định tạm đình chỉ số 48/2017/HSST- QĐ ngày 29 tháng 9 năm 2017, Quyết định phục hồi vụ án số 10/2019/HSST-QĐ ngày 24 tháng 6 năm 2019). Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm số 159/2019/HSST-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 2019, đối với bị cáo:

Nguyn Thị B; Gii tính: Nữ; sinh ngày 01/3/1976, tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trú tại: Thôn C, xã P, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế; Trình độ văn hoá: 12/12; Nghề nghiệp: Nguyên kế toán Trường trung học cơ sở xã P, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện là nhân viên văn thư tại Trường tiểu học số 1 T, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; con ông Nguyễn S, sinh năm 1930 (đã chết) và bà Huỳnh Thị L (đã chết); chồng là Lương Mạnh T, sinh năm 1971; Trú tại: Thôn C, xã P, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế; con: có 02 con (lớn sinh năm 2006, nhỏ sinh năm 2011); Tiền án, tiền sự: Không.

Bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”. Có mặt.

- Nguyên đơn dân sự: Trường trung học cơ sở xã P, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đại diện theo pháp luật: Ông Tôn Thất Viễn Đ, chức vụ: Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở xã P, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Bà Phạm Thị Thu H, sinh năm 1961, nguyên hiệu trưởng Trường trung học cơ sở xã P, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nơi cư trú: 4/6/92 Đ,phường T , thành phố Huế. Có mặt.

- Người làm chứng:

1. Ông Trần Anh T, sinh năm 1965, chức vụ: Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có mặt.

2. Ông Ngô Hữu T, sinh năm 1976, chức vụ: Chuyên viên Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có mặt.

3. Bà Nguyễn Thị Thu N - Nguyên Chủ tịch công đoàn Trường THCS xã P, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vắng mặt.

4. Bà Lê Thị Thanh N, sinh năm 1979, chức vụ: Kế toán trưởng Kho bạc Nhà nước huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi cư trú: 3/33 T, phường P, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có mặt.

5. Bà Lê Thị Kim C, sinh năm 1983, nguyên cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện là chuyên viên Ban nội chính Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Có mặt.

6. Bà Nguyễn Thị Bảo Q, sinh năm 1979, nguyên giáo viên Trường THCS xã P, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện là giáo viên Trường THCS P, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vắng mặt.

7. Bà Nguyễn Thị Dạ P, sinh năm 1987, giáo viên Trường THCS xã P, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có đơn xin xét xử vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Bị cáo Nguyễn Thị B bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế truy tố về hành vi phạm tội như sau:

Nguyễn Thị B nguyên là Kế toán của Trường Trung học cơ sở xã P, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ tháng 01/2011 đến tháng 02/2013, B biết được cuối năm tài khoản của Trường Trung học cơ sở P vẫn còn dư lại một khoản kinh phí, do trong năm có một số giáo viên đã chuyển trường, nghỉ sinh, nghỉ hưu ... nhưng nhà trường chưa thanh toán chế độ cho các giáo viên này. B đã nảy sinh ý thức dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt, bằng cách khi lập bảng tính tiền lương hàng tháng, B đã nâng khống tổng hệ số lương và tổng số tiền lương cán bộ giáo viên cao hơn thực tế, lập khống bảng tính truy lĩnh nâng lương hết hạn tập sự của giáo viên, đề xuất hiệu trưởng ký, rồi chuyển Giấy rút dự toán ngân sách, bảng lương sang Kho bạc Nhà nước huyện Phú Vang để rút tiền. Do thiếu kiểm tra, Kho bạc Nhà nước huyện Phú Vang không phát hiện được việc làm sai trái của B, nên đã chuyển tiền về tài khoản của Trường Trung học cơ sở P tại Ngân hàng Công thương - Chi nhánh Huế. Sau khi tiền được chuyển về tài khoản của Trường tại Ngân hàng, Nguyễn Thị B chuyển lương vào tài khoản cho cán bộ, giáo viên nhà trường theo hệ số lương thực tế, số tiền chênh lệch B chuyển vào tài khoản cá nhân của mình, rồi rút tiền ra chi tiêu cá nhân hoặc chuyển trả nợ vào tài khoản một số giáo viên mà B đã vay mượn trước đây. Tổng cộng số tiền Nguyễn Thị B đã chiếm đoạt của Trường Trung học cơ sở P là 157.708.323 đồng. Cụ thể như sau:

Nă m 20 11 :

+ Tháng 1:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 163.729.563 đồng (với hệ số lương 177.25).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 11.276.792 đồng (chênh lệch hệ số 13.72).

+ Tháng 3:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 155.792.521 đồng (với hệ số lương 168.53).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 152.452.771 đồng (với hệ số lương thực tế 163.53).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 3.339.750 đồng (chênh lệch hệ số 5,0).

+ Tháng 4:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 153.695.338 đồng (với hệ số lương 165.87).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 152.764.090 đồng (với hệ số lương thực tế 165.87).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 931.298 đồng. (Nguyễn Thị B lập khống bảng tính truy lĩnh nâng lương hết hạn tập sự của giáo viên).

+ Tháng 9:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 171.978.797 đồng (với hệ số lương 160.86).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 166.136.954 đồng (với hệ số lương thực tế 160.86).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 5.841.843 đồng (không nâng hệ số, nâng tổng số tiền lương).

Nă m 20 12 :

+ Tháng 1:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 183.584.041 đồng (với hệ số lương 179.46).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 169.744.836 đồng (với hệ số lương thực tế 167.63).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 13.839.206 đồng (chênh lệch hệ số 11,83).

+ Tháng 2:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 180.225.902 đồng (với hệ số lương 176.13).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 169.744.836 đồng (với hệ số lương thực tế 167.63).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 10.481.067 đồng (chênh lệch hệ số 8,5).

+ Tháng 3:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 180.225.902 đồng (với hệ số lương 176.13).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 169.744.836 đồng (với hệ số lương thực tế 167.63).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 10.481.067 đồng (chênh lệch hệ số 8,5).

+ Tháng 4:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 180.225.902 đồng (với hệ số lương 176.13).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 10.481.067 đồng (chênh lệch hệ số 8,5).

+ Tháng 5:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 180.225.902 đồng (với hệ số lương 176.13).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 169.744.836 đồng (với hệ số lương thực tế 167.63).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 10.481.067 đồng ( chênh lệch hệ số 8,5).

+ Tháng 6:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 216.604.155 đồng (với hệ số lương 166.13).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 214.737.443 đồng (với hệ số lương thực tế 166.13).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 1.866.713 đồng (không nâng hệ số, nâng tổng số tiền lương).

+ Tháng 7:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 216.604.155 đồng (với hệ số lương 166.13).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 214.737.443 đồng (với hệ số lương thực tế 166.13).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 1.866.713 đồng (không nâng hệ số, nâng tổng số tiền lương).

+ Tháng 8:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 212.450.407 đồng (với hệ số lương 162.88).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 212.386.230 đồng (với hệ số lương thực tế 162.88).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 64.177 đồng (không nâng hệ số, nâng tổng số tiền lương).

+ Tháng 9:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 227.277.793 đồng (với hệ số lương 174.79).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 214.423.283 đồng (với hệ số lương thực tế 165.69).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 12.854.511 đồng (chênh lệch hệ số 9,1).

+ Tháng 10:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 227.277.793 đồng (với hệ số lương 174.79).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 214.423.283 đồng (với hệ số lương thực tế 165.69).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 12.854.511 đồng (chênh lệch hệ số 9,1).

+ Tháng 11:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 215.883.749 đồng (với hệ số lương 164.49).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 214.423.283 đồng (với hệ số lương thực tế 164.49).

tin lương).

+ Tháng 12:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 208.949.288 đồng (với hệ số lương 163.17).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 208.824.945 đồng (với hệ số lương thực tế 163.17).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 124.343 đồng (không nâng hệ số, nâng tổng số tiền).

Nă m 20 13 :

+ Tháng 1:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 238.179.377 đồng (với hệ số lương 174.79).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 213.447.510 đồng (với hệ số lương thực tế 165.63).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 24.731.868 đồng (chênh lệch hệ số 9,16).

+Tháng 2:

- Số tiền lương rút tại kho bạc: 238.179.377 đồng (với hệ số lương 184.79).

- Số tiền lương thực tế phải chi: 213.447.510 đồng (với hệ số lương thực tế 165.63).

- Số tiền đã rút chênh lệch: 24.731.868 đ (chênh lệch hệ số 19,16).

Ngoài ra, hằng năm Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phú Vang đều cấp cho Trường Trung học cơ sở P một khoản kinh phí chi thường xuyên bao gồm: Chi sửa chữa, xây dựng, nâng cấp phòng học, mua sắm trang thiết bị dạy học ... Tuy nhiên, do trong năm Trường THCS P đã sử dụng hết khoản tiền này, nên Nguyễn Thị B đã trích từ quỹ lương của cán bộ giáo viên nhà trường khoản tiền 102.269.500 đồng để chi cho các khoản chi thường xuyên này. Quá trình điều tra, nhận thấy Nguyễn Thị B mặc dù thực hiện sai nghiệp vụ kế toán nhưng các khoản chi là có thực (có đầy đủ hóa đơn chứng từ) và B không chiếm đoạt khoản tiền 102.269.500 đồng, nên không xem xét trách nhiệm hình sự đối với khoản tiền này.

Về trách nhiệm dân sự: Bị cáo Nguyễn Thị B đã nộp lại 157.708.323 đồng vào tài khoản của Trường THCS P để khắc phục hậu quả gây ra. Ngoài ra, bị cáo đã nộp lại khoản tiền 102.269.500 đồng sai nghiệp vụ kế toán.

Tại bản Cáo trạng số 09/QĐ/KSĐT ngày 20/3/2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã truy tố bị cáo Nguyễn Thị B về tội “Tham ô tài sản” theo các Điểm c, d Khoản 2 Điều 278 của Bộ luật Hình sự 1999.

Tại phiên toà đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế giữ nguyên quan điểm truy tố, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các Điểm c, d Khoản 2 Điều 278 của Bộ luật Hình sự 1999; Điểm b, s Khoản 1; Khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015, xử phạt bị cáo Nguyễn Thị B từ 2 năm đến 3 năm tù, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách theo quy định của pháp luật, về tội Tham ô tài sản.

Bị cáo Nguyễn Thị B đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, xin giảm nhẹ hình phạt và cho bị cáo được hưởng án treo để có điều kiện chữa bệnh do đang bị bệnh hiểm nghèo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Tn cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Tại phiên toà hôm nay, bị cáo Nguyễn Thị B đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Lời nhận tội của bị cáo phù hợp với lời khai của nguyên đơn dân sự, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án và các tài liệu, chứng cứ thu thập trong hồ sơ vụ án đã được kiểm tra tại phiên tòa. Do vậy, đã có cơ sở để kết luận:

Trong khoảng thời gian từ tháng 01/2011 đến tháng 02/2013, Nguyễn Thị B đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn là kế toán của Trường Trung học cơ sở xã P, huyện P, bằng thủ đoạn gian dối là nâng khống tổng hệ số lương và tổng số tiền lương cán bộ giáo viên cao hơn thực tế, lập khống bảng tính truy lĩnh nâng lương hết hạn tập sự của giáo viên để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý với tổng số tiền 157.708.323 đồng để chi tiêu và sử dụng cho mục đích cá nhân.

Với các hành vi trên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế truy tố bị cáo Nguyễn Thị B về tội Tham ô tài sản quy định tại các Điểm c, d Khoản 2 Điều 278 của Bộ luật hình sự 1999 là có căn cứ, đúng pháp luật. Tuy nhiên, điểm d Khoản 2 Điều 353 của Bộ luật hình sự 2015 quy định: “ d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;” là có lợi hơn cho bị cáo so với quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 278 của Bộ luật hình sự 1999. Do vậy, cần áp dụng Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự 2015 để áp dụng điểm d khoản 2 Điều 353 của Bộ luật hình sự 2015 khi quyết định hình phạt đối với bị cáo.

[2] Đây là vụ án mang tính chất nghiêm trọng. Bị cáo Nguyễn Thị B là người có năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức rõ việc lợi dụng mình là cán bộ kế toán và dùng thủ đoạn khai khống số lượng, khối lượng, lập chứng từ, hóa đơn giả để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện tội phạm. Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, không chỉ xâm phạm đến tài sản của Nhà nước mà còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của Trường học tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong quá trình thực hiện tội phạm, bị cáo B đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm không đúng, trái các nguyên tắc kế toán, chính sách, chế độ về quản lý tài sản thuộc lĩnh vực công tác do mình phụ trách, quản lý sổ sách kế toán nhằm chiếm đoạt tài sản; tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; phạm tội nhiều lần. Vì vậy, cần xử lý thích đáng, nghiêm minh để giáo dục và phòng ngừa.

Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, cần xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Nguyễn Thị B đó là: Bị cáo đã tự nguyện bồi thường toàn bộ thiệt hại nhằm khắc phục hậu quả; quá trình điều tra và tại phiên tòa có thái độ thành khẩn khai báo, rất ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình. Mặt khác, hiện nay bị cáo đang mắc bệnh hiểm nghèo, đây là các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại các điểm b, s Khoản 1; Khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015. Do bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015, đã tự nguyện bồi thường toàn bộ thiệt hại nên cần áp dụng Điều 54 của Bộ luật Hình sự 2015 để xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

Theo kết luận giám định số 275 - 17/TgT ngày 27/9/2017 và kết luận giám định số 200 - 19/TgT ngày 31/5/2019 của Trung tâm pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế thì bị cáo đang mắc bệnh hiểm nghèo, cần có thời gian điều trị dài ngày và liên tục nên không cách ly bị cáo ra khỏi xã hội cũng đủ tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung và thể hiện tính nhân đạo của pháp luật.

[3] Về phần trách nhiệm dân sự: Bị cáo Nguyễn Thị B đã bồi thường toàn bộ số tiền 157.708.323 đồng cho Trường THCS P, đại diện Trường THCS xã P, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế không có yêu cầu gì thêm.

[4] Án phí hình sự sơ thẩm: Bị cáo Nguyễn Thị B phải chịu theo luật định.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố bị cáo Nguyễn Thị B phạm tội “Tham ô tài sản”.

Áp dụng các Điểm c, d Khoản 2 Điều 278 của Bộ luật hình sự 1999; Điểm b, s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Điểm g Khoản 1 Điều 52; Điều 54 của Bộ luật hình sự 2015; Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự 2015;

Xử phạt: bị cáo Nguyễn Thị B 2 (hai) năm 6 (sáu) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 (năm) năm, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao bị cáo Nguyễn Thị B cho Trường tiểu học số 1 T, huyện P, tỉnh Thừa Thiên Huế giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Trong trường hợp bị cáo Nguyễn Thị B thay đổi nơi công tác thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự.

Hình phạt bổ sung: p dụng Điều 36, khoản 5 Điều 278 của Bộ luật hình sự 1999;

Cấm bị cáo Nguyễn Thị B đảm nhiệm chức vụ về quản lý tài sản với thời hạn 1 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Án phí hình sự sơ thẩm: Bị cáo Nguyễn Thị B phải chịu 200.000 đồng.

Án sơ thẩm xét xử công khai báo cho bị cáo, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo bản án này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

677
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 34/2019/HSST ngày 14/08/2019 về tội tham ô tài sản

Số hiệu:34/2019/HSST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thừa Thiên Huế
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 14/08/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;