Bản án 293/2018/HS-PT ngày 26/11/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

BẢN ÁN 293/2018/HS-PT NGÀY 26/11/2018 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Vào ngày 26 tháng 11 năm 2018 tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 295/TLPT-HS ngày 11 tháng 09 năm 2018 đối với bị cáo: Huỳnh Thị Bích H về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, do có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án hình sự sơ thẩm số 34/2018/HS-ST ngày 26/7/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định.

1. Bị cáo kháng cáo, bị kháng nghị:

Huỳnh Thị Bích H, sinh năm 1984; nơi sinh: Huyện P, tỉnh Bình Định; nơi ĐKHKTT: thành phố Q, tỉnh Bình Định; chỗ ở: thành phố Q, tỉnh Bình Định; nghề nghiệp: Mua bán; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông: Huỳnh Ngọc L (chết) và bà Nguyễn Thị L, sinh năm: 1956; có chồng: Trần Quốc H, sinh năm: 1984 và có 02 con, lớn nhất sinh năm 2010, nhỏ nhất sinh ngày 25/01/2016; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”. (có mặt)

2. Những người tham gia tố tụng khác:

2.1 Người bào chữa cho bị cáo:

Ông Trần Công L – Luật sư hoạt động tại Văn phòng luật sư C thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bình Định (có mặt).

Địa chỉ: thành phố Q, tỉnh Bình Định.

2.2 Người bị hại:

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, người đại diện hợp pháp: Ông Hồ Quốc D – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, đại diện theo pháp luật; Ông Trần Kim D – Chi cục phó Chi cục Thủy sản trực thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, đại diện theo ủy quyền (văn bản ủy quyền số 23/GUQ- UBND ngày 22/10/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định) (có mặt).

2.3 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, người đại diện hợp pháp: Ông Phan Trọng H - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, đại diện theo pháp luật; Ông Trần Kim H – Chi cục phó Chi cục Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, đại diện theo ủy quyền (văn bản ủy quyền số 2932/GUQ-SNN ngày 15/10/2018 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định) (có mặt).

2. Anh Nguyễn Văn K, sinh năm 1975 (có đơn xin vắng mặt). Trú tại: Thôn 9, xã M, huyện P, tỉnh Bình Định .

3.Anh Nguyễn Văn R , sinh năm: 1976; (vắng mặt). Trú tại: Thôn 4, xã M, huyện P, tỉnh Bình Định

4.Anh Trần Đình H , sinh năm: 1974; (có mặt). Trú tại: Thôn 8 Đông, xã M, huyện P, tỉnh Bình Định.

5.Anh Nguyễn C , sinh năm: 1972; (có mặt). Trú tại: thành phố Q, tỉnh Bình Định.

6.Anh Huỳnh Ngọc T , sinh năm: 1979; (vắng mặt). Trú tại: thành phố Q, tỉnh Bình Định.

7.Anh Nguyễn Hồng S , sinh năm: 1980; (có mặt). Trú tại: Thôn 8 Đông, xã M, huyện P, tỉnh Bình Định.

8.Anh Huỳnh T1 , sinh năm: 1951; (có đơn xin vắng mặt). Trú tại: huyện H, Bình Định

9. Chị Nguyễn Thị Mỹ P , sinh năm: 1979; (vắng mặt).

Địa chỉ: Tổ 57, khu vực 11, phường H, thành phố Q, Bình Định

10.Chị Nguyễn Thị Bích P1 , sinh năm: 1958; (vắng mặt). Trú tại: Tổ 57, khu vực 11, phường H, thành phố Q, Bình Định

11.Chị Phạm Thị G , sinh năm: 1973; (vắng mặt). Trú tại: huyện H, Bình Định

12.Anh Lê Văn T2 , sinh năm: 1973; (có mặt). Trú tại:, thành phố Q, tỉnh Bình Định.

13.Anh Nguyễn S1 , sinh năm: 1971; (có mặt). Trú tại: TP.Q, tỉnh Bình Định.

14.Anh Nguyễn Văn S2 , sinh năm: 1973; (vắng mặt). Trú tại: tỉnh Bình Định

15.Anh Văn Bá H1 , sinh năm: 1983; (vắng mặt). Trú tại: huyện P, tỉnh Bình Định.

16.Anh Nguyễn Văn P , sinh năm: 1977; (vắng mặt). Trứ tại: huyện P, tỉnh Bình Định.

17.Anh Phan Thanh X , sinh năm: 1970; (vắng mặt). Trú tại: huyện P, tỉnh Bình Định.

18.Anh Nguyễn Hồng N , sinh năm: 1954; (có mặt). Trú tại: huyện P, tỉnh Bình Định.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Căn cứ quy định tại Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa thì các chủ tàu cá đăng ký và có hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển xa mỗi năm được Nhà nước hỗ trợ tiền chi phí nhiên liệu tàu cá khai thác hải sản xa bờ tối đa 04 chuyến biển; mỗi chuyến biển được hỗ trợ từ 22.000.000 đồng - 100.000.000 đồng tùy theo công suất tàu cá. Điều kiện để được hỗ trợ chi phí nhiên liệu là các tàu cá phải có đăng ký khai thác hải sản vùng biển xa, mỗi chuyến biển tàu cá có hoạt động trên vùng biển xa ít nhất 15 ngày; phải có giấy xác nhận khai thác hải sản trên vùng biển xa của Bộ đội Hải quân, Nhà giàn hoặc giấy xác nhận vị trí hoạt động của tàu cá trên vùng biển xa bằng hệ thống giám sát định vị vệ tinh thông qua các tin nhắn máy định vị HF (được cơ quan chức năng lắp đặt niêm phong trên tàu cá) từ biển xa về trạm bờ của Chi cục Thủy sản nơi quản lý tàu cá; có xác nhận tàu cá xuất nhập bến của Đồn, Trạm Biên phòng tại các địa phương nơi tàu cá xuất nhập bến.

Thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định đã tiến hành tổ chức các buổi tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến rõ nội dung quyết định nói trên đến các cấp lãnh đạo xã, phường, cán bộ theo dõi hải sản các xã, phường ven biển và ngư dân có tàu đăng ký tham gia khai thác hải sản ở vùng biển xa biết để làm hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo quy định. Chi cục Thủy sản Bình Định đã lắp đặt và niêm phong kẹp chì cố định trên tàu cá của các ngư dân Bình Định có đăng ký khai thác hải sản trên vùng biển xa một máy định vị tầm xa HF phục vụ nhắn tin về trạm bờ nhằm xác định vị trí hoạt động của tàu cá để làm hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu cho tàu cá khai thác hải sản xa bờ.

Lợi dụng chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác nói trên, một số chủ tàu cá thực tế khai thác hải sản ở vùng biển gần bờ hoặc vùng mặc dù không được Nhà nước hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ nhưng đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống hồ sơ giả mạo tàu cá có khai thác hải sản vùng biển xa để được nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước; cụ thể như sau:

Về quy trình làm khống hồ sơ giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ:

- Đối với hồ sơ xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức ký khống giấy xác nhận tàu cá có hoạt động khai thác hải sản xa bờ:

Chủ tàu cung cấp mẫu Giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ (Phụ lục 4a) và Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá cho Huỳnh Thị Bích H. Sau khi nhận Giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ và Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá, Hậu gửicác giấy tờ nói trên cho lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tại các đồn, trạm cảng nhờký xác nhận tàu cá xuất bến đi khai thác hải sản và lãnh đạo Hải quân Vùng 4 để gửi ra các đảo xa ký xác nhận tàu cá có khai thác hải sản vùng biển xa. Sau đó, Huỳnh Thị Bích H gửi các giấy tờ nói trên cho cán bộ Bộ đội Biên phòng cảng nhờ ký xác nhận tàu cá nhập bến hoàn thành chuyến biển sao cho thời gian từ khi xuất bến đến khi nhập bến đảm bảo ít nhất 15 ngày theo quy định. Căn cứ vào vị trí tọa độ của đảo đã ký xác nhận trên hồ sơ, Huỳnh Thị Bích H ước tính các tọa độ hoạt động của tàu cá cho phù hợp và ghi hoặc hướng dẫn chủ tàu ghi các thông tin vị trí tọa độ tàu cá, ngày tháng khai thác hải sản, sản lượng, chủng loại hải sản… vào sổ nhật ký khai thác; chứng thực các giấy tờ liên quan và hoàn thiện hồ sơ nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu tàu cá khai thác hải sản xa bờ để được xét duyệt hỗ trợ nhiên liệu.

- Đối với hồ sơ xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức nhắn tin định vị biển xa máy HF:

Các chủ tàu cá tháo lấy máy định vị biển xa HF được lắp đặt trên tàu cá cùng với Sổ danh bạ thuyền viên đưa cho Huỳnh Thị Bích H để làm hồ sơ. Huỳnh Thị Bích H thuê các tàu cá khác mang máy HF đến biển xa nhắn tin định vị về trạm bờ tại Chi cục Thủy sản Bình Định nhằm giả mạo tàu cá có đi khai thác hải sản ở vùng biển xa, số lượng ít nhất là 05 tin trong 05 ngày khác nhau để định vị tàu cá ở trên biển xa, đồng thời có 02 tin nhắn gần bờ lúc xuất và nhập bến xác nhận thời gian, vị trí tàu cá khi xuất nhập bến. Khi nhắn tin máy HF có ghi lại các tọa độ nhắn tin để Huỳnh Thị Bích H ghi vào sổ nhật ký khai thác cho phù hợp. Căn cứ vào các tọa độ tin nhắn này, Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định cấp giấy xác nhận tàu cá có hoạt động khai thác hải sản xa bờ và đồng thời, Huỳnh Thị Bích H nhờ Bộ đội Biên phòng cảng ký xác nhận ngày tháng tàu cá xuất nhập bến cho phù hợp. Tương tự như trên, Huỳnh Thị Bích H yêu cầu chủ tàu hoàn thành một số thủ tục liên quan thành hồ sơ hoàn chỉnh nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu tàu cá khai thác hải sản xa bờ.

Về việc ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ, hồ sơ xuất nhập bến và nhắn tin máy HF:

- Về việc ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ:

Đầu năm 2013, để giúp làm khống hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho các tàu cá, Huỳnh Thị Bích H thông qua các mối quan hệ quen biết với Trịnh Công L- cán bộ Hải quân Vùng 4 tại thành phố C, tỉnh Khánh Hòa. Huỳnh Thị Bích H liên hệ đặt vấn đề nhờ Trịnh Công L giúp ký giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ (Phụ lục 4a) để làm hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu cho các tàu cá với giá tiền 3.000.000 đồng/giấy. Trịnh Công L đồng ý và bán cho Huỳnh Thị Bích H cá giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ đã được các đảo trưởng ký xác nhận sẵn chưa ghi ngày tháng xác nhận. Sau đó, Huỳnh Thị Bích H tự ghi ngày tháng cho phù hợp và làm hồ sơ hỗ trợ cho các tàu cá. Trịnh Công L gửi giấy Phụ lục 4a qua phương tiện xe khách từ C về Q cho Huỳnh Thị Bích H nhận, Huỳnh Thị Bích H không nhớ chính xác đã mua bao nhiêu giấy xác nhận Phụ lục 4a của Trịnh Công L. Huỳnh Thị Bích H trả tiền mua giấy Phụ lục 4a vào tài khoản ngânhàng của Trịnh Công L với tổng số tiền 73.000.000 đồng.

Từ giữa năm 2013 đến năm 2015, Trịnh Công L chuyển đến công tác tại các đảo xa nên giới thiệu cho Huỳnh Thị Bích H liên hệ với Nguyễn Văn L - cán bộ Hải quân Vùng 4 tại thành phố C, tỉnh Khánh Hòa để giúp ký khống giấy xác nhận Phụ lục 4a với giá tiền 3.000.000 đồng/giấy. Huỳnh Thị Bích H gửi mẫu giấy Phụ lục 4a theo xe ô tô khách vào C để Nguyễn Văn L nhận. Sau đó, Nguyễn Văn L gửi giấy Phụ lục 4a đến các đảo xa để ký xác nhận và gửi về lại cho Huỳnh Thị Bích H. Từ năm 2013 đến 2015, Huỳnh Thị Bích H đã nhiều lần nhờ Nguyễn Văn L giúp ký khống giấy Phụ lục 4a với số lượng bao nhiêu Hậu không nhớ chính xác. Huỳnh Thị Bích H trả tiền cho Nguyễn Văn L qua tài khoản ngân hàng của Nguyễn Thị Kim O (con gái Nguyễn Văn L), Ngô Thị S (vợ Nguyễn Văn L) với tổng số tiền 325.000.000 đồng.

Trịnh Công L, Nguyễn Văn L giúp Huỳnh Thị Bích H ký khống giấy Phụ lục 4a tại các đảo xa như: An Bang, Trường Sa, Đá Tây A, Núi Le, Sơn Ca, Đá Lát, Thuyền Chài…

- Về việc ký khống hồ sơ xuất nhập bến cho các tàu cá:

Đầu năm 2013, thông qua các mối quan hệ, Huỳnh Thị Bích H quen biết Phạm Thái H - Trạm trưởng Biên phòng V và Nguyễn Tiến T - Đồn trưởng Biên phòng X, thị xã S, tỉnh Phú Yên và đặt vấn đề nhờ giúp ký khống hồ sơ xuất nhập bến cho các tàu cá với giá tiền 1.000.000 đồng/hồ sơ xuất và nhập bến. Được những người này đồng ý, Huỳnh Thị Bích H gửi hồ sơ và tiền theo xe buýt từ thành phố Q vào thị xã Sông Cầu cho Phạm Thái H nhận và làm giúp. Từ năm 2013 – 2015, Huỳnh Thị Bích H đã nhiều lần nhờ Phạm Thái H giúp ký khống hồ sơ xuất nhập bến cho tàu cá nhưng với số lượng bao nhiêu Hậu không nhớ chính xác. Huỳnh Thị Bích H trả tiền cho Phạm Thái H và Nguyễn Tiến T qua tài khoản ngân hàng của Phạm Thái H với tổng số tiền là 148.000.000 đồng.

Cũng trong thời gian từ năm 2013 đến 2015, Huỳnh Thị Bích H liên hệ với Phan Hồng T - Cán bộ Đồn Biên phòng C, tỉnh Ninh Thuận để ký khống hồ sơ xuất nhập bến với giá tiền 1.000.000 đồng/hồ sơ xuất nhập bến. Huỳnh Thị Bích H trả tiền cho Phan Hồng T qua việc gửi tiền vào tài khoản Ngân hàng của Phan Hồng T.

- Về việc nhắn tin máy HF:

Huỳnh Thị Bích H và Phan Thị N trú ở xã Hoài Thanh, huyện H, tỉnh Bình Định có quen biết với nhau. Năm 2013, sau khi nhận máy HF của các tàu cá, Huỳnh Thị Bích H gửi cho Phan Thị N giúp mang đến biển xa nhắn tin để làm khống hồ sơ với chi phí 4.000.000 đồng/máy/chuyến biển. Phan Thị N nhắn tin như thế nào Huỳnh Thị Bích H không biết. Qua xác minh, Phan Thị N không khai nhận việc giúp Huỳnh Thị Bích H nhắn tin máy HF nêu trên.

Huỳnh Thị Bích H và Võ Thị Kim T ở xã H, huyện H, tỉnh Bình Định có quen biết với nhau. Năm 2014, qua sự giới thiệu của Võ Thị Kim T, Huỳnh Thị Bích H quen biết và gửi máy HF cho ông Lý Văn Đ ở xã H, huyện H, tỉnh Bình Định giúp mang đến biển xa nhắn tin để làm khống hồ sơ với chi phí 4.000.000 đồng/máy/chuyến biển. Huỳnh Thị Bích H thường gửi tiền cho Võ Thị Kim T để trả tiền thuê nhắn tin máy HF cho Lý Văn Đ. Lý Văn Đ đã chết cuối năm 2015 nên không đủ cơ sở xác minh làm rõ.

Riêng Võ Thị Kim T khai nhận: Năm 2014, Võ Thị Kim T có giới thiệu cho Huỳnh Thị Bích H làm quen với Lý Văn Đ nhưng không biết việc Huỳnh Thị Bích H thuê Lý Văn Đ giúp nhắn tin máy HF để làm hồ sơ. Một số lần Võ Thị Kim T giúp Huỳnh Thị Bích H chuyển tiền cho Lý Văn Đ nhưng không biết đó là tiền gì.

Ngoài ra, Huỳnh Thị Bích H cũng đã khai nhận: Từ năm 2013 đến 2015, Huỳnh Thị Bích H đã nhiều lần nhận mẫu giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ của Phan Thị N, Võ Thị Kim T, Nguyễn Thị Thu Hồng để giúp gửi cho cán bộ Hải quân Vùng 4 ký xác nhận để các đối tượng này giúp làm khống hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu khống cho một số tàu cá, số lượng giấy xác nhận đảo giúp gửi ký khống bao nhiêu Huỳnh Thị Bích H không nhớ chính xác. Qua xác minh tài khoản ngân hàng xác định trong thời gian từ năm 2013 đến 2015, Phan Thị N gửi cho Huỳnh Thị Bích H 75.000.000 đồng, Võ Thị Kim T gửi cho Huỳnh Thị Bích H 220.000.000 đồng và Huỳnh Thị Bích H gửi cho Võ Thị Kim T 176.500.000 đồng. Tuy nhiên qua xác minh Phan Thị N, Võ Thị Kim T, Nguyễn Thị Thu Hồng không khai nhận hành vi nêu trên.

Năm 2013, sau khi mua được giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ Huỳnh Thị Bích H bán cho Ngô Thị Hoa ở xã H, huyện H, tỉnh Bình Định khoảng 10 giấy để làm hồ sơ cho các tàu cá với giá tiền khoảng 1.500.000 đồng/giấy. Ngô Thị Hoa đã trả tiền vào tài khoản ngân hàng của Huỳnh Thị Bích H với 12.600.000 đồng.

Qua quá trình điều tra vụ án xác định: Từ năm 2013 đến 2015, Huỳnh Thị Bích H đã giúp 15 chủ tàu cá làm khống tổng cộng 93 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ. Các chủ tàu cá đã chiếm đoạt của Nhà nước tổng số tiền 3.895.000.000 đồng/89 hồ sơ được phê duyệt và đã nộp tiền khắc phục hậu quả 3.895.000.000 đồng. Các chủ tàu cá đã trả tiền chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H tổng cộng 716.000.000 đồng, Huỳnh Thị Bích H đã trả chi phí ký khống giấy xác nhận đảo, hồ sơ xuất nhập bến, nhắn tin máy HF là 378.000.000 đồng, số tiền còn lại Huỳnh Thị Bích H hưởng lợi là 338.000.000 đồng. Huỳnh Thị Bích H đã nộp lại số tiền thu lợi bất chính là 460.000.000 đồng từ việc giúp làm khống hồ sơ cho các tàu cá nêu trên.

Huỳnh Thị Bích H đã giúp làm khống hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu cho các chủ tàu cá cụ thể như sau:

1. Nguyễn Văn K đứng tên chủ sở hữu 04 tàu cá mang biển số kiểm soát BĐ94332 TS, BĐ 94747 TS, BĐ 94537 TS, BĐ 94121 TS. Các tàu cá này có sự góp vốn của những người như sau:

- Tàu BĐ 94332 TS: Nguyễn Văn K góp 75%, Nguyễn Văn R góp 25% do Nguyễn Văn R làm thuyền trưởng.

- Tàu BĐ 94747 TS: Nguyễn Văn K góp 45%, Dương Tấn T góp 25%, Nguyễn Tấn P góp 15%, Nguyễn Văn N và Trương Cảnh H góp 15% do Dương Tấn T làm thuyền trưởng.

- Tàu BĐ 94537 TS: Nguyễn Văn K góp 50%, Nguyễn Văn N góp 25%, Nguyễn Văn R góp 25% do Nguyễn Văn N làm thuyền trưởng.- Tàu BĐ 94121 TS: Nguyễn Văn K sở hữu 100% vốn do Trương Cảnh Hlàm thuyền trưởng.

Các tàu cá nêu trên của Nguyễn Văn K lần lượt được đóng mới từ năm 2008 đến 2014 và được Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định lắp đặt máy nhắn tin định vị biển xa HF. Các tàu cá chủ yếu hoạt động ở vùng biển gần bờ không đủ điều kiện để được nhà nước hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Khoảng đầu năm 2013, nghe nói về việc một số tàu cá khác không đi khai thác hải sản vùng biển xa nhưng vẫn nhờ người giúp làm được hồ sơ để nhận tiền hỗ trợ chi phí nhiên liệu nên Nguyễn Văn K có trao đổi với Nguyễn Văn R tìm người giúp làm hồ sơ cho các tàu cá. Qua tìm hiểu, Nguyễn Văn R biết Huỳnh Thị Bích H có thể làm khống được hồ sơ nên Nguyễn Văn R đã lấy các giấy tờ tàu cá và cắt niêm phong kẹp chì tháo lấy máy HF định vị biển xa trên hai tàu cá BĐ 94332 TS và BĐ 94121 TS gửi cho Huỳnh Thị Bích H để làm giúp hồ sơ. Sau khi Huỳnh Thị Bích H làm xong hồ sơ, Nguyễn Văn K điền đầy đủ các thông tin liên quan, ký tên vào hồ sơ với tư cách chủ tàu để nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu.

Tương tự như vậy, trong năm 2014 và 2015, Nguyễn Văn K và Nguyễn Văn R tiếp tục nhờ Huỳnh Thị Bích H làm khống hồ sơ cho 04 tàu cá của Nguyễn Văn K. Nguyễn Văn R đã yêu cầu các thuyền trưởng Trương Cảnh H, Dương Tấn T, Nguyễn Văn N tháo lấy máy HF trên tàu cá đưa cho Rạng để gửi cho Huỳnh Thị Bích H giúp làm hồ sơ. Do đi biển xa nên sau khi Huỳnh Thị Bích H làm xong hồ sơ, Nguyễn Văn R yêu cầu Huỳnh Thị Bích H gửi hồ sơ cho vợ của Nguyễn Văn R là Hồ Thị Nhị nhận nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ chi phí nhiên liệu.

Căn cứ vào các hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí nhiên liệu nói trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (viết tắt là UBND tỉnh Bình Định) đã duyệt chi tiền hỗ trợ cho 04 tàu cá của Nguyễn Văn K. Sau khi Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống hồ sơ cho các tàu cá, Nguyễn Văn K yêu cầu vợ là Lê Thị H trả tiền chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H với giá 8.000.000 đồng/hồ sơ trong năm 2013 và 13.000.000 đồng/hồ sơ trong các năm 2014, 2015.

Từ năm 2013 - 2015, Nguyễn Văn K đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 28 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ hoặc nhắn tin định vị máy HF xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ; ký khống hồ sơ xuất nhập bến cho 04 tàu cá của Nguyễn Văn K, mỗi hồ sơ được hỗ trợ từ 45.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với tổng số tiền đề nghị hỗ trợ là 1.690.000.000 đồng. Nguyễn Văn K đã chiếm đoạt của Nhà nước 23/28 hồ sơ với số tiền là 1.335.000.000 đồng. Nguyễn Văn K sử dụng số tiền này trả tiền công giúp làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H 324.000.000 đồng, mua tổn phí các chuyến biển là 276.000.000 đồng, cho các thuyền viên đi trên tàu là 276.000.000 đồng, còn lại 459.000.000 đồng chia theo tỷ lệ góp vốn vào tàu cá gồm: Nguyễn Văn K nhận 328.600.000 đồng, Nguyễn Văn R nhận 60.000.000 đồng, Nguyễn Văn N nhận 28.600.000 đồng, Dương Tấn T nhận 22.000.000 đồng, Nguyễn Tấn P nhận13.200.000 đồng, Trương Cảnh H nhận 6.600.000 đồng. Nguyễn Văn K đã nộp tiền khắc phục hết hậu quả 1.335.000.000 đồng.

Trong quá trình điều tra vụ án, bị can Nguyễn Văn K đã vận động 04 chủ tàu là Lê Bạc H, Cao Thanh C, Đỗ Thanh T, Nguyễn C cùng trú ở xã M, huyện P, tỉnh Bình Định tự thú với cơ quan điều tra khai nhận hành vi làm khống hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu tàu cá, nộp lại tiền khắc phục hậu quả. Nguyễn Văn K đã cung cấp thông tin để cơ quan điều tra xác minh làm rõ 03 chủ tàu khác làm khống hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu chiếm đoạt tiền của Nhà nước gồm: Phan Ngọc C, Nguyễn Văn S, Trần Quốc H cùng trú tại xã M, huyện P, tỉnh Bình Định. Cơ quan điều tra đã xác minh, các chủ tàu cá này đã nhờ đối tượng Đặng Hoàng T ở xã M, huyện P, tỉnh Bình Định và Lê Văn V ở xã H, huyện H, tỉnh Bình Định giúp làm khống hồ sơ chiếm đoạt tiền hỗ trợ của Nhà nước.

2. Trần Đình H chủ sở hữu 02 tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 94499 TS vàBĐ 94799 TS. Tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 94499 TS do Trần Đình H sở hữu100% vốn được đóng mới và đưa vào sử dụng từ năm 2010 do Trần Đình H làm thuyền trưởng; riêng đối với tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 94799 TS thì Trần Đình H góp vốn 50% giá trị tàu cá cùng với Dương Tấn Đ và do Đ làm thuyền trưởng, tàu đóng mới vào năm 2014. Các tàu cá này thực tế không đi khai thác hải sản vùng biển xa, chủ yếu hoạt động ở vùng biển gần bờ nên không đủ điều kiện để được Nhà nước hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 94499 TS:

Năm 2013, Trần Đình H nghe dư luận về việc Huỳnh Thị Bích H có thể giúp làm khống được hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu tàu cá khai thác hải sản xa bờ để nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước nên Trần Đình H nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống hồ sơ cho tàu cá BĐ 94499 TS. Sau khi được Huỳnh Thị Bích H đồng ý, Trần Đình H cung cấp các giấy tờ tàu cá cho Hậu để giúp làm hồ sơ. Năm 2014, tàu cá được Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định lắp đặt máy nhắn tin định vị biển xa HF. Để tiếp tục làm khống hồ sơ, Trần Đình H cắt dây niêm phong kẹp chì tháo lấy máy HF đưa cho Huỳnh Thị Bích H giúp nhắn tin biển xa để làm khống hồ sơ. Sau khi giúp làm khống hồ sơ, Huỳnh Thị Bích H đưa cho Trần Đình H ký tên vào hồ sơ và nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu; có một số lần Trần Đình H bận đi biển nên yêu cầu Huỳnh Thị Bích H gửi hồ sơ cho vợ là Võ Thị H nhận và nộp cho Chi cục Thủy Sản tỉnh Bình Định.

Căn cứ vào hồ sơ xin hỗ trợ chi phí nhiên liệu, UBND tỉnh Bình Định đã duyệt chi tiền hỗ trợ chi phí nhiên liệu tàu cá khai thác hải sản xa bờ cho tàu cá của Trần Đình H. Sau khi nhận tiền hỗ trợ chi phí nhiên liệu của Nhà nước, Trần Đình H trả chi phí cho Huỳnh Thị Bích H 10.000.000 đồng/hồ sơ và cũng có lần Trần Đình H yêu cầu vợ là Võ Thị H trả tiền chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H.

Từ năm 2013 - 2015 Trần Đình H đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 10 hồ sơ giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ hoặc nhắn tin định vị máy HF xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ, ký khống hồ sơ xuất nhập bến, mỗi hồ sơ được hỗ trợ từ 45.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng, với tổng số tiền đề nghị hỗ trợ là 530.000.000 đồng.

Trần Đình H đã chiếm đoạt của Nhà nước 08/10 hồ sơ với số tiền là 420.000.000 đồng; Trần Đình H sử dụng số tiền này chi vào phí tổn chuyến biển, cho một số bạn thuyền viên và trả cho Huỳnh Thị Bích H chi phí làm hồ sơ 60.000.000 đồng.

- Đối với tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 94799 TS:

Năm 2014, tàu cá BĐ 94799 TS đi vào hoạt động. Đến năm 2016, Trần Đình H biết Đặng Hoàng T trú tại xã M, huyện P, tỉnh Bình Định có thể giúp làm khống được hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu tàu cá khai thác hải sản xa bờ nên Trần Đình H nhờ Đặng Hoàng T giúp làm khống 03 hồ sơ bằng hình thức ký khống giấy xác tàu cá khai thác hải sản vùng biển xa, mỗi hồ sơ hỗ trợ 75.000.000 đồng, với tổng số tiền đề nghị hỗ trợ 03 hồ sơ là 225.000.000 đồng, thỏa thuận trả chi phí cho Đặng Hoàng T 25.000.000 đồng/hồ sơ. Sau khi Đặng Hoàng T giúp làm khống hồ sơ và nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định,được UBND tỉnh Bình Định duyệt chi tiền hỗ trợ, nhưng Trần Đình H xét thấy hành vi vi phạm pháp luật nên không nhận tiền hỗ trợ các chuyến biển này.

Như vậy, từ năm 2013 đến 2016, Trần Đình H đã nhờ Huỳnh Thị Bích H và Đặng Hoàng T giúp làm khống 13 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ cho 02 tàu cá nêu trên, với số tiền đề nghị hỗ trợ là 755.000.000 đồng, đã chiếm đoạt của Nhà nước 420.000.000 đồng. Trần Đình H đã khắc phục hết hậu quả 420.000.000 đồng.

3. Nguyễn C là chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 91074 TS, tàu cá được đóng mới đưa vào hoạt động từ năm 2000 do Nguyễn C làm thuyền trưởng và được Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định lắp đặt máy nhắn tin HF định vị biển xa. Năm 2013, Nguyễn C trực tiếp khai thác hải sản vùng biển xa nhắn tin định vị máy HF và ký giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ theo đúng quy định làm hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu. Năm 2014, Nguyễn C bận tham gia dự án đóng tàu sắt theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ; đồng thời tàu cá hoạt động vùng biển xa không có hiệu quả, liên tục bị lỗ phí tổn nên Nguyễn C chuyển sang hoạt động khai thác hải sản vùng gần bờ nên không được Nhà nước hỗ trợ nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian này, Nguyễn C tìm hiểu biết Huỳnh Thị Bích H có thể giúp làm hồ sơ nhận tiền hỗ trợ chi phí nhiên liệu của Nhà nước, nên Chì yêu cầu vợ là Nguyễn Thị Mỹ Dung liên hệ Huỳnh Thị Bích H để nhờ giúp làm hồ sơ. Sau khi được Huỳnh Thị Bích H đồng ý giúp làm khống hồ sơ, Nguyễn C yêu cầu Nguyễn Thị Mỹ Dung cắt dây niêm phong kẹp chì và tháo lấy máy nhắn tin HF đưa cho Huỳnh Thị Bích H để giúp làm hồ sơ. Sau khi giúp làm hồ sơ, Huỳnh Thị Bích H đưa lại cho Nguyễn Thị Mỹ Dung hoàn thành một số thủ tục liên quan và Nguyễn C ký tên vào hồ sơ với tư cách chủ tàu, nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu. Căn cứ vào các hồ sơ này, UBND tỉnh Bình Định đã duyệt chi tiền hỗ trợ chi phí nhiên liệu tàu cá khai thác hải sản xa bờ cho tàu cá Nguyễn C. Sau khi nhận tiền hỗ trợ chi phí nhiên liệu của nhà nước, Nguyễn Thị Mỹ Dung trực tiếp trả tiền chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H với số tiền là 7.000.000 đồng/hồ sơ.

Từ năm 2014 đến 2015, Nguyễn C đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 07 hồ sơ giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức nhắn tin định vị biển xa máy HF, ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ và hồ sơ xuất nhập bến, mỗi hồ sơ hỗ trợ từ 45.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Nguyễn C đã chiếm đoạt của Nhà nước 385.000.000 đồng, Nguyễn C sử dụng số tiền này chi vào phí tổn chuyến biển và trả cho Huỳnh Thị Bích H 49.000.000 đồng. Nguyễn C đã nộp tiền khắc phục hết hậu quả 385.000.000 đồng.

4. Huỳnh Ngọc T là chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 91411 TS. Tàu cá được đóng mới đưa vào hoạt động từ năm 2013 do Huỳnh Ngọc T làm thuyền trưởng. Đầu năm 2014, tàu cá của Huỳnh Ngọc T hoạt động khai thác hải sản vùng biển xa và làm 02 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo đúng quy định. Sau đó tàu hoạt động vùng biển xa không có hiệu quả, Huỳnh Ngọc T đưa tàu về hoạt động vùng biển gần bờ không đủ điều kiện được hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian này, Huỳnh Ngọc T nghe thông tin về việc có thể làm khống hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu nên hỏi chị ruột là Huỳnh Thị H có biết ai làm được hồ sơ giới thiệu cho T. Huỳnh Thị H nghe nói Huỳnh Thị Bích H có thể giúp làm được hồ sơ nên cho số điện thoại của Hậu để Huỳnh Ngọc T liên hệ nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống hồ sơ. Huỳnh Ngọc T cung cấp giấy tờ tàu cá cho Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu. Sau khi giúp làm khống hồ sơ, Huỳnh Thị Bích H đưa lại cho Huỳnh Ngọc T hoàn thiện một số thủ tục liên quan ký tên vào hồ sơ với tư cách chủ tàu và nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu. Căn cứ vào hồ sơ này, UBND tỉnh Bình Định đã duyệt chi tiền hỗ trợ cho Huỳnh Ngọc T. Năm 2015, tàu cá của Huỳnh Ngọc T được Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định lắp đặt máy nhắn tin định vị biển xa HF; để tiếp tục làm hồ sơ khống, Huỳnh Ngọc T cắt đứt dây niêm phong kẹp chì và tháo lấy máy HF gửi cho Huỳnh Thị Bích H để nhắn tin biển xa làm hồ sơ. Sau khi nhận được tiền hỗ trợ chi phí nhiên liệu của Nhà nước, Huỳnh Ngọc T trả chi phí cho Huỳnh Thị Bích H 7.500.000 đồng/hồ sơ. Trong quá trình làm hồ sơ có một vài lần Huỳnh Ngọc T nhờ Huỳnh Thị H mang giấy tờ tàu cá, máy HF cũng như chi phí làm hồ sơ đưa cho Huỳnh Thị Bích H.

Từ năm 2014 đến 2015, Huỳnh Ngọc T đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 06 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ hoặc nhắn tin định vị biển xa máy HF xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ và ký khống hồ sơ xuất nhập bến, mỗi hồ sơ được hỗ trợ 55.000.000 đồng; tổng cộng Huỳnh Ngọc T đã chiếm đoạt của Nhà nước 330.000.000 đồng, Huỳnh Ngọc T sử dụng số tiền này chi phí vào phí tổn chuyến biển và trả chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H 46.000.000 đồng. Huỳnh Ngọc T đã khắc phục hết hậu quả 330.000.000 đồng.

5. Nguyễn Hồng S chủ sở hữu hai tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 94654 TS và BĐ 94781 TS. Tàu cá BĐ 94654 TS do Nguyễn Hồng S làm thuyền trưởng, tàu cá BĐ 94781 TS do Dương Văn Thọ làm thuyền trưởng. Cả hai tàu được đóng mới và lần lượt đưa vào hoạt động năm 2013 và 2015, được Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định lắp đặt máy nhắn tin định vị biển xa HF. Các tàu cá này thực tế không đi khai thác hải sản vùng biển xa, chủ yếu hoạt động ở vùng biển gần bờ nên không đủ điều kiện để được Nhà nước hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với tàu cá BĐ 94654 TS:

Đầu năm 2014, Nguyễn Hồng S tìm hiểu và biết Huỳnh Thị Bích H có thể giúp làm khống hồ sơ giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước nên nhờ giúp. Để làm hồ sơ, Nguyễn Hồng S cắt dây niêm phong kẹp chì tháo lấy máy HF đưa cho Huỳnh Thị Bích H giúp nhắn tin định vị máy HF. Sau khi giúp làm xong hồ sơ, Huỳnh Thị Bích H đưa cho Nguyễn Hồng S ký tên vào hồ sơ với tư cách chủ tàu và nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu; căn cứ vào hồ sơ xin hỗ trợ nhiên liệu này UBND tỉnh Bình Định đã duyệt chi tiền hỗ trợ chi phí nhiên liệu tàu cá khai thác hải sản xa bờ cho tàu cá Nguyễn Hồng S. Sau khi nhận được tiền hỗ trợ chi phí nhiên liệu của Nhà nước, Nguyễn Hồng S trả chi phí cho Huỳnh Thị Bích H 10.000.000 đồng/hồ sơ.

Năm 2014, Nguyễn Hồng S đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 03 hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ và nhắn tin định vị biển xa máy HF xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ, ký khống hồ sơ xuất nhập bến, mỗi hồ sơ được hỗ trợ 75.000.000 đồng, tổng cộng Nguyễn Hồng S đã chiếm đoạt của Nhà nước 225.000.000 đồng; Nguyễn Hồng S sử dụng số tiền này chi vào phí tổn chuyến biển, cho một số bạn thuyền viên, trả cho Huỳnh Thị Bích H chi phí làm hồ sơ 30.000.000 đồng.

- Đối với tàu cá BĐ 94781 TS:

Năm 2015, với cách thức tương tự như trên Nguyễn Hồng S đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 01 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản vùng biển xa bằng hình thức nhắn tin định vị biển xa máy HF với số tiền đề nghị hỗ trợ là 75.000.000 đồng. Tuy nhiên Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định không duyệt hồ sơ này nên Nguyễn Hồng S chưa chiếm đoạt được tiền.

Như vậy, từ năm 2013 đến 2015, Nguyễn Hồng S đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 04 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ cho 02 tàu cá của Nguyễn Hồng S với số tiền đề nghị hỗ trợ 300.000.000 đồng, đã chiếm đoạt của Nhà nước 225.000.000 đồng. Nguyễn Hồng S đã nộp tiền khắc phục hết hậu quả 225.000.000 đồng.

6. Huỳnh T1 chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 95997 TS. Tàu cá được đóng mới đưa vào hoạt động từ năm 2007 do Huỳnh T1 làm thuyền trưởng, tàu cá được Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định lắp đặt máy nhắn tin định vị biển xa HF. Năm 2013, tàu cá Huỳnh T1 khai thác hải sản vùng biển xa và làm hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo đúng quy định; sau đó tàu hoạt động vùng biển xa không có hiệu quả liên tục bị lỗ phí tổn, Huỳnh T1 chuyển sang hoạt động vùng biển gần bờ không đủ điều kiện để được hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian này, qua tìm hiểu, Huỳnh T1 biết Huỳnh Thị Bích H có thể giúp làm khống hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ nên liên hệ nhờ giúp, Huỳnh Thị Bích H đồng ý giúp làm khống hồ sơ với chi phí 5.000.000 đồng/hồ sơ. Tại thời điểm này, máy HF của Huỳnh T1 đã bị đứt dây niêm phong kẹp chì nên Huỳnh T1 lấy máy HF gửi cho Huỳnh Thị Bích H để giúp nhắn tin làm hồ sơ. Huỳnh Thị Bích H đã giúp làm khống 04 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu bằng hình thức nhắn tin định vị biển xa máy HF và ký khống hồ sơ xuất nhập bến. Sau khi giúp làm khống hồ sơ, Huỳnh Thị Bích H đưa cho Huỳnh T1 ký tên vào hồ sơ với tư cách chủ tàu và hoàn thành một số thủ tục có liên quan nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu, căn cứ vào hồ sơ này UBND tỉnh Bình Định đã duyệt chi tiền hỗ trợ cho Huỳnh T1. Sau khi nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước, Huỳnh T1 trực tiếp trả tiền chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H.

Sau đó Huỳnh T1 không nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống hồ sơ nữa mà tự nhắn tin định vị máy HF làm hồ sơ theo đúng quy định.

Như vậy trong năm 2014, Huỳnh T1 đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 04 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức nhắn tin định vị biển xa máy HF, mỗi hồ sơ hỗ trợ 55.000.000 đồng, Huỳnh T1 đã chiếm đoạt của nhà nước 220.000.000 đồng, Huỳnh T1 sử dụng số tiền này chi vào phí tổn chuyến biển và trả chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H 20.000.000 đồng. Huỳnh T1 đã khắc phục hết hậu quả 220.000.000 đồng.

7. Mai Văn K là chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 93027 TS. Tàu cá được đóng mới đưa vào hoạt động từ năm 2005, Mai Văn H (con ruột Mai Văn K) làm thuyền trưởng, còn Mai Văn K già yếu không đi biển. Năm 2013, tàu cá được Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định lắp đặt máy nhắn tin định vị biển xa HF. Đầu năm 2013, Mai Văn H trực tiếp đi khai thác hải sản biển xa và nhắn tin định vị máy HF làm 03 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu tàu cá khai thác hải sản xa bờ theo đúng quy định. Đến chuyến biển thứ tư, do thời tiết không thuận lợi nên tàu cá không thể đi khai thác hải sản xa bờ mà chỉ hoạt động vùng biển gần bờ không đủ điều kiện để được hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian này, Nguyễn Thị Mỹ P (vợ của Mai Văn H) biết Huỳnh Thị Bích H có thể giúp làm khống hồ sơ giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ nhận tiền hỗ trợ nhiên liệu của Nhà nước, nên đã liên hệ nhờ giúp với chi phí 7.000.000 đồng/hồ sơ. Nguyễn Thị Mỹ P lấy giấy tờ tàu cá đưa cho Huỳnh Thị Bích H giúp ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ và hồ sơ xuất nhập bến để làm hồ sơ. Năm2015, vì tàu cá khai thác vùng biển xa không thuận lợi nên Nguyễn Thị Mỹ P yêu

cầu Mai Văn H tháo lấy máy HF đưa cho P để gửi cho Huỳnh Thị Bích H tiếp tục giúp làm khống hồ sơ. Mai Văn H dùng cưa cưa thanh đà gỗ của ca bin tàu cá lấy máy HF mà không làm đứt dây niêm phong kẹp chì. Sau khi có máy HF, Nguyễn Thị Mỹ P mang đưa cho Huỳnh Thị Bích H giúp nhắn tin định vị biển xa tiếp tục làm khống hồ sơ. Sau khi giúp làm khống hồ sơ, Huỳnh Thị Bích H đưa lại cho Nguyễn Thị Mỹ P hoàn thiện các thủ tục có liên quan, Nguyễn Thị Mỹ P ký tên Mai Văn K vào hồ sơ với tư cách chủ tàu và nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu. Căn cứ vào hồ sơ này, UBND tỉnh Bình Định đã duyệt chi tiền hỗ trợ. Mai Văn K không biết việc làm khống hồ sơ và ủy quyền cho Nguyễn Thị Mỹ P nhận và sử dụng tiền hỗ trợ nhiên liệu nêu trên. Sau khi nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước, Nguyễn Thị Mỹ P trực tiếp trả tiền chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H.

Như vậy, trong các năm 2013 và 2015, Nguyễn Thị Mỹ P đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 03 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ hoặc nhắn tin định vị biển xa máy HF xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ và ký khống hồ sơ xuất nhập bến, mỗi hồ sơ hỗ trợ từ 45.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Nguyễn Thị Mỹ P chiếm đoạt của Nhà nước 205.000.000 đồng, Nguyễn Thị Mỹ P sử dụng số tiền này chi vào phí tổn chuyến biển và trả tiền chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H 28.000.000 đồng. Nguyễn Thị Mỹ P đã nộp tiền khắc phục hết hậu quả 205.000.000 đồng.

8. Nguyễn Tấn T là chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 91287 TS. Tàu cá được đóng mới đưa vào hoạt động từ năm 1994 do Nguyễn Tấn T làm thuyền trưởng và được Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định lắp đặt máy nhắn tin định vị biển xa HF. Đầu năm 2013, Nguyễn Tấn T trực tiếp đi khai thác hải sản biển xa và nhắn tin định vị máy HF làm 03 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo đúng quy định. Đến chuyến biển thứ tư tàu cá hỏng nên phải sửa chữa không đi biển được. Thời gian này, Nguyễn Thị Bích P1 (vợ của Nguyễn Tấn T) biết Huỳnh Thị Bích H có thể giúp làm khống hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu nên nhờ giúp với chi phí 7.000.000 đồng/hồ sơ. Nguyễn Thị Bích P1 báo cho Nguyễn Tấn T biết và lấy giấy tờ tàu cá gửi cho Huỳnh Thị Bích H giúp ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ làm hồ sơ. Năm 2015, vì tàu cá khai thác vùng biển xa không thuận lợi, lúc này tàu cá đang sửa chữa nên tháo máy HF ra ngoài. Nguyễn Thị Bích P1 lấy máy HF gửi cho Huỳnh Thị Bích H giúp nhắn tin định vị biển xa để tiếp tục làm khống thêm 02 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu. Sau khi làm xong hồ sơ, Huỳnh Thị Bích H đưa lại cho Nguyễn Thị Bích P1 để đưa cho Nguyễn Tấn T ký tên vào hồ sơ với tư cách chủ tàu và hoàn thiện các thủ tục có liên quan nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu; căn cứ vào hồ sơ này, UBND tỉnh Bình Định đã duyệt chi tiền hỗ trợ cho tàu cá Nguyễn Tấn T. Sau khi nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước, Nguyễn Thị Bích P1 trực tiếp trả tiền chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H.

Như vậy, trong các năm 2013 và 2015, Nguyễn Thị Bích P1 đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 03 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ hoặc nhắn tin định vị biển xa máy HF xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ và ký khống hồ sơ xuất nhập bến, mỗi hồ sơ hỗ trợ từ 45.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Nguyễn Thị Bích P1 đã chiếm đoạt của Nhà nước 205.000.000 đồng, Nguyễn Thị Bích P1 sử dụng số tiền này chi vào phí tổn chuyến biển và trả tiền chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H 28.000.000 đồng. Nguyễn Thị Bích P1 đã nộp tiền khắc phục hết hậu quả 205.000.000 đồng.

9. Lê Văn T2 đứng tên chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 91346 TS, tàu cá này có sự góp vốn 50% của Nguyễn S1. Tàu cá đưa vào sử dụng từ năm 2012 do Lê Văn T2 làm thuyền trưởng, Nguyễn S1 thường đau bệnh ít khi đi biển nên giao tàu cho Lê Văn T2 quản lý sử dụng. Tàu cá được Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định lắp đặt máy nhắn tin định vị biển xa HF. Nguyễn S1 được chia tiền lợi nhuận các chuyến biển theo tỷ lệ góp vốn. Năm 2013 và 2014, Lê Văn T2 trực tiếp đi khai thác hải sản biển xa và làm 03 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo đúng quy định. Đến chuyến biển cuối năm 2014, việc khai thác hải sản xa bờ không hiệu quả, liên tục bị lỗ phí tổn, nên Lê Văn T2 chuyển sang hoạt động vùng biển gần bờ không đủ điều kiện để được hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Qua tìm hiểu, Lê Văn T2 biết Huỳnh Thị Bích H có thể giúp làm khống hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ nên liên hệ nhờ giúp với chi phí 15.000.000 đồng/hồ sơ. Sau khi được Huỳnh Thị Bích H đồng ý giúp làm hồ sơ, Lê Văn T2 bàn bạc trao đổi với Nguyễn S1 về việc nhờ người giúp làm khống hồ sơ và được Nguyễn S1 đồng ý. Lê Văn T2 gửi giấy tờ tàu cá cho Huỳnh Thị Bích H giúp ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ và hồ sơ xuất nhập bến để làm hồ sơ. Đến năm 2015, để tiếp tục làm khống hồ sơ, Lê Văn T2 đã cắt dây niêm phong kẹp chì tháo lấy máy HF đưa cho Huỳnh Thị Bích H để giúp nhắn tin biển xa làm khống hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu. Lê Văn T2 là người trực tiếp liên hệ giao dịch với Huỳnh Thị Bích H trong việc làm hồ sơ. Sau khi giúp làm khống hồ sơ, Huỳnh Thị Bích H đưa lại cho Lê Văn T2 hoàn thiện các thủ tục có liên quan và nộp cho Chi cục Thủy sản Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu. Căn cứ vào hồ sơ này, UBND tỉnh đã duyệt chi tiền hỗ trợ cho Lê Văn T2.

Sau khi nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước, Lê Văn T2 trả tiền chi phí làm hồ sơcho Huỳnh Thị Bích H.

Từ năm 2014 đến năm 2015, Lê Văn T2 đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 04 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ hoặc nhắn tin định vị biển xa máy HF xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ và ký khống hồ sơ xuất nhập bến với số tiền hỗ trợ 55.000.000 đồng/hồ sơ, tổng cộng chiếm đoạt của Nhà nước 220.000.000 đồng, Lê Văn T2 sử dụng số tiền này trả chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H 60.000.000 đồng, còn lại chia cho Nguyễn S1 theo tỷ lệ góp vốn tàu cá, mỗi người nhận được 80.000.000 đồng. Lê Văn T2 và Nguyễn S1 đã nộp tiền khắc phục hết hậu quả 220.000.000 đồng.

10. Võ C là chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 95170 TS. Tàu cá được mua lại và đưa vào hoạt động từ năm 2009 do Võ C làm thuyền trưởng. Tàu cá khai thác hải sản vùng biển gần bờ nên không đủ điều kiện được hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2013, Phạm Thị G (vợ của Võ C) qua tìm hiểu biết Huỳnh Thị Bích H có thể giúp làm khống được hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu nên liên hệ nhờ Hậu giúp với chi phí 7.500.000 đồng/hồ sơ. Sau khi Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống hồ sơ, Phạm Thị G trao đổi lại cho Võ C biết và lấy giấy tờ tàu cá cung cấp cho Huỳnh Thị Bích H để làm hồ sơ. Sau khi giúp làm khống hồ sơ, Huỳnh Thị Bích H đưa cho Phạm Thị G để Võ C ký tên vào hồ sơ với tư cách chủ tàu và hoàn thiện các thủ tục liên quan nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu. Căn cứ vào hồ sơ này, UBND tỉnh Bình Định đã duyệt chi tiền hỗ trợ. Sau khi nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước, Phạm Thị G trực tiếp trả tiền chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H.

Năm 2013, Phạm Thị G đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 04 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ và ký khống hồ sơ xuất nhập bến với số tiền đề nghị hỗ trợ là 45.000.000 đồng/hồ sơ. Phạm Thị G đã chiếm đoạt của Nhà nước 180.000.000 đồng. Phạm Thị G sử dụng số tiền này như sau: Chi phí chuyến biển và trả chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H 30.000.000 đồng. Phạm Thị G đã nộp tiền khắc phục hết hậu quả 180.000.000 đồng.

11. Nguyễn Văn S2 là chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 93375 TS. Tàu cá được đóng mới và đưa vào hoạt động từ năm 2012 do Nguyễn Văn S2 làm thuyền trưởng, tàu cá được Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định lắp đặt máy nhắn tin định vị biển xa HF. Năm 2013 và 2014, Nguyễn Văn S2 khai thác hải sản biển xa và làm hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên theo đúng quy định. Đến năm 2015, việc khai thác hải sản xa bờ không hiệu quả liên tục bị lỗ chi phí, Nguyễn Văn S2 chuyển sang hoạt động vùng biển gần bờ không đủ điều kiện để được hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Qua tìm hiểu, Nguyễn Văn S2 biết Huỳnh Thị Bích H có thể giúp làm khống hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu tàu cá khai thác hải sản xa bờ nên liên hệ nhờ giúp với chi phí 10.000.000 đồng/hồ sơ. Nguyễn Văn S2 cung cấp giấy tờ tàu cá cho Huỳnh Thị Bích H để giúp làm khống hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu. Sau khi giúp làm khống hồ sơ, Huỳnh Thị Bích H đưa cho Nguyễn Văn S2 hoàn thiện các thủ tục liên quan và nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu. Trong 04 hồ sơ này, có 02 hồ sơ quá trình thẩm định phát hiện không đúng quy định nên bị loại, UBND tỉnh Bình Định chỉ duyệt chi tiền hỗ trợ cho 02 hồ sơ. Sau khi nhận được tiền hỗ trợ Nguyễn Văn S2 trả tiền chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H.

Năm 2015, Nguyễn Văn S2 đã nhờ Huỳnh Thị Bích giúp làm khống 04 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ, với số tiền đề nghị hỗ trợ là 220.000.000 đồng. Nguyễn Văn S2 đã chiếm đoạt của Nhà nước 02/04 hồ sơ với số tiền 110.000.000 đồng. Nguyễn Văn S2 sử dụng số tiền này chi phí chuyến biển và trả chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H 20.000.000 đồng. Nguyễn Văn S2 đã nộp tiền khắc phục hết hậu quả 110.000.000 đồng.

12. Văn Bá H1 chủ sở hữu tàu cá mang biển soát BĐ 94444 TS. Tàu cá được đóng mới và đưa vào hoạt động từ năm 2009 do Văn Bá H1 làm thuyền trưởng. Năm 2013, tàu cá hoạt động vùng biển gần bờ không đủ điều kiện để được hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Qua tìm hiểu, Văn Bá H1 biết Huỳnh Thị Bích H có thể giúp làm khống hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu tàu cá khai thác hải sản xa bờ nên liên hệ nhờ giúp với chi phí 7.000.000 đồng/hồ sơ. Văn Bá H1 cung cấp giấy tờ tàu cá cho Huỳnh Thị Bích H để giúp làm khống hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu. Sau khi giúp làm khống hồ sơ, Huỳnh Thị Bích H đưa cho Văn Bá H1 hoàn thiện các thủ tục liên quan và nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu. Tuy nhiên có 01 hồ sơ quá trình thẩm định phát hiện không đúng quy định nên bị loại, UBND tỉnh Bình Định chỉ duyệt chi tiền hỗ trợ cho 02 hồ sơ tàu cá của Văn Bá H1. Sau khi nhận được tiền hỗ trợ Văn Bá H1 trả tiền chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H.

Đến năm 2014, tàu cá của Văn Bá H1 được Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định lắp đặt máy nhắn tin định vị HF nên Văn Bá H1 khai thác hải sản vùng biển xa và nhắn tin định vị máy HF làm hồ sơ theo đúng quy định.

Như vậy, trong năm 2013, Văn Bá H1 đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 03 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ, ký khống hồ sơ xuất nhập bến, với số tiền đề nghị hỗ trợ là 90.000.000 đồng/hồ sơ, Văn Bá H1 đã chiếm đoạt của Nhà nước 60.000.000 đồng/02 hồ sơ. Văn Bá H1 sử dụng số tiền nay chi phí chuyến biển và trả chi phí làm hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H 21.000.000 đồng. Văn Bá H1 đã nộp tiền khắc phục hết hậu quả 60.000.000đồng.

13. Đinh Văn Đ chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 91080 TS. Tàu cá được đóng mới và đưa vào hoạt động từ năm 2012 do Đinh Văn Đ làm thuyền trưởng. Năm 2013, tàu cá hoạt động một số vùng biển gần bờ không đủ điều kiện để được hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Qua tìm hiểu, Đinh Văn Đ biết Huỳnh ThịBích H có thể giúp làm khống hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu tàu cá khai thác hải sản xa bờ nên liên hệ nhờ giúp với chi phí 8.000.000 đồng/hồ sơ. Đinh Văn Đ cung cấp giấy tờ tàu cá cho Huỳnh Thị Bích H để giúp làm khống 04 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu bằng hình thức ký khống giấy xác nhận tàu cá khai thác hải sản xa bờ, ký khống hồ sơ xuất nhập bến với số tiền đề nghị hỗ trợ 220.000.000 đồng. Sau khi giúp ký khống các giấy tờ nêu trên, Huỳnh Thị Bích H đưa cho Đinh Văn Đ hoàn thiện các thủ tục liên quan và nộp cho Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định xin hỗ trợ nhiên liệu. Tuy nhiên cả 04 hồ sơ quá trình thẩm định phát hiện không đúng quy định nên bị loại, UBND tỉnh Bình Định không chi tiền hỗ trợ cho Đinh Văn Đ.

14. Nguyễn B chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 94550 TS. Nguyễn B chết vào đầu năm 2015, tàu cá không đủ điều kiện để được hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ; nhưng sau đó vợ của Nguyễn B là Nguyễn Thị G đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 04 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu bằng hình thức giúp nhắn tin máy HF với số tiền đề nghị hỗ trợ 220.000.000 đồng. Do Nguyễn B đã chết trước khi làm hồ sơ nên tất cả 04 hồ sơ nêu trên đều không được phê duyệt.

15. Võ Văn H chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 91430 TS, tàu cá không đủ điều kiện để được hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ nhưng năm 2015 Võ Văn H đã nhờ Huỳnh Thị Bích H giúp làm khống 01 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu giả mạo tàu cá khai thác hải sản xa bờ bằng hình thức nhắn tin định vị biển xa máy HF với số tiền đề nghị hỗ trợ 55.000.000 đồng. Tuy nhiên, quá trình thẩm định hồ sơ này không đạt yêu cầu nên không được chi tiền hỗ trợ.

Đầu năm 2016, sau khi nhận máy nhắn tin định vị biển xa HF của các chủ tàu giúp nhắn tin làm khống hồ sơ, Huỳnh Thị Bích H gửi các máy nhắn tin này tại nhà bà Võ Thị T (trú tại khu vực 7, phường H, thành phố Q, tỉnh Bình Định) là bà ngoại của Huỳnh Thị Bích H. Sau đó, bị Công an phường H, thành phố Q, tỉnh Bình Định phát hiện thu giữ 06 máy nhắn tin, gồm: 03 máy của các tàu cá Nguyễn Văn K, 01 máy của tàu cá Trần Đình H, 01 máy của tàu cá Nguyễn Hồng S, 01 máy của tàu cá Nguyễn C.

Ngoài ra, còn một số chủ tàu cá khai nhận đã thông qua Huỳnh Thị Bích H làm giả hồ sơ tàu đánh bắt xa bờ như sau:

- Nguyễn Văn P trú tại huyện P, tỉnh Bình Định là chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 94445 TS khai nhận: Tàu cá này thực tế không đi khai thác hải sản vùng biển xa, chủ yếu hoạt động ở vùng biển gần bờ không đủ điều kiện để được Nhà nước hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo thành phố Q, tỉnh Bình Định. Năm 2013, Nguyễn Văn P đã thông qua Huỳnh Thị Bích H làm giả 02 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho tàu cá BĐ 94445 TS chiếm đoạt của Nhà nước 110.000.000 đồng. Nguyễn Văn P trả chi phí làm 02 hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H 14.000.000 đồng. Nguyễn Văn P đã khắc phục hậu quả 50.000.000 đồng.Qua điều tra Huỳnh Thị Bích H không nhận đã làm hồ sơ giả cho tàu cá BĐ 94445 TS của Nguyễn Văn P.

- Phan Thanh X trú tại huyện P, tỉnh Bình Định là chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 94323 TS khai nhận: Tàu cá này thực tế không đi khai thác hải sản vùng biển xa, chủ yếu hoạt động ở vùng biển gần bờ không đủ điều kiện để được Nhà nước hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo thành phố Q, tỉnh Bình Định. Năm 2013, Phan Thanh X đã thông qua Huỳnh Thị Bích H làm giả 04 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho tàu cá BĐ 94323 TS chiếm đoạt của Nhà nước 110.000.000 đồng. Phan Thanh X trả chi phí làm 04 hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H 28.000.000 đồng. Phan Thanh X đã khắc phục hậu quả 50.000.000 đồng. Qua điều tra Huỳnh Thị Bích H không nhận đã làm hồ sơ giả cho tàu cáBĐ 94323 TS của Phan Thanh X.

- Nguyễn Hồng N trú tại thôn Phú Hòa, xã Mỹ Đức, huyện P, tỉnh Bình Định là chủ sở hữu tàu cá mang biển kiểm soát BĐ 94757 TS khai nhận: Tàu cá này thực tế không đi khai thác hải sản vùng biển xa, chủ yếu hoạt động ở vùng biển gần bờ không đủ điều kiện để được Nhà nước hỗ trợ chi phí nhiên liệu theo thành phố Q, tỉnh Bình Định. Năm 2015, Nguyễn Hồng N đã thông qua Huỳnh Thị Bích H làm giả 03 hồ sơ hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho tàu cá BĐ 94757 TS chiếm đoạt của Nhà nước 165.000.000 đồng. Nguyễn Hồng N trả chi phí làm 03 hồ sơ cho Huỳnh Thị Bích H 30.000.000 đồng. Nguyễn Hồng N đã khắc phục hậu quả 40.000.000 đồng.

Qua điều tra Huỳnh Thị Bích H không nhận đã làm hồ sơ giả cho tàu cá BĐ 94757 TS của Nguyễn Hồng N. Sau khi phạm tội, Huỳnh Thị Bích H đã nộp số tiền 460.000.000 đồng để khắc phục hậu quả.

Tại Bản cáo trạng số 16/QĐ-VKSBĐ-P1 ngày 26/3/2018, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định truy tố bị cáo Huỳnh Thị Bích H về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999.

Tại phiên tòa, bị cáo Huỳnh Thị Bích H đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung bản cáo trạng đã nêu và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố luận tội và tranh luận: Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo Huỳnh Thị Bích H đã khai nhận hành vi phạm tội của bị cáo như nội dung bản Cáo trạng đã nêu; do đó, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo Huỳnh Thị Bích H về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; các điểm l, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 xử phạt bị cáo Huỳnh Thị Bích H từ 12 - 14 năm tù.

Về phần dân sự: Áp dụng Điều 48 Bộ luật hình sự. Buộc Nguyễn Văn K, Nguyễn Văn R, Trần Đình H, Nguyễn C, Huỳnh Ngọc T, Nguyễn Hồng S, Huỳnh T1, Nguyễn Thị Mỹ P, Nguyễn Thị Bích P1, Lê Văn T2, Nguyễn S1, Phạm Thị G, Nguyễn Văn S2, Văn Bá H1 là các chủ tàu cá trả lại số tiền chiếm đoạt 3.895.000.000 đồng cho UBND tỉnh Bình Định. Tiếp tục tạm giữ số tiền 3.895.000.000 đồng do các chủ tàu cá có tên trên đã nộp để đảm bảo công tác thi hành án dân sự.

Biện pháp tư pháp về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự; khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự; tịch thu và nộp ngân sách nhà nước các vật chứng sau:

- Số tiền 716.000.000 đồng do bị cáo Huỳnh Thị Bích H thu lợi bất chính. Nhưng hiện nay bị cáo H đã nộp trước 460.000.000 đồng, còn phải nộp thêm 256.000.000 đồng. Tạm giữ số tiền 460.000.000 đồng bị cáo H đã nộp để đảm bảo công tác thi hành án dân sự.

- 06 máy HF của K, H, S, C.

Ông Trần Công L – Luật sư hoạt động tại Văn phòng luật sư Cẩm Hòa thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bình Định bào chữa cho bị cáo Huỳnh Thị Bích H: Thống nhất với bản cáo trạng và luận tội của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định, truy tố bị cáo Huỳnh Thị Bích H về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; các điểm b, l, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46, Điều 47, điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 xử phạt bị cáo Huỳnh Thị Bích H từ 07 - 09 năm tù.

Ý kiến của người đại diện theo ủy quyền của người bị hại về hành vi phạm tội của bị cáo: Thống nhất với ý kiến luận tội của đại diện Viện kiểm sát cũng như ý kiến của vị luật sư bào chữa cho bị cáo Huỳnh Thị Bích H về hình phạt; đề nghị Tòa án xét xử xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo H. Về phần dân sự, yêu cầu các chủ tàu cá trả lại tiền chiếm đoạt cho UBND tỉnh Bình Định.

Ý kiến của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo H.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 34/2018/HS-ST ngày 26/7/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định:

1. Tuyên bố: Bị cáo Huỳnh Thị Bích H phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”;

Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; các điểm b, l, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999; xử phạt bị cáo Huỳnh Thị Bích H 08 (Tám) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt đi thi hành án.

2. Về bồi thường thiệt hại: Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1999.

- Buộc Nguyễn Văn K và Nguyễn Văn R phải trả lại tiền chiếm đoạt1.335.000.000 đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (đã trả xong);

- Buộc Trần Đình H phải trả lại tiền chiếm đoạt 420.000.000 đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (đã trả xong);

- Buộc Nguyễn C phải trả lại tiền chiếm đoạt 385.000.000 đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (đã trả xong);

- Buộc Huỳnh Văn T phải trả lại tiền chiếm đoạt 330.000.000 đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (đã trả xong);

- Buộc Nguyễn Hồng S phải trả lại tiền chiếm đoạt 225.000.000 đồng choỦy ban nhân dân tỉnh Bình Định (đã trả xong);

- Buộc Huỳnh T1 phải trả lại tiền chiếm đoạt 220.000.000 đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (đã trả xong);

- Buộc Nguyễn Thị Mỹ P phải trả lại tiền chiếm đoạt 205.000.000 đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (đã trả xong);

- Buộc Nguyễn Thị Bích P1 phải trả lại tiền chiếm đoạt 205.000.000 đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (đã trả xong);

- Buộc Phạm Thị G phải trả lại tiền chiếm đoạt 180.000.000 đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (đã trả xong);

- Buộc Lê Văn T2 và Nguyễn S1 phải trả lại tiền chiếm đoạt 220.000.000 đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (đã trả xong);

- Buộc Nguyễn Văn S2 phải trả lại tiền chiếm đoạt 110.000.000 đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (đã trả xong);

- Buộc Văn Bá H1 phải trả lại tiền chiếm đoạt 60.000.000 đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (đã trả xong).

Tiếp tục tạm giữ số tiền 3.895.000.000 đồng (Ba tỷ tám trăm chín mươi lăm triệu đồng) của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án như: Nguyễn Văn K, Nguyễn Văn R, Trần Đình H, Nguyễn C, Huỳnh Ngọc T, Nguyễn Hồng S, Huỳnh T1, Nguyễn Thị Mỹ P, Nguyễn Thị Bích P1, Lê Văn T2, Nguyễn S1, Phạm Thị G, Nguyễn Văn S2, Văn Bá H1 để đảm bảo thi hành án (theo ủy nhiệm chi lập ngày 30/3/2018 tại Kho bạc nhà nước tỉnh Bình Định).

Ngoài ra, bản án còn tuyên quyết định về xử lý vật chứng; án phí; quyền kháng cáo, theo quy định của pháp luật.

Ngày 04/8/2018 bị cáo Huỳnh Thị Bích H kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin giảm số tiền truy thu sung công quỹ.

Ngày 08/08/2018 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Quyết định kháng nghị số 03/QĐ-VKSBĐ đề nghị không áp dụng điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS và tăng mức hình phạt tù đối với bị cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo giữ nguyên nội dung kháng cáo cho rằng, vì thấy các ngư dân vất vả, không biết nhà nước có chính sách hỗ trợ, nên có lúc ra khơi đánh bắt mà không lập thủ tục để được hưởng chính sách, nên bị cáo muốn giúp đỡ các ngư dân mà không nghĩ hậu quả xảy ra nặng như vậy. Bị cáo thấy hối hận và xin giảm nhẹ hình phạt. Về số tiền bị cấp phúc thẩm truy thu, bị cáo xét thấy tuy rằng nhận có 760.000.000đ tiền bồi dưỡng của ngư dân nhưng bị cáo thực nhận số tiền rất ít, do vậy buộc bị cáo phải nộp lại toàn bộ là quá khókhăn nên xin giảm nhẹ phần nào. Luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ như toàn bộ thiệt hại đã được thu hồi, bị cáo đã nộp phần lớn số tiền bị truy thu, bị cáo tỏ ra thành khẩn khai báo nhận tôi, ăn năn hối cải và tích cực cơ quan điều tra giải quyết vụ án để giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt. Đại diện cho bị hại thống nhất với số tiền bồi thường và mong giảm nhẹ cho bị cáo.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng phát biểu quan điểm về tố tụng, Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình thụ lý và giải quyết vụ án đều thực hiện đúng các quy định pháp luật; Về nội dung, vẫn giữ nguyên nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định, không áp dụng tình tiết giảm nhẹ điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 và tăng hình phạt đối với bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đãđược tranh tụng tại phiên tòa, sau khi nghe ý kiến của bị cáo, người bào chữa cho bị cáo, của những người tham gia tố tụng khác, ý kiến của kiểm sát viên, HĐXX nhận định như sau:

 [1] Về tố tụng: Tại phiên tòa hôm nay, tuy có nhiều người có quyền lợinghĩa vụ liên quan vắng mặt, nhưng trước đây ngày 24/10/2018, bị cáo và một số người liên quan đã vắng mặt nên HĐXX đã hoãn phiên tòa, đây là phiên tòa được mở lần thứ hai nên sau khi nghe ý kiến của những người tham gia tố tụng và kiểm sát viên HĐXX đã thảo luận và quyết định tiếp tục tiến hành phiên tòa theo quy định.

 [2] Về nội dung: Trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2015 Huỳnh Thị Bích H đã liên kết với nhiều ngư dân ở các huyện P, Phù Cát, H và thành phố Q để lập hồ sơ lừa dối các cơ quan chức năng chiếm đoạt tiền của nhà nước về việc hổ trợ cho tàu đánh bắt xa bờ theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tổng số tiền của 12 trường hợp ngư dân chiếm đoạt của Nhà nước là 3.895.000.000đ, trong đó bị cáo thu lợi bất chính 716.000.000đ gồm:

1. Nguyễn Văn K và Nguyễn Văn R chiếm đoạt 1.335.000.000đ, bị cáo thu lợi bất chính 324.000.000đ.

2. Trần Đình H chiếm đoạt 420.000.000đ, bị cáo thu lợi bất chính 60.000.000đ.

3. Nguyễn C chiếm đoạt 385.000.000đ, bị cáo thu lợi bất chính 49.000.000đ.

4. Huỳnh Văn T chiếm đoạt 330.000.000đ, bị cáo thu lợi bất chính 46.000.000đ.

5. Nguyễn Hồng S chiếm đoạt 225.000.000đ, bị cáo thu lợi bất chính 30.000.000đ.

6. Huỳnh T1 chiếm đoạt 220.000.000đ, bị cáo thu lợi bất chính 20.000.000đ.

7. Nguyễn Thị Mỹ P chiếm đoạt 205.000.000 đ, bị cáo thu lợi bất chính 28.000.000đ.

8. Nguyễn Thị Bích P1 chiếm đoạt 205.000.000đ bị cáo thu lợi bất chính 28.000.000đ.

9. Phạm Thị G chiếm đoạt 180.000.000đ bị cáo thu lợi bất chính 30.000.000đ.

10. Lê Văn T2 và Nguyễn S1 chiếm đoạt 220.000.000đ bị cáo thu lợi bất chính 60.000.000đ. 

11. Nguyễn Văn S2 chiếm đoạt 110.000.000đ bị cáo thu lợi bất chính 20.000.000đ. 12. Văn Bá H1 chiếm đoạt 60.000.000đ bị cáo thu lợi bất chính 21.000.000đ.

Sau khi vụ án bị phát hiện, tất cả các ngư dân đã mang đủ số tiền chiếmđoạt nộp lại cho cơ quan điều tra 3.895.000.000đ, bị cáo đã nộp lại số tiền thu lợi bất chính 460.000.000đ, còn lại 256.000.000đ.

 [3] Xét kháng cáo của bị cáo:

 [3.1] Về kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt: Với hành vi và số tiền chiếm đoạt như đã nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm quy kết bị cáo Huỳnh Thị Bích H phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với tình tiết định khung “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000đ trở lên” (có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân) theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) là đúng người đúng tội đúng pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm cho bị cáo được hưởng 04 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 là: Đã bồi thường một phần thiệt hại là 460.000.000đ (điểm b) ; Trong lúc phạm tội bị cáo đang mang thai (điểm l); Quá trình điều tra và tại phiên tòa đã tỏ ra ăn năn hối cải (điểm p), khai báo thành khẩn cụ thể rõ ràng (điểm p). Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn áp dụng cho bị cáo một số tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 đó là: Đại diện bên bị hại xin giảm nhẹ hình phạt. Cân nhắc giữa 04 tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 và tình tiết giảm nhẹ tại khoản 2 Điều 46, nên cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là 08 năm tù so với khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân là nhẹ, tại phiên tòa hôm nay bị cáo không đưa ra được tình tiết giảm nhẹ nào mới nên không có cơ sở xem xét chấp nhận.

 [3.2] Về kháng cáo xin giảm tiền tịch thu sung công: Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định bị cáo thu lợi bất chính 716.000.000đ, bị cáo đã nộp lại cho cơ quan điều tra 460.000.000đ, nên số tiền còn phải nộp là 256.00.000đ là đúng quy định của pháp luật, bị cáo kháng cáo nhưng không đưa ra được chứng cứ nào mới, nên kháng cáo của bị cáo không có cơ sở xem xét chấp nhận. Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự và khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự để tịch thu là không đúng, mà phải áp dụng điểm b khoản 1 Điều 41 Bộ luật hình sự và khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự mới đúng quy định.

 [4] Xét kháng nghị của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định về việc không áp dụng điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự về tình tiết bồi thường khắc phục hậu quả và xử tăng mức hình phạt đối với bị cáo: Hội đồng xét xử thấy rằng, tổng số tiền mà 12 trường hợp ngư dân ở tỉnh Bình Định chiếm đoạt của Nhà nước là 3.895.000.000đ, những người này đã giao nộp lại đủ 100% để bồi thường cho Nhà nước. Riêng số tiền 716.000.000đ mà bị cáo H nhận trên các ngư dân là tiền bị cáo được trả công sức đi làm hồ sơ thủ tục giả mạo cho các ngư dân lừa đảo, nên cấp sơ thẩm xác định đó là tiền thu lợi bất chính. Theo quy định tại các Điều luật như đã viện dẫn tại mục [3.2] phần nhận định của bản án thì đây không phải là tiền bồi thường thiệt hại mà là tiền khắc phục hậu quả, Tòa án cấp sơ thẩm xem xét áp dụng cho bị cáo H được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 là có căn cứ. Tuy nhiên, như đã phân tích trên, bị cáo làm thiệt hại nhà nước 3.895.000.000đ nhưng Tòa cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo 8 năm là không nghiêm, do vậy HĐXX chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát tăng hình phạt cho bị cáo.

 [5] Về án phí phúc thẩm: Do kháng cáo không được chấp nhận, nên bị cáo Huỳnh Thị Bích H phải chịu án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

 [6] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 355; Điều 356; điểm a khoản 2 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

1/ Không chấp nhận kháng cáo yêu cầu giảm nhẹ hình phạt và giảm tiền tịch thu sung công của bị cáo Huỳnh Thị Bích H; Chấp nhận một phần Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 03/QĐ-VKSBĐ ngày 08/8/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định tăng hình phạt tù đối với bị cáo; Sửa bản án hình sự sơ thẩm số 34/2018/HS-ST ngày 26/7/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định.

-Tuyên bố bị cáo Huỳnh Thị Bích H phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139; các điểm b, l, p khoản 1, khoản 2 Điều46; Điều 47; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999; xử phạt bị cáo Huỳnh Thị Bích H 09 (chín) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt đi thi hành án.

2/ Về án phí: căn cứ điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án phí lệ phí; Bị cáo Huỳnh Thị Bích H phải chịu án phí hình sự phúc thẩm là 200.000đ.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (26/11/2018)./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

453
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 293/2018/HS-PT ngày 26/11/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:293/2018/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 26/11/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;