TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BẢN ÁN 291/2023/HS-PT NGÀY 30/03/2023 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH AN TOÀN LAO ĐỘNG
Ngày 30 tháng 3 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 604/2022/TLPT-HS ngày 17 tháng 8 năm 2022 đối với các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C do có kháng cáo của các bị cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm số 154/2022/HS-ST ngày 06/7/2022 của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Bị cáo có kháng cáo:
1. Nguyễn Nhật L, sinh năm 1980.
ĐKHKTT và nơi cư trú: Số 64, ngõ 181 đường H, tổ 16, phường Y, quận H, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; giới tính: N3; quốc tịch: Việt N3; con ông Nguyễn Nhật H (đã chết) (bị cáo khai tại phiên tòa: ông Nguyễn Nhật H còn sống) và bà Bùi Thị D; có vợ Nguyễn Thị T và 02 con (con lớn sinh năm 2007, con nhỏ sinh năm 2017); tiền án, tiền sự: Không;
Nhân thân: Bản án hình sự sơ thẩm số 125/2009/HS-ST ngày 16/3/2009 của Tòa án nhân dân quận H, thành phố Hà Nội xử phạt 06 tháng cải tạo không giam giữ về tội “Đánh bạc” (đã xóa án tích);
Danh chỉ bản số 000000160 lập ngày 03/3/2021 tại Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Bị bắt, tạm giữ, tạm giam từ ngày 05/3/2021; hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam số 1 Công an thành phố Hà Nội; có mặt tại phiên tòa.
2. Đường Văn K, sinh năm 1988.
ĐKHKTT và nơi cư trú: Thôn T, xã N, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; giới tính: N3; quốc tịch: Việt N3; con ông Đường Văn M và bà Hoàng Thị L (bị cáo khai tại phiên tòa: bà Hoàng Thị L1); có vợ Phạm Thị D (bị cáo khai tại phiên tòa: vợ là Phan Thị D) và 02 con (con lớn sinh năm 2014, con nhỏ sinh năm 2016); tiền án, tiền sự: Không; nhân thân: Không;
Danh chỉ bản số 000000161 lập ngày 03/3/2021 tại Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Bị bắt, tạm giữ, tạm giam từ ngày 05/3/2021; hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam số 1 Công an thành phố Hà Nội; có mặt tại phiên tòa.
3. Phạm Văn C, sinh năm 1996.
ĐKHKTT và nơi cư trú: Xóm A, xã T, thành phố P, tỉnh Thái Nguyên; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; giới tính: N3; quốc tịch: Việt N3; con ông Phạm Văn Q và bà Lưu Thị A; vợ, con: Chưa có; tiền án, tiền sự: Không; nhân thân: Không;
Danh chỉ bản số 000000162 lập ngày 03/3/2021 tại Công an quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Bị bắt, tạm giữ, tạm giam từ ngày 05/3/2021; hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam số 1 Công an thành phố Hà Nội; có mặt tại phiên tòa.
* Bị hại:
- Bà Cao Thị T, sinh năm 1968 (đã chết do tai nạn lao động).
- Ông Nguyễn Thế B, sinh năm 1961 (đã chết do tai nạn lao động).
- Ông Nguyễn Tiến S, sinh năm 1966 (đã chết do tai nạn lao động).
- Anh Đặng Đình T1, sinh năm 1993 (đã chết do tai nạn lao động).
* Đại diện hợp pháp cho bị hại Nguyễn Tiến S:
- Cụ Lê Thị H, sinh năm 1940; nơi cư trú: Thôn B1, xã H, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
- Bà Nguyễn Thị T7 H, sinh năm 1970; nơi cư trú: Thôn B1, xã H, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
- Anh Nguyễn Tiến T2, sinh năm 1993; nơi cư trú: Thôn B1, xã H, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
- Chị Nguyễn Thị Quỳnh A, sinh năm 2000; nơi cư trú: Thôn B1, xã H, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
* Đại diện hợp pháp cho bị hại Nguyễn Thế B:
- Cụ Nguyễn Thị B2, sinh năm 1927; nơi cư trú: Thôn B1, xã H, huyện C, thành phố Hà Nội.
Đại diện theo ủy quyền của cụ B2: Ông Nguyễn Thế S, sinh năm 1957;
nơi cư trú: Thôn B1, xã H, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
- Bà Lê Thị X, sinh năm 1964; nơi cư trú: Thôn B1, xã H, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
- Chị Nguyễn Thị P, sinh năm 1987; nơi cư trú: Thôn B1, xã H, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
- Chị Nguyễn Thị Mai N, sinh năm 1987; nơi cư trú: Thôn B1, xã H, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
- Anh Nguyễn Thế K, sinh năm 2003; nơi cư trú: Thôn B1, xã H, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
* Đại diện hợp pháp cho bị hại Cao Thị T:
- Cụ Cao Văn S, sinh năm 1940; nơi cư trú: Thôn A1, xã T3, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
- Cụ Cao Thị N, sinh năm 1938; nơi cư trú: Thôn A1, xã T3, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
- Ông Đặng Đình K, sinh năm 1963; nơi cư trú: Thôn A1, xã T3, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
- Anh Đặng Đình C, sinh năm 1988; nơi cư trú: Thôn A1, xã T3, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
- Chị Đặng Thị T, sinh năm 1990; nơi cư trú: xã Đ, huyện G, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
* Đại diện hợp pháp cho bị hại Đặng Đình T1:
- Ông Đặng Đình K, sinh năm 1963; nơi cư trú: Thôn A1, xã T3, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
- Chị Cao Thị N, sinh năm 1994; nơi cư trú: Thôn A1, xã T3, huyện C, thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa;
* Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án:
- Công ty Cổ phần E.
Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Cảnh H – Tổng Giám đốc;
vắng mặt tại phiên tòa;
- Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng và Thương mại An N3.
Đại diện theo pháp luật: Ông Trần Công T4, sinh năm 1980 – Tổng Giám đốc; vắng mặt tại phiên tòa (có đơn xin xét xử vắng mặt);
- Viện quản lý đào tạo ESC Việt N3.
Đại diện theo pháp luật: Ông Lê Trần T1 - Chức vụ: Giám đốc; vắng mặt tại phiên tòa (có đơn xin xét xử vắng mặt);
- Ông Trương Xuân T5, sinh năm 1983; nơi cư trú: Đ, phường C, quận B, thành phố Hà Nội – Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại An N3; vắng mặt tại phiên tòa;
- Anh Nguyễn Văn T6, sinh năm 1993; nơi cư trú: Thôn T, xã T, huyện S, thành phố Hà Nội – Chức vụ: Nhóm trưởng lắp đặt thi công thuộc đội 16 Phòng lắp đặt Công ty Cổ phần E; vắng mặt tại phiên tòa;
- Anh Nguyễn Văn T7, sinh năm 1990; nơi cư trú: Thôn L, xã M, huyện Sóc S, thành phố Hà Nội - Chức vụ: Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng thiết bị - Công ty Cổ phần E; vắng mặt tại phiên tòa;
- Ông Đào Anh H3, sinh năm 1974; nơi cư trú: 202 C11 Tổ 27 phường Đ, quận L, thành phố Hà Nội – Chức vụ: Phó Trưởng phòng bảo dưỡng thiết bị - Công ty Cổ phần E; vắng mặt tại phiên tòa;
* Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Nhật L: Ông Nguyễn Hà A và bà Nguyễn Thị H, Luật sư của Công ty Luật TNHH Nguyễn An, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; có mặt tại phiên tòa;
* Người bào chữa cho bị cáo Đường Văn K: Ông Tống Chí C, Luật sư của Văn phòng Luật sư Tống, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; có mặt tại phiên tòa;
* Người bào chữa cho bị cáo Phạm Văn C: Ông Nguyễn Văn D và ông Đặng Quốc H, Luật sư của Văn phòng Luật sư số 5 Hà Nội, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; có mặt tại phiên tòa;
* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty Cổ phần E: Ông Nguyễn K1 Công, Luật sư của Văn phòng Luật sư V T7 Nghĩa và đồng nghiệp, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; có mặt tại phiên tòa;
* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Trần Công T4: Ông Đoàn Quốc D, Luật sư của Văn phòng Luật sư Số VII, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; có mặt tại phiên tòa;
* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Lê Trần T1: Ông Đặng Văn C và bà Hà Thị Kh, Luật sư của Văn phòng Luật sư Chính Pháp, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; có mặt tại phiên tòa;
* Người tham gia tố tụng khác: Đoàn điều tra tai nạn lao động thành phố Hà Nội (thành lập theo Quyết định 973/QĐ-LĐTBXH ngày 20/10/2020 của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hà Nội; vắng mặt tại phiên tòa (có đơn đề nghị xét xử vắng mặt).
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 20 giờ 00 phút ngày 30/7/2020 tại công trình xây dựng số 16A Nguyễn Công Trứ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội xảy ra vụ tai nạn lao động, hậu quả: bà Cao Thị T (sinh năm 1968, trú tại A1, xã T3, huyện C, Hà Nội), ông Nguyễn Thế B (sinh năm 1961, trú tại: Thôn Bài, xã H, huyện C, Hà Nội), ông Nguyễn Tiến S (sinh năm 1966, trú tại: Thôn Bài, xã H, huyện C, Hà Nội) tử vong tại chỗ, anh Đặng Đình T1 (sinh năm 1993, HKTT: A1, xã T3, huyện C, Hà Nội) được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 108 sau đó tử vong.
Quá trình điều tra xác định, tại số 16A Nguyễn Công Trứ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đang xây dựng dự án tòa nhà Văn phòng do Công ty cổ phần du lịch thương mại và đầu tư là chủ đầu tư công trình. Công ty cổ phần du lịch thương mại và đầu tư thuê 02 nhà thầu là: Công ty cổ phần Euro Window (gói thầu: cung cấp, lắp đặt vách kính, mặt dựng) và Công ty cổ phần phong cách Âu Châu, gọi tắt là Công ty EuroStyle (gói thầu: cung cấp vật tư, thiết bị và thi công hoàn thiện nội thất tầng 1, 2, 7, 8, tầng 3 trục 4 ÷ 9, khu vệ sinh tầng 1 ÷ 8, sảnh ngoài tầng 1 và ốp đá thang máy tầng 1 ÷ 8). Sau đó, Công ty EuroStyle ký hợp đồng với Công ty Cổ phần E để phụ trách về cung cấp vật tư, thiết bị và thi công lắp đặt hạng mục cửa gỗ và vách ngăn khu vực WC. Tiếp đó, Công ty Cổ phần E thuê Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại An N3 (gọi tắt là Công ty An N3) lắp đặt hạng mục vách ngăn khu nhà vệ sinh.
Ngày 30/7/2020, anh Trương Xuân T5 (sinh năm 1983, trú tại: Phú Thọ, xã Đông S, huyện Sóc S, Hà Nội) là trưởng phòng kỹ thuật xây dựng – Công ty An N3 cử Nguyễn Nhật L là nhân viên kỹ thuật đến công trình 16A Nguyễn Công Trứ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội sắp xếp công việc chuyển vật tư (là các tấm vách ngăn bằng nhựa để lắp đặt vào khu vệ sinh). Khoảng 14 giờ 00 phút cùng ngày, L có mặt tại công trình, thấy vật tư đã được bốc xếp và để ở dưới tầng 1. Do vật tư để ở tầng 1 ảnh hưởng đến việc thi công các hạng mục khác nên anh Đỗ T7 A là nhân viên Công ty EuroStyle, phụ trách giám sát tiến độ thi công của các nhà thầu tại công trình đã yêu cầu L chuyển vật tư đi chỗ khác. L khảo sát và thấy chỉ có thể chuyển vật tư từ tầng 1 lên sàn tầng 7 nên điện thoại cho anh Nguyễn Thế C là nhân viên kinh doanh Công ty E để mượn gondola vận chuyển vật tư. Anh C cho L số điện thoại của Đường Văn K và Phạm Văn C là nhân viên của Công ty E tại công trường đang quản lý thiết bị gondola để L tự liên hệ. Khoảng 14 giờ 50 phút, L gọi điện cho K nhưng K không có mặt tại công trình nên L tiếp tục gọi cho C để hỗ trợ chuyển vật tư bằng gondola nhưng C không đồng ý hỗ trợ do đang trong giờ làm việc. Trong lúc này, anh C gọi điện cho K và anh Nguyễn Văn N (là trưởng phòng lắp đặt Công ty cổ phần E) nhờ hỗ trợ chuyển vật tư cho nhà thầu phụ (tức L) nhưng bị từ chối. Anh C tiếp tục nhờ anh Lê Hồng K1 là trưởng showroom Công ty cổ phần E gọi điện tác động nhờ hỗ trợ thì anh K1 gọi điện cho K và anh N nhưng K và anh N không đồng ý hỗ trợ. L gọi điện cho K và C nhiều lần để nhờ hỗ trợ chuyển vật tư nhưng K và C không đồng ý. Khoảng 15 giờ 40 phút cùng ngày, L gặp K tại công trình và đề nghị mượn gondola để chuyển vật tư nhưng K không cho mượn. Tại công trình, L gọi điện cho anh Trần Công T4 (Tổng Giám đốc Công ty An N3) và cho biết công nhân của Công ty An N3 đã về hết không có người chuyển vật tư thì anh T4 chỉ đạo L thuê người ngoài để chuyển. Sau đó, L gặp chị Nguyễn Thị L1 nhờ thuê giúp người để chuyển vật tư từ tầng 1 lên tầng 7 bằng gondola và thỏa thuận tiền công là 600.000 (sáu trăm nghìn) đồng. Chị L1 rủ thêm bà Cao Thị T, anh Đặng Đình T1, ông Nguyễn Tiến S, ông Nguyễn Thế B, chị Nguyễn Thị H2, chị Nguyễn Thị H3, bà Lê Thị Q cùng làm. Sau đó L thông báo cho anh T4, anh Trương Xuân T5 biết việc thuê người bên ngoài hết 600.000 đồng và yêu cầu anh T5 chuyển cho L số tiền trên vì L không có tiền nên đã vay cho anh T7 A(nhân viên Công ty EuroStyle). Sau đó, anh T5 nhờ em gái là chị Trương Thị N2 chuyển tiền qua thẻ trả cho anh T7 Anh. Đến khoảng 16 giờ 30 phút anh C (nhân viên kinh doanh Công ty E) tiếp tục báo cáo anh Ngô Xuân N3 là Phó Giám đốc kinh doanh Công ty E thì anh N3 gọi điện cho anh Nguyễn Văn B3 – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Công ty E nhờ hỗ trợ chuyển vật tư thì anh B3 trả lời anh em đang trong giờ làm việc nên không hỗ trợ được. Đến khoảng 18 giờ 30 phút cùng ngày, anh C có gọi điện cho anh Trần Mạnh V là trưởng bộ phận mua hàng phòng xuất nhập khẩu và có nói về sự việc như trên thì anh V gọi điện cho anh B3 nhờ hỗ trợ nhà thầu chuyển vật tư. Sau đó, đến khoảng 19 giờ 00 phút, anh B3 gọi điện cho K: "Em xem có hỗ trợ được cho họ thì hỗ trợ". Lúc này K có nói với C: "Chú mang gondola xuống hỗ trợ, có lãnh đạo chỉ đạo". C hạ gondola xuống tầng 1 không trực tiếp điều khiển gondola mà hướng dẫn cho L, ông B cách điều khiển gondola và hướng dẫn công nhân cách xếp vách ngăn lên gondola. Lần 1: vận chuyển vật tư lên gondola gồm có ông B và ông S đi cùng vật tư trên gondola lên tầng 7 còn những người khác (L, bà T, anh T1, chị L1, chị H2, chị H3, bà Q) đi bộ từ tầng 1 lên tầng 7. Sau khi vận chuyển để vật tư từ gondola xuống sàn tầng 7 thì ông B và ông S tiếp tục di chuyển bằng gondola xuống tầng 1 còn những người khác đi thang bộ xuống. Lần 2: tất cả chuyển số vật tư còn lại lên gondola sau đó chị L1, chị H2, chị H3, bà Q đi bộ từ tầng 1 lên tầng 7 còn ông B, ông S, bà T, anh T1 di chuyển lên bằng gondola. Khi gondola đi lên đến tầng 7 thì bị gãy ở đoạn giữa gondola khiến vật tư cùng ông B, ông S, bà T, anh T1 rơi xuống tầng 1 khiên ông B, ông S, bà T tử vong tại chỗ còn anh T1 được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 108 và tử vong tại Bệnh viện.
Về chiếc gondola ZLP800 tại công trình 16A Nguyễn Công Trứ xảy ra sự cố dẫn đến tai nạn lao động thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần E phục vụ công nhân viên lắp đặt kính mặt ngoài của tòa nhà. Theo lý lịch sàn treo: Chiếc gondola ZLP800, số chế tạo 916, kích thước (7,5 x 0,69 x 1,16)m sản xuất năm 2009 tại T5 Quốc được Công ty cổ phần E mua nhập khẩu về năm 2010. Tải trọng thiết kế là 800kg.
Tại công trình 16A Nguyễn Công Trứ, Đường Văn K (chỉ huy công trình, chỉ đạo thi công kèm an toàn lao động, quản lý thiết bị thi công), ngày 06/5/2020 K đề nghị cấp vật tư cho công trình (trong đó có chiếc gondola ZLP 800) và phía Công ty đã bàn giao chiếc gondola đến công trình (Phạm Văn C là người ký nhận). Đến ngày 02/6/2020, chiếc gondola ZLP800 được Công ty TNHH MTV tư vấn và kiểm định an toàn Việt N3 kiểm định kết luận tải trọng nâng lớn nhất trên sàn công tác là 400kg, số người được làm việc trên sàn công tác là 04 người. Sau đó, đến ngày 17/7/2020, K chỉ đạo C và anh Nguyễn Văn T6 (sinh năm 1993, trú tại: thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, huyện Sóc S, Hà Nội) - là công nhân lắp đặt Công ty cổ phần E thay đổi kết cấu chiếc gondola (tức cải tạo lại) lắp từ 03 khoang (theo nhà thiết kế) sang 04 khoang. Đến ngày 18/7/2020, anh Nguyễn Văn T7 (sinh năm 1990, trú tại: Thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, huyện Sóc S, Hà Nội) là nhân viên bảo dường thiết bị Công ty cổ phần E đến đấu điện cho chiếc gondola. Sau khi thay đổi kết cấu chiếc gondola chưa được kiểm định lại.
Về nhóm công nhân gồm: chị Nguyễn Thị L1, bà Cao Thị T, anh Đặng Đình T1, ông Nguyễn Tiến S, ông Nguyễn Thế B, chị Nguyễn Thị H, chị Nguyễn Thị H2, bà Lê Thị Q được đại diện chủ đầu tư là anh Nguyễn Cảnh T thuê lao động thời vụ dọn vệ sinh tại công trình 16A Nguyễn Công Trứ (thỏa thuận miệng) làm việc từ khoảng đầu tháng 7/2020 (giờ làm việc: từ 8 giờ 00 phút sáng đến 17 giờ 00 phút trong ngày).
Tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Nhật L, Đường Văn K, Phạm Văn C và những người liên quan khai phù hợp với nội dung vụ việc nêu trên nhưng các bị cáo chưa nhận thức được lỗi vi phạm của mình và cho rằng họ chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên.
Sau khi xảy ra vụ việc trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân quận Hai Bà Trưng và các cơ quan nghiệp vụ liên quan để tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.
* Tại Bản giám định pháp y số 8125 ngày 17/9/2020 (đối với nạn nhân Cao Thị T) của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hà Nội kết luận:
- Qua khám nghiệm giám định tử thi thấy:
+ Trên cơ thể nạn nhân có các vết xây sát da, tụ máu.
+ Tổ chức dưới da vùng ngực trái bị tụ máu, khoang ngực có nhiều máu. Hai phổi bị dập rách, tụ máu. Gãy nhiều xương sườn bên trái. Ổ bụng có máu. Vỡ thùy trái gan, vỡ lách. Tử cung không có thai. Trong dạ dày có thức ăn. Xương chậu bình thường.
+ Gãy xương cánh tay phải. Gãy 1/3 giữa xương đùi trái.
- Nguyên nhân chết: đa chấn thương.
* Tại Bản giám định pháp y số 8130 ngày 17/9/2020 (đối với nạn nhân Nguyễn Thế B) của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hà Nội kết luận:
- Qua khám nghiệm giám định tử thi thấy:
+ Trên cơ thể nạn nhân có các vết xây sát tụ máu, rách da nham nhở.
+ Tổ chức dưới da vùng ngực bị tụ máu. Gãy nhiều xương sườn hai bên. Khoang ngực và ổ bụng có nhiều máu. Trong bao tim có máu, vỡ tâm thất trái. Hai phổi bị dập rách, tụ máu. Vỡ dập nát thùy trái gan, vỡ lách. Xương chậu bình thường.
- Nguyên nhân chết: đa chấn thương.
Thương tích trên cơ thể nạn nhân do va đập với vật tày gây nên.
* Tại Bản giám định pháp y số 8131 ngày 17/9/2020 (đối với nạn nhân Nguyễn Tiến S) của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hà Nội kết luận:
- Qua khám nghiệm giám định tử thi thấy:
+ Trên cơ thể nạn nhân có các vết xây sát da, tụ máu.
+ Sương sườn hai bên bị gãy thành nhiều đoạn khác nhau. Hai bên nhu mô phổi bị thủng rách, tụ máu tại nhiều chỗ khác nhau. Tim không bị tổn thương thủng, rách, vỡ. Khoang ngực, ổ bụng có máu. Gan bị vỡ. Lách bị vỡ. Trong dạ dày có thức ăn.
+ Gãy xương cánh tay phải. Gãy 1/3 giữa xương đùi trái.
- Nguyên nhân chết: đa chấn thương.
Thương tích trên cơ thể nạn nhân do va đập với vật tày gây nên.
* Tại Bản giám định pháp y số 8125 ngày 17/9/2020 (đối với nạn nhân Đặng Đình T1) của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hà Nội kết luận:
- Qua khám nghiệm giám định tử thi thấy:
+ Trên cơ thể nạn nhân có các vết xây sát da, tụ máu.
+ Tổ chức dưới da vùng ngực bị tụ máu. Gãy nhiều xương sườn bên trái. Hai phổi bị dập tụ máu. Lòng khí phế quản có dịch hồng. Tụ máu quanh bao thận. Khoang ngực và ổ bụng có máu.
+ Vùng hạ vị tụ máu. Bìu to căng. Vỡ khớp mu.
+ Gãy xương đùi trái và xương cẳng chân trái.
- Nguyên nhân chết: đa chấn thương.
- Thương tích trên cơ thể nạn nhân do va đập với vật tày gây nên.
Cơ quan điều tra đã ra quyết định trưng cầu giám định đối với chiếc gondola mã hiệu ZLP800 thu giữ tại công trình 16A Nguyễn Công Trứ.
Tại Kết luận giám định số 5508/C09-P2 ngày 29/9/2020 của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận:
- Nguyên nhân xảy ra sự cố chiếc gondola mã hiệu ZLP800 tại công trình 16A Nguyễn Công Trứ là do sàn thao tác đã bị thay đổi kết cấu và sàn bị quá tải. Chiếc gondola nêu trên không đảm bảo an toàn kỹ thuật.
- Chiếc gondola nêu trên đã bị thay đổi về kết cấu (lắp thêm 01 khoang sàn dài 2,5m) so với giấy chứng nhận thương phẩm của nhà sản xuất và so với giấy chứng nhận kiểm định số 065404.
- Tải trọng nâng cho phép của gondola có mã hiệu ZLP800 (nguyên bản của nhà sản xuất) là 800kg.
Quá trình điều tra Công ty An N3 và Công ty cổ phần E đã bồi thường cho gia đình nạn nhân Đặng Đình T1 và nạn nhân Cao Thị T số tiền 720.000.000 (Bảy trăm hai mươi triệu) đồng; bồi thường cho gia đình nạn nhân Nguyễn Tiến S số tiền 350.000.000 (ba trăm năm mươi triệu) đồng và bồi thường cho gia đình nạn nhân Nguyễn Thế B số tiền 336.000.000 (ba trăm ba mươi sáu triệu) đồng. Đại diện gia đình các nạn nhân đã có đơn đề nghị Cơ quan điều tra và các cơ quan có thẩm quyền không điều tra, xử lý vụ việc đồng thời miễn trách nhiệm hình sự cho những tổ chức, cá nhân có liên quan do đã nhận được khoản bồi thường thỏa đáng.
Tại Kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự số 81 ngày 01/6/2021 của Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự quận Hai Bà Trưng kết luận:
- 01 (một) chiếc gondola ZLP800 bị hỏng, nhập khẩu từ ngày 12/4/2020 đã qua sử dụng, số lượng vật tư bị hỏng hoàn toàn, không khắc phục được nguyên trạng, cần phải thay thế có tổng giá trị là 42.057.400 (bốn mươi hai triệu không trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm) đồng.
- Các tấm Compact HPL, màu nâu gỗ có tổng giá trị là: 21.520.000 (hai mươi mốt triệu năm trăm hai mươi nghìn) đồng.
Tổng giá trị thiệt hại là: 63.577.400 (sáu mươi ba triệu năm trăm bảy mươi bảy nghìn bốn trăm) đồng.
Về dân sự, Công ty cổ phần E và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại An N3 không yêu cầu cá nhân, đơn vị, Công ty nào phải bồi thường thiệt hại.
Đối với các Công ty, cá nhân liên quan trong vụ án chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an quận Hai Bà Trưng đã gửi văn bản kiến nghị Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội có hình thức xử lý theo quy định.
Tại bản Cáo trạng số 181/CT/VKS-HS ngày 14/6/2021 của Viện kiểm sát nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội truy tố Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự.
Bản án hình sự sơ thẩm số 154/2022/HS-ST ngày 06/7/2022 của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội:
Tuyên bố: Các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K, Phạm Văn C phạm tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.
Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 295, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự Xử phạt: Nguyễn Nhật L 06 (sáu) năm 03 (ba) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày 05/3/2021.
Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 295, điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54 Bộ luật Hình sự Xử phạt Đường Văn K 05 (năm) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 05/3/2021.
Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 295, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự Xử phạt Phạm Văn C 06 (sáu) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 05/3/2021.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Các ngày 13/7/2022 và 15/7/2022, các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C kháng cáo với nội dung xin được giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên toà phúc thẩm, các bị cáo Đường Văn K và Phạm Văn C thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình, tỏ ra ăn năn hối cải, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo được giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Nguyễn Nhật L thành khẩn khai nhận hành vi của mình nhưng bị cáo nhận thức bản thân không phạm tội và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nhận định:
Về hình thức kháng cáo: Đơn kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C trong thời hạn luật định, đúng về chủ thể, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận.
Về nội dung kháng cáo:
Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và lời khai của các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C tại phiên tòa, có đủ cơ sở xác định: Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.
Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Nguyễn Nhật L 06 năm 03 tháng tù, xử phạt Đường Văn K 05 năm tù và xử phạt Phạm Văn C 06 năm tù về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” là phù hợp, tương xứng với nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của từng bị cáo.
Tuy nhiên, theo Kết luận giám định số 5508/C09-P2 ngày 29/9/2020 của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an: “Nguyên nhân xảy ra sự cố chiếc gondola mã hiệu ZLP800 tại công trình 16A Nguyễn Công Trứ là do sàn thao tác đã bị thay đổi kết cấu và sàn bị quá tải. Chiếc gondola nêu trên không đảm bảo an toàn kỹ thuật...”. Liên quan đến việc thay đổi kết cấu gondola, ngoài trách nhiệm của Đường Văn K, Phạm Văn C còn có trách nhiệm của những người liên quan khác trong Công ty Cổ phần E như anh Nguyễn Văn T6, nhóm trưởng lắp đặt thi công thuộc Đội 16 Phòng lắp đặt, anh Nguyễn Văn T7, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng thiết bị, anh Đào Anh H3, Phó Trưởng phòng bảo dưỡng thiết bị.
Mặt khác, bản án sơ thẩm kiến nghị Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính đối với những lỗi vi phạm của các tổ chức, cá nhân chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng không nêu rõ là cá nhân, tổ chức nào gây khó khăn cho công tác thi hành.
Những nội dung này không thể bổ sung ở cấp phúc thẩm, do đó, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ điểm c khoản 1 Điều 355, Điều 358 Bộ luật Tố tụng hình sự, hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Nhật L nhất trí với quan điểm của Viện kiểm sát về việc hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì không đủ căn cứ kết luận Nguyễn Nhật L đã được đào tạo huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Nguyễn Nhật L không phải là người sắp xếp chuyển hàng bằng gondola, L chỉ liên hệ với K, C để nhóm công nhân vận chuyển vách ngăn lên tầng 7 bằng gondola theo sự sắp đặt của 02 Công ty từ trước. Việc thuê người vận chuyển vật tư cho Công ty An N3 là L làm theo sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc Trần Công T4 đến giai đoạn thuê người xong, còn những giai đoạn tiếp theo L không được chỉ đạo giám sát vận chuyển và không được Tổng Giám đốc chỉ đạo tiếp, chỉ đợi hàng tập kết xong bàn giao số lượng cho bên Công ty E xong là về. Đề nghị Hội đồng xét xử huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại, đồng thời thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với Nguyễn Nhật L để tránh oan, sai.
Người bào chữa cho các bị cáo Đường Văn K và Phạm Văn C nhất trí với quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội về việc Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo Đường Văn K và Phạm Văn C về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” là có căn cứ, đúng pháp luật. Các bị cáo đều không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, phạm tội lần đầu, nhân thân chưa có tiền án, tiền sự; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; quá trình điều tra, gia đình các bị hại có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm cho các bị cáo. Bị cáo Đường Văn K sau khi phạm tội đã tích cực tác động gia đình thăm hỏi, khắc phục hậu quả cho các bị hại; bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố bị cáo bị đột quỵ, mẹ bị cáo bị bệnh cao huyết áp và bệnh tim thường xuyên phải nhập viện, vợ bị cáo hiện đang nuôi 02 con nhỏ và phụng dưỡng bố mẹ chồng già, đau yếu; bị cáo là lao động duy nhất trong gia đình có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã N, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc. Bị cáo Phạm Văn C có vai trò thấp nhất trong vụ án; bị cáo có người thân là người có công với cách mạng. Đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo Đường Văn K và Phạm Văn C để các bị cáo yên tâm cải tạo, sớm trở về đoàn tụ cùng gia đình, làm lại cuộc đời.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy như sau:
[1]Đơn kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C trong thời hạn luật định, đúng về chủ thể, được Hội đồng xét xử chấp nhận để xem xét theo trình tự phúc thẩm.
[2]Căn cứ vào lời khai của các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C, lời khai của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, lời khai của người làm chứng, vật chứng thu được, căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm có đủ cơ sở kết luận:
Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 30/7/2020 tại công trình xây dựng số 16A Nguyễn Công Trứ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C đã có hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động, hậu quả làm 04 người tử vong (nạn nhân là ông Nguyễn Thế B, ông Nguyễn Tiến S, bà Cao Thị T và anh Đặng Đình T1).
Bị cáo Nguyễn Nhật L là nhân viên Công ty An N3, có trình độ Cao đẳng xây dựng dân dụng, được Công ty cử đến công trình xây dựng số 16A Nguyễn Công Trứ và giao trách nhiệm chung cho L là sắp xếp vật tư và chuyển hàng an toàn, còn chuyển hàng thế nào là do L tự sắp xếp và quyết định. Nhiệm vụ của L chỉ hoàn thành sau khi Công ty Euro Window nhận bàn giao xong vật tư. Công ty An N3 không chỉ đạo mượn gondola để chuyển vật tư hàng lên tầng 7 của công trình. L trực tiếp thuê nhóm công nhân (gồm 08 người) không được trang bị đồ bảo hộ lao động; L không giám sát, không kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ hành nghề của người lao động, để cho họ tự sử dụng gondola chuyển vách ngăn. Hành vi của Nguyễn Nhật L đã vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7, khoản 6 Điều 12, khoản 3 Điều 14, Điều 16, Điều 23 Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25/6/2015; khoản 6 Điều 45 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ; khoản 5 Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2012; Mục 2.1.5 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng QCVN 18: 2014/BXD.
Bị cáo Đường Văn K là người có trách nhiệm chỉ huy tại công trình xây dựng số 16A Nguyễn Công Trứ, có quyền điều động nhân sự, quản lý thiết bị thi công và trang thiết bị thi công. Bản thân K biết việc chiếc gondola đã được thay đổi kết cấu lắp thêm lồng nhưng vẫn chỉ đạo C hạ gondola xuống để hỗ trợ chuyển vật tư, không giám sát, không kiểm tra việc C làm như thế nào, không tiến hành thủ tục kiểm định lại gondola sau khi cải tạo. Hành vi của Đường Văn K đã vi phạm quy định tại Điều 31 Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25/6/2015; Điều 16 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ; Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với Sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng – QTXD: 03-2016/BXD, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2016/TT-BXD ngày 29/12/2016 của Bộ Xây dựng; Điều 10, Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ Xây dựng, quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Bị cáo Phạm Văn C là người trực tiếp giao chiếc gondola cho người không đủ chuyên môn được đào tạo về gondola sử dụng; biết việc chiếc gondola đã được thay đổi kết cấu, lắp thêm lồng nhưng không hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xếp vật tư để bảo đảm không quá tải trọng, không hướng dẫn người đứng vào gondola phải đeo dây bảo hiểm an toàn dẫn đến việc khi gondola bị gẫy, 04 người trên gondola bị rơi xuống đất, tử vong. Hành vi của Phạm Văn C đã vi phạm quy định tại khoản 1, 6 Điều 12 Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25/6/2015; Mục 2.6 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người QCVN 20: 2015/BLĐTBXH – Thiết bị nâng Thiết kế, chế tạo và kiểm tra; Mục 2.6.1.4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng QCVN 18: 2014/BXD;
Điều 9, Quy định số 8916/QĐ-EW ngày 27/12/2019 của Công ty cổ phần Euro Window về việc sử dụng Gondola trong quá trình thi công lắp đặt tại công trường.
Chủ thể của tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó, hành vi của các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C đã cấu thành tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” với tình tiết “Làm chết 03 người trở lên”. Tội danh và hình phạt được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.
Đối với các anh Nguyễn Văn T6, Nguyễn Văn T7, Đào Anh H3, mặc dù có liên quan đến việc thay đổi kết cấu gondola nhưng hành vi này không trực tiếp gây ra hậu quả làm 04 người tử vong. Bởi lẽ, nếu 04 nạn nhân này được hướng dẫn và có đeo dây bảo hiểm khi đứng trong gondola thì trong trường hợp gondola bị gẫy, những người này cũng không bị rơi tự do, tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, dẫn đến tử vong. Do vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm không xử lý trách nhiệm hình sự đối với các anh Nguyễn Văn T6, Nguyễn Văn T7 và Đào Anh H3 là phù hợp.
Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử không có căn cứ hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại vụ án như đề nghị của Viện kiểm sát và Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Nhật L.
[3]Xét nội dung kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng:
Hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm các quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn lao động, dẫn đến hậu quả làm chết người, gây nên đau thương, tang tóc cho gia đình của các bị hại. Do đó, cần phải xử lý nghiêm các bị cáo theo quy định của pháp luật để răn đe và phòng ngừa chung.
Đây là vụ án đồng phạm giản đơn, trong đó bị cáo Đường Văn K là người chịu trách nhiệm quản lý cao nhất ở công trường xây dựng, các bị cáo Phạm Văn C, Nguyễn Nhật L là người trực tiếp giao gondola cho nhóm người lao động sử dụng nên các bị cáo có vai trò như nhau.
Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định các bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; đồng thời xem xét bị cáo Đường Văn K và Phạm Văn C phạm tội lần đầu, nhân thân chưa có tiền án, tiền sự; bị cáo Nguyễn Nhật L có nhân thân xấu (có 01 tiền án đã xoá án tích về tội “Đánh bạc”) là phù hợp.
Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Toà án cấp sơ thẩm đã xem xét bị cáo Đường Văn K có hoàn cảnh khó khăn, bố bị cáo bị đột quỵ, hiện nay vận động khó khăn không tự chăm sóc được bản thân, mẹ bị cáo bị bệnh cao huyết áp và bệnh tim thường xuyên phải nhập viện, vợ bị cáo hiện đang phải đi làm kiếm sống nuôi cả gia đình, trong đó có 02 con nhỏ và phụng dưỡng bố mẹ chồng già, đau yếu; bị cáo là lao động duy nhất trong gia đình có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã N, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc; xem xét bị cáo Phạm Văn C có hoàn cảnh khó khăn, gia đình bị cáo có 06 nhân khẩu, trong đó có 03 người bị tàn tật, bà bị cáo 90 tuổi bị mù, bố bị cáo bị tai nạn giao thông hiện tê liệt bên chân trái không đi lại được, bị cáo là người lao động chính duy nhất có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã T, thành phố P, tỉnh Thái Nguyên, gia đình bị cáo có ông nội tham gia kháng chiến được tặng thưởng huy chương; xem xét gia đình các bị hại có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự cho các bị cáo để cho các bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.
Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn xem xét bị cáo Đường Văn K thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bị cáo đã tích cực khắc phục một phần hậu quả cho gia đình người bị hại, quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải để cho bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại các điểm b, s khoản 1 Điều 51 và áp dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự khi xem xét mức hình phạt đối với bị cáo K là phù hợp.
Giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Luật sư của bị cáo Đường Văn K xuất trình tài liệu thể hiện bị cáo có người thân (bà Hà Thị Đặt) là người có công với cách mạng, bị cáo cùng gia đình ủng hộ cho quỹ phòng chống dịch Covid-19 (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã N). Luật sư của bị cáo Nguyễn Nhật L xuất trình tài liệu thể hiện bị cáo có người thân (ông Nguyễn Nhật Huế, ông Nguyễn Văn Huynh) là người có công với cách mạng; bị cáo là lao động chính, gia đình bị cáo có hoàn cảnh khó khăn (có xác nhận của Công an phường Y, quận H) nên Hội đồng xét xử áp dụng thêm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Đường Văn K và bị cáo Phạm Văn C thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bị cáo Nguyễn Nhật L thành khẩn khai nhận hành vi mà bị cáo đã thực hiện, việc bị cáo không nhận tội là do nhận thức của bị cáo nên Hội đồng xét xử vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự đối với các bị cáo Đường Văn K, Phạm Văn C và Nguyễn Nhật L.
Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, vai trò, nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của từng bị cáo, Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Đường Văn K, Phạm Văn C, Nguyễn Nhật L và áp dụng Điều 54 Bộ luật Hình sự, sửa quyết định của bản án sơ thẩm, quyết định mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với các bị cáo cũng đủ tác dụng trừng phạt, giáo dục, cải tạo các bị cáo và răn đe, phòng ngừa chung.
[4]Hội đồng xét xử sửa quyết định của bản án sơ thẩm nên các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C không phải nộp án phí hình sự phúc thẩm.
[5]Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355, điểm c khoản 1 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự:
1. Chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C, sửa Quyết định của bản án sơ thẩm:
- Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 295; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 58; Điều 54; Điều 38 Bộ luật Hình sự Xử phạt bị cáo Nguyễn Nhật L 05 (Năm) năm 06 (Sáu) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”, thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam 05/3/2021.
Xử phạt bị cáo Phạm Văn C 04 (Bốn) năm tù về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”, thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam 05/3/2021.
- Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 295; các điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 58; Điều 54; Điều 38 Bộ luật Hình sự Xử phạt bị cáo Đường Văn K 03 (B3) năm 06 (Sáu) tháng tù về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động”, thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giữ, tạm giam 05/3/2021.
2. Về án phí: áp dụng Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, các bị cáo Nguyễn Nhật L, Đường Văn K và Phạm Văn C không phải nộp án phí hình sự phúc thẩm.
3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án 30/3/2023.
Bản án 291/2023/HS-PT về tội vi phạm quy định an toàn lao động
Số hiệu: | 291/2023/HS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Hà Nội |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 30/03/2023 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về