Bản án 280/2019/HSPT về tội dùng nhục hình

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ M

BẢN ÁN 280/2019/HSPT NGÀY 21/05/2019 VỀ TỘI DÙNG NHỤC HÌNH

Ngày 21 tháng 5 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành Phố Hồ Chí M xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 605/2018/TLPT-HS ngày 25 tháng 10 năm 2018 đối với bị cáo Ngô Văn S và Đ phạm do có kháng cáo của các bị cáo và đại diện hợp pháp của bị hại đối với bản án hình sự sơ thẩm số 14/2018/HSST ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

Các bị cáo có kháng cáo:

1. Ngô Văn S, sinh năm 1986 Nơi cư trú: khu phố 8, phường Th S, thành phố P R -Th C, tỉnh Ninh Thuận; Nghề nghiệp: Công an, Trình độ học vấn: 12/12; Con ông Ngô Kim Quế và bà Phan Thị Sâm; có vợ Trương Thị Như Tuyết và 01 người con; Tiền án, tiền sự: không; Tạm giam ngày 24/11/2017 (có mặt).

2. Trần Đức L, sinh năm 1989 Nơi cư trú: Khu phố 3, phường Phước M, thành phố P R -Th C, tỉnh Ninh Thuận; Nghề nghiệp: Công an; Trình độ học vấn: 12/12; Con ông Trần Hữu Dung và bà Đậu Thị Xin; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo tại ngoại (có mặt).

3. Nguyễn Phạm Việt H, sinh năm 1995 Nơi cư trú: Khu phố 1, thị trấn Tân M, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; Nghề nghiệp: Công an; Trình độ học vấn: 12/12; Con ông Nguyễn Đình Thành và bà Phạm Thị Nguyên; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo tại ngoại (có mặt).

4. Hồ Bá Đ, sinh năm 1991 Nơi cư trú: Khu phố 8, phường Đô Vinh, thành phố P R - Th C, tỉnh Ninh Thuận; Nghề nghiệp: Công an; Trình độ học vấn: 12/12; Con ông Hồ Bá Vinh và bà Hồ Thị Phương; Tiền án, tiền sự: không; Tạm giam ngày 24/11/2017 (có mặt).

5. Vũ Trọng Tr, sinh năm 1989 Nơi cư trú: thôn Nha Hố, xã N S, huyện N S, tỉnh Ninh Thuận; Nghề nghiệp: Công an; Trình độ học vấn: 12/12; Con ông Vũ Trọng Cường và bà Phạm Thị Tam; Có vợ Lê Thị Thúy Hằng và 01 người con; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo tại ngoại (có mặt).

Người bào chữa:

1/ Luật sư Phan H, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận bào chữa theo chỉ định cho các bị cáo Ngô Văn S,Trần Đức L và Hồ Bá Đ (có mặt)

2/ Luật sư Lê Văn KH, thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bình Thuận, bào chữa cho bị cáo Nguyễn Phạm Việt H (có mặt).

3/ Luật sư Nguyễn Thanh L, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí M bào chữa cho bị cáo Vũ Trọng Tr (có mặt).

Bị hại: Anh Võ Tấn M, sinh năm 1992 (chết)

Đại diện hợp pháp của bị hại: Bà Phạm Thị Thu H, sinh năm 1966 (có mặt).

Trú tại: Khu phố 6, phường Tấn Tài, thành phố P R - Th C, tỉnh Ninh Thuận

Đại diện theo ủy quyền của bà Phạm Thị Thu H: Ông Võ An Đ, sinh năm 1977 (có mặt)

Trú tại: thôn P T, xã H B 2, huyện T H, tỉnh Phú Yên.

Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

1. Công an thành phố P R - Th C, tỉnh Ninh Thuận.

Đại diện: Ông Lê Văn Q - Phó Trưởng Công an (vắng mặt).

Địa chỉ: Phường K D, thành phố P R - Th C, tỉnh Ninh Thuận.

2. Ông Hồ Bá V, sinh năm 1958 (có mặt).

Trú tại: Khu phố 8, phường Đ V, thành phố P R - Th C, tỉnh Ninh Thuận

3. Bà Đậu Thị X, sinh năm 1962 (có mặt).

Trú tại: Khu phố 3, phường Phước M, thành phố P R - Th C, tỉnh Ninh Thuận.

4. Bà Trương Thị Như T, sinh năm 1990 (có mặt).

Trú tại: Khu phố 8, phường Th S, thành phố P R -Th C, tỉnh Ninh Thuận.

Những người làm chứng:

1. Ông Nguyễn Hữu B, sinh năm 1964 (có mặt).

Trú tại: Khu phố 2, phường Ph H, thành phố P R - Th C, tỉnh Ninh Thuận.

2. Ông Nguyễn Văn Đ, sinh năm 1965 (có mặt).

Trú tại: Khu phố 6, phường B A, thành phố P R - Th C, tỉnh Ninh Thuận.

3. Bà Trần Thị T, sinh năm 1981 (vắng mặt)

Trú tại: Khu phố 2, phường Ph M, thành phố P R - Th C, tỉnh Ninh Thuận.

4. Ông Trần Quang Tr, sinh năm 1984 (vắng mặt)

Trú tại: Khu phố 11, phường V , thành phố P R - Th C, tỉnh Ninh Thuận.

5. Anh Nguyễn Đoàn Anh T, sinh năm 1997 (vắng mặt)

tại: Khu phố 2, phường T T, thành phố P R - Th C, tỉnh Ninh Thuận.

6. Ông Lê Xuân T, sinh năm 1984 (vắng mặt)

Trú tại: Khu phố 2, phường K D, thành phố P R - Th C, tỉnh Ninh Thuận.

7. Anh Nguyễn Văn T, sinh năm 1996 (vắng mặt)

Trú tại: Khu phố 1, phường M B, thành phố P R - Th C, tỉnh Ninh Thuận.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng 14 giờ ngày 08/9/2017, Ngô Văn S, Trần Đức L, Nguyễn Phạm Việt H, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr là cán bộ Đội cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Đội CSTHAHS và HTTP) Công an thành phố P R -Th C, tỉnh Ninh Thuận tham gia họp Đội tại hội Tr đơn vị do ông Nguyễn Văn Đức, Đội trưởng chủ trì.

Khoảng 15 giờ 20 phút cùng ngày, ông Trần Quang Tr là Điều tra viên Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận dẫn giải Võ Tấn M là bị can đang bị khởi tố về tội “mua bán trái phép chất ma túy” giao cho Nhà tạm giữ Công an thành phố P R - Th C để tiếp tục giam theo thẩm quyền. Lúc này cả đội đang họp nên ông Đ phân công cán bộ trực ban Hồ Bá Đ và cán bộ y tế Trần Thị T làm thủ tục tiếp nhận Võ Tấn M. Qua kiểm tra, Trần Thị T xác định sức khỏe M bình thường, trên cơ thể không phát hiện thương tích. Sau đó Đ giao M cho cán bộ quản giáo Lê Xuân T đưa vào buồng giam số 12 giam chung với Nguyễn Văn L, Ngô Thanh Th và Nguyễn Xuân T, còn Đ tiếp tục đi hoàn tất thủ tục giao nhận hồ sơ tạm gia M.

Ngay sau khi vào buồng giam số 12, M và Nguyễn Văn L xảy ra xô xát nhưng được Ngô Thanh Th can ngăn nên không có thương tích xảy ra. Lúc này, ông Nguyễn Hữu B, Phó Trưởng Công an thành phố Phan Rang Tháp Chàm, Trưởng Nhà tạm giữ đi kiểm tra đột xuất khu giam giữ phát hiện M đánh nhau trong buồng giam đã yêu cầu cán bộ quản giáo Lê Xuân T đưa M lên phòng hỏi cung số 2 làm việc. Sau đó, ông Bình đi lên hội Tr nơi ông Nguyễn Văn Đức đang chủ trì họp yêu cầu ông Đ phân công cán bộ xuống giải quyết việc M vi phạm nội quy. Tại phòng họp, ông Đ phân công Vũ Trọng Tr và Ngô Văn S xuống làm việc với M, rồi tiếp tục chủ trì họp Đội.

Khi Tr và S xuống phòng hỏi cung số 2, thấy M đang đứng trong phòng đọc nội quy. Tr hỏi M vì sao đánh nhau trong buồng giam thì M có thái độ không hợp tác làm việc và không thừa nhận vi phạm, Tr đã dùng tay trái tát vào mặt M hai lần, mỗi lần một cái. Thấy M không hợp tác làm việc với Tr, S tiến đến trước mặt M hỏi nguyên nhân M đánh nhau thì M vẫn chối không thừa nhận nên S dùng tay phải tát vào hai bên mặt M ba lần, mỗi lần từ hai đến ba cái và dùng tay đấm vào phía trước ngực M nhiều cái để cho M sợ chấp hành đúng nội quy. Vào lúc này, ông Đ cho Đội nghỉ họp giải lao và đi xuống phòng camera trích xuất hình ảnh xác định đối tượng đánh nhau với M. Nguyễn Phạm Việt H và Trần Đức L ra đứng giải lao ở ngoài sân nghe thấy ở khu vực phòng hỏi cung trong khu giam giữ có tiếng ồn ào nên đi xuống xem. Khi tới phòng hỏi cung số 2, H thấy S đang đánh M, còn M thì la hét, có lời nói xúc phạm cán bộ. H đi tới trước mặt M thì M đòi bỏ chạy ra ngoài cửa, H và Tr kéo M lại giữa phòng. H hỏi M vì sao đánh nhau thì M không thừa nhận và tiếp tục xúc phạm cán bộ nên H dùng tay phải tát vào mặt M ba cái thì M kêu lên “cán bộ giết người”. Thấy vậy, H lấy ống nhựa (ống nhựa dẻo màu hồng, đường kính 2,7cm, dài 53cm, một đầu được hàn kín bằng nhựa, một đầu bên trong nhét một khúc gỗ dài 10cm được cố định bằng hai cây đinh) đang dựng ở cột tường bên phải trong phòng, tay trái H cầm tay trái của M ghì xuống thấp, tay phải H cầm ống nhựa giơ lên cao đánh liên tục vào hai bên vai, lưng, cổ của M. Sau đó, S giằng lấy ống nhựa từ tay Hà, tay phải S cầm ống nhựa giơ lên cao đánh nhiều cái vào khu vực bắp tay, hông, sườn, thắt lưng, đùi, đầu gối và cẳng chân bên trái của M. Ngay sau đó, L bước tới hỏi M nguyên nhân đánh nhau nhưng M không trả lời thì L dùng tay phải tát qua tát lại vào hai bên mặt M và dùng chân phải đang đi giày đá nhiều cái vào khu vực bụng, sườn, ngực, mặt của M. Thấy L đá vào khu vực nguy hiểm trên người M, Tr kéo L ra. Lúc này, Hồ Bá Đ tiếp tục được ông Đ phân công xuống lập biên bản với M đi vào phòng hỏi cung số 2. Đ đứng trước mặt M hỏi lý do M đánh nhau thì M giơ chân lên đá vào chân của Đ nên Đ dùng tay phải tát qua tát lại vào mặt M hai cái và dùng chân đang đi giày đá vào ống chân M ba cái. Thấy M vẫn có thái độ chống đối, H lên phòng ở lấy xuống một chiếc còng tay số 8 (có số E16-509, cấp cho Hà), H còng một bên vào cổ tay trái của M, còn Tr bẻ tay phải của M ra sau và còng vào đầu còng còn lại. Sau đó, Tr đi ra ngoài trong phòng còn S , L , Đ và H cùng khống chế đẩy M ngồi xuống ghế để làm việc nhưng M không ngồi yên, liên tục dùng chân đạp vào bàn phía trước nên S , L , Đ và H cùng đẩy M đến sát cửa sổ ở cuối phòng để còng hai tay M vào thanh sắt ngang thứ tư trên cửa sổ (tính từ trên xuống) theo tư thế người thẳng đứng, chân chạm đất, hai tay của M bị còng ở vị trí cao hơn đầu. Lúc này, M tiếp tục la hét, hai chân liên tục đạp vào chân bàn và tủ sắt kê ở bên cạnh nên Đ đi lên phòng ở lấy xuốn một chiếc còng chân và còng hai đầu còng vào hai cổ chân của M. Sau đó, S đi lập danh chỉ bản can phạm, L và H tiếp tục lên họp đội, Tr được phân công ở lại làm việc với Nguyễn Văn L, Đ làm việc với M, chiến sĩ nghĩa vụ Nguyễn Đoàn Anh T làm nhiệm vụ canh gác bên ngoài phòng hỏi cung số 2. Khi Đ ngồi lập biên bản, M tiếp tục giãy giụa, đạp chân vào tủ và bàn nên Đ đi lấy thêm chiếc còng chân thứ hai xuống, một đầu còng được Đ móc vào giữa sợi dây xích của chiếc còng chân thứ nhất, đầu còng còn lại Đ móc vào chân bàn để cố định cho M khỏi di chuyển nhưng sau đó M tiếp tục giãy đạp làm bung đầu còng móc vào chân bàn. Khoảng 16 giờ 10 phút, Đ nhìn thấy M bị ngất xỉu, đầu gục sang một bên, gọi không trả lời nên Đ và Nguyễn Đoàn Anh T mở còng tay, còng chân và đặt M nằm xuống nền nhà, chiến sĩ nghĩa vụ Nguyễn Văn Toàn đi lên báo cho ông Đ biết. ông Đ phân công Trần Thị T xuống cấp cứu cho M thì phát hiện M đã chết L sàng. M được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, bác sĩ xác định M đã chết trước khi đến viện.

Sau khi phát hiện việc Võ Tấn M chết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận đã khám nghiệm hiện Tr, khám nghiệm tử thi và ra các quyết định trưng cầu giám định liên quan. Ngày 14/9/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận đã chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao giải quyết theo thẩm quyền.

Tại bản kết luận giám định pháp y về tử thi số 119/TT ngày 15/11/2017, Trung tâm pháp y tỉnh Ninh Thuận giám định về tử thi Võ Tấn M kết luận: đa chấn thương phần mềm cơ thể, tụ máu tổ chức dưới da đầu tương ứng tổn thương vùng đầu bên ngoài, ứ dịch não tủy, não phù nhẹ, hai phổi xẹp sung huyết, xuất huyết có nhiều nang khí, lòng khí quản sung huyết, gan sung huyết, niêm mạc dạ dày sung huyết xuất huyết. Vi thể: não, tiểu não sung huyết, phù quanh mạch, thiểu dưỡng cơ tim cấp, sung huyết và phù phổi cấp, gan sung hhuyết và thoái hóa mỡ, sung huyết các tạng cấp. Nguyên nhân chết: chết do phù phổi cấp, xẹp phổi gây suy hô hấp, trụy tim mạch cấp tính, đa sung huyết phủ tạng trên cơ thể đa chấn thương.

Tại Công văn số 399/CV-TTPY ngày 26/12/2017, Trung tâm pháp y tỉnh Ninh Thuận giải thích kết luận giám định pháp y về tử thi số 119/TT xác định: các tổn thương trên cơ thể Võ Tấn M do vật tày, tay, chân tác động và do va đập mạnh vào các song chắn cửa sổ và tường khi bị treo tay lên cao. Các tổn thương nội tại bên trong do phù xẹp phổi thiếu dưỡng khí và rối loạn tuần hoàn huyết động đến các tạng sung huyết cấp.

Quá trình điều tra các bị cáo Nguyễn Phạm Việt H, Vũ Trọng Tr và gia đình các bị cáo Ngô Văn S, Hồ Bá Đ và Trần Đức L đã bồi thường cho gia đình người bị hại tổng số tiền 238.700.000 Đ (mỗi người 47.740.000 đồng). Công an thành phố Phan Rang Tháp Chàm đã hỗ trợ cho gia đình Võ Tấn M 14.100.000 đồng.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 14/2018/HSST ngày 13 tháng 9 năm 2018, Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận quyết định:

Tuyên bố các bị cáo Ngô Văn S, Nguyễn Phạm Việt H, Trần Đức L, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr đều phạm tội “Dùng nhục hình”.

Áp dụng khoản 3 Điều 298; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội; khoản 3 Điều 7, điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Ngô Văn S 07 (bảy) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 24/11/2017.

Áp dụng khoản 3 Điều 298; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Phạm Việt H 06 (sáu) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt chấp hành án.

Xử phạt bị cáo Trần Đức L 06 (sáu) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt chấp hành án.

Xử phạt bị cáo Hồ Bá Đ 05 (năm) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 24/11/2017.

Áp dụng khoản 3 Điều 298; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Xử phạt bị cáo Vũ Trọng Tr 03 (ba) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt chấp hành án.

Áp dụng khoản 4 Điều 298 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009:

Cấm các bị cáo Ngô Văn S, Trần Đức L và Nguyễn Phạm Việt H đảm nhiệm các chức vụ trong ngành Công an 03 (ba) năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Cấm bị cáo Hồ Bá Đ đảm nhiệm các chức vụ trong ngành Công an 02 (hai) năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Cấm bị cáo Vũ Trọng Tr đảm nhiệm các chức vụ trong ngành Công an 01 (một) năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1999; các Điều 357, 468, 584, 585, 586, 591 Bộ luật dân sự năm 2015.

Ghi nhận sự thỏa thuận giữa đại diện hợp pháp của bị hại và các bị cáo. Các bị cáo Ngô Văn S, Trần Đức L, Nguyễn Phạm Việt H, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr, mỗi bị cáo có trách nhiệm tiếp tục bồi thường cho đại diện hợp pháp của bị hại là bà Phạm Thị Thu H 108.000.000 đồng.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Ngày 20/9/2018 bị cáo Vũ Trọng Tr kháng cáo xin được hưởng án treo. Ngày 21/9/2018 các bị cáo Trần Đức L và Nguyễn Phạm Việt H kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin xem xét lại phần trách nhiệm dân sự.

Ngày 26/9/2018 các bị cáo Ngô Văn S và Hồ Bá Đ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin xem xét lại phần trách nhiệm dân sự.

Ngày 25/9/2018 đại diện hợp pháp của bị hại, bà Phạm Thị Thu H kháng cáo đề nghị chuyển tội danh từ “Tội dùng nhục hình” sang tội “Giết người” với tình tiết định khung tăng nặng phạm tội “có tính chất côn đồ” và “có tính chất đê hèn”; và xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Văn Đức và ông Nguyễn Hữu B.

Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo Ngô Văn S, Hồ Bá Đ, Trần Đức L và Nguyễn Phạm Việt H xin giảm nhẹ hình phạt, và xin xem xét lại phần trách nhiệm dân sự để khấu trừ số tiền 47.740.000 Đ đã bồi thường; bị cáo Vũ Trọng Tr xin được hưởng án treo, với lý do:

Sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo Ngô Văn S đã tiếp tục bồi thường 10.000.000 Đ khắc phục một phần hậu quả, bị cáo đã ăn năn hối cải, bản thân là lao động chính trong gia đình, hòan cảnh gia đình khó khăn.

Bị cáo Nguyễn Phạm Việt H tiếp tục bồi thường 5 triệu đồng; hành vi của bị cáo H có phần hạn chế, bị cáo mới ra Tr công tác chưa được 10 tháng chưa có kinh nghiệm, là lao động chính trong gia đình.

Bị cáo Trần Đức L không nghĩ hậu quả chết người xảy ra, đã thấy sai, đã ăn năn hối cải.

Bị cáo Hồ Bá Đ đã tiếp tục bồi thường 20 triệu đồng, bị cáo chỉ đánh vào vùng không nguy hiểm, đã ăn năn hối cải khi nạn nhân chết.

Bị cáo Vũ Trọng Tr tiếp tục bồi thường 40 triệu đồng, chỉ tát 2 cái vào má nạn nhân, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bị hại; bị cáo không có động cơ cá nhân, chỉ bộc phát.

Đại diện hợp pháp của bị hại giữ nguyên kháng cáo, yêu cầu chuyển tội danh “Tội dùng nhục hình” sang tội “Giết người” vì các bị cáo đánh chết người bằng tay chân, và bằng thanh gỗ bọc nhựa, còng tay chân bị hại để đánh là rất man rợ. Còn các ông Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Hữu B đã thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cần xem xét trách nhiệm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Đại diện Viện kiểm sát phát biểu, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo về tội “Tội dùng nhục hình” là có căn cứ đúng pháp luật. Về trách nhiệm dân sự, đại diện hợp pháp bị hại yêu cầu bồi thường 539 triệu Đ nhưng gia đình các bị cáo đã cùng nhau bồi thường 238 triệu Đ để khắc phục hậu quả, mỗi bị cáo đã bồi thường là 47.740.000 Đ nhưng chưa khấu trừ. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện hợp pháp của bị hại Đ ý khấu trừ cho mỗi bị cáo khoản tiền 47.740.000 đồng. Do đó, đề nghị Hội Đ xét xử không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo về xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án treo; không chấp nhận kháng cáo của đại diện hợp pháp của bị hại về chuyển tội danh sang từ “ Dùng nhục hình” thành tội “Giết người”, giữ nguyên bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt; chấp nhận một phần kháng cáo của các bị cáo sửa bản án sơ thẩm về phần trách nhiệm dân sự.

Luật sư bào chữa cho các bị cáo Ngô Văn S, Trần Đức L và Hồ Bá Đ thống nhất với quan điểm của đại diện Viện kiểm sát, không chấp nhận kháng cáo của đại diện hợp pháp của bị hại chuyển tội danh từ “Tội dùng nhục hình” thành tội “Giết người”.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Phạm Việt H trình bày, các bị cáo bị xét xử về tội “Dùng nhục hình” là có căn cứ, bị cáo H có dùng ống nhựa đánh vào vai của bị hại để răn đe cho bị hại chấp hành, làm việc. Bị cáo H là bị cáo nhỏ tuổi nhất, có nhân thân tốt, hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ bệnh tật; sau khi xét xử sơ thẩm đã tiếp tục bồi thường 5 triệu Đ khắc phục hậu quả, đề nghị Hội Đ xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo H giảm nhẹ cho bị cáo H một phần hình phạt.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Vũ Trọng Tr trình bày, trước và sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo Tr đã bồi thường 87.740.000 đồng, khắc phục hậu quả. Trong quá trình điều tra đã xác định bị cáo Tr đã ngăn cản, không cho L đá vào người của bị hại; hậu quả chết người xảy ra khi Tr đã rời khỏi hiện Tr. Bị cáo Tr có vai trò hạn chế, nhiều tình tiết giảm nhẹ và nhân thân tốt đủ điều kiện để được hưởng án treo theo quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự. Đề nghị Hội Đ xét xử xem xét chấp nhận kháng cáo, cho bị cáo Tr được hưởng án treo.

Đại diện hợp pháp của bị hại trình bày, của các bị cáo đã dùng tay, chân, thanh gỗ bọc nhựa đánh người, hậu quả chết người đã xảy ra, và các bị cáo còng tay, chân làm nạn nhân không thể chống đỡ là hành vi giết người rất man rợ. Hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội “Giết người” theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Điều 298 Bộ luật hình sự năm 1999 là áp dụng pháp luật không đúng. Ngoài ra, nếu ông Nguyễn Hữu B, Nguyễn Văn Đức có trách nhiệm nhiều hơn trong công việc được giao thì hậu quả sẽ không xảy ra, do đó việc không truy tố các ông Bình, ông Đ về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999 là bỏ lọt tội phạm. Ngoài ra, theo khám nghiệm tử thi thì có thương tích tại vùng đầu, nhưng không có bị cáo nào thừa nhận đã đánh vào vùng đầu của bị hại; cần triệu tập người làm chứng Nguyễn Văn L tham gia phiên tòa và trích xuất camera phòng hỏi cung vì các bị cáo dùng cây sắt bọc nhựa đánh, khi còng treo tay thì không cho bị hại mặc quần áo.

Do đó, đề nghị Hội Đ xét xử hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, chuyển tội danh từ “Tội dùng nhục hình” thành tội “Giết người”.

Đại diện hợp pháp của bị hại bổ sung, nếu không chỉ đạo thì công an sẽ không có đánh người vì đánh phạm là không được phép. Các ông Đ, ông Bình quản lý nhưng để chết người mà không có trách nhiệm gì là không thể chấp nhận được và gia đình chúng tôi chưa nhận được Đ nào tiền bồi thường, mà chỉ có việc lo ma chay.

Đại diện Viện kiểm sát tranh luận, vẫn giữ nguyên quan điểm về tội danh, các luật sư đều thống nhất là bị cáo đang thi hành công vụ, không có ý thức tước đoạt sinh mạng của bị hại và kết luận giám định pháp y đã nêu rõ nguyên nhân chết của Võ Tấn M nên Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo về tội “Dùng nhục hình” là có căn cứ. Còn bị cáo Tr đã tát 2 tát vào mặt bị hại, còng tay, tạo điều kiện cho các bị cáo khác dùng vũ lực tấn công bị hại nên bị cáo Tr xin hưởng án treo vì vai trò hạn chế là không có căn cứ.

Đại diện hợp pháp của bị hại tranh luận, hậu quả chết người xảy ra nên các bị cáo phải chịu trách nhiệm về tội giết người theo hướng dẫn của Nghị quyết số 04/HĐTP năm 1986 của Hội Đ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cần chuyển tội danh “Giết người” cho đúng quy định của pháp luật và để răn đe.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo Ngô Văn S, Trần Đức L, Nguyễn Phạm Việt H, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr thừa nhận:

Vào khoảng 15 giờ 40 phút đến 16 giờ 10 phút ngày 08/9/2017, tại phòng hỏi cung số 2 Nhà tạm giữ Công an thành phố P R - Th C, do bực tức việc Võ Tấn M có thái độ không hợp tác làm việc và có lời lẽ xúc phạm cán bộ nên Ngô Văn S, Trần Đức L, Nguyễn Phạm Việt H, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr là cán bộ Đội cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an thành phố Phan Rang đã có các hành vi dùng vũ lực đối với Võ Tấn M gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là Võ Tấn M chết do phù phổi cấp, xẹp phổi gây suy hô hấp, trụy tim mạch cấp tính, đa sung huyết phủ tạng trên cơ thể đa chấn thương.

Lời khai nhận của các bị cáo phù hợp với lời khai của người làm chứng, biên bản khám nghiệm hiện Tr, biên bản khám nghiệm tử thi, kết luận giám định pháp y tử thi và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án.

Với hành vi nêu trên, các bị cáo đã bị Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về tội “Dùng nhục hình” theo quy định tại Điều 298 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Các bị cáo không kháng cáo về tội danh nhưng đại diện hợp pháp của bị hại kháng cáo yêu cầu chuyển tội danh đối với các bị cáo.

1. Về yêu cầu chuyển tội danh từ tội “Dùng nhục hình” thành tội “Giết người”:

Võ Tấn M là bị can đang tạm giam để điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy”. Tại phòng tạm giam, Võ Tấn M đã có hành vi đánh nhau với bị can khác.

Để tiến hành lập biên bản, lấy lời khai của bị can Võ Tấn M về hành vi gây gỗ đánh nhau khi tạm giam, nhưng do M có thái độ bất hợp tác dẫn đến các bị cáo Ngô Văn S, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr, là cán bộ Đội cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an thành phố Phan Rang, được giao nhiệm vụ lập biên bản, đã dùng tay chân và công cụ hỗ trợ đánh M. Còn Trần Đức L, Nguyễn Phạm Việt H, đã giúp sức cho Ngô Văn S, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr trong khi thi hành công vụ, đã có hành vi dùng vũ lực trái phép làm bị can Võ Tấn M chết.

Do công vụ của các bị cáo không phải là công vụ thông thường mà là nhiệm vụ trong hoạt động điều tra, được Bộ luật hình sự điều chỉnh bằng một chương riêng – Chương XXII “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp” và được Bộ luật tố tụng hình sự quy định có cơ quan điều tra riêng tại khoản 3 Điều 110 - Thẩm quyền điều tra thuộc về Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm đã quy kết hành vi của 05 bị cáo dùng vũ lực gây đau đớn về thể xác, gây ra cái chết cho bị can Võ Tấn M xảy ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tạm giam, trong hoạt động điều tra, là hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và cấu thành tội “Dùng nhục hình” được quy định tại Điều 298 thuộc Chương XXII “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp” của Bộ luật hình sự là có căn cứ và đúng pháp luật. Hậu quả chết người của vụ án được xem xét là tình tiết định khung tăng nặng “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” được quy định tại khoản 3 của điều luật chứ không cấu thành tội “Giết người”.

Theo quy định về tội “Dùng nhục hình” tại khoản 4 Điều 373 Bộ luật hình sự năm 2015: “Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”. Do Bộ luật hình sự năm 2015 lùi hiệu lực thi hành và theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 và điểm c khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 của Quốc Hội, quy định tại khoản 4 Điều 373 Bộ luật hình sự năm 2015 có hình phạt nặng hơn nhiều so với hình phạt được quy định tại khoản 3 Điều 298 Bộ luật hình sự năm 1999, nên không áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 01 năm 2018 của các bị cáo trong vụ án này.

Đại diện theo ủy quyền của đại diện hợp pháp của bị hại kháng cáo yêu cầu chuyển tội danh, xét xử các bị cáo về tội “Giết người” là không có căn cứ bởi lẽ, khi thực hiện công vụ, các bị cáo dùng nhục hình, dẫn đến chết người, chứ không cố ý tước đoạt tính mạng của Võ Tấn M, hậu quả Võ Tấn M chết nằm ngoài ý thức chủ quan của các bị cáo.

Vì vậy, không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu kháng cáo về việc chuyển tội danh từ tội “Dùng nhục hình” theo quy định tại Điều 298 Bộ luật hình sự thành tội “Giết người” theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự của đại diện hợp pháp của bị hại.

2/ Về kháng cáo của các bị cáo Ngô Văn S, Trần Đức L, Nguyễn Phạm Việt H, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr:

Hành vi phạm tội của các bị cáo Ngô Văn S, Trần Đức L, Nguyễn Phạm Việt H, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr là Đ phạm với nhau vì dùng nhục hình làm Võ Tấn M chết, là tình tiết định khung tăng nặng “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thuộc Tr hợp rất nghiêm trọng quy định tại khoản 3 Điều 298 Bộ luật hình sự.

Hành vi phạm tội của các bị cáo đã xâm phạm đến hoạt động tư pháp, gây tác động xấu đến uy tín của ngành Công an, gây bất bình trong dư luận xã hội mà còn ảnh hưởng đến trật tự, trị an tại địa phương nên cần thiết phải xử phạt các bị cáo mức án nghiêm khắc để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

Tòa án cấp sơ thẩm đã đánh giá đúng tính chất rất nghiêm trọng của vụ án, vai trò của các bị cáo trong vụ án này, trong đó:

Đối với bị cáo Ngô Văn S là người thực hiện hành vi phạm tội tích cực nhất, dùng tay phải tát vào hai bên mặt M 3 lần mỗi lần từ 2 đến 3 tát, và dùng tay đấm vào trước ngực M nhiều cái; S dằn lấy ống nhựa từ Hà, giơ lên cao đánh nhiều cái vào khu vực bắp tay, hông, sườn, thắt lưng, đùi, đầu gối, và cẳng chân bên trái của M. Vì vậy S phải chịu trách nhiệm chính liên quan đến cái chết của Võ Tấn M.

Đối với bị cáo Trần Đức L đã dùng tay phải tát qua tát lại hai bên mặt M, dùng chân phải mang giày đá nhiều cái vào ngực, bụng, sườn, mặt của Võ Tấn M. Bị cáo L thực hiện tội phạm với vai trò Đ phạm giúp sức tích cực không bằng S nên cũng phải chịu trách nhiệm chính đối với cái chết của M.

Đối với bị cáo Nguyễn Phạm Việt H đã dùng tay, dùng ống nhựa đánh liên tục vào hai bên khu vực vai, lưng, cổ của nạn nhân. H dùng tay phải tát vào mặt M 3 cái thì M kêu cán bộ giết người, nên H lấy ống nhựa, ghì M xuống, đánh vào 2 bên vai, lưng, cổ của M. Thấy M có thái độ chông đối H lên phòng lấy còng số 8, còng bên tay trái. Bị cáo H thực hiện tội phạm với vai trò là Đ phạm giúp sức tích cực nên H cũng phải chịu trách nhiệm chính đối với cái chết của M.

Đối với bị cáo Hồ Bá Đ dùng tay tát vào mặt Võ Tấn M 2 cái, dùng chân mang giày đá vào ống chân của M 3 cái. Do M đạp, la hét nên Đ lên lầu lấy còng chân và còng vào cổ chân của M, rồi sau đó M giãy giụa đạp, Đ tiếp tục lấy còng chân thứ hai, còng chân M, móc đầu còng còn lại với chân bàn, M đạp bung đầu còng móc cào chân bàn dùng còng để còng hai chân M lại. Tuy nhiên, hành vi dùng nhục hình của bị cáo Đ là ở những vị trí ít gây nguy hiểm tính mạng cho nạn nhân hơn vì vậy Đ chịu trách nhiệm ở mức độ thấp hơn S , L và Hà.

Đối với bị cáo Vũ Trọng Tr dùng tay tát vào mặt M dùng tay tát vào mặt M 2 lần, mỗi lần 1 cái và Tr bẻ tay phải M ra sau, còng vào đầu còng còn lại. Thấy L đá nhiều cái vào khu vực nguy hiểm nên Tr kéo Trần Đức L không cho đá M, nên Tr tham gia với vai trò hạn chế.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm đã đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và hậu quả gây ra; đã xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và nhân thân của các bị cáo Ngô Văn S, Trần Đức L, Nguyễn Phạm Việt H, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr.

Theo quy định Điều 298 Bộ luật hình sự có khung hình phạt ở khoản 3 là từ 05 năm đến 12 năm tù. Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Ngô Văn S 7 năm tù, Trần Đức L 6 năm tù, Nguyễn Phạm Việt H 6 năm tù, Hồ Bá Đ 5 năm tù là thỏa đáng, phù hợp với vai trò và các tình tiết giảm nhẹ của từng bị cáo. Riêng bị cáo Vũ Trọng Tr tham gia với vai trò hạn chế nên được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự cho bị cáo hưởng mức án dưới khung hình phạt, xử phạt Vũ Trọng Tr 3 năm tù là phù hợp.

Tại phiên tòa phúc thẩm các bị cáo Ngô Văn S, Trần Đức L, Nguyễn Phạm Việt H, Hồ Bá Đ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, bị cáo Tr xin được hưởng án treo với lý do sau khi xét xử sơ thẩm đã bồi thường thêm để khắc phục một phần hậu quả, nhưng tình tiết mới này là không đáng kể, không làm thay đổi tính chất rất nghiêm trọng của vụ án, nên không có cơ sở chấp nhận.

Về kháng cáo của đại diện hợp pháp của bị hại, yêu cầu xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Hữu B, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự, Trưởng Nhà tạm giữ Công an thành phố P R - Th C và ông Nguyễn Văn Đức, Đội trưởng đội THAHS và HTTP, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an thành phố P R - Th C về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, yêu cầu này đã Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đặt ra giải quyết nhưng kết quả điều tra chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự đối với ông Bình và ông Đ và Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét nên Tòa án cấp phúc thẩm không đặt ra để giải quyết.

3/ Về trách nhiệm dân sự:

Đại diện hợp pháp của bị hại yêu cầu các bị cáo bồi thường số tiền 539.000.000 Đ là các khoản mai táng phí, khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho gia đình của bị hại và mỗi bị cáo phải bồi thường 108.000.00 đồng.

Các bị cáo Ngô Văn S, Trần Đức L, Nguyễn Phạm Việt H, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr kháng cáo xin được khấu trừ số tiền mà mỗi bị cáo đã tự nguyện bồi thường 47.740.000 Đ cho gia đình bị hại và tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện hợp pháp của bị hại Đ ý khấu trừ, nên các mỗi bị cáo còn phải bồi thường tiếp khoản tiền 60.300.000 Đ (108.000.000 Đ - 47.700.000 đồng).

Do đó, Hội Đ xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của các bị cáo sửa bản án sơ thẩm về phần trách nhiệm dân sự.

Về án phí, do sửa bản án sơ thẩm nên các bị cáo không phải chịu án phí.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm a, b khoản 1 Điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự;

- Không chấp nhận kháng cáo của đại diện hợp pháp của bị hại, bà Phạm Thị Thu H; Chấp nhận một phần kháng cáo của các bị cáo Ngô Văn S , Nguyễn Phạm Việt H, Trần Đức L, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr.

- Giữ nguyên bản án sơ thẩm về phần tội danh và hình phạt; sửa bản án sơ thẩm về phần trách nhiệm dân sự.

Tuyên bố các bị cáo Ngô Văn S, Nguyễn Phạm Việt H, Trần Đức L, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr đều phạm tội “Dùng nhục hình”.

Áp dụng: khoản 3 Điều 298; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội; khoản 3 Điều 7, điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Ngô Văn S 07 (bảy) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 24/11/2017.

Áp dụng: khoản 3 Điều 298; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Phạm Việt H 06 (sáu) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt chấp hành án.

Xử phạt bị cáo Trần Đức L 06 (sáu) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt chấp hành án.

Xử phạt bị cáo Hồ Bá Đ 05 (năm) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 24/11/2017.

Áp dụng: khoản 3 Điều 298; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Xử phạt bị cáo Vũ Trọng Tr 03 (ba) năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt chấp hành án.

Áp dụng khoản 4 Điều 298 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009:

Cấm các bị cáo Ngô Văn S, Trần Đức L và Nguyễn Phạm Việt H đảm nhiệm các chức vụ trong ngành Công an 03 (ba) năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Cấm bị cáo Hồ Bá Đ đảm nhiệm các chức vụ trong ngành Công an 02 (hai) năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Cấm bị cáo Vũ Trọng Tr đảm nhiệm các chức vụ trong ngành Công an 01 (một) năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Về trách nhiệm dân sự:

Áp dụng: Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1999; các Điều 357, 468, 584, 585, 586, 591 Bộ luật dân sự năm 2015.

Các bị cáo Ngô Văn S, Trần Đức L, Nguyễn Phạm Việt H, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr, mỗi bị cáo có trách nhiệm tiếp tục bồi thường cho đại diện hợp pháp của bị hại là bà Phạm Thị Thu H 60.300.000 đồng.

- Các bị cáo Ngô Văn S , Nguyễn Phạm Việt H, Trần Đức L, Hồ Bá Đ và Vũ Trọng Tr không phải chịu 200.000 Đ án phí hình sự phúc thẩm.

- Các phần quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

- Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

2350
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 280/2019/HSPT về tội dùng nhục hình

Số hiệu:280/2019/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 21/05/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;