Bản án 27/2018/DS-PT ngày 22/05/2018 về tranh chấp chia thừa kế

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

BẢN ÁN 27/2018/DS-PT NGÀY 22/05/2018 VỀ TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ

Ngày 22 tháng 5 năm 2018, tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 46/2017/TLPT-DS ngày 10 tháng 10 năm 2017 về Tranh chấp chia thừa kế. Do Bản án dân sự sơ thẩm số: 25/2017/DS-ST ngày 24/08/2017 của Tòa án nhân dân huyện T bị kháng cáo, kháng nghị theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 39/2018/QĐPT-DS ngày 10 tháng 5 năm 2018 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Trần Thị V, sinh năm 1956; địa chỉ cư trú: thôn A, xã Đạo Tú, huyện T, tỉnh Vĩnh Phúc (có mặt).

Ngưi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Vũ Văn D, Luật sư văn phòng Luật sư số 1- Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Phúc (có mặt).

2. Bị đơn: Ông Trần Ngọc M, sinh năm 1958; địa chỉ cư trú: Tổ dân phố B, thị trấn C, huyện T, tỉnh Vĩnh Phúc (có mặt).

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm:

- Bà Trần Thị Y, sinh năm 1966; địa chỉ cư trú: tổ dân phố B, thị trấn C, huyện T, tỉnh Vĩnh Phúc (có mặt).

- Ông Trần Văn X, sinh năm 1960; địa chỉ cư trú: tổ dân phố B, thị trấn C, huyện T, tỉnh Vĩnh Phúc (vắng mặt).

- Bà Trần Thị O, sinh năm 1963; địa chỉ cư trú: tổ dân phố D, thị trấn C, huyện T, tỉnh Vĩnh Phúc (có mặt).

- Ông Nguyễn Văn E, sinh năm 1957; địa chỉ cư trú: thôn F, xã V Hội, huyện T, tỉnh Vĩnh Phúc (vắng mặt).

Ngưi kháng cáo: Bà Trần Thị V, bà Trần Thị Y và bà Trần Thị O.

Viện kiểm sát kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện T, tỉnh Vĩnh Phúc.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Trong đơn khởi kiện, các lời khai tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày: Cụ Trần Văn G (bố nguyên đơn) và cụ Lê Thị H (mẹ nguyên đơn) sinh được năm người con gồm có nguyên đơn (bà V), ông Trần Ngọc M, ông Trần Văn X, bà Trần Thị O và bà Trần Thị Y. Năm 1998, cụ G chết không để lại di chúc, cụ Lê Thị H ở một mình tại năm gian nhà trên diện tích 1.060m2 của cụ G và cụ H tại tổ dân phố B, thị trấn C, huyện T. Năm 2003, cụ H chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn E diện tích 580m2 (bao gồm 300m2 đất ở và 280m2 đất trồng cây lâu năm) với giá 165.000.000đ. Cụ H cho ông M 80.000.000đ, cho bà Vũ là vợ ông M 04 chỉ vàng 9999, cháu Thảo con ông M 01 chỉ vàng 9999, ông X 10.000.000đ, bà O, bà Y mỗi người 3.000.000đ và 02 chỉ vàng 9999. Ông E đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 10 tháng 7 năm 2003. Năm 2009, cụ H phá bỏ bốn gian nhà của ngôi nhà năm gian trên, còn lại 01 gian để sử dụng và xây ba gian nhà lợp tôn hết 80.000.000đ, số tiền này do bà V cho cụ H vay để làm nhà. Ngày 05/8/2009, cụ H viết di chúc với nội dung: Vì bà V cho cụ H vay tiền làm nhà, cụ H không có tiền trả nên cụ hành trả cho bà bằng 120m2 đất vườn. Ngày 20/9/2009 cụ H chết không để lại di chúc, tài sản của cụ G và cụ H để lại bao gồm: 01 gian nhà đã cũ, 01 gian điện thờ, 04 cây dừa, 01 cây cau trên diện tích 480m2 đất vườn, 1.116m2 đt canh tác. Hiện nay 1.116m2 đất canh tác do bà O, ông X và bà Y quản lý, sử dụng. Những tài sản còn lại đều do ông M hiện đang quản lý, sử dụng. Nay bà V khởi kiện đề nghị chia di sản thừa kế của cụ H, cụ G cho năm người con bà V, bà Y, bà O, ông X và ông M theo quy định của pháp luật. Bà V đề nghị chia di sản cho bà bằng hiện vật và bà xác định ba gian nhà mà bà cho cụ H vay tiền để xây do cụ H không có tiền thì trả lại cho bà. Đối với diện tích đất canh tác 1.116m2 01 gian nhà cũ, 01 gian điện thờ và 04 cây dừa bà không đề nghị Tòa án giải quyết. Nếu chia phần đất của ai mà trên đất có 01 gian nhà cũ, 01 gian điện thờ, 01 cây cau và 04 cây dừa thì người đó được hưởng.

Bị đơn ông Trần Văn M trình bày: Hoàn toàn đồng ý với lời trình bày của bà V và người bảo vệ quyền lợi cho bà V về bố là cụ G, mẹ là cụ hành và các anh chị em trong gia đình, thời gian chết của các cụ, số tài sản để lại, diện tích đất cụ hành đã chuyển nhượng cho ông E. Tuy nhiên, khi cụ G chết có để lại di chúc cho ông toàn bộ tài sản, đất đai, nhà cửa nên ông có quyền sử dụng. Bản di chúc này không được địa phương xác nhận, không có chữ ký của cụ H và hiện nay ông đã làm mất nên không tìm thấy. Tài sản của cụ G và cụ H để lại như bà V trình bày, ba gian nhà mà bà V cho là của bà V thực chất do cụ H đứng ra xây dựng bằng tiền của cụ H, không vay mượn của ai. Ông là người đưa cho cụ H 5.000.000đ với mục đích để cụ H sửa lại nhà nhưng sau đó cụ H phá bỏ xây nhà mới. Toàn bộ chữ viết, chữ ký của bản di chúc do bà V nộp tại Tòa án đều không phải chữ của cụ H, tuy nhiên vì bà V đề nghị chia di sản thừa kế theo pháp luật nên ông không yêu cầu giám định. Bà V đề nghị chia di sản thừa kế do cụ G và cụ H để lại theo quy định của pháp luật ông có quan điểm không đồng ý phân chia mà ông giữ lại diện tích đất trên để làm nơi thờ cúng. Ông xác nhận sau khi cụ H chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông E thì có cho các anh, em của ông tiền, vàng như bà V trình bày, tuy nhiên cụ H chỉ cho ông 40.000.000đ và nhờ ông giữ hộ 40.000.000đ, sau đó ông đã trả lại tiền cho cụ H. Cụ H không cho vợ, con ông tiền và vàng như bà V trình bày. Ông không có ý kiến gì đối với phần đất cụ H đã chuyển nhượng cho ông E và số tiền, vàng đã cho mọi người trong gia đình. Khi cụ G và cụ H chết, ông là người đứng ra lo chi phí mai táng, chi phí cải táng cho hai cụ hết 159.000.000đ. Cụ thể: Mai táng cho cụ G hết 43.000.000đ thì bà V, bà O, ông Vĩnh và bà Y mỗi người chỉ góp 500.000đ; cải táng cho cụ G hết 27.000.000đ; mai táng cho cụ H hết 62.000.000đ thì bà V, bà Y, bà O và ông Vĩnh mỗi người góp 1.000.000đ, cải táng cho cụ H hết 27.000.000đ. Sau khi hai cụ G và H chết ông còn tôn tạo đổ đất đường vào nhà, vào ao, làm sân, đường tổng số hết 20.000.000đ. Tổng cộng ông đã chi phí hết 179.000.000đ. Nay ông đề nghị bà V, bà Y, bà O và ông X phải chịu trách nhiệm trả lại số tiền đã bỏ ra.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Trần Văn V trình bày: Ông xác nhận toàn bộ nội dung như lời trình bày của ông M là đúng. Nay bà V khởi kiện đề nghị chia di sản thừa kế của cụ G và cụ H theo quy định của pháp luật thì ông không đồng ý. Ông đề nghị giữ diện tích đất trên làm nơi thờ cúng dòng họ, tổ tiên. Ông xác nhận khi cụ G, cụ H chết thì anh em trong gia đình đều đóng góp tiền chi phí mai táng, cải táng cho hai cụ nên không đồng ý trả tiền cho ông M. Đối với diện tích đất canh tác, 01 gian nhà cũ, 01 gian điện thờ, 01 cây cau và 04 cây dừa bà V không đề nghị tòa án giải quyết ông đồng ý. Trường hợp Tòa án chia di sản thừa kế thì tài sản trên vào phần đất của ai người đó được hưởng không phải thanh toán chênh lệch. Khi cụ H chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông E thì anh em trong gia đình đều biết và không ai có ý kiến gì. Sau khi chuyển nhượng đất cho ông E thì cụ H có cho ông tiền như bà V trình bày. Nay ông không có yêu cầu gì về phần đất cụ H đã chuyển nhượng cho ông E cũng như số tiền, vàng cụ H đã cho mọi người.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Trần Thị O và Trần Thị Y trình bày: Hai bà O, Y xác nhận toàn bộ nội dung như lời trình bày của bà Trần Thị V là hoàn toàn đúng sự thật. Nay bà V khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ G và cụ H theo quy định của pháp luật đề nghị lấy bằng hiện vật hai bà đồng ý. Đối với phần của hai bà được hưởng bà tự nguyện để lại cho bà V sử dụng và không có yêu cầu gì đối với bà V.

Ngưi có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn E trình bày:

Ngày 09/6/2003 ông đã nhận chuyển nhượng của cụ H diện tích 580m2 (bao gồm 300m2 đt ở và 280m2 đt trồng cây lâu năm) với giá 165.000.000đ. Hiện nay ông đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất đã nhận chuyển nhượng của cụ H. Kể từ khi nhận chuyển nhượng đất cho đến nay ông vẫn chưa sử dụng phần diện tích đất này. Nay bà V khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, ông đề nghị gia đình, các con cụ H trả lại ông đủ số diện tích đất 580m2 mà ông đã mua của cụ H, còn lại thì đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật vì ông không liên quan.

Với nội dung trên, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 25/2017/DSST ngày 24 tháng 8 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện T đã quyết định:

Căn cứ vào Điều 645, Điều 675; điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005; khoản 1 Điều 157, khoản 1 Điều 165, khoản 3 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự; Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án ngày 27/02/2009 của UBTVQH12 Quyết định: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị V về yêu cầu chia thừa kế 480m2 đất trồng cây lâu năm thuộc thửa số 04, tờ bản đồ 15 tại tổ dân phố B, thị trấn hợp Hòa, huyện T, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, chi phí tố tụng của các đương sự theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 05/9/2017 bà Trần Thị V là nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Trần Thị Y, bà Trần Thị O có đơn kháng cáo không đồng ý với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.

Tại quyết định kháng nghị số: 510/2017/QĐKNPT-VKS-DS ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện T đề nghị Hủy bản án sơ thẩm vì có vi phạm trong việc áp dụng pháp luật.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo, Kiểm sát viên đại diện VKSND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn giữ nguyên nội dung kháng nghị.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn bà Trần Thị V, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị Y, bà Trần Thị O; chấp nhận kháng nghị số 510/2017/QĐKNPT-VKS-DS ngày 08 tháng 9 năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện T. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng khoản 3 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự hủy bản án dân sự sơ thẩm số 25/2017/DS-ST ngày 24/8/2017 của TAND huyện T.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về hình thức: Đơn kháng cáo của bà Trần Thị V là nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Trần Thị O, bà Trần Thị Y và Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện T làm trong thời hạn luật định, đơn hợp lệ được chấp nhận xem xét, giải quyết.

[2] Xét về nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện T, Hội đồng xét xử thấy rằng: Cụ Trần Văn G và cụ Lê Thị H sinh được năm người con gồm có bà Trần Thị V, ông Trần Ngọc M, ông Trần Văn V, bà Trần Thị O và bà Trần Thị Y. Năm 1998, cụ G chết không để lại di chúc, cụ Lê Thị H ở một mình tại năm gian nhà trên diện tích 1.060m2 của cụ G và cụ H tại tổ dân phố B, thị trấn Hợp hòa, huyện T, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2003 cụ H chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn E diện tích 580m2 (bao gồm 300m2 đất ở và 280m2 đất trồng cây lâu năm). Ông Nguyễn Văn E đã được UBND huyện T cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 10/7/2003. Năm 2009, cụ H phá bỏ bốn gian nhà của ngôi nhà năm gian trên, còn lại 01 gian để sử dụng và xây ba gian nhà lợp tôn hết 80.000.000đ, số tiền này do bà V cho cụ hành vay để làm nhà. Ngày 05/8/2009, cụ H viết di chúc với nội dung vì bà V cho cụ H vay tiền làm nhà, cụ H không có tiền trả nên cụ hành trả cho bà V bằng 120m2 đt vườn. Ngày 06/11/2009 cụ H chết không để lại di chúc, tài sản của cụ G và cụ H để lại bao gồm: 01 gian nhà đã cũ, 01 gian điện thờ, 04 cây dừa, 01 cây cau trên diện tích 480m2 đất vườn, 1.116m2 đất canh tác. Hiện nay 1.116m2 đất canh tác do bà O, ông Vĩnh và bà Y quản lý, sử dụng. Những tài sản còn lại đều do ông M hiện đang quản lý, sử dụng. Bà Trần Thị V khởi kiện đề nghị chia di sản thừa kế của cụ H, cụ G cho năm người con theo quy định của pháp luật và bà V đề nghị chia di sản cho bà bằng hiện vật. Ông Trần Ngọc M và ông Trần Văn V có quan điểm không đồng ý phân chia mà đề nghị giữ lại diện tích đất trên làm nơi thờ cúng; còn bà Trần Thị Y và bà Trần Thị O có quan điểm đề nghị chia tài sản thừa kế theo yêu cầu khởi kiện của bà V, đối với kỷ phần di sản của hai bà được hưởng thì hai bà tự nguyện cho bà V. Qua xem xét các tài liệu thấy rằng: Ngày 16/11/2016, bà Trần Thị V có đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ G, cụ H (cụ G chết ngày 18/5/1998) tại Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là 10 năm. Tuy nhiên theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người khởi kiện có có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ H chết năm 2009 thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế vẫn còn. Do vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của bà V là không đúng quy định, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ Lê Thị H có tổng diện tích 1.060m2 (bao gồm 300m2 đất ở và 760m2 đt trồng cây lâu năm) thuộc thửa số 04; tờ bản đồ 15 tại tổ dân phố B, thị trấn hợp Hòa, huyện T. Năm 2003, cụ H chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn E diện tích 580m2 (bao gồm 300m2 đất ở và 280m2 đất trồng cây lâu năm). Tuy nhiên qua xem xét, thẩm định tại chỗ thì toàn bộ diện tích đất hiện do ông M đang quản lý, sử dụng và cả phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông E thì chỉ có tổng diện tích là 899,6m2 (bị thiếu 160,4m2); quá trình giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm không điều tra, làm rõ phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông E để xác định phần diện tích đất còn lại là di sản thừa kế do cụ G và cụ H; chưa lấy lời khai của ông E về nội dung phần diện tích đất ông E theo hợp đồng chuyển nhượng năm 2003 đã giao cho ông trên thực tế chưa, có ranh giới xác định chưa; chưa hỏi rõ quan điểm ông E về việc tổng diện tích đất bị thiếu so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ H. Tại phiên tòa phúc thẩm bà V, bà O, bà Y cho rằng việc ông M chuyển nhượng đất cho ông E mà các chị em trong gia đình không biết, chỉ đến khi được cụ H cho tiền, vàng thì mới biết đã chuyển nhượng một phần đất cho ông E. Sau khi chuyển nhượng đất cho ông E và ông E đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng chưa giao đất cho ông E trên thực tế, chính gian miếu thờ được gia đình xây sau thời điểm chuyển nhượng đất cho ông E và xây vào phần đất đã chuyển nhượng cho ông E nhưng ông E không có ý kiến gì về việc này. Do vậy việc ông M tự ý đứng ra chuyển nhượng đất cho ông E là không hợp pháp, đề nghị đưa vào phân chia. Ngoài ra quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa phúc thẩm, ông M đề nghị trả lại khoản tiền đã chi phí cho mai táng, cải táng của cụ G và cụ H nhưng chưa được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét. Toàn bộ những thiếu xót trên của Tòa án cấp sơ thẩm cấp phúc không thể bổ sung được vì ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự nên cần phải hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại. Do đó kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện T đề nghị hủy bản án sơ thẩm là có căn cứ được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận.

[3] Xét về nội dung kháng cáo của bà Trần Thị V, Trần Thị O và bà Trần Thị Y; Hội đồng xét xử thấy rằng: Do bản án sơ thẩm vi phạm về việc điều tra, xác minh thu thập chứng cứ cần phải hủy để điều tra, xét xử lại. Quyền, lợi ích của bà Trần Thị V, Trần Thị O và bà Trần Thị Y sẽ được giải quyết lại ở cấp sơ thẩm nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không xem xét.

[4] Về án phí các đương sự không phải chịu theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 3 Điều 308; Điều 311 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

1. Hủy Bản án dân sự sơ thẩm số: 25/2017/DS-ST ngày 24 tháng 8 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Vĩnh Phúc về Tranh chấp chia thừa kế giữa nguyên đơn là bà Trần Thị V với ông Trần Ngọc M và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Trần Thị Y, ông Trần Văn V, bà Trần Thị O và ông Nguyễn Văn E. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo thủ tục chung.

2. Về án phí: Các đương sự không phải chịu theo quy định của pháp luật: Bà Trần Thị V, bà Trần Thị Y và bà Trần Thị O không phải chịu án phí. Trả lại cho bà Trần Thị V, Trần Thị O và Trần Thị Y mỗi người 300.000đ theo các biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí số: AA/2016/0000732; AA/2016/0000733; AA/2016/0000734 cùng ngày 18/9/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện T, tỉnh Vĩnh Phúc.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

649
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 27/2018/DS-PT ngày 22/05/2018 về tranh chấp chia thừa kế

Số hiệu:27/2018/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 22/05/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;