Bản án 22/2019/DS-ST ngày 11/06/2019 về tranh chấp chia di sản thừa kế

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH

BẢN ÁN 22/2019/DS-ST NGÀY 11/06/2019 VỀ TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Trong các ngày 07 và 11 tháng 6 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 490/2018/TLST-DS ngày 04 tháng 12 năm 2018 về “Tranh chấp chia di sản thừa kế”; theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 15/2019/QĐXX-ST ngày 24 tháng 4 năm 2019; giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị B, sinh năm: 1966; Địa chỉ: Ấp Tân Khai, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh; Có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nguyễn Thị B: Ông Võ Văn Trà - Luật sư của văn phòng luật sư Việt Nhật thuộc đoàn luật sư tỉnh Quảng Nam; Có mặt.

2. Bị đơn: Cụ Nguyễn Thị T1, sinh năm: 1931; Địa chỉ: Khu phố 6, Phường 4, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Người đại diện hợp pháp của cụ T1: Bà Nguyễn Thị T sinh năm: 1962; Địa chỉ: Khu phố 6, Phường 4, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh là người đại diện theo ủy quyền (Giấy ủy quyền lập ngày 26/02/2019); Có mặt.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Nguyễn Thị N, sinh năm: 1953; Địa chỉ: Khu phố 6, Phường 4, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh; Xin vắng mặt.

2. Bà Nguyễn Thị C, sinh năm: 1955; Địa chỉ: Khu phố 6, Phường 4, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh; Tạm trú: Ấp Long Hải, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh; Có mặt.

3. Bà Nguyễn Thị S, sinh năm: 1958; Địa chỉ: Khu phố 6, Phường 4, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh; Xin vắng mặt.

4. Bà Nguyễn Thị P, sinh năm: 1957; Địa chỉ: Ấp Thanh Thuận, xã Thanh Điền, Châu Thành, tỉnh Tây Ninh; Có mặt phiên tòa ngày 03-6-2019, vắng mặt phiên tòa ngày 11-6-2019.

5. Bà Nguyễn Thị T, sinh năm: 1962; Địa chỉ: Khu phố 6, Phường 4, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh; Có mặt.

6. Ông Nguyễn Văn D, sinh năm: 1964; Địa chỉ: Ấp Thanh Hòa, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh; Có mặt phiên tòa ngày 03-6-2019, vắng mặt phiên tòa ngày 11-6-2019.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và trong quá trình làm việc nguyên đơn bà Nguyễn Thị B trình bày:

Ba mẹ bà là cụ ông Nguyễn Văn Tư (chết năm 2016) và cụ bà Nguyễn Thị T1 vẫn còn sống. Ba mẹ bà có tất cả 07 người con gồm: Bà Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T, ông Nguyễn Văn D, bà Nguyễn Thị S và bà. Ba mẹ bà không có người con riêng hay con nuôi nào khác.

Ba mẹ bà có tạo lập được phần đất diện tích 151.90 m2, thửa số 385, tờ bản đồ số 08 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CS 05291 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 26-6-2018 cho mẹ bà là cụ Nguyễn Thị T1 đứng tên. Đất tọa lạc tại khu phố 6, phường 4, thành phố Tây Ninh, có tứ cận: Đông giáp thửa 386; Tây giáp thửa 384; Nam giáp đường hẻm 7B; Bắc giáp thửa 290.Trên đất có 01 căn nhà tường cấp 4 ngang 05 m dài 13 m do ba mẹ xây, hiện cụ T1 đang quản lý nhà đất này.

Do bà là con của cụ Tư và cụ T1 có quyền thừa kế tài sản do ba bà chết để lại nên bà yêu cầu cụ T1 chia 01 suất thừa kế là nhà đất của cụ Tư chết để lại theo quy định pháp luật.

Đối với cụ Nguyễn Thị T1 qua làm việc và tại Tòa người đại diện theo ủy quyền của cụ T1 bà Nguyễn Thị T trình bày: Cụ T1 và cụ Tư chung sống có 07 con chung, hai cụ không có người con riêng hay con nuôi nào khác.

Khi cụ Tư còn sống, cụ và cụ Tư có tạo lập được tài sản là nhà, đất đúng như bà B đã khai. Phần nhà đất này trước đây cụ T1 và cụ Tư có thế chấp cho ông Kiệt vay số tiền 50.000.000 đồng nhưng làm hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá thực tế, sau đó ông Kiệt cho hai cụ chuộc lại. Do trước đây bà C sống chung nhà với vợ chồng các cụ nên sau khi ông Kiệt cho chuộc lại đất, hai cụ mới để cho bà C đứng tên giùm (việc này các con đều biết). Đến khi cụ Tư bệnh, cụ T1 kêu C thế chấp giấy đất vay tiền để trị bệnh cho cụ Tư thì bà C trả lời đất này là của bà không phải đất của hai cụ. Sau khi cụ Tư chết, cụ T1 có nói với bà C là sẽ cho bà 04 m ngang, còn lại 04 m để cụ dưỡng già nhưng bà C không đồng ý và nói rằng đất này của bà C nên cụ T1 mới làm đơn khởi kiện, đã được Tòa án xét xử buộc bà C trả lại đất cho cụ T1 nên cụ đăng ký và được cấp giấy CNQSSĐ vào năm 2018.

Nay bà B yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà, đất của cụ Tư thì cụ T1 đồng ý. Tại Tòa bà T đại diện theo ủy quyền của cụ T1 cũng đồng ý theo yêu cầu chia đều di sản thừa kế là nhà, đất của cụ Tư cho bà B 01 phần.

Đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị C trình bày: Về ba mẹ anh em, tài sản đúng như bà B đã khai. Năm 2007, ba mẹ bà có làm di chúc tại UBND Phường 4 tặng cho toàn bộ nhà đất trên. Tuy N, năm 2010 ba mẹ bà đã lấy thế chấp nhà đất này cho ông Kiệt để vay tiền, bà mới bỏ tiền chuộc lại nên năm 2011 ba mẹ mới thống nhất cho bà đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó bà tặng cho con là Phan Thị Ngọc Thúy. Do bà sống chung với ba mẹ, việc ba mẹ để bà đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một số anh em trong gia đình biết nhưng không có ai có ý kiến gì. Sau khi ba bà chết thì mẹ bà và B đứng ra khởi kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng do bà đứng tên. Sự việc đã được Tòa án giải quyết buộc bà trả đất lại cho mẹ nên mẹ mới đăng ký lại và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mẹ bà.

Nay bà B khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế nhà đất trên bà không đồng ý, vì phần nhà đất này ba mẹ đã làm di chúc cho bà vào năm 2007 và tờ di chúc này vẫn có hiệu lực, nhưng hiện nay mẹ bà vẫn còn sống nên bà không tranh chấp cũng như không khởi kiện mẹ bà đối với tờ di chúc này. Tại Tòa, bà chỉ đề nghị xem xét tờ di chúc này cho bà.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị C trình bày: Về cha mẹ anh em, tài sản đúng như bà B đã khai. Đối với phần thừa kế nhà đất của ba chết để lại, bà B yêu cầu được chia bà cũng đồng ý. Riêng kỷ phần thừa kế bà được hưởng bà thống nhất giao lại cho mẹ được hưởng, bà không yêu cầu chia cho bà.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị N, ông Nguyễn Văn D trình bày: Thống nhất về ba mẹ, anh chị em và tài sản như bà B bà C đã khai.

Đối với phần thừa kế nhà đất của ba chết để lại, bà B yêu cầu được chia các ông, bà cũng đồng ý. Riêng kỷ phần thừa kế các ông, bà được hưởng các ông, bà thống nhất giao lại cho mẹ là cụ T1 được hưởng, không yêu cầu chia cho các ông, bà.

Đối với Di chúc mà ba mẹ các ông, bà tặng cho đất bà C năm 2007 đã được Tòa án xem xét giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật vào năm 2017 -2018 nên tờ di chúc được lập năm 2007 giữa cha mẹ các ông, bà với bà C không còn giá trị pháp lý.

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn trình bày: Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, tuyên ½ tài sản là căn nhà và đất ở của cụ Tư để lại cho các đồng thừa kế. Tuyên di chúc ngày 04-12-2007 là vô hiệu; Căn cứ theo quy định của pháp luật chia di sản là tài sản của cụ Tư cho cụ T1 và 07 người con.

Ý kiến của vị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Tây Ninh tham gia phiên tòa về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán và Hội đồng xét xử (HĐXX): Thẩm phán thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, việc thu thập chứng cứ, chuẩn bị xét xử và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đều đảm bảo đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng: Nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông D, bà P, bà T chấp hành và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; bà Nguyễn Thị S, bà Nguyễn Thị N có đơn đề nghị xét xử vắng mặt nên Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt các đương sự nêu trên là đúng quy định.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tây Ninh chưa thấy vấn đề vi phạm tố tụng nên đề nghị Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử theo quy định.

Về nội dung: Căn cứ Điều 611, 612, 651 BLDS; NQ số 326 về án phí, lệ phí Tòa án đề nghị HĐXX xem xét: Chấp nhận yêu cầu chia di sản thừa kế của nguyên đơn Nguyễn Thị B; chia di sản thừa kế là 75,95m2 đất và tài sản trên đất theo giá trị bằng tiền; giải quyết án phí theo quy định của pháp luật; xem xét miễn án phí đối với đương sự là người cao tuổi.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được xem xét tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị S có đơn đề nghị xét xử vắng mặt nên Hội đồng xét xử căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 227 và Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự tiến hành xét xử vắng mặt các đương sự nêu trên.

Ông D và bà P có đơn xin xét xử vắng mặt nhưng có mặt tại phiên tòa xét xử ngày 07-6-2019 và vắng mặt phiên tòa ngày 11-6-2019. Do đã hết giờ làm việc, cần có thời gian để nghị án nên Hội đồng xét xử đã hoãn tuyên án; Thông báo ngày giờ, địa điểm tuyên án nhưng ông D, bà P vắng mặt thuộc trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 264 của Bộ luật Tố tụng dân sự nên Hội đồng xét xử căn cứ Điều 267 của Bộ luật Tố tụng dân sự tuyên án vắng mặt đương sự trên.

[2] Về thời hiệu khởi kiện: Theo quy định tại Điều 623 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Cụ Tư mất năm 2016, thời điểm mở thừa kế đối với P di sản của cụ Tư là 01-01-2016. Ngày 30-10-2018, bà B có đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Tư nên còn trong thời hiệu khởi kiện.

[3] Xác định di sản: Ngày 26-6-2018 cụ Nguyễn Thị T1 được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CS 05291 với diện tích 151.90 m2, thửa số 385, tờ bản đồ số 08, đất tọa lạc tại khu phố 6, phường 4, thành phố Tây Ninh căn cứ vào bản án số 19/2018/DS-PT ngày 17-01-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Nguồn gốc đất này là tài sản chung của cụ Nguyễn Thị Tư và cụ Nguyễn Thị T1 được Ủy ban nhân dân thị xã Tây Ninh ( nay là thành phố Tây Ninh) cấp giấy chứng nhận QSDĐ số H01058/P4 ngày 13-4-2007.

Bà C cho rằng phần nhà đất bà B yêu cầu chia thừa kế bà đã được cụ Tư, cụ T1 lập “Di chúc” tại UBND Phường 4 tặng toàn bộ cho bà vào ngày 04 - 12 - 2007, nội dung như sau: “ ...Vợ chồng chúng tôi sẽ để lại toàn bộ tài sản cho con gái thứ 3 là Nguyễn Thị C, sinh năm 1955, CMND số 290091529, cấp ngày 20/11/2006 tại Công an Tây Ninh. Hiện ngụ tại C 1/4 ấp Long Hải, xã Trường Tây, Hòa Thành, Tây Ninh.

Tài sản gồm 01 phần đất thổ cư có diện tích 182,6 m2 và 01 căn nhà tường xây diện tích đất đó, đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ số: AI013407, thửa 385, tờ bản đồ số 08, do UBND thị xã Tây Ninh cấp.

Khi chúng tôi qua đời con gái tôi Nguyễn Thị C được quyền sử dụng đất và sở hữu căn nhà nêu trên, không ai có quyền ngăn cản, tranh chấp.....”

Theo nội dung di chúc trên thì thời điểm người sau cùng chết mới có giá trị. Tuy nhiên, theo nội dung bản án số 19/2018/DS-PT ngày 17-01-2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh thì năm 2010 cụ Tư và cụ T1 thế chấp phần nhà đất này cho ông Thái Anh Kiệt vay tiền nhưng không có làm hợp đồng sau đó đến ngày 11-5-2010 thì lập hợp đồng chuyển nhượng. Do các bên lập hợp đồng chuyển nhượng giả tạo nên cụ T1 đã thống nhất trả lại tiền vay cho ông Kiệt và ông Kiệt trả lại QSDĐ cho vợ chồng cụ T1. Khi trả tiền xong hai bên không lập văn bản hủy hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ ký ngày 11-5-2010 hoặc chuyển nhượng lại đất cho vợ chồng cụ T1 mà các bên lại thỏa thuận lập hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ từ ông Kiệt cho bà C là con của cụ Tư, cụ T1 vào ngày 23-11-2011. Mặc dù, được sự đồng ý của vợ chồng cụ T1 nhưng cụ T1 xác định chỉ cho bà C đứng tên giùm mục đích là để thuận tiện trong việc nhờ bà C đứng tên vay vốn Ngân hàng, không phải tặng cho. Sau khi đứng tên giấy chứng nhận QSDĐ, ngày 27-4-2016 bà C làm hợp đồng tặng cho con gái là Phan Thị Ngọc Thúy. Do không đồng ý nên cụ T1 đã khởi kiện đã được Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh và Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 11-5-2010 giữa cụ Tư, cụ T1 với ông Thái Anh Kiệt; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 23-11-2011 giữa ông Thái Anh Kiệt với bà Nguyễn Thị C và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ngày 27-4-2016 giữa bà Nguyễn Thị C với chị Phan Thị Ngọc Thúy là vô hiệu.

Cụ Nguyễn Thị T1 và những người thừa kế của cụ Tư căn cứ quyết định của bản án để yêu cầu Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất theo quy định.

Tại Tòa, bà B và các con cụ T1 trình bày, năm 2007 sau khi biết cụ Tư, cụ T1 lập di chúc cho nhà đất cho bà C thì bà B có đơn khởi kiện gửi UBND phường IV, đã được mời làm việc nhưng để gia đình tự thương lượng nên không lập biên bản và bà C cũng xác nhận có sự việc này. Sau đó về nhà cụ Tư, cụ T1 mới họp các con trong gia đình hủy bỏ di chúc này nhưng không lập biên bản, chỉ nói miệng. Vì là con cái trong gia đình, ba mẹ các ông bà nghĩ họp gia đình như vậy là xong nên không thu hồi lại và cũng không có đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục hủy tờ di chúc. Chính vì vậy năm 2010 cụ Tư, cụ T1 mới lấy giấy chứng nhận QSDĐ thế chấp vay tiền của ông Kiệt.

Mặt khác, thời điểm cụ T1 khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng hai cụ với ông Kiệt, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Kiệt với bà C và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa bà C với chị Thúy, bà C cũng có trình bày và cung cấp tờ di chúc này. Tuy hợp đồng thế chấp giữa cụ Tư, cụ T1 với ông Kiệt là vô hiệu do giả tạo nhưng khi cụ Tư, cụ T1 chuộc lại đất, bà C cho rằng bà là người bỏ tiền ra mua lại nên ông Kiệt mới lập hợp đồng chuyển nhượng đất cho bà. Tuy N, ông Kiệt xác định tiền chuộc đất là ông nhận của cụ Tư, cụ T1 và khi làm hợp đồng chuyển nhượng đất cho bà C là cụ Tư, cụ T1 có nói nhờ bà C đứng tên giùm để tiện việc thế chấp vay tiền Ngân hàng do các cụ đã lớn tuổi. Như vậy, giai đoạn này cụ Tư, cụ T1 đã thể hiện ý chí tự định đoạt tài sản của mình.

Vì vậy, Tòa án sơ, phúc thẩm đã xét xử chấp nhận yêu cầu của cụ T1. Do đó, “Bản di chúc”đã lập trước đó không còn giá trị nên di sản của cụ Tư được chia thừa kế theo pháp luật.

[4] Về hàng thừa kế: Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Tư gồm: Cụ Nguyễn Thị T1, bà Nguyễn Thị N, bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị T, ông Nguyễn Văn D, bà Nguyễn Thị S và bà Nguyễn Thị B.

[5] Phương thức phân chia di sản:

Di sản của cụ Tư, cụ T1 là P đất được Công ty TNHH MTV Đo đạc Bản đồ Bình An đo đạc ngày 26-3-2019 có diện tích thực tế 151,90 m2, thửa số 385, tờ bản đồ số 08 đã được Hội đồng định giá định giá theo giá trị thực tế là 4.500.000 đồng/m2 x 151.90 m2 thành tiền là 683.550.000 đồng.

Trên đất có căn nhà tường cấp 4A, kết cấu móng gạch, tường gạch, cột gạch, lợp tole, trần tole, nền gạch men sơn P, cửa sắt kính của cụ Tư, cụ T1 xây ngang 4,93 m x 13 m = 46,09m2 giá trị còn lại 30% x 46,09 m2 x 2.756.000 đồng = 38.107.000 đồng.

Nhà sau: Nhà tường cấp 4B, kết cấu móng gạch, tường gạch, cột gạch, lợp tole, trần tole, nền gạch tàu, cửa sắt kính của cụ Tư, cụ T1 xây ngang 4,77 m x 7,53 m = 35,92m2 giá trị còn lại 30% x 35,92m2 x 2.385.000 đồng = 25.700.000 đồng.

Mái che, khung sắt, mái tole, nền xi măng không vách diện tích (4,93 m x 2,5 m) + (2,6m x 2,5m)= 18,82m2 trị giá 106.000 đồng x 18,82m2 = 1.994.920 đồng.

Nền xi măng diện tích (0,47 m x 17,77 m) + (2,6m x 13m)= 42,15m2 trị giá 106.000 đồng x 42,15m2 = 4.467.900 đồng.

01 tháp nước chân khung sắt, bồn Inox x 1000L trị giá 820.000 đồng 01 giếng khoan sâu 20m trị giá 1.272.000 đồng.

Giá trị phần nhà là: 38.107.000 đồng + 25.700.000 đồng + 1.994.920 đồng + 4.467.900 đồng = 70.269.800 đồng.

Tổng giá trị nhà đất là 683.550.000 đồng + 70.269.800 đồng = 753.819.800 đồng.

Năm 2016 cụ Nguyễn Văn Tư chết nên ½ tài sản của cụ Tư trở thành di sản thừa kế gồm: 753.819.800 đồng : 2 = 376.909.900 đồng * Phân chi theo giá trị: P ½ di sản cụ Tư được chia làm 08 P 376.909.900 đồng: 8 = 47.113.738 đồng (làm tròn 47.114.000 đồng), mỗi người được hưởng 01 suất thừa kế trị giá 47.114.000 đồng * Phân chia theo hiện vật:

- Về đất: 1.51,90 m2: 2 = 75,95 m2.

- Về nhà: 1/2 giá trị căn nhà của cụ Tư để lại có giá trị 70.269.820 đồng : 2 = 35.134.900 đồng.

Như vậy, kỷ P mỗi thừa kế cụ Nguyễn Văn Tư P chia theo hiện vật mỗi người được hưởng là:

- Về đất: 75,95 m2: 8 = 9,5 m2.

- Về nhà: ½ giá trị căn nhà của cụ Tư để lại có giá trị 35.134.900 đồng : 8 = 4.392.000 đồng.

Do phần đất cụ Tư, cụ T1 có chiều ngang mặt tiền là 8m, chiều dài là 19m. Khi cụ Tư chết, ½ tài sản chung của vợ chồng cụ T1 được hưởng theo quy định của pháp luật, ½ còn lại là di sản thừa kế. Nếu chia hai diện tích đất trên thì phần thừa kế của cụ Tư để lại có chiều ngang là 04m x dài 19 m. Khi chia đều diện tích mặt tiền cho các đồng thừa kế thì từng P mỗi người được hưởng ngang 0,5m x dài 19 m = 9,5 m2 không đủ điều kiện để tách thửa và việc chia như vậy sẽ ảnh hưởng đến phần nhà cụ T1 đang ở. Do đó, nên chia cho các con cụ T1 mỗi người theo giá trị nhà đất đã định giá. Giao nhà đất cho cụ T1 được sở hữu đồng thời cụ T1 giao lại kỷ phần thừa kế theo giá trị bằng tiền cho bà B, bà C.

Đối với các bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị N và ông Nguyễn Văn D không nhận kỷ P thừa kế của mình mà thống nhất giao lại cho mẹ là cụ Nguyễn Thị T1 được hưởng nên ghi nhận.

[7] Về chi phí đo đạc, định giá: bà Nguyễn Thị B tự nguyện chịu 7.600.000 đồng, đã nộp và chi phí xong.

[8] Án phí sơ thẩm dân sự: Các đương sự phải chịu án phí tương ứng với phần tài sản được hưởng theo quy định của pháp luật.

Do cụ T1, bà C trên 60 tuổi thuộc điện người cao tuổi nên căn cứ theo Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Nghị quyết số 326 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội miễn án phí cho cụ T1, bà C.

[9] Đề nghị của Luật sư, của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh là phù hợp nên chấp nhận.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào các Điều 623 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 674, 675, 676 của Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự; điểm a khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

1 Chấp nhận yêu cầu “Tranh chấp chia di sản thừa kế” của bà Nguyễn Thị B đối với cụ Nguyễn Thị T1.

2 Bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị C được sở hữu P giá trị di sản thừa kế nhà đất cho mỗi người là 47.114.000 đồng.

3 Công nhận sự tự nguyện của bà Nguyễn Thị T, bà Nguyễn Thị S, bà Nguyễn Thị P, bà Nguyễn Thị N và ông Nguyễn Văn D nhường kỷ phần thừa kế của mình cho cụ Nguyễn Thị T1 được hưởng.

4 Cụ Nguyễn Thị T1 được nhận tài sản là phần đất diện tích 75,95 m2 và 75,95 m2 cụ đương nhiên được hưởng, tổng diện tích 151.90 m2, thửa số 385, tờ bản đồ số 08, đất tọa lạc tại khu phố 6, phường IV, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, có tứ cận:

Đông giáp thửa 386 dài 19m.

Tây giáp thửa 384 (đất bà Dương Ngọc Trinh) dài 19m.

Nam giáp thửa 290 ( Đảng ủy khối doanh nghiệp) dài 8m.

Bắc giáp đường hẽm 7B dài 8m.

Được sở hữu căn nhà tường cấp 4A, kết cấu móng gạch, tường gạch, cột gạch, lợp tole, trần tole, nền gạch men sơn P, cửa sắt kính diện tích 46,09m2.

Nhà tường cấp 4B, kết cấu móng gạch, tường gạch, cột gạch, lợp tole, trần tole, nền gạch tàu, cửa sắt kính diện tích 35,92m2.

Mái che, khung sắt, mái tole, nền xi măng không vách diện tích 18,82m2.

Nền xi măng diện tích (0,47 m x 17,77 m) + (2,6m x 13m)= 42,15m2.

01 tháp nước chân khung sắt, bồn Inox x 1000L; 01 giếng khoan.

Cụ Nguyễn Thị T1 có nghĩa vụ thanh toán phần giá trị di sản thừa kế nhà đất cho bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị C mỗi người là 47.114.000 đồng.

Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án nếu người phải thi hành án không chịu trả số tiền nêu trên thì hàng tháng còn phải trả cho người được thi hành án số tiền lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015.

5 Về chi phí đo đạc, định giá: Bà Nguyễn Thị B tự nguyện chịu 7.600.000 đồng, đã nộp và chi phí xong.

6 Về án phí sơ thẩm dân sự: Bà Nguyễn Thị B phải chịu 2.356.000 đồng án phí sơ thẩm dân sự, khấu trừ số tiền tạm ứng án phí đã nộp 12.000.000 đồng theo Biên lai thu số 0006223 ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Tây Ninh, được hoàn trả lại 9.644.000 đồng.

Miễn án phí cho cụ Nguyễn Thị T1 và bà Nguyễn Thị C.

Bản án này được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Các đương sự có mặt được quyền kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đương sự vắng mặt được quyền kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết hợp lệ.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

693
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 22/2019/DS-ST ngày 11/06/2019 về tranh chấp chia di sản thừa kế

Số hiệu:22/2019/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thành phố Tây Ninh - Tây Ninh
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 11/06/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;