TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
BẢN ÁN 210/2017/DS-PT NGÀY 13/12/2017 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ
Ngày 13 tháng 12 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 205/2017/TLPT-DS ngày 09 tháng 10 năm 2017 về việc “Tranh chấp thừa kế”.
Do bản án dân sự sơ thẩm số: 107/2017/DSST ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Tòa án nhân dân thành phố CM bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 272/2017/QĐ-PT ngày 07 tháng 11 năm 2017 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Bà Châu Thị T, sinh năm: 1954 (có mặt). Địa chỉ: Ấp 6, xã AX, thành phố CM, tỉnh Cà Mau.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà T: Ông Ngô Đức Bính – Trợ giúp viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau (có mặt).
- Bị đơn: Bà Châu Thị L, sinh năm: 1957 (có mặt).
Địa chỉ: Ấp 6, xã AX, thành phố CM, tỉnh Cà Mau.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Đặng Minh T, sinh năm: 1952 ( có mặt).
Địa chỉ: Ấp 6, xã AX, thành phố CM, tỉnh Cà Mau.
Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bà Châu Thị L và ông Đặng Minh T: Ông Thái Huyền Trân, sinh năm 1952 (có mặt). Địa chỉ: khóm 4 phường 5 thành phố CM, tỉnh Cà Mau.
Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho ông Đặng Minh T: Ông Trần Bình Trị - Luật sư Cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Cà Mau (có mặt).
2. Bà Châu Thị C, sinh năm 1950 (có mặt).
Địa chỉ: Ấp 6, xã AX, thành phố CM, tỉnh Cà Mau.
3. Bà Châu Thị P, sinh năm 1951 (vắng mặt) Địa chỉ: Xã NTL, huyện HD, tỉnh Bạc Liêu.
4. Anh Châu Văn S, sinh năm 1968 (có mặt).
Địa chỉ: Ấp NK, xã NTL, huyện HD, tỉnh Bạc Liêu.
5. Ủy ban nhân dân thành phố CM (vắng mặt). Địa chỉ: Số 77, đường Ngô Quyền, khóm 1 phường 9, thành phố CM, tỉnh Cà Mau.
- Người kháng cáo: Bà Châu Thị L là bị đơn, ông Đặng Minh T và anh Châu Văn S là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiện, bản tự khai, biên bản hòa giải và các tài liệu khác và tại phiên tòa, bà Châu Thị T (nguyên đơn) trình bày:
Cha mẹ bà là ông Châu Văn Trạch (đã chết năm 1999) và bà Nguyễn Thị Bảy (chết năm 2012) có 05 người con chung tên Châu Văn Tỷ ( hy sinh năm 1968), Châu Thị C, Châu Thị P, Châu Thị T, Châu Thị L.
Ngày 16/4/2006 mẹ bà T là bà Nguyễn Thị Bảy có làm Tờ di chúc để lại cho bà và em bà là Châu Thị L một phần đất vườn với diện tích 2,5 công tầm lớn, phần đất tọa lạc tại ấp 6, xã AX, thành phố CM, tỉnh Cà Mau. Trong di chúc nói rõ chia cho bà T một nửa phần đất vườn và bà Châu Thị L một nửa phần đất vườn tại thửa số 409 diện tích theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “Tất đất tất vàng” cấp ngày 01/4/1993 cho bà Bảy, thửa này có diện tích 2.550m2 (mỗi người tương đương 1.275m2).
Hiện nay bà T đang quản lý nhà tình nghĩa và phần đất, diện tích có khoảng 828,95m2. Em bà T là bà Châu Thị L sử dụng phần diện tích còn lại. Tại đơn khởi kiện bà T yêu cầu được chia ½ diện tích đất 2.550m2. Tuy nhiên, tại đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện và tại phiên tòa ngày 29/8/2017, bà Châu Thị T yêu cầu chỉ tranh chấp và yêu cầu bà T giao trả phần đất 284,4m2 đất như đo vẽ ngày 07/4/2015 (ký hiệu từ M1 đến M6); đồng thời đề nghị giữ nguyên căn nhà tình nghĩa trên đất còn lại cho bà T tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thờ cúng gia đình liệt sĩ.
Đối với những phần đất khác, bà T cho rằng bà Nguyễn Thị Bảy đã chuyển quyền sử dụng hết trong thời gian bà Bảy còn sống.
Cũng tại phiên tòa, bà T đưa ra ý kiến thỏa thuận, nếu được bà L thống nhất thì bà T chỉ yêu cầu lấy một phần trong phần đất tranh chấp nêu trên, theo hướng bà T lấy một mặt 7,6 theo hiện trạng (M1, M6) cạnh dài 11,6 (M6, M5), 12mét (M1 từ trụ đá đo vào và cua qua cạnh M5 khoảng 7,6m), tổng diện tích trên 90m2, để bà T thuận tiện trong lối đi qua chăm sóc mồ mả thân tộc.
Tuy nhiên, bà T xác định nếu bà L không thống nhất với lời thỏa thuận trên,thì bà T tiếp tục yêu cầu Tòa án xét xử giao hết phần đất tranh chấp đã đo vẽ và đất, căn nhà tình nghĩa còn lại cho bà sử dụng.
Bà Châu Thị L - bị đơn trình bày: Bà L thống nhất với bà T về hàng thừa kế như bà T trình bày.
Bà L cho rằng trước đây, bà L và bà Bảy có bất hòa và mẹ con bà đã kiện ra Tòa án và được xét xử. Khi bản án của Tòa án có hiệu lực thì không thi hành được phần đất ruộng, mẹ bà và 03 người chị bà bán hết; còn lại phần đất vườn theo thửa 409 (tờ bản đồ số 1), bà L sử dụng một phần và một phần đất còn lại bà T sử dụng cùng với Nhà tình nghĩa (từ lúc bà Bảy còn sống). Theo biên bản họp thân tộc ngày 10/5/2008 (biên bản có cán bộ địa phương ký tên nhưng không có xác nhận của chính quyền xã) thì bà L được quyền quản lý, sử dụng phần đất vườn 1.886,86m2 bà đã quản lý sử dụng từ đó đến nay.
Bà L cho rằng tờ di chúc của bà T cung cấp là tờ di chúc giả, vì biên bản họp thân tộc là ngày 10.5.2008 và tờ di chúc bà T cung cấp được lập ngày 16.4.2006. Như vậy, tờ di chúc được lập trước biên bản họp thân tộc 25 tháng nhưng bà T còn ký tên vào biên bản họp thân tộc. Bà L cho rằng tờ di chúc trên không đủ người chứng kiến vì tờ di chúc trên bà không hề hay biết gì, nếu thật sự có tờ di chúc trên thì nó cũng không còn giá trị pháp lý, vì bà Nguyễn Thị Bảy đã thay đổi sự tự nguyện thể hiện tại biên bản họp thân tộc ngày 10.5.2008.
Nay bà L không chấp nhận giao trả phần đất 284,4m2 đất như đo vẽ ngày 7/4/2015 (ký hiệu từ M1 đến M6).
Tại phiên tòa, bà L đưa ra ý kiến thỏa thuận, nếu được bà T thống nhất thì bà L chấp nhận chừa lối đi tính từ phía hậu đất (giáp đất ông Từ Văn Dũng) đo qua 04 mét cho bà T. Còn nếu bà T không thống nhất thì bà L không chấp nhận bất cứ yêu cầu nào của bà T.
Bà L cũng cho rằng trong một phần đất tranh chấp bà L có đang nuôi cá dưới đìa; tại tòa bà L xác định không yêu cầu gì về định giá cá dưới đìa, bà cũng trình bày thêm việc Tòa án xét xử đất giao về cho bà thì bà giữ, giao cho bà T thì bà T giữ và bà L tự bắt cá.
Ông Đặng Minh T trình bày: Ông và bà Châu Thị L là vợ chồng, ông hoàn toàn thống nhất với lời trình bày của bà Châu Thị L.
Bà Châu Thị C trình bày: Bà vẫn giữ ý kiến như biên bản ghi nhận ý kiến của bà Châu Thị C ngày 10.7.2014. Bà C xác định, năm 2008 bà có đứng ra cắm mốc ranh đất để thay mẹ bà chia đất cho bà T và bà L, có sự chứng kiến của Ủy ban nhân dân ấp 6, xã AX. Khi cắm mốc, tính theo đường thẳng từ mặt tiền ra phía sau hậu đất thì phần đất mẹ bà chia cho bà T nằm trên một phần cái ao của bà L đang nuôi cá, nên bà L yêu cầu cầm mốc tránh cái ao. Khi đó bà Châu Thị T không đồng ý, nên bà T và bà L xảy ra tranh chấp đến nay.
Tại tòa bà C trình bày thêm, khi bà đứng ra chủ trì cho bà T, bà L cặm ranh theo đường thẳng, nhưng không được, lúc này mẹ bà là bà Bảy bệnh nằm chỉ nghe chứ không có tham gia cắm mốc.
Bà C cũng trình bày thêm, lúc bà Bảy còn sống có chuyển quyền sử dụng đất ruộng cho người khác, khi chuyển nhượng có cho vàng cho anh Châu Văn S nhưng không biết bao nhiêu.
Bà Châu Thị P trình bày: Bà Phát có ý kiến là phần đất và nhà tranh chấp giữa nguyên đơn là Châu Thị T – Châu Thị L đang yêu cầu Tòa án giải quyết, bà Phát yêu cầu cho cháu bà là Châu Văn S được hưởng một phần, vì Châu Văn S là con duy nhất của ông Châu Văn Tỷ (hy sinh năm 1968). Ngoài ra, bà Phát không có yêu cầu gì khác. Bà Phát không có quyền lợi gì, bà chỉ đòi quyền lợi cho cháu là Châu Văn S.
Bà Phát trình bày trước đây Tòa án mời bà hòa giải nhưng bà bệnh không đi được. Nay bà Phát xin không hòa giải, mà đề nghị Tòa mở phiên tòa xét xử.
Anh Châu Văn S trình bày: Anh S là con ruột của ông Châu Văn Tỷ (ông Tỷ có 01 người con duy nhất là anh S).
Về toàn bộ di sản của bà Bảy để lại như bà L trình bày là đúng. Di sản của bà Bảy chết để lại chỉ có phần đất 2.550m2 vườn và 01 căn nhà tình nghĩa.
Anh S cho rằng bản di chúc bản gốc năm 2000 và “Sổ tất đất tất vàng” bản gốc của bà Nguyễn Thị Bảy anh S giữ.
Anh S cho rằng anh được bà nội anh là bà Nguyễn Thị Bảy di chúc cho anh 01 căn nhà tình nghĩa và đất vườn, phần đất mà bà T bà L đang trang chấp (di chúc cho lại anh năm 2000, theo bút lục số 35). Do hoàn cảnh anh không thể sống nuôi dưỡng bà Bảy nên anh không ở lại trong căn nhà tình nghĩa theo nội dung bản di chúc để lại. Do anh S không chăm sóc được bà Bảy nên bà T đã ở trong căn nhà này nuôi bà Bảy đến cuối đời.
Quá trình giải quyết vụ án, anh S xin 05 mét ngang dài đến hết hậu đất (đất có căn nhà tình nghĩa bà Châu Thị T đang sử dụng).
Anh S xác định anh đề nghị như vậy, chứ anh S xác định không nộp đơn yêu cầu khởi kiện độc lập, không thực hiện việc kiện tụng. Anh S cũng cho rằng, nếu anh không khởi kiện thì Toà án vẫn giải quyết bình thường, xem như anh S không có yêu cầu khởi kiện gì.
Ủy ban nhân dân thành phố CM: Không tham gia hòa giải và xét xử. Người đại diện cũng có yêu cầu vắng mặt.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 107/2017/DS-ST ngày 01/9/2017 của Tòa án nhân dân thành phố CM đã quyết định:
Áp dụng Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Áp dụng các Điều 609, 624, 630, 635 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 733, 734 Bộ luật dân sự năm 2005.
1. Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của bà Châu Thị T.
Buộc vợ chồng bà Châu Thị L và ông Đặng Minh T bắt cá và giao trả phần đất cho bà Châu Thị T, có diện tích 284,4m2, vị trí như sau:
- Hướng Đông giáp phần đất còn lại của bà Châu Thị T: cạnh xéo 7,6m (từ M1 đến M6); hướng Bắc giáp đất bà Châu Thị T một đoạn cạnh dài 11,6m (từ M6 đến M5); một đoạn 2,3m (M4 đến M5), một đoạn 9,7m (M4 đến M3); Tây giáp phần đất của bà Châu Thị P cạnh dài 19,70m (M3 đến M2); Hướng Nam giáp đất bà Châu Thị L cạnh dài 27,80m (từ M1 đến M2).
Giữ y phần đất 773,3m2 và căn nhà tình nghĩa trên đất còn lại cho bà Châu Thị T sử dụng theo bản vẽ hiện trạng, có vị trí như sau:
- Hướng Đông giáp lộ xi măng hiện hữu cạnh dài 21,6m; Hướng Tây giáp phần đất đã tuyên giao trả cho bà Châu Thị T, ký hiệu (từ M1,M6,M5,M4,M3); Hướng Nam cạnh dài 31m giáp đất bà Châu Thị L; Hướng Bắc cạnh dài 51,6m giáp đất ông Từ Văn Dũng.
Toàn bộ đất và nhà tình nghĩa giao cho bà Châu Thị T tọa lạc tại Ấp 6, xã AX, thành phố CM, đều thể hiện theo bản vẽ ngày 7/4/2015, bút lục số (108, 109).
Bà Châu Thị T được quyền đăng ký quyền sử dụng đất và căn nhà tình nghĩa theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên án phí, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo theo quy định.
Ngày 13/9/2017, bà Châu Thị L, ông Đặng Minh T kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét sửa án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận toàn bộ khởi kiện của Châu Thị T đòi phần đất có diện tích 284,4m2.
Ngày 14/9/2017 anh Châu Văn S kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét sửa án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận toàn bộ khởi kiện của Châu Thị T đòi chia thừa kế phần đất có diện tích 284,4m2.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bà L, ông Thuận, anh S xác định giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau phát biểu về việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử là đúng theo quy định của pháp luật tố tụng và các đương sự cũng chấp hành đúng với quyền và nghĩa vụ của các đương sự được pháp luật quy định. Đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm bác kháng cáo của bà L, ông Thuận, anh S, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà L, ông Thuận – ông Thái Huyền Trân trình bày: Bà L đã quản lý sử dụng ổn định phần đất với thời gian dài nên đề nghị không chấp nhận khởi kiện của bà T. Ngoài ra, tháng 3/2014 thì bà T xây nhà, xây nhà vệ sinh và xảy ra tranh chấp, bà L có mời chính quyền địa phương giải quyết thì hiện trạng vẫn còn trụ đá và trụ gỗ mà các đương sự đã cắm từ năm 2008 nên án sơ thẩm chỉ căn cứ vào tờ di chúc năm 2006 là không có căn cứ.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Thuận là Luật sư Trần Bình Trị trình bày bổ sung: Việc phân chia đất là theo ý chí của bà Bảy và di chúc năm 2006 là vô hiệu vì di chúc này là do bà T lập và giả chữ ký của bà Bảy. Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà T là không hợp lý vì bà L đã sử dụng ổn định, có công bồi đắp, tôn tạo từ năm 1981 đến nay là trên 36 năm từ năm 1981 nên phải thuộc quyền sử dụng của bà L và ông Thuận. Yêu cầu bác đơn khởi kiện của bà T, giữ nguyên hiện trạng đất cho bà L quản lý sử dụng.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà T trình bày: Án sơ thẩm xử là hoàn toàn có căn cứ nên đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Tại hồ sơ và tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhận nguồn gốc đất tranh chấp là của cụ Bảy là mẹ của bà T và bà L. Nhưng bà L cho rằng bà đã quản lý đất ổn định ngày 10/5/2008, theo biên bản họp thân tộc (biên bản có Cán bộ địa phương ký tên nhưng không có xác nhận của chính quyền xã) thì bà L được quyền quản lý sử dụng phần đất vườn 1.886,86m2, bà đã quản lý sử dụng từ đó đến nay, đối với di chúc của bà Bảy do bà T đưa ra là giả nên bà L, ông Thuận, anh S kháng cáo, không thống nhất án sơ thẩm đã tuyên. Ngoài ra, anh S còn kháng yêu cầu được chia cho phần đất ngang 05m dài đến hết hậu đất, có cả căn nhà tình nghĩa. Qua xem xét Hội đồng xét xử thấy rằng:
[1] Phần đất tranh chấp tọa lạc tại ấp 6, xã AX, thành phố CM, tỉnh Cà Mau, nằm trong phần đất vườn có diện tích 2.550m2, thuộc thửa số 409, tờ bản đồ số 1, loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “Tất đất tất vàng” được cấp cho bà Nguyễn Thị Bảy vào ngày 01/4/1993. Phần đất này vào năm 1993, Tòa án đã tuyên buộc bà L giao trả cho bà Bảy (bút lục số 38, 39), nhưng bản án chưa thi hành, đến ngày 16/4/2006 bà Nguyễn Thị Bảy làm tờ di chúc, chia phần đất vườn cho bà T và bà L, giao căn nhà cho bà T quản lý, sử dụng để thờ cúng, có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã AX, thành phố CM (BL 150-151).
[2] Theo biên bản đo vẽ thực tế ngày 7/4/2015, chưa tính phần ven sông, và trừ phần tranh chấp 284,4m2 ra, thì hiện tại bà L sử dụng 1.462,3m2, bà T sử dụng 773,3m2, như vậy, bà L sử dụng đất nhiều hơn bà T.(BL:108-109).
[3] Đối với việc bà L cho rằng di chúc năm 2006 là giả nhưng bà không có yêu cầu giám định chữ ký của bà Bảy, đồng thời bà L cũng cho rằng biên bản năm 2008 đã thỏa thuận cắm ranh xong, bà Bảy đã thay đổi ý kiến, nên di chúc năm 2006 không còn hiệu lực. Theo bà Châu Thị C (là chị của bà T, bà L), là người đã đứng ra phân chia đất vào năm 2008 đã xác định bà có ký tên vào tờ di chúc năm 2006, ký tên vào biên bản bản họp thân tộc ngày 10/5/2008 thỏa thuận cặm ranh, nhưng là cặm ranh thẳng, chứ không phải ranh quanh co chừa cái đìa ra như bà L trình bày, năm đó do các bên không cặm ranh được phần đất phía sau nên tranh chấp đến nay, khi thỏa thuận cặm ranh thì bà Bảy nằm bệnh không có chứng kiến. Bản thân bà L tại phiên tòa phúc thẩm cũng thừa nhận khi cắm cột mốc bà Bảy không có trực tiếp tham gia mà chỉ có ký tên tại biên bản và khi cắm cột mốc chỉ có duy nhất cột mốc tại đoạn giữa đúng như bản vẽ đã thể hiện là được cắm bằng trụ đá, còn các cột mốc còn lại chỉ cắm bằng cột tre và cột tràm bông vàng (tràm núi), như vậy việc bà L và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà cho rằng cột mốc bằng gỗ được thể hiện tại biên bản năm 2014 chính là cột mốc ban đầu là không có căn cứ do loại cây gỗ này không thể tồn tại với thời gian như bà L đã trình bày.
[4] Như vậy, nếu cặm ranh thẳng là phù hợp với nguyện vọng tại di chúc của bà Bảy, chia đất vườn cho bà T và bà L mỗi người ½. Tuy nhiên, nếu cắm ranh thẳng từ trước ra sau theo hiện tại thì bà T vẫn ít đất hơn bà L, nhưng bà T chỉ yêu cầu được lấy ranh đất thẳng và giữ y căn nhà tình nghĩa để bà tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thờ cúng, quản lý chăm sóc mồ mả thân tộc, điều này là có căn cứ nên được chấp nhận.
[5] Ngoài ra, đối với kháng cáo của anh S về việc yêu cầu được chia một phần đất ngang 05m chạy dài tới hậu đất, thấy rằng tại giai đoạn sơ thẩm chính anh S đã xác định không khởi kiện yêu cầu chia thừa kế nên việc anh kháng cáo yêu cầu được chia thừa kế như trên là vượt quá phạm vi vụ án nên không được chấp nhận.
[6] Từ những phân tích trên, xét thấy bản án sơ thẩm đã tuyên là phù hợp nên kháng cáo của bà L, ông Thuận, anh S không được chấp nhận. Bà L, ông Thuận và anh S phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định.
[7] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Vì các lẽ trên,
Bản án 210/2017/DS-PT ngày 13/12/2017 về tranh chấp thừa kế
Số hiệu: | 210/2017/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Cà Mau |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 13/12/2017 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về