Bản án 189/2019/HSPT ngày 07/03/2019 về tội vận chuyển hàng cấm

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 189/2019/HSPT NGÀY 07/03/2019 VỀ TỘI VẬN CHUYỂN HÀNG CẤM

Trong ngày 07 tháng 3 năm 2019, tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số: 278/2018/TLPT- HS ngày 26 tháng 4 năm 2018 đối với bị cáo Nguyễn Mậu C do có kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đối với Bản án hình sự sơ thẩm số: 46/2018/HS-ST ngày 20/03/2018 của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Bị cáo bị kháng nghị:

Họ và tên: Nguyễn Mậu C, sinh năm 1970; ĐKHKTT và nơi cư trú: Số 16 BT7, khu đô thị Văn Quán, phường VQ, quận HĐ, thành phố Hà Nội; Trình độ văn hóa: 10/10; Nghề nghiệp: Lao động tự do; Dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; Quốc tịch: Việt Nam; Bố đẻ: Nguyễn Mậu Oai, sinh năm 1928; Mẹ đẻ: Hà Thị Sen, sinh năm 1931; Vợ: Lê Thị H, sinh năm 1971; Có 04 con, lớn sinh năm 1997, nhỏ sinh năm 2014; Danh chỉ bản số 300 do Công an quận Hà Đông lập ngày 1/5/2017; Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt khẩn cấp ngày 27/4/2017, trả tự do ngày 28/5/2018; bị cáo tại ngoại, vắng mặt.

Ngoài ra, trong vụ án còn có các bị cáo Nguyễn Văn T, Nguyễn Mậu T, Lê Thị H và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có kháng cáo, không bị kháng nghị, vắng mặt do Tòa án không triệu tập.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Hi 7 giờ 30 phút ngày 27/4/2017, tại ga Hà Nội, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu Bộ Công an (C74) phối hợp với Công an quận Hoàn Kiếm, Công an quận Hà Đông kiểm tra hành chính đối với hành lý của Nguyễn Văn T gồm: 01 valy và 01 thùng cát-tông đang mang ra xe ô tô biển kiểm soát 30A-22.410 của Lê Ngọc Dũng sinh năm 1978, trú tại Số 68, phố Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Kết quả kiểm tra lực lượng công an phát hiện và tạm giữ số hàng hóa do T vận chuyển đựng bên trong valy và thùng cát-tông là 15 chiếc sừng động vật (nghi là sừng tê giác).

Khong 10 giờ cùng ngày, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu Bộ Công an (C74) phối hợp Công an quận Hà Đông và Công an phường Văn Quán kiểm tra hành chính đối với Trần Thị Lành sinh năm 1982, trú tại số 1810, chung cư Rainbow, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đang vận chuyển hàng hóa đựng trong 02 hai bao tải dứa về nhà. Kết quả kiểm tra lực lượng công an phát hiện và tạm giữ số hàng hóa trong 02 hai bao tải dứa gồm: 06 ngà động vật, 201 răng động vật, 06 xương móng động vật, 25 móng vuốt động vật, 8 khúc sừng động vật, 10 hạt động vật, 12 hạt thực vật, 03 đuôi động vật, 390 đũa động vật, 45 lược động vật, 20 vòng tay động vật, 04 vòng cổ động vật, 120 móc khóa động vật, 39 tượng ngà động vật, 01 túi mật động vật, 16 gói cao động vật và 330 000 000 đồng.

Quá trình điều tra xác định: Khoảng cuối năm 2016, Nguyễn Mậu C đi Trung Quốc có gặp và quen biết đối tượng Xieng Xieng (là người Trung Quốc). Xieng Xieng thuê C vận chuyển 15 chiếc sừng tê giác, trọng lượng 34kg từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội, giá thuê vận chuyển là 10.000.000 đồng/1kg, tổng là 340 000 000 đồng và trong tháng 4/2017 sẽ có hàng. Khoảng ngày 06/4/2017, Nguyễn Mậu C gọi điện nhờ Nguyễn Văn T đến Thành phố Hồ Chí Minh để nhận 15 sừng tê giác vận chuyển đến Hà Nội cho C, T đồng ý. C mua cho T vé máy bay từ Thanh Hóa đến Thành phố Hồ Chí Minh đợi ở nhà người quen tại Bình Dương, khi nào có hàng thì đi nhận và vận chuyển.

Ngày 24/4/2017, Xieng Xieng điện thoại cho Nguyễn Mậu C và cung cấp số điện thoại của đối tượng Nguyễn Mạnh C sinh năm 1974, trú tại số nhà 21 Nguyễn Bá Tuyển, phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh để Nguyễn Mậu C liên hệ lấy số hàng trên vào ngày 25/4/2017. C gọi điện nhờ Nguyễn Mậu T, là nhân viên tàu Bắc - Nam liên hệ với Nguyễn Mạnh C để nhận hàng, T đồng ý. Sau khi liên lạc qua điện thoại, T đi xe máy đến điểm hẹn với Nguyễn Mạnh C ở đường Nguyễn Bá Tuyển, quận Tân Bình (hiện chưa xác định được địa chỉ cụ thể) nhận 01 valy và 01 thùng cát-tông đựng 15 khúc sừng tê giác có dán ni-lon, trên mỗi khúc có dán giấy trắng ghi các mã. Sau khi kiểm tra nhận hàng xong, T điện thoại báo cho Nguyễn Mậu C đã nhận xong 15 khúc sừng tê giác. Nguyễn Mậu C bảo T liên hệ với Nguyễn Văn T (đang ở Bình Dương) để giao hàng và mua vé tàu hỏa để T chuyển số sừng tê giác trên ra Hà Nội Đến ngày 25/4/2017, T gặp T tại một khách sạn gần bệnh viện Bình Dân thuộc quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, T giao cho T 01 valy và 01 thùng cát- tông đựng 15 khúc sừng tê giác Sau đó, T đi xe ta-xi đem theo số sừng tê giác, còn T đi xe máy ra ga Sài Gòn trước mua vé tàu cho T Trên đường đi, T điện thoại cho Nguyễn Mậu C thông báo đã nhận được 15 khúc sừng tê giác. C dặn T khi ra đến ga Hà Nội thì có Lê Ngọc Dũng (là em vợ của C) đón Khoảng 07 giờ ngày 27/4/2017, T ra đến ga Hà Nội và điện thoại cho Dũng đến đón Khi T đang vận chuyển valy và thùng cát-tông đựng sừng tê giác ra xe ô tô của Lê Ngọc Dũng thì bị phát hiện thu giữ Đồng thời cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Văn T và Nguyễn Mậu C.

Đến khoảng 9 giờ 27/4/2017, C gọi điện cho T và Dũng nhưng không liên lạc được, C nghĩ T và Dũng đã bị bắt nên gọi điện về cho vợ là Lê Thị H tẩu tán số hàng hóa là sừng tê giác, ngà voi và những sản phẩm từ động vật khác đang để ở nhà. H đã thu gom số hàng hóa gồm: 06 ngà động vật, 201 răng động vật, 06 xương móng động vật, 25 móng vuốt động vật, 8 khúc sừng động vật, 10 hạt động vật, 12 hạt thực vật, 03 đuôi động vật, 390 đũa động vật, 45 lược động vật, 20 vòng tay động vật, 04 vòng cổ động vật, 120 móc khóa động vật, 01 túi mật động vật, 16 gói cao động vật và 330 000 000 đồng để trong 02 bao tải dứa rồi đem ra cửa nhà để giao cho Trần Thị Lành Sau đó, H gọi điện nhờ Trần Thị Lành đến chuyển 02 bao tải từ nhà H sang nhà Lành gửi. Khi Lành đang chở 02 bảo tải dứa đó về nhà mình thì bị lực lượng công an kiểm tra thu giữ.

Ngày 10/5/2017, Nguyễn Mậu T đến công an quận Hà Đông đầu thú khai nhận hành vi phạm tội của bản thân.

Vt chứng thu giữ gồm:

- Thu giữ của Nguyễn Văn T: 15 khúc sừng động vật nghi là sừng tê giác có dán ni-lon đen từng khúc; trên mỗi khúc có dán giấy trắng ghi các mã: 0,690M; 2,300M; 0,540M; 1,160M; 3,880M; 1,800M, 2,250M; 4,070M; 0,650M; 0,830M; 5,050M; 3,990M; 1,390M; 1,320M; 2,570M và 01 điện thoại di động nhãn hiệu OPPO màu trắng đã qua sử dụng; 01 valy màu đỏ bên trong có 03 chiếc quần và 02 chiếc áo.

- Thu giữ của Lê Ngọc Dũng: 01 điện thoại di động nhãn hiệu Nokia X1- 01 đã qua sử dụng, màu xanh đen có số seri 1: 3546020522815568, số seri 2: 35460205815576; 01 điện thoại di động nhãn hiệu Viettel màu vàng đã qua sử dụng có số Imei: 352139065123465 và Imei: 352139065123473; 01 GCN đăng ký xe ô tô số 007399 do CATP Hà Nội cấp ngày 30/7/2014; 01 giấy phép lái xe số 010108035143; 01 xe ô tô nhãn hiệu TOYOTA VIOS G, BKS: 30A - 224.10, 01 Giấy chứng nhận bảo hiểm tự nguyện của chủ xe số 16172689.

- Thu giữ của Trần Thị Lành: 06 ngà động vật, 03 đuôi động vật, 08 sừng động vật, 390 đũa ngà động vật, 25 móng động vật, 20 vòng tay động vật, 45 lược ngà động vật, 39 tượng ngà động vật, 201 răng động vật, 04 vòng cổ ngà động vật, 120 móc khóa ngà động vật, 12 hạt thực vật, 10 hạt động vật, 01 túi mật động vật, 16 cao động vật, 06 xương móng động vật và số tiền 330.000.000 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lưu hành Cùng ngày 27/4/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông ra Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của vợ chồng Nguyễn Mậu C, Lê Thị H ở số 16BT7 Khu đô thị Văn Quán, phường Văn Quán, quận Hà Đông Thu giữ: 02 cá thể hổ (hổ con, đã chết), 10 miếng cao động vật, 02 mẩu xương động vật, 04 mảnh nghi là ngà voi, 04 miếng da động vật, 01 hộp tài liệu giấy tờ sổ sách, 02 chiếc điện thoại đã qua sử dụng, 01 miếng cao động vật.

Tại Kết quả giám định số 425 ngày 30/5/2017 của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học công nghệ Việt Nam, kết luận:

I. Mẫu vật thu được của Nguyễn Văn T: 15 khối sừng là 15 khúc sừng loài tê giác trắng có tên khoa học là Ceratotheriumrium simum simum.

II. Mẫu vật khám xét thu được tại nơi ở của Nguyễn Mậu C và Lê Thị H:

1) 02 cá thể hổ (hổ con, đã chết để đông lạnh) là loài hổ có tên khoa học Penthera tigris.

2) 04 mảnh xương động vật là ngà loài voi. Kết quả phân tích ADN của 01(một) mẫu ngà là loài voi Châu Phi có tên khoa học Loxodontafricana 3) 04 miếng da động vật là loài da sư tử có tên khoa học Panthera leo.

4) 02 mẫu xương động vật là xương loài sư tử có tên khoa học Panthera leo.

5) 01 miếng cao động động vật không đủ cơ sở để xác định được đến loài.

6) 10 miếng cao động động vật không đủ cơ sở để xác định được đến loài.

III. Mẫu vật thu giữ của Trần Thị Lành:

1) 06 khúc sừng (đánh số từ 02, 03, 04, 05, 06, 07) là sừng loài tê giác trắng có tên khoa học Ceratotherium simum simum.

2) 02 khúc sừng (đánh số 01, 08) là sừng loài tê giác đen có tên khoa học Diceros bicornis.

3) 06 ngà động vật xác định hình thái có 05 (năm) ngà loài voi và 01 (một) răng nanh loài hà mã có tên khoa học Hippopotamus amphibius. Kết quả phân tích ADN của 02 (hai) mẫu ngà là loài voi Châu Phi có tên khoa học Loxodonta africana.

4) 03 đuôi động vật là đuôi loài voi Kết quả phân tích ADN của 03 mẫu lông đuôi là lông đuôi loài voi Châu Phi có tên khoa học Loxodonta africana.

5) 390 chiếc đũa được làm từ ngà loài voi. Kết quả phân tích ADN của 04 mẫu đũa là được làm từ ngà loài voi Châu Phi có tên khoa học Loxodonta africana.

6) 20 vòng tay được làm từ ngà loài voi. Kết quả phân tích ADN của 02 mẫu vòng là được làm từ ngà loài voi Châu Phi có tên khoa học Loxodonta africana.

7) 45 chiếc lược được làm từ ngà loài voi. Kết quả phân tích ADN của 02 mẫu lược là được làm từ ngà loài voi Châu Phi có tên khoa học Loxodonta africana.

8) 39 tượng được làm từ ngà loài voi. Kết quả phân tích ADN của 02 mẫu tượng là được làm từ ngà loài voi Châu Phi có tên khoa học Loxodonta africana.

9) 04 vòng cổ được làm từ ngà loài voi Châu Phi có tên khoa học Loxodonta africana.

10) 120 móc chìa khóa được làm từ ngà loài voi. Kết quả phân tích ADN của 05 mẫu móc chìa khóa là được làm từ ngà loài voi Châu Phi có tên khoa học Loxodonta africana.

11) 25 mẫu móng là móng động vật. Kết quả phân tích ADN của 03 mẫu móng là móng loài sư tử có tên khoa học Panthera leo.

12) 201 răng là răng động vật. Kết quả phân tích ADN của 03 mẫu răng là loài sư tử có tên khoa học Panthera leo.

13) 06 xương móng là xương loài sư tử có tên khoa học Panthera leo.

14) 10 hạt màu trắng được làm từ sừng bò có tên khoa học Bos taurus.

15) 12 hạt tròn màu đen được làm từ gỗ trắc có tên khoa học Dalbergia cochinchinensis.

16) 16 miếng cao động vật không đủ cơ sở để xác định được loài.

17) 01 túi mật động vật không đủ cơ sở để xác định được đến loài.

IV. Xác định nhóm loài thuộc danh mục các phụ lục:

1. Loài Hổ Penthera tigris thuộc phụ lục I, Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ) và thuộc nhóm IB (nhóm nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại) Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính Phủ. Loài hổ Penthera tigris thuộc phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Ban hành kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BNN PTNT ngày 24/2/2017, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

2. Loài tê giác trắng Ceratotherium simum simum thuộc phụ lục II (chỉ áp dụng đối với các quần thể của Nam Phi và Swaziland; các quần thể khác quy định tại Phụ lục I. Mẫu vật chỉ được quy định là mẫu vật thuộc phụ lục II khi buôn bán quốc tế đối với mẫu vật sống hoặc các chiến lợi phẩm sau săn bắn đến các địa điểm được chấp nhận và có giấy phép CITES theo quy định. Tất cả các mẫu vật khác kể cả các mẫu vật thuộc các quần thể của Nam Phi và Swaziland mà không có giấy tờ hợp pháp thì được quy định là mẫu vật thuộc Phụ lục I, do vậy việc buôn bán, quản lý, xử lý phải tuân thủ theo quy định đối với loài thuộc Phụ lục I). Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

3 Loài tê giác đen Diceros bicornis thuộc Phụ lục I, danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

4. Loài voi Châu Phi Loxodonta africana thuộc Phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

5 Loài sư tử Panthera leo thuộc Phụ lục II, danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

6. Loài hà mã Hippopotamus amphibius thuộc Phụ lục II, danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

7. Loài gỗ trắc Dalbergia cochinchinensis thuộc nhóm IIA (nhóm hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại) Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính Phủ và thuộc Phụ lục II, danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

8. Loài bò nuôi Bos taurus. Loài bò nuôi Bos taurus là loài động vật nuôi thuông thường.

9. Trong các loài trên, trừ loài hổ Panthera tigris và loài trắc Dalbergia cochinchinensis có phân bố ở Việt Nam và trên Thế giới, còn lại cá loài khác không có phân bố ở Việt Nam.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 46/2018/HSST ngày 20/3/2018 của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã quyết định:

Tuyên bố bị cáo Nguyễn Mậu C phạm tội " Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm’’

Áp dụng khoản 1, khoản 4 Điều 155; điểm g khoản 1 Điều 48; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Mậu C 13 (Mười ba) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày 27/4/2017.

Về hình phạt bổ sung: Phạt bị cáo C phải nộp 10.000.000 (Mười triệu) đồng để sung quỹ nhà nước.

Ngoài ra bản án sơ thẩm còn quyết định về tội danh, hình phạt của 3 bị cáo khác, xử lý vật chứng, án phí, quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Ngày 18 tháng 4 năm 2018 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội kháng nghị số 06/QĐ-VKSHN đề nghị Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng sửa bản án sơ thẩm để xét xử bị cáo về tội “Tàng trữ hàng cấm” và “Vận chuyển hàng cấm”, quyết định hình phạt đối với từng tội sau đó tổng hợp hình phạt chung theo Điều 50 Bộ luật Hình sự 1999 (nay là Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015) và tăng hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Mậu C.

Bị cáo vắng mặt tại phiên toà, Toà án xét xử bị cáo theo Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm:

-Về hình thức: Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong hạn luật định là hợp lệ, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận.

-Về nội dung: Căn cứ lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, phiên toà sơ thẩm và các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, đủ cơ sở xác định bị cáo C đã lôi kéo các bị cáo T và T tham gia vận chuyển 15 khúc sừng tê giác trắng trọng lượng 32, 169 kg; C và H có hành vi Tàng trữ hàng cấm gồm 06 khúc sừng tê giác trắng có tên khoa học là Ceratotheriumrium simum simum trọng lượng 1,035 kg, 02 khúc sừng tê giác đen có tên khoa học là Diceros bicornis trọng lượng 1,851 kg; 02 cá thể hổ (hổ con) có tên khoa học là Penthera tigris đã chết để đông lạnh; Các sản phẩm đã chế tác từ ngà voi Châu Phi có tên khoa học là o o ont ic n m: 05 ngà, 386 đũa,18 vòng tay, 43 lược, 115 móc chìa khóa, 37 tượng, 04 vòng cổ, 03 đuôi voi, 03 mảnh xương có tổng cân nặng 17, 105 kg; bị cáo phạm tội “Tàng trữ hàng cấm” và tội “Vận chuyển hàng cấm”; Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo Nguyễn Mậu C phạm tội “Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm” theo khoản 1 Điều 155 BLHS 1999 là chưa phù hợp Với tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo như trên, Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Mậu C 13 tháng tù là nhẹ chưa phù hợp Đề nghị chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát, áp dụng điểm b khoản 1 điều 355, khoản 2 điều 357 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015; khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 1999; điểm s khoản 1,2 Điều 51; Điều 38; Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015, xử phạt xử phạt bị cáo từ 12 tháng đến 14 tháng tù về tội “Tàng trữ hàng cấm”; từ 10 tháng đến 12 tháng tù về tội “Vận chuyển hàng cấm” Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Nguyễn Mậu C chấp hành từ 22 tháng đến 26 tháng tù.

Các quyết định khác của bản án không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ và thẩm tra chứng cứ tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện ý kiến của Kiểm sát viên, của bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hình thức: Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong hạn luật định là hợp lệ, nên được chấp nhận

[2] Về nội dung: Xét lời khai của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phù hợp với lời khai của chính bị cáo tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của các bị cáo khác trong cùng vụ án, phù hợp với vật chứng, kết luận giám định và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, đủ cơ sở kết luận:

Từ ngày 25/4/2017 đến ngày 27/4/2017, Nguyễn Mậu C là người cầm đầu cùng Nguyễn Mậu T, Nguyễn Văn T nhận và vận chuyển 15 khúc sừng loài tê giác trắng trọng lượng 32, 169 kg có tên khoa học là Ceratotheriumrium simum simum cho đối tượng Xieng Xieng (là người Trung Quốc) từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội với mục đích kiếm lời. Đến 7 giờ 30 phút ngày 27/4/2017, khi các đối tượng vận chuyển số sừng tê giác nêu trên đến ga Hà Nội thì bị lực lượng công an phát hiện thu giữ.

Ngoài ra, cơ quan điều ra thu giữ của chị Trần thị Lành và tại nhà của Nguyễn Mậu Chiến tại số 16 BT7, khu đô thị Văn Quán, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. C và H có hành vi Tàng trữ hàng cấm gồm 06 khúc sừng tê giác trắng có tên khoa học là Ceratotheriumrium simum simum trọng lượng 1,035 kg, 02 khúc sừng tê giác đen có tên khoa học là Diceros bicornis trọng lượng 1,851 kg; 02 cá thể hổ (hổ con) có tên khoa học là Penthera tigris đã chết để đông lạnh; Các sản phẩm đã chế tác từ ngà voi Châu Phi có tên khoa học là o o ont ic n m: 05 ngà, 386 đũa,18 vòng tay, 43 lược, 115 móc chìa khóa, 37 tượng, 04 vòng cổ, 03 đuôi voi, 03 mảnh xương có tổng cân nặng 17, 105 kg. Các sản phẩm, chế phẩm thu giữ của C và H có tên trong Phụ lục I của Danh mục các loại động vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

Bị cáo Nguyễn Mậu C đã có hành vi cùng với bị cáo T và T tham gia vận chuyển 15 khúc sừng tê giác trắng trọng lượng 32, 169 kg; đồng thời C và H có hành vi tàng trữ 06 khúc sừng tê giác trắng có tên khoa học là Ceratotheriumrium simum simum trọng lượng 1,035 kg , 02 khúc sừng tê giác đen có tên khoa học là Diceros bicornis trọng lượng 1,851 kg; 02 cá thể hổ (hổ con) có tên khoa học là Penthera tigris đã chết để đông lạnh; Các sản phẩm đã chế tác từ ngà voi Châu Phi có tên khoa học là o o ont ic n m: 05 ngà, 386 đũa,18 vòng tay, 43 lược, 115 móc chìa khóa, 37 tượng, 04 vòng cổ, 03 đuôi voi, 03 mảnh xương có tổng cân nặng 17, 105 kg.

Như vậy, bị cáo Nguyễn Mậu C phạm hai tội: Tội “Tàng trữ hàng cấm” và tội “Vận chuyển hàng cấm” theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 1999, Toà án cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo về tội “Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm” và tuyên phạt bị cáo 13 tháng tù là chưa phù hợp với tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội là có cơ sở, cần được chấp nhận Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã vi phạm Công ước về buôn bán, trao đổi quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (Công ước CITES) mà Việt Nam là thành viên; đã xâm phạm chế độ quản lý và bảo vệ rừng, đặc biệt là chính sách độc quyền quản lý các động, thực vật quý hiếm và các sản phẩm của chúng của Nhà nước, cần có mức hình phạt nghiêm khắc tương xứng với tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo.

Tuy nhiên, khi lượng hình Hội đồng xét xử cũng xem xét: Quá trình điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo đã khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải; chưa được hưởng lợi từ hành vi phạm tội; nhân thân chưa tiền án tiền sự, làm căn cứ giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị

[3] . Về án phí: Bị cáo không phải nộp án phí hình sự phúc thẩm

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Điều 45,299,326,345; điểm b khoản 1 Điều 355, khoản 2 Điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự

1. Chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, sửa một phần quyết định của bản án sơ thẩm số 46/2018/HSST ngày 20/3/2018 của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Tuyên bố bị cáo Nguyễn Mậu C phạm tội “Tàng trữ hàng cấm” và tội “Vận chuyển hàng cấm”.

Áp dụng khoản 1 điều 155 Bộ luật Hình sự 1999, điểm s khoản 1,2 điều 51; điều 38; điều 55 Bộ luật Hình sự năm 2015 Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Mậu C 06 (sáu) tháng tù về tội “Tàng trữ hàng cấm” và 10 (mười) tháng tù về tội “Vận chuyển hàng cấm” Tổng hợp hình phạt, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt cho cả hai tội là 16 (mười sáu) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án (được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 28/4/2017 đến ngày 28/5/2018) bị cáo còn phải chấp hành 3 tháng tù.

3. Áp dụng Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí về lệ phí Tòa án. Bị cáo không phải nộp án phí hình sự phúc thẩm

4. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị 5 Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1013
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 189/2019/HSPT ngày 07/03/2019 về tội vận chuyển hàng cấm

Số hiệu:189/2019/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nội
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 07/03/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;