Bản án 181/2023/HS-ST về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

BẢN ÁN 181/2023/HS-ST NGÀY 30/06/2023 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

 Ngày 30 tháng 6 năm 2023 tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 177/2023/TLST - HS, ngày 08 tháng 6 năm 2023 theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 176/2023/QĐXXST-HS ngày 16 tháng 6 năm 2023 đối với bị cáo:

Họ và tên: Nguyễn Thị Linh M; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày 01/01/1948, tại tỉnh Long An;

Nơi cư trú: Số 87 Đ, phường T, Thành phố B, tỉnh Đắk Lắk; Nghề nghiệp: Kinh doanh; Trình độ học vấn: 07/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nữ; Tôn giáo: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông: Nguyễn Văn S (đã chết), con bà: Đình Thị G (Đã chết); Bị cáo có chồng là Nguyễn Văn S1, sinh năm 1941, và có 05 người con (con lớn nhất sinh năm 1969, con nhỏ nhất sinh năm 1976); Tiền án: Không; Tiền sự: Không; Bị cáo Nguyễn Thị Linh M đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 17/4/2023 cho đến nay. Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Nguyễn Văn S1, sinh năm 1941 (Vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt) mặt) Địa chỉ: Số 87 Đ, phường T, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

2. Ông Nguyễn Minh V, sinh năm 1976 (Vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng Địa chỉ: Số 87 Đ, phường T, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

3. Bà Vũ Thị Mỹ H, sinh năm 1985 (Vắng mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt). Địa chỉ: Số 23 N, phường T1, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) vàng bạc C, địa chỉ số 87 Đ, phường T, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk, do ông Nguyễn Văn S1, sinh năm 1941 làm chủ Doanh nghiệp, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số 600138019, đăng ký lần đầu ngày 04 tháng 7 năm 2013, ngành nghề kinh doanh chính là: Mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ; mua bán bạc, đá quý. Từ ngày 11/02/2017, ông Nguyễn Văn S1 đã ủy quyền cho vợ là Nguyễn Thị Linh M quản lý mọi hoạt động kinh doanh của DNTN vàng bạc C. Trong quá trình mua bán trang sức, Mai thấy khách hàng có nhu cầu sử dụng các san phâm co nguồn gốc la động vật hoang dã, quy hiếm như: San phâm lam tư Nga loai Voi; mong vuốt, răng nanh loai Hô…. Do vậy, M đã nay sinh y định buôn bán san phâm có hình dạng giống các bộ phận của động vật nhưng được chế tác từ nhựa và sản phẩm co nguồn gốc la động vật nguy cấp, quy, hiếm để kiếm thêm lợi nhuận.

Trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến tháng 3/2022, Nguyễn Thị Linh M đã mua các sản phẩm là nanh động vật, vòng tay, lông động vật được chế tác giống các bộ phận của động vật nhưng được làm từ nhựa (do người bán giới thiệu), được Mai mua của những người bán dạo (không xác định được họ tên, địa chỉ) với giá từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng, sau đó trưng bày trong cửa hàng của DNTN vàng bạc C để bán kiếm lời khoảng 50.000 đồng trên một sản phẩm. Khoảng đầu tháng 3/2022, có người bán rong đến chào hàng và giới thiệu một số sản phẩm là móng Hổ, móng Gấu có lợi nhuận cao thì Nguyễn Thị Linh M đã mua với giá từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng mỗi sản phẩm, lợi nhuận thu được từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng trên một sản phẩm. Khi mua, bán các sản phẩm trên thì Mai là người trực tiếp giao dịch, mục đích bán để kiếm lời. Ngày 31/3/2022, Tổ công tác của Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành kiểm tra đối với DNTN vàng bạc C, phát hiện 188 sản phẩm nghi là được chế tác từ sản phẩm của động vật hoang dã nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ nên đã ra quyết định tạm giữ: 188 sản phẩm nghi là được chế tác từ sản phẩm của động vật hoang dã, là các tang vật chứng của vụ án để phục vụ công tác điều tra.

- ngày 05/5/2022, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định trưng cầu Phân Viện KHHS tại thành phố Hồ Chí Minh - Bộ Công an giám định 188 sản phẩm nghi làm từ bộ phận cơ thể của động vật hoang dã (có bảng kê sản phẩm kèm theo). Tai ban Kết luân giam định đông vật số 2614/KL-KTHS ngày 23/5/2022 cua Phân Viện KHHS tại thành phố Hồ Chí Minh - Bộ Công an kết luân:

+ Các mẫu vật có ký hiệu 01, ký hiệu 02, ký hiệu 03, ký hiệu 04, ký hiệu 05, ký hiệu 06: không phải được chế tác từ Ngà voi. 22: là nanh động vật.

+ Các mẫu vật có ký hiệu 07, ký hiệu 08, ký hiệu 09, ký hiệu 10, ký hiệu 11, ký hiệu 12, ký hiệu 13, ký hiệu 14, + Các mẫu vật có ký hiệu 15, ký hiệu 16, ký hiệu 17, ký hiệu 18, ký hiệu 19, ký hiệu 20, ký hiệu 21: là móng Hổ. Tổng khối lượng: 121,6647 gam.

+ Các mẫu ký hiệu 23: là lông động vật.

- ngày 03/6/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định trưng cầu Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viên han lâm Khoa hoc va Công nghê Viêt Nam giám định toan bô tang vật tam giư va niêm phong cua Nguyễn Thị Linh M. Tai ban Kết luân giam định đông vật số 931/STTNSV ngày 13/7/2022 cua Viên Sinh thái và Tài nguyên sinh vật kết luân:

Xác định tên loài cho mẫu vật + Mẫu vật để trong túi ký hiệu 15 có: 02 (hai) móng loài Hổ có tên khoa học Panthera tigris; 02 (hai) móng loài Sư tử có tên khoa học Panthera leo và 01 (một) móng không có kết quả giải trình T1D nên không có cơ sở xác định móng của loài động vật nào.

+ Mẫu vật để trong túi ký hiệu 16 có: 05 (năm) móng loài Gấu ngựa có tên khoa học Ursus thibetanus.

+ Mẫu vật để trong túi ký hiệu 17 có: 04 (bốn) móng loài Gấu chó có tên khoa học Helarctos malayanus.

+ Mẫu vật để trong túi ký hiệu 18 có: 01 (một) móng loài Báo hoa mai có tên khoa học Panthera pardus và 03 (ba) móng loài Linh miêu Á-Âu có tên khoa hoạt Lynx lynx.

+ Mẫu vật để trong túi ký hiệu 19 có: 02 (hai) móng loài Gấu chó có tên khoa học Helarctos malayanus.

+ Mẫu vật để trong túi ký hiệu 20 có: 02 (hai) móng loài Gấu ngựa có tên khoa học Ursus thibetanus.

+ Mẫu vật để trong túi ký hiệu 21 có: 03 (ba) móng loài Gấu ngựa có tên khoa học Ursus thibetanus.

Xác định tình trạng bảo tồn theo quy định của pháp luật + Loài Gấu chó có tên trong Phụ lục I, Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/07/2019 của Chính phủ. Loài Gấu chó có tên trong Nhóm IB, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/09/2021 của Chính phủ. Loài Gấu chó có tên trong Phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam + Loài Gấu ngựa có tên trong Phụ lục I, Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/07/2019 của Chính phủ. Loài Gấu ngựa có tên trong Nhóm IB, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiểm, ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/09/2021 của Chính phủ. Loài Gấu ngựa có tên trong Phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam + Loài Hổ có tên trong Phụ lục I, Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/07/2019 của Chính phủ. Loài Hổ có tên trong Phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB-CTVN- HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam + Loài Sư tử có tên trong Phụ lục II (quần thể của châu Phi), Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), ban hành hành kèm theo Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019, của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Loài Linh miêu Á-Âu có tên trong Phụ lục II (Tất cả các loài thuộc họ Mèo Felidae), Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019, của Cơ quan, quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngày 28/02/2023 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định trưng cầu giám định đối với 66 vật có hình dạng nanh động vật.

Tại bản kết luận giám định động vật số 341/STTNSV ngày 21/3/2023 của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam kết luận:

- Tai Bản kết luận giám định động vật, số: 341/STTNSV ngày 21 tháng 03 năm 2023 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam, đối với 66 (sau mươi sau) vật có hình dạng nanh động vật:

+ 56 (năm mươi sau) vật có dáng hình nanh động vật trong túi có số thứ tự 07, 08, 09, 10, 12, 13 và14 (theo bảng kê sản phẩm ngày 31/3/2022) là răng nanh loài Lợn có tên khoa học là Susscrofa. Loài lợn không có tên trong các Danh mục loài động vật  nguy cấp, quý, hiếm của chính phủ và công ước CITES;

+ 04 (bốn) vật co hinh nanh động vật trong tui co số thứ tự 11 (theo bang kê san phâm ngày 31/3/2022) là răng nanh Loài Hà mã lớn có tên khoa hoc Hippotamus amphibius. Loài Hà mã lớn có tên trong Phụ lục II, Danh mục loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thưc vật hoang dã nguy cấp (CITES) ban hành kèm theo Thông báosố 25/TB-CTVN ngày 17/02/2023 cua Cơ quan quản lý CITES Viêt Nam;

+ 06 (sau) vật có hình nanh động vật trong tui số thứ tự 22 (theo bảng kê sản phẩm ngày 31/3/2022) là răng động vật, tuy nhiên phân tich ADN không có kết qua nên không co cơ sơ khoa hoc đê kết luân răng cua loai động vật nao.

Tại phiên tòa bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội đúng như nội dung bản cáo trạng đã truy tố, bị cáo đồng ý với Ban Kết luân giam định đông vật số 2614/KL-KTHS ngày 23/5/2022 cua Phân Viện KHHS tại thành phố Hồ Chí Minh - Bộ Công an; Ban Kết luân giam điṇh đông vật số 931/STTNSV ngày 13/7/2022 cua Viên Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Bản kết luận giám định động vật, số: 341/STTNSV ngày 21 tháng 03 năm 2023 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam, không có ý kiến gì.

Tại Cáo trạng số: 51/CT-VKS-P3 ngày 26/4/2023 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã truy tố bị cáo Nguyễn Thị Linh M về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 244 Bộ luật hình sự.

Tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột sau khi phân tích đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Thị Linh M, đồng thời giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo Nguyễn Thị Linh M theo bản cáo trạng số 51/CT-VKS-P3 ngày 26/4/2023 và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 1 Điều 244; điểm o, s khoản 1, Điều 51; Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Linh M từ 01 năm 06 tháng đến 02 năm tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách từ 03 năm đến 04 năm.

* Các biện pháp tư pháp: Áp dụng các Điều 46, Điều 47, Điều 48 Bộ luật Hình sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Tuyên tịch thu tiêu huỷ: 02 (hai) móng loài Hổ, 01 (một) móng loài Báo hoa mai, 06 (sáu) móng loài Gấu chó, 10 (mười) móng loài Gấu ngựa là sản phẩm của những loài có tên trong Phụ lục I, Danh mục loài Nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/07/2019 của Chính phủ.

Chấp nhận việc Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Quyết định số 234/QĐ-XPVPHC ngày 20/4/2023 về hành vi tàng trữ 160 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; 04 răng nanh loài Hà mã Hippotamus amphibius, 03 móng loài Linh miêu Á-Âu, 02 móng loài Sư tử có tên khoa học Panthera leo đối với Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc C.

Các vấn đề khác đề nghị chấp nhận theo nội dung cáo trạng.

Tại phiên tòa bị cáo Nguyễn Thị Linh M không tranh luận gì với Đại diện Viện kiểm sát, chỉ xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk va Điều tra viên; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk va Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo và nhưng ngươi tham gia tố tung không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi của mình đã thực hiện. Lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và phù hợp với các tài liệu thu thập được có trong hồ sơ vụ án. Vì vậy, có đủ căn cứ kết luận: Do ý thức coi thường pháp luật, vì động cơ tư lợi cá nhân, nên trong khoảng thời gian từ tháng 3/2022, Nguyễn Thị Linh M đã có hành vi mua bán và tàng trữ trái phép 02 (hai) móng loài Hổ, 01 (một) móng loài Báo hoa mai, 06 (sáu) móng loài Gấu chó, 10 (mười) móng loài Gấu ngựa là sản phẩm của những loài có tên trong Phụ lục I, Danh mục loài Nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/07/2019 của Chính phủ. Đến ngày 31/3/2023 thì bị Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk kiểm tra, phát hiện và xử lý.

Hành vi của bị cáo đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 244 Bộ luật hình sự.

Điều 244 Bộ Luật Hình sự quy định:

“1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

…… b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;

……”.

Do đó, Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã truy tố bị cáo Nguyễn Thị Linh M về tội: “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo điểm b khoản 1 Điều 244 Bô luât hinh sư là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

[3] Xét tính chất mức độ hành vi của bị cáo gây ra là nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi của bị cáo xâm phạm đến chế độ quản lý của nhà nước về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội, gây ra mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học. Nhiều loài động vật hoang dã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc tới bên bờ của sự tuyệt chủng, làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Bị cáo Nguyễn Thị Linh M là người có đủ khả năng nhận thức và điều khiển đựơc hành vi của mình. Do vậy, bị cáo phải biết được động vật hoang dã gồm như:

Hổ, Báo hoa mai, Gấu chó, Gấu ngựa… là sản phẩm của những loài có tên trong Phụ lục I, Danh mục loài Nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/07/2019 của Chính phủ, nhưng với mục đích hám lợi muốn có tiền nhanh chóng bị cáo đã mua các sản phẩm từ những loại động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói trên nhằm mục đích bán lại kiếm lờ i. Bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, do đó bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với tính chất, mức độ hành vi mà bị cáo gây ra.

[4] Về tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo:

Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Tại thời điểm phạm tội bị cáo 74 tuổi, thuộc trường hợp người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; Trong giai đoạn điều tra, truy tố và tại phiên tòa hôm nay, bị cáo thể hiện thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình, đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm o, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự mà Hội đồng xét xử cần áp dụng khi quyết định hình phạt, thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của pháp luật đối với người phạm tội.

Căn cứ tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo như đã nhận định trên, xét thấy: Bị cáo Nguyễn Thị Linh M có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự, có nhân thân tốt, có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng nên Hội đồng xét xử không cần thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội mà cho bị cáo cải tạo ngoài đời sống xã hội dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền địa phương kết hợp với gia đình cũng đủ tác dụng giáo dục, răn đe bị cáo thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Xét thấy bị cáo là người cao tuổi nên không áp dụng hình phạt tiền đối với bị cáo.

[5] Các biện pháp tư pháp: Áp dụng các Điều 46, Điều 47, Điều 48 Bộ luật Hình sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Quá trình điều tra xác định vật chưng vu an tam giư sau giám định gồm:

+ 02 (hai) móng Hổ có tên khoa học Panthera tigris. Loài Hổ có tên trong Phụ lục I, Danh mục loài Nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/07/2019 của Chính phủ. Loài Hổ có tên trong phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

+ 01 (một) móng loài Báo hoa mai có tên khoa học Panthera pardus, có tên trong Phụ lục I, Danh mục loài Nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ.

+ 06 (sáu) móng loài Gấu chó có tên khoa học Helarctos malayanus có tên trong Phụ lục I, Danh mục loài Nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/07/2019 của Chính phủ. Loài Gấu chó có tên trong nhóm IB, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2019 của Chính phủ. Loài Gấu chó có tên trong phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

+ 10 (mười) móng Gấu ngựa có tên khoa học Ursus thibetanus, có tên trong Phụ lục I, Danh mục loài Nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/07/2019 của Chính phủ. Loài Gấu ngựa có tên trong nhóm IB, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2019 của Chính phủ. Loài Gấu chó có tên trong phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

Đây là sản phẩm của những loài có tên trong Phụ lục I, Danh mục loài Nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/07/2019 của Chính phủ. Ngoài ra, loài Gấu chó và Gấu ngựa có tên trong nhóm IB, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2019 của Chính phủ; loài Hổ, Gấu chó, Gấu ngựa có tên trong Phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam. Đây là vật chứng của vụ án nên cần tịch thu, tiêu huỷ.

Đối với 169 (một trăm sáu chín) sản phẩm, gồm: 02 (hai) móng loài Sư tử có tên khoa học Pantherla leo; 03 (ba) móng loài Linh miêu Á-Âu; 56 (năm mươi sáu) là răng nanh loài Lợn có tên khoa học Sus scrofa; 04 (bốn) vật có hình nanh động vật là rang nanh loài Hà mã lớn có tên khoa học Hippotamus amphibious; 06 (sáu) vật có hình nanh động vật không rõ của loại nào; 01 (một) sản phẩm là móng động vật không rõ loại nào; 35 (ba mươi lăm) sản phẩm không phải được chế tác từ ngà Voi; 62 (sáu mươi hai) sản phẩm là lông động vật, các sản phẩm nêu trên không phải là sản phẩm của những loài động vật hoang dã có tên trong nhóm IB, Danh mục động vật rừng, nguy cấp, quý, hiếm hoặc Phụ lục I, Danh mục loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, chưa đến mức phải xử lý hình sự đã được Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Đắk Lắk ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 234/QĐ-XPHC, ngày 20/4/2023 nên không đề cập giải quyết.

Đối với 01 tủ bằng kim loại, là nơi bị cáo M dùng để cất giấu 02 (hai) móng loài Hổ, 01 (một) móng loài Báo hoa mai, 06 (sáu) móng loài Gấu chó, 10 (mười) móng loài Gấu ngựa. Đây là công cụ bị cáo M dùng vào việc phạm tội nên cần tiến hành thu giữ. Tuy nhiên, cơ quan cảnh sát môi trường không tiến hành thu giữ tủ kính dùng để chứa các sản phẩm nêu trên. Qua xác minh và làm việc với bị cáo M, xác định tủ kính này đã cũ bị vỡ không còn tính năng sử dụng nên bị cáo M đã đem vứt bỏ trước nhà để xe chuyên dụng của đơn vị vệ sinh môi trường chở đi tập kết ở bãi rác nhưng ở bãi rác nào thì bị cáo M không biết nên không thể tiến hành thu giữ được.

[6] Các tình tiết khác:

Đối với việc ông Nguyễn Văn S1 là chủ Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc C, nhưng từ ngày 11/02/2017 đã ủy quyền cho bị cáo M quản lý mọi hoạt động kinh doanh, khi bị cáo M đã mua, tàng trữ các sản phẩm từ những loại động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thì ông S1 không biết. Vì vậy, Cơ quan điều tra không đề cập xử lý đối ông S1 là phù hợp.

Đối với hành vi của anh Nguyễn Minh V là người phụ giúp bị cáo M trong việc kinh doanh vàng bạc, khi bị cáo M đã mua, tàng trữ các sản phẩm từ những loại động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thì anh V không biết, nên Cơ quan điều tra không đề cập xử lý đối anh V là phù hợp.

Đối với hành vi của chị Vũ Thị Mỹ H là nhân viên của Doanh nghiệp Tư nhân vàng bạc C, trực tiếp thực hiện công việc mua bán vàng bạc tại quầy bán hàng. Còn việc bị cáo M đã mua, tàng trữ các sản phẩm từ những loại động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thì H không biết, nên Cơ quan điều tra không đề cập xử lý đối chị H là phù hợp.

[7] Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột thực hành quyền công tố tại phiên tòa đề nghị mức hình phạt đối với bị cáo, trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng là phù hợp, nên HĐXX cần chấp nhận.

[8] Về án phí: Bị cáo Nguyễn Thị Linh M là người cao tuổi nên thuộc trường hợp được miễn án phí hình sự sơ thẩm.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

 Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 244; điểm o, s khoản 1 Điều 51; khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

1. Tuyên bố : Bị cáo Nguyễn Thị Linh M phạm tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Linh M 02 (Hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 04 (Bốn) năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.Giao bị cáo Nguyễn Thị Linh M cho Ủy ban nhân dân phường T, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo trong thời gian thử thách.

Trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

2. Về xử lý vật chứng: Áp dụng các Điều 46, Điều 47, Điều 48 Bộ luật Hình sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Tịch thu, tiêu huỷ: 02 (hai) móng loài Hổ, 01 (một) móng loài Báo hoa mai, 06 (sáu) móng loài Gấu chó, 10 (mười) móng loài Gấu ngựa là sản phẩm của những loài có tên trong Phụ lục I, Danh mục loài Nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/07/2019 của Chính phủ.

(Vật chứng có đặc điểm như Biên giao nhận vật chứng ngày 26/4/2023 giữa Công an tỉnh Đắk Lắk và Chi cục thi hành án dân sự thành phố Buôn Ma Thuột).

3. Về án phí: Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Miễn án phí hình sự sơ thẩm cho bị cáo Nguyễn Thị Linh M.

4. Quyền kháng cáo: Bị cáo có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án sơ thẩm trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết hợp lệ

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

405
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 181/2023/HS-ST về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Số hiệu:181/2023/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thành phố Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 30/06/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;