Bản án 178/2018/HS-ST ngày 16/10/2018 về tội bắt, giữ người trái pháp luật

TÒA ÁN NHA dân THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU

BẢN ÁN 178/2018/HS-ST NGÀY 16/10/2018 VỀ TỘI BẮT, GIỮ NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT

Ngày 16 tháng 10 năm 2018, tại trụ sở Toà án nhA dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 146/2018/TLST-HS ngày 25 tháng 7 năm 2018 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 611/2018/QĐXXST-HS ngày 10 tháng 9 năm 2018 đối với các bị cáo:

- Bị cáo thứ nhất: Nguyễn Hải Â, sinh năm: 1992, tại tỉnh C (vắng mặt). Nơi đăng ký thường trú: Ấp Cái Su, xã Hòa Tân, thành phố C, tỉnh C; tạm trú: Khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Tr Văn, tỉnh C; nghề nghiệp: Làm biển; trình độ học vấn: 6/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Văn D (đã chết) và bà Nguyễn Thị Kim Th; chưa có vợ và con; tiền án: Không; tiền sự: Không; đầu thú: Ngày 27/12/2017; cấm đi khỏi nơi cư trú: Ngày 26/02/2018 đến nay.

- Bị cáo thứ hai: Huỳnh Hoàng A, sinh năm: 1996, tại Trà V (có mặt). Nơi đăng ký thường trú: Ấp Cái Đôi, xã Long Khánh, huyện D Hải, tỉnh TV; tạm trú: Khóm 8, thị trấn Sông Đốc, huyện Tr Văn, tỉnh C; nghề nghiệp: Làm biển; trình độ học vấn: 6/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Huỳnh Văn V và bà Hớn Thị Ch; chưa có vợ và con; tiền án: Không; tiền sự: Không; đầu thú: Ngày 27/12/2017; cấm đi khỏi nơi cư trú: Ngày 26/02/2018 đến nay.

- Bị cáo thứ ba: Lê Khải L; tên gọi khác: Lùn, sinh năm: 1998, tại tỉnh C (có mặt). Nơi đăng ký thường trú: Khóm 6B, thị trấn Sông Đốc, huyện Tr Văn, tỉnh C; nghề nghiệp: Làm biển; trình độ học vấn: 4/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lê Văn Đ và bà Nguyễn Kim L; chưa có vợ và con; tiền án: Không; tiền sự: Không; đầu thú: Ngày 27/12/2017; cấm đi khỏi nơi cư trú: Ngày 26/02/2018 đến nay.

- Bị cáo thứ tư: Phan Quốc Tr; tên gọi khác: Mèo, sinh ngày 20 tháng 3 năm 2000, tại tỉnh C (có mặt). Tính đến ngày bị cáo thực hiện hành vi phạm tội bị cáo 17 tuổi 09 tháng 06 ngày.

Nơi đăng ký thường trú: Khóm 8, thị trấn Sông Đốc, huyện Tr Văn, tỉnh C; nghề nghiệp: Làm biển; trình độ học vấn: 7/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Phan Hồng S và bà Nguyễn Thị D; chưa có vợ và con; tiền án: Không; tiền sự: Không; đầu thú: Ngày 28/12/2017; cấm đi khỏi nơi cư trú: Ngày 26/02/2018 đến nay.

- Người bào chữa cho bị cáo Phan Quốc Tr: Ông Đặng Minh Hải, là Luật sư cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau bào chữa cho Phan Quốc Tr (có mặt).

- Bị hại: Anh Hồ Trọng D, sinh ngày 28/10/2001 (xin vắng mặt). Địa chỉ cư trú: Ấp 2, xã Tân Thành, thành phố C, tỉnh C.

- Người đại diện hợp pháp của bị hại:

Anh Hồ Thanh M, sinh năm: 1980 (xin vắng mặt). Chị Trần Cẩm Đ, sinh năm: 1979 (có mặt).

Cùng địa chỉ cư trú: Ấp 2, xã Tân Thành, thành phố C, tỉnh C.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng 16 đến 17 giờ ngày 26/12/2017, Nguyễn Hải  tổ chức nhậu tại nhà của mình thuộc ấp Cái Su, xã Hòa Tân, thành phố C. Trong lúc nhậu có Huỳnh Hoàng A, Phan Quốc Tr, Lê Khải L, Trần Chí H, Nguyễn Hải Á em ruột của Â, Nguyễn Quốc T và một người tên là Th cùng nơi thường trú với Â; đến khoảng 18 giờ thì nghỉ nhậu. A rủ cả nhóm đến nhà ông Hớn Văn D là cậu của A ở ấp Cây Trâm, xã Định Bình, thành phố Cà Mau để nhậu tiếp thì tất cả đồng ý.

Khi đi thì  chở T bằng xe mô tô của H; H điều khiển xe mô tô chở Tr và L; Bé Lam em ruột của  cùng A đi xe mô tô khách. Khi đến bến phà cua Chệch Hậu để qua sông thì số người bên nhóm của  gặp Hồ Tr D cùng đi chung chuyến phà để sang Quốc lộ 1A.

Sau khi qua sông, A điều khiển xe mô tô của Hoài chở Tr, Â điều khiển xe mô tô hiệu sirius biển số 69B1-133.44 chở Tuyển chạy trước tìm xe mô tô khách; còn Hoài, Lam, L đứng đợi xe mô tô khách. Khi A điều khiển xe được vài trăm mét phát hiện có Công an nên xuống xe cho Tr dẫn bộ, lúc này tại trụ sở ấp Cây

Trâm A, xã Định Bình lực lượng Công an xã đang trực và có 02 đồng chí Công an xã đến yêu cầu A xuất trình giấy tờ xe. A thấy vậy liền nói “Xe này dẫn mà cũng bắt nữa hả” Công an xã trả lời “Chúng tôi nghi ngờ chiếc xe này”, do vậy A cự cải với lực lượng Công an xã. Sau đó A gọi cho Hoài mang giấy tờ lại đưa cho đồng chí Công an xã và lực lượng Công an xã yêu cầu A xuất trình bằng lái xe thì A nói “Xe dẫn bộ mà bằng lái gì” thì bên phía A tiếp tục cự cải với lực lượng Công an. Lực lượng Công an xã yêu cầu A, Â, L, Tr dẫn xe về trụ sở ấp Cây Trâm A để làm việc. Khi về gần tới trụ sở ấp Cây Trâm A thì nhóm của  bị một nhóm người không rõ lai lịch dùng chai, lọ, gạch đuổi đánh nhóm của Â. Thấy vậy, Hoài dùng xe biển số 69B-133.44 chở Tr và L bỏ chạy lên cây xăng Bộ đội Biên Phòng, xã Tắc Vân để Tr, L đứng đợi, còn Hoài quay lại đón A,  và đưa đến cây xăng gặp L và Tr, sau đó Hoài điều khiển xe bỏ đi.

Khoảng hơn 19 giờ cùng ngày, D chạy xe mô tô biển số 69B1-25399 đến cây xăng Bộ đội Biên phòng thuộc ấp 1, xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau thì gặp L, Tr, Â, A. Khi thấy D,  cho rằng D thuộc nhóm những người vừa đánh mình nên  nảy sinh ý định bắt D đưa lên xe để đánh trả thù. Ngay lúc đó, có một chiếc xe taxi biển số 69A-014.57 của hãng Mai Linh do tài xế Trịnh Thanh Nhựt điều khiển chạy đến gần cây xăng,  vẫy tay kêu tài xế cho xe lùi lại.  liền kêu Tr cởi áo khoác trùm đầu D và kêu L, A kè hai bên D, còn  thì mở cửa xe. Tất cả đồng ý và làm theo yêu cầu của  bắt D đưa vào trong xe taxi. Khi lên xe, Tr ngồi ghế trước ngang tài xế, còn L, Â, A vào băng ghế sau và đè D nằm trên đùi của A, chân của D hướng ra cửa bên phải và kêu tài xế chạy về hướng Bạc Liêu. Trên đường đi, A nghe chuông điện thoại của D reo nên A lấy điện thoại của D ra tháo pin rồi để lại vào túi quần của D. Quá trình trong xe thì L, A đè D để cho Tr,  đánh D đến bất tỉnh. Khi xe chạy qua vòng xoay thuộc thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu thì nhóm của  thấy vắng người, kêu tài xế dừng xe lại,  mở cửa xe đẩy D xuống lề đường. Quãng đường đi thì nhóm của  không xác định được, nhưng xác định được việc bắt giữ D khoảng 01 giờ đồng hồ ở trên xe. Sau khi đẩy D xuống xe,  kêu tài xế quay về hướng Quãng Lộ Phụng Hiệp để về Cà Mau. Khi về đến bến xe Đồng Tâm, Nhựt kêu nhóm  xuống xe và lấy 700.000đ tiền công. Sau đó, cả nhóm  tiếp tục đón xe taxi hãng Đất Mũi về thị trấn Sông Đốc. Đến trưa ngày 27/12/2017, Â, A, L đến Công an thành phố Cà Mau đầu thú và thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình; đến ngày 28/12/2017, Tr cũng đến Công an thành phố Cà Mau đầu thú và giao nộp chiếc áo khoác đã trùm đầu D.

Sau khi sự việc xảy ra, Công an xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau đã tạm giữ xe mô tô 69B1-253.99 của D tại ngang cây xăng Bộ đội Biên phòng thuộc ấp1, xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau. Đến 21 giờ ngày 26/12/2017, D được gia đình đến đón và đưa đến Công an xã Tắc Vân trình báo.

- Vật chứng đã thu giữ và xử lý:

+ 01 xe mô tô biển số 69B1-25399 của D đã được Cơ quan điều tra trao trả cho D ngày 06/02/2018.

+ 01 chiếc áo khoác không nhãn hiệu, dài tay, màu đỏ và xám, áo có dây kéo từ dưới lên cổ áo, hai bên có hai túi áo, hiện đang lưu kho chờ xử lý.

- Về dân sự:

Quá trình điều tra, Â, Tr, A, L thoả thuận mỗi người góp 1.000.000đ để đưa cho D và D nhận xong, tại phiên tòa, chị Đ là mẹ D yêu cầu các bị cáo bồi thường thêm mỗi người 1.000.000đ.

Đối với D, tuy có xay xát trong quá trình bị đánh nhưng trong đơn trình bày ngày 12/01/2018, D xác định mình chỉ bị thương tích ở phần mềm nên không yêu cầu giám định và xin bãi nại cho các bị cáo Â, A, Tr, L.

Tại cáo trạng số: 147/CT-VKS ngày 23/7/2018 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã truy tố Nguyễn Hải Â, Huỳnh Hoàng A, Lê Khải L, Phan Quốc Tr về tội “Bắt người trái pháp luật” theo khoản 1 Điều 123 của Bộ luật hình sự năm 1999.

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vẫn giữ nguyên quyết định truy tố đối với Â, A, L, Tr theo cáo trạng số: 147/CT-VKS ngày 23/7/2018 và đề nghị:

- Về tội danh: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Hải Â, Huỳnh Hoàng A, Lê Khải L, Phan Quốc Tr phạm tội “Bắt người trái pháp luật”.

- Về hình phạt: Căn cứ Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội; khoản 1 Điều 123; điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 69; Điều 74 của Bộ luật hình sự 1999: Xử phạt bị cáo  từ 09 đến 12 tháng tù; bị cáo A từ 06 đến 09 tháng tù; bị cáo L từ 06 đến 09 tháng tù; bị cáo Tr từ 03 đến 06 tháng tù.

- Về trách nhiệm dân sự: Tại phiên tòa, đại diện hợp pháp của bị hại yêu cầu mỗi bị cáo bồi thường cho bị hại 1.000.000đ nên đề nghị chấp nhận.

- Về xử lý vật chứng: Tịch thu tiêu huỷ 01 chiếc áo khoác không nhãn hiệu, dài tay, màu đỏ và xám, áo có dây kéo từ dưới lên cổ áo, hai bên có hai túi áo.

Ý kiến của người bào chữa cho bị cáo Tr: Thống nhất quan điểm truy tố về tội danh đối với bị cáo Tr. Tuy nhiên, mức hình phạt đại diện Viện kiểm sát đề nghị đối với Tr là nặng, bởi vì do xuất phát từ việc hiểu nhầm D là nhóm đuổi đánh nhóm của Tr và D cũng có cự cải với  nên  kêu Tr lấy áo khoác trùm bắt D; khi phạm tội, Tr là người chưa thành niên nên việc áp dụng hình phạt tù rất cân nhấc đồng thời pháp luật hình sự cũng rất khoan hồng, nhân đạo khi xử lý người chưa thành niên. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với Tr là phù hợp.

Ý kiến đại diện hợp pháp của bị hại yêu cầu giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo và yêu cầu mỗi bị cáo bồi thường cho bị hại 1.000.000đ.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Trong quá trình điều tra, truy tố, bị cáo, bị hại và đại diện hợp pháp của bị hại không khiếu nại gì về các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên. Hội đồng xét xử xét thấy các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố là hợp pháp, được thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.

[2] Việc vắng mặt bị cáo  và bị hại D tại phiên tòa, Hội đồng xét xử xét thấy quá trình điều tra, lời khai của bị cáo Â, bị hại D đã đầy đủ, rõ ràng; Tòa án cũng đã tống đạt đầy đủ, hợp lệ các văn bản tố tụng cho bị cáo Â, còn bị hại D đã có đơn xin vắng mặt. Việc vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của họ không gây trở ngại cho việc xét xử. Do vậy, Hội đồng xét xử căn cứ điểm d khoản 2 Điều 290, khoản 1 Điều 292 của Bộ luật Tố tụng hình sự tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo  và bị hại D theo luật định.

[3] Tại phiên toà, bị cáo Huỳnh Hoàng A, Lê Khải L, Phan Quốc Tr thừa nhận do nhầm tưởng anh D là nhóm đã đuổi đánh nhóm mình tại khu vực ấp Cây Trâm A, xã Định Bình, thành phố Cà Mau nên  nảy sinh ý định bắt D đưa lên xe để đánh trả thù. Ngay lúc đó, có một chiếc xe taxi biển số 69A-014.57 của hãng Mai Linh do tài xế Trịnh Thanh Nhựt điều khiển chạy đến gần cây xăng,  vẫy tay kêu tài xế cho xe lùi lại.  liền kêu Tr cởi áo khoác trùm đầu D và kêu L, A kè hai bên D, còn  thì mở cửa xe. Tất cả đồng ý và làm theo yêu cầu của  bắt D đưa vào trong xe taxi, việc bắt, giữ D được thực hiện từ cây xăng Bộ đội Biên phòng thuộc ấp 1, xã Tắc VA, thành phố Cà Mau đến vòng xoay thuộc thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, thời gian khoảng 01 giờ đồng hồ. Quá trình trong xe, L, A đè D để cho Tr,  đánh D đến bất tỉnh. Khi xe chạy qua vòng xoay thuộc thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu thì nhóm của  thấy vắng người, kêu tài xế dừng xe lại,  mở cửa xe đẩy D xuống lề đường đúng như nội dung Cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy tố.

[4] Xét lời khai nhận của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai của các bị cáo tại Cơ quan điều tra, phù hợp lời khai của người bị hại, người làm chứng cũng như các tài liệu, chứng cứ khác có tại hồ sơ vụ án, phù hợp với quá trình diễn biến hành vi phạm tội của các bị cáo. Hành vi của các bị cáo là bắt anh D đưa lên xe taxi rồi giữ và đánh anh D từ xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau đến địa phận thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu trong khi các bị cáo không có thẩm quyền thực hiện việc bắt, giữ và anh D cũng không phải là đối tượng phạm tội quả tang hay bị truy nã, việc các bị cáo bắt anh D nhằm mục đích đánh trả thù do nhầm tưởng anh D là nhóm đuổi đánh mình trước đó. Xét hành vi bắt, giữ người trái pháp luật của các bị cáo đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nói riêng, quyền tự do, dân chủ của công dân nói chung, được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Do đó, bất kỳ người nào xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân thông qua hành vi bắt, giữ người trái pháp luật, thì tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đều phải bị nghiêm trị. Các bị cáo có hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do hoạt động, tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với những quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục nên các bị cáo phải gánh chịu hậu quả mà bản thân các bị cáo gây nên.

[5] Hậu quả của việc các bị cáo bắt, giữ anh D đã gây ra không những ảnh hưởng tiêu cực không tốt không chỉ đối với người bị bắt, giữ trái pháp luật, mà còn đối với cả người thân, gia đình anh D nên hành vi của bị cáo đã cấu thành tội bắt, giữ người trái pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Bộ luật hình sự năm 1999. Do đó, nhận thấy việc truy tố và đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cà Mau đối với các bị cáo là có căn cứ, đúng quy định. Khi thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, các bị cáo thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Do đó, các bị cáo phải gánh chịu toàn bộ hậu quả do bản thân các bị cáo gây ra.

[6] Hành vi của các bị cáo gây ra là nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do, dân chủ của công dân được pháp luật bảo vệ, vi phạm pháp luật hình sự, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an ở địa phương, gây hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân. Khi bắt, giữ và đánh anh D, các bị cáo phải biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, bản thân mình không được phép bắt, giữ người khác, nhưng các bị cáo vẫn cố ý thực hiện vì mục đích tư thù cá nhân mà các bị cáo bất chấp thủ đoạn, xem thường pháp luật nên các bị cáo phải bị pháp luật nghiêm trị.

[7] Trong vụ án này, tuy bị cáo  là người chủ mưu, cầm đầu, xúi giục các bị cáo A, L, Tr thực hiện việc bắt, giữ anh D nhưng giữa các bị cáo không có sự bàn bạc, lên kế hoạch, phân công vai trò, chuẩn bị công cụ, phương tiện, bố trí lực lượng phạm tội mà chỉ thực hiện theo sự bộc phát nên hành vi của các bị cáo là đồng phạm giản đơn, không có tổ chức. Song, xét vai trò của  là người chủ mưu, cầm đầu, xúi giục, ra hiệu cho A, L, Tr thực hiện việc bắt, giữ anh D đưa lên xe, đồng thời khi lên xe, bị cáo  và Tr đánh anh D đến ngất xỉu nên bị cáo  phải chịu hình phạt nặng hơn các bị cáo còn lại. Đối với bị cáo A có hành động xốc tay anh D lôi kéo lên xe, khi trong xe, bị cáo tháo pin, tắt nguồn điện thoại anh D sợ người khác phát hiện, đè anh D nằm trên đùi A cho  và Tr đánh anh D nên hình phạt đối với bị cáo có phần nặng kế tiếp bị cáo Â. Bị cáo L chỉ có hành động xốc tay anh D kéo lên xe theo sự ra hiệu của bị cáo Â, sau đó không có hành động nào khác, đồng thời ông ngoại bị cáo là người có công cách mạng, là thương binh hạng 4/4 nên hình phạt áp dụng cho bị cáo phải có phần nhẹ hơn. Bị cáo Tr là người tích cực và trực tiếp thực hành, tham gia dùng áo khoác trùm lên đầu để bắt anh D và khi lên xe, bị cáo cùng bị cáo  đánh anh D đến bất tỉnh. Do đó, người bào chữa cho bị cáo đề nghị cho bị cáo hưởng hình phạt cải tạo không giam giữ là chưa tương xứng với, tính chất, mức độ hành vi của bị cáo gây ra.

Vì vậy, cần có mức án tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo, nhằm đảm bảo tính giáo dục, răn đe, trừng trị và phòng ngừa chung cho xã hội.

[8] Tuy nhiên, trong lúc lượng hình, Hội đồng xét xử có xem xét các tình tiết quá trình điều tra cũng như tại tòa hôm nay, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; sau khi phạm tội, các bị cáo đã chủ động đến Cơ quan điều tra đầu thú; các bị cáo thoả thuận khắc phục hậu quả cho bị hại; các bị cáo phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm Tr; ông ngoại bị cáo L có công với Cách mạng, là thương binh hạng 4/4; khi phạm tội, bị cáo Tr là người chưa thành niên; các bị cáo có nhA thA tốt và được bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo; bị cáo  xúi giục bị cáo Tr là người chưa thành niên phạm tội. Do đó, các bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm b, h, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự năm 1999. Bị cáo  bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm n khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 1999.

[9] Về trách nhiệm dân sự: Các bị cáo đã góp mỗi người số tiền 1.000.000đ để khắc phục cho bị hại. Tại phiên tòa, đại diện bị hại yêu cầu các bị cáo mỗi người bồi thường tiếp cho bị hại 1.000.000đ, các bị cáo thống nhất nên được chấp nhận là phù hợp.

[10] Án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm buộc các bị cáo phải chịu theo quy định.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017; căn cứ khoản 1 Điều 123; điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 69; Điều 74 của Bộ luật hình sự năm 1999; căn cứ vào Điều 106; Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự; căn cứ Điều 584, Điều 592 của Bộ luật dân sự; Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

- Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Hải Â, Huỳnh Hoàng A, Lê Khải L (Lùn), Phan Quốc Tr (Mèo) phạm tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

- Xử phạt bị cáo Nguyễn Hải  09 (chín) tháng tù. Thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo vào trại chấp hành án.

- Xử phạt bị cáo Huỳnh Hoàng A 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo vào trại chấp hành án.

- Xử phạt bị cáo Lê Khải L (Lùn) 05 (năm) tháng tù. Thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo vào trại chấp hành án.

- Xử phạt bị cáo Phan Quốc Tr (Mèo) 04 (bốn) tháng tù. Thời hạn tù được tính từ ngày bị cáo vào trại chấp hành án.

- Tịch thu tiêu huỷ 01 chiếc áo khoác không nhãn hiệu, dài tay, màu đỏ và xám, áo có dây kéo từ dưới lên cổ áo, hai bên có hai túi áo. Hiện Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Cà Mau đang quản lý.

- Buộc các bị cáo Â, A, L, Tr, mỗi bị cáo bồi thường cho anh D số tiền 1.000.000đ (Bốn bị cáo 4.000.000đ).

- Án phí hình sự sơ thẩm buộc mỗi bị cáo phải chịu 200.000đ; án phí dân sự sơ thẩm buộc mỗi bị cáo phải chịu 300.000đ (chưa nộp).

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bị cáo A, L, Tr có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Bị cáo Â, bị hại D có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

543
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 178/2018/HS-ST ngày 16/10/2018 về tội bắt, giữ người trái pháp luật

Số hiệu:178/2018/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thành phố Cà Mau - Cà Mau
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 16/10/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;