Bản án 15/2019/DS-ST ngày 25/04/2019 về tranh chấp hợp đồng hợp tác bán hàng

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ B, TỈNH BẮC GIANG

BẢN ÁN 15/2019/DS-ST NGÀY 25/04/2019 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG HỢP TÁC BÁN HÀNG

Trong ngày 25 tháng 4 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố B mở phiên toà xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 11/2017/TLST-DS ngày 07/02/2017 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 13/2019/QĐXXST-DS ngày 15/3/2019 và Quyết định hoãn phiên tòa số 15/2019/QĐST-DS ngày 02/4/2019 giữa:

+ Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1963.

ĐKHKTT và chỗ ở: khu 2, thị trấn P, huyện K, tỉnh Hải Dương (Có mặt).

+ Bị đơn: Công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam.

Địa chỉ đăng ký trụ sở: N24, khu dân cư sỹ quan, Quân đoàn 2, đường H kéo dài, phường D, thành phố B, tỉnh Bắc Giang.

Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn C – Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị- Công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam.

Đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng: Ông Trần Văn V, chuyên viên Công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam (Vắng mặt).

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Nguyễn Thanh T, là luật sư thuộc Công ty Luật TNHH ICC Việt Nam- Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Địa chỉ: Phòng 3B03, tầng 4, Tòa nhà số 11, đường V, quận Đ, thành phố Hà Nội (Có mặt).

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Ông Phùng Ngọc L- là Luật sư thuộc Công ty luật TNHH một thành viên Phùng Gia- Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Địa chỉ: Số 3, hẻm 25/106/10, đường P, phường M, quận B, thành phố Hà Nội (Vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Ti đơn khởi kiện, yêu cầu khởi kiện bổ sung, những lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là ông Nguyễn Văn H trình bày:

Ngày 24/4/2015, ông Nguyễn Văn H ký hợp đồng hợp tác bán hàng số 0087530/HĐ-LMTD (hợp đồng) với Công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam, do ông Nguyễn Văn C là Tổng giám đốc đại diện. Thời hạn hợp đồng là 01 năm và có hiệu lực kể từ hai bên ký kết. Bản chất hợp đồng này theo ông H là thỏa thuận để ông tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp của Công ty liên minh tiêu dùng Việt Nam (Công ty). Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty đã cho ông tham gia khóa đào tạo về bán hàng đa cấp, ngày 31/7/2015 ông được công ty cấp thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp, kết thúc khóa đào tạo ông được Công ty cấp chứng chỉ đào tạo bán hàng đa cấp vào ngày 08/8/2015. Do Công ty giải thích cho ông về việc tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp của Công ty chỉ là một hình thức đầu tư, người tham gia sẽ đóng tiền vào đó để được hưởng hoa hồng (%) tương ứng với số tiền đã đóng, việc đóng tiền thông qua hình thức mua hàng của Công ty, do vậy ông không có nhu cầu lấy sản phẩm, việc đặt tiền lấy hàng của ông mục đích chỉ để lấy tiền hoa hồng như công ty đã hứa hẹn. Mỗi lần ông nộp tiền, Công ty không lập phiếu thu tiền mà lập phiếu đặt hàng, trên phiếu ghi số lượng hàng, số tiền công ty thu và giao cho ông giữ phiếu này, nếu ông lấy hàng Công ty sẽ thu lại phiếu đặt hàng tương ứng với số hàng ông lấy. Nếu ông không lấy hàng thì ông giữ phiếu đặt hàng của Công ty.

Ngày 24/4/2015 ông đã nộp 800.928.000 đồng và được Công ty giao cho 81 phiếu đặt hàng tương ứng 9.888.000 đồng/01 sản phẩm, khi đặt tiền mua hàng công ty chỉ viết cho ông phiếu đặt hàng, trên phiếu đặt hàng ghi sản phẩm ông đặt lấy là thực phẩm chức năng Cao hồng sâm (CHS), quá trình đặt hàng ông chỉ lấy một ít sản phẩm, khi lấy sản phẩm nào thì Công ty sẽ thu lại phiếu đặt hàng tương ứng với số sản phẩm ông đã lấy. Số phiếu đặt hàng ông còn giữ đến tính đến lần đặt mua hàng cuối cùng 28/10/2015 là 234 phiếu, tương ứng với số tiền 2.313.792.000 đồng Công ty đã thu của ông nhưng ông chưa lấy sản phẩm, ông đã được nhận hoa hồng từ Công ty trả 590.578.000 đồng trên những phiếu này. Sau này, ông được biết Công ty có vấn đề về hoạt động bán hàng đa cấp nên ông đã dừng không tham gia đặt hàng với công ty nữa và ông đã lên gặp ông Nguyễn Văn C, là chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty để đề nghị chấm dứt hợp đồng và rút tiền đã đặt hàng cho Công ty, nhưng từ chối.

Ti đơn khởi kiện ông đề nghị Tòa án buộc công ty phải trả cho ông 2.313.792.000 đồng và lãi suất chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả, tạm tính đến ngày 10/01/2017 là 145.306.137 đồng.

Ngày 04/8/2017, ông H có đơn khởi kiện sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện: Đề nghị Tòa án tuyên hợp đồng nêu trên là vô hiệu và giải quyết đối với hậu quả của hợp đồng vô hiệu, yêu cầu công ty phải trả cho ông 2.313.792.000 đồng đã nhận khi ông đặt tiền mua sản phẩm.

Đối với việc ký kết hợp đồng với Công ty ông H xác định là cá nhân ông tham gia, dùng tiền của cá nhân ông, không liên quan gì đến vợ con ông hay người thứ ba nào khác.

Bị đơn là Công ty Cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ án đã ủy quyền cho ông Trần Văn V, chuyên viên Công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam và có ông Phùng Ngọc L- là Luật sư thuộc Công ty luật TNHH một thành viên Phùng Gia- Đoàn luật sư thành phố Hà Nội- bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên, ông V và ông L đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng đều vắng mặt, ông V không nộp cho Tòa án bản tự khai, không đến Tòa án ghi lời khai và cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án.

Quá trình giải quyết vụ án, Cục Quản lý cạnh tranh nay là Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng- Bộ Công thương cung cấp cho Tòa án tài liệu liên quan đến Công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam, bao gồm:

- Bản sao hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty.

- Bản sao hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty.

- Bản sao Quyết định số 252/QĐ-QLCT ngày 03/10/2016 của Cục Quản lý cạnh tranh về việc xử lý vụ việc cạnh tranh đối với Công ty. Trong Quyết định có nội dung: Công ty Cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi, bổ sung liên quan đến Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10, Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; Công ty đã thực hiện hành vi ký Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp không bao gồm đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 42/2014/NĐ-CP; Công ty đã thực hiện hành vi ký Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với cá nhân không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 19 (Điều 20) Nghị định 42/2014/NĐ-CP; Công ty đã thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đào tạo cơ bản đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 42/2014/NĐ-CP; Công ty đã thực hiện hành vi duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với một người tham gia bán hàng đa cấp,vi phạm quy định tại điểm p khoản 1 Điều 5 Nghị định 42/2014/NĐ-CP. Công ty đã vi phạm các quy định của Nghị định 42 về bán hàng đa cấp và quá trình hoạt động bán hàng đa cấp, Công ty đã có nhiều sai phạm nên Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương đã ra Quyết định xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh đối với Công ty. Ngoài hình thức phạt tiền, Cục quản lý cạnh tranh còn áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục là “Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 36 Nghị định 71/2014/NĐ-CP”, Công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam không còn tư cách về mặt chủ thể để tham gia bán hàng đa cấp.

Ngày 12/12/2017,Tòa án nhân dân thành phố B có Công văn số 1454/TA gửi Công an tỉnh Bắc Giang đề nghị xem xét xử lý về hình sự đối với hành vi bán hàng đa cấp của Công ty Cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam. Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an tỉnh Bắc Giang có Phiếu chuyển đơn số 393/PC46 ngày 11/01/2018, trong đó xác định những tài liệu có liên quan do Tòa án nhân dân thành phố B chuyển đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang chưa có căn cứ để xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự. Những đơn của công dân gửi Tòa án nhân dân thành phố B là đơn khởi kiện Công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam về việc thực hiện cam kết hợp đồng bán hàng, thuộc trách nhiệm thụ lý giải quyết của Tòa án nhân dân TP. B.

Tòa án đã tiến hành hòa giải nhiều lần nhưng bị đơn và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn đều vắng mặt không có lý do, nên không tiến hành hòa giải được. Ngày 02/4/2019 Hội đồng xét xử đã hoãn phiên tòa do bị đơn cùng người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn đã được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt không có lý do.

Ti phiên tòa hôm nay:

Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn đều vắng mặt không có lý do.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn trình bày:

- Đề nghị Tòa án tuyên hợp đồng hợp tác bán hàng số 0087530/HĐ-LMTD ngày 24/4/2015 được giao kết giữa Công ty Cổ phần Liên minh Tiêu dùng Việt Nam với ông Nguyễn Văn H vô hiệu theo quy định tại các Điều 122, Điều 127, Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật dân sự năm 2005.

- Yêu cầu giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Điều 137 của Bộ luật dân sự năm 2005, cụ thể buộc Công ty phải trả lại cho ông H số tiền đang giữ tương ứng với số phiếu đặt hàng nhưng chưa nhận hàng là 2.313.792.000 đồng, nhưng đối trừ số tiền ông H đã nhận nhận hoa hồng từ Công ty là 590.578.000 đồng. Cụ thể buộc Công ty trả cho ông H 1.723.214.000 đồng.

- Xin rút đối với yêu cầu của ông H đề nghị Tòa án buộc công ty phải trả cho ông tiền lãi suất chậm trả trên số tiền 2.313.792.000 đồng theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định.

- Đối với một số hàng ông đã lấy để bán và sử dụng hết, phía Công ty đã thu phiếu đặt hàng với số hàng hóa này thì ông không có yêu cầu gì.

Nguyên đơn nhất trí với quan điểm của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn, không bổ sung gì.

* Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án:

- Việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án và việc chấp hành pháp luật của nguyên đơn tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự; Bị đơn chưa tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

- Đề nghị HĐXX: Căn cứ Điều 122, Điều 128, Điều 137, Điều 388, Điều 389, Điều 410 của Bộ luật dân sự năm 2005. Điều 357, Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015. Căn cứ khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 144, Điều 147, Điều 227, Điều 228, Điều 244, Điều 271, Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự. Căn cứ Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Xử:

1. Tuyên bố hợp đồng hợp tác bán hàng số 0087530/HĐ-LMTD ngày 24/4/2015 được giao kết giữa Công ty Cổ phần Liên minh Tiêu dùng Việt Nam với ông H vô hiệu.

2. Buộc Công ty Cổ phần Liên minh Tiêu dùng Việt Nam phải trả lại cho ông H số tiền 2.313.792.000 đồng, nhưng đối trừ số tiền ông H đã nhận hoa hồng từ công ty là 590.578.000 đồng. Cụ thể buộc công ty trả cho ông H 1.723.214.000 đồng.

3. Đình chỉ đối với yêu cầu của ông H đề nghị Tòa án buộc công ty phải trả cho ông H tiền lãi suất chậm trả trên số tiền 2.313.792.000 đồng theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định.

4. Về án phí: Công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Hoàn trả ông H tiền tạm ứng án phí đã nộp.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]. Về thủ tục tố tụng:

[1.1] Về đương sự vắng mặt tại phiên tòa: Bị đơn là Công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt không có lý do. Do vậy, Tòa án tiến hành xét xử vụ án vắng mặt bị đơn theo Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

[1.2]. Về quan hệ pháp luật tranh chấp và thẩm quyền giải quyết vụ án:

Công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam là pháp nhân có giấy phép đăng ký kinh doanh về bán hàng đa cấp, có địa chỉ trụ sở đăng ký với Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Giang tại phường D, thành phố B. Ngày 24/4/2015 Công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam và ông H đã ký Hợp đồng Hợp tác bán hàng số 0087530/HĐ-LMTD. Ông Nguyễn Văn H là cá nhân không có giấy phép đăng ký kinh doanh nên quan hệ giữa ông H với Công ty là quan hệ dân sự giữa cá nhân không có giấy phép đăng ký kinh doanh với pháp nhân có giấy phép đăng ký kinh doanh về bán hàng đa cấp. Khi có tranh chấp, các bên không tự giải quyết được, ông H làm đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết. Căn cứ Điều 388 Bộ luật dân sự 2005; khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, xác định đây là quan hệ pháp luật “Tranh chấp về hợp đồng hợp tác bán hàng”. Tòa án nhân dân thành phố B thụ lý giải quyết theo thẩm quyền được quy định tại khoản 3 Điều 26; Điều 35 và Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự.

[2]. Về yêu cầu của nguyên đơn đề nghị tuyên hợp đồng hợp tác bán hàng số 0087530/HĐ-LMTD ngày 24/4/2015 vô hiệu:

Hp đồng hợp tác bán hàng số 00087530/HĐ-LMTD ngày 24/4/2015 được ký giữa Công ty và ông H về bản chất là kinh doanh bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, nội dung Hợp đồng không quy định rõ các nội dung về sản phẩm: Tên, công dụng, cách thức sử dụng, giá bán, các điều kiện và phạm vi bảo hành (nếu có), chính sách đổi, mua lại hàng hóa; cách thức tính tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng nhận được từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng; nên đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (Nghị định 42). Mặt khác, ông H được Công ty giải thích, hướng dẫn không đúng quy định nên đã tham gia ký kết hợp đồng nhưng mục đích chỉ nhằm nộp tiền vào Công ty để được hưởng hoa hồng chứ không nhằm mục đích bán sản phẩm là hàng hóa của Công ty hoặc xây dựng hệ thống, vi phạm quy định điểm o, khoản 1 Điều 5 Nghị định 42 và quy định tại Điều 10 của Hợp đồng, khi ông H yêu cầu lấy lại tiền phía Công ty đã không xem xét giải quyết cho ông H là vi phạm quy đinh tại điểm n, khoản 1 Điều 5 và Điều 26 Nghị định 42.

Như vậy, xét về mục đích và nội dung thì hợp đồng hợp tác bán hàng giữa Công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam và ông H trái với quy định của pháp luật, vi phạm điều cấm của pháp luật quy định tại Điều 5 Nghị định 42 nên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu của ông H là có căn cứ, cần được chấp nhận, phù hợp với quy định tại Điều 122, Điều 123, Điều 128, Điều 410 Bộ luật dân sự năm 2005.

[3]. Về yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn trả số tiền 2.313.792.000 đồng, nhưng đối trừ số tiền ông H đã nhận nhận hoa hồng từ Công ty là 590.578.000 đồng, cụ thể buộc Công ty trả cho ông H 1.723.214.000 đồng, thì thấy: Ông H đã nộp tiền cho Công ty để mua sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết, mỗi sản phẩm có giá 9.888.000 đồng, khi mua ông H được Công ty viết cho 01 phiếu đặt hàng đơn giá là 9.888.000 đồng, tổng cộng ông H đã đặt mua và còn giữ 234 phiếu đặt hàng, thành tiền là 2.313.792.000 đồng, nhưng ông H chưa lấy sản phẩm nào từ những phiếu đặt hàng này và ông H đã được nhận 590.578.000 đồng tiền hoa hồng từ Công ty sau các lần đặt tiền mua hàng.Tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền...”. Do vậy, cần chấp nhận yêu cầu của ông H về việc đòi công ty số tiền 2.313.792.000 đồng, nhưng đối trừ số tiền ông H đã nhận nhận hoa hồng từ công ty là 590.578.000 đồng. Cụ thể buộc công ty trả cho ông H 1.723.214.000 đồng.

Đối với số hàng hóa ông H đặt mua nhưng chưa lấy cùng với những sản phẩm ông H đã lấy và phía Công ty đã thu lại phiếu đặt hàng, phía Công ty và ông H không có yêu cầu gì nên không đặt ra xem xét.

[4]. Về yêu cầu của ông H đòi Công ty trả tiền lãi suất trên số tiền 2.313.792.000 đồng theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định: Quá trình giải quyết và tại phiên tòa ông H xin rút yêu cầu này, việc rút yêu cầu của ông H là hoàn toàn tự nguyện. Căn cứ khoản 2 Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự cần đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu trên của ông H.

[5]. Về án phí: Do yêu cầu của ông H được chấp nhận nên cần buộc Công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam phải chịu 300.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm về hợp đồng vô hiệu và 63.696.420 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm về hậu quả của hợp đồng vô hiệu, hoàn trả toàn bộ tiền tạm ứng án phí mà ông H đã nộp.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

n cứ Điều 122, Điều 128, Điều 137, Điều 388, Điều 389, Điều 410 của Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 357, Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015; Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

n cứ khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 144, Điều 147, Điều 227, Điều 228, Điều 244, Điều 271, Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự; khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội.

Xử:

1. Tuyên bố hợp đồng hợp tác bán hàng số 0087530/HĐ-LMTD ngày 24/4/2015 được giao kết giữa Công ty Cổ phần Liên minh Tiêu dùng Việt Nam với ông Nguyễn Văn H vô hiệu.

2. Buộc Công ty Cổ phần Liên minh Tiêu dùng Việt Nam phải trả lại cho ông H số tiền 1.723.214.000 đồng.

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

3. Đình chỉ đối với yêu cầu của ông Nguyễn Văn H đề nghị Tòa án buộc Công ty Cổ phần Liên minh Tiêu dùng Việt Nam phải trả tiền lãi trên số tiền 2.313.792.000 đồng theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định.

4. Về án phí:

- Buộc Công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam phải chịu 63.696.420 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Hoàn trả ông Nguyễn Văn H số tiền tạm ứng án phí 40.590.981 đồng theo biên lai số AA/2012/05938 ngày 07/02/2017 và 300.000 đồng theo biên lai số AA/2012/06310 ngày 18/5/2017 tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố B, tỉnh Bắc Giang.

5. Về quyền kháng cáo: Đương sự có mặt có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đương sự vắng mặt có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được tống đạt bản án hoặc niêm yết bản án.

Trưng hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2- Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30- Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

885
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 15/2019/DS-ST ngày 25/04/2019 về tranh chấp hợp đồng hợp tác bán hàng

Số hiệu:15/2019/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thành phố Bắc Giang - Bắc Giang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 25/04/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;