TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẢN ÁN 13/2017/KDTM-ST NGÀY 29/09/2017 VỀ TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
Ngày 29 tháng 9 năm 2017 tại Phòng xử án Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh xét xử sơ thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số:
67/2015/TLST-KDTM ngày 03 tháng 11 năm 2015 về việc "Tranh chấp về hợp đồng tín dụng” theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 297/2017/QĐXXST-KDTM ngày 07 tháng 8 năm 2017, quyết định hoãn phiên tòa số 236/2017/QĐST-KDTM ngày 05 tháng 9 năm 2017 và quyết định đưa vụ án ra xét xử số 357/2017/QĐXXST-KDTM ngày 29 tháng 9 năm 2017 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn: Ngân hàng A
Địa chỉ: đường M, phöôøng N, Quaän O, Thành phố P.
Địa chỉ liên lạc: Đường R, phường S, quận T, Thành phố P.
Người đại diện hợp pháp của nguyến đơn: ông Nguyễn Chánh C- cán bộ nhân viên của Ngân hàng A.
2. Bị đơn: Công ty TNHH B
Địa chỉ trụ sở: ấp U, xã V, huyện X, Thành phố P.
Người đại diện theo pháp luật của bị đơn : Ông Trần Văn H, sinh năm 1981, Địa chỉ: Đường I, phường K, Quận L, Thành phố P.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Ông Nguyễn Chánh C- ngƣời đại diện hợp pháp của Ngân haøng A trình bày nhƣ sau:
Ngày 01/9/2011, Công ty TNHH B (Công ty B) có đề nghị cấp hạn mức tín dụng với số tiền 300.000.000 đ (ba trăm tỷ đồng) tại Ngân hàng A – chi nhánh Y với mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty.
Ngày 14/11/2011 Công ty B đã ký Hợp đồng hạn mức tín dụng số 06311/HĐHNTD với Ngân hàng A - chi nhánh Y. Hai bên thống nhất việc Ngân hàng A cấp hạn mức tín dụng cho Công ty B theo nội dung thỏa thuận sau đây:
- Số tiền cấp tín dụng: 100.000.000.000 đ (một trăm tỷ đồng)
- Mục đích sử dụng hạn mức: bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty
- Thời hạn sử dụng hạn mức: 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng hạn mức tín dụng
- Thời hạn vay: Tối đa 06 tháng/khế ước nhận nợ
- Lãi suất tiền vay: theo quy định tại thời điểm giải ngân
- Lãi phạt quá hạn: Bằng 150% lãi suất trong hạn
- Trả nợ lãi: Trả hàng tháng tính theo dư nợ thực tế
- Trả nợ gốc: Tối đa không quá 6 tháng
- Biên pháp bảo đảm: cầm cố hàng hóa là sắt thép có nguồn gốc nhập khẩu, kể cả ủy thác nhập khẩu (không nhận hàng hóa sắt thép mua trong nước như thép tổ hợp, thép tái chế)
Ngày 29/9/2011, Công ty B có đề nghị vay vốn với số tiền 2.086.000 USD
hoặc tương đương tại Ngân hàng A – chi nhánh Y với mục đích thanh toán LC nhập theo hợp đồng thương mại số CIEC-XC1109183-X-3 ngày 19/9/2011 và hợp đồng thương mại số CIEC-XC1109183-X-1 ngày 19/9/2011 ký giữa Công ty B và Hangzhou Cogeneration Import &Export Co.,LTD.
Ngày 28/11/2011, Công ty B đã ký hợp đồng tín dụng số 06611/TB-HĐTD với Ngân hàng A. Hai bên thống nhất việc Ngân hàng A cho Công ty B vay vốn theo nội dung thỏa thuận như sau:
- Số tiền cho vay: 2.086.000 USD hoặc VNĐ tương đương
- Mục đích vay: Thanh toán LC nhập khẩu số ISPU -11100077TB ngày 17/10/2011 và ISPU-111000078TB ngày 17/10/2011 (theo hợp đồng thương mại số CIEC-XC1109183-X-3 ngày 19/9/2011 và hợp đồng thương mại số CIEC- XC1109183-X-1 ngày 19/9/2011)
- Thời hạn vay: 06 tháng kể từ ngày bắt đầu nhận tiền vay
- Lãi suất tiền vay: cụ thể theo khế ước nhận nợ
- Lãi phạt quá hạn: Bằng 150% lãi suất trong hạn
- Trả nợ lãi: Trả hàng tháng tính theo dư nợ thực tế
- Trả nợ gốc: Trả gốc cuối kỳ hoặc theo tiến độ giải chấp hàng cầm cố nhưng tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày nhận tiền vay lần đầu.
- Tài sản thế chấp bảo đảm cho khoản vay trên: cầm cố hàng hóa hình thành từ vốn vay là thép nhập khẩu từ Trung Quốc theo hợp đồng thương mại số CIEC-XC1109183 –X-3 ngày 19/9/2011 và hợp đồng thương mại số CIEC – XC1109183-X-1 ngày 19/9/2011.
Công ty Bđã nhận nợ theo các khế ước như sau: Khế ước nhận nợ số 06311/TB-KUNN.02 ngày 15/3/2012, ngày đến hạn: 15/9/2012, số tiền giải ngân: 4.900.000.000 đồng, dự nợ: 0 đồng, tiền lãi đến 31/8/2015: 496.471.129 đồng; Khế ước nhận nợ số 06611/ TB-KUNN.01 ngày 29/5/2012, ngày đến hạn: 29/5/2012, số tiền giải ngân: 21.844.952.000 đồng, dự nợ: 0 đồng; Tiền lãi đến 31/8/2015: 3.103.680.576 đồng; Khế ước nhận nợ số 06611/TB-KUNN.02 ngày 30/11/2012, ngày đến hạn: 29/5/2012, số tiền giải ngân: 21.640.000.000 đồng, dự nợ: 0 đồng, tiền lãi đến 31/8/2015: 1.564.450.208 đồng.
Số tiền nợ lãi tính đến ngày 31/8/2015: 5.164.601.913 đồng (năm tỷ một trăm sáu mươi bốn triệu sáu trăm lẻ một ngàn chín trăm mươi ba đồng). Trên cơ sở tuân thủ kế hoạch trả nợ gốc, lãi tiền vay được quy định trên Hợp đồng hạn mức tín dụng số 06311/HĐHMTD ngày 14/11/2011, hợp đồng tín dụng số 06611/TB-HĐTD ngày 28/11/2011 và các khế ước nhận nợ trên thì Công ty B phải thanh toán cho Ngân hàng A theo tiến độ đã nêu trên. Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ trả nợ, Công ty B đã trả đủ nợ gốc đã nhận theo các khế ước nhận nợ nêu trên. Tuy nhiên, đối với khoản tiền nợ lãi vay phát sinh, Công ty B đã không trả nợ cho Ngân hàng A kể từ thời điểm trả nợ gần nhất là ngày 04/4/2014. Ngân hàng A đã nhiều lần gửi thư mời liên hệ làm việc cũng như thông báo nợ quá hạn đối với Công ty B nhưng đến thời điểm hiện tại Công ty B không hợp tác và không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Căn cứ vào Điều 9 Hợp đồng hạn mức tín dụng số 06311/HĐHMTD ngày 14/11/2011 và Điều 9 Hợp đồng tín dụng số 06611/HĐ-HĐTD ngày 28/11/2011, Ngân hàng A yêu cầu Tòa án giải quyết những yêu cầu sau đây đối với Công ty B:
1. Buộc Công ty B thanh toán toàn bộ nợ lãi tạm tính đến ngày 31/8/2015 cho Ngân hàng A với tổng số tiền là 5.164.601.913 đồng (năm tỷ một trăm sáu mươi bốn triệu sáu trăm lẻ một ngàn chín trăm mười ba đồng); thanh toán một lần ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
2. Buộc Công ty B phải thanh toán phần nợ lãi phát sinh theo quy định trong Hợp đồng hạn mức tín dụng số 06311/HĐHMTD ngày 14/11/2011, hợp đồng tín dụng số 06611/TB-HĐTD ngày 28/11/2011 và các khế ước nhận nợ đã ký kết với Ngân hàng Akể từ ngày 31/8/2015 cho đến khi thanh toán xong khoản nợ.
3. Trường hợp Công ty B không thanh toán được hoặc không trả hết nợ, đề nghị quý Tòa ra quyết định buộc Công ty B có nghĩa vụ phải tiếp tục trả hết khoản nợ trên cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ; đồng thời ra quyết định để Ngân hàng A có căn cứ yêu cầu cơ quan Thi hành án phát mãi các loại tài sản khác và/hoặc các nguồn thu hợp pháp khác của Công ty B theo đúng thỏa thuận tại các Hợp đồng đã ký và đúng các quy định của pháp luật có liên quan để thu hồi nợ cho Ngân hàng A.
Tại phiên tòa, ngƣời đại diện hợp pháp của Ngân hàng A trình bày: Ngân hàng A xin rút một phần yêu cầu khởi kiện. Nay Ngân hàng A có yêu cầu khởi kiện như sau đối với Công ty B : Buộc Công ty B thanh toán toàn bộ nợ lãi cho Ngân hàng Avới tổng số tiền là 5.164.601.913 đồng (năm tỷ một trăm sáu mươi bốn triệu sáu trăm lẻ một ngàn chín trăm mười ba đồng); thanh toán một lần ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong trong quá trình giải quyết vụ án; phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án với nội dung đề nghị Hội đồng xét xử tuyên xử: chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng A.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Về áp dụng pháp luật: Vụ án được thụ lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 nhưng sau ngày 01 tháng 7 năm 2017 mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm nên áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Hợp đồng tín dụng phát sinh tranh chấp được xác lập từ ngày Luật tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực nên áp dụng các quy định của Luật tổ chức tín dụng năm 2010 để giải quyết.
[2] Về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết vụ án: Ngân hàng A khởi kiện Công ty B tranh chấp về hợp đồng tín dụng là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Công ty B có trụ sở tại huyện Bình Chánh nên vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh theo quy định tại định tại điểm b khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
[3] Tòa án đã tiến hành tống đạt hợp lệ các văn bản tố tụng mời Công ty B đến Tòa án để tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; tham gia phiên tòa giải quyết vụ án nhưng Công ty B vẫn vắng mặt. Do đó, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt Công ty B theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
[4] Tòa án đã tiến hành tống đạt hợp lệ các văn bản tố tụng mời Công ty B đến Tòa án để giải quyết vụ kiện tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Avà Công ty B nhưng Công ty B không đến Tòa án để giải quyết vụ án trên. Vì vậy, Công ty B tự tước bỏ quyền được chứng minh của mình. Do đó, Công ty B phải chịu hậu quả của việc không chứng minh theo quy định tại Điều 91 và Điều 96 của Bộ luật tố tụng dân sự. Vì vậy, Hội đồng xét xử căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để xem xét giải quyết vụ án.
[5] Khế ước nhận nợ số 06311/TB-KUNN.02 ngày 15/3/2012 được ký giữa Ngân hàng Avà Công ty B có nội dung: Công ty Bnhận nợ ngày 15/3/2012 với số tiền: 4.900.000.000 đ (bốn tỷ chín trăm triệu đồng) với lãi suất là 19%/năm, thời hạn vay 06 tháng, ngày trả nợ cuối cùng: 15/9/2012.
[6] Khế ước nhận nợ số 06611/TB-KUNN.01 ngày 29/11/2011 được ký giữa Ngân hàng A và Công ty B có nội dung: Công ty B nhận nợ ngày 29/11/2011 với số tiền: 21.844.952.000đ (hai mươi mốt tỷ tám trăm bốn mươi bốn ngàn chín trăm năm mươi hai đồng) với lãi suất là 21%/năm, thời hạn vay 06 tháng, ngày trả nợ cuối cùng: 29/5/2012.
[7] Khế ước nhận nợ số 06611/TB-KUNN.02 ngày 30/11/2011 được ký giữa Ngân hàng Avà Công ty Bcó nội dung: Công ty B nhận nợ ngày 30/11/2011 với số tiền: 21.640.681.000đ (hai mươi mốt tỷ sáu trăm bốn mươi triệu sáu trăm tám mươi mốt ngàn đồng) với lãi suất là 21%/năm, thời hạn vay 06 tháng, ngày trả nợ cuối cùng: 29/5/2012.
[8] Theo các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tính đến thời điểm hiện tại Công ty Bđã thực hiện xong việc trả tiền nợ gốc của các khế ước nhận nợ nêu trên. Đối với khế ước nhận nợ số 06311/TB-KU.02 thì số tiền lãi suất Công ty B phải trả cho Ngân hàng là 526.471.129 đồng, Công ty B đã trả cho Ngân hàng A 30.000.000 đ (ba mươi triệu đồng) nên Công ty B còn phải trả cho Ngân hàng A số tiền là 496.471.129 đồng. Đối với khế ước nhận nợ số 06611/TB-KUNN.01 thì số tiền lãi suất Công ty B phải trả cho Ngân hàng A là 3.403.680.576 đồng, Công ty B đã trả cho Ngân hàng A 300.000.000 đ (ba trăm triệu đồng) nên Công ty B còn phải trả cho Ngân hàng A số tiền là 3.103.680.576 đồng. Đối với khế ước nhận nợ số 06611/TB- KU.02 thì số tiền lãi suất Công ty B phải trả cho Ngân hàng A là 1.564.450.208 đồng, Công ty B chưa trả cho Ngân hàng A bất kỳ số tiền lãi suất nào nên Công ty B còn phải trả cho Ngân hàng A số tiền là 1.564.450.208 đồng. Tổng cộng Công ty B còn phải trả cho Ngân hàng A số tiền lãi suất là 496.471.129 + 3.103.680.576 + 1.564.450.208 = 5.164.601.913 đ (năm tỷ một trăm sáu mươi bốn triệu sáu trăm lẻ một ngàn chín trăm mười ba đồng).
[9] Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử nghĩ nên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng Avề việc buộc Công ty B thanh toán số tiền nợ lãi cho Ngân hàng A là 5.164.601.913 đ (năm tỷ một trăm sáu mươi bốn triệu sáu trăm lẻ một ngàn chín trăm mười ba đồng), thực hiện theo phương thức một lần ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.
[10] Về án phí: Công ty B phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Cụ thể như sau: 112.000.000 + 0,1%x1.164.601.913 = 113.164.601 đ (một trăm mười ba triệu một trăm sáu mươi bốn ngàn sáu trăm lẻ một đồng).
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 91, Điều 96, điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228, Điều 262, Điều 266 và Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Căn cứ vào khoản 2 Điều 91 của Luật tổ chức tín dụng năm 2010; Căn cứ Điều 48 của Nghị Quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Căn cứ Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về án phí, lệ phí Tòa án.
Xử:
1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng A đối với Công ty B: Công ty B có trách nhiệm trả cho Ngân hàng A số tiền nợ lãi suất là 5.164.601.913 đ (năm tỷ một trăm sáu mươi bốn triệu sáu trăm lẻ một ngàn chín trăm mười ba đồng), thực hiện theo phương thức trả một lần ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp Công ty B không thực hiện việc trả tiền thì Ngân hàng A có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành việc Công ty B thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
2. Về án phí dân sự sơ thẩm:
2.1. Công ty B chịu 113.164.601 đ (một trăm mười ba triệu một trăm sáu mươi bốn ngàn sáu trăm lẻ một đồng) án phí kinh doanh thương mại sự sơ thẩm.
2.2. Hoàn trả lại cho Ngân hàng A số tiền 56.582.301 đ (năm mươi sáu triệu năm trăm tám mươi hai ngàn ba trăm lẻ một đồng) là số tiền tạm ứng án phí mà Ngân hàng A đã đóng theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số AE/2014/0009186 ngày 20/10/2015 của Chi Cục Thi hành án dân sự huyện Bình Chánh.
3. Về quyền kháng cáo:
Các đương sự có quyền làm đơn kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đương sự vắng mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được tống đạt hợp lệ.
4. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án 13/2017/KDTM-ST ngày 29/09/2017 về tranh chấp hợp đồng tín dụng
Số hiệu: | 13/2017/KDTM-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Bình Chánh - Hồ Chí Minh |
Lĩnh vực: | Kinh tế |
Ngày ban hành: | 29/09/2017 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về