TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THUỶ NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
BẢN ÁN 131/2018/HS-ST NGÀY 12/12/2018 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN
Ngày 12 tháng 12 năm 2018, tại trụ sở Toà án Nh dân huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ L số 120/2018/TLST-HS ngày 15 tháng 11 năm 2018 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 136 ngày 28 tháng 11 năm 2018 đối với bị cáo:
Trần Văn H, sinh năm 1983 tại Nam Định. Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: Thôn 17, xã X, huyện X, tỉnh Nam Định; nghề nghiệp: Không; trình độ văn hóa: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Trần Văn Ch và bà Đinh Thị Nh; có vợ và 03 con; tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 25/6/2018. Có mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 23/4/2018, tại Tỉnh lộ 359C thuộc địa phận xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, Hạt kiểm lâm huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng kiểm tra xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 18C-040.96 kéo rơ moóc biển kiểm soát 18R-001.10 và xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 18C- 051.13 kéo rơ moóc biển kiểm soát 18R-000.31 do Phạm Lương D, sinh năm 1974 và Đoàn Văn H, sinh năm 1985 đều trú tại xã V, huyện T, tỉnh Nam Định điều khiển đang vận chuyển 24 khúc gỗ tròn về xã L, huyện T, thành phố Hải Phòng nhưng không có giấy tờ hợp pháp, trên các khúc gỗ không có dấu búa của Cơ quan kiểm lâm có thẩm quyền. Hạt kiểm lâm huyện Thủy Nguyên đã lập biên bản và bàn giao vụ việc cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thủy Nguyên.
Tại Bản kết luận giám định số 141/CNR-KHTC ngày 11/5/2018 của Viện Nghiên cứu công nghiệp rừng – Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam kết luận: 24 khúc gỗ kiểm tra tại hiện trường là đồng nhất một chủng loại gỗ. Tổng khối lượng là 39,371m3 gỗ tròn, có tên Việt Nam là gỗ táu mật, được xếp vào nhóm II trong “Bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước” ban hành theo Quyết định số 2198-CNR ngày 26/11/1977 của Bộ Lâm nghiệp.
Tại cơ quan điều tra Phạm Lương D, Đoàn Văn H khai: D và H là lái xe của Công ty cổ phần N, có trụ sở tại xã V, huyện T, tỉnh Nam Định. Ngày 23/4/2018, Hùng và Duy được Công ty phân công điều khiển xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 18C-051.13 kéo rơ moóc biển kiểm soát 18R-000.31 và xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 18C-040.96 kéo rơ moóc biển kiểm soát 18R-001.10 vào tỉnh Thanh Hóa chở gỗ về huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Số gỗ trên thuộc sở hữu của Trần Văn H. Anh D và anh H không biết nguồn gốc số gỗ trên.
Tại Cơ quan điều tra Trần Văn H khai nhận: H làm nghề kinh doanh buôn bán gỗ tự do. Khoảng đầu tháng 4/2018, H có thỏa thuận bán cho ông Đinh Khắc Nh, sinh năm 1946 ở xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng 02 xe gỗ “táu” với giá 10.000.000 đồng/m3. H hẹn ông Nh ngày 23/4/2018 sẽ vận chuyển42 khúc gỗ “táu” có khối lượng 36,639m3, có đầy đủ hồ sơ lâm sản chứng minhnguồn gốc hợp pháp, có xác nhận của Hạt kiểm lâm Giao Xuân Hải, tỉnh Nam Định cho ông Nh.
Khoảng 08 giờ ngày 23/4/2018, H đến bãi gỗ của Công ty TNHH Mạnh Tùng Khang ở xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa để giao dịch mua bán gỗ. Trong lúc đang giao dịch mua bán gỗ, H ra ngoài thì có một người đàn ông tên là L (tự giới thiệu là người ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, không xác định được họ và địa chỉ cụ thể) đến gạ H mua 24 khúc gỗ “táu mật” đang tập kết trên hai xe đầu kéo bên ngoài mặt đường Quốc lộ 1 thuộc địa phận xã Q, huyện Q, tỉnh Thanh Hóa (H không nhớ biển kiểm soát xe và người điều khiển). Theo L nói là 24 lóng gỗ trên có khối lượng là 32m3, do đang cần tiền nên L bán rẻ với giá 3.500.000 đồng/m3. L hẹn sẽ đưa cho H hồ sơ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô gỗ trên sau. Do thấy là gỗ “táu mật” và giá rẻ nên H đã đồng ý mua và thanh toán cho anh L số tiền 112.000.000 đồng, H biết rõ số gỗ trên không có giấy tờ, không có ký hiệu, dấu búa của Cơ quan Kiểm lâm trên từng khúc gỗ nên L mới bán với giá rẻ. Sau khi mua được số gỗ trên H nảy sinh ý định mang 24 khúc gỗ này về xã L, huyện T để bán cho ông Nh mà không chuyển 42 lóng gỗ có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp như đã dự định ban đầu. H không báo lại cho ông Nh biết về nguồn gốc số gỗ trên.
Sau khi mua được 24 khúc gỗ của L, H liên hệ với Công ty Cổ phần N để thuê 02 xe ô tô để chở 24 khúc gỗ mà H vừa mua về huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Công ty Cổ phần N đã điều xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 18C-040.96 kéo rơ moóc biển kiểm soát 18R-001.10 do Phạm Lương D, sinh năm 1974 điều khiển và xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 18C-051.13 kéo rơ moóc biển kiểm soát 18R-000.31 do Đoàn Văn H, sinh năm 1985 đều trú tại xã V, huyện T, tỉnh Nam Định đến chở số gỗ trên cho H. Khi 02 xe ô tô chở 24 khúc gỗ đi tới khu vực Tỉnh lộ 359C thuộc địa phận xã H, huyện T, thành phố Hải Phòng thì bị Tổ công tác của Hạt kiểm lâm huyện Thủy Nguyên kiểm tra phát hiện, bắt giữ. H gọi điện thoại cho người đàn ông tên L nhưng không liên lạc được
Bản cáo trạng số 132/CT-VKS ngày 15 tháng 11 năm 2018 Viện kiểm sát Nh dân huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng đã truy tố Trần Văn H về tội "Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" theo Điểm k Khoản 1 Điều 232 của Bộ luật hình sự.
Tại phiên toà Kiểm sát viên luận tội và đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ nội dung Cáo trạng đã truy tố: Về hình phạt đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điểm k Khoản 1 Điều 232; Điểm i, s Khoản 1 Điều 51, Điều 36 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo Trần Văn H từ 12 tháng tù đến 15 tháng cải tạo không giam giữ. Do bị cáo không có công việc ổn định nên không khấu trừ thu nhập đối với bị cáo. Giao bị cáo về Ủy ban Nhân dân xã X, huyện X, tỉnh Nam Định quản L giáo dục.Tại Khoản 4 Điều 232 BLHS quy định hình phạt bổ sung là phạt tiền, xét thấy bị cáo không có việc làm ổn định, không có tài sản, thu nhập nên đề nghị không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền với bị cáo.Về vật chứng của vụ án đề nghị Hội đồng xét xử giải quyết theo pháp luật.
Lời nói sau cùng trước khi Hội đồng xét xử nghỉ nghị án, bị cáo trình bày nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả của tội phạm đã thực hiện và mong muốn nhận được sự khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt của pháp luật.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1] Về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử: Hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện Thủy Nguyên và Điều tra viên, của Viện kiểm sát Nh dân huyện Thủy Nguyên và Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo không có người nào có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.
[2] Về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định không có tội: Bị cáo là người có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã có hành vi mua trái phép 39,371m3 gỗ “Táu mật” không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không có dấu búa của Cơ quan kiểm lâm có thẩm quyền với mục đích để bán kiếm lời, bị Hạt kiểm lâm huyện Thủy Nguyên phát hiện, bắt giữ. Do đó, bị cáo đã phạm tội "Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" theo Điểm k Khoản 1 Điều 232 của Bộ luật hình sự nên chứng cứ xác định không có tội bị loại trừ.
[3] Về tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Hành vi của bị cáo· thực hiện là nguy hiểm cho xã hội nhưng không, xâm phạm đến tài nguyên là gỗ rừng thông thường thuộc Nhà nước thống nhất quản L mà còn tạo cơ hội cho người khác khai thác gỗ rừng trái phép. vì vậy cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc .Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo không có. Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: bị cáo “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”, “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” là những tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm i, s Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015.
[4] Về hình phạt: Với phân tích trên, Hội đồng xét xử nhận thấy hành vi phạm tội của bị cáo là nghiêm trọng, cần phải có mức án nghiêm khắc đối với bị cáo để giáo dục và phòng ngừa chung. Song bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nơi cư trú rõ ràng nên có thể cho bị cáo được cải tạo ngoài xã hội cũng đủ tác dụng giáo dục bị cáo. Giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi cư trú để giáo dục quản L. Tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật hình sự quy định bị cáo bị khấu trừ một phần thu nhập và Điều 232 của Bộ luật hình sự quy định người phạm tội còn có thể bị phạt tiền, nhưng bị cáo không có việc làm ổn định, không có tài sản riêng, không có thu nhập thường xuyên, không có khả năng thi hành nên không phạt tiền và khấu trừ thu nhập bị cáo.
[5] Về vật chứng, xử lý vật chứng: 24 khúc gỗ “táu mật” được niêm phong cần tịch thu phát mại sung quỹ Nhà nước.
[6] Về án phí: Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.
[7] Về quyền kháng cáo: Bị cáo có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ vào Điểm k khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự ; Điểm s, i Khoản 1 Điều 51, Điều 36 Bộ luật hình sự năm 2015, xử phạt bị cáo Trần Văn H 12 tháng cải tạo không giam giữ về tội "Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản".
Giao bị cáo Trần Văn H cho Ủy ban Nhân dân xã X, huyện X, tỉnh Nam Định giám sát giáo dục trong thời gian cải tạo không giam giữ. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã X trong việc giám sát, giáo dục bị cáo.
Miễn khấu trừ thu nhập cho bị cáo Trần Văn H trong thời gian cải tạo.
Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự và Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự:Tịch thu phát mại sung quỹ Nhà nước 24 lóng gỗ “táu mật”có tổng khối lượng 39,371m3 (Chi tiết tại Biên bản giao nhận vật chứng, tài sản ngày 02 tháng 11 năm 2018 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thuỷ Nguyên).
Về án phí: Áp dụng Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án; Bị cáo Trần Văn H phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.
Bị cáo có quyền kháng cáo trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày tuyên án.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án và người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, Điều 7, Điều 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Bản án 131/2018/HS-ST ngày 12/12/2018 về tội vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
Số hiệu: | 131/2018/HS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Thuỷ Nguyên - Hải Phòng |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 12/12/2018 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về