TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN B, TỈNH BẮC KẠN
BẢN ÁN 12/2020/HS-ST NGÀY 11/08/2020 VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG
Ngày 11 tháng 8 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 13/2020/HSST, ngày 03 tháng 7 năm 2020 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 13/2020/QĐXXST-HS, ngày 29 tháng 8 năm 2020 đối với bị cáo:
Đường Văn Đ - Tên gọi khác: Không. Sinh ngày 08/10/1972 tại huyện T, tỉnh Cao Bằng. Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: thị trấn C, huyện B, tỉnh Bắc Kạn; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: 09/12; dân tộc: Tày; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Đường Văn T và bà Hoàng Thị C (đều đã chết); vợ là Trương Thị B và 02 (hai) con (lớn sinh năm 1995, nhỏ sinh năm 1997); tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”, có mặt tại phiên tòa.
* Nguyên đơn dân sự: UBND huyện B, tỉnh Bắc Kạn. Địa chỉ: Thôn T, xã TH, huyện B, tỉnh Bắc Kạn.
Đại diện theo uỷ quyền là bà Mã Thị T. O – Chức vụ: Trưởng phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện B, tỉnh Bắc Kạn theo giấy ủy quyền số: 2397/GUQ-UBND, ngày 06/8/2020. Bà O có mặt.
* Người làm chứng:
1. Anh Đường Thanh M, sinh năm 1985. Trú tại: thị trấn C, huyện B, tỉnh Bắc Kạn. Vắng mặt.
2. Chị Long Thị L, sinh năm 1974. Trú tại: thị trấn C, huyện B, tỉnh Bắc Kạn. Có mặt
3. Anh Bàn Văn U, sinh năm 1979. Trú tại: Thôn N, xã C, huyện B, tỉnh Bắc Kạn. Có mặt.
4. Anh Sằm Văn S, sinh năm 1982. Trú tại: Thôn N, xã C, huyện B, tỉnh Bắc Kạn. Có mặt.
5. Ông Vù A D (A), sinh năm 1958. Trú tại: Thôn K, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Có mặt.
6. Ông Vù A D (B), sinh năm 1966. Trú tại: Thôn K, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Có mặt.
7. Bà Giàng Thị M, sinh năm 1960. Trú tại: Thôn K, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vắng mặt.
8. Anh Vù A S, sinh năm 1993. Trú tại: Thôn K, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Có mặt.
9. Bà Vàng Thị S, sinh năm 1968. Trú tại: Thôn K, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.Vắng mặt.
10. Chị Giàng Thị S, sinh năm 1994. Trú tại: Thôn K, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Có mặt.
11. Anh Vù A C, sinh năm 1981. Trú tại: Thôn K, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Có mặt.
12. Anh Vù Văn S, sinh năm 1984. Trú tại: Thôn K, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vắng mặt.
13. Vàng A P, sinh năm 1985. Trú tại: Thôn K, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vắng mặt.
14. Chị Sằm Thị H, sinh năm 1986. Trú tại: Thôn K, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vắng mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Năm 2017, Đường Văn Đ có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 02 thửa đất lâm nghiệp tại khu Quang Moong thuộc thôn N, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Cụ thể: Thửa đất số 485, diện tích 15.742m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 505343 đứng tên người sử dụng đất ông Bàn Văn U và bà Sằm Thị M với giá là 60.000.000 đồng; Thửa đất số 519, diện tích 40.528m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 505261đứng tên người sử dụng đất ông Sằm Văn S và bà Triệu Thị C với giá là 160.000.000 đồng. Các bên đã giao nhận tiền và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhau, nhưng chưa thực hiện các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Sau khi nhận chuyển nhượng đất, Đường Văn Đ đã sử dụng một phần đất để trồng khoai xọ và trồng chuối. Năm 2019, nhận thấy mô hình trồng tre lấy măng cho hiệu quả kinh tế cao nên khoảng tháng 9/2019 Đường Văn Đ đã thuê Vù A D (A), sinh năm 1958. Trú tại: Thôn K, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn dùng dao phát cây bụi, các loại cây gỗ nhỏ mọc tự nhiên, còn Đ dùng máy cưa cắt hạ các cây gỗ to, tạo mặt bằng để thực hiện kế hoạch trồng cây tre lấy măng. Điện và ông D (A) thỏa thuận thuê khoán tiền công phát rừng là 8.000.000 đồng. Để thực hiện công việc, ông D (A) đã rủ thêm Vù A D (B), sinh năm 1966; bà Giàng Thị M, sinh năm 1960; Vù A S, sinh năm 1993; bà Vàng Thị S, sinh năm 1968; Giàng Thị S, sinh năm 1994; Vù A C, sinh năm 1981; Vũ Văn S, sinh năm 1984, Vàng A P, sinh năm 1985; Sằm Thị H, sinh năm 1986 - Đều trú cùng thôn K, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến phát rừng trong 03 ngày thì xong. Khu đất rừng bị phá tương đương với lô 63, 85, 85P thuộc khoảnh 2, Tiểu khu 45 theo bản đồ quy hoạch 03 loại rừng. Sau khi kết thúc việc phát phá và chặt hạ các loại cây rừng, Đường Văn Đ thuê ông Bàn Văn U. Trú tại: Thôn N, xã C, huyện Ba Bể dùng máy cưa của Đ để cắt các thân cây đã được chặt hạ trước đó ra thành khúc ngắn và gom lại thành đống để lấy mặt bằng trồng cây tre. Ngày 17/10/2019 lực lượng Kiểm lâm huyện B tuần tra đã phát hiện và lập biên bản về việc phát phá rừng trái pháp luật. Qua đo đạc sơ bộ ban đầu xác định tổng diện tích Đường Văn Đ phát phá là 14.504m2; tổng số lâm sản bị thiệt hại là 33,207m3 gỗ từ nhóm V đến nhóm VIII. Hạt Kiểm lâm huyện B đã chuyển toàn bộ hồ sơ đến Công an huyện B để giải quyết theo quy định.
Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện B tiến hành khám nghiệm hiện trường xác định được tổng diện tích rừng bị phá là 13.090m2, trong đó có 11.730m2 là đất rừng sản xuất - rừng tự nhiên thuộc lô 63 và 85; 1.360 m2 là đất rừng sản xuất - rừng trồng thuộc lô 85P. Số gỗ bị chặt hạ tại các lô 63 và 85 là 28,149m3 từ nhóm V đến nhóm VIII; tại lô 85P là 1,841m3 thuộc nhóm V đến nhóm VII.
Tại văn bản số 57/KL-TL, ngày 12/3/2020 của Hạt kiểm lâm huyện B thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn, căn cứ vào tọa độ xác định được khu đất rừng bị chặt phá trái phép xảy ra tháng 9/2019, đối chiếu với bản đồ quy hoạch ba loại rừng xã C, huyện B, tỉnh Bắc Kạn xác định vị trí chặt phá rừng trái phép thuộc các Lô 63, 85, 85P, Khoảnh 2, Tiểu khu 45. Trong đó: Lô 63 và lô 85 là rừng sản xuất - rừng tự nhiên, Lô 85P là rừng sản xuất - rừng trồng.
Tại kết luận định giá tài sản số: 758/KL-HĐĐGTSTTHS, ngày 25/12/2019 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Ba Bể kết luận 28,149m3 gỗ từ nhóm V đến nhóm VIII có giá trị là 68.721.260đ (Sáu mươi tám triệu, bảy trăm hai mươi mốt nghìn, hai trăm sáu mươi đồng); 1,841m3 gỗ thuộc nhóm V đến nhóm VII có giá là 5.061.400đ (Năm triệu, không trăm sáu mươi mốt nghìn, bốn trăm đồng).
Tại Bản cáo trạng số: 13/CT-VKSBB, ngày 02/7/2020 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã truy tố bị cáo Đường Văn Đ về tội: “Hủy hoại rừng” quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 243 của Bộ luật hình sự.
Điều luật có nội dung:
“1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:.....
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 7 năm:
a)..............
đ) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);..........
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm....”
Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Bể giữ nguyên quan điểm truy tố đối với bị cáo và đề nghị: Áp dụng điểm đ, khoản 2, Điều 243, Điều 65, điểm b, s khoản 1, khoản 2, Điều 51 của Bộ luật hình sự.
Xử phạt bị cáo Đường Văn Đ 36 (Ba mươi sáu) tháng tù, cho hưởng án treo. Ấn định thời gian thử thách 60 (Sáu mươi) tháng. Giao bị cáo cho UBND nơi bị cáo cư trú giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
Đề nghị không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với bị cáo Đ.
Về trách nhiệm dân sự: Nguyên đơn dân sự không có yêu cầu bồi thường, nên không đề nghị xem xét, giải quyết.
Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 47/BLHS; Điều 106/BLTTHS 2015.
- Số gỗ bị chặt hạ trên diện tích đất 11.730m2 thuộc lô 63 và 85 là 28,149m3 từ nhóm V đến nhóm VIII, xác định là của UBND huyện B, bàn giao lại cho UBND huyện Ba Bể quản lý theo quy định.
Đối với diện tích rừng 1.360 m2 là đất rừng sản xuất - rừng trồng thuộc lô 85P, số gỗ bị chặt hạ là 1,841m3 thuộc nhóm V đến nhóm VII bị Đường Văn Đ chặt phá trái phép sẽ chuyển xử lý bằng biện pháp khác.
- Tịch thu, hóa giá, sung quỹ Nhà nước: 01 (một) chiếc cưa máy đã qua sử dụng, vỏ bằng nhựa màu da cam, nắp hộp dây khởi động có dán mác màu trắng, trên mác có in dòng chữ Husqverna Speciar 365, phần lưỡi lam dài 52cm, bản rộng nhất là 09cm của Đường Văn Đ sử dụng để chặt phá rừng trái phép.
- Trả lại 02 (hai) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Đường Văn Đ, cụ thể: 01 (một) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà và tài sản gắn liền với đất số BQ 505261, số vào sổ cấp GCN: CH02931, cấp ngày 31/12/2013 mang tên ông Sằm Văn S, sinh năm 1982, CMTND 095080848 và bà Triệu Thị Ch, sinh năm 1990, CMTND số 095197111 và 01 (một) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà và tài sản gắn liền với đất số BQ 505343, số vào sổ cấp GCN: CH03013, cấp ngày 31/12/2013 mang tên ông Bàn Văn U, sinh năm 1979, CMTND 095112332 và bà Sằm Thị M, sinh năm 1980, CMTND số 095102332. Yêu cầu bị cáo và các bên thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. luật.
Về án phí: Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp Bị cáo thừa nhận toàn bộ hành vi hủy hoại rừng như cáo trạng Viện kiểm sát đã truy tố, không có khiếu nại về hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và xin được giảm nhẹ hình phạt.
Nguyên đơn dân sự: Không có yêu cầu bị cáo Đ phải bồi thường và khẳng định đến nay bị cáo đã khắc phục hậu quả bằng việc trồng lại cây rừng. Đề nghị bị cáo tiếp tục chăm sóc quản lý cây để cây rừng phát triển tốt, phủ xanh độ che phủ rừng tự nhiên. Do người dân hiểu biết pháp luật chưa đầy đủ nên đã vi phạm pháp luật, xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
Bị cáo nói lời sau cùng: Xin được hưởng án treo để có cơ hội cải tạo tại địa phương, sửa chữa lỗi lầm và tiếp tục phát triển kinh tế gia đình.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1]. Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, những người tham gia tố tụng không có người nào có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.
[2]. Quá trình điều tra, truy tố cũng như tại phiên tòa Đường Văn Đ khai nhận: Do muốn phát triển kinh tế rừng nên Đường Văn Đ tự ý thuê người phát phá khu rừng mà Đ đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng của ông Sằm Văn Siên và ông Bàn Văn U. Khu đất rừng tại Q thuộc thôn N, xã C, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn mục đích để trồng cây tre lấy măng khi chưa được cơ quan chức năng cho phép. Tổng diện tích rừng bị phá hủy là 11.730m2 thuộc lô 63 và 85, số gỗ bị chặt hạ là 28,149m3 từ nhóm V đến nhóm VIII theo Bản đồ quy hoạch ba loại rừng xã C, huyện B, tỉnh Bắc Kạn là rừng sản xuất - rừng tự nhiên thuộc quyền quản lý của UBND dân huyện Ba Bể.
Bị cáo thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố. Xét thấy lời khai nhận của bị cáo phù hợp với lời khai của người làm chứng, nguyên đơn dân sự và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án. Như vậy, có đủ căn cứ xác định việc truy tố, xét xử bị cáo Đường Văn Đ về tội: “Hủy hoại rừng” theo điểm đ, khoản 2, Điều 243/BLHS là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
Xét tính chất, hành vi của bị cáo gây ra là nghiệm trọng đã xâm phạm đến chế độ về quản lý và bảo vệ rừng của Nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng tự nhiên, tổn hại đến môi trường, cần xử lý nghiêm nhằm giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung.
[3]. Xét nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo:
Bị cáo có nhân thân tốt, bản thân chưa có tiền án, tiền sự. Bị cáo không có tình tiết tăng nặng và được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”. Trong quá trình giải quyết vụ án bị cáo đã tự nguyện khắc phục hậu quả là trồng cây trên diện tích đất đã chặt phá rừng, vì vậy bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ là “Người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả”, bị cáo có bố vợ là ông Trương Minh L đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, được tặng thưởng Huy chương kháng chiến, nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2, Điều 51/BLHS.
Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nơi cư trú ổn định, rõ ràng, Hội đồng xét xử xét thấy để tạo cơ hội cho bị cáo được tiếp tục lao động sản xuất, sửa chữa sai lầm nên cần áp dụng Điều 65/BLHS cho bị cáo hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách vẫn đảm bảo sự công bằng và khoan hồng của Nhà nước, đủ sức răn đe, giáo dục, phòng ngừa.
[4] Đối với hành vi của Đường Thanh M và Long Thị L nhận giúp bị cáo Điện một phần diện tích rừng bị chặt phá bằng cách thỏa thuận góp vốn, góp sức lao động để mục đích chia nhỏ diện tích rừng bị hủy hoại. Được M và chị L đồng ý, Đ đã viết bản tường trình có chữa ký, viết tên của chị L và anh M gửi đến Hạt kiểm lâm huyện Ba Bể trình bày sự việc phá rừng có sự tham gia của Đ, M và L. Sau đó, M và chị L đã thừa nhận vì tình cảm anh em trong gia đình mà chị L và anh M đã đồng ý giúp Đ nhằm giảm bớt trách nhiệm cho Đ, thực tế thì không có thỏa thuận như bản tường trình và không biết về việc phát phá rừng của Đ trước đó. Đường Văn Đ cũng đã thừa nhận toàn bộ việc hủy hoại 11.730m2 đất rừng với khối lượng gỗ bị chặt hạ là 28,149 m3 tại Q thuộc thôn N, xã C, huyện B, tỉnh Bắc Kạn đều do một mình Đ thực hiện. Đường Thanh M, chị Long Thị L cũng như những người Đ thuê phát phá rừng không biết hành vi vi phạm về hủy hoại rừng mà Đ đã gây ra. Sau khi làm rõ sự việc, khẳng định hành vi của Đường Thanh M và Long Thị L không vi phạm pháp luật nên cơ quan pháp luật không xem xét trách nhiệm đối với Đường Thanh M và Long Thị L là đúng quy định của pháp luật.
Đối với diện tích rừng 1.360 m2 là đất rừng sản xuất - rừng trồng thuộc lô 85P, số gỗ bị chặt hạ là 1,841m3 thuộc nhóm V đến nhóm VII bị Đường Văn Đ chặt phá trái phép sẽ chuyển xử lý bằng biện pháp khác.
[5]. Về trách nhiệm dân sự: Nguyên đơn dân sự không yêu cầu bồi thường, nên Hội đồng xét xử không xem xét.
[6]. Về vật chứng: Áp dụng Điều 47/BLHS; Điều 106/BLTTHS 2015.
- Số gỗ bị chặt hạ trên diện tích đất 11.730m2 là 28,149 m3 từ nhóm V đến nhóm VIII, xác định là của UBND huyện B, bàn giao lại cho UBND huyện B quản lý theo quy định. dụng, vở bằng nhựa màu da cam, nắp hộp dây khởi động có dán mác màu trắng, trên mác có in dòng chữ Husqverna Speciar 365, phần lưỡi lam dài 52cm, bản rộng nhất là 09cm của Đường Văn Đ sử dụng để chặt phá cây rừng trái phép.
- Trả lại (hai) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Đường Văn Đ, cụ thể: 01 (một) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà và tài sản gắn liền với đất số BQ 505261, số vào sổ cấp GCN: CH02931, cấp ngày 31/12/2013 mang tên ông Sằm Văn S, sinh năm 1982, CMTND 095080848 và bà Triệu Thị Ch, sinh năm 1990, CMTND số 095197111 và 01 (một) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà và tài sản gắn liền với đất số BQ 505343, số vào sổ cấp GCN: CH03013, cấp ngày 31/12/2013 mang tên ông Bàn Văn U, sinh năm 1979, CMTND 095112332 và bà Sằm Thị M, sinh năm 1980, CMTND số 095102332. Yêu cầu bị cáo và các bên thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
[7]. Hình phạt bổ sung: Bị cáo là lao động tự do, không có thu nhập ổn định và đã tự nguyên khắc phục hậu quả mua cây giống để trồng lại rừng và tiếp tục chăm sóc, bảo vệ cây rừng, nên hội đồng xét xử không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với bị cáo.
[8]. Về án phí: Căn cứ Điều 23 - Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
* Tuyên bố bị cáo: Đường Văn Đ phạm tội: “Hủy hoại rừng”.
* Căn cứ điểm đ, Khoản 2, Điều 243; Điểm b, s khoản 1, khoản 2, Điều 51; Điều 65/Bộ luật hình sự.
Xử phạt bị cáo Đường Văn Đ 36 (Ba mươi sáu) tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 60 (Sáu mươi) tháng. Thời hạn chấp hành án tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Giao bị cáo cho Ủy ban nhân dân thị trấn C, huyện B, tỉnh Bắc Kạn giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.
“Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo”.
* Về vật chứng: Áp dụng Điều 47/BLHS 2015; Điều 106/BLTTHS 2015.
- Số gỗ bị chặt hạ trên diện tích đất 11.730m2 là 28,149m3 từ nhóm V đến nhóm VIII, xác định là của nguyên đơn dân sự, bàn giao lại cho UBND huyện Ba Bể quản lý theo quy định. dụng, vỏ bằng nhựa màu da cam, nắp hộp dây khởi động có dán mác màu trắng, trên mác có in dòng chữ Husqverna Speciar 365, phần lưỡi lam dài 52cm, bản rộng nhất là 09cm của Đường Văn Đ sử dụng để chặt phá cây rừng trái phép.
- Trả lại cho Đường Văn Đ: 01 (một) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà và tài sản gắn liền với đất số BQ 505261, số vào sổ cấp GCN: CH02931, cấp ngày 31/12/2013 mang tên ông Sằm Văn S, sinh năm 1982, CMTND 095080848 và bà Triệu Thị Ch, sinh năm 1990, CMTND số 095197111 và 01 (một) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà và tài sản gắn liền với đất số BQ 505343, số vào sổ cấp GCN: CH03013, cấp ngày 31/12/2013 mang tên ông Bàn Văn U, sinh năm 1979, CMTND 095112332 và bà Sằm Thị M, sinh năm 1980, CMTND số 095102332. Yêu cầu bị cáo và các bên thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
* Về án phí: Căn cứ Điều 23 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Bị cáo Đ phải chịu 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.
“Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7,và 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự”.
Bị cáo, nguyên đơn dân sự có quyền kháng cáo trong hạn mười lăm ngày kể từ ngày tuyên án .
Bản án 12/2020/HS-ST ngày 11/08/2020 về tội hủy hoại rừng
Số hiệu: | 12/2020/HS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Ba Bể - Bắc Kạn |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 11/08/2020 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về