Bản án 119/2020/HS-PT ngày 27/01/2021 về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

BẢN ÁN 119/2020/HS-PT NGÀY 27/01/2021 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Vào ngày 27 tháng 01 năm 2021, tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình; Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 22/2020/TLPT-HS ngày 08 tháng 10 năm 2020 đối với cáo Mai Văn D và đồng phạm về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”; do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 26/2020/HS-ST ngày 27-8-2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình; theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 650/2020/QĐXXPT-HS ngày 06 tháng 01 năm 2021.

- Bị cáo kháng cáo:

1. Mai Văn D, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1970 tại thị trấn P, huyện B, tỉnh Quảng Bình. Đăng ký hộ khẩu thường trú và cư trú tại: Bản C, xã T, huyện B, tỉnh Quảng Bình; nghề nghiệp: Buôn án; trình độ văn hóa: Lớp 7/10; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; quốc tịch: Việt Nam; con ông: Mai Văn Hiệp và à Nguyễn Th T (đều đã chết); có vợ: Trần Th H, có 03 con sinh các năm 1996, 2002, 2017; tiền án: Không; tiền sự: Không; bắt tạm giam ngày 23 tháng 4 năm 2019 đến ngày 18 tháng 11 năm 2019 được hủy bỏ biện pháp tạm giam, áp dụng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện đang tại ngoại; có mặt.

1 2. Lê Văn T, tên gọi khác: “T”, sinh ngày 08 tháng 7 năm 1980 tại thị trấn P, huyện B, tỉnh Quảng Bình. Đăng ký hộ khẩu thường trú và cư trú tại: Thôn H, thị trấn P, huyện B, tỉnh Quảng Bình; nghề nghiệp: Làm ruộng; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; quốc tịch: Việt Nam; con ông: Lê Đức T và bà Nguyễn Th L; có vợ: Nguyễn Th T, có 03 con sinh các năm 2006, 2012, 2015; tiền án: Không; tiền sự: Không; nhân thân: Bản án số 04/2007/HSST ngày 30 tháng 01 năm 2007 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình xử phạt 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 4 năm về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo điểm a khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999; bắt tạm giam ngày 23 tháng 4 năm 2019 đến ngày 18 tháng 11 năm 2019 được hủy bỏ biện pháp tạm giam, áp dụng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện đang tại ngoại; có mặt.

3. Trần Văn V, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1967 tại thị trấn P, huyện B, tỉnh Quảng Bình. Đăng ký hộ khẩu thường trú và cư trú tại: Thôn Cù Lạc 1, thị trấn P, huyện B, tỉnh Quảng Bình; nghề nghiệp: Làm ruộng; trình độ văn hóa: Lớp 7/10; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; quốc tịch: Việt Nam; con ông: Trần Văn N (chết) và à Trần Th D; có vợ: Trần Th T, có 04 con sinh các năm 1988, 1989, 1990, 2008; tiền án: Không; tiền sự: Không; bắt tạm giam ngày 23 tháng 4 năm 2019 đến ngày 18 tháng 11 năm 2019 được hủy bỏ biện pháp tạm giam, áp dụng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện đang tại ngoại; có mặt.

4. Mai Kiên C, tên gọi khác: “Siêu nạc”, sinh ngày 04 tháng 4 năm 1981 tại thị trấn P, huyện B, tỉnh Quảng Bình: huyện B, tỉnh Quảng Bình. Đăng ký hộ khẩu thường trú và cư trú tại: Thôn G, thị trấn P, huyện B, tỉnh Quảng Bình; nghề nghiệp: Làm ruộng; trình độ văn hóa: Lớp 3/12; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; quốc tịch: Việt Nam; con ông: Mai Xuân H và à Trần Th T; có vợ: Đinh Th Hoài A, có 03 con sinh các năm 2006, 2008, 2018; tiền án: Không; tiền sự: Không; không tạm giữ, không tạm giam, hiện đang tại ngoại theo Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; có mặt.

Ngoài ra trong vụ án còn có một số bị cáo; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có kháng cáo, không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị Tòa án không triệu tập.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

1. Về hành vi “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”:

Đầu năm 2018, Mai Văn D gặp Lê Văn T tại nhà D, sau khi bàn bạc D và T thbống nhất tổ chức khai thác gỗ Mun trái phép tại khu vực Khe S thuộc xã T, huyện B, tỉnh Quảng Bình ở khu vực biên giới Việt - Lào. Trước mỗi lần khai thác, Mai Văn D cho Lê Văn T ứng tiền đóng gùi để mua lương thực, thực phẩm, vật dụng, trang thiết phục vụ việc vào rừng khai thác gỗ. Sau khi khai thác gỗ thành khí theo quy cách, Lê Văn T giao gỗ cho Mai Văn D và tính gỗ Mun loại 01 giá 28.000.000 đồng/01m3, loại 02 giá 25.000.000 đồng/01m3. Để tổ chức việc khai thác, Mai Văn D, Trần Văn V dùng xe ô tô chở công cụ khai thác, đồ dùng cá nhân cho Lê Văn T và số người Lê Văn T gọi đi khai thác tại khu vực gần cột mốc 537 biên giới Việt - Lào để khai thác. Việc vận chuyển, cất giấu gỗ Mun, Mai Văn D trực tiếp cùng Trần Văn V thực hiện.

Sau khi thbống nhất với Mai Văn D, Lê Văn T gọi bạn bè và người quen biết với Lê Văn T để tổ chức khai thác gỗ trái phép tại các Tiểu khu 649 và 650 thuộc đ a phận xã T, huyện B, tỉnh Quảng Bình (nằm trong Vườn Quốc gia P - K).

Việc khai thác cụ thể như sau:

- Lần thứ nhất: Vào khoảng tháng 7 năm 2018, Lê Văn T cùng với Trần Văn H, Mai Kiên C, Nguyễn Văn H1, Trần Đức D, Trần Xuân V, Trần Phúc A, Nguyễn Xuân H1, Thái Văn L, Hoàng Văn T và Trần Đức B đã khai thác gỗ trái phép tại Tiểu khu 650 gồm 08 cây gỗ Mun sọc với khối lượng 8,668m3; 04 cây gỗ các loại khác với khối lượng 1,871m3. Lê Văn T và Mai Kiên C là người trực tiếp dùng máy cưa xăng để cưa hạ những cây gỗ, rồi cưa thành khí, những người còn lại thì phát đường, tìm gỗ Mun, gùi gỗ ra khu vực tập kết tại đường Bbiên giới Việt – Lào.

- Lần thứ hai: có 2 đợt khai thác:

Đợt 1: Vào khoảng tháng 10 năm 2018, Lê Văn T cùng với Trần Văn H, Mai Kiên C, Nguyễn Văn H1, Trần Đức D, Trần Phúc A, Hoàng Văn H3, Nguyễn Trọng T1, Hoàng Văn T và Trần Đức B tiếp tục khai thác gỗ trái phép tại Tiểu khu 650 gồm 05 cây gỗ Mun sọc với khối lượng 6,525 m3; 11 cây gỗ các loại khác với khối lượng 11,252 m3, Lê Văn T và Mai Kiên C là người trực tiếp dùng máy cưa xăng để cưa hạ những cây gỗ, rồi cưa thành khí, những người còn lại thì phát đường, tìm gỗ Mun, cùi gỗ ra khu vực tập kết tại đường biên giới Việt - Lào. Trong lúc khai thác thì Lê Văn T cây đập vào người làm thư ng nên cả nhóm dừng khai thác và đưa T về nhà.

Đợt 2: Khoảng tháng 11 năm 2018, thời gian này Lê Văn T ở nhà chữa ệnh, nhóm khai thác vẫn tiếp tục gồm: Trần Văn H, Mai Kiên C, Nguyễn Văn H1, Trần Đức D, Trần Xuân V, Mai Văn B, Trần Phúc A, Nguyễn Văn H3, Hoàng Văn H3, Hoàng Văn T và Trần Đức B. Các cáo vào khu vực Tiểu khu 650 khai thác 13 cây gỗ Mun sọc với khối lượng 15,264 m3; 04 cây gỗ các loại khác với khối lượng 14,541 m3. Mai Kiên C và Mai Văn B là người trực tiếp dùng máy cưa xăng để cưa hạ những cây gỗ, rồi cưa thành khí, những người còn lại thì phát đường, tìm gỗ Mun, cùi gỗ ra khu vực tập kết tại đường biên giới Việt - Lào.

- Lần thứ ba: Vào khoảng tháng 01 năm 2019, Lê Văn T cùng với Trần Văn H, Mai Kiên C, Nguyễn Văn H1, Trần Đức D, Trần Xuân V, Mai Văn B, Hoàng Văn H, Mai Văn Đ, Hoàng Văn T và Trần Đức B đã khai thác gỗ trái phép tại Tiểu khu 649 gồm 19 cây gỗ Mun sọc với khối lượng 29,774 m3; 08 cây gỗ các loại khác với khối lượng 13,355 m3. Lê Văn T, Mai Kiên C và Mai Văn B là người trực tiếp dùng máy cưa xăng để cưa hạ những cây gỗ, rồi cưa thành khí, những người còn lại thì phát đường, tìm gỗ Mun, cùi gỗ ra khu vực tập kết tại đường biên giới Việt - Lào.

Sau mỗi lần khai thác các cáo vận chuyển gỗ ra đường biên giới Việt - Lào để đo đếm giao cho Mai Văn D. Mai Văn D và Trần Văn V sử dụng xe ô tô iển kiểm soát (BKS) 31A - 0533 và xe ô tô BKS 29A - 73214 vận chuyển gỗ Mun đi cất giấu gần khu vực Cột mốc 537.

Sau mỗi đợt khai thác về thì Lê Văn T và Trần Văn H đến nhà Mai Văn D tính toán lấy tiền, tổng số tiền của tất cả các lần là khoảng 550.000.000 đồng. Sau khi có tiền, Lê Văn T gọi các cáo cùng tham gia khai thác gỗ đến chia đều theo từng lần khai thác.

Như vậy, từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 01 năm 2019, Lê Văn T cùng đồng ọn đã khai thác trái phép 03 lần tại các Tiểu khu 649 và 650 thuộc đ a phận xã T, huyện B, tỉnh Quảng Bình (nằm trong Vườn Quốc gia P - K), cưa hạ 72 cây gỗ, tổng khối lượng 101,25 m3, trong đó 45 cây gỗ Mun sọc có khối lượng 60,231 m3; 27 cây gỗ các loại khác có khối lượng 41,019 m3.

2. Về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”:

Trạm Kiểm lâm T được thành lập theo Quyết định số 164/QĐ-VQG ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Vườn Quốc gia P – K. Theo Quyết định số 530/QĐ- SNN ngày 05 tháng 10 năm 2015, về việc phê duyệt giải thửa tiểu khu, khoảnh tại Vườn Quốc gia, Hạt kiểm lâm Vườn giao quản lý bảo vệ rừng theo thbống kê chi tiết diện tích tiểu khu, khoảnh cho các Trạm kiểm lâm (kèm theo thông áo số 52 ngày 17 tháng 02 năm 2016), trong đó Trạm kiểm lâm T được giao thực hiện bảo vệ rừng và lâm sản gồm 25 tiểu khu, có 209 khoảnh, tổng diện tích 28,829.0 ha, trong đó có Tiểu khu 649 và 650, trong Tiểu khu 649 có 14 khoảnh, diện tích 1,633.3 ha và Tiểu khu 650 có 09 khoảnh, diện tích 1,083.3 ha.

Ngày 28 tháng 12 năm 2017, Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia P ra Quyết định về việc điều động Nguyễn Hoài N đến nhận công tác và giữ chức vụ Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm T; ngày 03 tháng 5 năm 2017 điều động ông Cao Thái H Trạm phó Trạm kiểm lâm C về làm Trạm phó Trạm kiểm lâm T, tổng số cán bộ Trạm có 8 người.

Nguyễn Hoài N là Trạm trưởng có nhiệm vụ bảo vệ rừng theo phân công, trong đó trực tiếp bảo vệ rừng tại Tiểu khu 649 và 650, nhưng trong năm 2018, hàng tháng Nguyễn Hoài N không có kế hoạch và không tổ chức tuần tra, kiểm tra tại Tiểu khu 649 và 650 được thể hiện qua các áo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tháng tiếp theo của Trạm. Hàng ngày có ghi sổ phân công công tác để thực hiện nhiệm vụ của cán bộ Trạm, nhưng 12 tháng của năm 2018 không có cán bộ Kiểm lâm nào của Trạm đi tuần tra vào các khoảnh 13, 14 của Tiểu khu 649; khoảnh 5, 7, 8, 9 của Tiểu khu 650 nơi xảy ra khai thác gỗ trái phép. Ngày 17 tháng 01 năm 2019, Cao Văn M cán bộ Trạm T đi cùng đoàn cài đặt máy ảnh với T tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế khi về đã áo cáo tình hình rừng tại Tiểu khu 650 có dấu hiệu khai thác nhưng Nguyễn Hoài N không áo cáo lên cấp trên để có biện pháp xử lý.

Như vậy, Trạm kiểm lâm T mà trực tiếp là Trạm trưởng Nguyễn Hoài N không thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng theo sự phân công, để các đối tượng khai thác trái phép lâm sản trong khu vực rừng do Trạm quản lý gây thiệt hại của Nhà nước theo số gỗ khai thác trái phép được định giá thành tiền 2.523.850.600 đồng.

Ngày 09 tháng 4 năm 2019, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình có Kết luận giám định số 363/KL-GĐ-KL, kết luận: Rừng khai thác là rừng tự nhiên, chức năng là rừng đặc dụng, trạng thái rừng là rừng trung ình trên núi đá vôi.

- Tổng khối lượng lâm sản khai thác trái phép: 72 gốc (có 45 gốc Mun) nhóm I; Khối lượng: 101,25 m3, trong đó: Gỗ Mun: 60,231 m3; Các loài gỗ khác khối lượng: 41,019 m3. Tổng khối lượng còn lại tại hiện trường: 86,520 m3, trong đó: Gỗ Mun: 45,501 m3. Tổng khối lượng gỗ đã lấy khỏi hiện trường: Gỗ Mun:14,730 m3.

- Tên loài, nhóm loài và đặc điểm gỗ khai thác trái phép: Có tổng số 72 cây gỗ khai thác trái phép, gồm 12 loài; tổng khối lượng 101,250 m3, tương ứng với 72 mẫu gỗ như sau: Loài thứ nhất: Tên gỗ: Mun sọc, nhóm I; Số lượng: 45 cây; khối lượng: 60,231 m3. Loài thứ hai: Tên gỗ: Táu mật, Nhóm II, Số lượng: 11 cây; Khối lượng: 6,908 m3. Loài thứ a: Tên gỗ: Bời lời, nhóm IV; Số lượng: 02 cây; Khối lượng: 2,215 m3. Loài thứ tư: Tên gỗ: Thông nàng, nhóm IV; Số lượng:

01 cây; khối lượng: 0,528 m3. Loài thứ năm: Tên gỗ: Giẻ đỏ, nhóm V; Số lượng:

01 cây; khối lượng: 0,476 m3. Loài thứ sáu: Tên gỗ: Nang, nhóm V; Số lượng: 03 cây; Khối lượng: 2,78 m3. Loài thứ bảy: Tên gỗ: Nhội, nhóm VI; Khối lượng:

13,391 m3. Loài thứ tám: Tên gỗ: Chò nhai, nhóm VI; Số lượng: 01 cây; Khối lượng: 1,024 m3. Loài thứ chín: Tên gỗ: Sâng, nhóm VI; Số lượng: 03 cây; Khối lượng: 11,365 m3. Loài thứ mười: Tên gỗ: Ràng ràng, nhóm VI; Số lượng: 01 cây;

khối lượng: 0,803 m3. Loài thứ mười một: Tên gỗ: Trám trắng, nhóm VII; Số lượng: 01 cây; Khối lượng: 0,312 m3. Loài thứ mười hai: Tên gỗ: Dung, nhóm VIII; Số lượng: 02 cây; khối lượng: 0,907 m3.

- Chế độ quản lý: Mun sọc là thực vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

- Các loài thứ hai đến loài thứ mười hai gồm: Táu mật, Bời lời, Thông nàng, Giẻ đỏ, Nang, Nhội, Chò nhai, Sâng, Ràng ràng, Trám, Dung (là gỗ từ nhóm II đến nhóm VIII không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm) theo quy định tại Quyết định số 2198-CNR ngày 26 tháng 11 năm 1977, của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) về việc an hành phân loại các loại gỗ sử dụng thbống nhất trên cả nước.

Ngày 17 tháng 6 năm 2019, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện B kết luận giá trị thiệt hại của 72 cây gỗ khai thác trái phép là 2.523.850.600 đồng.

Về vật chứng của vụ án: C quan điều tra đã tạm giữ số vật chứng sau:

- 01 xe ô tô BKS 29A-732.14, nhãn hiệu TOYOTA, số loại LANDCRUISER, màu xanh.

- Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô BKS 29A - 732.14, mang tên Hoàng Thúy H1.

- Giấy chứng nhận kiểm định xe ô tô BKS 29A - 732.14.

- Các loại giấy tờ liên quan đến xe ô tô BKS 29A - 732.14: Hợp đồng mua án xe ngày 10 tháng 12 năm 2018; Hợp đồng mua án xe ngày 12 tháng 10 năm 2017; Giấy chứng nhận Bảo hiểm ắt uộc chủ xe Hoàng Thúy H1; Biên lai thu tiền phí sử dụng đường bộ người nộp tiền Hoàng Thúy H1; Căn cước công dân Hoàng Thúy H1 ( bản pho to); Căn cước công dân Bùi M C ( bản pho to); Sổ hộ khẩu Bùi M C và Hoàng Thúy H1 ( bản pho to);

- 01 máy cưa xăng, hiệu STIHL MS 381, màu vàng, dài 1,6 m;

- 01 tuốc lô vít dài 20 cm, có cán nhựa màu trắng - đen - đỏ.

- 01 chụp vặn Bôri máy cưa xăng, dài 18,5 cm, rộng 08 cm.

- 02 thước hộp loại 5 m, màu vàng, ngoài có ghi chú KPS-PRODURA.

- 02 điện thoại di động gồm 01 điện thoại NOKIA đen trắng và 01 điện thoại cảm ứng SAMSUNG NOTE5 của Mai Văn D.

- 40 hộp gỗ Mun sọc có khối lượng 0,963 m3 do Hạt kiểm lâm huyện B phát hiện, thu giữ ngày 27 tháng 02 năm 2019, tại nhà cáo Mai Văn D, thuộc Bản C, xã T, huyện B.

- 20 hộp gỗ Mun có khối lượng 1,466 m3 do Đồn Biên phòng C tuần tra phát hiện, thu giữ ngày 14 tháng 3 năm 2019, tại cột mốc 537 cách 6 - 10 m về phía Việt N.

- 14 hộp gỗ Mun sọc có khối lượng 1,08 m3 do Đồn Biên phòng C tuần tra phát hiện, thu giữ ngày 31/3/2019, tại cột mốc 537 cách 150 m về phía Việt N.

- 51 hộp gỗ Mun sọc có khối lượng 3,333 m3 do Đồn Biên phòng C và Bộ đội Biên phòng 316 Lào tuần tra song phương phát hiện, thu giữ (trong đó ngày 05 tháng 4 năm 2019, thu giữ 49 hộp và ngày 25 tháng 4 năm 2019 thu giữ 02 hộp) cách cột mốc 537 về phía Lào 280 m.

- 25 hộp gỗ Mun sọc có khối lượng 1,965 m3 gỗ do Công an huyện B tiến hành khám nghiệm tại hiện trường Tiểu khu 649 và 650 thu giữ ngày 12 tháng 4 năm 2019.

- 04 hộp gỗ Mun sọc có khối lượng 0,258 m3 để lại tại hiện trường (Tiểu khu 649 và 650) do Trạm Kiểm lâm T - Hạt kiểm lâm Vườn phát hiện, thu giữ ngày 15 tháng 3 năm 2019.

- Tang vật do Hạt kiểm lâm Vườn thu giữ tại hiện trường Tiểu khu 649 và 650 nơi hiện trường các cáo khai thác gỗ trái phép gồm: Một số đinh sắt; 10 chiếc dép rọ làm ằng nhựa; 02 can làm ằng nhựa loại 05 lít, 01 can loại 1,5 lít và 01 can loại 02 lít ( bên trong các can có chưa dung d ch màu đen, nhận định là nhớt thải dùng trong cưa xẻ); 01 bình nhựa có ký hiệu HP; 01 dao tông làm bằng sắt, đã gỉ, dài 40 cm, không có cán; 03 xoong nhôm to nhỏ các loại, không có nắp; 01 chảo, không có tay cầm và một số dụng cụ ( át, hộp đựng gia v ); 01 đoạn dây dù; 01 áo phong màu đỏ;

01 quần bò cắt lửng; 01 quần đùi vải màu đen; 01 can loại 20 lít màu hồng; một số áo quần cũ; 03 can nhựa màu xanh loại 30 lít, đã hết (để đựng xăng và nhớt thải dùng cho cưa xẻ); 01 ình nhựa ên trong có chứa dung d ch nhớt dùng để pha xăng, còn 1/3 ình; 03 cái kìm sắt; 02 xoong; 01 ấm; 01 ba lô đã cũ; 01 cái át; 01 chai dầu rửa át (còn một ít dầu); 01 nắp dùng đậy hộp nhựa; 01 xích cưa; 01 đôi dép nhựa màu đen.

- 01 quyển sổ nhật trình năm 2018 được đánh số thứ tự từ trang 01 đến trang 111.

Số vật chứng được thu giữ không liên quan đến vụ án Cơ quan điều tra đã xử lý như sau:

- Chuyển giao số gỗ sau cho Hạt kiểm lâm huyện B để xử lý theo thẩm quyền:

+ 04 hộp gỗ Mun có khối lượng 0,056 m3 do Đồn Biên phòng C phối hợp với Hạt kiểm lâm B tuần tra, kiểm tra ngày 22 tháng 3 năm 2019, tại địa bàn thuộc Bản Cu Tồn, xã T, huyện B phát hiện, thu giữ tại cbống nước đường Ô 4 thuộc xã T (gỗ vô chủ).

+ 08 hộp gỗ Mun có khối lượng 0,098 m3 gỗ do Đồn Biên phòng C tuần tra, kiểm tra tại địa bàn thuộc Bản Cu Tồn, xã T, huyện B phát hiện, thu giữ (gỗ vô chủ).

+ 07 hộp gỗ Mun có khối lượng 0,210 m3 do Đồn Biên phòng C phối hợp với Hạt kiểm lâm B vận động tuyên truyền ông Mai Văn Hài đã tự nguyện trình áo và giao nộp. 02 hộp gỗ Gáo vàng có khối lượng 0,529 m3 do Hạt kiểm lâm huyện B phát hiện tại nhà Mai Văn D. Đây là loại gỗ không liên quan đến vụ án, can Mai Văn D mua về dùng (gỗ không có giấy tờ).

- Trả lại cho Mai Văn D: 06 tờ giấy viết được đánh dấu theo thứ tự từ A1 đến A9; 01 sổ ghi chép được đánh dấu số trang từ 01 đến 37, ngoài bìa có ghi chữ “Việt Tiến”; 01 sổ ghi chép được đánh dấu số trang theo thứ tự số 01 đến số 41, ngoài bìa có hình lon nước tăng lực, ên trong có chữ ký xác nhận của Trần Th H1; 01 sổ ghi chép có bìa màu vàng, bên trong các trang giấy có đánh dấu số thứ tự từ 01 đến 44;

01 sổ ghi chép có bìa màu hồng, bìa có chữ “H1 Hà” bên trong có đánh dấu số trang 01 đến 84. Trong đó các trang đánh dấu thứ tự từ 01 đến 10 có ghi chép nội dung; 01 sổ ghi chép có bìa màu vàng, bìa có chữ “H1 Hà” bên trong có đánh dấu số trang 01 đến 50. Trong đó các trang đánh dấu thứ tự từ 01 đến 04 có ghi chép nội dung; 01 sổ ghi chép có bìa màu vàng, bìa có chữ “Sóc Nâu” bên trong có đánh dấu số trang từ 01 đến 44; 01 sổ ghi chép có bìa màu xanh, bìa có chữ “Trạng Nguyên” bên trong có đánh dấu số trang 01 đến 23, bên trong các sổ sách trên có chữ ký xác nhận của Trần Th H1.

- Trả lại cho Lê Văn T: 01 cubốn vở ô li hiệu Thuận Tiến, gồm 34 trang, tại trang 01 đến 06 có ghi chữ và số; 01 cubốn vở ô li ngoài ìa có hình lon nước ngọt Super Horse, gồm 24 trang, tại các trang 01, 06, 07, 23 có ghi chữ và số; 01 tờ giấy ô li được ký hiệu A1, có ghi chữ và số; 01 tờ giấy ô li được ký hiệu A2, có ghi chữ và số; 01 tờ giấy kẻ ngang được ký hiệu A3 có ghi chữ và số, tất cả có xác nhận ằng chữ ký của Nguyễn Th Thành.

Những vấn đề khác liên quan đến vụ án:

1. Về việc các cáo khai có khai thác gỗ tại khu vực Cột mốc 537, vùng Đ thuộc tỉnh Khăm Muộn, nước CHDCND Lào:

Theo lời khai của một số cáo trong vụ án từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 3 năm 2018, các cáo và một số đối tượng khác tham gia khai thác gỗ 02 lần tại khu vực Cột mốc 537, vùng Đ thuộc tỉnh Khăm Muộn, nước CHDCND Lào (khai thác mỗi đợt khoảng 20 m3 gỗ Mun).

Quá trình điều tra, đã tiến hành điều tra xác minh tại nước CHDCND Lào, kết quả xác định: Rừng tại khu vực Cột mốc 537 về phía tỉnh Khăm Muộn, nước CHDCND Lào thuộc rừng ảo tồn H nằm ở đ a phận huyện B, tỉnh Khăm Muộn, nước CHDCND Lào, đây là rừng ảo tồn Quốc gia đặc iệt, không cho phép người dân vào khai thác. Chi cục quản lý rừng ảo tồn Quốc gia tỉnh Khăm Muộn thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, đã cử cán bộ tiến hành kiểm tra rừng khu vực trên, kết quả không có việc chặt phá, khai thác gỗ trái phép trong thời gian trên.

Đại đội Biên phòng 316 thuộc BCH Quân sự tỉnh Khăm Muộn và Đồn Biên phòng C thuộc BCH Bộ đội iên phòng tỉnh Quảng Bình, thực hiện kế hoạch tuần tra song phương, trong quá trình tuần tra đã phát hiện 51 hộp gỗ Mun, được sự thbống nhất giữa 02 đơn vị đã giao số gỗ trên cho Đồn Biên phòng C bảo quản, xử lý. Đại đội Biên phòng 316 thuộc BCH Quân sự tỉnh Khăm Muộn không có căn cứ để xác định nguồn gốc số gỗ trên là do khai thác từ địa phận của nước CHDCND Lào. Vì vậy, không có căn cứ, cơ sở để xác định, xử lý các cáo cũng như các đối tượng đã khai thác gỗ Mun tại đ a phận nước CHDCND Lào.

2. Đối với hành vi của các đối tượng liên quan:

- Đối với Trần Đức B: B đã tham gia 03 lần khai thác gỗ trái phép cùng với các cáo, nhưng Trần Đức B từ khi sinh ra đã mắc ệnh câm, điếc, khuyết tật nặng được Nhà nước cho hưởng trợ cấp, không được đi học trường khuyết tật nào. T tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền T, kết luận: Trước thời điểm gây án; tại thời điểm gây án và thời điểm hiện tại: Trần Đức B hạn chế khả năng nhận thức và hạn chế khả năng điều khiển hành vi. cán bộ tại T tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật thành phố Đồng Hới đã tương tác ằng ngôn ngữ của người câm, điếc đối với Trần Đức B nhưng B không hiểu, không tương tác, xác định Trần Đức B không được học qua ất kỳ T tâm khuyết tật nào. Như vậy, theo kết luận của T tâm Pháp y tâm thần khu vực Miền T và kết quả làm việc với T tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật thành phố Đồng Hới xác định, Trần Đức B là đối tượng khuyết tật ẩm sinh, hạn chế khả năng nhận thức và hạn chế khả năng điều khiển hành vi, không hiểu iết pháp luật, không iết hành vi phạm tội do mình gây ra, nên không xem xét trách nhiệm hình sự đối với Trần Đức B.

- Đối với Mai Văn H, Nguyễn Duy C và Nguyễn Thành N:

Mai Văn H, sinh năm 1979, Nguyễn Duy C, sinh năm 1969 và Nguyễn Thành N, sinh năm 1981 đều trú tại thôn X, thị trấn P, huyện B, tỉnh Quảng Bình (Mai Văn H là em trai của bị cáo Mai Văn D), cuối năm 2018 và đầu năm 2019, Mai Văn H có lên lán của Mai Văn D ch i (đi cùng Nguyễn Duy C và Nguyễn Thành N, là người có mối quan hệ họ hàng) được Mai Văn D giao cho về chợ mua một số đồ dùng thiết yếu sinh hoạt và cùng nhau ubống rượu tại lán của Mai Văn D. Các cáo khai khi giao gỗ cho Mai Văn D có mặt Mai Văn H, nhưng Mai Văn H không biết việc Mai Văn D tổ chức cho các cáo vào Tiểu khu 649 và 650 để khai thác gỗ trái phép. Nguyễn Duy C và Nguyễn Thành N cũng không được trả công, hưởng lợi, không iết gì về việc Mai Văn D tổ chức khai thác gỗ trái phép nên không xử lý.

- Đối với Trần H Đăng, sinh năm 1988, trú tại thôn Xuân S n, thị trấn P, huyện B, tỉnh Quảng Bình, được gia đình Mai Văn D thuê lái xe chạy theo tuyến N Lý, Đồng Hới đến C, mỗi chuyến trả cho Trần H Đăng 300.000 đồng, Trần H Đăng có chở gùi theo chỉ đạo của Mai Văn D nhưng Đăng không iết việc Mai Văn D tổ chức khai thác gỗ trái phép, không được hưởng lợi gì nên không có căn cứ để xử lý.

- Đối với Trần Phúc Phượng, sinh năm 1987, trú tại thôn Xuân S n, thị trấn P, huyện B, tỉnh Quảng Bình có tham gia với nhóm khai thác gỗ lần 1 nhưng nhiệm vụ của Phượng được giao là đi sâu vào rừng của Lào để cùi gỗ nên không có căn cứ xử lý.

- Đối với Hoàng Văn T: hiện nay T bỏ trbốn khỏi đ a phương, C quan điều tra đã ra Quyết định truy nã, Quyết định tách vụ án và tạm đình chỉ điều tra đối với Hoàng Văn T, khi nào bắt được sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

- Đối với chiếc xe ô tô BKS 31A - 0533 bị cáo Mai Văn D mua về và sử dụng vận chuyển gỗ trái phép là vật chứng của vụ án. Quá trình sử dụng xe ô tô trên tai nạn hư hỏng, biến dạng không còn giá trị sử dụng nên Mai Văn D đã án phế liệu cho một người không rõ tên tuổi và đ a chỉ. Do vậy, C quan điều tra không thu giữ được vật chứng.

3. Đối với Nguyễn Hữu T, nguyên Đồn trưởng Đồn Biên phòng C:

bị cáo Mai Văn D khai nhận, để tổ chức cho các cáo trong vụ án vào Tiểu khu 649 và 650 khai thác gỗ trái phép, Mai Văn D đã bàn bạc với Nguyễn Hữu T và thbống nhất chi mỗi tháng 10.000.000 đồng và đã chi tất cả 10 tháng, tháng cuối (tháng 11/2019), Nguyễn Hữu T xin thêm 10.000.000 đồng, như vậy tổng cộng 110.000.000 đồng. Hiện tại Nguyễn Hữu T đang là quân nhân công tác trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, vì vậy C quan điều tra đã chuyển toàn ộ tài liệu có liên quan đến Nguyễn Hữu T cho Phòng Điều tra hình sự, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng để xác minh, xử lý theo quy định.

4. Đối với Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia P - K:

Căn cứ thực tế về công tác chỉ đạo cũng như quy trình hoạt động của Hạt Kiểm lâm Vườn: Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia P - K quản lý, chỉ đạo 11 Trạm Kiểm lâm trực thuộc trong đó có Trạm Kiểm lâm T. “Các Trạm, Tổ chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch tuần tra hàng tháng (có thể xây dựng kế hoạch theo tuần) và tự ch u trách nhiệm về tính sát hợp cũng như hiệu quả của kế hoạch đã đề ra”. Trên c sở đó, hàng tháng Hạt Kiểm lâm Vườn tổ chức giao an, trong uổi giao an thông áo Kết luận của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn và đề ra nhiệm vụ tháng tới. Trong công tác bảo vệ rừng thuộc Vườn quản lý, các Trạm thực hiện theo kết luận tại uổi giao an.

- Đối với ông Lê Thanh T nguyên là Giám đốc Ban quản lý, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn, phụ trách chung đối với toàn ộ hoạt động của Hạt Kiểm lâm Vườn đã chỉ đạo triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản thông qua quy định tại các văn ản, cũng như các uổi họp, giao an, như: Thông áo số 286/TB-HKL về việc chỉ đạo “Các Trạm, Tổ chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch tuần tra hàng tháng (có thể xây dựng kế hoạch theo tuần) và tự ch u trách nhiệm về tính sát hợp cũng như hiệu quả của kế hoạch đã đề ra” và một số thông áo khác chỉ đạo các Trạm, Tổ Kiểm lâm thực hiện quy trình công tác như đã nêu. Việc để xảy ra việc khai thác lâm sản trái phép tại Tiểu khu 649, 650, gây thiệt hại nghiêm trọng, trách nhiệm chính thuộc về Nguyễn Hoài N Trạm trưởng, nhưng là người đứng đầu trong việc quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản thuộc Vườn quản lý, ông Lê Thanh T phải ch u trách nhiệm liên đới. Tuy vậy, hành vi của ông Lê Thanh T chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” mà được xử lý ằng hình thức khác theo quy định của pháp luật, hiện đã được điều chuyển công tác khác, không còn giữ chức vụ Giám đốc Vườn, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia P – K.

- Đối với ông Đinh Huy T là Phó Hạt trưởng, được ổ nhiệm giữ chức vụ Phó Hạt trưởng từ ngày 13 tháng 7 năm 2013 đến ngày 13 tháng 7 năm 2018, đã chỉ đạo triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản thông qua quy định tại các văn ản, cũng như các uổi họp, giao an. Mặc dù ngày 10 tháng 7 năm 2018, UBND tỉnh Quảng Bình ký Quyết định ổ nhiệm lại làm Phó Giám đốc Vườn (theo nhiệm kỳ 5 năm), Giám đốc Vườn chưa ra quyết định phân công lại kiêm nhiệm Phó Hạt trưởng, tuy vậy tại hội ngh giao an tháng (tháng 9, tháng 10/2018), ông Đinh Huy T có đề ngh Trạm Kiểm lâm T tuần tra, bảo vệ rừng tại Tiểu khu 649; ngày 06 tháng 4 năm 2018 có Công văn số 96/HKL về việc đề ngh UBND xã T phối hợp với Kiểm lâm theo dõi, quản lý bảo vệ rừng, đã trực tiếp thành lập đoàn tuần tra 05 đợt, chấn chỉnh Trạm Kiểm lâm T trong việc ỏ lọt địa bàn không tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng, ên cạnh đó có một số thông áo khác như Thông áo số 404/TB-HKL ngày 10 tháng 12 năm 2014, cũng tiếp tục chỉ đạo các Trạm, Tổ Kiểm lâm thực hiện quy trình như đã nêu của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm. Việc để xảy ra việc khai thác lâm sản trái phép tại Tiểu khu 649, 650, gây thiệt hại nghiêm trọng, trách nhiệm chính thuộc về Nguyễn Hoài N Trạm trưởng, nhưng ông T là Ban giám đốc Vườn cũng có phần trách nhiệm liên đới trong việc quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản thuộc Vườn quản lý. Tuy vậy, hành vi của ông Đinh Huy T chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

- Đối với ông Nguyễn Quang V là Phó Hạt trưởng, nhiệm vụ cụ thể được quy định trong Thông áo số 360/TB-HKL ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Hạt Kiểm lâm Vườn, trong đó có nội dung “Phê duyệt kế hoạch tuần tra và theo dõi, kiểm tra, giám sát việc tuần tra bảo vệ rừng của các Trạm Kiểm lâm”. Qua kết quả điều tra, xác minh, xác định: Quy định trong Thông áo số 360/TB-HKL có nhiệm vụ “Phê duyệt kế hoạch tuần tra và theo dõi, kiểm tra, giám sát việc tuần tra bảo vệ rừng của các Trạm Kiểm lâm” (trong đó có Trạm Kiểm lâm T), nhưng thực tế quy trình làm việc của Hạt là giao các Trạm xây dựng kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng trong tháng, gửi áo cáo về cho Hạt Kiểm lâm Vườn, thông qua Bộ phận Pháp chế tập hợp, sau đó thông qua tại Hội ngh giao an và có ý kiến chỉ đạo tại hội ngh . Việc để xảy ra việc khai thác lâm sản trái phép tại Tiểu khu 649, 650, gây thiệt hại nghiêm trọng, trách nhiệm chính thuộc về Nguyễn Hoài N, Trạm trưởng, nhưng là lãnh đạo Hạt kiểm lâm Vườn, ông Nguyễn Quang V cũng phải ch u trách nhiệm liên đới trong việc quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản thuộc Vườn quản lý. Tuy vậy, hành vi của ông Nguyễn Quang V chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” mà được xử lý ằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

- Đối với ông Cao Thái H, nguyên Phó Trạm trưởng - Trạm Kiểm lâm T, không được phân công nhiệm vụ tuần tra ở các Tiểu khu 649 và 650 mà chỉ được phân công trực cần (Barie) và tuần tra tuyến đường từ Km 20 đến Km 42, vì vậy không xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Cao Thái H.

Vật chứng vụ án 154 hộp gỗ Mun sọc có khối lượng 9,065 m3 là tang vật của vụ án hiện tại Hạt Kiểm lâm huyện B đang bảo quản để xứ lý theo quy định của pháp luật.

Tại Bản án h nh sự sơ thẩm số 26/2020/HS-ST ngày 27/8/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng B nh đã quyết định:

1.Tuyên ố các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V, Mai Kiên C phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”;

2. Về hình phạt đối với các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V, Mai Kiên C phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”:

Áp dụng điểm e khoản 3 Điều 232; Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V, Mai Kiên C; áp dụng thêm điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V, Mai Kiên C; điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V, Mai Kiên C; điểm khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V; điểm t khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với cáo Mai Kiên C; khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V, Mai Kiên C; khoản 1 Điều 54, Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V, Mai Kiên C.

Xử phạt cáo Mai Văn D 04 ( bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt giam thi hành án, được khấu trừ thời gian cáo đã tạm giam từ ngày 23 tháng 4 năm 2019 đến ngày 18 tháng 11 năm 2019;

Xử phạt cáo Lê Văn T 04 ( bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt giam thi hành án, được khấu trừ thời gian cáo đã tạm giam từ ngày 23 tháng 4 năm 2019 đến ngày 18 tháng 11 năm 2019;

Xử phạt cáo Trần Văn V 39 ( ba mươi chín) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt giam thi hành án, được khấu trừ thời gian cáo đã tạm giam từ ngày 23 tháng 4 năm 2019 đến ngày 18 tháng 11 năm 2019;

Xử phạt cáo Mai Kiên C 04 ( bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt giam thi hành án;

Ngoài ra, ản án sơ thẩm còn quyết định về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Ngày 08/9/2020, các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V và Mai Kiên C kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại phiên tòa hôm nay các cáo vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt với nội dung tương đối gibống nhau: Các cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vì cuộc sbống mưu sinh; chưa có tiền án tiền sự, bản thân là lao động chính; đã nhận ra khuyết điểm và ăn năn hối hận nên sau khi xử sơ thẩm các bị cáo đã thành lập tổ xung kích mua sắm phương tiện lao vào những nơi nguy hiểm của mùa ão lụt vừa qua cứu nạn cứu hộ rất nhiều người và tài sản của nhân dân không thiệt hại được chính quyền đ a phương tặng giấy khen nên xin được giảm nhẹ hình phạt để sớm về lo cho gia đình.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại thành phố Đà Nẵng phát iểu quan điểm về vụ án cho rằng: Về tố tụng, HĐXX tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, về nội dung, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ s vụ án, đã có đủ căn cứ xác định Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo là đúng người đúng tội, mức hình phạt tương xứng. Tại phiên tòa hôm nay các cáo không cung cấp được chứng cứ hoặc tình tiết giảm nhẹ nào mới, do vậy đề ngh HĐXX không chấp nhận kháng cáo của các cáo, giữ nguyên phần hình phạt của bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, HĐXX nhận định như sau:

[1] Về tố tụng: Tại phiên tòa hôm nay, cáo T b bệnh đột xuất phải xin đi cấp cứu, các cáo còn lại xin hoãn phiên tòa; Kiểm sát viên đề ngh hoãn phiên tòa vì cáo không có luật sư bào chữa sẽ bất lợi cho bị cáo. HĐXX xét thấy, các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, không có kháng ngh tăng nặng, do vậy việc xét xử sẽ không làm tình trạng của bị cáo xấu h n, nên tiếp tục tiến hành phiên tòa.

[2] Về nội dung: Chỉ vì mục đích tư lợi cá nhân mà các cáo đưa công cụ như xe, máy vào các Tiểu khu 649, 650 thuộc rừng P-K khai thác rừng trái phép nhiều lần trong các năm 2018-2019, hậu quả triệt hạ 72 cây rừng với 101,258m3 gỗ các loại gây thiệt hại tài sản tr giá 2.523.850.600đ. Với hành vi hậu quả như trên, Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử 17 bị cáo về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo Điều 232 và 01 cáo là Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm T về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”theo Điều 360 BLHS là có căn cứ. Tòa án đã áp dụng điểm e khoản 3 Điều 232; Điều 17; điểm s khoản 1,2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; khoản 1 Điều 54, Điều 38 BLHS đối với các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V, Mai Kiên C; điểm khoản 1 Điều 51 BLHS đối với các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V; điểm t khoản 1 Điều 51 BLHS đối với cáo Mai Kiên C. Xử phạt cáo Mai Văn D 04 năm tù,bị cáo Lê Văn T 04 năm tù, cáo Trần Văn V 39 tháng tù và cáo Mai Kiên C 04 năm tù là phù hợp.

[3] Xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các cáo, thì thấy: Đối với bị cáo Mai Văn D, án sơ thẩm xác định bị cáo có vai trò là người trực tiếp gặp gỡ chủ động đề xướng, bàn bạc cụ thể và ứng tiền cho Lê Văn T để T huy động người khai thác gỗ án cho cáo. Do vậy, nên cả 04 lần các cáo khai thác gỗ trái phép thì cáo D cũng phải ch u trách nhiệm hình sự với tình tiết phạm tội nhiều lần với tổng giá trị thiệt hại chung cả đồng phạm. Với hành vi và hậu quả gây ra,bị cáo truy tố theo điểm e khoản 3 Điều 232 BLHS năm 2015 có mức hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng 01 tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần theo điểm g khoản 1 Điều 52 và 03 tình tiết giảm nhẹ như tự nguyện khắc phục hậu quả theo điểm b; thành khẩn khai áo và ăn năn hối cải theo điểm s khoản 1 và một số tình tiết theo khoản 2 Điều 51, áp dụng khoản 1 Điều 54 xử phạt bị cáo 04 năm tù là thỏa đáng.

[4] Đối với bị cáo Lê Văn T, án sơ thẩm xác định bị cáo có vai trò là người quan trọng nhất trong các cáo trực tiếp khai thác rừng; là người bàn bạc, nhận tiền từ bị cáo D và trực tiếp sử dụng cưa lốc để cưa cây rừng trong 03 lần. Tuy có một lần bị cáo không tham gia do bệnh, nhưng trước đó cáo đã ứng tiền mua lương thực, tập kết xe, máy và con người vào rừng;bị cáo được áp dụng 01 tình tiết tăng nặng và 03 tình tiết giảm nhẹ, nên bị cáo ch u trách nhiệm hình sự mức án như cáo D là có c sở.

[5] Đối với bị cáo Mai Kiên C, án sơ thẩm xác định bị cáo có vai trò quan trọng nhất trong việc trực tiếp tham gia khai thác rừng; cả 04 lần khai thác cáo đều là người sử dụng cưa lốc triệt hạ gỗ, nên hành vi và tính chất phạm tội của bị cáo được xem xét đánh giá ngang bằng với bị cáo D và cáo T là có c sở;bị cáo được xem xét 01 tình tiết tăng nặng và 03 tình tiết giảm nhẹ, do vậy mức án 04 năm tù đối với bị cáo là phù hợp.

[6] Đối với bị cáo Trần Văn V, án sơ thẩm xác định bị cáo có vai trò là người giúp sức tích cực cho bị cáo D;bị cáo trực tiếp đưa các công cụ xe, máy và trực tiếp lái xe tham gia vận chuyển gỗ. Tuy bị cáo không trực tiếp khai phá, đbốn hạ, nhưng cáo là người trực tiếp phụ giúp cho D đo đếm cất giấu, vận chuyển số gỗ của cả 04 lần khai thác.bị cáo cũng được xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như cáo D, nhưng xử phạt 39 tháng tù là không nặng.

[7] Tuy nhiên, sau khi xét xử sơ thẩm các cáo thể hiện sự ăn năn hối cải cao h n đã lập được nhiều công trạng nhằm chuộc tội bằng cách góp công sức, phương tiện, vật chất đến những vùng thấp lụt trong đợt lũ lớn cuối năm 2020 cứu được nhiều người và tài sản đến nơi an toàn; được chính quyền đ a phương khen thưởng. Do vậy, để thực hiện chính sách khoan hồng của pháp luật đối với những người thật sự biết ăn năn hối cải và lập công chuộc tội nên cần thiết giảm nhẹ cho các cáo một phần hình phạt cũng thỏa đáng.

[8] Về án phí phúc thẩm: Do kháng cáo của các cáo được chấp nhận, nên các cáo không phải ch u án phí theo quy định;

[9] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không kháng ngh đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng ngh .

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355, điểm c khoản 1 Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

1/Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V và Mai Kiên C; sửa phần hình phạt Bản án hình sự sơ thẩm số 26/2020/HS-ST ngày 27/8/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình.

Tuyên ố cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V và Mai Kiên C phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”;

Áp dụng điểm e khoản 3 Điều 232; Điều 17; điểm s khoản 1,2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; khoản 1 Điều 54, Điều 38 BLHS đối với các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V, Mai Kiên C; điểm khoản 1 Điều 51 BLHS đối với các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V; điểm t khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự  đối với cáo Mai Kiên C.

Xử phạt cáo Mai Văn D 03 (ba) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt giam thi hành án, được khấu trừ thời gian cáo đã tạm giam từ ngày 23 tháng 4 năm 2019 đến ngày 18 tháng 11 năm 2019;

Xử phạt cáo Lê Văn T 03 (ba) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt giam thi hành án, được khấu trừ thời gian cáo đã tạm giam từ ngày 23 tháng 4 năm 2019 đến ngày 18 tháng 11 năm 2019;

Xử phạt cáo Trần Văn V 27 (hai mư i ảy) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt giam thi hành án, được khấu trừ thời gian cáo đã tạm giam từ ngày 23 tháng 4 năm 2019 đến ngày 18 tháng 11 năm 2019;

Xử phạt cáo Mai Kiên C 03 (ba) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt giam thi hành án;

2/ Về án phí: Các cáo Mai Văn D, Lê Văn T, Trần Văn V và Mai Kiên C không phải ch u tiền án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không kháng ngh đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng ngh .

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (27/01/2021).

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

362
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 119/2020/HS-PT ngày 27/01/2021 về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Số hiệu:119/2020/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 27/01/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký



  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;