Bản án 11/2020/HS-ST ngày 11/03/2020 về tội cướp tài sản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HOÁ

BẢN ÁN 11/2020/HS-ST NGÀY 11/03/2020 VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN

Ngày 11 tháng 3 năm 2020, tại hội trường xét xử Tòa án nhân dân huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá; Tòa án nhân dân huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số 05/2020/HSST ngày 04 tháng 02 năm 2020, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 07/2020/QĐXXST-HS ngày 24 tháng 02 năm 2020 đối với bị cáo:

Lê Văn T, sinh năm 1992; Tại: TT, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Nơi cư trú: Thôn TT, xã TT, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nghề nghiệp: Lao động tự do; Trình độ văn hóa: 1/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Không;

Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Lê văn B và bà Phạm Thị T; Vợ: Chưa; Con: Chưa; Tiền sự: Không; Tiền án: Ngày 18/8/2017 bị Tòa án nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương xử phạt 09 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản đã chấp hành xong bản án; Ngày 28/6/2018 bị Tòa án nhân dân huyện Triệu Sơn xử phạt 09 tháng tù về "Trộm cắp tài sản" theo điểm b khoản 1 điều 173 BLHS, ngày 10/2/2019 chấp hành xong toàn bộ quyết định của bản án; Nhân thân: Ngày 05/10/2016 bị công an phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương xử phạt vi phạm hành chính về hành vi "Trộm cắp tài sản". Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 18/11/2019 đến ngày 27/11/2019 chuyển tạm giam cho đến nay; Bị cáo có mặt tại phiên tòa.

- Người bị hại: Cháu Lê Duy Q, sinh ngày 26/6/2013; Trú tại: Thôn A, xã TĐ, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Mới: Thôn A, thị trấn TH, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Vắng mặt tại phiên tòa (Có đơn đề nghị xét xử vắng mặt).

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại: Bà Hoàng Thị Thủy – Trợ giúp viên pháp lý Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thanh Hóa. Có mặt tại phiên tòa.

- Người đại diện hợp pháp của bị hại: Chị Trần Thị G, sinh năm 1990 (Là mẹ của Lê Duy Q); Trú tại: Thôn A, xã TĐ, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Mới: Thôn 3, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Vắng mặt tại phiên tòa (Có đơn đề nghị xét xử vắng mặt).

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1969; Trú tại: Tiểu khu 3, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Vắng mặt tại phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào khoảng 15 giờ ngày 14/11/2019 Lê Văn T sinh năm 1992 ở thôn TT, xã TT, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đi bộ đến trường tiểu học Thiệu Viên ở xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, với mục đích nếu ai có sơ hở sẽ tìm cách chiếm đoạt tài sản. T nhảy tường vào sân trường sau đó ngồi ở ghế đá quan sát xung quanh một lúc thì thấy có cháu Lê Công Tuấn Anh, Vũ Đình Khánh và cháu Lê Duy Q đều sinh năm 2013 là học sinh lớp 1C trường tiểu học Thiệu Viên đang nô đùa vật nhau, Lê Văn T nói với Lê Công Tuấn Anh, Vũ Đình Khánh và Khôi là ba thằng "Phắn", thì 3 Tuấn Anh, Khánh, Khôi đi ra một đoạn, sau đó T đi gần lại chỗ Q thì T tiếp tục nói với Tuấn Anh là "phắn" thì Tuấn Anh tiếp tục lùi ra một đoạn. T quan sát thấy trên cổ của cháu Lê Duy Q đang đeo một sợi dây chuyền màu trắng bạc, T đi lại gần Q và Tuấn Anh nói “Không được đánh nhau nữa không sẽ mách cô giáo” thì cháu Tuấn Anh và Khôi bỏ đi còn cháu Q thì đi bộ cách đó khoảng 2m đến 3m, T đi theo sau cháu Q dùng tay pH vòng giữ cổ của cháu Q lại, ghì sát người làm cháu Q không cựa người và thoát ra được, đồng thời tay trái luồn vào cổ áo rồi tháo sợi dây chuyền ra vì sợi dây chuyền nối bằng sợi chỉ vải màu đỏ, khi T lấy được sợi dây chuyền thì cháu Q nói “Trả lại cho cháu sợi dây chuyền”, lúc này T sợ cháu Q la hét nên T đưa lại sợi dây chuyền cho Q. Khi cháu Q cầm lại sợi dây chuyền, T nói “Đưa cho anh để anh nối lại cho, khi nào vào học thì anh trả”, đồng thời T đã giật lấy sợi dây chuyền từ tay cháu Q, lúc này có Tg trống trường nên Q đi vào lớp học. T lấy sợi dây chuyền trèo tường đi ra ngoài, đi bộ sang thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa bán cho ông Nguyễn Quang H chủ quán vàng bạc H Hà ở tiểu khu 3, thị trấn Vạn Hà được 150.000đ (Một trăm năm mươi nghìn đồng), số tiền này T đã tiêu sài hết vào mục đích cá nhân. Nhận thấy hành vi của mình là sai trái, vi phạm pháp luật nên T đến Công an huyện Thiệu Hóa đầu thú và khai báo toàn bộ nội dung sự việc phạm tội của mình.

Tại bản kết luận định giá tài sản số 11/2019/HĐ-ĐGTS ngày 24/11/2019 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự định huyện Thiệu Há, định giá sợi dây chuyền mà Lê Văn T đã chiếm đoạt của cháu Q có giá trị 300.000đ(Ba trăm nghìn đồng).

Sau khi định giá Cơ quan cảnh sát điều tra đã trả lại sợi dây truyền cho người bị hại. Người bị hại và đại diện hợp pháp của người bị hại không yêu cầu bồi thường gì thêm. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Văn H đã mua sợi dây truyền bạc của Lê Văn T, ông H không biết đó là tài sản T chiếm đoạt của người khác, ông H đã tự nguyện nộp lại cho cơ quan Điều tra. Ông H không yêu cầu bị cáo T pH bồi thường lại số tiền ông đã bỏ ra mua sợi dây chuyền bạc.

Tại bản cáo trạng số 07/CT-VKSND-TH ngày 03/02/2020 Viện kiểm sát nhân dân huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá đã truy tố Lê Văn T về tội: “Cướp tài sản” theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 168 của Bộ luật hình sự.

Tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Thiệu Hóa giữ nguyên quyết định truy tố và đề nghị áp dụng: Điểm e, khoản 2 điều 168, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm h khoản 1 Điều 52, Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015, đề nghị xử phạt Lê Văn T từ 07 năm đến 07 năm 06 tháng tù về tội “Cướp tài sản”. Không áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với bị cáo. Đề nghị áp dụng khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự 2015, khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự, truy thu số tiền 150.000đ(Một trăm năm mươi nghìn đồng) tiền T được hưởng lợi bán sợi dây truyền mà có.

Tại phiên tòa bị cáo không có ý kiến gì về quyết định truy tố, không tranh luận gì với bản luận tội của Viện kiểm sát về tội danh, hình phạt và các vấn đề khác; Khi nói lời nói sau cùng bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại: Đồng ý với việc truy tố và xét xử đối với bị cáo Lê Văn T. Quyền và lợi ích của người bị hại đã được đảm bảo, người bị hại và đại diện hợp pháp của bị hại có đơn đề nghị xét xử vắng mặt đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận và đề nghị xét xử theo pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra truy tố, đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự thủ tục, quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo và những người tham gia tố tụng không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan T hành tố tụng, người T hành tố tụng; Do đó các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan T hành tố tụng, người T hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2]. Về hành vi, căn cứ buộc tội bị cáo: Tại phiên tòa, bị cáo Lê Văn T đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình đúng như cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố. Đối chiếu lời khai nhận của bị cáo với lời khai của người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, các nhân chứng, phù hợp với vật chứng thu giữ được, bản kết luận định giá tài sản và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án là hoàn toàn phù hợp; Hội đồng xét xử có đủ cơ sở kết luận: Do cần tiền tiêu sài cá nhân, là đối tượng nghiện ma túy, Lê Văn T đã có hành vi dùng vũ lực, dùng tay ghì cổ, ép sát người cháu Lê Duy Q mới đang bước vào tuổi thứ 07 làm cho cháu Q lâm vào tình trạng không chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản là 01 dây truyền bạc trị giá 150.000đ(Một trăm năm mươi nghìn đồng); Như vậy hành vi của Lê Văn T đã phạm vào tội “Cướp tài sản”, bị cáo cướp tài sản của người bị hại là người dưới 16 tuổi đây là tình tiết định khung hình phạt theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015. Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa truy tố bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

[3]. Về tính chất, mức độ nghiêm trọng hành vi của bị cáo: Tính chất của vụ án là rất nghiêm trọng, hành vi phạm tội của bị cáo là rất nguy hiểm cho xã hội, không những xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, mà còn đe dọa đến tính mạng sức khỏe của người khác, gây tâm lý hoang mang lo sợ đến quần chúng nhân dân, mất trật tự trị an nơi học đường. Cần lên cho các bị cáo một mức án nghiêm khắc tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo. Bị cáo T đã từng nhiều lần đi chấp hành án phạt tù, nhưng không lấy đó là bài học cho bản thân mà vẫn tiếp tục phạm tội. Bị cáo không tu chí làm ăn mà chỉ lo chơi bời hưởng thụ, nghiệm ngập ma túy. Vì vậy, cần pH xử lý nghiêm, áp dụng hình phạt tù có thời hạn tương xứng với tính chất mức độ nguy hiểm đối với hành vi phạm tội của các bị cáo, nhằm giáo dục riêng, đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa chung.

[4]. Về nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị cáo có bố là ông Lê Văn Bốn là người có công được tặng thưởng huy chương hạng nhì trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước, sau khi phạm tội bị cáo đã ra đầu thú là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Ngày 18/8/2017 bị cáo T bị Tòa án nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương xử phạt 09 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản đã chấp hành xong bản án; Ngày 28/6/2018 bị Tòa án nhân dân huyện Triệu Sơn xử phạt 09 tháng tù về "Trộm cắp tài sản" theo điểm b khoản 1 điều 173 Bộ luật hình sự, bản án của Tòa án nhân dân huyện Triệu Sơn do tài sản trộm cắp dưới mức định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự của bị cáo nên bị cáo không pH chịu tình tiết tăng nặng là tái phạm, ngày 10/2/2019 chấp hành xong toàn bộ quyết định của bản án. Lần phạm tội này bị cáo T pH chịu tình tiết tăng nặng là tái phạm do phạm tội trong thời gian chưa được xóa án tích theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự. Bị cáo không pH chịu tình tiết tăng nặng là phạm tội với người dưới 16 tuổi theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự vì đây là tình tiết định khung hình phạt đối với bị cáo.

[5]. Về hình phạt bổ sung: Theo quy định tại khoản 5 Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền...” do đó bị cáo có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền. Tuy nhiên theo các tài liệu chứng cứ và lời khai của bị cáo tại phiên tòa đều cho thấy bị cáo là đối tượng nghiện ma túy, không nghề nghiệp; Vì vậy, Hội đồng xét xử quyết định không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với bị cáo.

 [6]. Về bồi thường thiệt hại: Người bị hại đã nhận được tài sản không có yêu cầu bồi thường gì thêm về mặt dân sự, nên miễn xét.

[7]. Trong vụ án này ông Nguyễn Văn H đã mua sợi dây truyền bạc của Lê Văn T, ông H không biết đó là tài sản T chiếm đoạt của người khác mà có, ông H đã tự nguyện nộp lại cho cơ quan Điều tra. Ông H không yêu cầu bị cáo T pH bồi thường lại số tiền ông đã bỏ ra mua sợi dây chuyền bạc, đây là sự tự nguyện của ông H. Xác định số tiền 150.000đ (Một trăm năm mươi nghìn đồng) đây là tiền do phạm tội mà có, ông H không yêu cầu bị cáo pH trả, bị cáo được hưởng lợi, nên buộc bị cáo nộp lại 150.000đ (Một trăm năm mươi nghìn đồng) sung quỹ nhà nước.

[8]. Về án phí: Bị cáo pH chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

1. Áp dụng: Điểm e khoản 2 Điều 168; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm h khoản 1 Điều 52; Điều 38 Bộ luật hình sự, Tuyên bố: Bị cáo Lê Văn T phạm tội “Cướp tài sản”.

Xử phạt: Lê Văn T 07 (Bảy) năm 06 (Sáu) tháng tù. Thời gian chấp hành hình phạt tính từ ngày tạm giữ (Ngày 18/11/2019).

2. Biện pháp tư pháp: Áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015;

khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự; Buộc Lê Văn T pH nộp số tiền 150.000đ(Một trăm năm mươi nghìn đồng) tiền do phạm tội mà có để nộp vào ngân sách nhà nước.

3. Về án phí: Áp dụng khoản 2 Điều 135 và khoản 2 Điều 136 Bộ Luật tố tụng hình sự; Điều 6, Điều 21, khoản 1 Điều 23 Nghị Quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội, Lê Văn T pH chịu 200.000đ(Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.

Trường hợp bản án được thi hành theo Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người pH thi hành án dân sự có quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

4. Về quyền kháng cáo: Bị cáo, Người bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại có quyền kháng cáo bản án này trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án; Người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại vắng mặt tại phiên Tòa có quyền kháng cáo bản án, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo phần liên quan trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được tống đạt hợp lệ.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

1990
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 11/2020/HS-ST ngày 11/03/2020 về tội cướp tài sản

Số hiệu:11/2020/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Thiệu Hoá - Thanh Hoá
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 11/03/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký



  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;