Bản án 11/2020/HNGĐ-PT ngày 15/06/2020 về tranh chấp chia tài sản chung sau khi ly hôn và yêu cầu cấp dưỡng nuôi con

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

BẢN ÁN 11/2020/HNGĐ-PT NGÀY 15/06/2020 VỀ TRANH CHẤP CHIA TÀI SẢN CHUNG SAU KHI LY HÔN VÀ YÊU CẦU CẤP DƯỠNG NUÔI CON

Trong các ngày 11 và 15/6/2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm công khai vụ án hôn nhân gia đình thụ lý số 10/2020/HNGĐ-PT ngày 09 tháng 3 năm 2020 về “Tranh chấp chia tài sản chung sau khi ly hôn và yêu cầu cấp dưỡng nuôi con”.

Do Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 102/2019/HNGĐ-ST ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh Bình Phước bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 16/2020/QĐXXPT-HNGĐ ngày 22/4/2020, Quyết định tạm ngừng phiên toà số 16/2020/QĐTNPT-HNGĐ ngày 08/5/2020 và Thông báo mở lại phiên toà số 10/2020/TB-TA/HNGĐ ngày 26/5/2020, giữa:

1. Nguyên đơn: Bà Trương Thị B, sinh năm 1968. Địa chỉ: Thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước.

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Chị Ninh Thị Nguyên H, sinh năm 1987. Địa chỉ liên lạc: Số 194, Quốc lộ 14, khu Đức Lập, thị trấn Đ, huyện B, tỉnh Bình Phước.

2. Bị đơn: Ông Lâm Minh H, sinh năm: 1964. Địa chỉ: Thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: - Ông Lâm Văn P, bà Lăng Thị D, anh Lâm Văn A, anh Lâm Văn B; Anh Lâm Văn C. Cùng địa chỉ: Xóm C.H, xã L. Th, huyện V, tỉnh Thái Nguyên.

- Ban quản lý rừng phòng hộ B.Đ. Địa chỉ: Thôn 5, xã Đ, huyện B, tỉnh Bình Phước Do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có kháng cáo, không liên quan nội dung yêu cầu kháng cáo và không bị Viện kiểm sát kháng nghị nên Toà án không triệu tập.

Người kháng cáo: Bị đơn ông Lâm Minh H.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tại đơn khởi kiện ngày 18 tháng 7 năm 2018 và trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn bà Trương Thị B trình bày:

Bà với ông H tự nguyện chung sống từ năm 1990, đến năm 2007 đăng ký kết hôn. Đến ngày 15/9/2017, bà và ông H ly hôn được Tòa án nhân dân huyện B giải quyết tại Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của đương sự số 146/2017/QĐST-HNGĐ, ngày 15/9/2017, tại thời điểm này về tài sản chung giữa bà với ông H tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, đến nay bà và ông H không tự thỏa thuận phân chia được tài sản chung. Vì vậy, bà yêu cầu Tòa án nhân dân huyện B giải quyết như sau: Bà và ông H có các tài sản chung gồm:

Diện tích đất khoảng 50.000m2 tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước, trên đất trồng cây cà phê và cây cao su, diện tích đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trị giá khoảng 500.000.000đ, có tứ cận phía đông giáp ông Cẩn, tây giáp ông Vi, nam giáp đường đất, bắc giáp suối. Bà yêu cầu Tòa án chia đôi tài sản này với ông H, bà có nguyện vọng nhận tài sản bằng hiện vật là diện tích đất khoảng 25.000m2, vị trí phần đất giáp ông Vi, trị giá khoảng 250.000.000đ.

Diện tích đất trồng điều khoảng 3.000m2 tại thôn L, xã Đ, huyện B, tỉnh Bình Phước, có tứ cận phía đông giáp ông Thông, tây giáp đường đất, nam giáp ông Kiên, bắc giáp ông Vi. Đất chưa được cấp GCNQSDĐ, trị giá khoảng 300.000.000đ. Bà yêu cầu Tòa án chia đôi tài sản này với ông H, bà có nguyện vọng nhận tài sản là hiện vật là diện tích đất khoảng 15.000m2 phần đất giáp ông Vi, trị giá khoảng 150.000.000đ.

Diện tích đất khoảng 2.000m2 tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước. Đất đã làm hồ sơ cấp GCNQSDĐ. Tài sản trên đất có căn nhà xây cấp 4 diện tích khoảng 120m2. Ngoài ra trên đất này còn có 01 căn nhà xây cấp 4 có diện tích khoảng 80m2 do bà xây đầu năm 2018 (sau khi bà ly hôn với ông H). Trị giá đất khoảng 200.000.000đ, trị giá căn nhà khoảng 150.000.000đ. Bà yêu cầu Tòa án chia đôi diện tích đất này với ông H, bà có nguyện vọng được chia ½ diện tích có căn nhà bà xây sau khi ly hôn với ông H, trị giá khoảng 100.000.000đ. Giao cho ông H ½ diện tích đất còn lại và căn nhà xây chung của bà với ông H, bà yêu cầu ông H phải trả lại cho bà trị giá ½ căn nhà này là 75.000.000đ. Tại đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện ngày 11/10/2018, bà B trình bày: Theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 146/2017/QĐST-HNGĐ, ngày 15/9/2017 thì bà với ông Lâm Minh H thỏa thuận là giao cháu Lâm Thị Phương L cho bà trực tiếp trông nom chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Không đặt ra vấn đề cấp dưỡng nuôi con.Vào ngày 03/9/2017 bà và ông H đã thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng và ông H phải thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên, ông H không thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con. Vì vậy, hiện nay bà bổ sung thêm yêu cầu khởi kiện là buộc ông H phải thực hiện nghĩavụ cấp dưỡng nuôi cháu Lâm Thị Phương L số tiền mỗi tháng 1.500.000đ/tháng cho đến khi cháu L thành niên đủ 18 tuổi.

Trong quá trình giải quyết vụ án bị đơn ông Lâm Minh H trình bày:

Tại biên bản lời khai ngày 12/9/2018, ông H trình bày: Ông với bà B tự nguyện chung sống từ năm 1990, đến năm 2007 mới tiến hành đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã B, huyện B, tỉnh Bình Phước. Đến năm 2017 thì ông với bà B ly hôn theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 146/2017/QĐST-HNGĐ, ngày 15/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện B, về tài sản và nợ thì ông bà không yêu cầu Tòa án giải quyết, ông bà tự thỏa thuận giải quyết.

Ngày 03/9/2017, ông và bà B có lập biên bản phân chia tài sản chung, nội dung như sau: Chia cho bà B sử dụng, thu hoạch các diện tích đất: Đất ở mặt đường ĐT 760 có chiều ngang 10m, chiều dài 99m tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước; Đất canh tác trồng cây lâu năm diện tích 2,4ha tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước thì chia cho bà B thu hoạch và chăm sóc lâu dài (bà B không được sang nhượng các tài sản được chia sử dụng, thu hoạch, sau này để thừa kế cho các con Lâm Thu Q và Lâm Thị Phương L); Ngoài ra, ông và bà B còn thỏa thuận về việc chia thừa kế cho các cháu Lâm Thu Q và Lâm Thị Phương L. Chia cho ông H được sử dụng, thu hoạch các diện tích đất: Diện tích đất ở có chiều ngang 10m, chiều dài 99m tại thôn 4, xã Bom Bo,huyện B, tỉnh Bình Phước. Tài sản trên đất có 01 căn nhà xây cấp 4; Diện tích đất 2,4ha tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước; Diện tích đất khoảng 02 ha tại thôn L, xã Đ, huyện B, tỉnh Bình Phước.

Tuy nhiên, hiện nay bà B yêu cầu Tòa án giải quyết chia lại các tài sản nêu trên thì ông có ý kiến như sau: Ông với bà B chỉ có những tài sản chung sau: 01 căn nhà xây năm 2005 và 01 căn nhà xây cấp 4 năm 2017 ( căn nhà này do bà B xây sau khi có Quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa ông với bà B khoảng 07 ngày, bà B xây căn nhà này trên phần đất mà ông và bà B lập văn bản thỏa thuận chia cho bà B sử dụng) trên diện tích đất khoảng 2000m2, diện tích đất 2000m2 này đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) do ông Lâm Minh H đứng tên, GCNQSDĐ đang chỉnh lý số liệu tại Văn phòng đăng ký đất đai huyện B; Diện tích đất khoảng 03ha tại L, Đ, B, Bình Phước, trên đất trồng cây điều. Đất chưa có GCNQSDĐ. Đối với tài sản chung diện tích đất rẫy 03ha ông không đồng ý chia cho bà B, lý do bà B không bỏ công sức lao động trên đất nên ông không chia. Đối với căn nhà xây cấp 4 năm 2005 thì chia đôi, ông lấy nhà, ông trả tiền chênh lệch cho bà B. Đối với căn nhà bà B xây năm 2017 thì chia đôi, giao nhà cho bà B, bà B trả tiền cho ông. Trị giá căn nhà này khoảng 80.000.000đ. Đối với diện tích đất khoảng 05 ha tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước là tài sản riêng của ông. Tài sản trên đất trồng cây cao su, cà phê và một số cây điều trên đất, đất chưa có GCNQSDĐ. Nguồn gốc diện tích đất này là do ông nhận sang nhượng của ông Lý Cao N vào năm 1998 với giá tiền hơn 2.000.000đ. Hai bên có viết giấy tay, ông còn giữ giấy tờ tay này. Nguồn tiền mua diện tích đất này là khi ông lấy bà B và ra ở riêng thì bố mẹ ông là ông bà Lâm Văn P, Lăng Thị D cho ông 04 sào ruộng ở quê, sau đó bố mẹ ông đồng ý cho bán 04 sào ruộng này đưa cho ông để lấy tiền mua diện tích đất này. Do đó, đây là tài sản riêng của ông, ông không đồng ý chia cho bà B.Tại thời điểm ông nhận sang nhượng đất của ông Nguyên thì trên đất có cây điều mới trồng. Đến năm 2010, vợ chồng ông tức ông với bà B chuyển đổi cây trồng chặt phá một số cây điều để trồng cây cao su và cây cà phê. Từ khi ông mua diện tích đất 05ha này thì ông với bà B canh tác, chăm sóc, thu hoạch, trồng trọt tạo dựng chuyển đổi cây trồng mới trên diện tích đất này, không có ai tranh chấp gì trên diện tích đất này. Cho đến khi ông với bà B ly hôn và thỏa thuận phân chia tài sản sử dụng thì ông bà mới sử dụng đất theo biên bản thỏa thuận phân chia tài sản ngày 03/9/2017 cho đến nay.

Đối với diện tích đất ở khoảng 2000m2 tại thôn 4, xã M, nguồn gốc đất tôi nhận sang nhượng của ông Lương Văn V (ở thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước) vào tháng 4 năm 1998 với giá tiền 2.500.000đ. Nguồn tiền mua diện tích đất này là khi ông lấy bà B và ra ở riêng thì bố mẹ ông cho ông 04 sào ruộng ở quê, sau đó bố mẹ ông đồng ý cho bán 04 sào ruộng này đưa cho ông để lấy tiền mua diện tích đất này. Do đó, đây là tài sản riêng của ông, ông không đồng ý chia cho bà B.Từ khi ông mua diện tích đất ở 2000m2 này thì ông với bà B cùng nhau quản lý diện tích đất 2000m2 này, ông với bà B dựng căn nhà tạm trên đất này để ở, đến năm 2005 thì ông với bà B xây dựng nhà ở trên diện tích đất này cho đến khi ly hôn, không có ai tranh chấp gì trên diện tích đất này. Cho đến khi ông với bà B ly hôn và thỏa thuận phân chia tài sản sử dụng thì ông với bà B mới sử dụng đất và căn nhà này theo biên bản thỏa thuận phân chia tài sản ngày 03/9/2017 cho đến nay.

Ông với bà B từ ngoài bắc vào đây lập nghiệp từ năm 1998, trong thời gian ông với bà B còn chung sống vợ chồng chưa ly hôn tức từ năm 1998 cho đến khi ly hôn thì kinh tế trong gia đình do bà B là người quản lý chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, ông không quản lý. Việc chăm sóc, thu hoạch trên các diện tích đất rẫy khoảng 03 ha tại xã M và khoảng 05 ha tại xã Đăk Nhau thì do ông với bà B cùng làm, cùng chăm sóc, cùng thu hoạch hoa màu trên đất, còn tiền bạc trong gia đình là do bà B nắm giữ, không có ai tranh chấp gì cho đến khi ông bà ly hôn.

Tại biên bản lời khai ngày 31/10/2018 ông H trình bày: Theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 146/2017/QĐST-HNGĐ, ngày 15/9/2017 ông với bà B thỏa thuận giao cháu Lâm Thị Phương L cho bà B trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giao dục. Không yêu cầu giải quyết nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Hiện nay, bà B yêu cầu cấp dưỡng nuôi cháu L thì ông không đồng ý. Lý do: Bà B chăm sóc cháu L không chu đáo, cháu L bị bệnh, bị ngộ độc thức ăn mà bà B không đưa cháu L đi khám bệnh, không chăm sóc cháu L. Do đó, hiện nay ông không đồng ý theo yêu cầu của bà B. Hiện nay nếu bà B yêu cầu ông cấp dưỡng nuôi cháu L thì ông không chấp nhận, nếu bà B không nuôi dưỡng cháu L được thì giao lại cho ông nuôi, ông không yêu cầu bà B cấp dưỡng nuôi con.

Tại biên bản lời khai ngày 09/10/2018, ông H trình bày: Ngày 31/10/2018 ông có nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến phản hồi với nội dung ông cho rằng: Trong thời gian ông và bà B còn chung sống, chưa ly hôn từ năm 2013 đến năm 2017 thì ông có giao cho bà B quản lý, thu hoạch điều, cà phê trên diện tích đất 53.618m2 tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước và khoảng 20 cây điều ở phía sau nhà trên đện tích đất 1.988,3m2 tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước, khi thu hoạch điều và cà phê từ năm 2013 và năm 2014 thì ông có gọi anh Chương Văn V (hiện nay không biết địa chỉ ở đâu); Năm 2015 thì ông gọi bà Hoàng Thị D và anh Lâm Văn H ở thôn 6, xã Q, huyện T, tỉnh Đăk Nông đến làm công thu hoạch điều cà phê; Năm 2016 thì bà B gọi công nhặt theo sản lượng có cô Huyền biết. Năm 2017 thì bà B thu hoạch được 38.000.000đ cà phê và 6.000.000đ thu hoạch điều ( số tiền thu hoạch này do công thợ hái lượm điều và cà phê cho bà B nói với ông nên ông mới biết, họ tên địa chỉ của những người làm công này thì tôi không biết). Trong năm 2017, sau khi ly hôn thì ông với bà B tự chia đôi diện tích cao su 53.618m2 tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước cho ông với bà B mỗi người thu hoạch khai thác ½ diện tích đất cao su này thì ông đã thu hoạch khai thác mủ cao su năm 2017 được 25.000.000đ nên ông nghĩ bà B thu hoạch cũng bằng ông là 25.000.000đ.

Từ năm 2013 đến năm 2017 đến khi ông và bà B ly hôn thì ông và bà B ở chung một nhà, cùng chi phí sinh hoạt, làm ăn chung chung trong gia đình. Hiện nay ông không yêu cầu Tòa án giải quyết chia sản lượng hoa lợi thu hoạch từ diện tích đất điều, cà phê, cao su từ năm 2013 đến năm 2017 với bà B. Ông không biết tổng số tiền thu hoạch từ điều, cà phê, cao su mà bà B đang giữ là bao nhiêu. Ông không yêu cầu chia số tiền mà B thu hoạch điều, cao su, cà phê mà ông yêu cầu chia đôi căn nhà bà B đang ở. Ông chỉ nêu ra để chứng minh là bà B lấy tiền từ việc thu hoạch điều, cao su, cà phê để lấy tiền xây căn nhà bà B đang ở là tài sản chung của ông với bà B.

Vào ngày 03/9/2017 thì ông và bà B có lập biên bản phân chia tài sản chung, nội dung biên bản thỏa thuận này như sau:“ 1. Chia diện tích đất mặt đường ĐT 760 bề ngang là 10m, chiều dài là 99m; 2. Đất canh tác trồng cây lâu năm là 2,4ha chia cho bà B để thu hoạch và chăm sóc lâu dài. Phần tài sản đó không được sang nhượng cho ai để thừa kế tài sản trên cho hai con Lâm Thu Q và Lâm Phương L”. “ Phần của ông Lâm Minh H gồm có: Căn nhà xây cấp 4 và 2,4ha đất canh tác tại thôn 4, xã M và khu đất khoảng 02ha tại Đăng Lang. Phần tài sản đó ông H không được bán cho ai để thừa kế cho hai con là Lâm Thu Q và Lâm Phương L”. “ Hai con được thừa kế tài sản trên của bố mẹ phải có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ về tuổi giá sức yếu nếu ngược đãi bố mẹ không tốt lấy lại tài sản trên vô điều kiện và không được hưởng tài sản trên, còn cháu Lâm Phương L chưa đủ 18 tuổi ở với mẹ là Trương Thị B. Ông Lâm Minh H chịu trách nhiệm cung cấp tiền nuôi dưỡng đến 18 tuổi cho cháu Lâm Thị Phương L để ăn học. Hai bên gia đình đã thông qua biên bản đều nhất trí ký tên. Không khiếu kiện về sau…” ông và bà B đều đọc lại, đã ký và ghi rõ họ tên trong biên bản này. Ông và bà B lập biên bản thỏa thuận này không phải là chia tài sản chung nên ông đã kèm theo điều kiện là bà B không được bán tài sản để thừa kế cho con, ông chỉ giao cho bà B thu hoạch canh tác các diện tích đất này.Vào ngày 10/4/2014 thì ông và bà B có ký đơn ly hôn, ông có ký và ghi rõ họ tên trong đơn xin ly hôn này, toàn bộ nội dung trong đơn xin ly hôn này ông xác nhận là đúng và ông có ký tên trong đơn xin ly hôn này. Ông có cung cấp địa chỉ của ông Điểu Điêng và bà Thị Xát ở thôn L, xã Đ nhưng hiện nay Tòa án đã xác minh ở thôn L, xã Đ không có ông Điểu Điêng và bà Thị Xát thì hiện nay ông cũng không biết rõ là ông Điểu Điêng và bà Thị Xát đang ở đâu nên ông không cung cấp được cho Tòa án.

Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ ngày 08/11/2019, bị đơn ông H trình bày: Các tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán công bố là đúng, tuy nhiên Thẩm phán công bố tài liệu còn thiếu văn bản ghi ý kiến phản hồi của ông về việc ông có ý kiến về biện pháp khẩn cấp tạm thời là ông đã bỏ ra 240 ngày công thu dọn, chăm sóc, mua thiết bị làm cao su là 4.984.000đ, thuê công nhân làm lô hết 5.700.000đ, ba lượt phân cho cà phê hết 13.400.000đ, một lượt phân cao su hết 6.700.000đ, ông chỉ nêu ra công sức ông đầu tư từ đầu năm mà Tòa án quyết định giao cho bà B thu hoạch để Tòa biết chứ hiên nay ông không có yêu cầu phản tố gì đối với phần công sức, phân bón cho cây trồng mà ông đã chi phí nêu trên, sau này Tòa án giải quyết vụ án này xong nếu ông có yêu cầu thì ông sẽ khởi kiện vụ án này sau. Ông không có ý kiến gì thêm.Ông không cung cấp tài liệu chứng cứ gì thêm.Ông không đồng ý với các yêu cầu khởi kiện của bà B.

Về nợ: Tại biên bản lời khai ngày 01/10/2018, ông H trình bày: ông và bà B có khoản nợ chung sau: Ông có vay các ông Lâm Văn B, Lâm Văn C và Lâm Văn A diện tích đất ruộng 720m2 và diện tích đất ruộng 360m2 tại xóm Xây Hồng, xã Đô Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, trị giá 5.600.000đ. Ông là người viết giấy tờ vay 02 thửa đất này với ông Lâm Văn B, Lâm Văn C và Lâm Văn A vào ngày 15/10/1995. Tại thời điểm năm 1995 thì 02 thửa đất ruộng này có GCNQSDĐ do ông Lâm Văn P (là cha ruột của ông) đứng tên, ông P cho 03 anh em của ông gồm (anh Lâm Văn B, Lâm Văn C, Lâm Văn A) sử dụng. Ông cần tiền để trả nợ nên ông có vay các ông B, C, A 02 thửa đất ruộng nêu trên, ông bán đi để lấy tiền trả nợ. Ông vay 02 thửa đất trên của các ông B, C, A thì có viết giấy tay vào ngày 15/10/1995, giấy tay ghi thời gian ngày 15/10/1995 nhưng được viết thực tế vào ngày 19/9/2018 khi ông về quê mới thống nhất với các anh em của ông là các ông B, C, A để viết giấy tờ này. Lý do, đến nay các anh, em của ông mới viết giấy tờ này vì bà B không thừa nhận khoản nợ này.Ông có bán 02 thửa đất ruộng trên để trả nợ cho ông Thắng vào năm 1995 vì thời gian đó ông đi làm ăn xa ở tỉnh Bắc Kạn bị thua lỗ nên ông mới vay mượn đất bán đi để trả nợ. Thời gian này bà B ở nhà không đi làm ăn cùng ông. Đây là khoản nợ chung của ông với bà B, lý do ông với bà B cùng làm ăn chung bị thua lỗ thì cùng nhau chịu. Vì vậy, ông có ý kiến là ông với bà B mỗi người phải trả lại cho các ông B, C, A ½ số nợ trên. Số tiền cụ thể bao nhiêu do các ông B, C, A yêu cầu thì ông với bà B phải trả. Ngoài ra, ông với bà B không nợ ai khác nữa.

Tại đơn phản tố ngày 15/10/2018, trong quá trình giải quyết vụ án bị đơn ông H trình bày: Ông và bà B có tài sản chung là căn nhà xây cấp 4 diện tích khoảng 90m2, do bà B xây vào năm 2017, sau khi ông và bà B có quyết định ly hôn của Tòa án khoảng một tuần là bà B tiến hành xây dựng căn nhà này, nhà xây trên diện tích đất khoảng 2.000m2 tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước trị giá 150.000.000đ, nguồn tiền xây nhà là do ông giao cho bà B thu hoạch từ cây điều trên diện tích đất khoảng 53.000m2 tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước từ năm 2013 đến năm 2016. Ông yêu cầu bà B trả ông ½ trị giá căn nhà là 75.000.000đ.

Tại bản tự khai ngày 21/12/2018, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Lâm Văn P và bà Lăng Thị D thống nhất trình bày: Ông bà là cha mẹ ruột các ông: Lâm Văn B, Lâm Văn H, Lâm Văn C, Lâm Văn A. Ông bà là cha mẹ chồng bà Trương Thị B, không có mâu thuẫn gì với nhau.

Vào thời điểm trước năm 1995, gia đình ông bà có B mẫu đất ruộng bắc bộ canh tác nông nghiệp tại Xóm C.H, xã L. Th, huyện V, tỉnh Thái Nguyên. Vào năm 1983, ông Lâm Văn B ra ở riêng, gia đình đã họp lại các thành phần tham dự gồm bố, mẹ và các con trai để chia đất canh tác làm ăn, đã chia đều cho 05 người con trai, mỗi ngưởi 08 sào ruộng tương đương 1.880m2. Đối với 01 người con gái ruột và 02 người con dâu tại thời điểm này không được chia, vì con gái đi lấy chồng, còn con dâu không được chia đất ông cha để lại. Đến khoảng năm 1984-1985 có đợt nhà nước làm GCNQSDĐ thì ông Lâm Văn B và Lâm Văn H có GCNQSDĐ riêng, còn phần được chia cho 03 người con trai Lâm Văn Hồ, Lâm Văn C và Lâm Văn A chưa xây dựng gia đình còn ở chung bố mẹ thì không làm GCNQSDĐ riêng, do ông Lâm Văn P đứng tên. Có bản photo Lâm Văn P và Lâm Văn H, còn GCNQSDĐ mang tên Lâm Văn B bị chuột cắn rách không photo được đã nộp cho địa chính xã Lâu Thượng để cấp đổi sang sổ hồng mà đến nay gia đình vẫn chưa nhận được sổ hồng. Vào năm 1995 thì ông A, B, C có cho ông H và bà B vay hai thửa ruộng 548,5m2 và 413m2 tại Xóm C.H, xã L. Th, huyện V là đúng, trong đó thửa 413,5m2 thuộc sổ mang tên Lâm Văn B, thửa 548 mang tên Lâm Văn P, bởi C, A còn ở chung bố mẹ chưa tách sổ, hai thửa ruộng đó là ruộng ông bà để lại cho vợ chồng ông canh tác và chia cho con trai. Ý kiến về việc này ông bà đã chia cho các con làm ăn, còn sau khi chia xong các con cho nhau vay mượn và thỏa thuận thế nào là do các con quyết định. Ông bà hoàn toàn nhất trí ý kiến trình bày của Lâm Văn A tại Tòa. Hiện nay hai thửa ruộng này do ông Trần Văn Thái cùng xóm quản lý, sử dụng. Hiện nay đối với các con ông bà không có tranh chấp gì, không có yêu cầu độc lập gì trong vụ án này. Ông bà không tham gia vào việc lấy lời khai, đối chất, hòa giải, họp kiểm tra chứng cứ, xét xử tại Tòa án huyện B, xin được vắng mặt bởi đường xá xa xôi, tuổi cao không đủ sức khỏe đi lại phối hợp cùng tòa tiến hành các bước xét xử vụ án.

Tại biên bản lời khai ngày 10/10/2018, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Lâm Văn A trình bày: Vào năm 1995 thì ông cùng 02 anh trai ông là ông Lâm Văn B, Lâm Văn C có cho ông Lâm Minh H và bà Trương Thị B vay 02 thửa ruộng theo trích lục sơ đồ thì có diện tích là 548,5m2 và 413,5m2tại Xóm C.H, xã L. Th, huyện V, tỉnh Thái Nguyên, trị giá cả 02 thửa ruộng này tại thời điểm năm 1995 là 5.600.000đ. Tại thời điểm này thì 02 thửa đất này vẫn do cha ruột của ông là ông Lâm Văn P đứng tên nhưng ông P cho 03 anh em (B, C, A) được toàn quyền sử dụng, định đoạt 02 thửa ruộng này, các ông chưa làm thủ tục sang tên GCNQSDĐ 02 thửa ruộng này.Tại thời điểm năm 1995 thì khi các ông cho ông bà H B vay đất thì không làm giấy tờ gì, vì là anh chị em trong nhà nên tin tưởng lẫn nhau, không làm giấy tờ gì, 04 anh em gồm: ông, các ông H, B, C chỉ thỏa thuận bằng miệng với nhau về việc cho anh H chị B vay 02 thửa đất ruộng này. Sau đó ông H đã chuyển nhượng 02 thửa ruộng này cho ông Trần Văn Thái ở cùng xóm với số tiền 5.600.000đ. Sau này 04 anh em ông mới viết lại giấy vay mượn 02 thửa đất ruộng trên, giấy tay ghi thời gian ngày 15/10/1995 nhưng được viết thực tế vào ngày 19/9/2018, ông H về quê thống nhất với các anh em là B, C, A để viết giấy tờ này. Lý do, đến nay các ông mới viết giấy tờ này vì bà B không thừa nhận khoản nợ này.Mục đích ông H bà B bán 02 thửa đất ruộng trên để trả nợ vào năm 1995 vì thời gian đó ông H đi làm ăn ở tỉnh Bắc Kạn bị thua lỗ nên mới vay mượn đất bán đi để trả nợ. Thời gian này bà B ở nhà chăm sóc con nhỏ, không đi làm ăn cùng ông H. Khi hỏi vay 02 thửa ruộng này thì ông H là người trực tiếp hỏi 03 anh em để vay 02 thửa ruộng nêu trên, bà B không trực tiếp hỏi vay đất ruộng của ông. Mọi giao dịch vay mượn đất ruộng cũng như việc bán 02 thửa ruộng nêu trên là do ông H trực tiếp thực hiện. Đối với 02 thửa ruộng mà ông H vay mượn của 03 anh em ông (B, C, A) thì đây là tài sản chung của các ông. Do ông P cho 03 anh em ông từ năm 1990. Ông và ông C mỗi người được cho ½ diện tích đất ruộng trong thửa số 209 có diện tích 548,5m2, tức là ông được chia cho diện tích đất ruộng là 274,25m2, C được chia cho diện tích đất ruộng 274,25m2. Còn B được ông P cho diện tích đất 413,5m2 thuộc thửa số 210.Đến nay ông H, bà B chưa trả lại diện tích đất ruộng này cho ông.Nay ông yêu cầu ông H và bà B phải có nghĩa vụ trả các ông 02 diện tích đất ruộng nêu trên. Hiện nay ông yêu cầu ông H và bà B phải trả cho 03 anh em ( B, C. A) diện tích đất ruộng do ông H thỏa thuận trả bằng đất nên ông yêu cầu ông H bà B phải trả ông bằng đất là diện tích đất rẫy điều ở xã Đăk Nhau, huyện B, tỉnh Bình Phước của ông H bà B và phải trả gấp đôi so với diện tích đất ruộng mà ông H bà B vay các ông, cụ thể là: 02 thửa ruộng có diện tích 548,5m2 + 413,5m2 =962m2 thì ông H bà B phải trả diện tích đất điều là 962m2 x 2 =1.924m2. Hiện nay ông chỉ cung cấp cho Tòa án bản photo các giấy tờ: giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 15/10/1995; Biên bản họp gia đình; Trích lục bản đồ. Ngoài ra, ông không còn tài liệu chứng cứ gì cung cấp thêm cho Tòa án.

Tại biên bản lời khai người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Lâm Văn B và ông Lâm Văn C cơ bản thống nhất trình bày: các ông là anh em ruột với các ông Lâm Văn H và Lâm Văn A. Vào năm 1995 thì các ông cùng ông A có cho ông Lâm Minh H và bà Trương Thị B vay 02 thửa ruộng theo trích lục sơ đồ thì có diện tích là 548,5m2 và 413,5m2tại Xóm C.H, xã L. Th, huyện V, tỉnh Thái Nguyên. Sau đó chuyển nhượng cho ông Trần Văn Thái ở cùng xóm vào năm 1995. Nguồn gốc hai thửa đất là ông bà nội để lại cho bố mẹ các ông là ông Lâm Văn P và bà Lăng Thị D sử dụng, quản lý. Vào năm 1983, ông B lấy vợ, sinh con, có nguyện vọng ra ở riêng nên ông P bà D đã họp các con trai trừ con gái và con dâu, chia đều cho 05 anh em trai mỗi người khoảng 08 sào ruộng tương đương 2.880m2 để canh tác. Ông B được chia diện tích đất 413,5m2đã làm GCNQSDĐ do ông B đứng tên, đối với thửa 548,5m2 bố mẹ chia cho Lâm Văn C, Lâm Văn A nhưng vẫn sống chung cùng bố mẹ chưa tách sổ riêng mà GCNQSDĐ mang tên Lâm Văn P. Tại thời điểm này thì 02 thửa đất này vẫn do ông Lâm Văn P đứng tên nhưng ông P cho 03 anh em (B, C, A) được toàn quyền sử dụng, định đoạt 02 thửa ruộng này, chưa làm thủ tục sang tên GCNQSDĐ 02 thửa ruộng này. Các ông và ông A có cho ông H bà B vay hai thửa ruộng trên, sang nhượng cho ông Trần Văn Thái lấy tiền vào xã M, huyện B để trả tiền công khai phá của người trong đó để có đất canh tác, trồng điều, cà phê, làm nhà ở. Sau khi ổn định làm ăn có thu nhập đủ điều kiện trả nợ thì anh em các ông tự giải quyết chia đất đai có được từ việc lấy tiền đất sang nhượng ngoải bắc để vào nam mua được chia nhau bằng đất đai canh tác chứ không lấy bằng tiền mặt. Hiện tại hai người đã ly hôn không còn chung sống thì trước khi giải quyết chia tài sản thì phải thanh toán trả lại phần đất đã được vay của ông với giá trị tương đương theo thời điểm hiện tại, các ông không lấy tiền mặt. Sau đó phần còn lại thì tài sản đó do pháp luật quy định chia sau ly hôn như thế nào các ông không can thiệp. Các ông không có đơn từ độc lập gì, xin được vắng mặt tham gia lấy lời khai, đối chất, xét xử… tại Tòa án huyện B, tỉnh Bình Phước bởi đường xá xa xôi.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Ban quản lý rừng phòng hộ B.Đ trình bày: Diện tích 29.321,1m2 tại thôn L, xã Đ, huyện B, tỉnh Bình Phước; Diện tích đất cao su, điều, cà phê 53.618m2 tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước mà hiện nay Tòa án huyện B đang giải quyết tranh chấp giữa bà Trương Thị B và ông Lâm Minh H thì hai diện tích đất này là đất lâm phần, đất rừng sản xuất, chưa giao về địa phương, thuộc quản lý của ban quản lý rừng phòng hộ B.Đ. Vì vậy, Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến hai diện tích đất này thì ban quản lý rừng phòng hộ B.Đ có ý kiến như sau: Tòa án giải quyết tranh chấp giữa các đương sự theo quy định của pháp luật, đối với tài sản trên đất, cây trồng thì tạm giao quản lý canh tác, khi nào Nhà nước có chính sách thu hồi thì sẽ thu hồi theo quy định pháp luật. Ban quản lý rừng không có yêu cầu gì trong vụ án này và xin vắng mặt trong toàn bộ quá trình Tòa án giải quyết vụ án.

Tại phiên tòa sơ thẩm: Bị đơn ông H có cung cấp giấy ủy quyền của các ông: Lâm Văn P, Lâm Văn B, Lâm Văn C, Lâm Văn A ủy quyền cho ông H. Ông H trình bày ông đồng ý nhận ủy quyền của các ông: P, B, C, A nhưng ông chỉ nhận ủy quyền là tiếp thu ý kiến của Tòa án để thông báo, thông tin lại cho các ông P, B, C, A chứ ông không có quyền quyết định các vấn đề về nội dung liên quan đến các ông P, B, C, A. Ông H đồng ý cấp dưỡng nuôi cháu Lâm Thị Phương L nhưng ông không cấp dưỡng bằng tiền mà đồng ý cấp dưỡng bằng hiện vật. Đối với yêu cầu phản tố của ông thì hiện nay ông đồng ý với biên bản thỏa thuận giá là trị giá căn nhà do bà B xây vào năm 2017 là 70.000.000đ, hiện nay ông yêu cầu bà B trả ông ½ trị giá căn nhà này là 35.000.000đ.

Người đại diện theo ủy quyền của bà B, nguyên đơn bà B và bị đơn ông H thống nhất với kết quả xem xét thẩm định tại chỗ và biên bản thỏa thuận giá ngày 05/7/2019 đối với các tài sản: Diện tích đất 1988,3m2 tọa lạc tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước trị giá 20.000.000đ/m ngang mặt đường; 01 căn nhà xây cấp 04, tường 10 có diện tích 8,1m x 13,5m mái lợp tôn, hiên + trần đổ bê tông cốt thép, nền gạch bông, tường xây tô trát sơn nước, cột nhà bê tông và công trình kèm theo gắn liền với nhà: 01 căn nhà sau gắn liền cấp 4, có kết cấu tường xây tô trát xi măng, cột kèo gỗ, mái lợp tôn diện tích 8,1m x 7,2m; 01 chái sau nhà diện tích 3,5m x 3m kết cấu cột sắt mái tôn; 01 nhà vệ sinh diện tích 2m x 2m tường gạch xây tô trát; 01 nhà tắm diện tích 2m x 2m tường gạch xây tô trát;01 bể nước trên nhà tắm và nhà vệ sinh thể tích 23m3, trị giá 70.000.000đ;

01 căn nhà xây cấp 04 diện tích 5,5m x 16,6m kết cấu tường xây tô xi măng, mái lợp tôn. 01 mái hiên 5,5m x 3m cột sắt mái tôn, nền gạch bông, trị giá 70.000.000đ.

Đối với diện tích đất 53618,0m2 tọa lạc tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước.Tài sản trên đất gồm: cây cao su trồng năm 2010; 140 cây điều trồng năm 1998; 700 cây cà phê xen điều trồng năm 2014, tại biên bản thỏa thuận giá thì nguyên đơn và bị đơn cho giá là 300.000.000đ/ha; Đối với diện tích đất tranh chấp là 29321,1m2 tọa lạc tại xã Đăk Nhau, tài sản trên đất là cây điều trồng năm 2002 trồng mật độ 6m x 6m, nguyên đơn và bị đơn cho giá là 200.000.000đ/ha. Do các diện tích đất này là đất lâm phần nên tại phiên tòa, nguyên đơn bà B và bị đơn ông H thống nhất lại giá các tài sản này như sau: Ông bà thống nhất đề nghị tính trị giá tài sản cây trồng trên hai diện tích đất này theo quyết định số 05/2018/QĐ-UBND, ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Bình Phước quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về nhà, vật kiến trúc và cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cụ thể đối với cây cao su trên đất sẽ tính theo mật độ trung bình là 555 cây/ha, cây cao su trồng năm 2010 trị giá 350.000đ/cây; Cây điều trồng năm 1998 trị giá 218.000đ/cây; Cây điều trồng năm 2002 trị giá 388.000đ/cây. Số lượng cây điều cũng tính theo mật độ trung bình và theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ của Tòa án.

Tại Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 102/2019/HNGĐ – ST ngày 30/11/2019 của TAND huyện B, tỉnh Bình Phước đã quyết định:

- Căn cứ các Điều 28, 35, 39, 147, 157, 266, 273 của Bộ luật tố tụng dân sự;

- Căn cứ các Điều 82,33,59 của Luật hôn nhân và gia đình;

- Căn cứ vào Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí của Tòa án ngày 30/12/2016.

[1]. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Trương Thị B. 1.1] Bà Trương Thị B được quyền sử dụng đối với diện tích đất chiều ngang đường nhựa ĐT 760 là 10,21m, chiều dài hết đất có diện tích là 1.021,2m2 tại thôn 4, xã B, huyện B, tỉnh Bình Phước. Đất có tứ cận: phía đông giáp đất ông Đồng, phía tây giáp đường nhựa, phía nam giáp đất ông H được chia, phía bắc giáp đất ông Lộc. Bà B được quyền sở hữu căn nhà xây cấp 4 có diện tích 5,5m x 16,6m kết cấu tường xây tô xi măng, mái lợp tôn. 01 mái hiên 5,5m x 3m cột sắt mái tôn, nền gạch bông, do bà B xây vào năm 2017. (Đất có sơ đồ đo vẽ kèm theo).

Ông Lâm Minh H được quyền sử dụng đối với diện tích đất chiều ngang đường ĐT 760 là 10,21m, chiều dài hết đất có diện tích là 967,1m2 tại thôn 4, xã B, huyện B, tỉnh Bình Phước. Đất có tứ cận: phía đông giáp đất ông Đồng, phía tây giáp đường nhựa, phía nam giáp đất ông Vi, phá bắc giáp đất bà B được chia. (Đất có sơ đồ đo vẽ kèm theo).

1.2] Ông H được quyền sở hữu đối với căn nhà xây cấp 4 có diện tích 8,1m x 13,5m mái lợp tôn, hiên, trần đổ bê tông cốt thép, nền gạch bông, tường xây tô trát sơn nước, cột nhà bê tông và công trình kèm theo gắn liền với nhà: 01 căn nhà sau gắn liền cấp 4, có kết cấu tường xây tô trát xi măng, cột kèo gỗ, mái lợp tôn diện tích 8,1m x 7,2m; 01 chái sau nhà diện tích 3,5m x 3m kết cấu cột sắt mái tôn; 01 nhà vệ sinh diện tích 2m x 2m tường gạch xây tô trát; 01 nhà tắm diện tích 2m x 2m tường gạch xây tô trát;01 bể nước trên nhà tắm và nhà vệ sinh thể tích 23m3 (căn nhà xây trên diện tích đất 967,1m2 nêu trên), trị giá là 70.000.000đ.

Buộc ông H có nghĩa vụ trả cho bà B ½ trị giá căn nhà này là 35.000.000đ.

Bà B và ông H có trách nhiệm liên hệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp GCNQSDĐ đối với quyền sử dụng diện tích đất, quyền sở hữu nhà được chia theo quy định pháp luật.

1.3] Bà B được quyền sở hữu toàn bộ tài sản là cây điều trồng trên diện tích đất 14.657,5m2, tại thôn L, xã Đ, huyện B, tỉnh Bình Phước, có tứ cận: phía đông giáp đất ông Thông, phía tây giáp đất ông Kiên, phía nam giáp diện tích cây điều ông H được chia, phía bắc giáp đất ông Thụy. (Có sơ đồ đo vẽ kèm theo).

Ông H được quyền sở hữu toàn bộ tài sản là cây điều trồng trên diện tích đất 14.663,6m2 tại thôn L, xã Đ, huyện B, tỉnh Bình Phước, có tứ cận: phía đông giáp đất ông Thông, phía tây giáp đất ông Kiên, phía nam giáp đất ông Thông và ông Kiên, phía bắc giáp diện tích cây điều bà B được chia (có sơ đồ đo vẽ kèm theo).

Bà B và ông H tạm thời sử dụng các diện tích đất này quản lý canh tác, khi nào Nhà nước có chính sách thu hồi thì sẽ thu hồi theo quy định pháp luật.

1.4] Bà B được quyền sở hữu toàn bộ cây cao su, cà phê, điều trồng trên diện tích đất 26.809m2, tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước, có tứ cận: phía đông giáp diện tích cây trồng trên đất ông H được chia, phía tây giáp đất ông Vi, phía nam giáp đường đất, phía bắc giáp suối (có sơ đồ đo vẽ kèm theo) Ông H được quyền sở hữu toàn bộ cây cao su, cà phê, điều trồng trên diện tích đất 26.809m2, tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước, có tứ cận: phía đông giáp đất ông Cẩn, phía tây giáp phần diện tích cây trồng trên đất bà B được chia, phía nam giáp đường đất, phía bắc giáp suối. (có sơ đồ đo vẽ kèm theo).

Bà B và ông H tạm thời sử dụng các diện tích đất này quản lý canh tác, khi nào Nhà nước có chính sách thu hồi thì sẽ thu hồi theo quy định pháp luật.

[2] Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện bổ sung của nguyên đơn bà B:

Buộc ông H phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi cháu Lâm Thị Phương L sinh ngày 26/4/2007 số tiền 1.500.000đ cho đến khi cháu L thành niên đủ 18 tuổi, phương thức cấp dưỡng hàng tháng, thời gian bắt đầu cấp dưỡng kể từ ngày tuyên án (30/11/2019) [3] Không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông H về việc yêu cầu bà B phải trả ông ½ trị giá căn nhà xây cấp 4 do bà B xây năm 2017 là 35.000.000đ.

Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí, chi phí tố tụng, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 02/12/2020, bị đơn ông Lâm Minh H kháng cáo yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm xem xét sửa bản án sơ thẩm: Công nhận tài sản là cây cao su, cà phê và cây điều trên diện tích đất 53.618,0 m2 và diện tích đất 1.988,3m2 tại thôn 4, xã M, huyện B là tài sản riêng của ông B, không phải là tài sản chung của ông H bà B; chia diện tích đất 29.321,1m2 tại thôn L, xã Đ, huyện B, tình Bình Phước cho ông H được hưởng 2/3, còn bà B được hưởng 1/3.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn bà Trương Thị B và người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện.

Bị đơn ông Lâm Minh H giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Các bên đương sự không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước:

- Về tố tụng: Kể từ thời điểm thụ lý giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm đến nay, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội đồng xét xử và các đương sự đã chấp hành đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông Lâm Minh H, tuy nhiên do quá trình xét xử phúc thẩm, Toà án xem xét thẩm định lại tài sản chung của ông H bà B theo yêu cầu của ông H, có sự thay đổi về giá trị khối tài sản chung. Do đó, áp dụng khoản 2 Điều 308, 309 sửa một phần bản án sơ thẩm về phần giá trị tài sản chung, chia cho ông H bà B mỗi người được hưởng ½ khối tài sản chung theo giá trị tài sản tại các biên bản xem xét thẩm định tại chỗ của Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước. Về án phí dân sự sơ thẩm điều chỉnh lại cho phù hợp với quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

 Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử nhận định:

[1]. Về tố tụng: Sau khi có Bản án sơ thẩm, bị đơn ông H làm Đơn kháng cáo trong thời hạn luật định và có hình thức, nội dung, phạm vi kháng cáo phù hợp với quy định tại các điều 271, 272 và 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự là kháng cáo hợp lệ.

[2]. Về nội dung:

[2.1]. Xét kháng cáo của bị đơn ông Lâm Minh H về việc yêu cầu công nhận tài sản là cây cao su, cà phê và cây điều trên diện tích đất 53.618,0m2, đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; và diện tích đất 1.988,3m2, đất đã được kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều tại thôn 4, xã M, huyện B là tài sản riêng của ông B, không phải là tài sản chung của ông H bà B. Hội đồng xét xử nhận thấy rằng:

Ông H và bà B sống chung với nhau từ năm 1990 tại Xóm C.H, xã L. Th, huyện V, tỉnh Thái Nguyên, năm 1998 ông H bà B cùng các con chuyển vào xã M, huyện B sinh sống, đến năm 2007 đăng ký kết hôn. Ngày 15/9/2017 ông H, bà B ly hôn với nhau.

Căn cứ khoản 1 Điều 27 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.” Căn cứ lời khai ông Lâm Minh H cho rằng nguồn tiền để mua 02 thửa đất có diện tích 53.618,0m2; và diện tích 1.988,3m2 đều tại thôn 4, xã M, huyện B có được là do năm 1998 ông H bán đất thổ cư và thửa ruộng có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sổ số 634/QSDĐ do UBND huyện Võ Nhai cấp ngày 28/5/1994 đứng tên ông Lâm Minh H, để ông H bà B vào huyện B, tỉnh Bình Phước mua đất sinh sống và canh tác cùng năm 1998. Tuy nhiên, ông H không có tài liệu chứng cứ gì chứng minh việc ông đã sử dụng nguồn tiền bán đất ở Thái Nguyên để nhận chuyển nhượng các thửa đất trên từ ông Lý Cao N và ông Lương Văn V.

Mặt khác, căn cứ biên bản phân chia tài sản ngày 03/9/2017 giữa ông H, bà B (bút lục 09) và lời khai bà B (bút lục 36), lời khai ông H (bút lục 37) thì ông bà đã tự thoả thuận phân chia tài sản chung khi ly hôn như sau: “1. Chia diện tích đất mặt đường ĐT 760 bề ngang là 10m, chiều dài là 99m; 2. Đất canh tác trồng cây lâu năm là 2,4ha chia cho bà B để thu hoạch và chăm sóc lâu dài. Phần tài sản đó không được sang nhượng cho ai để thừa kế tài sản trên cho hai con Lâm Thu Q và Lâm Phương Linh”. “ Phần của ông Lâm Minh H gồm có: Căn nhà xây cấp 4 và 2,4ha đất canh tác tại thôn 4, xã M và khu đất khoảng 02ha tại Đăng Lang. Phần tài sản đó ông H không được bán cho ai để thừa kế cho hai con là Lâm Thu Q và Lâm Phương L…”. Tại phiên toà phúc thẩm mở ngày 08/5/2020 ông H cũng thừa nhận vấn đề này và ông khẳng định việc tự thoả thuận phân chia tài sản này đã được ông H bà B thực hiện được khoảng thời gian 02 tháng, tuy nhiên do sau đó ông thấy bà B vi phạm thoả thuận, vẫn lấy vật dụng trong nhà cũ khi bà xây dựng căn nhà mới nên ông mới cắt lại một phần rẫy và không tiếp tục thực hiện theo Biên bản tự thoả thuận phân chia tài sản này.

Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xác định thửa đất có diện tích 53.618m2 tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước (đất chưa được cấp Giấy CNQSDĐ) và tài sản gắn liền trên đất như nêu trên là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông Lâm Minh H và bà Trương Thị B là có căn cứ.

Tuy nhiên, ông H bà B đều thừa nhận nguồn gốc thửa đất trên là do nhận chuyển nhượng từ các ông Lý Cao N và ông Lương Văn V năm 1998 với giá tiền 2.500.000 đồng, lúc mới nhận chuyển nhượng thửa đất trên chỉ có diện tích khoảng hơn 4ha trồng cây điều, sau đó ông H bà B cùng nhau khai phá mở rộng, đồng thời chặt bỏ bớt cây điều trồng thêm cây cao su và cà phê đến nay mới có diện tích 53.618,0m2. Bà B cũng thừa nhận: khi nhận chuyển nhượng thửa đất trên từ ông Lý Cao N và Lương Văn V, Bà đưa cho ông H 1.000.000 đồng là tiền tích luỹ được từ việc chăm nuôi heo, làm vườn khi còn sinh sống ở tỉnh Thái Nguyên, số tiền 1.500.000 đồng còn lại là tiền của ông H góp chung vào. Căn cứ các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ cùng lời khai của những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thì việc ông H được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sổ số 634/QSDĐ do UBND huyện V cấp ngày 28/5/1994 đứng tên ông Lâm Minh H và năm 1998 ông H đã bán thửa đất này là có thật, nên lời khai của bà B và ông H về nguồn gốc số tiền nhận chuyển nhượng thửa đất của ông Nguyên ông Vi như trên là phù hợp. Xét thấy phần công sức đóng góp của ông H là nhiều hơn bà B nên cần chấp nhận một phần kháng cáo của ông H, sửa bản án sơ thẩm, chia cho ông H được hưởng 06 phần, bà B hưởng 04 phần trong tài sản chung này.

Căn cứ biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 25/5/2020 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước thì tài sản thực tế trên diện tích 53.618m2 có sự chênh lệch về số lượng cây trồng dẫn đến chênh lệch về giá trị tài sản nên cần sửa Bản án sơ thẩm về phần này, cụ thể như sau: Tài sản gắn liền trên đất là 770 cây cà phê trồng năm 2014, 111 cây điều trồng năm 1998 và 1859 cây cao su trồng năm 2010. Theo đó, giá trị cây trồng được tính theo đơn giá bồi thường, hỗ trợ về nhà, vật kiến trúc và cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước tại Quyết định 05/2018/QĐ-UBND, ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Bình Phước được tính như sau:

770 cây cà phê trồng năm 2014 x 120.000đ = 92.400.000 đồng, 111 cây điều trồng năm 1998 x 218.000đ = 24.198.000 đồng, 1859 cây cao su trồng năm 2010 x 350.000đ = 650.650.000 đồng Tổng giá trị tài sản là: 767.248.000 đồng. Chia cho bà B 04 phần giá trị tài sản và ông H 06 phần giá trị tài sản trong tổng giá trị tài sản của thửa đất diện tích 53.618m2 cùng cây trồng gắn liền trên đất. Theo đó, phần giá trị tài sản ông H được chia là 460.348.800 (B trăm sáu mươi triệu, ba trăm B mươi tám nghìn, tám trăm) đồng, phần giá trị tài sản bà B được chia là 306.899.200 đồng (ba trăm lẻ sáu triệu, tám trăm chín mươi chín nghìn, hai trăm) đồng. Người nào nhận hiện vật có giá trị lớn hơn phần giá trị tài sản được chia thì phải hoàn trả phần chênh lệch cho người còn lại. Cụ thể:

- Tạm chia cho bà B quản lý sử dụng diện tích đất 26.809m2, có tứ cận: phía đông giáp phần diện tích đất ông H được chia, phía tây giáp đất ông Vi, phía nam giáp đường đất, phía bắc giáp suối; Bà B được sở hữu, sử dụng toàn bộ tài sản là cây trồng gắn liền trên phần đất này gồm 400 cây cà phê trồng năm 2014 x 120.000đ = 48.0000.000 đồng + 46 cây điều trồng năm 1998 x 218.000đ = 10.028.000 đồng + 875 cây cao su trồng năm 2010 x 350.000đ = 306.250.000 đồng (có sơ đồ đo vẽ kèm theo). Như vậy, giá trị phần tài sản bà B được nhận là:

364.278.000 đồng.

- Tạm chia cho ông H quản lý sử dụng diện tích đất 26.809m2, có tứ cận:

phía đông giáp đất ông Cẩn, phía tây giáp phần diện tích đất bà B được chia, phía nam giáp đường đất, phía bắc giáp suối; Ông H được sở hữu, sử dụng toàn bộ tài sản là cây trồng gắn liền trên phần đất này gồm 370 cây cà phê trồng năm 2014 x 120.000đ = 44.400.000 đồng + 65 cây điều trồng năm 1998 x 218.000đ = 14.170.000 đồng + 984 cây cao su trồng năm 2010 x 350.000đ = 344.400.000 đồng (có sơ đồ đo vẽ kèm theo). Như vậy, giá trị phần tài sản ông H được nhận là: 402.970.000 đồng.

Do bà B nhận phần tài sản có giá trị lớn hơn phần được chia nên bà B phải có nghĩa vụ hoàn trả phần giá trị chênh lệch cho ông H là: 364.278.000 đồng - 306.899.200 đồng = 57.378.800 (năm mươi bảy triệu, ba trăm bảy mươi tám nghìn, tám trăm) đồng.

[2.2]. Đối với kháng cáo của ông H yêu cầu chia diện tích đất 29.321,1m2 tại thôn L, xã Đ, huyện B, tình Bình Phước cho ông H được hưởng 2/3, còn bà B được hưởng 1/3, nhận thấy: Về nguồn gốc thửa đất có diện tích 29.321,1m2 này cả bà B và ông H đều thừa nhận là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân do bà B ông H mua từ nhận sang nhượng từ ông Điểu Điêng và bà Thị Sát từ năm 2004, đất chưa được cấp GCNQSDĐ. Đất có tứ cận: Phía đông giáp đất ông Thông, phía tây giáp đất ông Kiên, phía Nam giáp đất ông Kiên ông Thông, phía Bắc giáp đất ông Thuỵ. Căn cứ công văn số 1521/UBND-NC, ngày 01/10/2019 của UBND huyện B xác định diện tích đất 29.321,1m2 này là đất rừng sản xuất, do ban quản lý rừng phòng hộ B.Đ quản lý, là đất lâm phần chưa giao về địa phương. Do đó xác định toàn bộ tài sản trên đất gồm 760 cây điều trồng năm 2002 (theo Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ số 02/2020/BBXXTĐTC ngày 25/5/2020 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước) là tài sản chung của ông H bà B.

Việc ông H cho rằng cần chia cho ông được hưởng 2/3, bà B hưởng 1/3 tài sản này vì bà B không làm lụng, canh tác gì trên diện tích đất này là không có cơ sở bởi lẽ, theo điểm a khoản 2 Điều 95 của Luật Hôn nhân gia đình quy định “a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập…”. Nên kháng cáo của ông H về phần này không có căn cứ nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Xác định nhu cầu sử dụng tài sản và bảo vệ lợi ích chính đáng của bà B và ông H là cùng có nhu cầu canh tác, sử dụng đất như nhau nên việc Toà án cấp sơ thẩm chia đôi phần tài sản chung trên diện tích đất 29.321,1m2 là có căn cứ. Tuy nhiên, Toà án cấp sơ thẩm dựa trên mật độ cây trồng xác định tài sản trên đất có 814 cây điều và chia đôi cho mỗi người một nửa mà không xác định rõ tài sản cây trồng trên phần đất được chia của mỗi người là chưa phù hợp. Do đó cần sửa bản án sơ thẩm về phần này.

Theo sơ đồ đo đạc chỉnh lý thửa đất bản đồ địa chính số 03113-2019 xã Đ, huyện B, chủ sử dụng Trương Thị B, Lâm Minh H do Công ty TNHH MTV Đo đạc Bản đồ và Trắc địa công trình 401 ngày 21/3/2019 và Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ số 02/2020/BBXXTĐTC ngày 25/5/2020 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước thì: Tài sản trên diện tích đất 29.321,1m2 là 760 cây điều trồng năm 2002. Căn cứ Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND, ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Bình Phước quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về nhà, vật kiến trúc và cây trồng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước thì trị giá cây điều từ 16-20 năm tuổi có giá là: 388.000đ/cây x 760 cây = 294.880.000 (hai trăm chín mươi B triệu, tám trăm tám mươi nghìn) đồng. Như vậy, bà B ông H mỗi người được chia ½ giá trị tài sản là 147.440.000 (một trăm B mươi bảy triệu, B trăm B mươi nghìn) đồng. Cụ thể:

- Tạm chia cho bà B quản lý, sử dụng diện tích đất 14.657,5m2 có tứ cận phía đông giáp đất ông Thông, phía tây giáp đất ông Kiên, phía nam giáp diện tích cây điều ông H được chia, phía bắc giáp đất ông Thụy, bà B được sở hữu, sử dụng toàn bộ tài sản gắn liền trên phần đất này gồm 360 cây điều trồng năm 2002 (có sơ đồ đo vẽ kèm theo). Giá trị tài sản bà B được nhận là: 360 cây x 388.000đ/cây = 139.680.000 (Một trăm ba mươi chín triệu, sáu trăm tám mươi nghìn) đồng.

- Tạm chia cho ông H quản lý, sử dụng diện tích đất 14.663,6m2 có tứ cận: phía đông giáp đất ông Thông, phía tây giáp đất ông Kiên, phía nam giáp ông Thông và ông Kiên, phía bắc giáp phần diện tích cây điều trên đất bà B được chia, ông H được sở hữu, sử dụng toàn bộ tài sản trên phần đất này gồm 400 cây điều trồng năm 2002 (có sơ đồ đo vẽ kèm theo). Giá trị tài sản ông H được nhận là: 400 cây x 388.000đ/cây = 155.200.000 (Một trăm năm mươi lăm triệu, hai trăm nghìn) đồng.

Do ông H được nhận phần tài sản có giá trị lớn hơn phần ông H được chia nên ông H phải có nghĩa vụ thanh toán cho bà B phần giá trị chênh lệch là:

155.200.000đ - 147.440.000 đ = 7.760.000 (Bảy triệu, bảy trăm sáu mươi nghìn) đồng. [2.3] Đối với diện tích đất khoảng 2.000m2 (theo kết quả xem xét thẩm định tại chỗ và đo đạc thực tế là 1.988,3m2) và căn nhà cấp 4 gắn liền trên đất tại thôn 4, xã M, huyện B xây dựng năm 2005, mặc dù ông H không kháng cáo về tài sản này và bà B cũng không có ý kiến gì. Tuy nhiên để thuận tiện cho công tác thi hành án khi bản án có hiệu lực pháp luật, căn cứ biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 25/5/2020 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Phước thì tại các phần đất được chia cho bà B ông H có ghi nhận thêm các tài sản là cây trồng trên đất, các bên đương sự không yêu cầu định giá các cây trồng này, nên phần tài sản chia cho ông H bà B được ghi nhận thêm cụ thể như sau:

- Chia cho bà B sử dụng diện tích đất có chiều ngang đường nhựa là 10,21m, có tổng diện tích là 1021,2m2, có tứ cận: phía đông giáp đất ông Đồng, phía tây giáp đường nhựa, phía nam giáp phần diện tích đất ông H được chia, phía bắc giáp đất ông Lộc, tài sản gắn liền trên đất là 10 cây điều trồng năm 2005, 02 cây cà phê trồng năm 2014 (đất có sơ đồ đo vẽ kèm theo). Ngoài ra, trên đất có 01 căn nhà cấp 4 được xây dựng năm 2017 có diện tích 5,5m x 16,6m kết cấu tường xây tô xi măng, mái lợp tôn, 01 mái hiên 5,5m x 3m cột sắt mái tôn, nền gạch bông do bà B xây dựng.

- Chia cho ông H sử dụng diện tích đất có chiều ngang đường nhựa là 10,21m, có tổng diện tích 967,1m2, có tứ cận: phía đông giáp đất ông Đồng, phía tây giáp đường nhựa, phía nam giáp đất ông Vi, phía bắc giáp diện tích đất bà B được chia, tài sản gắn liền trên đất là 10 cây điều trồng năm 2005, 05 cây cà phê trồng năm 2014, 01 cây dừa, 01 cây mắc mật và 01 căn nhà cấp 4 gắn liền trên phần diện tích đất được chia có diện tích 8,1m x 13,5m mái lợp tôn, hiên, trần đổ bê tông cốt thép, nền gạch bông, tường xây tô trát sơn nước, cột nhà bê tông và công trình kèm theo gắn liền với nhà: 01 căn nhà sau gắn liền cấp 4, có kết cấu tường xây tô trát xi măng, cột kèo gỗ, mái lợp tôn diện tích 8,1m x 7,2m; 01 chái sau nhà diện tích 3,5m x 3m kết cấu cột sắt mái tôn; 01 nhà vệ sinh diện tích 2m x 2m tường gạch xây tô trát; 01 nhà tắm diện tích 2m x 2m tường gạch xây tô trát; 01 bể nước trên nhà tắm và nhà vệ sinh thể tích 23m3 (đất có sơ đồ đo vẽ kèm theo).

Tổng giá trị quyền sử dụng đất sau khi đo đạc thực tế có diện tích 1.988,3m2 và căn nhà cấp 4 gắn liền trên đất là: 408.200.000đ + 70.000.000đ = 478.200.000 đồng, ông H bà B mỗi người được chia ½ giá trị tài sản là 239.100.000 (hai trăm ba mươi chín triệu, một trăm nghìn) đồng. Do ông H nhận phần đất có căn nhà cấp 4 gắn liền trên đất với tổng giá trị lớn hơn phần giá trị tài sản được chia nên ông H phải có nghĩa vụ hoàn trả phần giá trị chêch lệch cho bà B là: 35.000.000 (ba mươi lăm triệu) đồng.

[3] Quá trình giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm, ông Lâm Minh H giao nộp tài liệu là đơn khiếu kiện của những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gồm ông Lâm Văn Hoà, Lâm Văn C, Lâm Văn A về việc “vào tháng 10/1995 vợ chồng ông H bà B mượn nợ của những người liên quan có tên trên 02 thửa đất ruộng tại thông Cây Hồng, huyện Võ Nhai đến nay chưa trả nên yêu cầu ông H bà B phải trả lại phần đất đã vay mượn; Đối với phần đất 53.618m2 ở thông 4, xã M, huyện B ông H bà B có công chăm sóc nên chia lại cho vợ chồng ông H và bà B ¼ diện tích là 13.404m2, phần còn lại là của 03 anh em ông A, C, Hoà; Đối với thửa 1900m2 ti thôn 4 xã M, Bù Đăng là tiền do bán đất ngoài Bắc vào mua để xây cất nhà ở không cần chăm sóc nên yêu cầu ông bà trả lại toàn bộ thửa đất cho chúng tôi...”. Nhận thấy:

Căn cứ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tại quá trình xét xử sơ thẩm ngày 10/10/2018 Toà cấp sơ thẩm đã ban hành Thông báo số 198/2018/TB-TA (bút lục 45) cho ông Lâm Văn A để yêu cầu nộp đơn yêu cầu độc lập và cung cấp tài liệu, chứng cứ, thông báo này đã được giao cho ông Lâm Văn A nhưng ông A và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều không nộp đơn yêu cầu độc lập nên Toà án cấp sơ thẩm chưa thụ lý yêu cầu độc lập và không xem xét giải quyết là có căn cứ. Sau khi có Bản án sơ thẩm, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có tên như trên cũng không kháng cáo. Do đó, yêu cầu của những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là vượt quá phạm vi xét xử phúc thẩm nên Toà án cấp phúc thẩm không xem xét giải quyết.

[4]. Về án phí:

- Án phí dân sự sơ thẩm: Do tổng giá trị tài sản tranh chấp có sự thay đổi sau khi xem xét thẩm định tại chỗ nên cần điều chỉnh án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch, cụ thể được xác định lại như sau:

Tổng giá trị tài sản chung của ông H bà B là: 767.248.000đ + 294.880.000đ + 478.200.000đ = 1.540.328.000 (Một tỷ, năm trăm B mươi triệu, ba trăm hai mươi tám nghìn) đồng.

Bà B được chia phần giá trị tài sản là: 306.899.200đ + 147.440.000đ + 239.100.000đ = 693.439.200 đồng nên bà B phải chịu án phí sơ thẩm đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình có giá ngạch từ trên 400.000.000đồng đến 800.000.000đồng là: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng. Như vậy: 20.000.000đ + 4% (693.439.200đ – 400.000.000đ) = 31.737.568 (ba mươi mốt triệu, bảy trăm ba mươi bảy nghìn, săm trăm sáu mươi tám) đồng.

Ông H được chia phần giá trị tài sản là: 460.348.800đ + 147.440.000đ + 239.100.000đ = 846.888.800 đồng nên ông H phải chịu án phí sơ thẩm đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình có giá ngạch từ trên 800.000.000đồng đến 2.000.000.000đồng là: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng. Như vậy: 36.000.000 đồng + 3% (846.888.800đ - 800.000.000đ) = 37.406.664 (Ba mươi bảy triệu, B trăm lẻ sáu nghìn, sáu trăm sáu mươi B) đồng.

Ngoài ra, ông H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu phản tố không được chấp nhận là 1.750.000 đồng và án phí sơ thẩm về cấp dưỡng là 300.000 đồng.

Tại phiên toà phúc thẩm, bà Trương Thị B nộp đơn yêu cầu xin miễn giảm án phí lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Qua xem xét nội dung đơn, lý do bà B trình bày không thuộc trường hợp được không phải chịu án phí, miễn giảm án phí, lệ phí Toà án theo quy định tại Điều 11, 12 mà thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội “Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì họ có tài sản để nộp toàn bộ tiền án phí, lệ phí Tòa án mà họ phải chịu”. Do đó, buộc bà Trương Thị B phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản bà B được chia tại Bản án này.

- Án phí dân sự phúc thẩm: Do kháng cáo của ông Lâm Minh H được chấp nhận một phần nên ông H không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

[5]. Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ tại cấp phúc thẩm là 4.500.000 đồng, ông H bà B mỗi người phải chịu 2.250.000 đồng. Do ông H đã nộp tiền tạm ứng nên bà B phải hoàn trả cho ông H 2.250.000 đồng.

[6]. Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm: về chia cho bà B ông H phần tài sản chung đối với thửa đất có diện tích 53.618m2 theo tỷ lệ 5/5 là không phù hợp nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận, các phần khác là phù hợp nên được chấp nhận một phần.

Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng khoản 2 Điều 308, Điều 309 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn ông Lâm Minh H.

Sửa một phần Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 102/2019/HNGĐ – ST ngày 30/11/2019 của TAND huyện B, tỉnh Bình Phước về chia tài sản chung và án phí dân sự sơ thẩm. Tuyên xử:

- Áp dụng các Điều 28, 35, 39, 147, 157, 266, 273 của Bộ luật tố tụng dân sự;

- Áp dụng các Điều 82, 33, 59 của Luật hôn nhân và gia đình;

- Áp dụng các Điều 26, 27 và 29 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí của Tòa án ngày 30/12/2016.

1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Trương Thị B.

1.1. Bà Trương Thị B được quyền sử dụng đối với diện tích đất chiều ngang đường nhựa ĐT 760 là 10,21m, chiều dài hết đất có diện tích là 1.021,2m2 tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước. Đất có tứ cận: phía đông giáp đất ông Đồng, phía tây giáp đường nhựa, phía nam giáp đất ông H được chia, phía bắc giáp đất ông Lộc. (Đất có sơ đồ đo vẽ kèm theo).

Bà B được quyền sở hữu sử dụng các tài sản trên đất gồm 10 cây điều trồng năm 2005, 02 cây cà phê trồng năm 2014 và 01 căn nhà xây cấp 4 có diện tích diện tích 5,5m x 16,6m kết cấu tường xây tô xi măng, mái lợp tôn, 01 mái hiên 5,5m x 3m cột sắt mái tôn, nền gạch bông do bà B xây vào năm 2017.

Ông Lâm Minh H được quyền sử dụng đối với diện tích đất chiều ngang đường ĐT 760 là 10,21m, chiều dài hết đất có diện tích là 967,1m2 tại thôn 4, xã M, huyện B, tỉnh Bình Phước. Đất có tứ cận: phía đông giáp đất ông Đồng, phía tây giáp đường nhựa, phía nam giáp đất ông Vi, phá bắc giáp đất bà B được chia. (Đất có sơ đồ đo vẽ kèm theo).

Ông H được quyền sở hữu các tài sản trên đất là 10 cây điều, 05 cây cà phê, 01 cây dừa, 01 cây mắc mật và 01 căn nhà xây cấp 4 có diện tích 8,1m x 13,5m mái lợp tôn, hiên, trần đổ bê tông cốt thép, nền gạch bông, tường xây tô trát sơn nước, cột nhà bê tông và công trình kèm theo gắn liền với nhà: 01 căn nhà sau gắn liền cấp 4, có kết cấu tường xây tô trát xi măng, cột kèo gỗ, mái lợp tôn diện tích 8,1m x 7,2m; 01 chái sau nhà diện tích 3,5m x 3m kết cấu cột sắt mái tôn;

01 nhà vệ sinh diện tích 2m x 2m tường gạch xây tô trát; 01 nhà tắm diện tích 2m x 2m tường gạch xây tô trát;01 bể nước trên nhà tắm và nhà vệ sinh thể tích 23m3 (căn nhà xây trên diện tích đất 967,1m2 nêu trên).

Tổng giá trị đất và tài sản gắn liền trên đất là căn nhà cấp 4 của diện tích đất được đo đạc thực tế là 1.988,3m2 này là: 408.200.000đ + 70.000.000đ = 478.200.000 đồng, ông H bà B mỗi người được chia ½ giá trị tài sản là 239.100.000 (Hai trăm ba mươi chín triệu, một trăm nghìn) đồng. Ông H có nghĩa vụ phải thanh toán phần giá trị chêch lệch cho bà B là: 35.000.000 (Ba mươi lăm triệu) đồng.

Bà B và ông H có trách nhiệm liên hệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp GCNQSDĐ đối với quyền sử dụng diện tích đất, quyền sở hữu nhà được chia theo quy định pháp luật.

1.2. Tạm chia cho bà B quản lý, sử dụng diện tích đất 14.657,5m2 tại thôn L, xã Đ, huyện B, tỉnh Bình Phước có tứ cận phía đông giáp đất ông Thông, phía tây giáp đất ông Kiên, phía nam giáp diện tích cây điều ông H được chia, phía bắc giáp đất ông Thụy, bà B được sở hữu, sử dụng toàn bộ tài sản gắn liền trên đất gồm 360 cây điều trồng năm 2002 (có sơ đồ đo vẽ kèm theo). Giá trị tài sản bà B được chia 139.680.000 (Một trăm ba mươi chín triệu, sáu trăm tám mươi nghìn) đồng.

Tạm chia cho ông H quản lý, sử dụng diện tích đất 14.663,6m2 tại thôn L, xã Đ, huyện B, tỉnh Bình Phước có tứ cận: phía đông giáp đất ông Thông, phía tây giáp đất ông Kiên, phía nam giáp đất ông Thông và ông Kiên, phía bắc giáp phần diện tích cây điều trên đất bà B được chia, ông H được sở hữu, sử dụng toàn bộ tài sản trên đất gồm 400 cây điều trồng năm 2002 (có sơ đồ đo vẽ kèm theo). Giá trị tài sản ông H được chia là: 155.200.000 (Một trăm năm mươi lăm triệu, hai trăm nghìn) đồng.

Tổng giá trị tài sản gắn liền trên đất là 294.880.000 (Hai trăm chín mươi B triệu, tám trăm tám mươi triệu) đồng, ông H bà B mỗi người được chia trị giá tài sản là 147.440.000 đồng . Ông H có nghĩa vụ phải thanh toán phần giá trị chênh lệch cho bà B là: 7.760.000 (Bảy triệu, bảy trăm sáu mươi nghìn) đồng. Bà B và ông H tạm thời quản lý sử dụng các diện tích đất này để canh tác, khi Nhà nước có chính sách thu hồi thì sẽ thu hồi theo quy định pháp luật.

1.3. Tạm chia cho bà B quản lý sử dụng diện tích đất 26.809m2, có tứ cận: phía đông giáp phần diện tích cây trồng trên đất ông H được chia, phía tây giáp đất ông Vi, phía nam giáp đường đất, phía bắc giáp suối; và chia cho bà B được sở hữu, sử dụng toàn bộ tài sản cây trồng gắn liền trên đất gồm 400 cây cà phê trồng năm 2014, 46 cây điều trồng năm 1998 và 875 cây cao su trồng năm 2010 (có sơ đồ đo vẽ kèm theo). Giá trị phần tài sản bà B được chia là: 364.278.000 đồng.

- Tạm chia cho ông H quản lý sử dụng diện tích đất 26.809m2, có tứ cận: phía đông giáp đất ông Cẩn, phía tây giáp phần diện tích cây trồng trên đất bà B được chia, phía nam giáp đường đất, phía bắc giáp suối; và chia cho ông H được sở hữu, sử dụng toàn bộ tài sản cây trồng gắn liền trên đất gồm 370 cây cà phê trồng năm 2014, 65 cây điều trồng năm 1998, 984 cây cao su trồng năm 2010 (có sơ đồ đo vẽ kèm theo). Giá trị phần tài sản ông H được chia là: 402.970.000 đồng.

Tổng giá trị tài sản gắn liền trên đất là: 767.248.000 đồng, phần giá trị tài sản ông H được chia là 460.348.800 (B trăm sáu mươi triệu, ba trăm B mươi tám nghìn, tám trăm) đồng, phần tài sản bà B được chia là 306.899.200 đồng (ba trăm lẻ sáu triệu, tám trăm chín mươi chín nghìn, hai trăm) đồng. Do đó, bà B có nghĩa vụ phải thanh toán phần giá trị chênh lệch cho ông H là: 57.378.800 (năm mươi bảy triệu, ba trăm bảy mươi tám nghìn, tám trăm) đồng.

Bà B và ông H tạm thời sử dụng các diện tích đất này quản lý canh tác, khi Nhà nước có chính sách thu hồi thì sẽ thu hồi theo quy định pháp luật.

2. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện bổ sung của nguyên đơn bà Trương Thị B: Buộc ông H phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi cháu Lâm Thị Phương L sinh ngày 26/4/2007 số tiền 1.500.000đồng cho đến khi cháu L thành niên đủ 18 tuổi, phương thức cấp dưỡng hàng tháng bằng tiền mặt, thời gian bắt đầu cấp dưỡng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm (ngày 30/11/2019).

3. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Lâm Minh H về việc yêu cầu bà Trương Thị B phải trả ông ½ trị giá căn nhà xây cấp 4 do bà B xây năm 2017 là 35.000.000 (ba mươi lăm triệu) đồng.

4. Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và đo vẽ sơ đồ các diện tích đất tranh chấp tại cấp sơ thẩm: Buộc ông H phải có nghĩa vụ trả lại cho bà B số tiền 11.335.500 (mười một triệu, ba trăm ba mươi lăm nghìn, năm trăm) đồng. Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ tại cấp phúc thẩm: Buộc bà B phải hoàn trả lại cho ông H 2.250.000 (hai triệu, hai trăm năm mươi nghìn) đồng.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án. Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến thi hành xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo lãi suất quy định tại Điều 357 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

5. Về án phí dân sự sơ thẩm: Nguyên đơn bà Trương Thị B phải chịu số tiền án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch đối với phần tài sản được chia là 31.737.600 (ba mươi mốt triệu, bảy trăm ba mươi bảy nghìn, sáu trăm) đồng, được trừ vào số tiền 13.500.000 đồng tạm ứng án phí Bà đã nộp (biên lai tạm ứng án phí số 0022273, quyển số 000446 ngày 09/8/2018 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện B), bà B còn phải nộp tiếp 18.237.600 (Mười tám triệu, hai trăm ba mươi bảy nghìn, sáu trăm) đồng.

Bị đơn ông Lâm Minh H phải chịu số tiền án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch đối với phần tài sản được chia là 37.406.700 đồng. Bị đơn ông H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu phản tố không được chấp nhận là 1.750.000 đồng. Bị đơn ông H phải chịu án phí sơ thẩm về cấp dưỡng là 300.000 đồng. Tổng cộng số tiền án phí ông H phải chịu là: 37.406.700đ + 1.750.000đ + 300.000đ = 39.456.700 (ba mươi chín triệu, B trăm năm mươi sáu nghìn, bảy trăm) đồng, được trừ vào số tiền 1.875.000 đồng tạm ứng án phí Ông đã nộp (biên lai tạm ứng án phí số 0022429, quyển số 000449 ngày 31/10/2018 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện B), ông H còn phải nộp tiếp 39.456.700đ - 1.875.000đ = 37.581.700 (ba mươi bảy triệu, năm trăm tám mươi mốt nghìn, bảy trăm) đồng.

- Án phí hôn nhân gia đình phúc thẩm: Ông Lâm Minh H không phải chịu. Chi cục Thi hành án dân sự huyện B, tỉnh Bình Phước hoàn trả cho ông Lâm Minh H 300.000 đồng tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp tại biên lai thu tiền số 0010022, quyển số 0201 ngày 20 tháng 01 năm 2020.

7. Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

449
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 11/2020/HNGĐ-PT ngày 15/06/2020 về tranh chấp chia tài sản chung sau khi ly hôn và yêu cầu cấp dưỡng nuôi con

Số hiệu:11/2020/HNGĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Phước
Lĩnh vực:Hôn Nhân Gia Đình
Ngày ban hành: 15/06/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;