Bản án 109/2023/KDTM-PT về tranh chấp quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh trên lãnh thổ Việt Nam

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 109/2023/KDTM-PT NGÀY 16/10/2023 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN ĐỘC QUYỀN KHAI THÁC TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

Trong các ngày 13/10/2023 và 16/10/2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số: 63/2023/TLPT-KDTM ngày 05 tháng 7 năm 2023 về việc “Tranh chấp quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh trên lãnh thổ Việt Nam”.

Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 1779/2022/KDTM-ST ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 2085/2023/QĐ-PT ngày 01 tháng 8 năm 2023 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Công ty cổ phần T4 Địa chỉ: Số B Đường P, phường V, Quận C, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo ủy quyền:

1/Ông Võ Trung T (có mặt)

2/Ông Trương Minh T1 (vắng mặt)

3/Ông Đoàn Đức D (có mặt)

4/Ông Trương Hào Thế K (có mặt ngày 13/10/2023, vắng mặt ngày 16/10/2023)

Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Luật sư Phan Vũ T1 – Đoàn luật sư Thành phố H (có mặt ngày 13/10/2023, vắng mặt ngày 16/10/2023)

- Bị đơn: Công ty cổ phần V Địa chỉ: Z đường số A, phường T, Quận G, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo ủy quyền:

1/Ông Phạm Văn Đô L (có mặt)

2/Bà Đàm Thị T3 (vắng mặt)

3/Bà Nguyễn Thị Thanh T2 (có mặt)

4/Ông Vũ Duy Q (có mặt)

Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bị đơn: Luật sư Lê Bá T3 – Đoàn luật sư Thành phố H (có mặt)

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty S Địa chỉ: D E, 228-238 Queen’s Road, C, HongKong, C1.

- Người kháng cáo: Bị đơn Công ty cổ phần V.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tại đơn khởi kiện đề ngày 26/02/2020, lời khai trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện nguyên đơn trình bày:

Công ty Cổ phần T5 (Công ty T4) là đơn vị được Công ty S cấp quyền độc quyền khai thác đối với tất cả các tập phim của 3 bộ phim: “The Story of M truyện”, “Princess silver - Bạch Phát V”, “Legend of the P – Phượng Dịch” trên mọi nền tảng truyền hình như: truyền hình miễn phí, truyền hình trả tiền, truyền hình di động, truyền hình internet và mọi nền tảng dịch vụ, ứng dụng internet như youtube, facebook, trang thông tin điện tử nói chung... trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Công ty T4 phát hiện Công ty Cổ phần V (Công ty V) đã tiến hành khai thác 03 phim này dưới hình thức đăng tải trực tiếp lên trang điện tử thuộc quyền quản lý và sở hữu của mình là “tv.zing.vn”. Hành vi sử dụng, khai thác tác phẩm độc quyền này của Công ty V không được sự cho phép của Công ty T4. Các hành vi vi phạm của Công ty V đã gây thiệt hại cho Công ty T4 nên Công ty T4 khởi kiện yêu cầu:

Buộc Công ty V phải bồi thường thiệt hại cho Công ty T4 số tiền là 45.000.000.000 đồng (Bốn mươi lăm tỉ đồng) cụ thể là:

- Thiệt hại về quyền độc quyền căn cứ theo Giá trị hợp đồng chuyển nhượng để khai thác độc quyền các tác phẩm độc quyền cụ thể là:

+ Theo hợp đồng cấp phép số 09-18/SY-TK-L ngày 28/11/2018: Giá trị cấp phép độc quyền bộ P1 – M Truyện là 312.444,44 USD. Sau khi trừ thuế nhà thầu thì phí cấp phép gốc là 281.200 USD. Vậy số tiền cấp phép của tác phẩm này tính theo tiền Việt Nam đồng với tỉ giá tạm tính vào giải đoạn cuối năm 2018: 01 USD 23.300 đồng là 281.200 x 23.300 đồng 6.551.960.000 đồng.

+Theo hợp đồng cấp phép số 05-19/SY-TK-L ngày 03/05/2019: Giá trị cấp phép độc quyền bộ P1 – Bạch Phát V là 219.111,11 USD. Sau khi trừ thuế nhà thầu thì phí cấp phép gốc là 197.200 USD. Vậy số tiền cấp phép của tác phẩm này tính theo tiền Việt Nam đồng với tỉ giá tạm tính vào giai đoạn đầu năm 2019: 01 USD = 23.300 đồng là 197.200 x 23.300 đồng 4.594.760.000 đồng.

+Theo hợp đồng cấp phép số 04-19/SY-TK-L ngày 12/03/2019: Giá trị cấp phép độc quyền bộ P1 Phượng Dịch là 167.222,22 USD. Sau khi trừ thuế nhà thầu thì phí cấp phép gốc là 150.500 USD. Vậy số tiền cấp phép của tác phẩm này tính theo tiền Việt Nam đồng với tỉ giá tạm tính vào giai đoạn đầu năm 2019: 01 USD 23.300 đồng là 150.500 × 23.300 đồng 3.506.650.000 đồng.

Vậy tổng thiệt hại vật chất mà Công ty V gây ra là: 6.551.960.000 đồng + 4.594.760.000 đồng + 3.506.650.000 đồng = 14.653.370.000 đồng.

- Thiệt hại về doanh thu quảng cáo từ hành vi phạm của bị đơn từ 03 phim thuộc độc quyền của nguyên đơn:

+ The Story of MingLan – M Truyện: 69.696.000.000 đồng

+ Princess silver – Bạch Phát V: 44.352.000.000 đồng

+ Legend of The Phoenix – Phượng Dịch: 41.184.000.000 đồng

Như vậy, căn cứ vào cách tính thiệt hại nói trên, tổng thiệt hại mà Công ty T4 phải gánh chịu từ hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty V là: 14.653.370.000 đồng + 69.696.000.000 đồng + 44.352.000.000 đồng + 41.184.000.000 đồng + 100.000.000 đồng = 169.985.370.000 đồng.

Tuy nhiên, Công ty T4 chỉ yêu cầu Công ty V bồi thường tổng cộng 45.000.000.000 đồng và Công ty V xin lỗi công khai Công ty T4 vì hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cụ thể: xin lỗi trên báo điện tử và báo giấy của báo “Tuổi Trẻ”, “V1”, “Pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh” trong ba số liên tiếp với nội dung: “Công ty T4 là đơn vị có quyền khai thác độc quyền các bộ phim sau:

- The Story of MingLan – Minh Lan truyện - Princess silver – Bạch Phát V - Legend of The Phoenix – Phượng Dịch Công ty V xin lỗi Công ty T4 vì đã thực hiện hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty T4 đối với các bộ phim nói trên.

Công ty V cam kết sẽ không tái phạm hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm thuộc quyền khai thác, quản lý độc quyền của Công ty T4.

* Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện nguyên đơn đề nghị Tòa án giải quyết:

- Buộc Công ty V phải bồi thường thiệt hại cho Công ty T4 số tiền 14.342.264.300 đồng gồm: Thiệt hại về quyền độc quyền căn cứ theo giá trị hợp đồng chuyển nhượng để khai thác độc quyền các tác phẩm là 14.242.264.300 đồng; Chi phí thuê luật sư là 100.000.000 đồng;

- Xin lỗi trên báo điện tử và báo giấy của báo “Tuổi Trẻ”, “V1”, “Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh” trong ba số liên tiếp với nội dung: “Công ty T4 là đơn vị có quyền khai thác độc quyền các bộ phim sau:

+ The Story of MingLan – (Minh L1 truyện)

+ Princess silver – (Bạch Phát V)

+ Legend of The Phoenix – (P) Công ty V xin lỗi Công ty T4 vì đã thực hiện hành vi vi phạm quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh trên lãnh thổ Việt Nam đối với 03 bộ phim nói trên.

Đại diện nguyên đơn đề nghị rút yêu cầu: Bồi thường thiệt hại về doanh thu quảng cáo và tiền hợp thức hóa lãnh sự.

Bị đơn đại diện theo ủy quyền của Công ty V trình bày ý kiến:

Công ty V xác định tên miền www.tv.zing.vn là của Công ty V. Công ty V là đơn vị thiết lập website https://tv.zing.vn/ theo mô hình mạng xã hội, 03 phim The Story of MingLan – (Minh L1 truyện); Princess silver – (Bạch Phát V); Legend of P1 – (P) là do người dùng mạng xã hội đăng tải, theo quy định Công ty V không phải rà soát và đảm bảo về bản quyền của nội dung thông tin số do người sử dụng đăng tải. Căn cứ chứng cứ trong hồ sơ thể hiện nguyên đơn không phải là pháp nhân độc quyền khai thác các bộ phim “The Story of M truyện”, “Princess silver - Bạch Phát V”, “Legend of the P – P" tại Việt Nam. Với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn Công ty V không đồng ý toàn bộ, và đề nghị Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án vì nguyên đơn không có quyền khởi kiện.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty S đã được triệu tập hợp lệ nhưng không đến tòa, không có văn bản trình bày ý kiến.

Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 1779/2022/KDTM-ST ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định như sau:

Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Công ty Cổ phần T4.

1. Buộc Công ty Cổ phần V phải trả cho Công ty Cổ phần T4 là 14.342.264.300 đồng (Mười bốn tỷ ba trăm bốn mươi hai triệu hai trăm sáu mươi bốn ngàn ba trăm đồng) bao gồm: Tiền chuyển nhượng để khai thác độc quyền 03 phim là 14.242.264.300 đồng (Mười bốn tỷ, hai trăm bốn mươi hai triệu, hai trăm sáu mươi bốn nghìn, ba trăm đồng), tiền chi phí thuê luật sư 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng). Tất cả trả làm 01 lần khi án có hiệu lực pháp luật.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả theo quy định tại Điều 306 Luật thương mại.

2. Công ty Cổ phần V phải xin lỗi công khai 03 số trên báo điện tử và báo giấy các báo “Tuổi trẻ”, “V1”, “Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh” với nội dung sau: “Công ty Cổ phần T4 là đơn vị có quyền khai thác độc quyền các phim: The Story of MingLan – (Minh L1 truyện); Princess silver (Bạch Phát V); Legend of P1 (P). Công ty Cổ phần V xin lỗi Công ty Cổ phần T4 vì đã có hành vi vi phạm quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh trên lãnh thổ Việt Nam đối với 03 bộ phim nói trên”

3. Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần T4 về việc yêu cầu Công ty Cổ phần V: Bồi thường thiệt hại về doanh thu quảng cáo và phí hợp thức hóa lãnh sự, tổng cộng 30.657.735.700 đồng (Ba mươi tỷ sáu trăm năm mươi bảy triệu bảy trăm ba mươi lăm nghìn bảy trăm đồng).

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí, quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 09/11/2022 bị đơn Công ty cổ phần V kháng cáo bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn Công ty cổ phần V (có ông Phạm Văn Đô L, bà Nguyễn Thị Thanh T2, ông Vũ Duy Q là đại diện theo ủy quyền) vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn với các lý do:

- Công ty V xây dựng mạng xã hội zing tv được Bộ T6 cho phép. Việc cung cấp phim lên mạng xã hội là do người dùng đăng tải;

- Về bồi thường thiệt hại thì bị đơn không có hành vi vi phạm nên không phải bồi thường. Thời điểm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ký hợp đồng cấp quyền cho TK-L và thời điểm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được cấp quyền là lệch nhau khoảng thời gian rất lớn.

- Về phạm vi cấp quyền thì bị đơn đã cung cấp các tài liệu thể hiện thời điểm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cấp cho TK-L là không có quyền cấp quyền độc quyền khai thác đối với 03 bộ phim trên.

Trong phần tranh luận:

Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bị đơn phát biểu: Zing tv là trang mạng xã hội được thành lâp hoạt động theo pháp luật Việt Nam, là đơn vị trung gian. Theo vi bằng số 4822 thì bị đơn không phải đơn vị đăng tải 03 bộ phim trên. Theo quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì đơn vị trung gian không chịu trách nhiệm đối với nội dung người dùng đăng tải. Ngoài ra, thời điểm cấp quyền với TK-L thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chưa có quyền cấp phép.

Về việc yêu cầu xin lỗi công khai, thì yêu cầu này là không đúng quy định về sở hữu trí tuệ. Mặc dù nguyên đơn có quyền thì cũng chỉ là quyền liên quan đến quyền tác giả, không phải là quyền tác giả. Bản án sơ thẩm nhận định việc xin lỗi công khai của bị đơn theo quy định của Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP, là nhằm bảo vệ quyền nhân thân nhưng nguyên đơn chỉ được cấp quyền sử dụng quyền liên quan, đồng thời quyền nhân thân không được chuyển nhượng theo Luật sở hữu trí tuệ. Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn xác định không có tổn hại nào khác ngoài quyền độc quyền nên không thuộc trường hợp công khai xin lỗi, Từ những phân tích trên đề nghị Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn trình bày bổ sung: Việc xin lỗi công khai là nhằm khôi phục danh dự nhân phẩm uy tín của tác giả. Nếu công ty T4 cho rằng nhân thân bị xâm hại thì phải chứng minh xâm phạm như thế nào để được xin lỗi khôi phục. Zing tv là mạng xã hội doanh nghiệp trung gian theo quy định pháp luật. Công ty T4 bỏ ra hơn 14 tỷ mua độc quyền 3 bộ phim phát sóng trong 5 năm, hiện nay vẫn đang phát tại Việt Nam nên không thể nói là mất độc quyền. Đây là số tiền bỏ ra để khai thác tại Việt Nam nên không thể cho rằng mất độc quyền. Nếu công ty T4 cho rằng bị giảm sút do việc khai thác thì phải chứng minh là bị giảm sút bao nhiêu, tuy nhiên bị đơn đã chứng minh hiện nay nguyên đơn vẫn có lợi nhuận, không bị giảm sút. Nội dung bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi xác định bị đơn là người vi phạm, nhưng bị đơn xác định bị đơn không vi phạm. Mặt khác khi có thông báo của nguyên đơn về việc lập vi bằng thì bị đơn đã gỡ bỏ ngay việc đăng tải các bộ phim trên.

Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nguyên đơn phát biểu: Zing tv có giấy phép hoạt động mạng xã hội nhưng hoạt động như một phần mềm xem phim. Trong vụ án này không có trường hợp hoạt động mạng xã hội. Các giấy xác nhận bị chậm thời gian vì đây là xác nhận của chủ sở hữu quyền, là đặc điểm của quyền tác giả nên chủ sở hữu gốc chỉ cấp giấy xác nhận. Quyền tác giả được phát sinh từ khi được sáng tạo.

Quyền độc quyền của công ty T4 đã bị xâm phạm theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là một quyền chứ không phải là tài sản. Việc chứng minh giảm sút do việc khai thác đã được nguyên đơn chứng minh tại cấp sơ thẩm. Theo trình tự thì bộ P1 mua về chiếu trên đài truyền hình, sau đó chiếu trên nền tảng trực tuyến, sau đó chiếu lên web, giữa các hình thức có một khoảng thời gian nhất định. 03 bộ phim này chưa kịp chiếu trên đài truyền hình thì zing tv đã trình chiếu nên nguyên đơn không chiếu được trên truyền hình, nếu có chiếu được trên nền tảng trực tuyến thì giá trị đã bị giảm.

Về việc xin lỗi cải chính công khai: Bị đơn cho rằng Bản án sơ thẩm nhận định theo Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BVHTT&DL-BKH&CN-BTP về việc xin lỗi công khai là nhận định sai lầm khi cho rằng là quyền liên quan. Nhưng đây là tác phẩm thuộc quyền tác giả. Phía bị đơn đã bỏ qua một phần trong nội dung điều luật trong nội dung trình bày. Đối với các nội dung khác thì nguyên đơn bảo lưu nội dung đã trình bày tại cấp sơ thẩm. Từ đó, đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày bổ sung: Nguyên văn nội dung Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ là chủ thể quyền được lựa chọn một trong 3 phương án. Từ cấp sơ thẩm đến hiện tại thì nguyên đơn xác định là yêu cầu theo điểm a Khoản 1 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm giải quyết vụ án:

- Về tố tụng: Tòa án cấp phúc thẩm đã thực hiện đầy đủ thủ tục tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

- Về nội dung: Công ty T4 được Bộ V2 thể thao cấp phép khai thác 03 bộ phim “The Story of M truyện”, “Princess silver - Bạch Phát V”, “Legend of the P – P”. Tại các thỏa thuận thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã cấp phép cho Công ty T4 độc quyền phát sóng 03 bộ phim này tại Việt Nam, thời hạn 05 năm. Công ty T4 cũng đã được cục Đ cấp phép, nhưng sau đó Công ty T4 phát hiện zing tv đang trình chiếu các bộ phim, có lập vi bằng sự việc. Công ty V được cấp phép mạng xã hội zing tv. Vậy công ty V đã sử dụng tác phẩm không được phép sở hữu quyền tác giả theo quy định của luật sơ hữu trí tuệ đối với các bộ phim của Công ty T4 đã được cấp phép.

Tòa án cấp sơ thẩm đã được Sea Yuen L2 vào tham gia tố tụng nhưng công ty không tham gia, để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện thì nguyên đơn TK-L đã lập thủ tục xác nhận quyền đối với 03 bộ phim. Các tài liệu này được hợp pháp hóa lãnh sự, thời gian mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ký thỏa thuận cấp phép cho Công ty T4 là được phép và đúng quy định pháp luật. Mặt khác, sau khi ký thỏa thuận Bộ V2 đã cấp phép nhập khẩu 03 bộ phim trê. Do đó, kháng cáo của bị đơn là không có căn cứ chấp nhận, đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến phát biểu của Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhận định:

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Theo nguyên đơn công ty cổ phần T4 (công ty T4) trình bày thì công ty là đơn vị được được Công ty S cấp quyền độc quyền khai thác đối với tất cả các tập phim của 3 bộ phim: “The Story of M truyện”, “Princess silver - Bạch Phát V”, “Legend of the P – Phượng Dịch” trên mọi nền tảng truyền hình như: Truyền hình miễn phí, truyền hình trả tiền, truyền hình di động, truyền hình internet và mọi nền tảng dịch vụ, ứng dụng internet như youtube, facebook, trang thông tin điện tử nói chung... trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Do công ty cổ phần V (công ty V) đã có hành vi sử dụng, khai thác tác phẩm độc quyền, gây thiệt hại cho công ty T4, nên khởi kiện yêu cầu Tòa án:

- Buộc Công ty V phải bồi thường thiệt hại cho Công ty T4 số tiền 14.342.264.300 đồng gồm: Thiệt hại về quyền độc quyền căn cứ theo giá trị hợp đồng chuyển nhượng để khai thác độc quyền các tác phẩm là 14.242.264.300 đồng; Chi phí thuê luật sư là 100.000.000 đồng;

- Xin lỗi trên báo điện tử và báo giấy của báo “Tuổi Trẻ”, “V1”, “Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh” trong ba số liên tiếp.

Chứng cứ thứ nhất chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là các Hợp đồng do Công ty S cấp phép cho nguyên đơn gồm:

[1.1] Đối với bộ P1 – M Truyện:

Hợp đồng do Công ty S cấp phép cho nguyên số 09-18/SY-TK-L ngày 28/11/2018: Giá trị cấp phép độc quyền bộ P1 – M Truyện là 312.444,44 USD. Sau khi trừ thuế nhà thầu thì phí cấp phép gốc là 281.200 USD. Vậy số tiền cấp phép của tác phẩm này tính theo tiền Việt Nam đồng với tỷ giá tạm tính vào giải đoạn cuối năm 2018: 01 USD 23.300 đồng là 281.200 x 23.300 đồng 6.551.960.000 đồng; Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm số 153/VHPNK ngày 26/12/2018 của Cục Đ- Bộ V2 cho phép công ty T4 được nhập khẩu bộ phim The Story of Minglan – M Truyện; Vi bằng số: 11140/2018/VB-TPLQ5 ngày 26/12/2018 (đăng ký Vi bằng tại Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh), thể hiện trên trang website https://tv.zing.vn đang trình chiếu bộ phim “The Story of Minglan” tập 1 và tập 2 (Bộ phim gồm 73 tập).

Ngoài ra trong quá trình tố tụng tại cấp sơ thẩm phía nguyên đơn cung cấp chứng cứ chứng minh quyền được cấp phép của công ty S đối với bộ P1 – M Truyện là: Giấy chứng nhận của Hội ngày 23/4/2021 xác định, DongYang Daylight Entertainment C2., L3 là người đầu tư và là chủ sở hữu của loạt phim The Story of Minglan, phân phối độc quyền cho Công ty N (Beijing) Limited (khu vực phân phối Việt Nam) Giấy chứng nhận nhà phân phối – chủ sở hữu đến nhà phân phối cấp 1. Theo Giấy chứng nhận nhà phân phối (nhà phân phối cấp 1 đến nhà phân phối cấp 2) Công ty N (Beijing) Limited, phân phối độc quyền lại cho Công ty M1, khu vực phân phối Việt Nam. Theo Giấy chứng nhận nhà phân phối (nhà phân phối cấp 2 đến nhà phân phối cấp 3), của Công ty M1, phân phối độc quyền lại cho Sea Yuen L4 (khu vực phân phối chỉ ở Việt Nam).

[1.2] Đối với bộ P1 – Bạch Phát V:

Hợp đồng do Công ty S cấp phép cho nguyên số 05-19/SY-TK-L ngày 03/05/2019: Giá trị cấp phép độc quyền bộ P1 – Bạch Phát V là 219.111,11 USD. Sau khi trừ thuế nhà thầu thì phí cấp phép gốc là 197.200 USD. Vậy số tiền cấp phép của tác phẩm này tính theo tiền Việt Nam đồng với tỉ giá tạm tính vào giai đoạn đầu năm 2019: 01 USD = 23.300 đồng là 197.200 x 23.300 đồng 4.594.760.000 đồng; Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm số 90/VHPNK ngày 20/5/2019 của Cục Đ- Bộ V2 cho phép công ty T4 được nhập khẩu bộ P1; Vi bằng số: 3367/2019/VB-TPLQ5 ngày 16/5/2019 (đăng ký Vi bằng tại Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh), thể hiện trên trang website https://tv.zing.vn đang trình chiếu bộ phim “Princess Silver” từ tập 1 đến tập 3 (Bộ phim gồm 58 tập).

Ngoài ra trong quá trình tố tụng tại cấp sơ thẩm phía nguyên đơn cung cấp chứng cứ chứng minh quyền được cấp phép cho TK-L của công ty S đối với bộ P1 là: Giấy chứng nhận số: 211100B0/023810 của Hội ngày 19/4/2021 xác định, Công ty S1., L3 là chủ đầu tư và là chủ sở hữu của loạt phim Princess Silver, phân phối độc quyền cho Công ty M2., L3 (theo các khu vực phân phối trong đó có Việt Nam). Theo Giấy chứng nhận nhà phân phối (nhà phân phối cấp 1 đến nhà phân phối cấp 2) của Công ty M2., L3, phân phối độc quyền lại cho Công ty S (khu vực phân phối chỉ ở Việt Nam).

[1.3] Đối với bộ P1 Phượng D1:

Hợp đồng do Công ty S cấp phép cho nguyên số 04-19/SY-TK-L ngày 12/03/2019: Giá trị cấp phép độc quyền bộ P1 Phượng Dịch là 167.222,22 USD. Sau khi trừ thuế nhà thầu thì phí cấp phép gốc là 150.500 USD. Vậy số tiền cấp phép của tác phẩm này tính theo tiền Việt Nam đồng với tỉ giá tạm tính vào giai đoạn đầu năm 2019: 01 USD 23.300 đồng là 150.500 × 23.300 đồng 3.506.650.000 đồng; Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm số 100/VHPNK ngày 27/5/2019 của Cục Đ- Bộ V2 cho phép công ty T4 được nhập khẩu bộ phim Legend of the Phoenix Phượng D; Vi bằng số: 3365/2019/VB-TPLQ5 ngày 30/5/2019 (đăng ký Vi bằng tại Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh), thể hiện trên trang website https://tv.zing.vn đang trình chiếu bộ phim “ Legend Of The Phoenix” từ tập 1 đến tập 12 (Bộ phim gồm 41 tập).

Ngoài ra trong quá trình tố tụng tại cấp sơ thẩm phía nguyên đơn cung cấp chứng cứ chứng minh quyền được cấp phép của công ty S đối với bộ P1 of the Phoenix Phượng D là: Giấy chứng nhận ngày 04/12/2020 nhà phân phối (chủ sở hữu đến nhà phân phối cấp 1) xác định, Shanghai D2 Apple Limited là nhà đầu tư và là chủ sở hữu của loạt phim Legend Of The Phoenix, phân phối độc quyền cho Công ty H (khu vực phát sóng toàn cầu). Theo Giấy chứng nhận nhà phân phối (nhà phân phối cấp 1 đến nhà phân phối cấp 2), của Công ty H, phân phối độc quyền lại cho Công ty H (khu vực phát sóng toàn cầu). Theo Giấy chứng nhận nhà phân phối của Công ty H, phân phối độc quyền lại cho Sea Yuen L4 (khu vực phân phối độc quyền ở Việt Nam).

[2] Bị đơn công ty V trình bày không đồng ý với các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì:

[2.1] Công ty V là đơn vị thiết lập website http://tv.zing.vn/theo mô hình mạng xã hội, 03 bộ phim trên là do người dùng mạng xã hội đăng tải và khi có phía nguyên đơn lập vi bằng thì bị đơn đã ngăn chặn ngay việc đăng tải trên nên không đồng ý yêu cầu khởi kiện.

[2.2] Trường hợp, Tòa án không chấp nhận lời phản bác của bị đơn nêu tại mục [2.1] thì bị đơn cũng không đồng ý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn với lý do:

Căn cứ chứng cứ do chính nguyên đơn cung cấp đã được Hội đồng xét xử tại cấp sơ thẩm xử dụng làm chứng cứ, để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thể hiện: Công ty S không có quyền thỏa thuận cấp phép truyền hình cho nguyên đơn TK-L bởi Sea Yuen Limited nhận quyền phân phối các phim nêu trên đều sau các ngày Sea Yuen Limited thỏa thuận cấp phép truyền hình cho TK-L. Mặt khác, nếu các chứng cứ này là có thật xét thì nội dung của các chứng cứ này thấy, Sea Yuen L đều nhận quyền phát các bộ phim từ nhà phân phối thứ 3 trở lên và không được phép nhượng quyền tiếp theo.

[2.3] Ngoài nội dung trình bày phản bác nêu trên thì bị đơn còn cho rằng Bản án sơ thẩm buộc bị đơn bồi thường 100% giá trị hợp đồng nguyên đơn nhượng quyền, trong khi bên bị đơn không có lỗi cố ý trong việc người dùng mạng xã hội của bị đơn đưa ra trình chiếu một vài tập trong 03 bộ phim trên là ảnh hưởng quyền lợi ích hợp pháp của bị đơn. Mặt khác, việc Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng pháp luật để buộc bị đơn xin lỗi theo yêu cầu của nguyên đơn là không đúng.

[3] Nhận định của Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm:

*Nhận định chung:

Căn cứ vào các Hợp đồng cấp phép từ công ty S cho công ty T4, nguyên đơn cho rằng được cấp quyền độc quyền khai thác đối với tất cả các tập phim của 03 bộ phim: “The Story of M truyện”, “Princess silver - Bạch Phát V”, “Legend of the P – Phượng Dịch” trên mọi nền tảng truyền hình như: Truyền hình miễn phí, truyền hình trả tiền, truyền hình di động, truyền hình internet và mọi nền tảng dịch vụ, ứng dụng internet như youtube, facebook, trang thông tin điện tử nói chung... trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Vậy, nội dung cần phải chứng minh khi giải quyết vụ án là tại thời điểm được xem là có sự vi phạm của bị đơn (thời điểm lập vi bằng) thì: Công ty S có quyền được ký thỏa thuận với TK-L về các nội dung nêu trên không? (hay nói cách khác Công ty S có quyền ký hợp đồng cấp phép cho Công ty T4 vào thời điểm ký kết hay không?); Và Công ty T4 có được cơ quan chức năng tại Việt Nam cho phép nhập khẩu các bộ phim trên hay chưa? Đây là các điều kiện cần và đủ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Nếu thiếu một trong các nội dung trên thì không có căn cứ để xác định nguyên đơn có quyền độc quyền khai thác các bộ phim The Story of Minglan – Minh Lan truyện”, “Princess silver - Bạch Phát V”, “Legend of the P – Phượng Dịch” tại Việt Nam, và cũng là chứng cứ để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

*Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm nhận định đánh giá các chứng cứ chứng minh về các nội dung trên cho từng bộ phim như sau:

[3.1] Đối với bộ P1 (Bạch Phát V):

Theo phần trình bày và chứng cứ nộp kèm của nguyên đơn chứng minh việc bị đơn vi phạm quyền độc quyền khai thác bộ phim của nguyên đơn là: Hợp đồng do Công ty S cấp phép cho nguyên số 05-19/SY-TK-L ngày 03/05/2019; Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm số 90/VHPNK ngày 20/5/2019 của Cục Đ- Bộ V2 cho phép công ty T4 được nhập khẩu bộ P1; Vi bằng số: 3367/2019/VB- TPLQ5 ngày 16/5/2019 (đăng ký Vi bằng tại Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh), thể hiện trên trang website https://tv.zing.vn đang trình chiếu bộ phim “Princess Silver” từ tập 1 đến tập 3 (Bộ phim gồm 58 tập) Với chứng cứ nêu trên của nguyên đơn chứng minh thời điểm bị đơn vi phạm là ngày lập Vi bằng 16/5/2019; Ngày thỏa thuận giao dịch hợp đồng giữa TK-L và Công ty S là ngày 03/05/2019; Ngày cơ quan chức năng cho phép nguyên đơn nhập khẩu bộ phim là ngày 20/5/2019 [3.1.1] Xét, điều kiện về việc được phép của cơ quan chức năng thấy: Tại thời điểm nguyên đơn cho rằng bị đơn có sự vi phạm độc quyền khai thác bộ P1 (16/5/2019) thì Công ty T4 chưa được Cục Đ- Bộ V2 cho phép công ty T4 được nhập khẩu bộ P1 (ngày cấp giấy phép nhập khẩu là 20/5/2019) [3.1.2] Xét, pháp nhân Công ty S có quyền được ký thỏa thuận với TK-L tại thời điểm ký thỏa thuận hay không? Chứng cứ chứng minh quyền được cấp phép cho TK-L của Công ty S đối với bộ P1 là: Giấy chứng nhận số: 211100B0/023810 của Hội ngày 19/4/2021 xác định, Công ty S1., L3 là chủ đầu tư và là chủ sở hữu của loạt phim Princess Silver, phân phối độc quyền cho Công ty M2., L3 (theo các khu vực phân phối trong đó có Việt Nam). Theo Giấy chứng nhận nhà phân phối (nhà phân phối cấp 1 đến nhà phân phối cấp 2) của Công ty M2., L3, phân phối độc quyền lại cho Công ty S (khu vực phân phối chỉ ở Việt Nam).

Xét, ngày công ty S giao dịch nhượng quyền cho TK-L là ngày 03/5/2019.

Tuy nhiên, theo Giấy chứng nhận số: 211100B0/023810 của Hội ngày 19/4/2021, thì sau ngày 19/4/2021 bộ phim mới được phân phối tới công ty S.

Do đó, có cơ sở xác định Hợp đồng do Công ty S cấp phép cho công ty T4 số 05-19/SY-TK-L ngày 03/05/2019 là không đúng quy định pháp luật bởi khi ký kết Công ty S không có quyền được ký thỏa thuận với TK-L đối với các nội dung đã ký kết.

Kết luận: Đối với bộ P1 – Bạch Phát V tại thời điểm được xem là có sự vi phạm của bị đơn (thời điểm lập vi bằng) thì: Pháp nhân Công ty S không có quyền được ký thỏa thuận với TK-L về các nội dung nêu trong thỏa thuận; Cũng tại thời điểm này thì Công ty T4 chưa được cơ quan chức năng tại Việt Nam cho phép nhập khẩu bộ phim trên. Do vậy nội dung trình bày của nguyên đơn về việc cho rằng bị đơn vi phạm quyền độc quyền của nguyên đơn về việc khai thác bộ phim trên là không có căn cứ chấp nhận. Hơn nữa, quá trình tố tụng tại cấp sơ thẩm thì Công ty S vắng mặt; Và Công ty T4 không cung cấp chứng cứ khác để chứng minh về nội dung này.

[3.2] Đối với bộ P1 ( Minh L1 truyện):

Theo phần trình bày và chứng cứ nộp kèm của nguyên đơn chứng minh việc bị đơn vi phạm quyền độc quyền khai thác bộ phim của nguyên đơn là: Hợp đồng do Công ty S cấp phép cho nguyên số 09-18/SY-TK-L ngày 28/11/2018; Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm số 153/VHPNK ngày 26/12/2018 của Cục Đ- Bộ V2 cho phép công ty T4 được nhập khẩu bộ phim The Story of Minglan – M Truyện; Vi bằng số: 11140/2018/VB-TPLQ5 ngày 26/12/2018 (đăng ký Vi bằng tại Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh), thể hiện trên trang website https://tv.zing.vn đang trình chiếu bộ phim “The Story of Minglan” tập 1 và tập 2 (Bộ phim gồm 73 tập).

Với chứng cứ nêu trên của nguyên đơn chứng minh thời điểm bị đơn vi phạm là ngày lập Vi bằng 26/12/2018; Ngày thỏa thuận giao dịch hợp đồng giữa TK-L và Công ty S là ngày 28/11/2018; Ngày cơ quan chức năng cho phép nguyên đơn nhập khẩu bộ phim là ngày 26/12/2018.

[3.2.1] Xét, điều kiện về việc được phép của cơ quan chức năng thấy: Tại thời điểm được xem là bị đơn có sự vi phạm độc quyền khai thác bộ P1 (26/12/2018) là cùng với ngày công ty T4 được Cục Đ- Bộ V2 cho phép công ty T4 được nhập khẩu bộ P1 (ngày cấp giấy phép nhập khẩu là 26/12/2018).

[3.2.2] Xét, pháp nhân Công ty S có quyền được ký thỏa thuận với TK-L tại thời điểm ký thỏa thuận hay không? Chứng cứ chứng minh quyền được cấp phép cho TK-L của công ty S đối với bộ P1 – M Truyện là: Giấy chứng nhận của Hội ngày 23/4/2021 xác định, DongYang Daylight Entertainment C2., L3 là người đầu tư và là chủ sở hữu của loạt phim The Story of Minglan, phân phối độc quyền cho Công ty N (Beijing) Limited (khu vực phân phối Việt Nam) Giấy chứng nhận nhà phân phối – chủ sở hữu đến nhà phân phối cấp 1. Theo Giấy chứng nhận nhà phân phối (nhà phân phối cấp 1 đến nhà phân phối cấp 2) Công ty N (Beijing) Limited, phân phối độc quyền lại cho Công ty M1, khu vực phân phối Việt Nam. Theo Giấy chứng nhận nhà phân phối (nhà phân phối cấp 2 đến nhà phân phối cấp 3), của Công ty M1, phân phối độc quyền lại cho Sea Yuen L4 (khu vực phân phối chỉ ở Việt Nam).

Xét, ngày công ty S giao dịch nhượng quyền cho TK-L là ngày 28/11/2018. Tuy nhiên, theo Giấy chứng nhận của Hội ngày 23/4/2021, thì sau ngày 23/4/2021 bộ phim mới được phân phối tới công ty S. Do đó, có cơ sở xác định Hợp đồng do Công ty S cấp phép cho công ty T4 số 09-18/SY-TK-L ngày 28/11/2018 là không đúng quy định pháp luật bởi khi ký kết Công ty S không có quyền được ký thỏa thuận với TK-L đối với các nội dung đã ký kết.

Kết luận: Đối với bộ P1 tại thời điểm được xem là có sự vi phạm của bị đơn (thời điểm lập vi bằng) thì: Pháp nhân Công ty S không có quyền được ký thỏa thuận với TK-L về các nội dung nêu trong thỏa thuận; Ngày lập vi bằng vi phạm cũng là ngày Công ty T4 được cơ quan chức năng tại Việt Nam cho phép nhập khẩu các bộ phim trên. Với các điểm phân tích tại mục [3] thì, TK-L không thể có quyền độc quyền khai thác độc quyền bộ P1 tại Việt Nam. Do vậy, nội dung trình bày của nguyên đơn về việc cho rằng bị đơn vi phạm quyền độc quyền của nguyên đơn về việc khai thác bộ phim trên là không có căn cứ chấp nhận.

[3.3] Đối với bộ P1 (P):

Theo phần trình bày và chứng cứ nộp kèm của nguyên đơn chứng minh việc bị đơn vi phạm quyền độc quyền khai thác bộ phim của nguyên đơn là: Hợp đồng do Công ty S cấp phép cho nguyên số 04-19/SY-TK-L ngày 12/03/2019; Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm số 100/VHPNK ngày 27/5/2019 của Cục Đ- Bộ V2 cho phép công ty T4 được nhập khẩu bộ phim Legend of the Phoenix Phượng D; Vi bằng số: 3365/2019/VB-TPLQ5 ngày 30/5/2019 (đăng ký Vi bằng tại Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh), thể hiện trên trang website https://tv.zing.vn đang trình chiếu bộ phim “ Legend Of The Phoenix” từ tập 1 đến tập 12 (Bộ phim gồm 41 tập).

Với chứng cứ nêu trên của nguyên đơn chứng minh thời điểm bị đơn vi phạm là ngày lập Vi bằng 30/5/2019; Ngày thỏa thuận giao dịch hợp đồng giữa TK-L và Công ty S là ngày 13/3/2019; Ngày cơ quan chức năng cho phép nguyên đơn nhập khẩu bộ phim là ngày 27/5/2019.

[3.3.1] Xét, điều kiện về việc được phép của cơ quan chức năng thấy: Thời điểm được xem là bị đơn có sự vi phạm độc quyền khai thác bộ P1 (30/5/2019) là sau ngày công ty TK-L được Cục Đ- Bộ V2 cho phép công ty T4 được nhập khẩu bộ P1 (ngày cấp giấy phép nhập khẩu là 27/5/2019).

[3.3.2] Xét, Pháp nhân Công ty S có quyền được ký thỏa thuận với TK-L tại thời điểm ký thỏa thuận hay không? Chứng cứ chứng minh quyền được cấp phép của công ty S đối với bộ P1 of the Phoenix Phượng D là: Giấy chứng nhận ngày 04/12/2020 nhà phân phối (chủ sở hữu đến nhà phân phối cấp 1) xác định, Shanghai D2 Apple Limited là nhà đầu tư và là chủ sở hữu của loạt phim Legend Of The Phoenix, phân phối độc quyền cho Công ty H (khu vực phát sóng toàn cầu). Theo Giấy chứng nhận nhà phân phối (nhà phân phối cấp 1 đến nhà phân phối cấp 2), của Công ty H, phân phối độc quyền lại cho Công ty H (khu vực phát sóng toàn cầu). Theo Giấy chứng nhận nhà phân phối của Công ty H, phân phối độc quyền lại cho Sea Yuen L4 (khu vực phân phối độc quyền ở Việt Nam).

Xét, ngày công ty S giao dịch nhượng quyền cho TK-L là ngày 12/3/2019. Tuy nhiên, theo Giấy chứng nhận ngày 04/12/2020 thì sau ngày này mới phân phối tới công ty S. Do đó, có cơ sở xác định Hợp đồng do Công ty S cấp phép cho công ty T4 số 04-19/SY-TK-L ngày 12/3/2019 là không đúng quy định pháp luật bởi khi ký kết Công ty S không có quyền được ký thỏa thuận với TK-L đối với các nội dung đã ký kết.

Kết luận: Đối với bộ P1 Phượng Dịch tại thời điểm được xem là có sự vi phạm của bị đơn (thời điểm lập vi bằng) thì: Pháp nhân Công ty S không có quyền được ký thỏa thuận với TK-L về các nội dung nêu trong thỏa thuận. So sánh với nội dung nêu tai phần nhận định chung thì TK-L không thể có quyền độc quyền khai thác tác phẩm Legend of P1 (Phương Dịch) hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, nên không có quyền khởi kiện liên quan tới bộ P1 (P). Do vậy, nội dung trình bày của nguyên đơn về việc cho rằng bị đơn vi phạm quyền độc quyền của nguyên đơn về việc khai thác bộ phim trên là không có căn cứ chấp nhận.

[4] Ngoài ra, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về các nội dung có liên quan nêu trên của bản án sơ thẩm như sau:

Tại trang 11 bản án sơ thẩm nhận định: “Tại phiên tòa Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày Công ty S nhận chuyển giao quyền đối với phim Minh L1 truyện từ ngày 12/3/2021 thì không có quyền ký kết Thỏa thuận cấp phép truyền hình số 09-18/SY-TK-L vào ngày 28/11/2018 (trước 28 tháng), tương tự Công ty S nhận chuyển giao quyền đối với phim P1 từ ngày 23/4/2021 thì không có quyền ký kết thỏa thuận cấp phép truyền hình số 005- 19/SY-TK-L vào ngày 03/5/2019 (trước 23 tháng); Công ty S nhận chuyển giao quyền đối với phim Phượng D1 từ ngày 04/12/2020 thì không có quyền ký kết thỏa thuận cấp phép truyền hình số 09-19/SY-TK-L vào ngày 12/3/2019 (trước 21 tháng).

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn cho rằng sự việc không phải như vị Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày. Công ty S nhận chuyển giao quyền đối với 03 phim trước ngày ký thỏa thuận cấp phép truyền hình với Công ty T4, bản Công ty TK-L nộp là bản sau khi có hành vi vi phạm độc quyền khai thác của Công ty V thì Công ty T5 mới yêu cầu xác nhận lại để làm tài liệu kiện theo Bộ luật tố tụng dân sự nên xác nhận lại ngày nào ký ngày đó, còn bản thỏa thuận giữa nhà phân phối trước với Công ty S họ không cung cấp cho Công ty T4.” Với nội dung trên thể hiện, bản án sơ thẩm chỉ nêu quan điểm lý giải của phía nguyên đơn về việc không có chứng cứ chứng minh quyền của Công ty S được quyền thỏa thuận nhượng quyền cho TK-L. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty S không có tư cách hợp pháp tại thời điểm thỏa thuận cấp phép truyền hình cho nguyên đơn TK-L. Đây là việc đánh giá chứng cứ chưa toàn diện của Tòa án cấp sơ thẩm. Như vậy, các Thỏa thuận cấp phép truyền hình số 09- 18/SY-TK-L ngày 28/11/2018; Thỏa thuận cấp phép truyền hình số 005- 19/SY- TK-L ngày 03/5/2019; Thỏa thuận cấp phép truyền hình số 09-19/SY-TK-L ngày 12/3/2019 nếu có thực thì cũng vô hiệu tại thời điểm ký kết. Hơn nữa, quá trình tố tụng tại cấp sơ thẩm thì Công ty S vắng mặt, nên không có căn cứ chứng minh lời trình bày của nguyên đơn cho rằng Công ty S có văn bản chứng minh được quyền ký với Công ty T4 vào thời điểm ký kết nhưng họ không cung cấp văn bản cho nguyên đơn. Do vậy, không đủ chứng cứ để xác định Công ty TK-L được là pháp nhân được độc quyền phát sống các bộ phim “The Story of M truyện”, “Princess silver - Bạch Phát V”, “Legend of the P – Phượng Dịch” trên lãnh thổ Việt Nam tại thời điểm được xác định là bị đơn có hành vi vi phạm.

[5] Từ các tài liệu, chứng cứ trên thì chưa đủ căn cứ xác định công ty T4 được quyền độc quyền khai thác 03 tác phẩm điện ảnh trên tại lãnh thổ Việt Nam, nên không có căn cứ xác định công ty V vi phạm quyền khai thác độc quyền. Do vậy, Hội đồng xét xử tại cấp phúc thẩm không cần đánh giá các nội dung phản bác khác của phía bị đơn trình bày, cũng đã đủ cơ sở để chấp nhận ý kiến phản bác của bị đơn về việc không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

[6] Tại phiên tòa sơ thẩm, Công ty T4 rút một phần yêu cầu khởi kiện buộc Công ty V bồi thường thiệt hại về doanh thu quảng cáo và tiền phí hợp thức hóa lãnh sự. Đây là sự tự nguyện và phù hợp với Khoản 2 Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự nên Tòa án cấp sơ thẩm đã đình chỉ giải quyết đối với phần yêu cầu khởi kiện này của nguyên đơn là đúng quy định pháp luật.

[7] Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử không chấp nhận quan điểm của đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn, sửa một phần bản án sơ thẩm.

[8] Án phí và chi phí tố tụng:

- Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:

Công ty T4 phải chịu số tiền là 122.342.264 đồng, do yêu cầu buộc Công ty V bồi thường thiệt hại số tiền 14.342.264.300 đồng không được chấp nhận.

Công ty T4 phải chịu số tiền là 3.000.000 đồng, do yêu cầu buộc công ty V xin lỗi công khai không được chấp nhận.

- Ghi nhận Công ty T4 tự nguyện chịu chi phí ủy thác tư pháp.

- Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Công ty V không phải chịu do yêu cầu kháng cáo được chấp nhận.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự;

I/Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn Công ty cổ phần V; Sửa một phần bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 1779/2022/KDTM-ST ngày 29/9/2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;

Áp dụng Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009; Điều 306 Luật Thương mại năm 2005; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; Luật Thi hành án dân sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014. Tuyên xử:

1. Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Công ty Cổ phần T4 về việc:

- Buộc Công ty Cổ phần V phải trả cho Công ty Cổ phần T4 là 14.342.264.300 đồng (Mười bốn tỷ ba trăm bốn mươi hai triệu hai trăm sáu mươi bốn ngàn ba trăm đồng) bao gồm: Tiền chuyển nhượng để khai thác độc quyền 03 phim là 14.242.264.300 đồng (Mười bốn tỷ, hai trăm bốn mươi hai triệu, hai trăm sáu mươi bốn nghìn, ba trăm đồng), tiền chi phí thuê luật sư 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng). Tất cả trả làm 01 lần khi án có hiệu lực pháp luật.

- Buộc Công ty Cổ phần V phải xin lỗi công khai 03 số trên báo điện tử và báo giấy các báo “Tuổi trẻ”, “V1”, “Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh” với nội dung sau:

“Công ty Cổ phần T4 là đơn vị có quyền khai thác độc quyền các phim: The Story of MingLan – (Minh L1 truyện); Princess silver (Bạch Phát V); Legend of P1 (P). Công ty Cổ phần V xin lỗi Công ty Cổ phần T4 vì đã có hành vi vi phạm quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh trên lãnh thổ Việt Nam đối với 03 bộ phim nói trên” .

2. Đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần T4 về việc yêu cầu Công ty Cổ phần V: Bồi thường thiệt hại về doanh thu quảng cáo và phí hợp thức hóa lãnh sự, tổng cộng 30.657.735.700 đồng (Ba mươi tỷ, sáu trăm năm mươi bảy triệu, bảy trăm ba mươi lăm nghìn, bảy trăm đồng).

3. Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:

Công ty Cổ phần T4 phải chịu 125.342.264 đồng (Một trăm hai mươi lăm triệu, ba trăm bốn mươi hai nghìn, hai trăm sáu mươi bốn đồng); Được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 79.500.000 đồng (Bảy mươi chín triệu, năm trăm nghìn đồng) theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2019/0045776 ngày 04/3/2020 (76.500.000 đồng) và Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2019/0045775 ngày 04/3/2020 (3.000.000 đồng) của Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty cổ phần T4 còn phải nộp thêm 42.842.264 đồng (Bốn mươi hai triệu, tám trăm bốn mươi hai nghìn, hai trăm sáu mươi bốn đồng).

Ghi nhận Công ty Cổ phần T4 tự nguyện chịu chi phí ủy thác tư pháp, Công ty Cổ phần T4 đã nộp đủ.

II/Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Công ty cổ phần V không phải chịu, hoàn trả 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) tiền tạm ứng án phí theo biên lai thu số 0003565 ngày 28/11/2022 của Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

2194
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 109/2023/KDTM-PT về tranh chấp quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh trên lãnh thổ Việt Nam

Số hiệu:109/2023/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 16/10/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;