Bản án 107/2019/HS-ST ngày 18/11/2019 về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự  

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI

BẢN ÁN 107/2019/HS-ST NGÀY 18/11/2019 VỀ TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

Trong ngày 18 tháng 11 năm 2019 tại Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tiến hành xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 135/2019/TLST-HS ngày 30 tháng 10 năm 2019 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 121/2019/QĐXXST-HS ngày 06 tháng 11 năm 2019 đối với các bị cáo:

1. Trần Đăng K, sinh năm 1978 tại Thanh Hóa; Nơi cư trú: Ấp 2, xã PL, huyện TP, tỉnh ĐN; Nghề nghiệp: Giáo viên; Chức vụ: Không; Trình độ văn hóa (học vấn): 12/12; Dân tộc Kinh; Giới tính: Nam; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; Con ông Trần Thanh T, sinh năm 1945 và bà Lê Thị C, sinh năm 1945; Vợ Nguyễn Thị Ngọc A, có 02 người con, lớn nhất sinh năm 2011, nhỏ nhất sinh năm 2015; Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 13/6/2019 đến ngày 21/6/2019. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 21/6/2019 đến ngày 05/9/2019, bị cáo tại ngoại (có mặt).

2. Nguyễn Văn T (tên tH gọi: Long), sinh năm 1984 tại Hưng Yên; Nơi cư trú: Ấp 12, xã ĐL , huyện TP, tỉnh ĐN; Nghề nghiệp: Không; Trình độ văn hóa (học vấn): 09/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nam; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; Con ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1958 và bà Hoàng Thị T (đã chết); Vợ Đinh Thị V; có 02 người con, lớn nhất sinh năm 2014, nhỏ nhất sinh năm 2016; Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo bị tạm giữ, tạm giam từ ngày 09/5/2019 đến ngày 21/6/2019 cho áp dụng biện pháp bảo lĩnh, bị cáo tại ngoại (có mặt).

3. Trần Văn S, sinh năm 1997 tại Lâm Đồng. Nơi cư trú: Thôn 3, xã ĐP, huyện CT, tỉnh LĐ; Nghề nghiệp: Không; Trình độ văn hóa (học vấn): 09/12; Dân tộc Kinh; Giới tính: Nam; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; Con ông Trần Văn S, sinh năm 1967 và bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1969. Bị cáo chưa có vợ con; Tiền án, tiền sự: Không. Bị tạm giữ, tạm giam từ ngày 28/5/2019 đến ngày 21/6/2019 cho áp dụng biện pháp bảo lĩnh, bị cáo tại ngoại (có mặt).

4. Lê Văn Tr 1, sinh năm 1990 tại Đồng Nai; Nơi cư trú: Ấp 8, xã ĐL, huyện TP, tỉnh ĐN; Nghề nghiệp: Không; Trình độ văn hóa (học vấn): 12/12; Dân tộc Kinh; Giới tính: Nam; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; Con ông Lê Văn H, sinh năm 1963 và bà Phạm Thị M, sinh năm 1968; Vợ Trần Thị H, sinh năm 1997; Có 01 con nhỏ sinh năm 2018; Tiền án, tiền sự: Không. Bị tạm giữ, tạm giam từ ngày 09/5/2019 đến ngày 21/6/2019 cho áp dụng biện pháp bảo lĩnh, bị cáo tại ngoại (có mặt).

5. Trần Phú Tr 2, sinh năm 1974 tại Thanh Hóa; Nơi cư trú: Xóm 9, xã QT, huyện QX, tỉnh TH; Nghề nghiệp: Không; Trình độ văn hóa (học vấn): 7/12; Dân tộc Kinh; Giới tính: Nam; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; Con ông Trần Phú C (đã chết) và bà Trần Thị B, sinh năm 1939; Vợ Hoàng Thị V, sinh năm 1975; Có 02 người con, lớn nhất sinh năm 1998, nhỏ nhất sinh năm 2000; Tiền án: Ngày 24/12/2015, Tòa án nhân dân huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa xử phạt 09 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản, chấp hành án xong ngày 04/12/2016, chưa được xóa án tích; Tiền sự: Không; Bị tạm giữ, tạm giam từ ngày 09/5/2019 đến ngày 21/6/2019 cho áp dụng biện pháp bảo lĩnh, bị cáo tại ngoại (có mặt).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Nguyễn Thị Kim Ph – 1975 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Khu 9, thị trấn TP, huyện TP, tỉnh ĐN.

2. Trương Quốc K – 1981 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp ThL1, xã PX, huyện TP, tỉnh ĐN.

3. Lã Thị T – 1973 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Khu 3, thị trấn TP, huyện TP, tỉnh ĐN.

4. Vũ Thị M – 1960 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp PL3, xã PS, huyện TP, tỉnh ĐN.

5. Mai Phương Th – 1989 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp 3, xã NT, huyện TP, tỉnh ĐN.

6. Nguyễn Thị Lan T–1987 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Khu 3, thị trấn ĐQ, huyện ĐQ, tỉnh ĐN.

7. Đinh Thị M –1981 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp 5, xã PL, huyện TP, tỉnh ĐN.

8. Nguyễn Thị Kim P – 1969 (có mặt) ;

Nơi cư trú: Ấp 4, xã PL, huyện TP, tỉnh ĐN.

9. Nguyễn Thị T – 1965 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp 3, xã NCT, huyện TP, tỉnh ĐN.

10. Phan Thị Mộng H – 1987 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp 2, xã PĐ, huyện TP, tỉnh ĐN

11. Nguyễn Văn C – 1986 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp 4, xã PL, huyện TP, tỉnh ĐN.

12. Đỗ Thị H – 1973 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp 1, xã PL, huyện TP, tỉnh ĐN.

13. Lê Thị Khánh D – 1975 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp PL3, xã PS, huyện TP, tỉnh ĐN.

14. Kim Thị Thanh X – 1974 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp PL4, xã PS, huyện TP, tỉnh ĐN.

15. Nguyễn Thị H – 1984;

Nơi cư trú: Ấp PD, xã PB, huyện TP, tỉnh ĐN.

16. Trần Thị Thu H – 1968 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp PT, xã PT, huyện TP, tỉnh ĐN.

17. Ngô Thị H – 1973 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp PT, xã PT, huyện TP, tỉnh ĐN.

18. Hồ Thị T – 1978 (có mặt) ;

Nơi cư trú: Ấp Py, xã PT, huyện TP, tỉnh ĐN.

19. Nguyễn Thị Mộng TH – 1978 (vắng mặt).

Nơi cư trú: Ấp PT, xã PB, huyện TP, tỉnh ĐN.

- Người làm chứng:

1. Nguyễn Minh H – 2004 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp BM, xã PT, huyện TP, tỉnh ĐN.

2. Lê Thị Thu h– 1972 (vắng mặt);

Nơi cư trú: Ấp 3, xã PT, huyện TP, tỉnh ĐN

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu, có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Đu tháng 6/2018, Trần Đăng K nhận thấy việc cho vay lãi suất cao sẽ thu lợi lớn nên nảy sinh ý định tìm người dân có nhu cầu vay tiền trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai để cho vay. K bàn bạc và thuê Nguyễn Văn T, Trần Văn S, Lê Văn Tr 1, Trần Phú Tr 2 cùng thực hiện hành vi.

K phân công T là người đứng ra tổ chức việc tìm người vay, trực tiếp tham gia và chỉ đạo S, Văn Tr 1, Phú Tr 2 đi đòi nợ và thu tiền lãi. Hàng ngày, S, Văn Tr 1, Phú Tr 2 đi thu tiền lãi sau đó về giao lại cho T để đưa cho K, có trường hợp T trực tiếp thực hiện việc đi thu tiền lãi rồi giao lại cho K. T, S, Văn Tr 1, Phú Tr 2 được K trả tiền lương hàng tháng và chi phí sinh hoạt hàng ngày. Cách thức tìm người vay là K, T, S, Văn Tr 1, Phú Tr 2 in nhiều tờ rơi với nội dung cho vay tiền với thủ tục nhanh gọn rồi tìm đến những khu vực đông người để tìm người có nhu cầu vay.

Khi có người có nhu cầu vay tiền thì K, T, S, Văn Tr 1, Phú Tr 2 sẽ tới xem nhà và giấy tờ tùy thân. K và đồng phạm cho vay trả góp theo ngày, thời gian góp là 25, 30 hoặc 31 ngày trả cả gốc và lãi, số tiền phải trả mỗi ngày tùy thuộc vào số tiền vay, lãi suất theo đó tương ứng mỗi ngày từ 0,524 % - 1,067 % /ngày/số tiền gốc. Số tiền K và đồng phạm cho vay gồm các mức từ thấp nhất là 2.000.000 đồng đến cao nhất là 70.000.000 đồng. Ngoài ra, tùy trường hợp, K và đồng phạm còn thu một khoản tiền gọi là phí vay tiền với mức từ 150.000 đồng đến 6.000.000 đồng cho mỗi lần vay.

Từ khoảng đầu tháng 6 năm 2018 đến thời điểm bị bắt, tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Phú, Trần Đăng K, Nguyễn Văn T, Trần Văn S, Lê Văn Tr 1, Trần Phú Tr 2 đã thực hiện hành vi cho vay lãi nặng của những người sau:

1. Bà Nguyễn Thị Kim Ph, sinh năm 1975, ngụ tại khu 9, thị trấn TP, huyện TP, tỉnh ĐN vay 04 lần, lần thứ nhất vay 20.000.000 đồng, mỗi ngày trả 1.000.000 đồng trả trong 25 ngày và thu 3.000.000 đồng tiền phí; lần thứ hai, thứ ba, thứ tư mỗi lần vay 70.000.000 đồng, mỗi ngày trả 2.800.000 đồng trả trong 31 ngày, mỗi lần thu 6.000.000 đồng tiền phí. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay lần thứ nhất là 01% /01 ngày, lần thứ hai, thứ ba, thứ tư là 0,774%/01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 25 ngày với tổng số tiền là 25.000.000 đồng, trong đó tiền lãi là 25.000.000 – 20.000.000 = 5.000.000 đồng. Mức lãi suất hợp pháp trong giao dịch dân sự giữa cá nhân với nhau theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 là 20%/ năm (tương ứng là 0,055%/ ngày). Như vậy, mức lãi suất thực tế đã gấp: 01% : 0,055% = 18,18 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 20.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 275.000 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 5.000.000 đồng – 275.000 đồng + 3.000.000 đồng (phí) = 7.725.000 đồng.

Lần thứ hai, K và đồng phạm đã thu đủ 31 ngày với tổng số tiền là 86.800.000 đồng, trong đó tiền lãi là: là 86.800.000 – 70.000.000 = 16.800.000 đồng. Như vậy, mức lãi suất thực tế đã gấp: 0,774% : 0,055% = 14,08 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 70.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 1.193.500 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 16.800.000 đồng – 1.193.500 đồng + 6.000.000 đồng (phí) = 21.606.500 đồng.

Lần thứ ba, tương tự như lần thứ hai K và đồng phạm cũng đã thu đủ 31 ngày, thu lợi bất chính số tiền 21.606.500 đồng.

Lần thứ tư, K và đồng phạm đã thu được 15 ngày với tổng số tiền là 42.000.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 70.000.000 đồng x 0,774% x 15 ngày = 8.129.032 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 70.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 1.193.500 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 8.129.032 đồng – 1.193.500 đồng + 6.000.000 đồng (phí) = 12.935.532 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 04 lần là 63.873.532 đồng.

2. Ông Trương Quốc K, sinh năm 1981, ngụ tại ấp TL1, xã PX, huyện TP, tỉnh ĐN vay 03 lần. Lần thứ nhất 5.000.000 đồng, mỗi ngày trả 200.000 đồng trả trong 30 ngày. Lần thứ hai và thứ ba, mỗi lần 3.000.000 đồng mỗi ngày trả 150.000 đồng trả trong 25 ngày. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay lần thứ nhất là 0,667% / 01 ngày, lần thứ hai, thứ ba là 01% / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 30 ngày với tổng số tiền là 6.000.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 6.000.000 – 5.000.000 = 1.000.000 đồng. Như vậy, mức lãi suất thực tế đã gấp: 0,667% : 0,055% = 12,12 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 30 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 30 ngày = 82.500 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.000.000 đồng – 82.500 đồng = 917.500 đồng.

Lần thứ hai, K và đồng phạm đã thu đủ 25 ngày với tổng số tiền là 3.750.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 3.750.000 – 3.000.000 = 750.000 đồng. Như vậy, mức lãi suất thực tế đã gấp: 01% : 0,055% = 18,18 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 3.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 41.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 750.000 đồng – 41.250 đồng = 708.750 đồng.

Lần thứ ba, tương tự như lần thứ hai K và đồng phạm cũng đã thu đủ 25 ngày, thu lợi bất chính số tiền 708.750 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 03 lần là 2.335.000 đồng.

3. Bà Lã Thị T, sinh năm 1973, ngụ tại Khu 3, thị trấn TP, huyện TP, tỉnh ĐN vay 01 lần, số tiền 5.000.000 đồng, mỗi ngày trả 250.000 đồng trả trong 25 ngày. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay lúc này là 01% / 01 ngày. Như vậy, mức lãi suất thực tế đã gấp: 01% : 0,055% = 18,18 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. K và đồng phạm đã thu được 10 ngày với tổng số tiền là 2.500.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 5.000.000 đồng x 01% x 10 ngày = 500.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 68.750 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 500.000 đồng – 68.750 đồng = 431.250 đồng.

4. Bà Vũ Thị M, sinh năm 1960, ngụ tại ấp PL3, xã PS, huyện TP, tỉnh ĐN vay 01 lần, số tiền 5.000.000 đồng, mỗi ngày trả 200.000 đồng trả trong 31 ngày. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay lúc này là 0,774% / 01 ngày. Như vậy, mức lãi suất thực tế đã gấp: 0,774% : 0,055% = 14,08 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. K và đồng phạm đã thu được 04 ngày với tổng số tiền là 800.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 5.000.000 đồng x 0,774% x 4 ngày = 154.839 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 85.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 154.839 đồng – 85.250 đồng = 69.589 đồng.

5. Bà Mai P Th, sinh năm 1987, ngụ tại ấp 3, xã NT, huyện TP, tỉnh ĐN vay 02 lần. Lần thứ nhất 5.000.000 đồng, mỗi ngày trả 220.000 đồng trả trong 30 ngày. Lần thứ hai 4.000.000 đồng, mỗi ngày trả 200.000 đồng trả trong 31 ngày. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay lần thứ nhất là 1,067% / 01 ngày, lần thứ hai là 0,524% / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 30 ngày với tổng số tiền là 6.600.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 6.600.000 – 5.000.000 = 1.600.000 đồng. Mức lãi suất thực tế đã gấp: 1,067% : 0,055% = 19,39 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 30 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 30 ngày = 82.500 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.600.000 đồng – 82.500 đồng = 1.517.500 đồng.

Lần thứ hai, K và đồng phạm đã thu được 27 ngày với tổng số tiền là 4.050.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 4.000.000 đồng x 0,524% x 27 ngày = 566.129 đồng. Mức lãi suất thực tế đã gấp: 0,524% : 0,055% = 9,53 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 4.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 68.200 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 566.129 đồng – 68.200 đồng = 497.929 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 02 lần là 2.015.429 đồng.

6. Bà Nguyễn Thị Lan T, sinh năm 1987, ngụ tại khu 3, thị trấn ĐQ, huyện ĐQ, tỉnh ĐN vay 03 lần. Lần thứ nhất và thứ hai mỗi lần 7.000.000 đồng, mỗi ngày trả 300.000 đồng trả trong 31 ngày. Lần thứ ba 15.000.000 đồng, mỗi ngày trả 600.000 đồng trả trong 31 ngày. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay lần thứ nhất và thứ hai là 1,06% / 01 ngày, lần thứ ba là 0,774 % / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 31 ngày với tổng số tiền là 9.300.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 9.300.000 – 7.000.000 = 2.300.000 đồng. Mức lãi suất thực tế đã gấp: 1,06% : 0,055% = 19,27 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 7.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 119.350 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 2.300.000 đồng – 119.350 đồng = 2.180.650 đồng.

Lần thứ hai, tương tự như lần thứ nhất, K và đồng phạm cũng đã thu đủ 31 ngày, thu lợi bất chính số tiền 2.180.650 đồng.

Lần thứ ba, K và đồng phạm đã thu được 21 ngày với tổng số tiền là 12.600.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 15.000.000 đồng x 0,774% x 21 ngày = 2.438.710 đồng. Mức lãi suất thực tế đã gấp: 0,774% : 0,055% = 14,08 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 15.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 255.750 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 2.438.710 đồng – 255.750 đồng = 2.182.960 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 03 lần là 6.544.260 đồng.

7. Bà Đinh Thị M, sinh năm 1981, ngụ tại ấp 5, xã PL, huyện TP, tỉnh ĐN vay 04 lần, mỗi lần 4.000.000 đồng, mỗi ngày trả 200.000 đồng trả trong 25 ngày, mỗi lần thu 400.000 đồng tiền phí. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay là 01% / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 25 ngày với tổng số tiền là 5.000.000 đồng, trong đó tiền lãi là 5.000.000 – 4.000.000 = 1.000.000 đồng. Mức lãi suất thực tế đã gấp: 01% : 0,055% = 18,18 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 4.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 55.000 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.000.000 đồng – 55.000 đồng + 400.000 đồng (phí) = 1.345.000 đồng.

Lần thứ hai và thứ ba, tương tự như lần thứ nhất K và đồng phạm cũng đã thu đủ 25 ngày, thu lợi bất chính số tiền 2.690.000 đồng.

Lần thứ tư, K và đồng phạm đã thu được 21 ngày với tổng số tiền là 4.200.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 4.000.000 đồng x 01% x 21 ngày = 840.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 4.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 55.000 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 840.000 đồng – 55.000 đồng + 400.000 đồng (phí) = 1.185.000 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 04 lần là 5.220.000 đồng.

8. Bà Nguyễn Thị Kim P, sinh năm 1969, ngụ tại ấp 4, xã PL, huyện TP, tỉnh ĐN vay 02 lần, mỗi lần 4.000.000 đồng, mỗi ngày trả 200.000 đồng trả trong 25 ngày. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay là 01% / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 25 ngày với tổng số tiền là 5.000.000 đồng, trong đó tiền lãi là 5.000.000 – 4.000.000 = 1.000.000 đồng. Mức lãi suất thực tế đã gấp: 01% : 0,055% = 18,18 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 4.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 55.000 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.000.000 đồng – 55.000 đồng = 945.000 đồng.

Lần thứ hai, K và đồng phạm đã thu được 15 ngày với tổng số tiền là 3.000.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 4.000.000 đồng x 01% x 15 ngày = 600.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 4.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 55.000 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 600.000 đồng – 55.000 đồng = 545.000 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 02 lần là 1.490.000 đồng.

9. Bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1965, ngụ tại ấp 3, xã NCT, huyện TP, tỉnh ĐN vay 03 lần, mỗi lần 3.000.000 đồng, mỗi ngày trả 150.000 đồng trả trong 25 ngày, mỗi lần thu 300.000 đồng tiền phí. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay là 01% / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 25 ngày với tổng số tiền là 3.750.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 3.750.000 – 3.000.000 = 750.000 đồng. Như vậy, mức lãi suất thực tế đã gấp: 01% : 0,055% = 18,18 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 3.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 41.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 750.000 đồng – 41.250 đồng + 300.000 đồng (phí) = 1.008.750 đồng.

Lần thứ hai, tương tự như lần thứ nhất K và đồng phạm cũng đã thu đủ 25 ngày, thu lợi bất chính số tiền 1.008.750 đồng.

Lần thứ ba, K và đồng phạm đã thu được 21 ngày với tổng số tiền là 3.150.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 3.000.000 đồng x 01% x 21 ngày = 630.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 3.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 41.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 630.000 đồng – 41.250 đồng + 300.000 đồng (phí) = 888.750 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 03 lần là 2.906.250 đồng.

10. Bà Phan Thị Mộng H, sinh năm 1987, ngụ tại ấp 2, xã PĐ, huyện TP, tỉnh ĐN vay 11 lần. Lần thứ nhất và thứ hai mỗi lần 5.000.000 đồng, mỗi ngày trả 200.000 đồng trả trong 31 ngày, mỗi lần thu 250.000 đồng tiền phí. Lần thứ ba, thứ tư, thứ năm mỗi lần 10.000.000 đồng, mỗi ngày trả 400.000 đồng trả trong 31 ngày, mỗi lần thu 500.000 đồng tiền phí. Lần thứ sáu đến lần thứ mười một, mỗi lần 6.000.000 đồng, mỗi ngày trả 300.000 đồng trả trong 25 ngày, mỗi lần thu 300.000 đồng tiền phí. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay lần thứ nhất đến lần thứ năm là 0,774% / 01 ngày, lần thứ sáu đến lần thứ mười một là 01% / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 31 ngày với tổng số tiền là 6.200.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 6.200.000 – 5.000.000 = 1.200.000 đồng. Mức lãi suất thực tế đã gấp: 0,774% : 0,055% = 14,08 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 85.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.200.000 đồng – 85.250 đồng + 250.000 đồng (phí) = 1.364.750 đồng.

Lần thứ hai, tương tự như lần thứ nhất, K và đồng phạm cũng đã thu đủ 31 ngày, thu lợi bất chính số tiền 1.364.750 đồng.

Lần thứ ba, K và đồng phạm đã thu đủ 31 ngày với tổng số tiền là 12.400.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 12.400.000 – 10.000.000 = 2.400.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 10.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 170.500 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 2.400.000 đồng – 170.500 đồng + 500.000 đồng (phí) = 2.729.500 đồng.

Lần thứ tư và thứ năm, tương tự như lần thứ ba, K và đồng phạm cũng đã thu đủ 31 ngày, thu lợi bất chính số tiền 5.459.000 đồng.

Lần thứ sáu, K và đồng phạm đã thu đủ 25 ngày với tổng số tiền là 7.500.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 7.500.000 – 6.000.000 = 1.500.000 đồng. Như vậy, mức lãi suất thực tế đã gấp: 01% : 0,055% = 18,18 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 6.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 82.500 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.500.000 đồng – 82.500 đồng + 300.000 đồng (phí) = 1.717.500 đồng.

Lần thứ bảy đến lần thứ mười, tương tự như lần thứ sáu, K và đồng phạm cũng đã thu đủ 25 ngày, thu lợi bất chính số tiền 6.870.000 đồng.

Lần thứ mười một, K và đồng phạm đã thu được 14 ngày với tổng số tiền là 4.200.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 6.000.000 đồng x 01% x 14 ngày = 840.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 6.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 82.500 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 840.000 đồng – 82.500 đồng + 300.000 đồng (phí) = 1.057.500 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 11 lần là 20.563.000 đồng.

11. Ông Nguyễn Văn C, sinh năm 1986, ngụ tại ấp 4, xã PL, huyện TP, tỉnh ĐN vay 04 lần. Lần thứ nhất vay 10.000.000 đồng, mỗi ngày trả 400.000 đồng trả trong 31 ngày, thu 400.000 đồng tiền phí. Lần thứ hai, thứ ba, thứ tư mỗi lần vay 20.000.000 đồng, mỗi ngày trả 800.000 đồng trả trong 31 ngày, mỗi lần thu 800.000 đồng tiền phí. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay là 0,774% / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 31 ngày với tổng số tiền là 12.400.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 12.400.000 – 10.000.000 = 2.400.000 đồng. Mức lãi suất thực tế đã gấp: 0,774% : 0,055% = 14,08 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 10.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 170.500 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 2.400.000 đồng – 170.500 đồng + 400.000 đồng (phí) = 2.629.500 đồng.

Lần thứ hai, K và đồng phạm đã thu đủ 31 ngày với tổng số tiền là 24.800.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 24.800.000 – 20.000.000 = 4.800.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 20.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 341.000 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 4.800.000 đồng – 341.000 đồng + 800.000 đồng (phí) = 5.259.000 đồng.

Lần thứ ba, tương tự như lần thứ hai, K và đồng phạm cũng đã thu đủ 31 ngày, thu lợi bất chính số tiền 5.259.000 đồng.

Lần thứ tư, K và đồng phạm đã thu được 23 ngày với tổng số tiền là 18.400.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 20.000.000 đồng x 0,774% x 23 ngày = 3.561.290 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 20.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 341.000 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 3.561.290 đồng – 341.000 đồng + 800.000 đồng (phí) = 4.020.290 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 04 lần là 17.167.790 đồng.

12. Bà Đỗ Thị H, sinh năm 1973, ngụ tại ấp 1, xã PL, huyện TP, tỉnh ĐN vay 02 lần, lần thứ nhất 3.000.000 đồng, mỗi ngày trả 150.000 đồng trả trong 25 ngày, thu 100.000 đồng tiền phí, lần thứ hai 5.000.000 đồng, mỗi ngày trả 250.000 đồng trả trong 25 ngày. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay là 01% / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 25 ngày với tổng số tiền là 3.750.000 đồng, trong đó tiền lãi là 3.750.000 – 3.000.000 = 750.000 đồng. Mức lãi suất thực tế đã gấp: 01% : 0,055% = 18,18 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 3.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 41.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 750.000 đồng – 41.250 đồng + 100.000 đồng (phí) = 808.750 đồng.

Lần thứ hai, K và đồng phạm đã thu đủ 25 ngày với tổng số tiền là 6.250.000 đồng, trong đó tiền lãi là 6.250.000 – 5.000.000 = 1.250.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 68.750 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.250.000 đồng – 68.750 đồng = 1.181.250 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 02 lần là 1.190.000 đồng.

13. Bà Lê Thị Khánh D, sinh năm 1975, ngụ tại ấp PL3, xã PS, huyện TP, tỉnh ĐN vay 01 lần, số tiền 5.000.000 đồng, mỗi ngày trả 250.000 đồng trả trong 25 ngày, thu 250.000 đồng tiền phí. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay là 01% / 01 ngày. K và đồng phạm đã thu được 10 ngày với tổng số tiền là 2.500.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 5.000.000 đồng x 01% x 10 ngày = 500.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 68.750 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 500.000 đồng – 68.750 đồng + 250.000 đồng (phí) = 681.250 đồng.

14. Bà Kim Thị Thanh X, sinh năm 1974, ngụ tại ấp PL4, xã PS, huyện TP, tỉnh ĐN vay 12 lần, mỗi lần 5.000.000 đồng, mỗi ngày trả 250.000 đồng trả trong 25 ngày, mỗi lần thu 250.000 đồng tiền phí. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay là 01% / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 25 ngày với tổng số tiền là 6.250.000 đồng, trong đó tiền lãi là 6.250.000 – 5.000.000 = 1.250.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 68.750 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.250.000 đồng – 68.750 đồng + 250.000 đồng (phí) = 1.431.250 đồng.

Lần thứ hai đến lần thứ mười một, tương tự như lần thứ nhất, K và đồng phạm cũng đã thu đủ 25 ngày, thu lợi bất chính số tiền 14.312.500 đồng.

Lần thứ mười hai, K và đồng phạm đã thu được 21 ngày với tổng số tiền là 5.250.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 5.000.000 đồng x 01% x 21 ngày = 1.050.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 68.750 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.050.000 đồng – 68.750 đồng + 250.000 đồng (phí) = 1.231.250 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 12 lần là 16.975.000 đồng.

15. Bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1984, ngụ tại ấp PD, xã PB, huyện TP, tỉnh ĐN vay 02 lần, mỗi lần 5.000.000 đồng, mỗi ngày trả 200.000 đồng trả trong 31 ngày, mỗi lần thu 200.000 đồng tiền phí. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay là 0,774% / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 31 ngày với tổng số tiền là 6.200.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 6.200.000 – 5.000.000 = 1.200.000 đồng. Mức lãi suất thực tế đã gấp: 0,774% : 0,055% = 14,08 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 85.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.200.000 đồng – 85.250 đồng + 200.000 đồng (phí) = 1.314.750 đồng.

Lần thứ hai, K và đồng phạm đã thu được 08 ngày với tổng số tiền là 1.600.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 5.000.000 đồng x 0,774% x 8 ngày = 309.677 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 85.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 309.677 đồng – 85.250 đồng + 200.000 đồng (phí) = 424.427 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 02 lần là 1.739.177 đồng.

16. Bà Trần Thị Thu H, sinh năm 1968, ngụ tại ấp PT, xã PT, huyện TP, tỉnh ĐN vay 06 lần, mỗi lần 2.000.000 đồng, mỗi ngày trả 100.000 đồng trả trong 25 ngày, mỗi lần thu 150.000 đồng tiền phí. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay là 01% / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 25 ngày với tổng số tiền là 2.500.000 đồng, trong đó tiền lãi là 2.500.000 – 2.000.000 = 500.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 2.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 27.500 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 500.000 đồng – 27.500 đồng + 150.000 đồng (phí) = 622.500 đồng.

Lần thứ hai đến lần thứ năm, tương tự như lần thứ nhất, K và đồng phạm cũng đã thu đủ 25 ngày, thu lợi bất chính số tiền 2.490.000 đồng.

Lần thứ sáu, K và đồng phạm đã thu được 08 ngày với tổng số tiền là 800.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 800.000 đồng x 01% x 8 ngày = 160.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 25 ngày là: 2.000.000 đồng x 0,055% x 25 ngày = 27.500 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 160.000 đồng – 27.500 đồng + 150.000 đồng (phí) = 282.500 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 06 lần là 3.395.000 đồng.

17. Bà Ngô Thị H, sinh năm 1973, ngụ tại ấp PY, xã PT, huyện TP, tỉnh ĐN vay 10 lần. Lần thứ nhất đến lần thứ ba mỗi lần 10.000.000 đồng, mỗi ngày trả 400.000 đồng trả trong 31 ngày, mỗi lần thu 400.000 đồng tiền phí. Lần thứ tư đến lần thứ mười mỗi lần 5.000.000 đồng, mỗi ngày trả 200.000 đồng trả trong 31 ngày, mỗi lần thu 200.000 đồng tiền phí. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay là 0,774% / 01 ngày. Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 31 ngày với tổng số tiền là 12.400.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 12.400.000 – 10.000.000 = 2.400.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 10.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 170.500 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 2.400.000 đồng – 170.500 đồng + 400.000 đồng (phí) = 2.629.500 đồng.

Lần thứ hai và thứ ba, tương tự như lần thứ nhất, K và đồng phạm cũng đã thu đủ 31 ngày, thu lợi bất chính số tiền 5.259.000 đồng.

Lần thứ tư, K và đồng phạm đã thu đủ 31 ngày với tổng số tiền là 6.200.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 6.200.000 – 5.000.000 = 1.200.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 85.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.200.000 đồng – 85.250 đồng + 200.000 đồng (phí) = 1.314.750 đồng.

Lần thứ năm đến lần thứ chín, tương tự như lần thứ tư, K và đồng phạm cũng đã thu đủ 31 ngày, thu lợi bất chính số tiền 6.573.750 đồng.

Lần thứ mười, K và đồng phạm đã thu được 25 ngày với tổng số tiền là 5.000.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 5.000.000 đồng x 0,774% x 25 ngày = 967.742 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 85.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 967.742 đồng – 85.250 đồng + 200.000 đồng (phí) = 1.082.492 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 10 lần là 16.859.492 đồng.

18. Bà Hồ Thị T, sinh năm 1978, ngụ tại ấp PY, xã PT, huyện TP, tỉnh ĐNi vay 10 lần, mỗi lần 5.000.000 đồng, mỗi ngày trả 200.000 đồng trả trong 31 ngày, mỗi lần thu 200.000 đồng tiền phí. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay là 0,774% / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 31 ngày với tổng số tiền là 6.200.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 6.200.000 – 5.000.000 = 1.200.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 85.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.200.000 đồng – 85.250 đồng + 200.000 đồng (phí) = 1.314.750 đồng.

Lần thứ hai đến lần thứ bảy và lần thứ chín, tương tự như lần thứ nhất, K và đồng phạm cũng đã thu đủ 31 ngày, thu lợi bất chính số tiền 9.203.250 đồng.

Lần thứ tám, K và đồng phạm đã thu được 08 ngày với tổng số tiền là 1.600.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 5.000.000 đồng x 0,774% x 8 ngày = 309.677 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 85.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 309.677 đồng – 85.250 đồng + 200.000 đồng (phí) = 424.427 đồng.

Lần thứ mười, K và đồng phạm đã thu được 20 ngày với tổng số tiền là 4.000.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 5.000.000 đồng x 0,774% x 20 ngày = 774.194 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 85.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 774.194 đồng – 85.250 đồng + 200.000 đồng (phí) = 888.944 đồng. Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 10 lần là 11.831.371 đồng.

19. Bà Nguyễn Thị Mộng TH, sinh năm 1978, ngụ tại ấp PT, xã PB, huyện TP, tỉnh ĐN vay 04 lần, mỗi lần 5.000.000 đồng, mỗi ngày trả 200.000 đồng trả trong 31 ngày, mỗi lần thu 200.000 đồng tiền phí. Lãi suất giữa K và đồng phạm với người vay là 0,774% / 01 ngày.

Lần thứ nhất, K và đồng phạm đã thu đủ 31 ngày với tổng số tiền là 6.200.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 6.200.000 – 5.000.000 = 1.200.000 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 85.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.200.000 đồng – 85.250 đồng + 200.000 đồng (phí) = 1.314.750 đồng.

Lần thứ hai và lần thứ ba, tương tự như lần thứ nhất, K và đồng phạm cũng đã thu đủ 31 ngày, thu lợi bất chính số tiền 2.629.500 đồng.

Lần thứ tư, K và đồng phạm đã thu được 30 ngày với tổng số tiền là 6.000.000 đồng, trong đó tiền lãi là: 5.000.000 đồng x 0,774% x 30 ngày = 1.161.290 đồng. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 31 ngày là: 5.000.000 đồng x 0,055% x 31 ngày = 85.250 đồng. K và đồng phạm đã thu lợi bất chính số tiền là: 1.161.290 đồng – 85.250 đồng + 200.000 đồng (phí) = 1.276.040 đồng.

Như vậy, số tiền thu lợi bất chính qua 04 lần là 5.220.290 đồng.

20. Ngoài ra, bản thân Nguyễn Văn T còn thực hiện hành vi cho bà Nguyễn Thị Kim Ph vay tiền với hình thức vay đứng (giữ nguyên tiền gốc, thu tiền lãi theo ngày) vào ngày 09/4/2019 với số tiền cho vay là 70.000.000 đồng, trả lãi 20.000.000 đồng/ 10 ngày. Lúc đưa tiền, T trừ luôn 20.000.000 đồng là tiền lãi 10 ngày đầu. Sau đó 10 ngày, T thu tiếp 20.000.000 đồng là tiền lãi 10 ngày tiếp theo. Sau đó, do bà Ph trả bớt 10.000.000 đồng tiền gốc, số tiền vay giảm xuống còn 60.000.000 đồng nên tiền lãi phải trả là 18.000.000 đồng / 10 ngày. Đến ngày 29/4/2019, T thu 18.000.000 là tiền lãi 10 ngày tiếp theo. Đến ngày 09/5/2019, trong lúc T đang thu 18.000.000 là tiền lãi 10 ngày tiếp theo thì bị Cơ quan điều tra bắt quả tang.

Như vậy, từ ngày 09/4/2019 đến ngày 09/5/2019, Nguyễn Văn T có hành vi cho bà Nguyễn Thị Kim Ph vay 70.000.000 đồng trong 30 ngày, thu lãi tất cả 04 lần với số tiền 76.000.000 đồng, như vậy lãi suất tương ứng là 3,619%/ số tiền gốc/ 1 ngày. Như vậy, mức lãi suất thực tế đã gấp: 3,619%/ : 0,055% = 65,8 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự. Số tiền lãi hợp pháp được hưởng trong 30 ngày là: 70.000.000 đồng x 0,055% x 30 ngày = 1.155.000 đồng. T đã thu lợi bất chính số tiền là: 76.000.000 đồng – 1.155.000 đồng = 74.845.000 đồng.

Vi việc cho 19 người dân vay tiền nói trên Trần Đăng K, Nguyễn Văn T, Trần Văn S, Lê Văn Tr 1, Trần Phú Tr 2 đã có hành vi cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp từ 9,53 đến 19,27 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính với tổng số tiền là 181.307.681 đồng. Riêng đối với Nguyễn Văn T, đã có hành vi cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp từ 9,53 đến 65,8 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính với tổng số tiền là 74.845.000 đồng.

Bn cáo trạng số 117/CT-VKSTP-ĐN ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai truy tố các bị cáo Trần Đăng K, Nguyễn Văn T, Trần Văn S, Lê Văn Tr 1, Trần Phú Tr 2 về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật hình sự.

Tại phiên tòa, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Phú giữ quyền công tố luận tội và tranh luận; phân tích dấu hiệu phạm tội; đánh giá các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; đặc điểm nhân thân của bị cáo. Viện kiểm sát giữ nguyên quyết định truy tố đối với các bị cáo và đề nghị áp dụng các khoản 2 Điều 201, điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự cho các bị cáo, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự cho bị cáo K; điểm a khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự cho các bị cáo; điểm h khoản 1 Điều 52 cho bị cáo Trần Phú Tr 2. Đề xuất áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với tất cả các bị cáo, cụ thể:

Trần Đăng K từ 150.000.000đ đến 200.000.000đ; Nguyễn Văn T từ 150.000.000đ đến 200.000.000đ; Trần Văn S từ 100.000.000đ đến 150.000.000đ; Lê Văn Tr 1 từ 100.000.000đ đến 150.000.000đ; Trần Phú Tr 2 từ 100.000.000đ đến 150.000.000đ;

Về xử lý vật chứng:

- Sung công đối với số tiền 950.000 đồng; tịch thu phát mãi sung công 01 điện thoại di động Nokia bàn phím bấm;

- Tịch thu tiêu hủy 01 quyển vở học sinh là công cụ sử dụng vào việc phạm tội và không còn giá trị sử dụng.

- Đối với 01 xe mô tô biển số 60B3-540.92 và số tiền 18.000.000 đồng là tài sản hợp pháp không liên quan đến hành vi phạm tội nên đã trao trả cho chủ sở hữu.

- Xử lý tiền là công cụ phạm tội, tiền thu lợi bất chính theo quy định của pháp luật;

- Về án phí: Các bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Lời khai của những người tham gia tố tụng trong hồ sơ vụ án:

Các bị cáo Trần Đăng K, Nguyễn Văn T, Trần Văn S, Lê Văn Tr 1, Trần Phú Tr 2 đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình. Các bị cáo T, S, Văn Tr 1, Phú Tr 2 thừa nhận có được bị cáo K trả tiền công. Bị cáo Phú Tr 2 thừa nhận biết nhóm của K có hoạt động cho vay lãi nặng từ cuối năm 2018, nhưng không rõ cách thức thực hiện, bị cáo có đi thu tiền cùng với bị cáo T. Đến khoảng tháng 04/2019 bị cáo trực tiếp thực hiện việc đi thu tiền. Bị cáo K thừa nhận số tiền gốc dùng để cho vay là tiền của bản thân bị cáo và bị cáo đã nhận đầy đủ tiền gốc từ những người vay. Các bị cáo không tranh luận bào chữa cho hành vi của mình, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

- Lời khai những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Nguyễn Thị Kim Ph, Trương Quốc K, Lã Thị T, Vũ Thị M, Mai PTh, Nguyễn Thị Lan T, Đinh Thị M, Nguyễn Thị Kim P, Nguyễn Thị T, Phan Thị Mộng H, Nguyễn Văn C, Đỗ Thị H, Lê Thị Khánh D, Kim Thị Thanh X, Nguyễn Thị H, Trần Thị Thu H, Ngô Thị H, Hồ Thị T, Nguyễn Thị Mộng TH: Do cần tiền nên đã nhiều lần thỏa thuận vay tiền với lãi suất cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện Tân Phú, Điều tra viên; Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Phú, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo, người tham gia tố tụng khác không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Tại phiên tòa, các bị cáo không cung cấp thêm tài liệu nào khác và thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Lời khai nhận tội của các bị cáo là phù hợp với lời khai của những người khác và các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, có đủ cơ sở để Hội đồng xét xử xác định:

[2.1] Từ tháng 6/2018 đến ngày 09/5/2019, tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, Trần Đăng K, Nguyễn Văn T, Trần Văn S, Lê Văn Tr 1, Trần Phú Tr 2 đã có hành vi cho vay trong giao dịch dân sự đối với 19 người với lãi suất gấp từ 9,53 đến 19,39 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính với tổng số tiền là 181.307.681 đồng.

Nguyn Văn T đã có hành vi cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp từ 9,53 đến 65,8 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính với tổng số tiền là 74.845.000 đồng.

[2.2] Hành vi của các bị cáo trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước về tín dụng mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; xâm phạm đến lợi ích của công dân. Các bị cáo thực hiện hành vi trên với lỗi cố ý. Bản thân các bị cáo có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Hành vi của các bị cáo đã đầy đủ yếu tố cấu thành tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật hình sự, như Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Phú truy tố là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

[2.3] Tội phạm do các bị cáo gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an ở địa phương. Việc cho vay lãi nặng mang tích chất bóc lột, làm cho người vay tiền lâm vào hoàn cảnh khó khăn, điêu đứng. Gây bất bình trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến công tác đấu tranh, phòng chống các tệ nạn xã hội. Các bị cáo ý thức được hành vi cho vay lãi nặng là bị pháp luật nghiêm cấm nhưng vì hám lợi và thái độ xem thường pháp luật nên các bị cáo vẫn cố ý thực hiện. Do đó, để giáo dục riêng đối với các bị cáo và phòng ngừa chung trong xã hội, cần thiết phải xét xử và áp dụng mức hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm mà bị cáo đã gây ra.

[3] Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân bị cáo:

[3.1] Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

Bị cáo K bàn bạc, thuê các bị cáo T, S, Văn Tr 1, Phú Tr 2 cùng thực hiện hành vi phạm tội, giữa các bị cáo có sự phân công, câu kết chặt chẽ để cùng thực hiện tội phạm. Vì vậy, xác định đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội có tổ chức” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự.

Bị cáo Trần Phú Tr 2 phạm tội khi chưa được xóa án tích là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Tái phạm” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự.

[3.2] Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bị cáo K có cha mẹ đẻ được Nhà nước tặng huân chương kháng chiến hạng ba, các bị cáo phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; bị cáo K, Phú Tr 2 có thân nhân là liệt sĩ; bị cáo K được tặng nhiều giấy khen trong quá trình dạy học; các bị cáo K, Phú Tr 2, Văn Tr 1, T có con nhỏ, là lao động chính trong gia đình. Đây là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

[3.3] Về nhân thân: Các bị cáo K, T, S, Văn Tr 1 không có tiền án, tiền sự, có nhân thân tốt. Bị cáo Trần Phú Tr 2 có nhân thân xấu.

[4]. Xét vai trò của các bị cáo trong vụ án: Đây là vụ án đồng phạm giản đơn. Bị cáo K có vai trò là người tổ chức, các bị cáo T, S, Văn Tr 1 và Phú Tr 2 là người thực hành tích cực. Vì vậy Hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào mức độ tham gia vào việc phạm tội của các bị cáo để áp dụng mức hình phạt tương xứng.

Bị cáo K là người tổ chức, bỏ tiền ra cho vay, phân chia tiền thu lợi bất chính. Bị cáo T là người thực hành tích cực, tham gia thời gian dài, được trả công nhiều nhất. Bản thân bị cáo T còn dùng số tiền 70.000.000đ cho vay riêng với tiền lãi cao gấp từ 9.53 – 65.8 lần, thu lợi bất chính lớn. Vì vậy, mức hình phạt của K và T là ngang nhau và cao nhất.

Mc dù, bị cáo Trần Phú Tr 2 biết được hoạt động cho vay lãi nặng của K từ cuối năm 2018. Nhưng đến tháng 04/2019, bị cáo Tr mới trực tiếp thực hiện hoạt động đi thu tiền, số tiền thu lợi bất chính là ít nhất, bị cáo phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nên mức hình phạt của bị cáo phải cao hơn hình phạt của các bị cáo S, Văn Tr 1.

[5]. Về hình phạt:

[5.1]. Về hình phạt chính: Xét các bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng nên Hội đồng xét xử xét quyết định áp dụng hình phạt tiền đối với các bị cáo cũng thỏa đáng, đủ tác dụng răn đe.

[5.2]. Về hình phạt bổ sung: Do các bị cáo đã bị áp dụng hình phạt chính bằng hình thức phạt tiền nên không cần thiết phải áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với các bị cáo.

[6]. Các biện pháp tư pháp:

[6.1] Về xử lý vật chứng:

- Đối với số tiền 950.000 đồng và 01 điện thoại di động Nokia bàn phím bấm là công cụ sử dụng vào việc phạm tội. Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự cần tịch thu sung công quỹ Nhà nước.

- Đối với 01 quyển vở học sinh là công cụ sử dụng vào việc phạm tội và không còn giá trị sử dụng. Căn cứ vào quy định tại điểm c khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự cần tịch thu tiêu hủy.

- Đối với 01 xe mô tô biển số 60B3-540.92 và số tiền 18.000.000 đồng là tài sản hợp pháp không liên quan đến hành vi phạm tội nên đã trao trả cho chủ sở hữu là phù hợp.

[6.2] Về các vấn đề khác:

[6.2.1] Số tiền các bị cáo sử dụng để cho vay là 692.000.000 đồng là phương tiện phạm tội; khoản tiền lãi hợp pháp theo quy định của pháp luật là 11.415.300 đồng là khoản tiền phát sinh từ tội phạm. Căn cứ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự buộc các bị cáo phải nộp sung vào Ngân sách Nhà nước đối với khoản tiền gốc mà các bị cáo đã thu và khoản tiền lãi. Đối với số tiền cho vay mà người vay chưa trả thì phải truy thu để sung quỹ nhà nước, cụ thể:

[6.2.1.1] Bà Nguyễn Thị Kim Ph vay 04 lần với tổng số tiền là 230.000.000đ. Các bị cáo đã thu gốc là 193.870.968 đồng, còn lại 36.129.032 đồng bà Ph chưa thanh toán. Do đó buộc các bị cáo phải nộp 193.870.968 đồng, bà Ph phải nộp 36.129.032 đồng.

[6.2.1.2] Ông Trương Quốc K vay 03 lần với tổng số tiền là 11.000.000 đồng. Các bị cáo đã thu đủ tiền gốc là 11.000.000đ. Cần buộc các bị cáo phải nộp lại 11.000.000đồng.

[6.2.1.3] Bà Lã Thị T vay 01 lần với số tiền 5.000.000 đồng. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 2.000.000 đồng, còn lại 3.000.000 đồng bà T chưa thanh toán. Do đó buộc các bị cáo phải nộp số tiền 2.000.000đồng, buộc bà T nộp 3.000.000đ; [6.2.1.4] Bà Vũ Thị M vay 01 lần số tiền 5.000.000đ. Các bị cáo thu tiền gốc là 645.161 đồng, còn lại 4.354.839 đồng bà M chưa thanh toán. Do đó buộc các bị cáo phải nộp số tiền 645.161 đồng, buộc bà M nộp 4.354.839 đồng.

[6.2.1.5] Bà Mai P Th vay 02 lần với tổng số tiền là 9.000.000đ. Các bị cáo đã thu gốc là 8.480.871 đồng, còn lại 519.129 đồng bà Thủy chưa thanh toán. Do đó buộc các bị cáo phải nộp số tiền 8.840.871 đồng, buộc bà Th phải nộp 519.129 đồng.

[6.2.1.6] Bà Nguyễn Thị Lan T vay 03 lần tổng số tiền là 29.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 24.161.290 đồng, còn lại 4.838.710 đồng bà T chưa trả. Do đó buộc các bị cáo phải nộp số tiền 24.161.290 đồng, buộc bà T phải nộp 4.838.710 đồng.

[6.2.1.7] Bà Đinh Thị M vay 04 lần với tổng số tiền là 16.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 15.360.000 đồng, còn lại 640.000 đồng bà M chưa trả. Do đó buộc các bị cáo phải nộp 15.360.000 đồng, buộc bà M nộp 640.000 đồng.

[6.2.1.8] Bà Nguyễn Thị Kim P vay 02 lần với tổng số tiền là 8.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 6.400.000 đồng, còn lại 1.600.000 đồng bà P chưa trả. Do đó buộc các bị cáo phải nộp 6.400.000 đồng, buộc bà P nộp 1.600.000 đồng.

[6.2.1.9] Bà Nguyễn Thị T vay 03 lần với tổng số tiền là 9.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 8.520.000 đồng, còn lại 480.000 đồng bà T chưa trả. Do đó buộc các bị cáo phải nộp 8.520.000 đồng, bà T nộp 480.000 đồng.

[6.2.1.10] Bà Phan Thị Mộng H vay 11 lần với tổng số tiền là 70.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 67.360.000 đồng, còn lại 2.640.000 đồng bà H chưa trả. Do đó buộc các bị cáo phải nộp 67.360.000 đồng, bà H phải nộp lại 2.640.000 đồng.

[6.2.1.11] Ông Nguyễn Văn C vay 04 lần tổng số tiền là 70.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 64.838.710 đồng, còn lại 5.161.290 đồng ông C chưa trả. Do đó buộc các bị cáo phải nộp 64.838.710 đồng, ông C phải nộp lại 5.161.290 đồng.

[6.2.1.12] Bà Đỗ Thị H vay 02 lần với tổng số tiền là 8.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 8.000.000 đồng, buộc các bị cáo phải nộp 8.000.000 đồng.

[6.2.1.13] Bà Lê Thị Khánh D vay 01 lần với số tiền là 5.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 2.300.000 đồng, còn lại 2.700.000 đồng bà D chưa trả. Do đó buộc các bị cáo phải nộp 2.300.000 đồng, bà D phải nộp lại 2.700.000 đồng.

[6.2.1.14] Bà Kim Thị Thanh X vay 12 lần với tổng số tiền là 60.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 59.200.000 đồng, còn lại 800.000 đồng bà X chưa trả. Do đó buộc các bị cáo phải nộp 59.200.000 đồng, bà X phải nộp lại 800.000 đồng.

[6.2.1.15] Bà Nguyễn Thị H vay 02 lần với tổng số tiền là 10.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 6.290.323 đồng, còn lại 3.709.677 đồng bà H chưa trả. Do đó buộc các bị cáo phải nộp 6.290.323 đồng, bà H phải nộp lại 3.709.677 đồng.

[6.2.1.16] Bà Trần Thị Thu H vay 06 lần với tổng số tiền là 12.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 10.640.000 đồng, còn lại 1.360.000 đồng bà H chưa trả. Do đó buộc các bị cáo phải nộp 10.640.000 đồng, bà H phải nộp lại 1.360.000 đồng.

[6.2.1.17] Bà Ngô Thị H vay 10 lần với tổng số tiền là 65.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 64.032.258 đồng, còn lại 967.742 đồng bà H chưa trả. Do đó buộc các bị cáo phải nộp 64.032.258 đồng, bà H phải nộp lại 967.742 đồng.

[6.2.1.18] Bà Hồ Thị T vay 10 lần với tổng số tiền là 50.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 44.516.129 đồng, còn lại 5.483.871 đồng bà T chưa trả. Do đó buộc các bị cáo phải nộp 44.516.129 đồng, bà T phải nộp lại 5.483.871 đồng.

[6.2.1.19] Bà Nguyễn Thị Mộng TH vay 04 lần với tổng số tiền là 20.000.000đ. Các bị cáo đã thu tiền gốc là 19.838.710 đồng, còn lại 161.290 đồng bà TH chưa trả. Do đó buộc các bị cáo phải nộp 19.838.710 đồng, bà TH phải nộp lại 161.290 đồng.

Buc các bị cáo phải có trách nhiêm liên đới theo phần bằng nhau để nộp sung quỹ nhà nước số tiền 628.869.720 đồng (Trong đó có 617.454.420 đồng là số tiền bị cáo dùng vào việc cho vay, phương tiện phạm tội và 11.415.300đ là khoản tiền lãi hợp pháp theo quy định phát sinh từ tội phạm) chia phần cụ thể, mỗi bị cáo phải nộp 125.773.944 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu bảy trăm bảy mươi ba ngàn chín trăm bốn mươi bốn đồng).

Số tiền người vay chưa trả phải truy thu để sung quỹ Nhà nước là 74.545.500 đồng, cụ thể: Bà Nguyễn Thị Kim Ph phải nộp lại số tiền 36.129.032 đồng; bà Lã Thị T phải nộp lại số tiền 3.000.000 đồng; bà Vũ Thị M phải nộp lại số tiền 4.354.839 đồng; bà Mai PTh phải nộp lại số tiền 519.129 đồng; bà Nguyễn Thị Thanh L phải nộp lại số tiền 4.838.710 đồng; bà Đinh Thị M phải nộp lại số tiền 640.000 đồng; bà Nguyễn Thị Kim P phải nộp lại số tiền 1.600.000 đồng; bà Nguyễn Thị T phải nộp lại số tiền 480.000 đồng; bà Phan Thị Mộng H phải nộp lại số tiền 2.640.000 đồng; ông Nguyễn Văn C phải nộp lại số tiền 5.161.290 đồng; bà Lê Thị Khánh D phải nộp lại số tiền 2.700.000 đồng; bà Kim Thị Thanh X phải nộp lại số tiền 800.000 đồng; bà Nguyễn Thị H phải nộp lại số tiền 3.709.677 đồng; bà Trần Thị Thu H phải nộp lại số tiền 1.360.000 đồng; bà Ngô Thị H phải nộp lại số tiền 967.742 đồng; bà Hồ Thị T phải nộp lại số tiền 5.483.871 đồng; bà Nguyễn Thị Mộng TH phải nộp lại số tiền 161.290 đồng.

[6.2.2] Số tiền bị cáo T cho bà Nguyễn Thị Kim Ph vay là 70.000.000 đồng là phương tiện phạm tội; khoản tiền lãi hợp pháp theo quy định của pháp luật là 1.155.000 đồng đây là khoản tiền phát sinh từ tội phạm. Buộc bị cáo T phải nộp sung vào Ngân sách Nhà nước đối với khoản tiền cho vay bà Ph đã trả là 10.000.000đồng và khoản tiền lãi 1.155.000đ. Tổng cộng là 11.155.000 đồng.

Đi với số tiền cho vay bà Ph chưa trả thì buộc bà Ph phải nộp lại số tiền 60.000.000 đồng để sung quỹ nhà nước.

[6.2.3] Số tiền 181.307.681 đồng tiền lãi vượt quá mức lãi suất trên 20%/năm mà các bị cáo nhận được từ những người vay tiền. Do đây là tiền thu lợi bất chính từ việc cho vay lãi nặng nên buộc các bị cáo phải liên đới theo phần bằng nhau để trả lại cho những người vay, chia phần cụ thể, mỗi bị cáo phải trả 36.261.536 đồng (ba mươi sáu triệu hai trăm sáu mươi mốt ngàn năm trăm ba mươi sáu đồng).

Cụ thể số tiền những người vay được nhận lại như sau: Trả lại cho bà Nguyễn Thị Kim Ph số tiền 63.873.532 đồng; ông Trương Quốc K số tiền 2.335.000 đồng, bà Lã Thị T số tiền 431.250 đồng; bà Vũ Thị M số tiền 69.589 đồng, bà Mai P Th số tiền 2.015.429 đồng, bà Nguyễn Thị Lan T số tiền 6.544.260 đồng, bà Đinh Thị M số tiền 5.220.000 đồng, bà Nguyễn Thị Kim P số tiền 1.490.000 đồng, bà Nguyễn Thị T số tiền 2.906.250 đồng, bà Phan Thị Mộng H số tiền 20.563.000 đồng, ông Nguyễn Văn C số tiền 17.167.790 đồng, bà Đỗ Thị H số tiền 1.990.000 đồng, bà Lê Thị Khánh D số tiền 681.250 đồng, bà Kim Thị Thanh X số tiền 16.975.000 đồng, bà Nguyễn Thị H số tiền 1.739.177 đồng, bà Trần Thị Thu H số tiền 3.395.000 đồng, bà Ngô Thị H số tiền 16.859.492 đồng, bà Hồ Thị T số tiền 11.831.371 đồng, bà Nguyễn Thị Mộng TH số tiền 5.220.290 đồng.

- Đối với số tiền 74.845.000 đồng là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất trên 20%/năm mà bị cáo T nhận được từ bà Ph. Đây là tiền thu lợi bất chính mà bị cáo thu được từ việc cho vay lãi nặng nên buộc bị cáo phải trả lại cho bà Ph.

[7]. Về án phí: Theo quy định tại khoản 2 Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự, điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì mỗi bị cáo phải chịu 200.000đ án phí hình sự sơ thẩm.

Xét quan điểm đề nghị của Viện kiểm sát về tội danh, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và quan điểm giải quyết vụ án là phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.

Vì các lẽ trên:

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ:

- Khoản 2 Điều 201 Bộ luật hình sự; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a Điều 52, Điều 58, Điều 35 Bộ luật hình sự cho các bị cáo. Áp dụng thêm điểm h Điều 52 Bộ luật cho bị cáo Trần Phú Tr 2.

- Điểm a khoản 1 Điều 46, điểm a khoản 1 Điều 47, khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự; các điểm a, c khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự.

Tuyên bố: Các bị cáo Trần Đăng K, Nguyễn Văn T, Trần Văn S, Lê Văn Tr 1, Trần Phú Tr 2 phạm tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Xử phạt:

- Bị cáo Trần Đăng K 220.000.000đồng (Hai trăm hai mươi triệu đồng);

- Bị cáo Nguyễn Văn T 220.000.000đồng (Hai trăm hai mươi triệu đồng);

- Bị cáo Trần Phú Tr 2 200.000.000đồng (Hai trăm triệu đồng);

- Bị cáo Trần Văn S 180.000.000đồng (Một trăm tám mươi triệu đồng);

- Bị cáo Lê Văn Tr 1 180.000.000đồng (Một trăm tám mươi triệu đồng);

Về các biện pháp tư pháp:

Về xử lý vật chứng:

- Tịch thu sung công số tiền 950.000 đồng (chín trăm năm mươi nghìn đồng) và 01 (một) điện thoại di động Nokia bàn phím bấm.

- Tịch thu tiêu hủy 01 (một) quyển vở học sinh.

(Số tiền theo biên lai thu tiền số 0003441 ngày 29/10/2019; số vật chứng theo biên bản giao nhận vật chứng ngày 29/10/2019) Các vấn đề khác:

- Buộc các bị cáo K, T, S, Văn Tr 1, Phú Tr 2 phải có trách nhiêm liên đới theo phần bằng nhau để nộp sung vào ngân sách nhà nước số tiền 628.869.720 đồng, chia phần cụ thể, mỗi bị cáo phải nộp 125.773.944 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu bảy trăm bảy mươi ba ngàn chín trăm bốn mươi bốn đồng).

- Buộc bị cáo Nguyễn Văn T phải nộp sung vào ngân sách Nhà nước số tiền 11.155.000 đồng.

- Truy thu của những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để sung vào ngân sách Nhà nước, cụ thể:

Bà Nguyễn Thị Kim Ph phải nộp lại số tiền 96.129.032 đồng; bà Lã Thị T phải nộp lại số tiền 3.000.000 đồng; bà Vũ Thị M phải nộp lại số tiền 4.354.839 đồng; bà Mai PTh phải nộp lại số tiền 519.129 đồng; bà Nguyễn Thị Thanh Lan phải nộp lại số tiền 4.838.710 đồng; bà Đinh Thị M phải nộp lại số tiền 640.000 đồng; bà Nguyễn Thị Kim P phải nộp lại số tiền 1.600.000 đồng; bà Nguyễn Thị T phải nộp lại số tiền 480.000 đồng; bà Phan Thị Mộng H phải nộp lại số tiền 2.640.000 đồng; ông Nguyễn Văn C phải nộp lại số tiền 5.161.290 đồng; bà Lê Thị Khánh D phải nộp lại số tiền 2.700.000 đồng; bà Kim Thị Thanh X phải nộp lại số tiền 800.000 đồng; bà Nguyễn Thị H phải nộp lại số tiền 3.709.677 đồng; bà Trần Thị Thu H phải nộp lại số tiền 1.360.000 đồng; bà Ngô Thị H phải nộp lại số tiền 967.742 đồng; bà Hồ Thị T phải nộp lại số tiền 5.483.871 đồng; bà Nguyễn Thị Mộng TH phải nộp lại số tiền 161.290 đồng.

- Buộc các bị cáo K, T, S, Văn Tr 1, Phú Tr 2 phải liên đới theo phần bằng nhau để trả lại cho những người vay với tổng số tiền 181.307.681 đồng, chia phần cho các bị cáo, mỗi bị cáo phải trả 36.261.536 đồng (ba mươi sáu triệu hai trăm sáu mươi mốt ngàn năm trăm ba mươi sáu đồng), cụ thể:

Trả lại cho bà Nguyễn Thị Kim Ph số tiền 63.873.532 đồng; ông Trương Quốc K số tiền 2.335.000 đồng, bà Lã Thị T số tiền 431.250 đồng; bà Vũ Thị M số tiền 69.589 đồng, bà Mai PTh số tiền 2.015.429 đồng, bà Nguyễn Thị Lan Tsố tiền 6.544.260 đồng, bà Đinh Thị M số tiền 5.220.000 đồng, bà Nguyễn Thị Kim P số tiền 1.490.000 đồng, bà Nguyễn Thị T số tiền 2.906.250 đồng, bà Phan Thị Mộng H số tiền 20.563.000 đồng, ông Nguyễn Văn C số tiền 17.167.790 đồng, bà Đỗ Thị H số tiền 1.990.000 đồng, bà Lê Thị Khánh D số tiền 681.250 đồng, bà Kim Thị Thanh X số tiền 16.975.000 đồng, bà Nguyễn Thị H số tiền 1.739.177 đồng, bà Trần Thị Thu H số tiền 3.395.000 đồng, bà Ngô Thị H số tiền 16.859.492 đồng, bà Hồ Thị T số tiền 11.831.371 đồng, bà Nguyễn Thị Mộng TH số tiền 5.220.290 đồng.

- Buộc bị cáo Nguyễn Văn T phải trả lại cho bà Nguyễn Thị Kim Ph số tiền 74.845.000 đồng.

Về án phí: Buc các bị cáo Trần Đăng K, Nguyễn Văn T, Trần Văn S, Lê Văn Tr 1, Trần Phú Tr 2, mỗi bị cáo phải chịu 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm.

Về quyền kháng cáo: Các bị cáo có quyền kháng cáo trong hạn 15 (mười lăm) ngày tính từ ngày tuyên án. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị Kim P, bà Hồ Thị T, bà Nguyễn Thị Kim Ph, ông Trương Quốc K, bà Lã Thị T, bà Vũ Thị M, bà Mai P Th, bà Nguyễn Thị Lan T, bà Đinh Thị M, bà Nguyễn Thị T, bà Phan Thị Mộng H, ông Nguyễn Văn C, bà Đỗ Thị H, bà Lê Thị Khánh D, bà Kim Thị Thanh X, bà Nguyễn Thị H, bà Trần Thị Thu H, bà Ngô Thị H, bà Nguyễn Thị Mộng TH có quyền kháng cáo trong hạn 15 (mười lăm) ngày tính từ ngày được tống đạt hợp lệ bản án.

Bn án này được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

314
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 107/2019/HS-ST ngày 18/11/2019 về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự  

Số hiệu:107/2019/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Tân Phú - Đồng Nai
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 18/11/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký



  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;