Bản án 09/2019/HS-ST ngày 21/02/2019 về tội đánh bạc

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA

BẢN ÁN 09/2019/HS-ST NGÀY 21/02/2019 VỀ TỘI ĐÁNH BẠC

Trong ngày 21 tháng 02 năm 2019, tại Trụ sở TAND huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 07/2019/TLST-HS ngày 31 tháng 01 năm 2019, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 13/2019/QĐXXST-HS ngày 11 tháng 02 năm 2019 đối với các bị cáo:

1. Họ và tên: DVK, sinh năm: 1963.

Nơi ĐKHKTT: xã L, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Nơi cư trú: Thôn M, xã B, huyện Yên Định, Thanh Hóa; nghề nghiệp: Làm ruộng; Trình độ học vấn: 7/10; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Con ông: Dương Văn Vang ( đã chết) và con bà Trịnh Thị Thừ ( đã chết); gia đình có 05 anh em, DVK là con thứ hai. Bị cáo có vợ M, sinh năm: 1966, hiện đang sinh sống tại xã B, huyện Yên Định; có 05 con, lớn nhất 33 tuổi, nhỏ nhất 17 tuổi;

Tiền án, tiền sự: Không.

Về nhân thân: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 12/HSST ngày 08/07/2009 bị TAND huyện Thiệu Hóa xử phạt 12 tháng tù, sau đó kháng cáo, tại bản án phúc thẩm số 162/2009/PT ngày 24/9/2009 của TAND tỉnh Thanh Hóa xử DVK 12 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. DVK đã thi hành xong hình phạt chính và các khoản tiền phải nộp.

Tháng 10/2008 bị Công an huyện Thiệu Hóa xử phạt hành chính về hành vi vận chuyển bảng đề.

Ngày 03/12/2013 bị Công an huyện Thiệu Hóa xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc trái phép, DVK đã thực hiện xong việc nộp phạt.

Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 05/8/2018 đến 11/8/2018 được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Có mặt tại phiên tòa.

2. Họ và tên: NVD, sinh năm: 1961 Nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Thôn M, xã B, huyện Yên Định, Thanh Hóa; nghề nghiệp: Làm ruộng; Trình độ học vấn: 10/10; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Con ông: Nguyễn Ngọc Hòa và con bà Đỗ Thị Kính ( đã chết); gia đình có 07 anh em, Dũng là con đầu. Bị cáo có vợ Trịnh Thị Liên, sinh năm: 1974, hiện đang sinh sống tại xã B, huyện Yên Định; có 02 con, lớn nhất 25 tuổi, nhỏ nhất 23 tuổi;

Tiền sự: Không;

Tiền án: 01 tiền án: Ngày 16/8/1991 bị TAND tỉnh Thanh Hóa xử phạt 06 tháng tù về tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh Quốc gia, được trả tự do tại Tòa, nhưng chưa nộp tiền án phí hình sự sơ thẩm.

Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 02/8/2018 đến 08/8/2018 được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Có mặt tại phiên tòa.

3. Họ và tên: VĐD, sinh năm: 1981 Nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Thôn P, xã L, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa; nghề nghiệp: Làm ruộng; Trình độ học vấn: 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Con ông: Vũ Đình Chúc (đã chết) và con bà Hàn Thị Ngọc, sinh năm 1944, hiện đang sinh sống tại xã L, Thiệu Hóa; gia đình có 03 anh em, Dũng là con thứ hai. Bị cáo có vợ Trần Thị Giang, sinh năm: 1980, hiện đang sinh sống tại thôn P, L, Thiệu Hóa; có 02 con, lớn nhất 11 tuổi, nhỏ nhất 7 tuổi;

Tiền án, tiền sự: Không.

Về nhân thân: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 06/HSST ngày 12/4/2013 của TAND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, VĐD bị phạt 9.000.000đ về tội đánh bạc. Dũng đã thực hiện xong bản án.

Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 02/8/2018 đến 08/8/2018 được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Có mặt tại phiên tòa.

4. Họ và tên: NVS, sinh năm: 1982 Nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Thôn P, xã L, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa; nghề nghiệp: Làm ruộng; Trình độ học vấn: 8/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Con ông: Nguyễn Quốc Võ, sinh năm 1955, hiện đang sinh sống tại xã L, Thiệu Hóa và con bà Nguyễn Thị Na (đã chết); gia đình có 04 anh em, Sỹ là con thứ nhất; Bị cáo có vợ Phạm Thị Ngát, sinh năm: 1980, hiện đang sinh sống tại xã L, huyện Thiệu Hóa; có 02 con, lớn nhất 11 tuổi, nhỏ nhất 05 tuổi;

Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 02/8/2018 đến 08/8/2018 được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Có mặt tại phiên tòa.

5. Họ và tên: LVP, sinh năm: 1981 Nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Thôn M, xã B, huyện Yên Định, Thanh Hóa; nghề nghiệp: Làm ruộng; Trình độ học vấn: 9/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Con ông: Lê Văn Hương, sinh năm 1961 và con bà Lê Thị Nhàn, sinh năm 1961; gia đình có 03 anh em, Phương là con thứ nhất. Bị cáo có vợ Nguyễn Thị Vân, sinh năm: 1990, hiện đang sinh sống tại xã B, huyện Yên Định; có 02 con, lớn nhất 7 tuổi, nhỏ nhất 6 tuổi; Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 02/8/2018 đến 08/8/2018 được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Có mặt tại phiên tòa.

6. Họ và tên: NVC, sinh năm: 1987 Nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Thôn M, xã B, huyện Yên Định, Thanh Hóa; nghề nghiệp: Làm ruộng; Trình độ học vấn: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Con ông: Nguyễn Trọng Huynh, sinh năm 1958 và con bà Lê Thị Hợi, sinh năm 1959; gia đình có mình bị cáo. Bị cáo có vợ Hoàng Thị Hưng, sinh năm: 1989, hiện đang sinh sống tại xã B, huyện Yên Định; có 01 con, 02 tuổi; Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 02/8/2018 đến 08/8/2018 được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Có mặt tại phiên tòa.

7. Họ và tên: NTT, sinh năm: 1977 Nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Thôn M, xã B, huyện Yên Định, Thanh Hóa; nghề nghiệp: Làm ruộng; Trình độ học vấn: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Con ông: Nguyễn Hữu Sơn (đã chết) và con bà Phạm Thị Tơ, sinh năm 1950; gia đình có 03 anh em, Thủy là con thứ nhất. Bị cáo có vợ Trương Thị Hiền, sinh năm: 1978 (đã ly hôn); có 02 con, lớn nhất 15 tuổi, nhỏ nhất 08 tuổi; Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 02/8/2018 đến 08/8/2018 được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Có mặt tại phiên tòa.

8. Họ và tên: HXT, sinh năm: 1973 Nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Thôn T, xã B, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; nghề nghiệp: Làm ruộng; Trình độ học vấn: 06/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Con ông: Hàn Duy Sơn, sinh năm 1949 và con bà Đặng Thị Sáu, sinh năm 1951; gia đình có 04 anh em, Thủy là con thứ nhất. Bị cáo có vợ Hoàng Thị Dung, sinh năm: 1975, hiện đang sinh sống tại xã B, huyện Yên Định; có 02 con, lớn nhất 24 tuổi, nhỏ nhất 17 tuổi; Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 02/8/2018 đến 08/8/2018 được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Có mặt tại phiên tòa.

9. Họ và tên: CVC, sinh năm: 1987 Nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay: Thôn T, xã B, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; nghề nghiệp: Làm ruộng; trình độ học vấn: 11/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; Bố Cao Văn Tới, sinh năm 1963, Mẹ Thiều Thị Đô, sinh năm 1962; gia đình có 04 anh em, Công là con thứ hai, chưa có vợ; Tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo bị tạm giữ từ ngày 02/8/2018 đến 08/8/2018 được thay đổi bằng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Có mặt tại phiên tòa.

- Người làm chứng:

1. M, sinh năm 1966 ( Vắng mặt) Trú tại: Thôn M, xã B, huyện Yên Định, Thanh Hóa.

2. L, sinh năm 1954 ( Vắng mặt) Trú tại: Thôn M, xã B, huyện Yên Định, Thanh Hóa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khong 12 giờ ngày 02/8/2018 NVS, LVP đến quán bia nhà anh DVK tại thôn M, xã B, huyện Yên Định để uống bia. Do quen biết từ trước nên DVK ngồi uống bia cùng Sỹ và Phương đồng thời gọi thêm NVD cùng thôn với DVK đến uống bia. Đến khi uống gần xong DVK nói: “Anh em lên tầng làm tí ba cây” ý nói là đánh bạc thì cả bọn đồng ý. DVK đưa mọi người lên tầng 2, đến phòng thờ bên trong đã có chiếu chải sẵn, DVK lấy bài đưa cho họ. Cả ba bắt đầu đánh bạc, riêng DVK không tham gia chơi mà ngồi xem. Cả bọn tự thống nhất mỗi ván ai được “ Mì ” tức 10 điểm thì cắt ra 10.000 đồng đưa cho DVK để mua chè nước, thuốc lá phục vụ đánh bạc.

Hình thức đánh 03 cây, mỗi ván đặt cược ít nhất là 50.000 đồng rồi dùng bài tú lơ khơ 52 cây loại bỏ ra các cây từ 10, J, Q, K, giữ lại 36 cây từ cây Át đến 9 để chơi. Người chia bài, gọi là người cầm chương, chia cho mỗi người chơi 03 cây, tính tổng 03 cây và lấy tròn số hàng đơn vị với 01 điểm là thấp nhất, 10 điểm là cao nhất, nếu bằng điểm nhau thì xét đến chất bài theo thứ tự từ cao xuống thấp là cơ, rô, tép, bích. Người được 10 điểm được ăn gấp hai lần số tiền người thua đã đặt cược và được cầm chương, người nào được sáp tức ba cây giống nhau thì được ăn gấp ba lần số tiền người đã đặt cược bị thua. Người cầm chương thắng thì được ăn tiền đặt cược của người chơi, nếu thua thì phải trả số tiền tương đương với số tiền người chơi khác đã đặt cược.

Cả ba vừa đánh được vài phút thì có VĐD ở thôn P, xã L, huyện Thiệu Hóa đến nhà DVK uống bia, gặp DVK đang đi lấy nước. DVK nói với Dũng “ lên mà đánh ba cây” rồi DVK đưa Dũng lên tầng 2, đến nơi Sỹ, Phương và NVD đang đánh bạc và tham gia chơi luôn. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày có thêm NVC đến nhà DVK mua thuốc lá và gặp bà M (vợ DVK) đang dọn dẹp dưới bếp, Cương có hỏi DVK thì bà Mãi nói đang ngồi chơi với mấy người bạn trên tầng hai; nghe nói vậy thì Cương đi lên tầng hai thấy Sỹ, Phương, Nguyễn Dũng, Vũ Dũng đang đánh bài ăn tiền, Cương xin tham gia và vào chơi luôn. Khoảng 14 giờ cùng ngày bà Mãi (vợ DVK) đi về quê ở xã L, Thiệu Hóa để dự đám cưới; đến khoảng 15 giờ cùng ngày, DVK để nhà cho đồng bọn đánh bạc và cũng đi về quê tại xã L, Thiệu Hóa để dự đám cưới cùng vợ. Sau khi anh DVK ra khỏi nhà được ít phút thì có NTT ở cùng thôn với DVK đến chơi nhưng không gặp DVK mà thấy Sỹ, Phương, Nguyễn Dũng, Vũ Dũng, Cương đang đánh bạc nên vào chơi cùng. Khoảng gần 16 giờ có HXT đi lên nhà con gái ở Thôn M xã B chơi, khi đi qua nhà DVK thì vào chơi, gọi DVK nhưng không thấy trả lời, nghe ồn ào trên tầng hai nên Thủy đi lên nhà, đến phòng thờ thấy mọi người đang đánh bạc nên Thủy tham gia chơi luôn. Thủy mới đánh được ít phút thì có CVC ở thôn T, xã B cũng đến nhà DVK để hỏi DVK về việc biển số xe bị mất nhưng do DVK không có nhà, lại nghe có tiếng người nói trên tầng 2 nên Công đi lên, thấy đồng bọn đang đánh bạc nên tham gia chơi. Cả bọn đánh đến khoảng hơn 16 giờ cùng ngày thị bị Công an huyện Yên Định và Công an xã B phát hiện bắt quả tang, thu giữ tại chiếu bạc số tiền 9.680.000đ, bao gồm tiền các bị cáo dùng để đánh bạc và số tiền được cắt ra để nhờ DVK mua chè, nước, thuốc lá phục vụ việc đánh bạc, 01 bộ bài tú lơ khơ 52 cây, 01 chiếu cói đã qua sử dụng. Công an Yên Định đã lập biên bản phạm tội quả tang và đưa các đối tượng trên về công an Yên Định để giải quyết.

Đi với bà Mãi (vợ DVK đi đám cưới ở L, Thiệu Hóa) lúc này vừa về đến nhà ở B, thấy Công an bắt các đối tượng đánh bạc tại nhà mình, sợ liên lụy đến chồng cho mượn địa điểm đánh bạc nên đã đến công an Yên Định đầu thú và khai nhận hộ chồng là đã cho đồng bọn đánh bạc tại gia đình. Nhưng sau khi nghe nói vợ nhận tội đánh bạc hộ mình, DVK đã đến công an huyện Yên Định đầu thú, khai nhận việc mình đã khởi xướng cũng như cho các đối tượng đánh bạc mượn địa điểm để đánh bạc tại nhà mình, chuẩn bị bài, chiếu chứ không phải là bà Mãi. Do vậy công an đã bắt tạm giữ đối với DVK và khởi tố điều tra theo quy định của pháp luật.

Quá trình điều tra các bị cáo khai nhận: Khi đánh bạc HXT có 1.200.000 đồng, NVC có 1.230.000 đồng, VĐD có khoảng 1.550.000 đồng, NTT có khoảng 1.500.000 đồng, LVP có khoảng 1.400.000 đồng, NVS có khoảng 800.000 đồng, CVC có 200.000 đồng và NVD có khoảng 700.000 đồng, tổng là 8.580.000 đồng. Như vậy so với số tiền bị thu giữ chênh lệch là 1.100.000 đồng, song theo quy định của pháp luật thì các bị can phải chịu trách nhiệm hình sự chung với số tiền đánh bạc là 9.680.000 đồng.

Tại cơ quan điều tra các bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, lời nhận tội của các bị cáo phù hợp với Biên bản bắt người phạm tội quả tang ngày 02/8/2018, lời khai của người làm chứng cùng tang vật, tài liệu đã thu được có trong hồ sơ vụ án.

Bản cáo trạng số 51 ngày 22/11/2018, Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Định đã truy tố các bị cáo DVK, HXT, NVC, NTT, LVP, NVS, CVC, NVD, VĐD về tội Đánh bạc” theo khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015.

Ti phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Định giữ nguyên quyết định truy tố đối với các bị cáo về tội “ Đánh bạc” và đề nghị Hội đồng xét xử như sau:

Áp dụng khoản 1, 3 Điều 321, Điều 17, Điều 38, điểm s khoản 1, 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015.

Đề nghị xử phạt bị cáo DVK từ 09 tháng đến 12 tháng tù, được trừ đi thời gian tạm giữ, hạn tù tính từ ngày bắt giam thi hành án. Phạt bổ sung bị cáo 12 đến 15 triệu đồng nộp Ngân sách nhà nước.

Áp dụng khoản 1, 3 Điều 321, Điều 17, Điều 38, điểm s khoản 1, 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015.

Đề nghị xử phạt bị cáo NVD từ 06 tháng đến 07 tháng tù, được trừ đi thời gian tạm giữ, hạn tù tính từ ngày bắt giam thi hành án. Đề nghị miễn hình phạt bổ sung cho bị cáo vì thuộc hộ cận nghèo.

Áp dụng khoản 1, 3 Điều 321, Điều 17, Điều 65, điểm s khoản 1, 2 Điều 51, Bộ luật hình sự năm 2015;

Đề nghị xử phạt bị cáo VĐD từ 08 tháng đến 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 16 đến 18 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm; Miễn hình phạt bổ sung cho bị cáo vì thuộc hộ cận nghèo.

Áp dụng khoản 1, 3 Điều 321, Điều 17, Điều 65, điểm i, s khoản 1 Điều 51, Bộ luật hình sự năm 2015;

Đề nghị xử phạt bị cáo NVS từ 08 tháng đến 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 16 đến 18 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm; Phạt bổ sung bị cáo 12 đến 15 triệu đồng nộp Ngân sách nhà nước.

Đề nghị xử phạt bị cáo LVP từ 08 tháng đến 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 16 đến 18 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm; Phạt bổ sung bị cáo 12 đến 15 triệu đồng nộp Ngân sách nhà nước.

Áp dụng khoản 1 Điều 321, Điều 17, Điều 35, điểm i, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015;

Đề nghị xử phạt bị cáo NTT từ 25 đến 30 triệu đồng nộp Ngân sách nhà nước.

Đề nghị xử phạt bị cáo NVC từ 25 đến 30 triệu đồng nộp Ngân sách nhà nước. nước. nước.

Đề nghị xử phạt bị cáo HXT từ 20 đến 25 triệu đồng nộp Ngân sách nhà Đề nghị xử phạt bị cáo CVC từ 20 đến 25 triệu đồng nộp Ngân sách nhà Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 46 Bộ luật hình sự năm 2015, Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đề nghị: Tịch thu nộp ngân sách nhà nước số tiền 9.680.000 là tiền mà các bị cáo sử dụng vào việc đánh bạc. Tịch thu tiêu hủy 01 bộ bài tú lơ khơ 52 cây, 01 chiếu cói hiện đang quy trữ tại Chi cục THADS huyện Yên Định.

Đi với số tiền 110.000.000đ bị cáo DVK và bà Mãi khai khi công an bắt vụ án đánh bạc tại gia đình bị cáo có thu giữ số tiền này và đã trả lại 30.000.000đ, là tiền của con gái bị cáo làm ăn ở nước ngoài gửi về, nhờ bố mẹ trông coi quản lý hộ và không liên quan đến việc phạm tội của các bị cáo, tại phiên tòa hôm nay bị cáo DVK không yêu cầu giải quyết nên không xem xét.

Về án phí: Áp dụng Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Miễn án phí hình sự sơ thẩm cho các bị cáo NVD và VĐD vì thuộc hộ cận nghèo, các bị cáo còn lại phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo đều khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như cáo trạng đã truy tố và xin giảm nhẹ hình phạt.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Tn cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về tội danh: Tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo DVK, HXT, NVC, NTT, LVP, NVS, CVC, NVD, VĐD đều đã khai nhận: Vào chiều ngày 02/8/2018 các bị cáo đã có hành vi đánh bạc dưới hình thức chơi ba cây ăn tiền tại gia đình DVK ở thôn M, xã B, huyện Yên Định. Tổng số tiền sử dụng vào việc đánh bạc là 9.680.000 đồng (Chín triệu sáu trăm tám mươi nghìn đồng). Lời khai của các bị cáo phù hợp với Biên bản bắt người phạm tội quả tang ngày 02/8/2018, các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Do vậy, Hội đồng xét xử sơ thẩm có đủ cơ sở kết luận: Các bị cáo DVK, HXT, NVC, NTT, LVP, NVS, CVC, NVD, VĐD phạm tội Đánh bạc, tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trong vụ án này còn có M là vợ của bị cáo DVK, tại cơ quan điều tra, ban đầu bà Mãi có khai bà là người cho các bị cáo đánh bài, phục vụ chè, nước cho các bị cáo, sau đó bà khai lại: Bà nhận thay chồng mình là DVK, không phải như nội dung bà đã khai trước đó. Quá trình điều tra, truy tố cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chưa thu thập đầy đủ các chứng cứ, tài liệu để khẳng định lời khai nào của bà Mãi là đúng mà chỉ căn cứ vào việc chồng bà là DVK đến nhận tội để xác định bà Mãi không phạm tội là chưa phù hợp. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Tòa án đã trả hồ sơ điều tra bổ sung lần 1, Viện kiểm sát chấp nhận xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án. Tuy nhiên, xét thấy các chứng cứ, tài liệu mà Viện kiểm sát đã thu thập chưa đủ cơ sở để làm rõ vấn đề mà Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung, nên tại phiên tòa ngày 24/01/2019, Hội đồng xét xử tiếp tục trả hồ sơ điều tra bổ sung lần 2 nhưng không được Viện kiểm sát chấp nhận. Theo quy định Hội đồng xét xử không có thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung nữa nên không có cơ sở xác định trách nhiệm của bà Mãi trong vụ án này.

Đi với bị cáo DVK, qua nghiên cứu hồ sơ cũng như tranh tụng tại phiên tòa thì thấy: Các bị cáo đều khẳng định bị cáo DVK là người khởi xướng việc đánh bạc tại nhà mình, bản thân bị cáo DVK cũng thừa nhận mình tự nguyện khai báo, không bị ép cung, nhục hình và chịu trách nhiệm về lời khai của mình trước pháp luật, lời khai của bị cáo DVK phù hợp với lời khai của các bị cáo khác. Tòa án đã trả hồ sơ để yêu cầu làm rõ có biểu hiện của việc nhận tội thay của bị cáo DVK cho vợ hay không, Viện kiểm sát đã kết luận việc truy tố đối với bị cáo DVK về tội đánh bạc là đúng người, đúng tội. Quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo DVK đều khai nhận tội, phù hợp với lời khai của các bị cáo khác nên Hội đồng xét xử xác định bị cáo DVK phạm tội đánh bạc, đồng phạm với các bị cáo khác.

[2] Xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Ngoài bị cáo NVD có 01 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự, các bị cáo khác đều không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Đi với hành vi vận chuyển bảng đề năm 2008 của bị cáo DVK là tiền sự trong vụ án đánh bạc, bị TAND huyện Thiệu Hóa xét xử sơ thẩm, và TAND tỉnh Thanh Hóa xét xử phúc thẩm năm 2009, hiện nay trong hồ sơ không có tài liệu nào thể hiện bị cáo DVK đã thực hiện xong tiền sự này. Tòa án đã trả hồ sơ điều tra bổ sung 02 lần theo quy định của pháp luật để yêu cầu làm rõ, tuy nhiên Viện kiểm sát xác định: Tiền sự này đã được tuyên chung trong cùng bản án của TAND tỉnh Thanh Hóa năm 2009, đã xác minh tại Công an huyện Thiệu Hóa không có hồ sơ lưu của trường hợp này, cũng như đã hết thời hiệu theo quy định của pháp luật, nên không chấp nhận yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án. Hội đồng xét xử nhận định, đây là vấn đề nhân thân của bị cáo DVK cần thiết phải được làm rõ, các chứng cứ thể hiện hành vi này của bị cáo DVK có thể được thu thập tại nhiều cơ quan khác nhau, chứ không chỉ ở Công an huyện Thiệu Hóa. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự, Hội đồng xét xử không được quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung nữa, nên không có cơ sở xem xét có phải là tiền sự hay không. Áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo, không coi là có tiền sự đối với hành vi vận chuyển bảng đề của bị cáo DVK như đã trình bày ở trên.

Quá trình điều tra và tại phiên tòa các bị cáo đều thành khẩn khai báo, nên các bị cáo đều được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015. Các bị cáo HXT, NVC, NTT, LVP, NVS, CVC phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên được áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015.

Bị cáo DVK và VĐD tuy không có tiền án, tiền sự nhưng đã từng bị kết án nên không được áp dụng tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.

Bị cáo NVD có bố là người được tặng thưởng Huân chương kháng chiến; bị cáo DVK có bố được tặng thưởng Huân chương kháng chiến và Huân chương chiến sỹ vẻ vang (BL 505, 506), bản thân DVK có thời gian tham gia quân ngũ (BL 504); bị cáo VĐD có mẹ được tặng thưởng Huân chương kháng chiến, nên các bị cáo này được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Như vậy, bị cáo DVK, bị cáo NVD và bị cáo VĐD đều được hưởng 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 và 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS; các bị cáo HXT, NVC, NTT, LVP, NVS, CVC được hưởng chung 02 tình tiết quy định tại điểm i, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự, cần xem xét để giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo.

[3] Xét tính chất, mức độ phạm tội và hình phạt:

Trong vụ án này, các bị cáo không bàn bạc gì với nhau trước khi phạm tội, khi đánh bạc không bố trí người canh gác, bảo vệ, cũng không có ai cho vay tiền hay cầm cố tài sản gì, khi tham gia chơi chỉ là bột phát rủ nhau chơi chứ không có tổ chức nên chỉ là đồng phạm giản đơn. Mục đích các đối tượng đánh bạc là để hưởng được thua bằng tiền, lấy tiền tiêu xài cá nhân.

Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự công cộng được pháp luật hình sự bảo vệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, cần thiết phải áp dụng pháp luật hình sự để xử lý đối với các bị cáo.

Trong vụ án này hành vi của bị cáo DVK cho các các đối tượng đánh bạc tại nhà mình, số lượng người đánh bạc cũng như giá trị số tiền đánh bạc không đủ định lượng để truy tố về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, nên bị cáo DVK bị truy tố, xét xử với vai trò giúp sức trong vụ án đánh bạc. Tuy nhiên bị cáo DVK lại là người khởi xướng cho các bị cáo khác đánh bạc tại nhà mình, nên xếp bị cáo cùng với các bị cáo tham gia đánh bạc đầu tiên gồm NVD, LVP, NVS ở vị trí số 1 trong vụ án.

Bị cáo DVK có nhân thân xấu, đã bị xử lý hình sự, xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần về hành vi đánh bạc, ngày 02/8/2018 lại khởi xướng cho các bị cáo đánh bạc tại nhà mình nên cần áp dụng hình phạt tù có thời hạn để cải tạo giáo dục bị cáo thành công dân tốt.

Bị cáo NVD đã bị TAND tỉnh Thanh Hóa xét xử vào năm 1991, qua xác minh hiện nay số tiền án phí hình sự sơ thẩm của bán án chưa được bị cáo NVD thực hiện, bản thân bị cáo cũng không có chứng cứ nào thể hiện mình đã nộp, nên Hội đồng xét xử xác định bị cáo thuộc trường hợp tái phạm, và bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự.

Các bị cáo VĐD, NVC, NTT tham gia đánh bạc sau nên được xếp ở vị trí số hai trong vụ án. Bị cáo VĐD năm 2013 bị TAND huyện Thiệu Hóa xử phạt tiền về hành vi đánh bạc, mặc dù bị cáo đã thực hiện xong bản án, nhưng bị cáo thuộc trường hợp có nhân thân xấu, thời gian chơi bài tương đối dài so với các bị cáo còn lại (từ 13 giờ đến hơn 16 giờ ngày 02/8/2018), cần áp dụng hình phạt tù đối đối với bị cáo để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Bị cáo Cương và NTT tham gia đánh hạn chế hơn nên được áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính.

Đi với bị cáo HXT và CVC tham gia đánh bạc với thời gian ngắn, mức độ tham gia đánh bạc hạn chế nhất nên giữ vị trí số 3 trong vụ án, áp dụng hình phạt tiền cho các bị cáo này với mức thấp hơn đối với bị cáo Cương và NTT là phù hợp.

Về hình phạt bổ sung: Các bị cáo DVK, LVP, NVS còn bị áp dụng hình phạt bổ sung bằng tiền theo quy định tại khoản 3 Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo NVD và VĐD vì thuộc hộ cận nghèo, không có công việc ổn định. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo đã áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền.

Bị cáo DVK không được chấp nhận miễn hình phạt bổ sung vì năm 2019 gia đình bị cáo DVK không còn là hộ nghèo hoặc cận nghèo. (BL 565) [4] Về xử lý vật chứng:

Số tiền 9.680.000đ thu được từ chiếu bạc, hiện nay đang được lưu giữ tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Định, là tiền mà các bị cáo sử dụng vào việc đánh bạc, do vậy cần tịch thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 BLHS 2015.

Đi với 01 bộ bài tú lơ khơ 52 cây và 01 chiếu cói không còn giá trị sử dụng được các bị cáo dùng vào việc phạm tội, hiện đang lưu giữ tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Định, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 47 BLHS 2015, điểm c khoản 2 Điều 106 BLTTHS 2015 cần tịch thu tiêu hủy.

Đi với số tiền 110.000.000đ mà bị cáo DVK và bà Mãi khai khi công an khám nhà, có thu giữ số tiền này, là tiền của con gái bị cáo DVK vừa đi lao động ở Nhật về, đang để trong va ly cá nhân, bị công an thu giữ, hiện nay gia đình bị cáo DVK mới được nhận lại 30.000.000đ. Hội đồng xét xử nhận định nếu lời khai của bị cáo DVK và bà Mãi là thật thì con gái bị cáo DVK có quyền được nhận lại tiền, đồng thời cơ quan điều tra phải lấy lời khai thể hiện ý kiến của con gái bị cáo DVK để giải quyết trong vụ án. Đây là vật chứng có liên quan đến vụ án, cần thiết phải xử lý.

Quá trình điều tra, truy tố không có tài liệu gì về khoản tiền 110.000.000đ này, khi Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát, bị cáo DVK và bà Mãi cũng như một số bị cáo khác mới khai có thu giữ của gia đình bị cáo DVK số tiền này. Đây là tình tiết mới phát sinh trong vụ án. Do vậy tại phiên tòa ngày 24/01/2019, Hội đồng xét xử tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung, yêu cầu làm rõ nguồn gốc và cách thức xử lý 110.000.000đ thu giữ tại gia đình bị cáo DVK như các bị cáo đã khai. Sau khi nhận lại hồ sơ, Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Định cho rằng: Đây là số tiền của con gái bị cáo DVK, không liên quan đến việc phạm tội, không thể hiện tại Biên bản phạm tội quả tang hoặc các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án, mặt khác đây quan hệ dân sự về tài sản, nếu người đã thu giữ không trả lại tài sản hoặc chưa trả hết thì chủ sở hữu quản lý tài sản có thể kiện ra Tòa để yêu cầu giải quyết theo quy định về tố tụng dân sự (BL 591), nên không chấp nhận điều tra bổ sung.

Tại phiên tòa hôm nay bị cáo DVK không xuất trình được các tài liệu gì chứng minh cho việc gia đình mình bị công an thu giữ 110.000.000đ và đã nhận lại 30.000.000đ như khai ở trên, cũng không yêu cầu giải quyết.

Hi đồng xét xử xét thấy mặc dù cần thiết phải điều tra làm rõ và xử lý đối với số tiền 110.000.000đ thu giữ tại gia đình bị cáo DVK như các bị cáo đã khai, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho con gái bị cáo DVK cũng như gia đình bị cáo DVK, nhưng theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự, Tòa án đã trả hồ sơ điều tra bổ sung lần thứ 2, Hội đồng xét xử không được quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung nữa, nên không có cơ sở xem xét xử lý đối với số tiền này.

[5] Về án phí:

Miễn án phí cho bị cáo NVD và bị cáo VĐD vì là hộ cận nghèo. Các bị cáo khác phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 321, Điều 17, Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015.

1. Tuyên bố: Các bị cáo DVK, HXT, NVC, NTT, LVP, NVS, CVC, NVD, VĐD phạm tội “Đánh bạc”.

Áp dụng khoản 1 Điều 321, Điều 17, Điều 58, Điều 38, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 260, Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đối với các bị cáo DVK, NVD, VĐD. Riêng bị cáo NVD áp dụng thêm điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015.

Xử phạt bị cáo DVK 09 (Chín) tháng tù, được trừ đi 06 ngày tạm giữ, bị cáo còn phải chấp hành 08 (Tám) tháng 24 (Hai mươi tư) ngày tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Xử phạt bị cáo NVD 09 (Chín) tháng tù, được trừ đi 06 ngày tạm giữ, bị cáo còn phải chấp hành 08 (Tám) tháng 24 (hai mươi tư) ngày tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Xử phạt bị cáo VĐD 07 (Bảy) tháng tù, được trừ đi 06 ngày tạm giữ, bị cáo còn phải chấp hành 06 (Sáu) tháng 24 (Hai mươi tư) ngày tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Áp dụng khoản 1 Điều 321, Điều 17, Điều 58, Điều 65, điểm i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 260, Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đối với các bị cáo NVS và LVP.

Xử phạt bị cáo NVS 09 (Chín) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 18 (Mười tám) tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Xử phạt bị cáo LVP 09 (Chín) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 18 (Mười tám) tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao bị cáo NVS cho UBND xã L, huyện Thiệu Hóa, LVP cho UBND xã B, huyện Yên Định giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

Áp dụng khoản 1 Điều 321, Điều 17, Điều 58, Điều 35, điểm i, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 260, Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đối với các bị cáo NTT, NVC, HXT, Nguyễn Văn Công.

Xử phạt bị cáo NTT 25.000.000đ (Hai mươi lăm triệu đồng) nộp ngân sách Nhà nước.

Xử phạt bị cáo NVC 25.000.000đ (Hai mươi lăm triệu đồng) nộp ngân sách Nhà nước.

Xử phạt bị cáo HXT 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng) nộp ngân sách Nhà nước.

nước.

Xử phạt bị cáo CVC 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng) nộp ngân sách Nhà Áp dụng khoản 3 Điều 321 BLHS năm 2015, phạt bổ sung các bị cáo:

DVK 15.000.000đ (Mười lăm triệu đồng), NVS 15.000.000đ (Mười lăm triệu đồng), LVP 15.000.000đ (Mười lăm triệu đồng) nộp Ngân sách nhà nước.

2. Về xử lý vật chứng: Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 46, điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015, Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Tch thu nộp ngân sách nhà nước số tiền 9.680.000đ (Chín triệu sáu trăm tám mươi nghìn đồng) theo phiếu thu số PT65 ngày 23/11/2018 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Yên Định.

Tch thu tiêu hủy 01 bộ bài tú lơ khơ 52 cây và 01 chiếu cói được các bị cáo dùng vào việc phạm tội, theo phiếu nhập kho số NK 11/2019 ngày 23/11/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Định.

3. Về án phí: Áp dụng khoản 2 Điều 135, khoản 2 Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Buộc DVK, HXT, NVC, NTT, LVP, NVS, CVC, mỗi bị cáo phải chịu 200.000đ án phí hình sự sơ thẩm nộp ngân sách Nhà nước.

Áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, miễn tiền án phí hình sự sơ thẩm cho các bị cáo NVD và VĐD.

4. Về quyền kháng cáo bản án: Các bị cáo được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

365
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 09/2019/HS-ST ngày 21/02/2019 về tội đánh bạc

Số hiệu:09/2019/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Yên Định - Thanh Hoá
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 21/02/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký



  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;