Bản án 06/2018/HSST ngày 31/01/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN KBANG - TỈNH GIA LAI

BẢN ÁN 06/2018/HSST NGÀY 31/01/2018 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Trong ngày 31/01/2018, tại Hội trường xét xử, TAND huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 31/2017/HS-ST ngày 21/11/2017 đối với các bị cáo:

1. Lê Phước N – tên gọi khác: Hổ, sinh ngày 01/01/1967 tại B, Tây Ninh; nơi ĐKHKTT: Ấp A, xã L, huyện B, tỉnh Tây Ninh; nghề nghiệp: Không ổn định; trình độ học vấn: 01/10. Tiền sự: Không, tiền án: Có 01 tền án (Ngày 16/7/1997 bị TAND huyện B, tỉnh Tây Ninh xử phạt 09 tháng tù về tội “đánh bạc” và tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân” theo bản án số 14/STHS). Con ông Lê Công T và bà Nguyễn Thị C (đều đã chết); Vợ là Võ Thị Hoa L, sinh năm 1968; có 02 con sinh năm 1989 và 1992. Bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 27/4/2017 cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.

2. Phan Văn V, tên gọi khác: R, sinh ngày 16/5/1970 tại B, Tây Ninh; nơi ĐKHKTT: Ấp A, xã L, huyện B, tỉnh Tây Ninh; nghề nghiệp: Không; Trình độ học vấn: 02/12. Tiền án, tiền sự: Không. Con ông Phan Văn K và bà Lê Thị D (đều đã chết); Vợ là Lê Thị L, sinh năm 1966; có 01 con sinh năm 1994. Bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 27/4/2017 cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.

3. Trương Duy K – tên gọi khác: Không, sinh ngày 09/02/1995 tại B, Tây Ninh; nơi ĐKHKTT: Ấp A, xã L, huyện B, tỉnh Tây Ninh; nghề nghiệp: Buôn bán; Trình độ học vấn: 10/12. Tiền án, tiền sự: Không. Con ông Trương Văn C và bà Lưu Thị L. Bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 26/8/2017 cho đến nay, có mặt tại phiên tòa.

* Luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Văn V: Ông Tống Đức N, sinh năm 1968 – Văn phòng Luật sư H thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Gia Lai (có mặt); Địa chỉ: Số 26 đường L, TP. P, tỉnh Gia Lai.

*Người bị hại:

1. Ông Hứa Văn L, sinh năm 1958 (có mặt); Địa chỉ: Thôn 1, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai;

2. Ông Nguyễn Trọng T, sinh năm 1960 (vắng mặt);

Địa chỉ: Tổ dân phố 2, thị trấn K, huyện K, tỉnh Gia Lai.

3. Ông Đặng Quốc T, sinh năm 1956 (có mặt);

4. Bà Phạm Thị X, sinh năm 1967 (có mặt);

5. Bà Mông Thị M, sinh năm 1963 (có mặt);

Địa chỉ: Cùng trú tại thôn 2, xã L, huyện K, tỉnh Gia Lai;

6. Bà Nguyễn Thị D, sinh năm 1974 (có mặt); Địa chỉ: Làng Đ, xã S, huyện K, tỉnh Gia Lai;

7. Bà Kiều Thị Y, sinh năm 1972 (có mặt); Địa chỉ: Làng Đ, xã K, huyện K, tỉnh Gia Lai;

*Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Võ Thị Hoa L, sinh năm 1968 (có mặt);

2. Bà Lê Thị L, sinh năm 1966 (có mặt);

Địa chỉ: Cùng trú tại ấp A, xã L, huyện B, tỉnh Tây Ninh.

3. Ông Nguyễn Văn G, sinh năm 1965 (có mặt); Địa chỉ: Ấp H, xã V, thị xã V, tỉnh Sóc Trăng.

4. Bà Nguyễn Thị C, sinh năm 1970 (có mặt); Địa chỉ: Ấp 1, xã T, huyện K, tỉnh Sóc Trăng.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Qua các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và quá trình xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, nội D vụ án được tóm tắt như sau:

Vào khoảng thời gian đầu tháng 4/2017, Lê Phước N gọi điện thoại rủ Phan Văn V cùng đi lừa bán đồ cổ giả để kiếm tiền nên V đồng ý. Cả hai bàn bạc, thống nhất với nhau V là người bỏ tiền vốn mua các bộ đồ bằng kim loại màu đồng gồm một đồ vật có hình hồ lô, bên ngoài có họa tiết phức tạp và hai đồ vật có hình con cóc ba chân, còn N trực tiếp gặp gỡ người dân để chào bán hàng. Khi chiếm đoạt được tiền thì cả hai chia tiền đều cho nhau. Sau khi đã thống nhất, cả hai đi mỗi người một xe máy đến gặp nhau tại thị xã G, tỉnh Đăk Nông để đi lừa bán. V đi xe máy loại Waves, biển số 83K1-0194 từ ấp 1, xã T, huyện K, tỉnh Sóc Trăng. N đi xe máy loại Sirius, biển số 70C1-12031 từ ấp A, xã L, huyện B, tỉnh Tây Ninh cùng lên trọ tại thị xã G Nghĩa nhưng chưa lừa bán được cho ai. Lúc này, Đinh Văn H và Đặng Văn Đ (đều trú tại tổ 4, ấp A, xã L, huyện B, tỉnh Tây Ninh) gọi cho N rồi cùng hẹn gặp nhau để đi bán. Tối ngày 11/4/2017, cả 04 người đón xe khách Cô H đến thị xã A rồi thuê hai phòng tại nhà trọ 123 thuộc phường A, thị xã A để ở. V với N ở một phòng còn H với Đ ở một phòng để đi bán riêng. V gọi điện đặt mua 14 bộ đồ kim loại như trên của anh Bùi Văn N tại phường 1, quận X, TP. Hồ Chí Minh với giá mỗi bộ là 1.390.000 đồng gửi theo xe khách cho V về thị xã A, tỉnh Gia Lai. V đã bán lại cho Đinh Văn H 01 bộ đồ kim loại bằng đồng, bán lại cho Lê Phước A - là con trai của N tất cả 04 bộ đồ kim loại bằng đồng, số còn lại V và N đem đi lừa bán nhằm chiếm đoạt tài sản của nhiều người. Với thủ đoạn sử dụng đất đỏ trộn với nước rồi bôi trét lên các đồ vật bằng đồng để giả làm đồ cổ vừa mới đào được dưới đất lên, khi đi lừa cả hai cải trang mặc đồ lao động như người điều khiển xe máy múc. Khi gặp người dân thì đặt vấn đề là người lái máy múc của công trình gần đó, múc được các đồ vật trên ở dưới đất là đồ cổ có giá trị cao, muốn bán vì sợ người khác phát hiện sẽ bị chia phần hoặc mang đi bán sẽ bị đuổi việc.... Để tạo thêm lòng tin cho người mua, cả hai còn gọi điện cho người thứ ba rồi mở loa lớn để cho người mua nghe là có người khác muốn mua với giá cao hoặc N giả gọi điện thoại nói chuyện để đánh lừa người mua tưởng các đồ vật trên là đồ cổ thật, đã có người mua giá cao. Cụ thể các lần như sau:

Lần thứ nhất: Vào sáng ngày 13/4/2017 V và N mặc đồ như người đi lao động và mang theo một bộ đồ đồng giả đồ cổ rồi điều khiển xe mô tô Sirius, biển số 70C1- 120.31 của N chở nhau đi vào huyện K, khi đi qua khỏi thị trấn K một đoạn khoảng 02 km thì cả hai dừng xe trên đường Trường Sơn Đông rồi dùng tay bốc đất đỏ dọc đường trộn với nước mang theo bôi trét lên bộ đồ kim loại màu đồng giả cổ rồi đi tiếp. Khoảng 10 giờ 30 phút cùng ngày thì cả hai đi đến nhà ông Hứa Văn L (trú tại thôn 1, xã S, huyện K) đặt vấn đề là người lái máy múc mới đào được bộ đồ cổ bằng đồng đang tìm thầy cúng xem lại đồ cổ, mục đích của N và V là để ông L tưởng là mới đào được thật. Trong lúc ông L đang xem các đồ vật đó thì N cầm điện thoại đi ra ngoài và nói to như người gọi điện thoại với nội D là có người phụ nữ mua nhôm nhựa ở Kbang muốn mua bộ đồ trên với giá là 10.000.000 đồng. Rồi cả N và V gạ hỏi ông L có mua không, nếu không mua thì họ mang ra K bán cho bà nhôm nhựa. Vì tin tưởng là đồ cổ mới đào được và cũng có người đang muốn mua nên ông L đã mua với giá là: 9.000.000 đồng. Sau khi thống nhất giá cả ông L lấy 6.000.000 đồng đưa cho V và hẹn chiều quay lại sẽ trả hết 3.000.000 đồng còn lại. V cầm tiền mà không đếm lại rồi cả hai bỏ đi về, không quay lại lấy số tiền còn tH nữa. Trên đường đi về đến chỗ đã dừng bôi trét đất đỏ lúc đi thì cả hai dừng lại dùng tay bốc đất đỏ bỏ vào bao ni lông mang về nhà trọ để sử dụng cho những lần lừa bán sau này.

Lần thứ hai: Ngày 14/4/2017, V và N tiếp tục mang theo một bộ đồ cổ giả đã bôi đầy đất đỏ đi vào huyện K. Đến khoảng 12 giờ 30 phút cùng ngày thì cả hai đi đến nhà rẫy của ông Nguyễn Trọng T (trú tại tổ dân phố Y, thị trấn K) tại Đ V và N cũng bằng thủ đoạn gian dối và đã gạ bán cho ông T. Sau khi xem hàng ông T tin là đồ cổ mới đào được dưới đất nên đã đồng ý mua với giá 18.000.000 đồng. Sau đó ông T gọi điện cho con trai ở nhà mang tiền vào rẫy đưa cho V số tiền 18.000.000 đồng. V cầm tiền rồi cả hai vội lái xe máy đi về nhà trọ.

Lần thứ ba: Vào sáng ngày 16/4/2017, V và N tiếp tục mang theo một số bộ đồ cổ giả đã bôi đầy đất đỏ đi vào huyện Kbang. Đến khoảng 11 giờ cùng ngày thì cả hai đi đến nhà ông Đặng Quốc T (trú tại thôn 2, xã L, huyện K) sau khi gặp ông T, cả hai cũng bằng thủ đoạn gian dối như trên đặt vấn đề bán cho ông T. Sau khi xem và ông T tin tưởng là đồ cổ mới đào được dưới đất và tin tưởng lời nói của N và V là có bà đồng nát đang muốn mua nên ông T đã mua hai con cóc ba chân bằng kim loại màu đồng của N và V với số tiền là 1.500.000 đồng. Sau đó cả hai vội vàng bỏ đi nơi khác.

Lần thứ tư: Sau khi lừa bán được hai con cóc bằng kim loại xong thì cả hai mang bình hình hồ lô đến nhà bà Phạm Thị X (trú tại thôn 2, xã L, huyện K) để gạ bán cũng với thủ đoạn gian dối là công nhân lái máy múc đào được đồ cổ có giá trị nên muốn bán với giá 10.000.000 đồng. Hai vợ chồng bà X từ chối không mua thì N đi ra ngoài cầm điện thoại nói chuyện với nội D là có người đàn ông trong điện thoại nói bình hồ lô bát tiên quý lắm, mang vào Sài Gòn là bán được 10.000.000 đồng và nói với vợ chồng bà X là múc được bình hồ lô ở độ sâu 10m dưới đất. Bà X đã tin tưởng là đồ cổ quý hiếm mới đào được dưới đất nên đồng ý mua với giá 4.000.000 đồng. Sau khi cả hai lấy được tiền thì bỏ đi về nhà trọ tại thị xã A.

Lần thứ năm: Ngày 20/4/2017, V và N tiếp tục mang theo một bộ đồ cổ giả đã bôi đầy đất đỏ đi vào huyện K. Đến khoảng 12 giờ trưa cùng ngày thì cả hai đi đến nhà của bà Mông Thị M (trú tại thôn 2, xã L, huyện K) đặt vấn đề với vợ chồng bà M tương tự như các lần trên và giả gọi điện thoại nói chuyện với người thứ ba. Sau đó, N nói là mới gọi cho bà mua nhôm nhựa, bà đó trả giá bộ đồ trên với số tiền 8.000.000 đồng. Nghĩ là đồ cổ thật có giá trị nên vợ chồng bà M đã thống nhất mua bộ đồ vật trên với số tiền 8.000.000 đồng. Do không có đủ tiền nên bà M đưa trước 3.000.000 đồng và hẹn đến tối cùng ngày hai người quay lại sẽ đưa tiếp số tiền còn lại. N và V cầm tiền rồi đi về nhà trọ luôn mà không quay lại lấy số tiền còn tH nữa.

Lần thứ sáu: Vào ngày 23/4/2017, N và V tiếp tục lái xe mô tô Sirius, biển số 70C1- 120.31 vào Kbang, cả hai mặc đồ như người lao động và mang theo một bộ đồ đồng  mỹ nghệ đã trét đầy đất đỏ. Đến khoảng 11 giờ trưa cùng ngày, cả hai vào nhà chị Nguyễn Thị D (trú tại làng Đ, xã S, huyện K) đặt vấn đề là người lái máy múc làm ở ngã ba Đ múc được một cái ghè trong đó có bộ đồ vật như trên tìm thầy cúng xem. Trong lúc vợ chồng chị D đang xem các đồ vật thì N đi ra ngoài cầm điện thoại nói chuyện khống với nội D là bộ đồ cổ đó có giá trị và sẽ trả cho N và V mỗi người một tháng lương, N tự nói lương mỗi tháng một người là 12.000.000 đồng, sau đó N nói lại với chị D là người đàn ông nói chuyện điện thoại trả 25.000.000 đồng, nếu anh chị mua thì để lại cho để khỏi phải đem đi xa. Vợ chồng chị D tưởng là đồ cổ có giá trị thật nên đã mua bộ đồ kim loại màu đồng đó với giá 25.000.000 đồng và đưa đủ số tiền trên cho V. Nhận được tiền N còn nói “để chiều em lấy cái ghè múc bị bể đưa vào cho anh chị xem” và dặn vợ chồng chị D có đi ngang qua ngã ba Đ thì đừng nói gì hết vì sợ những người làm cùng đòi chia tiền. Sau đó cả hai đi thẳng về nhà trọ tại thị xã A.

Lần thứ bảy: Đến ngày 24/4/2017, V và N tiếp tục mang theo một bộ đồ cổ giả đi vào xã K, huyện K. Khi đi đến gần làng Đ, cả hai dừng xe máy dọc đường, dùng tay bốc đất đỏ trộn với nước rồi bôi, trét lên bộ đồ kim loại đồng mang theo. Đến khoảng 11 giờ cùng ngày, cả hai đi đến nhà của chị Kiều Thị Y (trú tại làng Đ, xã K, huyện K) để lừa bán. N trực tiếp đi vào nói chuyện với vợ chồng chị Y còn V đứng ở xe máy dựng ngoài sân. Khi vào gặp vợ chồng chị Y thì N nói hai người là công nhân máy múc làm công trình thoát nước ở gần S có đào được dưới đất một cái ghè trong đó có một bình hồ lô và hai con cóc bằng đồng nên đang tìm thầy bói xem Đ là đồ của dân tộc hay của Ba Tàu. N còn nói khi múc được cái này không cho ai biết, mua giùm chứ công ty đang làm không đi đâu được. Nếu ông chủ biết được thì sẽ giành hết phần. Chị Y có hỏi “Sao không bán ở Sơn Lg mà đem vô Đ” N đáp lại “Vào Đ kiếm thầy bói để xem có phải đồ cổ không”. Để tạo thêm lòng tin, N lấy điện thoại di động gọi cho Trương Duy K (trú tại ấp A, xã L, huyện B, tỉnh Tây Ninh) rồi mở loa ngoài để cho vợ chồng chị Y nghe nội D nói chuyện, vì trước đó N và K đã thống nhất với nhau nội D: Khi N gọi điện trong lúc lừa bán thì K nói chuyện qua điện thoại trả giá cao nhằm làm cho người khác nghe và tưởng thật. N nói với K: “Có phải chú Út trong Sài Gòn không” K nói lại “đúng rồi, sao tụi bây biết tao, nghe nói tụi bây lượm được cái gì à”. N nói: “hai thằng múc được dưới ngôi mộ một bình hồ lô và hai con cóc bằng đồng”. K nói tiếp “Bằng đồng thì tụi bây gửi về cho chú, tụi bây làm ở đó lương tháng được bao nhiêu”? N nói rằng: Mỗi người một tháng được 10.000.000 đồng. Rồi sau đó, K nói sẽ cho mỗi người một tháng lương. Sau khi nghe điện thoại của N vợ chồng chị Y tin tưởng các đồ vật trên là đồ cổ mới đào được dưới đất và nghĩ có người muốn mua thật nên vợ chồng chị Y đã đồng ý mua bộ đồ cổ giả trên với giá 20.000.000 đồng. Chị Y vào trong nhà lấy 20.000.000 đồng đưa cho N và V. V cầm lấy tiền bỏ vào túi quần mà không hề đếm lại có đủ hay không rồi cả hai vội vàng bỏ đi. Về đến nhà trọ cả hai đem tiền ra đếm, thấy đủ 20.000.000 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lại chia ra mỗi người được 9.000.000 đồng.

Tổng số tiền  mà các bị cáo đã chiếm đoạt của những người bị hại là: 77.500.000 đồng.

Đối với những người bị hại sau khi mua xong đồ cổ giả đã phát hiện là bị lừa nên làm đơn báo cáo cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kbang về hành vi lừa đảo của Lê Phước N và Phan Văn V. Trong khi cơ quan cảnh sát điều tra đang truy tìm N và V thì đến trưa ngày 27/4/2017, N và V đang sử dụng bộ đồ kim loại tương tự như trên để đi lừa đảo với thủ đoạn tương tự tại xã Krong thì bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Kbang phát hiện bắt khẩn cấp, thu giữ phương tiện cùng tang vật của vụ án.

Theo kết luận số: 26/KL-HĐĐG ngày 26/6/2017 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Kbang đã xác định tổng giá trị của 06 (sáu) bình hồ lô làm bằng kim loại màu đồng và 12 con cóc ba chân bằng kim loại màu đen trên thị trường tại thời điểm tháng 4/2017 mà N và V đã sử dụng để lừa đảo là: 6.675.000 đồng.

Quá trình điều tra và tại phiên tòa Luật sự bào chữa cho bị cáo V; các bị cáo, các bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có ý kiến hay khiếu nại gì về kết luận định giá tài sản nêu trên.

Tại Bản cáo trạng số: 30/CTr-VKS ngày 21/11/2017, VKSND huyện Kbang đã truy tố Lê Phước N, Phan Văn V về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 139 BLHS và truy tố Trương Duy K về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 139 BLHS.

Tại phiên tòa các bị cáo Lê Phước N, Phan Văn V và Trương Duy K đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như nội D bản Cáo trạng đã nêu.

Tại phiên toà, đại diện VKSND huyện Kbang vẫn giữ nguyên quyết định truy tố các bị cáo về tội danh, điều luật áp dụng như nội D bản Cáo trạng đã nêu và đề nghị HĐXX tuyên bố các bị cáo Lê Phước N, Phan Văn V và Trương Duy K phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Đồng  thời, đề nghị HĐXX áp dụng:

- Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 33 và Điều 53 BLHS đề nghị xử phạt bị cáo Lê Phước N từ 36 đến 40 tháng tù.

- Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 33 và Điều 53 BLHS đề nghị xử phạt bị cáo Phan Văn V từ 30 đến 33 tháng tù.

- Áp dụng khoản 1 Điều 139; các điểm h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 33 và Điều 53 BLHS đề nghị xử phạt bị cáo Trương Duy K từ 05 đến 05 tháng 15 ngày tù.

Xét thấy các bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không đề nghị hình phạt bổ sung đối với các bị cáo.

Về xử lý vật chứng:

- Đối với 01 (một) xe mô tô BKS 83K1 – 0194 và 01 (một) giấy đăng ký xe mô tô, xe máy số 00440, BKS: 83K1 – 0194 là xe và giấy tờ xe của bà Nguyễn Thị C, bị cáo V đã sử dụng làm phương tiện đi lừa đảo, bà C không biết nên đề nghị trả lại xe và giấy tờ xe cho bà C.

- Đối với 01 (một) xe mô tô BKS 70C1 – 120.31 là tài sản chung của bà Võ Thị Hoa L và bị cáo N, bị cáo N đã sử dụng làm phương tiện đi lừa đảo, bà L không biết nên đề nghị trả lại xe cho bà L.

- Tạm giữ các giấy tờ của bị cáo N và bị cáo V trong thời gian thi hành án phạt tù, các bị cáo được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù:

+ 01 (một) thẻ Ngân hàng Agribank mang tên Phan Văn V, mã số thẻ: 9704050666156539;

+ 01 (một) giấy phép lái xe hạng A1 của Phan Văn V, số AK 076568, cấp ngày 08/5/2009;

+ 01 (một) CMND số 290485254 mang tên Phan Văn V do Công an tỉnh Tây Ninh cấp ngày 28/01/2004;

+ 01 (một) CMND số 290347202 mang tên Lê Phước N do Công an tỉnh Tây Ninh cấp ngày 18/02/2009;

- Đối với 01 (một) điện thoại di động hiệu NOKIA 130, bên trong có sim thuê bao số: 01672564407 và 01 (một) điện thoại di động hiệu SAMSUNG GT – C3520, màu đen, loại nắp bật, bên trong có sim thuê bao số: 0963727922 là điện thoại mà các bị cáo đã sử dụng để liên lạc với nhau để  đi lừa đảo nên đề nghị tịch thu bán sung vào Ngân sách Nhà nước.

- Đối với 09 (Chín) bộ đồ kim loại màu đồng tương tự nhau là tài sản mà các bị cáo sử dụng để đi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nên cần tịch thu bán sung vào Ngân sách Nhà nước.

- Đối với số tiền tiền 77.500.000 đồng (bảy mươi bảy triệu năm trăm ngàn đồng) cần trả lại cho những người bị hại.

Về trách nhiệm dân sự: Các bị cáo đã tác động gia đình nộp đầy đủ số tiền đã lừa đảo chiếm đoạt của những người bị hại cho Cơ quan cảnh sát điều tra là 77.500.000 đồng, đề nghị trả lại cho những người bị hại, mỗi người cụ thể số tiền như sau: Ông Hứa Văn L số tiền 6.000.000 đồng; ông Nguyễn Trọng T số tiền 18.000.000 đồng; ông Đặng Quốc T số tiền 1.500.000 đồng; bà Phạm Thị X số tiền 4.000.000 đồng; bà Mông Thị M số tiền 3.000.000 đồng; bà Nguyễn Thị D số tiền 25.000.000 đồng và bà Kiều Thị Y số tiền 20.000.000 đồng.

Về án phí: Do các bị cáo đã tác động gia đình bồi thường, khắc hậu quả nên không phải chịu án phí DSST.

Các bị cáo Lê Phước N, Phan Văn V và Trương Duy K phải chịu án phí HSST theo qui định của pháp luật.

Các bị cáo không tranh luận gì với đại diện Viện kiểm sát.

Những người bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có ý kiến tranh luận.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Văn V, ông Tống Đức N nhất trí với bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kbang về tội danh và điều luật mà VKS đã truy tố đối với bị cáo V và nêu lên những tình tiết để HĐXX xem xét khi quyết định hình phạt:

Bị cáo V không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau Đ gọi là BLHS). Bị cáo được hưởng 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS đó là: Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo V đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bị cáo đã tác động gia đình nộp số tiền đã lừa đảo chiếm đoạt của những người bị hại cho cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra. Đ là 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại điểm b, s khoản 1 Điều 51 BLHS. Ngoài ra, bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án, có thời gian phục vụ trong quân ngũ. Tại phiên tòa có 03/06 người bị hại đã có yêu cầu xin giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo là tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS. Do đó, đề nghị HĐXX áp dụng Điều 54 để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với bị cáo, cho bị cáo được hưởng mức án từ 18 đến 24 tháng tù.

Các bị cáo trình bày là đã nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt để bị cáo sớm quay về với gia đình, xã hội và trở thành công dân tốt.

NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Trên cơ sở nội D vụ án, căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa; Hội đồng xét xử nhận thấy như sau:

Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện Kbang, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện Kbang, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, Luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Văn V; các bị cáo, các bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người nào ý kiến hoặc kH nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

Tại phiên tòa hôm nay, lời khai của các bị cáo Lê Phước N, Phan Văn V và Trương Duy K phù hợp với lời khai của các bị cáo tại Cơ quan điều tra và phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, thể hiện:

Trong khoảng thời gian từ ngày 13/4/2017 đến ngày 24/4/2017 Lê Phước N, Phan Văn V và Trương Duy K bằng thủ đoạn gian dối đó là dùng hành vi mua các hồ lô, con cóc bằng đồng, là loại hàng Mỹ nghệ tại thành Phố Hồ Chí Minh đem về dùng đất đỏ trộn với nước rồi bôi trét vào để làm giả đồ cổ mới đào được từ dưới đất lên, khi thực hiện hành vi cả hai đã cải trang mặc đồ lao động như người điều khiển xe máy múc. Khi gặp người dân thì đặt vấn đề là người lái máy múc của công trình gần đó, múc được các đồ vật trên ở dưới đất là đồ cổ có giá trị cao, muốn bán nhưng vì sợ người khác phát hiện sẽ bị chia phần hoặc mang đi bán sẽ bị đuổi việc... Để tạo thêm lòng tin cho những người bị hại, bị cáo N và V còn gọi điện cho những người khác để nói chuyện đánh lừa những người bị hại nhưng quá trình điều tra xác minh không thể xác định được người đã nói chuyện điện thoại với các bị cáo nên chưa có cơ sở xử lý, lần lừa đảo thứ 7 bị cáo N đã gọi điện cho bị cáo K rồi mở loa lớn để cho họ nghe là có người khác muốn mua với giá cao để đánh lừa họ tưởng các đồ vật trên là đồ cổ thật, đã có người mua giá cao để lừa bán cho nhiều gia đình trên địa bàn huyện Kbang. Cụ thể như sau:

Lừa bán cho ông Hứa Văn L 01 bộ (01 hồ lô và 02 con cóc ba chân) chiếm đoạt 6.000.000 đồng;

Lừa bán cho ông Nguyễn Trọng T 01 bộ (01 hồ lô và 02 con cóc ba chân) chiếm đoạt 18.000.000 đồng;

Lừa bán cho ông Đặng Quốc T 02 con cóc ba chân chiếm đoạt số tiền 1.500.000 đồng;

Lừa bán cho gia đình bà Phạm thị X 01 bình hồ lô chiếm đoạt số tiền 4.000.000 đồng;

Lừa bán cho gia đình bà Mông Thị M 01 bộ (01 hồ lô và 02 con cóc ba chân) chiếm đoạt 3.000.000 đồng;

Lừa bán cho gia đình bà Nguyễn Thị D 01 bộ (01 hồ lô và 02 con cóc ba chân) chiếm đoạt 25.000.000 đồng;

Lừa bán cho gia đình Kiều Thị Y 01 bộ (01 hồ lô và 02 con cóc ba chân) chiếm đoạt 20.000.000 đồng.

Về vai trò, tình tiết định khung đối với từng bị cáo như sau:

Trong vụ án này Lê Phước N, là người trực tiếp rủ Phan Văn V cùng tham gia đi lừa bán các bộ đồ kim loại bằng đồng và trực tiếp nhờ K nói chuyện điện thoại nhằm tạo lòng tin cho người bị hại. Đồng thời, bị cáo là người trực tiếp gặp gỡ các bị hại nói chuyện lừa bán. Do đó N là người khởi xướng, chủ mưu, rủ rê các đối tượng khác cùng tham gia và cũng trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.

Đối với Phan Văn V, khi được N rủ đi lừa bán các bộ đồ kim loại bằng đồng kiếm tiền tiêu xài thì đã đồng ý tham gia. V là người bỏ tiền vốn mua các bộ đồ đồng mỹ nghệ để cho đồng bọn thực hiện hành vi phạm tội và trực tiếp cùng thực hiện hành vi phạm tội với N nên V là đồng phạm với vai trò là người thực hành.

Bị cáo N và V đã trực tiếp thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt của những người bị hại với tổng số tiền là: 77.500.000 đồng. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng là tình tiết định khung tăng nặng đối với bị cáo N và bị cáo V.

Đối với Trương Duy K, là người đã trực tiếp giao dịch qua điện thoại với N nhằm tạo lòng tin cho chị Kiều Thị Y để các bị cáo thực hiện được hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chị Y nên trong vụ án này K là đồng phạm với vai trò là người giúp sức.

Từ những nhận đình trên, có đủ cơ sở kết luận hành vi của bị cáo Lê Phước N, Phan Văn V đã phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 139 BLHS và hành vi của bị cáo Trương Duy K đã phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 139 BLHS như kết luận của Kiểm sát viên là có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng bị cáo như sau:

- Đối với bị cáo Lê Phước N:

Ngày 16/7/1997 bị TAND huyện B, tỉnh Tây Ninh xử phạt 09 tháng tù về tội “đánh bạc” và tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân” theo bản án số 14/STHS. Bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa chấp hành xong nghĩa vụ án phí, hình phạt bổ sung, như vậy là chưa được xóa án tích mà lại phạm tội với lỗi cố ý. Do đó, lần phạm tội này của bị cáo thuộc trường hợp "tái phạm".

Bị cáo đã trực tiếp thực hiện 07 lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó có 06 lần chiếm đoạt số tiền trên 2.000.000 đồng. Quá trình điều tra và tại phiên tòa xác định bị cáo tuy không có nghề nghiệp ổn định nhưng không lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Do đó, HĐXX không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" mà áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội nhiều lần" đối  với bị cáo.

Vì vậy, HĐXX áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội nhiều lần, tái phạm" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS đối với bị cáo.

Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo đã thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải; bị cáo đã tự nguyện tác động gia đình nộp tiền bồi thường cho những người bị hại tại cơ quan điều tra, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra; tại phiên tòa có 03/06 người bị hại đã có yêu cầu xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Bị cáo có anh trai là liệt sỹ, là người có công với cách mạng. Đ là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS mà HĐXX áp dụng đối với bị cáo.

- Đối với bị cáo Phan Văn V:

Bị cáo đã trực tiếp thực hiện 07 lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó có 06 lần chiếm đoạt số tiền trên 2.000.000 đồng. Quá trình điều tra và tại phiên tòa xác định bị cáo tuy không có nghề nghiệp ổn định nhưng không lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Do đó, HĐXX không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" mà áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS đối với bị cáo.

Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo đã thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải; bị cáo đã tự nguyện tác động gia đình nộp tiền bồi thường cho những người bị hại tại cơ quan điều tra, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra; tại phiên tòa có 03/06 bị hại đã có yêu cầu xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Đ là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS mà HĐXX áp dụng đối với bị cáo.

- Đối với bị cáo Trương Duy K:

Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo đã thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải; Đây là lần đầu bị cáo phạm tội và thuộc trường hợp ít nghiệm trọng. Tại phiên tòa người bị hại đã có yêu cầu xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Đây là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS mà HĐXX áp dụng đối với bị cáo. Xét bị cáo không có tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự và có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nên HĐXX áp dụng Điều 47 để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với bị cáo.

Qua ý kiến luận tội của đại diện VKS đã đề nghị hướng xử lý vụ án. Sau khi xem xét nhân thân của từng bị cáo, đánh giá tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, cũng như xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS đối với từng bị cáo, HĐXX thấy rằng: Các bị cáo đều là người đã thành niên, có đủ khả năng nhận thức hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Song do động cơ tham lam, tư lợi cá nhân, lười lao động, muốn có tiền tiêu xài ăn chơi, mà các bị cáo đã có hành vi phạm tội như đã nói ở trên.

Hành vi phạm tội của các bị cáo là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm trực tiếp đến tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ, gây mất trật tự trị an trên địa bàn, thể hiện ý thức coi thường pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm. Vì vậy, cần thiết phải xử phạt các bị cáo hình phạt tù giam nghiêm khắc, cách ly các bị cáo ra ngoài cộng đồng xã hội một thời gian để có điều kiện cải tạo, giáo dục bị cáo trở thành người lương thiện và nâng cao hiệu quả phòng ngừa chung.

Liên quan trong vụ án còn có Đinh Văn H và Đặng Văn Đ cùng đi với N và V từ thị xã G, tỉnh Đăk Nông đến thị xã A, tỉnh Gia Lai ở một phòng riêng nhưng cùng nhà trọ với N và V. Cả hai đã nhận mua lại của V 02 bộ đồ bằng kim loại màu đồng để đi bán riêng và không có bàn bạc gì với N và V về thủ đoạn lừa bán. Mặt khác, cơ quan điều tra chưa xác định được H với Đ đã bán bằng thủ đoạn như thế nào và đã bán cho ai và chưa làm việc được với các đối tượng trên nên chưa có cơ sở để xác định H và Đ phạm tội và đồng phạm trong vụ án. Cơ quan điều tra đã tách hành vi của hai đối tượng trên khi nào làm rõ được sẽ xử lý sau là đúng quy định.

Liên quan trong vụ án còn có bà Nguyễn Thị C là người sống với V như vợ chồng, đã giao xe mô tô biển số 83K1-0194 cho V đi nhưng không biết việc V sử dụng xe vào hành vi phạm tội. Đối với xe mô tô biển số 70C1-120.31, nhãn hiệu Yamaha, số loại: Sirius FI, màu sơn đen, là tài sản chung của vợ chồng bà Võ Thị Hoa L và bị cáo N do bà L đứng tên, khi bị cáo N sử dụng vào hành vi phạm tội bà L không biết. Ngoài ra, bà C còn nhận từ V số tiền 20.000.000 đồng, bà L còn nhận từ N số tiền 10.000.000 đồng. Bà C và bà L nhận tiền của V và N nhưng đều không biết được số tiền trên là do phạm tội mà có nên Cơ điều tra không đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ là đúng pháp luật. Tại phiên tòa, HĐXX xem xét họ với vai trò là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Về trách nhiệm dân sự:

Bị cáo N và V đã tác động gia đình nộp cho Cơ quan điều tra đủ số tiền đã chiếm đoạt của những người bị hại với tổng số tiền là 77.500.000 đồng. Tại phiên tòa, những người bị hại có yêu cầu các bị cáo bồi thường cho họ toàn bộ số tiền đã bị chiếm đoạt và không có yêu cầu gì thêm. Vì vậy, số tiền tạm giữ tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Kbang cần giao lại cho những người bị hại, mỗi người sẽ nhận lại số tiền mà họ đã bị các bị cáo chiếm đoạt.

Về xử lý vật chứng:

- Đối với 01 (một) xe mô tô BKS 83K1 – 0194, nhãn hiệu WAVE S, màu sơn đen xám, số máy: HC12E0090354, số khung: 12038Y542249 và 01 (một) giấy đăng ký xe mô tô, xe máy số 00440, BKS: 83K1 – 0194. Xét Đ là xe và giấy tờ xe của bà Nguyễn Thị C mà bị cáo Phan Văn V đã sử dụng làm phương tiện chở đồng bọn đi gây án, nhưng bà C không biết nên cần trả lại cho bà C.

- Đối với 01 (một) xe mô tô BKS 70C1 – 120.31, nhãn hiệu YAMAHA, số loại: Siriusfi màu sơn đen, số máy: 1FC3-043914, số khung: EY043909. Xét Đ là tài sản chung của bà Võ Thị Hoa L và bị cáo N đứng tên bà L, bị cáo N đã sử dụng xe để làm phương tiện chở đồng bọn đi gây án, nhưng bà L không biết nên cần trả lại cho bà L.

- Tạm giữ các giấy tờ sau của bị cáo N và bị cáo V trong thời gian thi hành án phạt tù, các bị cáo được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù:

+ 01 (một) thẻ Ngân hàng Agribank mang tên Phan Văn V, mã số thẻ: 9704050666156539;

+ 01 (một) giấy phép lái xe hạng A1 của Phan Văn V, số AK 076568, cấp ngày 08/5/2009;

+ 01 (một) CMND số 290485254 mang tên Phan Văn V do Công an tỉnh Tây Ninh cấp ngày 28/01/2004;

+ 01 (một) CMND số 290347202 mang tên Lê Phước N do Công an tỉnh Tây Ninh cấp ngày 18/02/2009;

- Đối với 01 (một) điện thoại có sim thuê bao số: 01672564407 và 01 (một) điện thoại di động hiệu SAMSUNG GT – C3520, màu đen, loại nắp bật, số IMEI: 359546046265434, bên trong có sim thuê bao số: 0963727922. Đây là điện thoại mà các bị cáo đã sử dụng để liên lạc với nhau đi gây án. Cần tịch thu bán sung vào Ngân sách Nhà nước.

- 09 (Chín) bộ đồ kim loại màu đồng tương tự nhau. Đây là tài sản mà các bị cáo sử dụng để đi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nên cần tịch thu bán sung vào Ngân sách Nhà nước.

- Đối với số tiền tiền 77.500.000 đồng (bảy mươi bảy triệu năm trăm ngàn đồng). Đ là số tiền mà gia đình bị cáo N và V đã nộp để bồi thường cho những người bị hại. Do đó, cần giao lại cho những người bị hại số tiền mà họ đã bị các bị cáo chiếm đoạt.

Về hình phạt bổ sung: Xét thấy các bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên HĐXX không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo.

Về án phí: Các bị cáo phải chịu án phí HSST theo quy định của pháp luật. Vì các lẽ trên:

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố các bị cáo Lê Phước N, Phan Văn V và Trương Duy K phạm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

* Áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 20, Điều 33 và Điều 53 của Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đối với bị cáo Lê Phước N và Phan Văn V.

*Áp dụng khoản 1 Điều 139; điểm h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 20, Điều 33 và Điều 53 của BLHS năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009; khoản 5 Điều 328, Điều 363 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đối với bị cáo Trương Duy K.

Xử phạt bị cáo Lê Phước N 38 (Ba mươi tám) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giữ, tạm giam (ngày 27/4/2017).

Xử phạt bị cáo Phan Văn V 30 (Ba mươi) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giữ, tạm giam (ngày 27/4/2017).

Xử phạt bị cáo Trương Duy K  05 (Năm) tháng 05 (Năm) ngày tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giữ, tạm giam từ (ngày 26/8/2017).

Tuyên trả tự do cho bị cáo Trương Duy K ngay tại phiên tòa, nếu bị cáo không bị tạm giam về một tội phạm khác.

*Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng khoản 1 Điều 42 Bộ luật hình sự; các Điều 585 và 589 Bộ luật Dân sự:

- Số tiền 77.500.000 đồng (bảy mươi bảy triệu năm trăm ngàn đồng) hiện đang tạm giữ tại Chi cục Thi hành án dân sự cần giao lại cho những người bị hại với số tiền cụ thể như sau:

+ Ông Hứa Văn L số tiền 6.000.000 đồng;

+ Ông Nguyễn Trọng T số tiền 18.000.000 đồng;

+ Ông Đặng Quốc T số tiền 1.500.000 đồng;

+ Bà Phạm Thị X số tiền 4.000.000 đồng;

+ Bà Mông Thị M số tiền 3.000.000 đồng;

+ Bà Nguyễn Thị D số tiền 25.000.000 đồng;

+ Bà Kiều Thị Y số tiền 20.000.000 đồng.

* Về xử lý vật chứng: Áp dụng khoản 1 Điều 41 BLHS và khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

- Tuyên trả lại:

+ 01 (một) xe mô tô BKS 83K1 – 0194, nhãn hiệu WAVE S, màu sơn đen xám, số máy: HC12E0090354, số khung: 12038Y542249 và 01 (một) giấy đăng ký xe mô tô, xe máy số 00440, BKS: 83K1 – 0194 cho bà Nguyễn Thị C.

+ 01 (một) xe mô tô BKS 70C1 – 120.31, nhãn hiệu YAMAHA, số loại: Siriusfi màu sơn đen, số máy: 1FC3-043914, số khung: EY043909 cho bà Võ Thị Hoa L.

- Tạm giữ các giấy tờ sau của bị cáo N và bị cáo V trong thời gian thi hành án phạt tù, các bị cáo được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù:

+ 01 (một) thẻ Ngân hàng Agribank mang tên Phan Văn V, mã số thẻ: 9704050666156539;

+ 01 (một) giấy phép lái xe hạng A1 của Phan Văn V, số AK 076568, cấp ngày 08/5/2009;

+ 01 (một) CMND số 290485254 mang tên Phan Văn V do Công an tỉnh Tây Ninh cấp ngày 28/01/2004;

+ 01 (một) CMND số 290347202 mang tên Lê Phước N do Công an tỉnh Tây Ninh cấp ngày 18/02/2009;

- Tuyên tịch thu bán sung vào Ngân sách nhà nước:

+ 01 (một) điện thoại  hiệu NOKIA 130, màu xanh số IMEI: 351941051051621, bên trong có sim thuê bao số: 01672564407;

+ 01 (một) điện thoại di động hiệu SAMSUNG GT – C3520, màu đen, loại nắp bật, số IMEI: 359546046265434, bên trong có sim thuê bao số: 0963727922.

+ 09 (Chín) bộ đồ kim loại màu đồng tương tự nhau, trong đó mỗi bộ gồm: Hai con cóc và một bình hình hồ lô.

- Tuyên trả số tiền 77.500.000 đồng (bảy mươi bảy triệu năm trăm ngàn đồng) cho những người bị hại (cụ thể đã giải quyết tại phần trách nhiệm dân sự).

(Đặc điểm cụ thể vật chứng nói trên trên theo Biên bản giao nhận vật chứng ngày 22/01/2017 giữa Công an huyện Kbang và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kbang).

- Về án phí: Áp dụng khoản 2 Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án: Buộc các bị cáo Lê Phước N, Phan Văn V và Trương Duy K mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí HSST.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, các bị cáo, những người bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa có quyền làm đơn kháng cáo đề nghị TAND tỉnh Gia Lai xét xử phúc thẩm. Thời hạn trên đối với người bị hại vắng mặt tại phiên tòa được tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

485
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 06/2018/HSST ngày 31/01/2018 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:06/2018/HSST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện KBang - Gia Lai
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 31/01/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;