Bản án 06/2017/DS.ST ngày 05/12/2017 về tranh chấp chia quyền sử dụng đất trong hộ gia đình, chia tài sản chung và chia di sản thừa kế

TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

BẢN ÁN 06/2017/DS.ST NGÀY 05/12/2017 VỀ TRANH CHẤP CHIA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG HỘ GIA ĐÌNH, CHIA TÀI SẢN CHUNG VÀ CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Ngày 05 tháng 12 năm 2017, tại Trụ sở Tòa án nhân dân thị xã A xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thụ lý số: 61/2016/TLST-DS ngày 10 tháng 5 năm 2016 về việc “Tranh chấp chia quyền sử dụng đất trong hộ gia đình, chia tài sản chung và chia di sản thừa kế”.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 01/2017/QĐST-DS ngày 18 tháng 10 năm 2017; Quyết định hoãn phiên tòa số 01/2017/QĐST-DS ngày 08 tháng 11 năm 2017, giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: Bà Bùi Thị H, sinh năm 1927

Địa chỉ: Thôn T, xã N, thị xã A, tỉnh Bình Định. Ủy quyền cho ông Đào Trọng N, sinh năm 1954

Địa chỉ: Số 14 A, tổ 8, phường P, thị xã K, tỉnh Gia Lai.

Theo văn bản ủy quyền ngày 27/7/2016

* Bị đơn:  Ông Đào Mạnh H1, sinh năm 1970

Địa chỉ: Thôn T, xã N, thị xã A, tỉnh Bình Định.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Đào Mạnh H2, sinh năm 1971

2. Bà Phan Thị T1, sinh năm 1974

Cùng địa chỉ: Thôn T, xã N, thị xã A, tỉnh Bình Định.

3. Ông Đào Trọng N, sinh năm 1954

4. Chị Đào Thị Mộng T2, sinh năm 1983

Cùng địa chỉ: Số 14 A, tổ 8, phường P, thị xã K, tỉnh Gia Lai.

5. Bà Đào Thị Mỹ H3, sinh năm 1962

Địa chỉ: Số 144 H, phường B, thị xã A, tỉnh Bình Định.

6. Bà Đào Thị Mỹ O, sinh năm 1966

Địa chỉ: Khu vực H, phường N, thị xã A, tỉnh Bình Định.

7. Bà Đào Thị Mỹ L, sinh năm 1968

Địa chỉ: Số 13 B, phường Đ, thị xã A, tỉnh Bình Định.

8. Bà Đào Thị Thu M, sinh năm 1976

Địa chỉ: Xóm T, xã Đ, huyện R, tỉnh Lâm Đồng. Ủy quyền cho ông Đào Trọng N, sinh năm 1954

Địa chỉ: Số 14 A, tổ 8, phường P, thị xã K, tỉnh Gia Lai.

Theo văn bản ủy quyền ngày 20/7/2016

9. Ông Đặng Ngọc D1, sinh năm 1954

10. Ông Đặng Xuân T1, sinh năm 1976

11. Ông Đặng Tấn D2, sinh năm 1977

12. Ông Đặng Đức T2, sinh năm 1979

13. Bà Đặng Thị H4, sinh năm 1982

Cùng địa chỉ: Thôn T, xã N, thị xã A, tỉnh Bình Định.

14. Ủy ban nhân dân thị xã A, tỉnh Bình Định.

Đại diện theo pháp luật: Ông Đặng Vĩnh S – Chủ tịch UBND thị xã A.

Đại diện theo ủy quyền: Ông Huỳnh H5 – Trưởng phòng Tài nguyên & môi trường thị xã A, tỉnh Bình Định.

Địa chỉ: Số 78 L, phường B, thị xã A, tỉnh Bình Định.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Theo đơn khởi kiện, bản tự khai, biên bản ghi lời khai và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, nguyên đơn bà Bùi Thị H và người đại diện theo ủy quyền ông Đào TrọngN trình bày:

Bà Bùi Thị H và ông Đào Xuân L kết hôn với nhau lúc bà H 19 tuổi, ngày 13/5/2001 ông L chết không để lại di chúc. Vợ chồng ông L + bà H có 10 người con, nhưng 02 người đầu tiên chết lúc mới giáp tháng, chưa có tên, 08 người con còn lại là:

1. Đào Thị B, chết 24/10/2000, B có chồng là Đặng Ngọc D1, có 04 con tên Đặng Xuân T1, Đặng Thị H4, Đặng Tấn D2, Đặng Đức T2.

2. Đào Trọng N, sinh năm 1954

3. Đào Thị Mỹ H3, sinh năm 1962

4. Đào Thị Mỹ O, sinh năm 1966

5. Đào Thị Mỹ L, sinh năm 1968

6. Đào Mạnh H1, sinh năm 1969

7. Đào Mạnh H2, sinh năm 1971

8. Đào Thị Thu M, sinh năm 1976

Ngoài 08 người con kể trên thì ông L không có con riêng, con nuôi, con ngoài giá thú.

Trong quá trình chung sống, vợ chồng tạo lập được thửa đất thổ cư tọa lạc tại Thôn T, xã N, thị xã A, số thửa 118, tờ bản đồ số 5, diện tích 200m2 đất ở và 350m2 đất vườn; 04 thửa đất ruộng thuộc tờ bản đồ số 5, tọa lạc tại Thôn T, xã N, thị xã A cụ thể: thửa số 50, diện tích 1.280m2; thửa số 49, diện tích 1.470m2; thửa số 97, diện tích 1.112m2; thửa số 470, diện tích 376m2, tổng cộng là 4.238m2  đất ruộng. Tất cả các thửa trên đã được UBND huyện A (nay là thị xã A) cấp GCNQSDĐ số 01261/I5 QSDĐ ngày 12/12/1996 đứng tên Đào Xuân L.

Khoảng năm 1956, vợ chồng xây dựng 01 ngôi nhà trên thửa đất thổ cư. Năm 1977 xây dựng lại thành nhà ngói vách xây đá ong, nền gạch hoa Mỹ Liên, diện tích 8m x 5m, chia thành 02 gian, mỗi gian 4m x 5m, một gian phía dưới có gác lỡ bằng gỗ diện tích 4m x 5m. Năm 2001 ông L chết không để lại di chúc, bà H và con trai Đào Mạnh H1 ở ngôi nhà trên.

Khi nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất thì hộ gia đình ông L có 06 nhân khẩu được giao ruộng đất gồm: Đào Xuân L, Bùi Thị H, Đào Mạnh H1, Đào Mạnh H2, Đào Thị Thu M, Đào Thị Mộng T2.

Khi các con có vợ chồng ra ở riêng thì số ruộng đất được cấp chung trong hộ gia đình không chia cho con mà ông L + bà H canh tác, sau khi ông L chết thì Đào Mạnh H1 tiếp tục canh tác cho đến nay.

Các lần nhà nước giải tỏa đất, tiền đền bù ruộng đất được chia cụ thể như sau:

- Đền bù nhà, đất ở, đất vườn 77.000.000đ đã chia cho con gái mỗi người 5.000.000đ, Đào Mạnh H2 3.000.000đ, Đào Mạnh H1 20.000.000đ, bà H 29.000.000đ. Còn 26.000.000đ đền bù giá trị chuồng bò mà vợ chồng H1 xây dựng, số tiền này H1 nhận riêng. Số tiền chia cho B thì chồng của B cho H1.

-  Đền bù ruộng lần 1 là 26.298.050đ chia: H1 nhận 12.298.050đ; H2 và bà H mỗi người nhận 7.000.000đ.

- Đền bù ruộng lần 2 là 16.732.380đ bà H ký nhận tại UBND xã N nhưng số tiền này bà thực nhận là 4.000.000đ, còn lại H1 nhận.

Năm 2015, bà H đến nhà Đào Trọng N ở thì vợ chồng Đào Mạnh H1, Phan Thị T1 tự ý dỡ bỏ ngôi nhà cũ do ông L + bà H xây dựng và xây lại ngôi nhà khác mà không có sự đồng ý của bà H cùng các anh em, nay yêu cầu ông H1 phải bồi thường giá trị phần nhà đã tháo dỡ.

Nay yêu cầu chia tài sản riêng của bà H trong khối tài sản chung giữa vợ chồng (Bùi Thị H và Đào Xuân L), phần di sản của ông L yêu cầu chia đều cho các đồng thừa kế, còn phần ruộng chia đều cho những người được nhà nước cấp ruộng.

* Theo biên bản ghi lời khai và các tài liệu có trong hồ sơ bị đơn ông Đào Mạnh H1 trình bày:

Thống nhất về quan hệ gia đình như nguyên đơn được ủy quyền trình bày. Khi nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất thì hộ gia đình cha mẹ có 06 nhân khẩu được giao ruộng đất gồm: Đào Xuân L, Bùi Thị H, Đào Mạnh H1, Đào Mạnh H2, Đào Thị Thu M, Đào Thị Mộng T2.

Cha chết năm 2001, không để lại di chúc, tài sản chung của cha mẹ để lại là 01 ngôi nhà cấp 4, tường xây đá ong, mái ngói xuôi, nền lát gạch hoa xi măng, rộng 4m, dài 8m, trần khịa tre.

Ngày 22/01/2005, ông Đào Trọng N làm giấy tờ giao toàn quyền cho ông sử dụng nhà đất của cha mẹ, lo cúng giỗ sau này, việc này có sự đồng ý của mẹ và các chị em trong gia đình.

Do nhà bị hư hỏng nặng nên ông xin phép và được sự đồng ý của mẹ và các anh chị em nên vợ chồng ông dỡ nhà cũ xây lại nhà, ông N là người coi ngày, mở móng và thượng lương nhà, đến khi gần về nhà mới thì ông N gây chuyện này nọ.

Năm 2014, nhà nước giải tỏa nhà đất để làm đường quốc lộ 1A có đền bù tiền đất 77.000.000đ, số tiền này do mẹ nhận rồi chia cho các anh chị em, ông nhận 20.000.000đ, phần đất soi đền bù 26.800.000đ ông nhận 12.000.000đ, còn mẹ và H2 nhận 14.000.000đ. Tiền đền bù khi nâng cấp kênh đê ngăn lũ 16.732.380đ, trong số tiền này mẹ nhận 4.608.000đ, số còn lại ông nhận hơn 11.000.000đ.

Hiện ông đang canh tác thửa ruộng số 470 diện tích 376m2, thửa đất số 49 diện tích 1470m2, còn lại H2 canh tác.

*Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Đào Trọng N trình bày:

Thống nhất như lời trình bày của nguyên đơn và nguyên đơn được ủy quyền. Ông không viết “giấy ủy quyền + toàn quyền sử dụng” đề ngày 22/01/2005 với nội dung giao nhà đất của cha mẹ cho ông H1 quản lý mà ông H1 đã nộp cho Tòa án.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Đào Mạnh H2 trình bày:

Thống nhất như lời trình bày của nguyên đơn được ủy quyền về quan hệ gia đình, tài sản chung của cha mẹ, riêng phần gác lỡ thì bằng khịa tre chứ không phải bằng gỗ. Việc vợ chồng ông H1 dỡ nhà cũ của cha mẹ ra xây dựng lại thành nhà mới có sự đồng ý của mẹ và ông N. Khi mẹ nhận tiền đền bù giải tỏa có cho ông 02 lần: lần nhận tiền đền bù nhà đất cho 3.000.000đ, lần đền bù đất màu cho 7.000.000đ. Về phần tài sản của mình nếu được chia thì ông yêu cầu được nhận.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Phan Thị T1 trình bày: bà là vợ ông Đào Mạnh H1, bà thống nhất như lời trình bày của ông H1.

*Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan các bà Đào Thị Mỹ H3, Đào Thị Mỹ O, Đào Thị Mỹ L trình bày: Thống nhất như lời trình bày của nguyên đơn được ủy quyền, về phần tài sản thừa kế mà các chị được hưởng để lại cho mẹ.

*Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Đào Thị Thu M và người đại diện theo ủy quyền ông Đào Trọng N trình bày: Thống nhất như lời trình bày của nguyên đơn được ủy quyền.

*Ni có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chị Đào Thị Mộng T2 trình bày: chị là con gái của ông Đào Trọng N, lúc nhỏ chị ở với ông bà nội. Nay bà nội yêu cầu chia tài sản chung và di sản thừa kế nếu quyền lợi chị được hưởng thì bà tự nguyện để lại cho cha Đào Trọng N.

*Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Đặng Ngọc D1 trình bày: ông là chồng bà Đào Thị Bích. Nay bà H yêu cầu chia tài sản chung và di sản thừa kế, phần quyền lợi ông được hưởng thì ông tự nguyện để lại cho mẹ vợ Bùi Thị H để thờ cúng ông bà.

*Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan các ông bà Đặng Xuân T1, Đặng Tấn D2, Đặng Đức T2, Đặng Thị H4 trình bày: các ông bà là con của bà Đào Thị B (chết 24/10/2000). Nay bà ngoại (Bùi Thị H) yêu cầu chia tài sản chung và di sản thừa kế, phần quyền lợi các ông bà được hưởng thì tự nguyện để lại cho cậu Đào Mạnh H1.

*Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Ủy ban nhân dân thị xã A, đại diện theo y quyền ông Huỳnh H1 trình bày: Tại thời điểm giao quyền sử dụng ruộng đất cho nhân dân xã N, hộ gia đình do ông Đào Xuân L làm chủ hộ gồm có 06 nhân khẩu được cấp ruộng đất gồm: Đào Xuân L, Bùi Thị H, Đào Mạnh H1, Đào Mạnh H2, Đào Thị Thu M, Đào Thị Mộng T2. Diện tích đất vườn tại thửa 118 cũng được giao cho các nhân khẩu có tên trong hộ gia đình. Theo phương án giao quyền sử dụng ruộng đất tại xã N thì 1m2  đất ruộng được quy ra 2m2  đất vườn hoặc 1m2  đất màu. Khi giải phóng mặt bằng để làm đường thì thửa đất số 118, tờ bản đồ số 05 của hộ ông Đào Xuân L bị thu hồi tổng cộng 162.7m2 (30m2 đất ở và 132.7m2 đất vườn), do đó diện tích thửa đất này  còn  lại  387.3m2,  nhưng  qua  đo  đạc  thực  tế  diện  tích  thửa  đất  này  chỉ  còn 315.31m2, thiếu 71.99m2  đất vườn. Phần diện tích thực tế giảm 71.99m2  đất vườn do với GCNQSDĐ là do sai số đo đạc, phần diện tích này phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp.

Tại phiên tòa hôm nay:

Ông H2, bà L vắng mặt; các ông bà Đặng Xuân T1, Đặng Tấn D2, Đặng Đức T2, Đặng Thị H4, Đào Thị Mộng T2, đại diện theo ủy quyền của UBND thị xã A có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa.

Ông Đào Trọng N giữ nguyên lời khai và yêu cầu trước đây, xác định vợ chồng ông H1 có đưa cho chị T2 (con gái ông) 1.000.000đ, về phần ruộng, đất chia cho nhân khẩu và kỷ phần thừa kế của bà M giao cho ông N.

Bà Đào Thị Mỹ H3, Đào Thị Mỹ O giữ nguyên lời khai và yêu cầu trước đây.

Ông Đào Mạnh H1 xác định các khoản tiền ông nhận từ việc đền bù, giải tỏa đều sử dụng vào xây dựng nhà, ông đề nghị giữ nguyên nhà đất để dùng vào việc thờ cúng chứ không đồng ý chia theo yêu cầu của bà H và ông N.

Bà  Phan  Thị  T1  xác  định  trong  khoản  tiền  đền  bù  đất  soi  có  cho  chị  T2 1.000.000đ.

*Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa:

Về tố tụng: Trong quá trình giải quyết vụ án từ khi thụ lý đến trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án, Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Các đương sự đã thực hiện đúng, đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình từ khi thụ lý đến khi ra quyết định xét xử và tại phiên tòa. Viện kiểm sát không có yêu cầu, kiến nghị gì.

Về nội dung: Đề nghị chấp nhận các yêu cầu của nguyên đơn: chia ruộng đất theo giao quyền sử dụng ruộng đất cho 06 nhân khẩu được giao ruộng đất. Chia tài sản chung của vợ chồng Đào Xuân L và Bùi Thị H là 200m2 đất ở và giá trị nhà mà ông H1 đã tháo dỡ. Chia di sản thừa kế của ông Đào Xuân L cho bà H và 08 con người con.

Về án phí: đề nghị Tòa áp dụng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội buộc các đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trên số tài sản được chia.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về thủ tục tố tụng:

[1.1] Nguyên đơn được ủy quyền vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu phản tố; không đương sự nào có yêu cầu độc lập; các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. Căn cứ nội dung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, nội dung trình bày và kết quả tranh luận của các đương sự tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật của vụ án: “Yêu cầu chia quyền sử dụng đất trong hộ gia đình, chia tài sản chung của vợ chồng, chia di sản thừa kế theo pháp luật”.

[1.2]  Về thẩm quyền giải quyết vụ án: Bị đơn đang cư trú và tài sản đang tranh chấp đều tại thị xã A. Căn cứ điểm a, khoản 1 các Điều 35, 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thị xã A.

[1.3] Về những người tham gia tố tụng: Ngoài nguyên đơn, bị đơn thì các đồng thừa kế của ông Đào Xuân L, những người có tên trong hộ gia đình ông Đào Xuân L được giao quyền sử dụng đất và bà Phan Thị T1 (vợ bị đơn), UBND thị xã A tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

[1.4] Về thời hiệu khởi kiện:

Đối với yêu cầu chia quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng thuộc yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu tài sản, căn cứ khoản 2 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015, Điều 185 Bộ luật tố tụng dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Đối với yêucầu chia di sản thừa kế thì ông Đào Xuân L chết ngày 13/5/2001, do đó thời điểm mở thừa kế của ông Đào Xuân L là ngày 13/5/2001. Ngày 19/4/2016 nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là di sản của ông Đào Xuân L. Ngày 01/01/2017 nguyên đơn xin thay đổi yêu cầu khởi kiện từ “yêu cầu chia tài sản chung” sang yêucầu “chia di sản thừa kế” di sản của ông Đào Xuân L, áp dụng Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu thừa kế đối với bất động sản là 30 năm nên còn trong thờihiệu khởi kiện.

[1.5] Tại phiên tòa ông H2, bà L vắng mặt tại phiên Tòa lần thứ 2; các ông bà Đặng Xuân T1, Đặng Tấn D2, Đặng Đức T2, Đặng Thị H4, Đào Thị Mộng T2, đại diện theo ủy quyền của UBND thị xã A có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa, áp dụng khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự Hội đồng xét xử quyết định tiếp tục xét xử.

Căn cứ pháp luật để giải quyết vụ án: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật dân sự năn 2005, Bộ luật dân sự năn 2015, Luật Hôn nhân và gia đình, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

[2] Về Nội dung:

[2.1] Xét yêu cầu chia quyền sử dụng ruộng đất chung trong hộ gia đình ông Đào Xuân L, Tòa thấy rằng:

Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01261/I5 QSDĐ, ngày 12/12/1996 do UBND huyện (nay là thị xã) An Nhơn cấp thì hộ gia đình ông Đào Xuân L được giao số ruộng đất như sau: thửa 118: 200m2  đất ở, 350 m2  đất vườn; 02 thửa ruộng số 97: 1.112m2,  số 470: 376m2; 02 thửa đất màu số 49: 1.470m2, số 50: 1.280m2, tất cả các thửa ruộng, đất nêu trên đều thuộc tờ bản đồ số 5 xã N.

Các đương sự đều thống nhất xác định nhà và thửa đất thửa số 118 gồm: 200m2 đất ở, 350 m2 đất vườn do vợ chồng ông Đào Xuân L và bà Bùi Thị H tạo lập nên diện tích 200m2 đất ở thuộc quyền sử dụng riêng của vợ chồng ông L và bà H, còn diện tích đất vườn khi giao quyền sử dụng ruộng đất theo Luật đất đai năm 1993 đã giao chung cho những người có tên trong hộ khẩu gia đình nên không còn là tài sản của ông Đào Xuân L và bà Bùi Thị H.

Qua đo đạc diện tích đất ở, đất vườn (sau khi đã trừ diện tích bị giải tỏa khi làm đường tránh quốc lộ 1A là 162,7m2) thì diện tích đất vườn bị thiếu 71,99m2, UBND thị xã A xác nhận việc thiếu đất là sai số trong quá trình đo đạc, các đương sự thống nhất không khiếu nại gì đối với diện tích đất bị thiếu so với diện tích ghi trong GCNQSDĐ, nên có căn cứ xác định diện tích đất vườn là 278,01m2  chứ không phải 350m2  như trong GCNQSDĐ.

UBND thị xã A xác định khi giao quyền sử dụng đất thì hộ gia đình ông Đào Xuân L có 06 nhân khẩu được giao ruộng đất gồm: Đào Xuân L, Bùi Thị H, Đào Mạnh H1, Đào Mạnh H2, Đào Thị Thu M, Đào Thị Mộng T2 (con gái ông Đào Trọng N), như vậy tổng số ruộng đất được chia đều cho 06 nhân khẩu được giao quyền sử dụng đất, mỗi người được 46,33m2 đt vƣờn; 248m2 ruộng; 458,33m2 đất màu.

Ghi nhận sự tự nguyện của chị Đào Thị Mộng T2 để lại toàn bộ diện tích đất được giao quyền cho ông Đào Trọng N. Toàn bộ diện tích đất được giao quyền của bà Đào Thị Thu M được giao cho ông Đào Trọng N.

Như vậy các ông bà: Đào Xuân L, Bùi Thị H, Đào Mạnh H1, Đào Mạnh H2 mỗi người được nhận 46,33mđt vƣờn; 248mruộng; 458,33m2  đất màu. Ông Đào Trọng N được nhận 46,33m2 x 2= 92,66m2  đất vƣờn; 248m2    x 2 = 496m2  ruộng; 458,33m2 x 2 = 916,66 đất màu.

[2.2] Xét yêu cầu chia tài sản riêng trong khối tài sản chung của vợ chồng của nguyên đơn thấy rằng:

[2.2.a] Xét việc ông Đào Mạnh H1 nại rằng: Ngày 22/01/2005 ông Đào Trọng N viết “Giấy ủy quyền + toàn quyền sử dụng” giao cho ông toàn quyền sử dụng nhà đất của cha mẹ và lo cúng giỗ sau này, việc này có sự đồng ý của bà H và các chị em trong gia đình.

Tòa thấy rằng: Nhà và đất ở là tài sản riêng của vợ chồng ông Đào Xuân L + Bùi Thị H, phần di sản của ông Đào Xuân L được chia cho 09 thừa kế gồm vợ và 08 người con, cá nhân ông N cũng chỉ được hưởng 1/9 di sản của ông L tức 1/18 nhà đất, do đó ông N không có quyền quyết định đối với nhà, đất của vợ chồng ông Đào Xuân L + Bùi Thị H, do đó nếu “Giấy ủy quyền + toàn quyền sử dụng” đúng là do ông N viết thì cũng không có giá trị, hơn nữa nội dung cũng chỉ ủy quyền sử dụng chứ không giao cho ông H1 toàn bộ nhà đất, giấy này chỉ có chữ ký và ghi tên Đào Trọng N chứ không có chữ ký của bà H và những người anh chị em trong gia đình, không được cơ quan có thẩm quyền chứng thực nên không có giá trị pháp lý, do đó không cần thiết phải giám định có đúng chữ ký và chữ viết của ông N hay không.

[2.2.b] Tài sản chung của vợ chồng Đào Xuân L + Bùi Thị H là 200m2  đất ở và ngôi nhà ngói vách xây đá ong, có hom tô, nền gạch hoa Mỹ Liên, có diện tích 8m x 5m, trong đó phần có gác lỡ là 4m x 5m, các đương sự thống nhất xác định gác lỡ bằng khịa tre, được xây dựng năm 1977, ông Đào Mạnh H1 đã tháo dỡ nhà vào năm 2015. Theo biên bản định giá ngày 20/4/2017 thì trị giá nhà là 17.110.000đ. Theo vợ chồng ông Đào Mạnh H1 và ông Đào Mạnh H2 thì khi ông H1 tháo dỡ nhà này có sự đồng ý của bà H và các anh chị em, còn bà H và những người liên quan khác xác định ông H1 tự ý tháo dỡ nhà mà không có sự đồng ý của họ.

Tòa xét thấy: việc tháo dỡ nhà dù có hay không có sự đồng ý của những người trong gia đình nhưng sau khi tháo dỡ thì ông H1 thu hồi số vật tư còn lại, do đó vợ chồng ông H1 + bà T1 phải hoàn trả phần giá trị nhà 17.110.000đ cho vợ chồng Đào Xuân L + Bùi Thị H.

Như vậy tài sản chung của vợ chồng Đào Xuân L + Bùi Thị H là 200m2 đt ở và 17.110.000đ.

[2.2.c] Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình “Khi có yêu cầu chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế” do đó chia cho ông L, bà H mỗi người được ½ tài sản là 100m2 đất ở và 8.555.000đ.

[2.3] Xét yêu cầu chia di sản thừa kế của bà Bùi Thị H thấy rằng:

[2.3.a] Về diện và hàng thừa kế: Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa hôm nay, cả nguyên đơn và bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thống nhất xác định ông Đào Xuân L có vợ là Bùi Thị H, có 08 người con đẻ: Đào Thị B, Đào Trọng N, Đào Thị Mỹ H3, Đào Thị Mỹ O, Đào Thị Mỹ L, Đào Mạnh H1, Đào Mạnh H2, Đào Thị Thu M; Ông L không có con nuôi, con riêng; Cha mẹ ông L là Đào V + Nguyễn Thị T3 chết trước khi ông L cưới bà H; Bà Đào Thị B (chết 24/10/2000) trước ông Đào Xuân L, nên phần thừa kế của bà B được 04 người con là Đặng Xuân T1, Đặng Tấn D2, Đặng Đức T2, Đặng Thị H4 được thừa kế thế vị chứ ông Đặng Ngọc D1 (chồng bà B) không được thừa kế.

Như vậy áp dụng theo quy định tại Điều 676, 677 Bộ luật dân sự 2015 thì có 12 đồng thừa kế của ông L gồm vợ Bùi Thị H, 07 người con: Đào Trọng N, Đào Thị Mỹ H3, Đào Thị Mỹ O, Đào Thị Mỹ L, Đào Mạnh H1, Đào Mạnh H2, Đào Thị Thu M và 04 cháu ngoại Đặng Xuân T1, Đặng Tấn D2, Đặng Đức T2, Đặng Thị H4.

[2.3.b] Di sản của ông Đào Xuân L gồm: 100m2  đất ở và 8.555.000đ; 46,33mđất vườn được tính theo giá đền bù hỗ trợ là 358.000đ = 16.586.140đ; 248m2 ruộng458,33m2 đất màu được chia cho 09 kỷ phần, mỗi kỷ phần được: 11,1m2 đất ở; 27,5mruộng; 50,9mđất màu, và 2.793.460đ, kỷ phần thừa kế của bà B được chia cho 04 người con là Đặng Xuân T1, Đặng Tấn D2, Đặng Đức T2, Đặng Thị H4, hiện tại các con bà B tự nguyện để kỷ phần thừa kế của họ cho ông Đào Mạnh H1 nên Tòa ghi nhận sự tự nguyện này.

[2.3.c] Ghi nhận sự tự nguyện của các bà: Đào Thị Mỹ H3, Đào Thị Mỹ L, Đào Thị Mỹ O để toàn bộ kỷ phần thừa kế của mình cho mẹ là Bùi Thị H. Như vậy bà H nhận 04 kỷ phần thừa kế, ông H1 nhận 02 kỷ phần thừa kế, ông H2 nhận 01 kỷ phần thừa kế, ông N nhận 02 kỷ phần thừa kế của ông và bà M.

[2.3.d] Như vậy tổng cộng về phần ruộng đất, tiền mỗi người được nhận:

Bà Bùi Thị H: đất ở 100m2 + ( 11,1 x 4) = 144,4 m2; đất vườn 46,33m2; ruộng 248m2  +(27,5m2  x 4) =  358m2; đất màu 458,33 m2  +(50,9m2  x 4) =  661,93 m2; tiền 8.555.000đ + (2.793.460đ x 4) = 19.728.840đ.

Ông Đào Mạnh H1: đất ở 11,1 x 2 = 22,2 m2; đất vườn 46,33m2; ruộng 248m2 + (27,5m2 x 2) =  303m2; đất màu 458,33m2 + (50,9m2 x 2) = 560,13m2; tiền (2.793.460đ x 2)= 5.586.920đ.

Ông Đào Mạnh H2: đất ở 11,1 m2; đất vườn 46,33m2; ruộng 248m2  +27,5m2  = 275,5m2; đất màu 458,33m2 + 50,9m2 = 509,23m2; tiền 2.793.459đ.

Ông Đào Trọng N: đất ở 11,1 x 2 = 22,2 m2; đất vườn 46,33m2  x 2  = 92,66m2; ruộng (248m2 x 2) +(27,5m2  x 2) =  551m2; đất màu (458,33m2  x 2)+ (50,9m2  x 2) = 1.018,46m2; tiền (2.793.460đ x 2) = 5.586.920đ.

[2.3.đ] Về số ruộng đất của hộ gia đình ông Đào Xuân L đã được đền bù khi giải phóng mặt bằng 03 đợt, cụ thể như sau:

Đợt 1: đền bù tại thửa 118, tờ bản đồ số 5: gồm 30m2  đất ở là 30.000.000đ; 132,7m2   đất vườn  là  47.506.600đ;  đền  bù  vật  kiến  trúc,  cây  cối,  hoa  màu  là 26.452.020đ.

Tiền đền bù vật kiến trúc, cây cối, hoa màu là 26.452.020đ các đương sự thống nhất là của ông H1 nên ông H1 đã nhận, không có tranh chấp.

Riêng số tiền đền bù đất ở + đất vườn là 77.506.600đ, bà H nhận và đã chia nhưsau: các bà H3, O, L, M, B (do chồng con bà B nhận sau họ cho lại ông H1) mỗi người5.000.000đ, ông H2 3.000.000đ, ông H1 thừa nhận đã nhận 20.000.000đ; như vậy còn lại bà H nhận 29.506.600đ.

Đợt 2: đền bù đất màu 41,3m2  tại thửa 49 và 139,3m2  tại thửa 50 đều thuộc tờ bản đồ số 5 là 23.499.000đ; đền bù vật kiến trúc, cây cối, hoa màu là 2.799.050đ, số tiền này ông H1 nhận 12.298.050đ, bà H và ông H2 mỗi người nhận 7.000.000đ.

Đợt 3: đền bù đất màu 96m2  tại thửa 49 thuộc tờ bản đồ số 5 là 4.608.000đ; đền bù vật kiến trúc, cây cối, hoa màu là 770.880đ (cây cối hoa màu của ông H1), hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm (được tính trên diện tích ruộng bị thu hồi) 9.216.990đ, hỗ trợ ổn định đời sống (cho 05 nhân khẩu trong hộ gia đình ông Đào Mạnh H2: gồm bà H và vợ chồng và 02 con của ông H2) 2.137.500đ; số tiền này ông H1 nhận 12.124.380đ, bà H nhận 4.608.000đ.

Tổng số ruộng đất đã được đền bù giải tỏa cả 03 đợt gồm: 30m2  đất ở; 132,7mđất vườn; 276,6m2 đất màu.

Tổng 03 đợt đền bù bà H nhận: 38.114.600đ; ông H2 nhận 10.000.000đ, các bà H3, O, L, M mỗi người nhận 5.000.000đ; ông H1 nhận 75.874.450đ, ông H1 đưa chị Trinh 1.000.000đ, còn 74.874.450đ. Trong số tiền ông H1 đã nhận có số tiền đền bù vật kiến trúc, cây cối, hoa màu của riêng ông H1 đợt 1 là 26.452.020đ, đợt 2 là2.799.050đ, đợt 3 là 770.880đ, tổng cộng 30.021.950 là hợp pháp, còn lại 44.852.500đ là tiền đền bù đất và hỗ trợ ổn định đời sống cho 05 nhân khẩu trong hộ gia đình ông Đào Mạnh H2: gồm bà H và vợ chồng và 02 con của ông H2 nên ông H1 phải hoàn trả lại cho bà H, để bà H hoàn lại cho ông H2 phần đền bù đất vườn, trả cho các đồng thừa kế tiền trị giá đất vườn mà họ được thừa kế từ ông L .

[2.3.e] Về diện tích đất đã giải tỏa đền bù được tính: đất ở, đất màu được tính trừvào diện tích đất của bà H; đất vườn được tính trừ vào phần đất của ông L và ông H2mỗi người 46,33m2, bà H 40,04m2; 1m2  đất vườn được bồi thường 58.000đ, hỗ trợ300.000đ.

Như vậy phần đất ở, đất vườn, đất màu bà H được nhận tổng số tiền đền bù:30.000.000đ đất ở + (40,04m2  đất vườn x 358.000đ) + 23.499.000đ (tiền đền bù + hỗ trợ đất màu đợt 2) + 13.824.990đ (tiền đền bù + hỗ trợ đất màu đợt 3) + 427.500đ (hỗ trợ một nhân khẩu) = 82.085.810đ.

Ông H2 được nhận tổng số tiền đền bù (46,33m2 đất vườn x 358.000đ) + tiền hỗ trợ 04 nhân khẩu khi đền bù đất màu đợt 3 (4 x 427.500đ) = 18.296.140đ.

Phần đất vườn của ông Đào Xuân L trị giá 46,33m2 x 358.000đ = 16.586.140đ

[2.3.g] Xét hiện trạng nhà đất, ruộng và nhu cầu sử dụng của các bên thấy rằng:

* Sau khi tháo dỡ nhà của vợ chồng Đào Xuân L – Bùi Thị H, vợ chồng ông Đào Mạnh H1 và bà Phan Thị T1 đã xây dựng thành nhà mới có diện tích 105m2  và hiên chài; Xét từ trước đến nay ông H1 ở tại nhà của cha mẹ, hiện tại gia đình ông không có chỗ ở nào khác nên giao cho ông H1 diện tích đất phía nam 103,87m2, trong đó có 57,54m2 đất ở, 46,33m2 đất vườn là phần ông H1 được giao quyền, trên diện tích đất này có nhà và hiên chài của vợ chồng ông H1, bà Tâm xây dựng.

Trong 57,54m2  đất ở giao cho ông H1 có kỷ phần thừa kế của ông H1 và bà B22,2m2 , bà H 24,24m2, ông H2 11,1m2 , ông H1 phải có trách nhiệm thối lại cho bà Hvà ông H2 giá trị đất ở theo giá thị trường 4.500.000đ/m2, cụ thể:

Bà H: 24,24m2 x 4.500.000đ = 109.080.000đ

Ông H2: 11,1m2 x 4.500.000đ = 49.950.000đ.

* Giao cho bà H diện tích đất 96,58 m2  (trong đó có 90,29 m2  đất ở là tài sản riêng của bà và 04 kỷ phần thừa kế của bà và các bà: L, O, H3 (sau khi trừ phần đền bùgiải tỏa 30m2 và phần giao cho ông H1 24,26m2) và 6,29m2 đất vườn) của thửa số 118 tờ bản đồ số 5 xã N, trên diện tích này có 20m2 nhà  do vợ chồng ông H1 xây dựng trịgiá:  20m2 x 2.512.000đ x 95% = 47.728.000đ và đất nâng nền 2,1m x 20m2 x 75.000đ= 3.150.000đ tổng cộng 50.878.000đ nên bà H phải thối lại phần giá trị  này cho vợ chồng ông H1.

* Giao cho ông Đào Trọng N diện tích đất 114,86m2 đất (trong đó có 22,2m2 đất ở là 02 kỷ phần thừa kế của ông và bà M và 92,66m2 đất vườn của 02 bà M và T2) của thửa số 118 tờ bản đồ số 5 xã N.

[2.3.h] Về phần ruộng và đất màu:

* Hiện tại ông H1 đang canh tác thửa ruộng số 470 diện tích 376m2 và thửa đất số49 diện tích 1470m2, do đó giao cho ông H1 thửa ruộng số 470 diện tích 376m2 và487,13m2 đất màu tại phần phía nam thửa số 49 (cả hai thửa đất đều thuộc tờ bản đồ số5 xã N)

* Hiện tại ông H2 đang canh tác thửa ruộng số 97 diện tích 1112m2 và thửa đất số 50 diện tích 1280m2, do đó giao cho ông H2 275,5m2 ruộng phía tây thửa số 97 và509,25m2  đất màu kế tiếp phần chia cho ông H1 tại thửa số 49 (cả hai thửa đất đều thuộc tờ bản đồ số 5 xã N).

Chia bà Bùi Thị H: 473,75m2 đất màu kế tiếp phần chia cho ông H2 tại thửa số 49và 305,58m2 ruộng phía tây của thửa số 97 (cả hai thửa đất đều thuộc tờ bản đồ số 5 xãN).

Chia ông Đào Trọng N: 1140,7m2 đất màu tại thửa số 50 (đã trừ diện tích đền bù giải tỏa) và 539,92m2 ruộng còn lại của thửa số 97 (cả hai thửa đất đều thuộc tờ bản đồ số 5 xã N).

Bà H phải giao kỷ phần thừa kế đất vườn cho ông N và ông H1 mỗi người3.685.808đ, ông H2 1.842.904đ.

Ông H1 phải hoàn trả cho bà H 44.852.500đ tiền đền bù đã vượt quá phần mình được hưởng và ½ giá trị nhà đã tháo dỡ 8.555.000đ. Ông H1 phải hoàn trả cho 07 kỷ phần thừa kế của những người có tên sau đây: bà H, các ông bà H2, N, H3, O, L, M mỗi kỷ phần 950.555đ (bà H nhận 4 kỷ phần của bà và 03 chị H3, O, L; ông N nhận 2 kỷ phần của ông và chị M).

Về án phí: Bà Bùi Thị H thuộc diện người cao tuổi nên không phải chịu án phí vềphần tài sản riêng và kỷ phần thừa kế của bà theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14

Các ông bà: Đào Trọng N, Đào Mạnh H1, Đào Mạnh H2, Đào Thị Mỹ H3, Đào Thị Mỹ O, Đào Thị Mỹ L, Đào Thị Thu M mỗi người phải chịu án phí bằng 5% kỷ phần thừa kế: 5% x [49.950.000đ (tiền giá trị 11,1m2 đất ở x 4.500.000đ) + 2.790.675đ (kỷ phần trị giá nhà và đất vườn)] = 2.637.000đ.

Các ông bà: Đào Mạnh H1, Đào Mạnh H2, Đào Thị Thu M, Đào Thị Mộng T2mỗi người phải chịu 300.000đ án phí chia quyền sử dụng ruộng đất.

Do các bà Đào Thị Mỹ H3, Đào Thị Mỹ O, Đào Thị Mỹ L đã nhường phần tài sản của mình cho bà Bùi Thị H nên bà H phải chịu phần án phí thay cho họ: 2.637.000đ x3 = 7.911.000đ.

Bà Đào Thị Thu M và chị Đào Thị Mộng T2 nhường quyền tài sản của mình choông Đào Trọng N nên ông N phải chịu án phí thay cho bà M và chị T2. Tổng cộng ôngN phải chịu (2.637.000đ x 2) + (300.000đ x 2) = 5.874.000đ.

Các người con của bà B nhượng qyền tài sản cho ông H1 nên ông H1 phải chịu án phí thay họ.

Vợ chồng ông Đào Mạnh H1, bà Phan Thị T1 phải chịu án phí 5% đối với khoản tiền phải hoàn trả cho bà Bùi Thị H.

Lệ phí đo đạc định giá 3.000.000đ, bà H phải chịu 1.500.000đ về phần chia tài sản chung, còn 1.500.000đ chia cho 9 thừa kế, mỗi thừa kế phải chịu 167.000đ; tổng cộng bà H phải chịu 1.500.000đ + (167.000đ x 4) = 2.168.000đ; ông N, ông H1 mỗi người phải chịu 167.000đ x 2 = 334.000đ; ông H2 phải chịu 167.000đ. Bà H được trừ vào 3.000.000đ đã nộp tạm ứng, các ông N, H1, H2 phải hoàn trả cho bà H.

Bởi các lẽ trên

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 26, khoản 1 Điều 35, khoản 2 Điều 165, khoản 2 Điều 227,các Điều 264, 266, 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình; Điều 216, 219, 674, 675, 676, 677 của Bộ luật dân sự năm 2005; các Điều 357,623, 688 của Bộ luật dân sự năm 2015; điểm đ khoản 1 Điều 12, điểm a khoản 2,điểm a khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên  xử  :

[1] Xác định 06 nhân khẩu được giao quyền sử dụng ruộng đất trong hộ gia đình ông Đào Xuân L gồm: Đào Xuân L, Bùi Thị H, Đào Mạnh H1, Đào Mạnh H2, Đào Thị Mộng T2, Đào Thị Thu M, mỗi nhân khẩu được chia 46,33m2 đất vườn; 248m2 ruộng; 458,33m2 đất màu.

[2]  Xác định tài sản chung của vợ chồng ông Đào Xuân L và bà Bùi Thị H gồm:200m2  đất ở tại thửa số 118, tờ bản đồ số 5, tọa lạc tại Thôn T, xã N, thị xã A, tỉnh Bình Định và ngôi nhà cấp 4 xây dựng trên diện tích đất này đã bị ông Đào Mạnh H1 tháo dỡ trị giá 17.110.000đ.

Ông Đào Xuân L và bà Bùi Thị H mỗi người được chia 100m2  đất ở tại thửa số118, tờ bản đồ số 5, tọa lạc tại Thôn T, xã N, thị xã A, tỉnh Bình Định và 8.555.000đ(giá trị nhà).

[3]  Xác định di sản của ông Đào Xuân L là 100m2 đất ở tại thửa số 118, tờ bản đồ số 5 xã N và ½ giá trị nhà là: 8.555.000đ; 46,33m2 đất vườn trị giá 16.586.140đ;248m2 ruộng; 458,33m2 đất màu.

- Xác định 09 người thừa kế hàng thứ nhất của ông Đào Xuân L gồm: bà Bùi Thị H, các ông Đào Trọng N, Đào Mạnh H1, Đào Mạnh H2, các bà Đào Thị Bích (bà B chết trước ông L nên 04 người con của bà là Đặng Xuân T1, Đặng Tấn D2, Đặng Đức T2, Đặng Thị H4 được thừa kế thế vị), Đào Thị Mỹ H3, Đào Thị Mỹ O, Đào Thị Mỹ L, Đào Thị Thu M.

Chia di sản thừa kế của ông Đào Xuân L cho các đồng thừa kế mỗi người được 01 kỷ phần gồm: 11,1m2 đất ở và 950.555đ giá trị nhà; 1.842.904đ giá trị đất vườn đã được đền bù giải tỏa; 27,5m2 ruộng; 50,9m2 đất màu.

- Ghi nhận sự tự nguyện của các bà: Đào Thị Mỹ H3, Đào Thị Mỹ O, Đào Thị Mỹ L giao kỷ phần thừa kế của mình cho bà Bùi Thị H.

- Ghi nhận sự tự nguyện của 04 ông bà: Đặng Xuân T1, Đặng Tấn D2, Đặng Đức T2, Đặng Thị H4 giao kỷ phần thừa kế của mình cho ông Đào Mạnh H1.

- Ghi nhận sự tự nguyện của chị Đào Thị Mộng T2 giao số ruộng đất mà mình được giao quyền trong hộ gia đình ông Đào Xuân L cho ông Đào Trọng N.

- Giao số ruộng đất nhà nước giao quyền và kỷ phần thừa kế của bà Đào Thị Thu M cho ông Đào Trọng N.

- Ghi nhận sự tự nguyện của bà Bùi Thị H không yêu cầu các bà: Đào Thị Mỹ H3,  Đào  Thị  Mỹ O,  Đào  Thị  Mỹ L,  Đào  Thị  Thu  M  mỗi  người  phải  hoàn  trả 5.000.000đ, chị Đào Thị Mộng T2 1.000.000đ tiền đền bù đất đã nhận.

[4] Chia nhà, đất ở, đất vườn, đất màu, đất ruộng như sau:

a/ Về phần nhà, đất ở, đất vườn.

* Giao cho ông Đào Mạnh H1 diện tích đất phía nam 103,87m2 (trong đó có 57,54m2 đất ở, 46,33m2 đất vườn) của thửa số 118 tờ bản đồ số 5 xã N, trên diện tích đất này có nhà và hiên chài do vợ chồng ông Đào Mạnh H1 + bà Phan Thị T1 xây dựng.

* Giao cho bà Bùi Thị H diện tích đất 96,58 m2 đất (trong đó có 90,29m2 đất ở và 6,29m2 đất vườn) của thửa số 118 tờ bản đồ số 5 xã N, trên diện tích này có 20m2 nhà do vợ chồng ông Đào Mạnh H1 + bà Phan Thị T1 xây dựng.

* Giao cho ông Đào Trọng N diện tích 114,86m2 đất (trong đó có 22,2 m2 đất ở và 92,66m2 đất vườn) của thửa số 118 tờ bản đồ số 5 xã N.

(Tất cả nhà, đất có sơ đồ kèm theo)

b/ Về phần ruộng và đất màu:

* Giao cho ông H1: thửa ruộng số 470 diện tích 376m2 và 487,13m2  đất màu tại phần phía nam thửa số 49 (cả hai thửa đất đều thuộc tờ bản đồ số 5 xã N).

* Giao cho ông H2: 275,5m2 ruộng phía tây thửa số 97 và 509,25m2  đất màu kế tiếp phần đất chia cho ông H1 tại thửa số 49 (cả hai thửa đất đều thuộc tờ bản đồ số 5 xã N).

* Giao cho bà Bùi Thị H: 473,75m2 đất màu kế tiếp phần chia cho ông H2 tại thửa số 49 và 305,58m2  ruộng kế tiếp phần chia cho ông H2 ở thửa số 97 (cả hai thửa đất đều thuộc tờ bản đồ số 5 xã N).

* Giao cho ông Đào Trọng N: 1140,7m2  đất màu tại thửa số 50 (đã trừ diện tích đền bù giải tỏa) và 539,92m2 ruộng còn lại của thửa số 97 (cả hai thửa đất đều thuộc tờ bản đồ số 5 xã N).

c/ Về tiền:

* Buộc vợ chồng ông Đào Mạnh H1 và bà Phan Thị T1 phải hoàn trả cho: Bà Bùi Thị H: 04 kỷ phần thừa kế giá trị nhà đã tháo dỡ là 3.802.220đ; Tiền đền bù đất đã nhận  là  44.852.500đ  và  ½  giá  trị  nhà  đã  tháo  dỡ  là  8.555.000đ;  Tổng  cộng 57.209.720đ (năm mươi bảy triệu hai trăm lẻ chín nghìn bảy trăm hai mươi đồng);

Ông Đào Trọng N 02 kỷ phần thừa kế giá trị nhà đã tháo dỡ là 1.901.100đ (một triệu chín trăm lẻ một nghìn một trăm đồng; Ông Đào Mạnh H2 01 kỷ phần thừa kế giá trị nhà đã tháo dỡ 950.555đ (chín trăm năm mươi nghìn năm trăm năm mươi lăm đồng).

* Buộc ông Đào Mạnh H1 phải hoàn trả cho bà Bùi Thị H giá trị quyền sử dụng 24,24m2  đất ở là 109.080.000đ (một trăm lẻ chín triệu không trăm tám mươi nghìn đồng).

* Buộc bà Bùi Thị H phải trả cho vợ chồng ông Đào Mạnh H1 và bà Phan Thị T1 giá trị 20m2 nhà và đất nâng nền tổng cộng 50.878.000đ (năm mươi triệu, tám trăm bảy mươi tám nghìn đồng).

* Buộc bà Bùi Thị H phải giao kỷ phần thừa kế đất vườn cho ông Đào Trọng N và ông Đào Mạnh H1 mỗi người 3.685.808đ (ba triệu, sáu trăm tám mươi lăm nghìn, tám trăm lẻ tám đồng).

* Buộc bà Bùi Thị H phải trả kỷ phần thừa kế đất vườn cho ông Đào Mạnh H2 1.842.904đ; Tiền đền bù 46,33m2 đất vườn 16.586.140đ; Tiền hỗ trợ 04 nhân khẩu khi đền bù đất màu là 1.710.000đ; Tổng cộng 20.139.044đ; Được khấu trừ 10.000.000đ tiền đền bù đất ông H2 đã nhận, còn bà H phải trả cho ông H2 10.139.044đ (mười triệu, một trăm ba mươi chín nghìn, không trăm bốn mươi bốn đồng).

[5] Về án phí:

* Bà Bùi Thị H không phải chịu án phí về phần tài sản riêng và kỷ phần thừa kế của   bà   theo  quy   định   tại   điểm   d   khoản   1   Điều   12   Nghị   quyết   số 326/2016/UBTVQH14.

* Bà Bùi Thị H phải chịu phần án phí thay các bà Đào Thị Mỹ H3, Đào Thị Mỹ O, Đào Thị Mỹ L là 7.911.000đ (bảy triệu, chín trăm mười một nghìn đồng), được khấu trừ vào 4.000.000đ (bốn triệu đồng) tiền tạm ứng án phí theo biên lai thu số 02574 ngày 10/5/2016 của Chi cục thi hành án dân sự thị xã A, bà H còn phải nộp 3.911.000đ (ba triệu, chín trăm mười một nghìn đồng).

* Ông Đào Trọng N phải chịu án phí kỷ phần thừa kế của ông và chịu thay cho bà M và chị T2 là 5.874.000đ (năm triệu, tám trăm bảy mươi bốn nghìn đồng).

* Ông Đào Mạnh H1 phải chịu án phí là 5.270.000đ (năm triệu, hai trăm bảy mươi nghìn đồng).

* Vợ chồng ông Đào Mạnh H1, bà Phan Thị T1 phải chịu án phí là 2.860.000đ (hai triệu tám trăm sáu mươi nghìn đồng).

* Ông Đào Mạnh H2 phải chịu án phí 2.937.000đ (hai triệu chín trăm ba mươi bảy nghìn đồng)

[6] Lệ phí đo đạc định giá 3.000.000đ (ba triệu đồng), bà H phải chịu tổng cộng 2.168.000đ (hai triệu một trăm sáu mươi tám nghìn đồng); ông N, ông H1 mỗi người phải chịu 334.000đ (ba trăm ba mươi bốn nghìn đồng); ông H2 phải chịu 167.000đ (một trăm sáu mươi bảy nghìn đồng). Bà H được khấu trừ vào 3.000.000đ (ba triệu đồng) đã nộp tạm ứng, các ông N, H1, Hổ phải hoàn trả cho bà H.

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015.

[7] Quyền kháng cáo: Các đương sự có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án; các đương sự vắng mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc kể từ ngày bản án được niêm yết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Trường hợp quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn


1607
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 06/2017/DS.ST ngày 05/12/2017 về tranh chấp chia quyền sử dụng đất trong hộ gia đình, chia tài sản chung và chia di sản thừa kế

Số hiệu:06/2017/DS.ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thành phố Qui Nhơn - Bình Định
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 05/12/2017
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;