Bản án 05/2023/KDTM-ST về tranh chấp hợp đồng gia công

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN AN LÃO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

BẢN ÁN 05/2023/KDTM-ST NGÀY 26/09/2023 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

Trong các ngày 25 và 26 tháng 9 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện An Lão, thành phố Hải Phòng xét xử sơ thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 06/2022/TLST-KDTM ngày 04 tháng 11 năm 2022 về việc: “Tranh chấp hợp đồng gia công” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 662/2023/QĐXXST-KDTM ngày 27 tháng 7 năm 2023, Quyết định hoãn phiên toà số: 745/2023/QĐST-KDTM ngày 23 tháng 8 năm 2023, Quyết định hoãn phiên toà số: 791/2023/QĐST-KDTM ngày 12 tháng 9 năm 2023, giữa:

- Nguyên đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn May Mặc L; địa chỉ trụ sở chính: Lô C, khu công nghiệp Đ, phường B, thành phố T, tỉnh Bình Dương.

Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn là ông Tô Xuân T, ông Võ Hữu T, ông Nguyễn Văn D và ông Phạm Hoàng H (văn bản uỷ quyền ngày 31/5/2022), cùng địa chỉ liên lạc: TND, the Prince R, N, phường E, quận P, TP. Hồ Chí Minh, ông Phạm Hoàng H có mặt; các ông Tô Xuân T, ông Võ Hữu T, ông Nguyễn Văn D; đều vắng mặt.

- Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn C, địa chỉ trụ sở chính: Thôn C, xã Q, huyện A, thành phố Hải Phòng.

Người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Văn H - Chức vụ: Tổng Giám đốc Công ty, vắng mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty trách nhiệm hữu hạn C là bà Lã Thuỳ D - Luật sư Văn phòng Luật sư V, Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh, có mặt.

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ; địa chỉ: Lô đất A, thôn Q, xã T, huyện Th, tỉnh Thái Bình.

Người đại diện theo uỷ quyền là bà Nguyễn Thị Hồng M, chức vụ: Nhân viên phòng Kế hoạch (Giấy uỷ quyền ngày 25/9/2023), có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Cổ phần Đ là ông Nguyễn Duy N và bà Nguyễn Thị Bích H, Luật sư Văn phòng Luật sư H, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 31 tháng 5 năm 2022 và các lời khai tại Tòa án nhân dân huyện An Lão, người đại diện theo ủy quyền cho nguyên đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn May Mặc L trình bày:

Công ty trách nhiệm hữu hạn May Mặc L (sau đây gọi tắt là Công ty Leading S) và Công ty trách nhiệm hữu hạn C (sau đây gọi tắt là Công ty C) đã ký kết các hợp đồng gia công may mặc như sau:

- Ngày 28 tháng 8 năm 2021, hai bên ký kết hợp đồng gia công số 01/2021/LS- C. Hợp đồng có tổng cộng 1.432.053 sản phẩm, gồm: mã hàng F2162150, F2162151, F2162154, F2162155 số lượng 562.083 sản phẩm, loại hàng áo tay dài, giá gia công là 9.568 đồng/1 sản phẩm. Mã hàng F2162152, F2162153, số lượng 481.644 sản phẩm, loại hàng áo tay ngắn, giá gia công là 9.568 đồng/1 sản phẩm. Mã hàng F2144215, F2144216, số lượng 388.326 sản phẩm, loại hàng áo tay dài, giá gia công là 9.568 đồng/1 sản phẩm. Trị giá công gia công các sản phẩm thành tiền là 15.072.071.414 đồng.

- Ngày 10 tháng 6 năm 2021, hai bên ký kết hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021. Hợp đồng có tổng cộng 327.336 sản phẩm, gồm: mã hàng L14464 số lượng 60.000 sản phẩm; mã hàng A14475, số lượng 49920 sản phẩm; mã hàng A14477, số lượng 49920 sản phẩm; mã hàng J144402, số lượng 55.008 sản phẩm; mã hàng L14393, số lượng 40.032 sản phẩm; mã hàng L14466, số lượng 18.024 sản phẩm; mã hàng L14478, số lượng 40.032 sản phẩm; mã hàng U1436, số lượng 14.400 sản phẩm. Tất cả các mã hàng trong hợp đồng đều là loại hàng quần. Trị giá công gia công các sản phẩm thành tiền là 6.085.190.966 đồng.

- Ngày 10 tháng 6 năm 2021, hai bên ký kết hợp đồng gia công số 03 – LS/CL/2021. Hợp đồng có 01 mã hàng là C14433, số lượng 170.000 sản phẩm, là loại hàng quần. Trị giá công gia công các sản phẩm thành tiền là 3.322.690.800 đồng.

- Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021 ngày 10 tháng 6 năm 2021 và Phụ lục hợp đồng gia công số 02-2021/LS-C ngày 30 tháng 10 năm 2021 sửa đổi, bổ sung Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021, đồng thời đổi số Hợp đồng từ “04 – LS/CL/2021” thành “05 – LS/CL/2021”. Theo đó, hợp đồng có mã hàng là L21480, MA1440, số lượng 50.064 sản phẩm, là loại hàng quần. Trị giá công gia công các sản phẩm thành tiền là 964.580.073 đồng.

Công ty Leading S và Công ty C thống nhất: Kế hoạch giao nguyên phụ liệu may, kế hoạch sản xuất, giao hàng giữa các bên được thực hiện và xác nhận qua thư điện tử (e-mail), theo quy định tại Điều 5 của các hợp đồng. Địa chỉ thư điện tử (e- mail) hai bên dùng để trao đổi trong quá trình thực hiện các hợp đồng như sau:

Về phía Công ty Leading S:

Stt.

Chức vụ tại Leading Star

Địa chỉ Email

Số điện thoại

1.

Trưởng phòng theo dõi đơn hàng C

thao.nguyen@leadingstar.com.vn

0918039X

2.

Trưởng nhóm quản lý hàng C

kelly@leadingstar.com.vn

0919201X

3.

Nhân viên theo dõi đơn hàng phụ liệu

bu.oanh@leadingstar.com.vn

0906321X

4.

Nhân viên theo dõi mẫu

bu.phuongtran@leadingstar.com.vn

-

5.

Nhân viên theo dõi đơn hàng vải

bu.an@leadingstar.com.vn

0369066X

6.

Nhân viên theo dõi đơn hàng phụ liệu

bu.lethuy@leadingstar.com.vn

0985764X

7.

Nhân viên theo dõi hàng xuất C

Shipping.thom@leadingstar.com.vn

0909063X

Về phía Công ty C:

Stt.

Chủ tài khoản (Tên & chức vụ)

Địa chỉ Email (địa chỉ email)

Tài khoản Zalo

 

 

 

 

 (Tên tài khoản và Số điện thoại đăng ký)

1.

Nguyễn Văn H (Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của C)

Email #1: ceohien@Cvn.com.vn Email #2:

hienceo.hl@gmail.com Email #3:

hl.company2021@gmail.com Email #4:

hien.hpX7@gmail.com

0964095X, 094X0600, 0918480X

2.

Thư ký của C

hlcompany@Cvn.com.vn

 

3.

Kế toán của C

ketoan@Cvn.com.vn

 

Hai bên thực hiện các hợp đồng nêu trên như sau:

- Đối với hợp đồng gia công số 01/2021/LS-C, ngày 28 tháng 8 năm 2021: Nguyên đơn giao đủ bán thành phẩm đồng bộ để vào chuyền là ngày 10/09/2021. Theo email ngày 04/9/2021 của bị đơn, các bên đồng ý giao hàng đợt đầu tiên vào ngày 16/9/2021 với số lượng 240.592 sản phẩm. Tuy nhiên, đến hết ngày 16/9/2021, bị đơn không giao sản phẩm nào. Nguyên đơn gửi email cảnh báo về việc khách hàng sẽ hủy đơn hàng nếu bị đơn không thể giao hàng đúng hạn. Bị đơn có email gửi đến nguyên đơn đề nghị giao 200.000 sản phẩm vào ngày 30/9/2021 nhưng đến ngày 30/9/2021 bị đơn vẫn không giao được hàng. Do đó, đến ngày 9/10/2021, khách hàng đã hủy đơn hàng. Từ khi thực hiện hợp đồng đến khi khách hàng huỷ đơn hàng bị đơn chỉ thực tế giao được 01 lô hàng 12.272 sản phẩm và nguyên đơn đã thanh toán xong tiền gia công. Sau khi khách hàng huỷ đơn hàng, phía bị đơn tiếp tục thực hiện việc gia công. Đến ngày 07/01/2022, bị đơn tiếp tục gửi mail báo đã may xong tổng cộng 117.X sản phẩm, tuy nhiên nguyên đơn từ chối nhận. Như vậy, sau khi trừ đi số lượng bán thành phẩm tương ứng với lô hàng 12.272 sản phẩm đã nhận, bị đơn đã làm thiệt hại tương đương với tổng cộng 160.820 sản phẩm đồng bộ và 24.539 bán thành phẩm chưa đồng bộ, tổng giá trị thiệt hại là 5.480.426.302 đồng (Bảng kê chi tiết thiệt hại tại phụ lục 01 kèm theo).

- Đối với hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021, ngày 10 tháng 6 năm 2021:

+ Mã hàng L14464: Nguyên đơn giao trước nguyên phụ liệu đồng bộ để thực hiện được dây chuyền gia công ngày 10/09/2021 (sớm hơn 3 ngày so với hợp đồng 2 bên kí kết), sau đó giao đủ bao bì, thùng carton đóng gói 60.000 sản phẩm vào ngày 21/10/2021.

Theo hợp đồng, bị đơn phải giao 60.000 sản phẩm vào ngày 30/09/2021. Nhưng thực tế, bị đơn chỉ giao tổng cộng 58.272 sản phẩm trong 03 đợt: ngày 12/11/2021 giao 3.912 sản phẩm, ngày 30/11/2021 giao 21.072 sản phẩm, ngày 09/12/2021 giao 33.288 sản phẩm. Còn 1728 sản phẩm chưa giao, thiệt hại là 90.859.055 đồng (Bảng kê chi tiết thiệt hại tại phụ lục 02 kèm theo).

+ Mã hàng L14478: Nguyên đơn giao trước nguyên phụ liệu đồng bộ để thực hiện được dây chuyền gia công ngày 14/09/2021(sớm hơn 4 ngày so với hợp đồng 2 bên kí kết), sau đó giao đủ bao bì, thùng carton đóng gói 40.032 sản phẩm vào ngày 27/10/2021. Theo hợp đồng, bị đơn phải giao 40.032 sản phẩm vào ngày 30/09/2021. Nhưng thực tế, bị đơn chỉ giao tổng cộng 33.552 sản phẩm trong 02 đợt: ngày 17/12/2021 giao 30.336 sản phẩm, ngày 08/01/2022 giao 3.216 sản phẩm. Ngoài ra, khi khách hàng kiểm đếm số lượng sản phẩm giao ngày 17/12/2021 phát hiện thiếu 3 thùng hàng (tổng cộng 72 sản phẩm) do đó, nguyên đơn đã phải bồi thường cho khách hàng số tiền 7.674.490đ theo email ngày 03/03/2022. Thiệt hại gồm: khoản phạt do giao thiếu 72 sản phẩm nêu trên là 7.674.490đ và tổng giá trị nguyên phụ liệu tương ứng với 6.480 sản phẩm chưa giao thuộc mã L14478 là X.470.256. Tổng cộng là 206.144.736 đồng (Bảng kê chi tiết thiệt hại tại phụ lục 03 kèm theo).

+ Mã hàng A14475: Nguyên đơn giao trước nguyên phụ liệu đồng bộ để thực hiện được dây chuyền gia công ngày 22/09/2021(trễ hơn 4 ngày so với hợp đồng 2 bên kí kết), sau đó giao đủ bao bì, thùng carton đóng gói 49.920 sản phẩm vào ngày 30/10/2021. Theo hợp đồng, bị đơn phải giao 49.920 sản phẩm vào ngày 17/10/2021. Nhưng thực tế, bị đơn chỉ giao tổng cộng 45.552 sản phẩm vào ngày 27/11/2021. Tổng thiệt hại cho nguyên đơn được tính trên giá trị nguyên phụ liệu tương ứng với 4.368 sản phẩm chưa giao thuộc mã A14475 là 149.251.918 đồng (Bảng kê chi tiết thiệt hại tại phụ lục 04 kèm theo).

+ Mã hàng A14477: Nguyên đơn giao trước nguyên phụ liệu đồng bộ để thực hiện được dây chuyền gia công ngày 22/09/2021(sớm hơn 3 ngày so với hợp đồng 2 bên kí kết), sau đó giao đủ bao bì, thùng carton đóng gói 49.920 sản phẩm vào ngày 30/10/2021. Theo hợp đồng, bị đơn phải giao 49.920 sản phẩm vào ngày 17/10/2021. Nhưng thực tế, bị đơn chỉ giao tổng cộng 45.912 sản phẩm trong 02 đợt: ngày 14/11/2021 giao 16.512 sản phẩm, ngày 04/12/2022 giao 29.400 sản phẩm. Tổng thiệt hại cho nguyên đơn được tính trên giá trị nguyên phụ liệu tương ứng với 4.008 sản phẩm chưa giao thuộc mã A14477 là 128.243.940 đồng (Bảng kê chi tiết thiệt hại tại phụ lục 05 kèm theo).

- Đối với hợp đồng gia công số 03 – LS/CL/2021, ngày 10 tháng 6 năm 2021: Nguyên đơn giao trước nguyên phụ liệu đồng bộ tương ứng với khoảng 136.000 sản phẩm để vào chuyền gia công ngày 10/10/2021(sớm hơn 4 ngày so với hợp đồng 2 bên kí kết), sau đó giao thêm nguyên phụ liệu đồng bộ tương ứng với khoảng 34.000 sản phẩm vào ngày 02/11/2021. Tổng nguyên phụ liệu đồng bộ đã giao là 171.120 sản phẩm được bị đơn xác nhận trong email ngày 29/10/2021 gửi cho nguyên đơn. Việc giao hàng dự kiến chia làm 03 đợt, cụ thể: ngày 30/11/2021 giao 39.000 sản phẩm; ngày 15/12/2021 giao từ 70.000 đến 90.000 sản phẩm; ngày 30/12/2021 giao số sản phẩm còn lại. Thực tế, bị đơn đã giao tổng cộng 133.320 sản phẩm trong 03 đợt giao hàng, cụ thể: ngày 14/12/2021 giao 19.600 sản phẩm; ngày 25/12/2021 giao 10.000 sản phẩm; ngày 15/1/2021 giao 103.720 sản phẩm. Ngày 18/01/2022, khách hàng gửi thông báo hủy đơn hàng do không giao hàng đúng thời hạn. Theo đó, nguyên đơn đã phải chịu khoản phạt 125.864.934 đồng (do không giao hàng đúng hạn đối với 2 mã hàng C14432 và C14433) tính trên tổng số lượng hàng đã đặt là 1.369.440 sản phẩm (trong đó gồm 683.028 sản phẩm mã C14432 và 686.440 sản phẩm mã C14433). Tổng chi phí nguyên phụ liệu đồng bộ của 37.800 sản phẩm là số lượng sản phẩm không được giao đúng thời hạn là 3.565.934.832 đồng. Tổng cộng là 3.691.799.766 đồng (Bảng kê chi tiết thiệt hại tại phụ lục 06 kèm theo).

- Đối với hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021 ngày 10 tháng 6 năm 2021 và Phụ lục hợp đồng gia công số 02-2021/LS-C ngày 30 tháng 10 năm 2021 sửa đổi, bổ sung Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021, đồng thời đổi số Hợp đồng từ “04 – LS/CL/2021” thành “05 – LS/CL/2021”(mã L21480 và MA1440):

+ Mã hàng L21480: Nguyên đơn giao trước nguyên phụ liệu đồng bộ để thực hiện được dây chuyền gia công ngày 14/12/2021(trễ 1 ngày so với hợp đồng 2 bên kí kết). Theo hợp đồng, bị đơn phải gia công sản phẩm và giao toàn bộ hàng vào ngày 20/12/2021. Nhưng thực tế, bị đơn chỉ giao tổng cộng 14.736 sản phẩm trong 03 đợt, cụ thể: ngày 25/02/2022 giao 5.040 sản phẩm, ngày 28/02/2022 giao 10.080 sản phẩm, và ngày 7/4/2022 giao 5.136 sản phẩm. Như vậy, bị đơn chưa giao 14.736 sản phẩm. Tổng thiệt hại cho nguyên đơn được tính trên giá trị nguyên phụ liệu tương ứng với 14.736 sản phẩm chưa giao thuộc mã L21480 là 769.X.629 đồng (Bảng kê chi tiết thiệt hại tại phụ lục 07 kèm theo).

+ Mã hàng MA1440: Nguyên đơn giao trước nguyên phụ liệu đồng bộ để thực hiện được dây chuyền gia công ngày 11/12/2021. Theo hợp đồng, bị đơn phải gia công sản phẩm và giao toàn bộ hàng vào ngày 20/12/2021. Nhưng thực tế, bị đơn chỉ giao tổng cộng 48.864 sản phẩm trong 04 đợt, cụ thể: ngày 20/01/2022 giao 7.728 sản phẩm, ngày 25/01/2022 giao 11.568 sản phẩm, ngày 28/02/2022 giao 9.888 sản phẩm, ngày 04/04/2022 giao 19.680 sản phẩm. Như vậy, bị đơn chưa giao 1.200 sản phẩm. Tổng thiệt hại cho nguyên đơn được tính trên giá trị nguyên phụ liệu tương ứng với 1.200 sản phẩm chưa giao thuộc mã MA1440 là 67.272.354 đồng (Bảng kê chi tiết thiệt hại tại phụ lục 08 kèm theo).

- Tổng thiệt hại của tất cả các hợp đồng nêu trên là: 5.480.426.302 đồng + 90.859.055 đồng + 206.144.736 đồng + 149.251.918 đồng + 128.243.940 đồng + 3.691.799.766 đồng + 769.X.629 đồng + 67.272.354 đồng = 10.583.159.700 đồng. Vì bị đơn giao hàng chậm không đúng lịch giao hàng, giao hàng thiếu đã dẫn đến khách hàng huỷ đồng loạt đơn hàng của các hợp đồng nêu trên và gây thiệt hại cho nguyên đơn. Nên nguyên đơn đề nghị Toà án buộc bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn số tiền thiệt hại là: 10.583.159.700 đồng.

- Đối với chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu may theo thoả thuận mỗi bên chịu 50% chi phí. Do các đơn hàng đều bị huỷ nên nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải chịu 50% chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu may theo đúng thoả thuận là 206.800.000 đồng.

- Đối với số hàng hiện còn lại tại Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ là 147.000 sản phẩm thành phẩm và 13.000 bán thành phẩm (theo công văn số 03.07/BCV-HP ngày 03 tháng 7 năm 2023 của Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định giá D hi nhánh Hải Phòng) và số hàng tại các Công ty N ở Thanh Hoá là 37.800 sản phẩm, Công ty may tại tỉnh Hoà Bình 14.736 đã bán, nguyên đơn có ý kiến như sau: Nguyên đơn không ký kết hợp đồng với bên thứ ba là các công ty may nêu trên nên bị đơn phải tự chịu trách nhiệm với các công ty may nêu trên.

- Ý kiến của nguyên đơn đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Nguyên đơn chưa từng giao kết bất kỳ hợp đồng nào với Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ và chưa từng thỏa thuận về việc thanh toán bất kỳ khoản phí gia công, chi phí kho bãi, tiền phạt, chi phí phát sinh, hoặc lãi chậm trả nào cho Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ. Việc Công ty C ký hợp đồng gia công may mặc với Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ, nguyên đơn không có mặt, cũng không được thông báo. Do đó, nguyên đơn không chấp nhận yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đối với ý kiến yêu cầu nguyên đơn thanh toán các khoản chi phí trên cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thay cho bị đơn, nguyên đơn không đồng ý.

Bị đơn trong quá trình giải quyết vụ án đã có ý kiến như sau:

- Bị đơn xác nhận đã kí kết các hợp đồng gia công may mặc có các mã hàng, số lượng sản phẩm, đơn giá gia công, hai bên giao nhận nguyên phụ liệu may và trao đổi với nhau để thực hiện hợp đồng qua các địa chỉ email như nguyên đơn trình bày là đúng. Bị đơn cũng xác nhận khách hàng đã huỷ đơn hàng với lý do giao hàng chậm như nguyên đơn trình bày. Tuy nhiên, bị đơn cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng huỷ đơn hàng như sau:

+ Do nguyên đơn giao nguyên phụ liệu chậm, không đồng bộ dẫn đến việc không thể vào truyền sản xuất và không thể hoàn thành sản phẩm theo kế hoạch sản xuất. Cụ thể, tại bảng tổng hợp đối chiếu giữa Công ty Leading S và Công ty C, phía bị đơn đã có ý kiến: Mã hàng L14464 (hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021) sau khi nhận nguyên phụ liệu ngày 12/9/2021 còn thiếu chỉ may vắt sổ, thùng carton, túi bóng, lót túi. Mã hàng A14475 (hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021) ngày 30/9/2021 nguyên phụ liệu mới đồng bộ khiến toàn bộ chuyền phải ngưng và kiếm 01 mã hàng khác thay vào nên không thể giao hàng đúng ngày. Mã hàng C14433 (hợp đồng gia công số 03 – LS/CL/2021) trong quá trình sản xuất Công ty Leading S thay đổi quy cách may và phụ liệu may nên xảy ra rất nhiều khó khăn trong sản xuất do đó không giao hàng đúng lịch. Mã hàng MA1440 (Hợp đồng số 05 – LS/CL/2021) thiếu vải lót. Mã hàng L21480 (Hợp đồng số 05 – LS/CL/2021) do Công ty Leading S đề nghị Công ty C bảo quản hàng đến 01/9/2022. Mã hàng C14433 hợp đồng gia công số 03 – LS/CL/2021) do Công ty Leading S thay đổi quy cách may và thiếu nguyên phụ liệu may nên xảy ra rất nhiều khó khăn trong sản xuất do đó không giao hàng đúng lịch. Mã hàng L14478 (hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021) thiếu 72 sản phẩm, Công ty C sau đó đã chuyển đến Công ty Leading S nhưng Công ty Leading S không nhận. Các mã hàng thuộc Hợp đồng số 01 do nguyên đơn giao nguyên liệu may là hàng bán thành phẩm không đồng bộ, Công ty C nhiều lần trao đổi với Công ty Leading S nhưng không được khắc phục; đến ngày 30/10/2021, Công ty C đã hoàn thành 147.000 sản phẩm để giao nhưng Công ty Leading S không nhận và đề nghị Công ty C tìm khách hàng bán toàn bộ số hàng này.

+ Do dịch covid làm các nhà máy sản xuất đình trệ. Cụ thể: Khi thực hiện hợp đồng số 05 – LS/CL/2021 đối với 02 mã hàng là L21480 và MA1440 do bị dịch covid nên các nhà máy đóng cửa, sản xuất đình trệ và không giao được hàng cho Công ty Leading S.

+ Đối với chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu may do việc khách hàng huỷ đơn hàng là lỗi của Công ty Leading S nên toàn bộ chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu may là 206.800.000 đồng Công ty C không đồng ý thanh toán.

- Đối với yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Công ty C có ý kiến như sau: Công ty C xác nhận có kí kết các hợp đồng gia công may mặc số 02- 2021-CVN-ĐD, ngày 28 tháng 8 năm 2021 với các mã hàng, số lượng sản phẩm, đơn giá gia công như Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ trình bày là đúng. Đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, tại biên bản lấy lời khai ngày 02/6/2023 Công ty C có ý kiến như sau: Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ trả toàn bộ chi phí nguyên phụ liệu là 5.949.610.000 đồng cho Công ty C thì Công ty C đồng ý trả cho Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ 04 khoản tiền là: Tiền chi phí gia công, tiền lãi chậm trả, phí lưu kho, chi phí kiểm đếm như Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ yêu cầu (Công ty C không chấp nhận trả khoản vi phạm nghĩa vụ hợp đồng). Đối với số hàng hoá hiện đang tại kho của Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ là 147.000 hàng thành phẩm và 13.000 hàng bán thành phẩm Công ty C không nhận. Tại phiên toà, Công ty C đề nghị giao số hàng trên cho Công ty Leading Star và buộc Leading Star phải thay Công ty C thanh toán các khoản bồi thường nêu trên cho Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết vụ án đã có ý kiến như sau:

- Ngày 28 tháng 8 năm 2021, Công ty C và Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ (sau đây gọi tắt là Nhà máy may Đ) ký kết hợp đồng gia công số 02- 2021-CVN-ĐD. Hợp đồng có tổng cộng 1.432.053 sản phẩm, gồm: mã hàng F2144215, F2144216 số lượng 562.083 sản phẩm, loại hàng áo, giá gia công là 8622 đồng/1 sản phẩm. Mã hàng F2144215, F2144216, số lượng 481.644 sản phẩm, loại hàng áo, giá gia công là 8622 đồng/1 sản phẩm. Mã hàng F2144215, F2144216, số lượng 388.326 sản phẩm, loại hàng áo, giá gia công là 8622 đồng/1 sản phẩm. Trị giá công gia công các sản phẩm thành tiền là 13.581.877.063 đồng. Theo hợp đồng, thời gian đồng bộ nguyên phụ liệu là 30/8/2021 và giao hàng trong tháng 9 và tháng 10 năm 2021, mỗi tháng xuất từ 450.000 sản phẩm đến 500.000 sản phẩm.

Nhà máy may Đ và Công ty C thống nhất: Kế hoạch giao nguyên phụ liệu may, kế hoạch sản xuất, giao hàng giữa các bên được thực hiện và xác nhận qua thư điện tử (e-mail). Địa chỉ thư điện tử (e-mail) hai bên dùng để trao đổi trong quá trình thực hiện các hợp đồng như sau:

Về phía Nhà máy may Đ:

Stt.

Chức vụ

Địa chỉ Email

Số điện thoại

1

 

chairman.gd@daiduongjsc.com.vn

 

2

 

gf.planer2@daiduongjsc.com.vn

 

3

 

corp.bs1@daiduongjsc.com.vn

 

4

 

gf.foreman1@daiduongjsc.com.vn

 

5

 

gf.planer8@daiduongjsc.com.vn

 

6

 

gf.vice.head@daiduongjsc.com.vn

 

 

 

 

 

Về phía Công ty C:

Stt.

Chủ tài khoản (Tên & chức vụ)

Địa chỉ Email (địa chỉ email)

Số điện thoại

8

Nguyễn Văn H (Giám đốc kiểm người đại

 

 

 

 

diện theo pháp luật của C)

hienceo.hl@gmail.com hl.company2021@gmail.com jack.CX7@gmail.com

 

9

Thư ký của C

vanphongCX7@gmail.com

 

10

Kế toán của C

ketoan01C@gmail.com

 

 

 

ketoancty@itsglobal.vn

 

- Quá trình thực hiện hợp đồng, phía Công ty C đã không giao nguyên phụ liệu theo đúng giao kết. Cụ thể: Từ ngày 03/9/2021 đến ngày 18/9/2021 Công ty C giao 5 đợt nguyên phụ liệu may với số lượng 175.986 (kiện, bó) thành phẩm đồng bộ tuy nhiên khi Nhà máy may Đ kiểm tra chi tiết thì chỉ có 130.000 thành phẩm, còn lại 43.000 bán thành phẩm và thiếu 2.986 sản phẩm. Ngày 21/10/2021 Đ đã gửi email cho Công ty C nhưng phía Công ty C không tiến hành kiểm tra. Phía Nhà máy may Đ bắt đầu sản xuất thực tế từ ngày 13/9/2021 và kết thúc chuyền may vào ngày 25/10/2021. Phía Công ty C mới chỉ đến nhận hàng 1 lần với số lượng 12.272 sản phẩm và đã thanh toán tiền gia công đầy đủ. Phía Nhà máy may Đ nhiều lần liên hệ với Công ty C yêu cầu đến lấy hàng và thanh toán chi phí gia công nhưng Công ty C nêu nhiều lý do trì hoãn việc lấy hàng và thanh toán chi phí gia công. Hiện tại, trong kho của Nhà máy may Đ vẫn còn 147.000 sản phẩm thành phẩm và 13.000 bán thành phẩm. Tính đến ngày 12 tháng 9 năm 2023, Công ty C còn nợ Nhà máy may Đ các khoản như sau: Tiền công gia công sản phẩm 1.015.050.816 đồng, tiền lãi (1,120%/tháng) 240.427.382đồng, phí lưu kho tính từ tháng 1/2022 đến thời điểm xét xử là X.333.333 đồng, chi phí kiểm đếm 86.500.000 đồng, phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng 866.384.774 đồng. Tổng cộng 2.406.696.305 đồng.

- Nhà máy may Đ yêu cầu Công ty C phải thanh toán toàn bộ các khoản nợ nêu trên và tiếp tục phải chịu lãi cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Tại biên bản lấy lời khai ngày 02/6/2023 Nhà máy may Đ có ý kiến: Đối với số hàng hoá hiện đang tại kho của Nhà máy may Đ là 147.000 hàng thành phẩm và 13.000 hàng bán thành phẩm, Nhà máy may Đ không nhận. Tại phiên toà, Nhà máy may Đ đề nghị giao số hàng trên cho Công ty Leading S và buộc Công ty Leading S phải thay Công ty C thanh toán các khoản tiền nêu trên tổng cộng là 2.406.696.305 đồng cho Nhà máy may Đ.

Tại phiên tòa đại diện Viện Kiểm sát nhân dân huyện An Lão phát biểu ý kiến:

Về việc tuân theo pháp luật: Trong quá trình giải quyết vụ án từ khi thụ lý đến khi xét xử của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký đã đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa đã cơ bản thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật theo quy định tại các điều 70, 71, 72, 73 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Về quan điểm giải quyết vụ án: Căn cứ các Điều 542, 543, 544, 551, 552 Bộ luật Dân sự; các Điều 178, 179, 183 Luật thương mại.

- Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn: Buộc Công ty C phải thanh trả cho Công ty Leading S gồm số tiền trong các hợp đồng như sau:

STT

Yêu cầu

Số tiền bồi thường

1

Đối với Hợp đồng 01

5.480.426.302 đồng

2

Đối với Hợp đồng số 02

566.825.169 đồng

3

Đối với Hợp đồng số 03

3.565.934.832 đồng

4

Đối với Hợp đồng số 05

X.433.983 đồng

5

Đối với Chi phí vận chuyển

206.800.000 đồng

Tổng

10.656.420.286 đồng.

Buộc bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn số tiền bị thiệt hại nêu trên.

- Đối với yêu cầu của người quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

Chấp nhận một phần yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Đối với yêu cầu thanh toán tiền công gia công sản phẩm là 1.015.050.816 đồng, tiền lãi (1,120%/tháng) 240.427.382đồng, phí lưu kho tính từ tháng 1/2022 đến thời điểm xét xử là X.333.333 đồng, chi phí kiểm đếm 86.500.000 đồng.

- Phát mại số hàng hoá tại kho của Nhà máy may Đ là 147.000 hàng thành phẩm và 13.000 hàng bán thành phẩm. Số tiền phát mại được ưu tiên thanh toán các khoản chi phí của Nhà máy may Đ trước do tiền công gia công của công nhân vẫn chưa được thanh toán, còn lại sẽ thanh toán cho Công ty Leading S. Tiếp tục giao số hàng trên cho Nhà máy may Đ quản lý cho đến khi phát mại xong.

Các đương sự phải chịu chi phí tố tụng theo quy định của pháp luật.

- Về án phí: Các đương sự phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.

Ý kiến của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:

- Công ty C giữ nguyên ý kiến như đã trình bày trước Toà án trong quá trình giải quyết vụ án. Nguyên nhân khách hàng huỷ đồng loạt đơn hàng của các hợp đồng gia công may mặc giữa Công ty Leading S và Công ty C là do Công ty Leading S giao nguyên phụ liệu chậm, không đồng bộ dẫn đến việc không thể vào truyền sản xuất và không thể hoàn thành sản phẩm theo kế hoạch sản xuất. Trong quá trình sản xuất, Công ty Leading S thay đổi quy cách may và phụ liệu may nên xảy ra rất nhiều khó khăn do đó không giao hàng đúng lịch. Bên cạnh đó, do dịch covid làm các nhà máy sản xuất đình trệ nên việc giao hàng không đúng lịch. Do vậy, Công ty C không đồng ý các khoản bồi thường do Công ty Leading S đưa ra.

- Đối với mã hàng L14478 (hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021) thiếu 72 sản phẩm; đối với số hàng 37.800 sản phẩm do Công ty may Ngọc Thư tại Thanh Hoá gia công hiện tại không còn hàng; đối với số hàng 14.736 sản phẩm do Công ty may tại tỉnh Hoà Bình gia công hiện tại không còn hàng và khoản chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu may là 206.800.000 đồng đề nghị Toà án giải quyết theo quy định pháp luật.

- Đối với yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đề nghị giao số hàng 147.000 hàng thành phẩm và 13.000 hàng bán thành phẩm tại kho của Nhà máy may Đ cho Công ty Leading S và buộc Công ty Leading S phải thay Công ty C thanh toán cho Nhà máy may Đ vì đây là hàng của Công ty Leading S. Các vấn đề khác đề nghị Toà án giải quyết theo quy định pháp luật.

Ý kiến của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

Ngày 28 tháng 8 năm 2021, Công ty C và Nhà máy may Đ đã ký kết hợp đồng gia công số 02-2021-CVN-ĐD là hợp đồng phù hợp quy định pháp luật nên cần được bảo vệ. Quá trình thực hiện hợp đồng: Công ty C đã không giao nguyên phụ liệu theo đúng giao kết, cụ thể khi kiểm tra chi tiết thì chỉ có 130.000 thành phẩm, còn lại 43.000 bán thành phẩm và thiếu 2.986 sản phẩm. Ngày 21/10/2021 Nhà máy may Đ đã gửi email cho Công ty C nhưng phía Công ty C không tiến hành kiểm tra. Do việc giao nguyên phụ liệu may vừa thiếu, vừa không đồng bộ nên dẫn đến việc vào chuyền may để sản xuất chậm. Bên cạnh đó, khi Nhà máy may Đ sản xuất được 147.000 hàng thành phẩm đã nhiều lần gửi email, công văn đến Công ty C để giao hàng nhưng Công ty C nhiều lần trì hoãn không nhận. Đến thời điểm hiện tại, giữa Nhà máy may Đ và Công ty C vẫn chưa có văn bản hay thông báo nào về việc chấm dứt hợp đồng may gia công 02-2021-CVN-ĐD nên Công ty C phải thanh toán cho Nhà máy may Đ tiền công gia công sản phẩm là 1.015.050.816 đồng. Kể từ tháng 1/2022 đến nay, Công ty C chưa thanh toán tiền công gia công nên phải trả cho Nhà máy may Đ tiền lãi (1,120%/tháng) tính đến thời điểm xét xử là 240.427.382đồng. Theo email ngày 16/4/2022 phía Công ty C xác nhận, phí lưu kho và chi phí kiểm đếm mỗi bên chịu một nửa nên tính từ tháng 1/2022 đến thời điểm xét xử phí lưu kho là X.333.333 đồng, chi phí kiểm đếm là 86.500.000 đồng (theo hợp đồng thuê kho số 01/2021/HĐTK ngày 19/12/2021). Ngoài ra, do Công ty C vi phạm hợp đồng nên phải chịu phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng 866.384.774 đồng. Tổng cộng các khoản tiền Nhà máy may Đ yêu cầu Công ty C bồi thường là 2.406.696.305 đồng.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Qua các tài liệu của vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về thẩm quyền: Quan hệ tranh chấp trong vụ án được xác định là tranh chấp hợp đồng gia công, bị đơn Công ty C, địa chỉ trụ sở chính: Thôn C, xã Q, huyện A, thành phố Hải Phòng nên theo quy định tại khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự, thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc Tòa án nhân dân huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.

[2] Về sự vắng mặt của đương sự: Người đại diện theo pháp luật của Công ty C là ông Nguyễn Văn H vắng mặt tại phiên tòa lần thứ hai không có lý do. Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt người đại diện theo pháp luật của bị đơn là ông Nguyễn Văn H.

[3] Trên cơ sở lời khai của các đương sự và chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ thấy rằng:

[3.1] Các hợp đồng gia công may mặc giữa Công ty Leading S và Công ty C đã ký kết gồm: Hợp đồng gia công số 01/2021/LS-C, ngày 28 tháng 8 năm 2021; hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021, ngày 10 tháng 6 năm 2021; hợp đồng gia công số 03 – LS/CL/2021, ngày 10 tháng 6 năm 2021; hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021 ngày 10 tháng 6 năm 2021 và Phụ lục hợp đồng gia công số 02- 2021/LS-C ngày 30 tháng 10 năm 2021 sửa đổi, bổ sung Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021, đồng thời đổi số Hợp đồng từ “04 – LS/CL/2021” thành “05 – LS/CL/2021” được lập thành văn bản, có chữ ký, con dấu của các bên là hợp đồng gia công may mặc phù hợp với quy định tại Điều 178, 179, 180 Luật Thương mại 2005; Điều 542 Luật dân sự nên có nghĩa vụ ràng buộc trách nhiệm đối với các bên. Ngày 28 tháng 8 năm 2021, Công ty C Nhà máy may Đ ký kết hợp đồng gia công số 02-2021-CVN-ĐD được lập thành văn bản, có chữ ký, con dấu của các bên là hợp đồng gia công may mặc phù hợp với quy định tại Điều 178, 179, 180 Luật Thương mại 2005; Điều 542 Luật dân sự nên có nghĩa vụ ràng buộc trách nhiệm đối với các bên.

[3.2] Các bên tham gia gia công gồm: Công ty Leading S, Công ty C và Nhà máy may Đ đều thừa nhận các mã hàng, số lượng sản phẩm của các mã hàng trong các hợp đồng gia công đã ký kết với nhau. Các bên cũng đều xác nhận việc không thực hiện được các hợp đồng gia công đã ký kết với nhau là do khách hàng huỷ đơn hàng. Nguyên nhân khách hàng huỷ đơn hàng vì giao hàng chậm. Như vậy, việc khách hàng huỷ đơn hàng dẫn đến thiệt hại cho các bên tham gia gia công vì không thực hiện được các hợp đồng gia công là có thật. Do đó, Công ty Leading S khởi kiện, Nhà máy may Đ có yêu cầu độc lập đề nghị Toà án giải quyết việc bồi thường thiệt hại, thanh toán tiền công gia công và các chi phí khác là phù hợp quy định tại Điều 303, 302 Luật Thương mại 2005.

[3.3] Công ty C đã kí kết tổng cộng 04 hợp đồng gia công may mặc với Công ty Leading S. Tuy nhiên, Công ty C không tham gia vào bất kì giai đoạn nào của gia công hàng hoá, không chuyển hàng về các cơ sở sản xuất của mình để thực hiện gia công hàng hoá mà chỉ giao các đơn hàng đó cho bên thứ 3 thực hiện gia công và nhận tiền chênh giá từ việc giao đơn hàng. Đối với hợp đồng gia công số 01/2021/LS-C, ngày 28 tháng 8 năm 2021, Công ty C đã giao cho Nhà máy may Đ thực hiện gia công. Đối với hợp đồng gia công số 03 – LS/CL/2021, ngày 10 tháng 6 năm 2021, Công ty C đã giao đơn hàng cho Công ty may mặc N ở Thanh Hoá thực hiện gia công. Đối với hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021 ngày 10 tháng 6 năm 2021 và Phụ lục hợp đồng gia công số 02-2021/LS-C ngày 30 tháng 10 năm 2021 sửa đổi, bổ sung Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021, đồng thời đổi số Hợp đồng từ “04 – LS/CL/2021” thành “05 – LS/CL/2021” Công ty C đã giao đơn hàng cho Công ty may tại tỉnh Hoà Bình thực hiện gia công và các hợp đồng khác Công ty C cũng giao đơn hàng tương tự. Như vậy, Công ty C không đủ năng lực sản xuất để thực hiện việc gia công sản phẩm cho các hợp đồng gia công may mặc mà Công ty C đã kí kết với bên đặt gia công là Công ty Leading S. Công ty C chỉ giao các đơn hàng đó cho bên thứ 3 thực hiện gia công và nhận tiền chênh giá từ việc giao đơn hàng. Bên cạnh đó, việc giao các đơn hàng đó cho bên thứ 3 thực hiện gia công phía Công ty C cũng không thực hiện việc giám sát, đôn đốc sản xuất. Do đó, việc chậm giao hàng dẫn đến khách hàng huỷ đồng loạt các đơn hàng của 04 hợp đồng gia công may mặc lỗi đầu tiên thuộc về Công ty C.

[3.4] Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 303 Luật thương mại 2005 như sau: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”. Bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 302 Luật thương mại 2005 như sau: “1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. 2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Tại Điều 549 Luật Dân sự quy định: “bên nhận gia công phải giao sản phẩm và bên đặt gia công phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thoả thuận”. Tại Điều 3.1 của các hợp đồng gia công nêu trên giữa Công ty Leading S và Công ty C quy định: “Bên A có nghĩa vụ sản xuất và giao hàng đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận”.

[4] Xét, yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là Công ty Leading S:

Nguyên đơn - Công ty Leading S yêu cầu Công ty C bồi thường các khoản như sau: Tiền chi phí nguyên liệu và gia công in + Tiền chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu may của các hợp đồng gia công số 01/2021/LS-C, ký kết ngày 28 tháng 8 năm 2021, hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021, ngày 10 tháng 6 năm 2021, hợp đồng gia công số 03 – LS/CL/2021, ngày 10 tháng 6 năm 2021, Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021 ngày 10 tháng 6 năm 2021 và Phụ lục hợp đồng gia công số 02-2021/LS-C ngày 30 tháng 10 năm 2021 sửa đổi, bổ sung Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021, đồng thời đổi số Hợp đồng từ “04 – LS/CL/2021” thành “05 – LS/CL/2021”. Trong đó, tiền chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu may là 206.800.000 đồng là tính chung cho các hợp đồng. Tiền chi phí nguyên liệu và gia công in chỉ tính riêng ở hợp đồng gia công số 01/2021/LS-C, ký kết ngày 28 tháng 8 năm 2021 là 5.480.426.302 đồng. Đối với các hợp đồng gia công còn lại là hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021, ngày 10 tháng 6 năm 2021, hợp đồng gia công số 03 – LS/CL/2021, ngày 10 tháng 6 năm 2021, hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021 ngày 10 tháng 6 năm 2021 và Phụ lục hợp đồng gia công số 02-2021/LS-C ngày 30 tháng 10 năm 2021 sửa đổi, bổ sung Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021, đồng thời đổi số Hợp đồng từ “04 – LS/CL/2021” thành “05 – LS/CL/2021” nguyên đơn - Công ty Leading S chỉ yêu cầu bồi thường tiền chi phí nguyên liệu.

[4.1] Đối với hợp đồng gia công số 01/2021/LS-C, ký kết ngày 28 tháng 8 năm 2021:

Phía Công ty Leading S cho rằng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ giao đủ bán thành phẩm đồng bộ để vào chuyền là ngày 10/09/2021. Việc Công ty Leading S giao nguyên phụ liệu chậm so với hợp đồng là do Công ty C liên tục thay đổi địa chỉ nhận hàng dẫn đến mất nhiều ngày vận chuyển. Tuy vậy, theo email ngày 04/9/2021 của Công ty C, các bên đồng ý giao hàng đợt đầu tiên vào ngày 16/9/2021 với số lượng 240.592 sản phẩm. Đến ngày 16/9/2021, Công ty C không giao bất kỳ sản phẩm nào. Nguyên đơn có gửi email cảnh báo về việc khách hàng sẽ hủy đơn hàng nếu bị đơn không thể giao hàng đúng hạn. Bị đơn có email gửi đến nguyên đơn đề nghị giao 200.000 sản phẩm vào ngày 30/9/2021 nhưng đến ngày 30/9/2021 bị đơn vẫn không giao được hàng. Do đó, đến ngày 9/10/2021, khách hàng đã hủy đơn hàng. Do bị đơn đã không giao hàng đúng hạn làm thiệt hại tương đương với tổng cộng 160.820 sản phẩm đồng bộ và 24.539 bán thành phẩm chưa đồng bộ, tổng giá trị thiệt hại là 5.480.426.302 đồng. Công ty C cho rằng các mã hàng thuộc hợp đồng số 01 do Công ty Leading S giao nguyên liệu may là hàng bán thành phẩm không đồng bộ, Công ty C nhiều lần trao đổi với Công ty Leading S nhưng không được khắc phục; đến ngày 30/10/2021, Công ty C đã hoàn thành 147.000 sản phẩm để giao nhưng Công ty Leading S không nhận và đề nghị Công ty C tìm khách hàng bán toàn bộ số hàng này. Tuy nhiên, ngoài lời khai phía bị đơn không xuất trình được bất cứ tài liệu nào chứng minh. Như vậy, lỗi giao hàng chậm dẫn đến khách hàng huỷ đơn hàng vào ngày 09/10/2021 hoàn toàn do lỗi của bị đơn Công ty C. Việc Công ty Leading S yêu cầu Công ty C bồi thương thiệt hại tương đương với tổng cộng 160.820 sản phẩm đồng bộ và 24.539 bán thành phẩm chưa đồng bộ, tổng giá trị thiệt hại của chi phí nguyên phụ liệu và in gia công là 5.480.426.302 đồng là có căn cứ, cần được chấp nhận.

[4.2] Đối với hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021, ngày 10 tháng 6 năm 2021:

Công ty Leading S trình bày, mã hàng L14464: Bị đơn còn 1728 sản phẩm chưa giao, thiệt hại là 90.859.055 đồng. Mã hàng L14478: Bị đơn còn 6.480 sản phẩm chưa giao và số lượng sản phẩm giao ngày 17/12/2021 phát hiện thiếu 3 thùng hàng (tổng cộng 72 sản phẩm). Thiệt hại gồm: khoản phạt do giao thiếu 72 sản phẩm là 7.674.490 đồng và tổng giá trị nguyên phụ liệu tương ứng với 6.480 sản phẩm chưa giao là X.470.256 đồng, tổng cộng 2 khoản là 206.144.736 đồng. Mã hàng A14475: Bị đơn còn 4.368 sản phẩm chưa giao thiệt hại là 149.251.918 đồng. Mã hàng A14477: Bị đơn còn 4.008 sản phẩm chưa giao thiệt hại là 128.243.940 đồng. Tổng cộng thiệt hại của hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021 là: 90.859.055 đồng + 206.144.736 đồng + 149.251.918 đồng + 128.243.940 đồng = X.499.649 đồng. Tại bảng tổng hợp đối chiếu giữa Công ty Leading S và Công ty C hai bên đã xác nhận số lượng hàng còn thiếu chưa giao đủ tại mục 15 với số lượng như trên. Công ty C trong quá trình giải quyết vụ án cho rằng Công ty Leading S chưa giao đủ nguyên phụ liệu may nên không hoàn thành được số lượng sản phẩm của các mã hàng đã nêu nhưng không đưa ra được tài liệu nào chứng minh. Tại phiên toà, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn không đưa ra ý kiến thêm gì và đề nghị Toà án giải quyết theo quy định pháp luật. Đối với khoản tiền phạt do giao thiếu 72 sản phẩm là 7.674.490 đồng, tại phiên toà nguyên đơn thừa nhận đây là khoản tiền phạt khách hàng chỉ gửi email cho Công ty Leading S, không dựa căn cứ pháp lý hay thoả thuận nào và việc Công ty Leading S chấp nhận nộp phạt là do Công ty Leading S tự nộp cho khách hàng, không có thoả thuận và thông báo với Công ty C. Do vậy, đối với khoản tiền phạt 7.674.490 đồng không có căn cứ để chấp nhận. Như vậy, yêu cầu bồi thường thiệt hại của Công ty Leading S đối với hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021 chỉ có căn cứ chấp nhận đối với các khoản tiền sau: 90.859.055 đồng + X.470.256 đồng + 149.251.918 đồng + 128.243.940 đồng = 566.825.169 đồng.

[4.3] Đối với hợp đồng gia công số 03 – LS/CL/2021, ngày 10 tháng 6 năm 2021:

Trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty Leading S trình bày: Hai bên đã nhất trí qua email giao toàn bộ sản phẩm vào thời hạn cuối cùng là ngày 30/12/2021. Thực tế, bị đơn đã giao tổng cộng 133.320 sản phẩm trong 03 đợt giao hàng, cụ thể: ngày 14/12/2021 giao 19.600 sản phẩm; ngày 25/12/2021 giao 10.000 sản phẩm; ngày 15/1/2022 giao 103.720 sản phẩm. Như vậy, Công ty C chưa giao đủ số lượng hàng. Ngày 18/01/2022, khách hàng gửi thông báo hủy đơn hàng do không giao hàng đúng thời hạn. Theo đó, nguyên đơn đã phải chịu khoản phạt 125.864.934 đồng (do không giao hàng đúng hạn đối với 2 mã hàng C14432 và C14433) tính trên tổng số lượng hàng đã đặt là 1.369.440 sản phẩm (trong đó gồm 683.028 sản phẩm mã C14432 và 686.440 sản phẩm mã C14433). Bên cạnh đó, 37.800 sản phẩm là số lượng sản phẩm bị đơn không giao hàng và bị huỷ đơn hàng nên nguyên đơn phải chịu chi phí nguyên phụ liệu đồng bộ của 37.800 sản phẩm là 3.565.934.832 đồng. Tổng cộng tiền phạt và chi phí nguyên phụ liệu nguyên đơn phải chịu là 125.864.934 đồng + 3.565.934.832 đồng = 3.691.799.766 đồng. Phía Công ty C có ý kiến: Mã hàng C14433 giao chậm hàng do Công ty Leading S thay đổi quy cách may và thiếu nguyên phụ liệu may nhưng không có bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào chứng minh ý kiến của mình. Đối với số hàng 37.800 sản phẩm, tại biên bản lấy lời khai ngày 09/5/2023 người đại diện theo pháp luật của Công ty trách nhiệm hữu hạn C là ông Nguyễn Văn H trình bày: số hàng 37.800 sản phẩm do Công ty may Ngọc Thư tại Thanh Hoá gia công và hiện tại không còn hàng vì Công ty đã tự thanh lý. Tại phiên toà, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn đề nghị Toà án giải quyết số hàng 37.800 sản phẩm hiện không còn theo quy định pháp luật. Như vậy, việc để cơ sở may gia công thứ 3 thanh lý số hàng 37.800 sản phẩm nên không giao được số hàng 37.800 sản phẩm hoàn toàn do lỗi của Công ty C. Đối với khoản tiền phạt 125.864.934 đồng, tại phiên toà nguyên đơn thừa nhận đây là khoản tiền phạt khách hàng chỉ gửi email cho Công ty Leading S, không dựa căn cứ pháp lý hay thoả thuận nào và việc Công ty Leading S chấp nhận nộp phạt là do Công ty Leading S tự nộp cho khách hàng, không có thoả thuận và thông báo với Công ty C. Do vậy, đối với khoản tiền phạt 125.864.934 đồng không có căn cứ để chấp nhận. Như vậy, yêu cầu bồi thường thiệt hại của Công ty Leading S đối với hợp đồng gia công số 03 – LS/CL/2021 chỉ có căn cứ chấp nhận đối với khoản tiền chi phí nguyên phụ liệu đồng bộ của 37.800 sản phẩm là 3.565.934.832 đồng.

[4.4] Đối với Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021 ngày 10 tháng 6 năm 2021 và Phụ lục hợp đồng gia công số 02-2021/LS-C ngày 30 tháng 10 năm 2021 sửa đổi, bổ sung Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021, đồng thời đổi số Hợp đồng từ “04 – LS/CL/2021” thành “05 – LS/CL/2021”:

Trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty Leading S trình bày: Mã hàng L21480, bị đơn chưa giao 14.736 sản phẩm, thiệt hại tính trên giá trị nguyên phụ liệu tương ứng với 14.736 sản phẩm là 769.X.629 đồng. Mã hàng MA1440, bị đơn chưa giao 1.200 sản phẩm, thiệt hại tính trên giá trị nguyên phụ liệu tương ứng với 1.200 sản phẩm chưa giao thuộc mã MA1440 là 67.272.354 đồng. Trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty C trình bày: Tại biên bản lấy lời khai ngày 09/5/2023 người đại diện theo pháp luật của Công ty C là ông Nguyễn Văn H khai: số hàng 14.736 sản phẩm do Công ty may tại tỉnh Hoà Bình gia công và hiện tại không còn hàng vì Công ty đã tự thanh lý hàng để trả lương công nhân. Đối với 1.200 sản phẩm chưa giao, tại bảng tổng hợp đối chiếu Công ty C có ý kiến do thiếu vải lót dẫn đến không thể may được 1.200 sản phẩm, tuy nhiên không có tài liệu chứng minh. Bên cạnh đó, lý do chậm giao hàng và chưa giao hàng của 2 mã hàng L21480 và MA1440 là do bị ảnh hưởng của dịch covid nên sản xuất bị đình trệ. Tại phiên toà, phía Công ty Leading S trình bày nguyên đơn đã chấp nhận lùi lịch giao hàng lại 4 tháng do dịch covid là từ ngày 20/12/2021 đến 18/4/2022 nhưng Công ty C vẫn không giao được hàng. Tại phiên toà, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn không đưa ra ý kiến thêm gì và đề nghị Toà án giải quyết theo quy định pháp luật. Do vậy, đối với thiệt hại của 2 mã hàng L21480 và MA1440 hoàn toàn do lỗi của Công ty C. Nên có căn cứ để chấp nhận các khoản yêu cầu bồi thường như sau: Mã hàng L21480 thiệt hại là 769.X.629 đồng + mã hàng MA1440 thiệt hại là 67.272.354 đồng = X.433.983 đồng.

[4.5] Đối với chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu may, tại phiên toà Công ty Leading S yêu cầu Công ty CVN phải trả lại 50% chi phí vận chuyển các mã hàng bị khách hàng huỷ đơn hàng tổng cộng là 206.800.000đ. Đây là số tiền chi phí vận chuyển của toàn bộ nguyên phụ liệu may. Thể hiện qua các Email do các lái xe nhận hàng của CVN xác nhận qua 5 chuyến hàng. Trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn không có ý kiến gì đối với yêu cầu bồi thường chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu may nhưng có ý kiến chung là việc đơn hàng bị huỷ do lỗi của nguyên đơn nên không chấp nhận bồi thường. Tại phiên toà, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn đề nghị Toà án giải quyết theo quy định pháp luật. Xét, việc khách hàng huỷ đơn hàng do giao chậm hàng, vi phạm hợp đồng là lỗi của bị đơn nên cần buộc bị đơn phải chịu 50% chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu may như giao kết trong các hợp đồng giữa hai bên là 206.800.000 đồng.

[4.6] Đối với số hàng hoá hiện đang tại kho của Nhà máy may Đ là 147.000 hàng thành phẩm và 13.000 hàng bán thành phẩm (theo công văn số 03.07/BCV- HP ngày 03 tháng 7 năm 2023 của Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định giá Doanh nghiệp chi nhánh Hải Phòng): Công ty Leading S, Nhà máy may Đ và Công ty CVN đều có ý kiến không nhận. Xét, theo quy định tại Điều 305 của Luật Thương mại: “Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất…”. Do đó, cần phát mại số hàng hoá tại kho của Nhà máy may Đ là 147.000 hàng thành phẩm và 13.000 hàng bán thành phẩm để hạn chế tổn thất cho Công ty Leading S, Nhà máy may Đ. Số tiền phát mại được ưu tiên thanh toán các khoản chi phí của Nhà máy may Đ trước do tiền công gia công của công nhân vẫn chưa được thanh toán, còn lại sẽ thanh toán cho Công ty Leading S. Tiếp tục giao số hàng trên cho Nhà máy may Đ quản lý cho đến khi phát mại xong.

[4.7] Từ những phân tích nêu trên thấy, đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chỉ có căn cứ để chấp nhận những khoản sau:

Hợp đồng gia công số 01/2021/LS-C chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của chi phí nguyên phụ liệu và in gia công là 5.480.426.302 đồng. Hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021 chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại với các mã hàng L14464 là 90.859.055 đồng; mã hàng L14478 là X.470.256 đồng; mã hàng A14475 là 149.251.918 đồng; mã hàng A14477 là 128.243.940 đồng; tổng cộng là 566.825.169 đồng. Hợp đồng gia công số 03 – LS/CL/2021 chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại là 3.565.934.832 đồng. Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021 ngày 10 tháng 6 năm 2021 và Phụ lục hợp đồng gia công số 02-2021/LS-C ngày 30 tháng 10 năm 2021 sửa đổi, bổ sung Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021, đồng thời đổi số Hợp đồng từ “04 – LS/CL/2021” thành “05 – LS/CL/2021” chỉ chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với các mã hàng L21480 và MA1440 là Mã hàng L21480 thiệt hại là 769.X.629 đồng + mã hàng MA1440 thiệt hại là 67.272.354 đồng = X.433.983 đồng. Chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu may theo hoá đơn giá trị gia tăng ngày 20 tháng 9 năm 2021 cho tất cả các hợp đồng gia công nêu trên là 206.800.000 đồng. Tổng cộng tất cả các khoản bồi thường là: 5.480.426.302 đồng + 566.825.169 đồng + 3.565.934.832 đồng + X.433.983 đồng + 206.800.000 đồng = 10.656.420.286 đồng.

[5] Xét, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

Nhà máy may Đ trình bày: Quá trình thực hiện hợp đồng, phía Công ty C đã giao nguyên phụ liệu may không đúng giao kết trong hợp đồng và giao không đủ số lượng. Theo hợp đồng, Công ty C phải giao nguyên phụ liệu may vào ngày 30/8/2021 nhưng đến ngày 03/9/2021 Công ty C mới giao nguyên phụ liệu và đến ngày 18/9/2021 mới đồng bộ nguyên phụ liệu. Tuy nhiên, số lượng nguyên phụ liệu may là 175.986 (kiện, bó) thành phẩm đồng bộ, khi Nhà máy may Đ kiểm tra chi tiết thì chỉ có 130.000 thành phẩm, còn lại 43.000 bán thành phẩm và thiếu 2.986 sản phẩm. Ngày 21/10/2021 Nhà máy may Đ đã gửi email nhưng Công ty C không tiến hành kiểm tra. Nhà máy may Đ bắt đầu sản xuất thực tế từ ngày 13/9/2021 và kết thúc chuyền may vào ngày 25/10/2021. Phía Nhà máy may Đ nhiều lần liên hệ với Công ty C yêu cầu đến lấy hàng và thanh toán chi phí gia công nhưng Công ty C nêu nhiều lý do trì hoãn việc lấy hàng và thanh toán chi phí gia công. Hiện tại, trong kho của Nhà máy may Đ vẫn còn 147.000 sản phẩm thành phẩm và 13.000 bán thành phẩm. Nhà máy may Đ yêu cầu Công ty C trả các khoản tiền như sau: Tiền công gia công sản phẩm 1.015.050.816 đồng, tiền lãi (1,120%/tháng) 240.427.382đồng, phí lưu kho tính từ tháng 1/2022 đến thời điểm xét xử là X.333.333 đồng, chi phí kiểm đếm 86.500.000 đồng, phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng 866.384.774 đồng. Tổng cộng 2.406.696.305 đồng và tiếp tục phải chịu lãi cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Tại biên bản lấy lời khai ngày 02/6/2023 Nhà máy may Đ có ý kiến: Đối với số hàng hoá hiện đang tại kho của Nhà máy may Đ là 147.000 hàng thành phẩm và 13.000 hàng bán thành phẩm Nhà máy may Đ không nhận và tại phiên toà, Nhà máy may Đ đề nghị giao số hàng trên cho Công ty Leading S và buộc Công ty Leading S phải thay Công ty C thanh toán các khoản bồi thường nêu trên cho Nhà máy may Đ. Công ty C trình bày: Quá trình thực hiện hợp đồng, lỗi do Nhà máy may Đ không sản xuất đủ số lượng hàng theo kế hoạch. Theo hợp đồng thì mỗi tuần Đ phải xuất được từ 400.000 sản phẩm đến 500.000 sản phẩm và sản xuất trên 10 chuyền may. Nhưng thực tế, Đ chỉ sản xuất trên 2 chuyền may và không sản xuất đủ số lượng hàng như giao kết trong hợp đồng. Tại biên bản lấy lời khai ngày 02/6/2023 Công ty C có ý kiến: Nếu Nhà máy may Đ trả toàn bộ chi phí nguyên phụ liệu là 5.949.610.000 đồng cho Công ty C thì Công ty C đồng ý trả cho Nhà máy may Đ 04 khoản tiền là: Tiền hàng, tiền lãi, phí lưu kho, chi phí kiểm đếm riêng khoản tiền phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Công ty C không chấp nhận. Đối với số hàng hoá hiện đang tại kho của Nhà máy may Đ là 147.000 hàng thành phẩm và 13.000 hàng bán thành phẩm Công ty C không nhận và tại phiên toà, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty C nhất trí với ý kiến đề nghị của Nhà máy may Đ. Xét, hợp đồng quy định ngày 30/8/2021 là ngày phía Công ty C phải giao nguyên phụ liệu may nhưng trên thực tế việc giao nguyên phụ liệu may diễn ra từ ngày 03/9/2021 đến ngày 18/9/2021. Việc đó dẫn đến việc vào chuyền may, kế hoạch sản xuất bị chậm trễ là có thật. Cũng theo hợp đồng thì mỗi tuần Nhà máy may Đ phải xuất được từ 400.000 sản phẩm đến 500.000 sản phẩm và sản xuất trên 10 chuyền may. Nhưng thực tế, Nhà máy may Đ chỉ sản xuất trên 2 chuyền may và không sản xuất đủ số lượng hàng dẫn đến việc xuất hàng muộn, khách không nhận được hàng là có thật. Tại biên bản lấy lời khai ngày 02/6/2023, Nhà máy may Đ và Công ty C đều xác nhận những sự việc nêu trên. Do vậy, việc ngày 25/10/2021 khách hàng huỷ đơn hàng là lỗi của cả Nhà máy may Đ và Công ty C.

[6.1] Xét, yêu cầu thanh toán tiền công gia công sản phẩm 1.015.050.816 đồng; tiền lãi (1,120%/tháng) 240.427.382đồng; phí lưu kho tính từ tháng 1/2022 đến thời điểm xét xử là X.333.333 đồng; chi phí kiểm đếm 86.500.000 đồng:

Đến thời điểm xét xử, giữa Nhà máy may Đ và Công ty C chưa có văn bản nào thể hiện việc 2 công ty chấm dứt hợp đồng gia công số 02-2021-CVN-ĐD, ký kết ngày 28 tháng 8 năm 2021. Tính đến ngày kết thúc chuyền may là ngày 25/10/2021, Nhà máy may Đ đã hoàn thành 117.000 hàng thành phẩm nên Công ty C phải thanh toán tiền công gia công cho 117.000 hàng thành phẩm là 1.015.050.816 đồng là phù hợp với quy định của pháp luật. Từ thời điểm Nhà máy may Đ hoàn thành 117.000 hàng thành phẩm đến thời điểm xét xử Công ty C chưa thanh toán tiền công gia công cho Nhà máy may Đ. Do đó, Nhà máy may Đ yêu cầu Công ty C trả lãi suất số tiền công gia công 1,120%/tháng tính từ tháng 01/2022 đến thời điểm xét xử là phù hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ khoản 2 Điều 302, 306 Luật thương mại và Điều 11 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm thì mức lãi suất nợ quá hạn căn cứ vào lãi suất nợ quá hạn trung bình của 3 ngân hàng thương mại. Căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình của 3 ngân hàng: Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hải Phòng là 13,45% nên chấp nhận lãi suất đối với số tiền công gia công là 1,120%/tháng tính từ tháng 01/2022 đến thời điểm xét xử là 240.427.382đồng. Đối với yêu cầu thanh toán phí lưu kho X.333.333 đồng và chi phí kiểm đếm 86.500.000 đồng, tại email ngày 16/4/2022, Công ty C gửi Nhà máy may Đ yêu cầu lưu giữ hàng đến tháng 1/2022 sẽ nhận lại hàng. Tuy nhiên đến nay Công ty C vẫn không đến nhận hàng do đó yêu cầu thanh toán phí lưu kho X.333.333 đồng cần được chấp nhận. Cũng trong email trên, Công ty C và Nhà máy may Đ đã có thoả thuận về chi phí kiểm đếm sẽ chia đôi nên yêu cầu thanh toán chi phí kiểm đếm 86.500.000 đồng được chấp nhận.

[6.2] Xét, yêu cầu thanh toán phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng với số tiền là 866.384.773 đồng. Như trên đã phân tích, việc ngày 25/10/2021 khách hàng huỷ đơn hàng là lỗi của cả Công ty C và Nhà máy may Đ. Vì cả Công ty C và Nhà máy may Đ đều vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng gia công số 02-2021-CVN-ĐD, ký kết ngày 28 tháng 8 năm 2021. Nên không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng với số tiền là 866.384.773 đồng của Nhà máy may Đ.

[6.3] Từ những phân tích nêu trên thấy, đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chỉ có căn cứ để chấp nhận những khoản sau: Chấp nhận yêu cầu thanh toán tiền công gia công sản phẩm 1.015.050.816 đồng; tiền lãi do chậm thanh toán là 240.427.382đồng; thanh toán phí lưu kho X.333.333 đồng; chi phí kiểm đếm 86.500.000 đồng. Tổng cộng là: 1.540.311.531đồng.

[7] Về án phí:

Do yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được chấp nhận nên Công ty C phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm đối với số tiền là 10.656.420.286 đồng + 1.540.311.531đồng = 12.196.731.817 đồng. Cụ thể, Công ty C phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là 12.196.731.817 đồng = 112.000.000đ + (8.196.731.817đ x 0,1% = 81.967.318đ) = 193.967.318đ làm tròn số là 193.967.000 đồng (một trăm chín mươi ba triệu, chín trăm sáu mươi bảy nghìn đồng). Công ty Leading S phải chịu án phí đối với phần yêu cầu không được chấp nhận là 7.674.490 đồng + 125.864.934 đồng = 133.539.424 đồng. Cụ thể, Công ty Leading S phải chịu án phí là 133.539.424 x 5% = 6.676.971 đồng làm tròn số là 6.676.000 đồng (sáu triệu, sáu trăm bảy mươi sáu nghìn đồng). Công ty Leading S đã nộp tạm ứng án phí tại biên lai thu tạm ứng án phí số 0001342 và 0001343 ngày 03 tháng 11 năm 2022 tại Chi cục Thi hành án Dân sự huyện An Lão là 57.042.000 đồng và 56.974.000 đồng = 114.016.000 đồng. Vậy, hoàn trả lại Công ty Leading S số tiền tạm ứng án phí là 114.016.000 đồng - 6.676.000 đồng = 107.340.000 đồng (một trăm lẻ bảy triệu, ba trăm bốn mươi nghìn đồng). Nhà máy may Đ phải chịu án phí đối với phần yêu cầu không được chấp nhận là 866.384.773 đồng = 36.000.000đ + (66.384.773đ x 3% = 1.991.543đ) = 37.991.543 đồng làm tròn số là 37.991.000 đồng (ba mươi bảy triệu, chín trăm chín mươi mốt nghìn đồng). Nhà máy may Đ đã nộp tạm ứng án phí tại biên lai thu tạm ứng án phí số 0001504 ngày 26 tháng 4 năm 2023 tại Chi cục Thi hành án Dân sự huyện An Lão là 39.400.000 đồng. Vậy, hoàn trả lại Nhà máy may Đ số tiền tạm ứng án phí là 39.400.000 đồng - 37.991.000 đồng = 1.409.000 đồng (một triệu, bốn trăm lẻ chín nghìn đồng).

[8] Về chi phí tố tụng khác: Do yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận nên Công ty C phải chịu toàn bộ chí phí xem xét thẩm định tại chỗ theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng dân sự. Quá trình giải quyết vụ án, Công ty Leading S đã nộp đủ chí phí xem xét thẩm định tại chỗ là 21.600.000 đồng nên cần buộc Công ty C phải trả cho Công ty Leading S số tiền chí phí xem xét thẩm định tại chỗ là 21.600.000 đồng (hai mươi mốt triệu, sáu trăm nghìn đồng).

[9] Quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 147, Điều 157của Bộ luật Tố tụng dân sự;

Căn cứ quy định tại các điều 178, 179, 180, 302, 303, 305, 306 của Luật Thương mại;

Căn cứ quy định tại các điều 542, 543, 544, 545, 546, 549 của Bộ luật Dân sự năm 2015;

Căn cứ khoản 1 Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty trách nhiệm hữu hạn May Mặc L.

Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn C phải thanh toán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn May Mặc L tổng số tiền là 10.656.420.286 đồng làm tròn số là 10.656.420.000 đồng (mười tỷ, sáu trăm năm mươi sáu triệu, bốn trăm hai mươi nghìn đồng), gồm các khoản tiền như sau:

- Hợp đồng gia công số 01/2021/LS-C, ngày 28 tháng 8 năm 2021 bồi thường thiệt hại chi phí nguyên phụ liệu và in gia công là 5.480.426.302 đồng.

- Hợp đồng gia công số 02 – LS/CL/2021, ngày 10 tháng 6 năm 2021 bồi thường thiệt hại với các mã hàng L14464 là 90.859.055 đồng; mã hàng L14478 là X.470.256 đồng; mã hàng A14475 là 149.251.918 đồng; mã hàng A14477 là 128.243.940 đồng; tổng cộng là 566.825.169 đồng.

- Hợp đồng gia công số 03 – LS/CL/2021, ngày 10 tháng 6 năm 2021 bồi thường thiệt hại là 3.565.934.832 đồng.

- Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021 ngày 10 tháng 6 năm 2021 và Phụ lục hợp đồng gia công số 02-2021/LS-C ngày 30 tháng 10 năm 2021 sửa đổi, bổ sung Hợp đồng gia công may mặc số 04 – LS/CL/2021, đồng thời đổi số Hợp đồng từ “04 – LS/CL/2021” thành “05 – LS/CL/2021” bồi thường thiệt hại đối với các mã hàng L21480 là 769.X.629 đồng + mã hàng MA1440 là 67.272.354 đồng = X.433.983 đồng.

- Chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu may là 206.800.000 đồng.

2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ.

Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn C phải thanh toán cho Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ tổng số tiền là 1.540.311.531 đồng làm tròn số là 1.540.311.000 đồng (một tỷ, năm trăm bốn mươi triệu, ba trăm mười một nghìn đồng), gồm các khoản tiền như sau:

- Tiền công gia công sản phẩm 1.015.050.816 đồng;

- Tiền lãi do chậm thanh toán là 240.427.382đồng;

- Tiền phí lưu kho X.333.333 đồng;

- Tiền chi phí kiểm đếm 86.500.000 đồng.

3. Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ và Công ty trách nhiệm hữu hạn May Mặc L có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án có thẩm quyền phát mại đối với số hàng 147.000 hàng thành phẩm và 13.000 hàng bán thành phẩm (theo công văn số 03.07/BCV-HP ngày 03 tháng 7 năm 2023 của Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định giá Doanh nghiệp chi nhánh Hải Phòng) hiện còn ở kho Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ. Số tiền phát mại thu được ưu tiên thanh toán các khoản nợ của Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ trước còn lại sẽ thanh toán các khoản nợ của Công ty trách nhiệm hữu hạn May Mặc L. Tiếp tục giao số hàng trên cho Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ quản lý cho đến khi phát mại xong.

Nếu phát mại số hàng 147.000 hàng thành phẩm và 13.000 hàng bán thành phẩm không đủ trả hết nợ cho Công ty Cổ phần Đ – Nhà máy may xuất khẩu Đ và Công ty trách nhiệm hữu hạn May Mặc L thì Công ty trách nhiệm hữu hạn C còn phải tiếp tục trả nợ số tiền gốc và lãi còn lại theo quyết định của bản án đến khi thanh toán xong các khoản nợ.

Kể từ ngày Bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi hành án chưa thanh toán số tiền nêu trên t hì hàng tháng còn phải trả lãi đối với số tiền chưa thanh toán theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

4. Về án phí và chi phí tố tụng khác:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn C phải nộp 193.967.000 đồng (một trăm chín mươi ba triệu, chín trăm sáu mươi bảy nghìn đồng) án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn May Mặc L phải nộp 6.676.000 đồng (sáu triệu, sáu trăm bảy mươi sáu nghìn đồng) án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Công ty trách nhiệm hữu hạn May Mặc L đã nộp tạm ứng án phí tại biên lai thu tạm ứng án phí số 0001342 và 0001343 ngày 03 tháng 11 năm 2022 tại Chi cục Thi hành án Dân sự huyện An Lão là 57.042.000 đồng và 56.974.000 đồng = 114.016.000 đồng. Hoàn trả lại Công ty trách nhiệm hữu hạn May Mặc L số tiền tạm ứng án phí là 107.340.000 đồng (một trăm lẻ bảy triệu, ba trăm bốn mươi nghìn đồng).

- Công ty Cổ phần Đ - Nhà máy may xuất khẩu Đ phải nộp 37.991.000 đồng (ba mươi bảy triệu, chín trăm chín mươi mốt nghìn đồng) án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Công ty Cổ phần Đ - Nhà máy may xuất khẩu Đ đã nộp tạm ứng án phí tại biên lai thu tạm ứng án phí số 0001504 ngày 26 tháng 4 năm 2023 tại Chi cục Thi hành án Dân sự huyện An Lão là 39.400.000 đồng. Hoàn trả lại Công ty Cổ phần Đ - Nhà máy may xuất khẩu Đ số tiền tạm ứng án phí là 1.409.000 đồng (một triệu, bốn trăm lẻ chín nghìn đồng).

- Công ty trách nhiệm hữu hạn C phải trả cho Công ty trách nhiệm hữu hạn May Mặc L số tiền 21.600.000 đồng (hai mươi mốt triệu, sáu trăm nghìn đồng) chi phí xem xét thẩm định tại chỗ.

5. Về quyền kháng cáo bản án:

Công ty trách nhiệm hữu hạn May Mặc L, Công ty Cổ phần Đ - Nhà máy may xuất khẩu Đ có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Công ty trách nhiệm hữu hạn C có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự, người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

94
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 05/2023/KDTM-ST về tranh chấp hợp đồng gia công

Số hiệu:05/2023/KDTM-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện An Lão - Hải Phòng
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 26/09/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;