Bản án 05/2023/KDTM-PT về tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp 

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

BẢN ÁN 05/2023/KDTM-PT NGÀY 27/03/2023 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP

Ngày 27 tháng 3 năm 2023, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng, xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 28/2022/TLPT-KDTM ngày 09 tháng 12 năm 2022 về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp tài sản.Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 10/2022/KDTM-ST ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Tòa án nhân dân huyện AD, thành phố Hải Phòng bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 10/2023/QĐ-PT ngày 09 tháng 02 năm 2023 và Quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm số 22/2023/QĐ-PT ngày 09 tháng 3 năm 2023; giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP V Việt Nam (viết tắt là Ngân hàng), địa chỉ trụ sở: Số 108 THĐ, quận HK, thành phố Hà Nội.

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Lê Văn A, chức vụ: Phó Giám đốc Ngân hàng V chi nhánh Kiến An; ông Nguyễn Đình A1, chức vụ: Trưởng phòng Bán lẻ Ngân hàng V chi nhánh Kiến An; ông Trương Việt Toàn, chức vụ: Chuyên gia phòng Pháp chế Ngân hàng V Việt Nam (theo Văn bản ủy quyền số 248/UQ-HĐQT-NHCT-PCTT1 ngày 28 tháng 02m 2023); đều có mặt.

- Bị đơn:

+ Anh Lê Hồng T; cư trú tại: Thôn VK, xã AD, huyện AD, thành phố Hải Phòng - là đại diện hộ kinh doanh cá thể Lê Hồng T theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh số 02G8000259/HKD đăng ký lần đầu ngày 27/4/2009, thay đổi lần 01 ngày 13/09/2012; vắng mặt.

+ Chị Nguyễn Thị Hoàng H - đã chết.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Bà Ngô Thị Tuyết A3 - Luật sư Công ty Luật TNHH MTV Nguyễn Thị N thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng; có mặt.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

- Bà Nguyễn Thị N; cư trú tại: Số 456 NVL, quận LC, thành phố Hải Phòng, có mặt.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nguyễn Thị N: Bà Trần Thị Thùy A4 - Luật sư của Văn phòng Luật sư LaHaye thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Ông Vũ Mạnh T1 - đã chết.

Những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của ông Vũ Mạnh T1:

+ Bà Nguyễn Thị N; cư trú tại: Số 456 NVL, quận LC, thành phố Hải Phòng, có mặt.

+ Anh Vũ Nguyễn Đức T2 là con trai của ông Vũ Mạnh T1, cư trú tại: Số 456 NVL, quận LC, thành phố Hải Phòng; vắng mặt và có đơn xin xét xử vắng mặt;

- Những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của chị Nguyễn Thị Hoàng H:

+ Ông Nguyễn Minh Đ và bà Hoàng Thị Thúy S (là bố và mẹ đẻ của chị Nguyễn Thị Hoàng H), đều cư trú tại: Phường Phúc Hải, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng; đều vắng mặt.

+ Anh Lê Hồng T (chồng chị H) và các cháu Lê Thị Hoàng H1, Lê Nguyễn Khánh L (con của chị H), đều cư trú tại: Thôn VK, xã AD, huyện AD, thành phố Hải phòng.

Người đại diện hợp pháp của cháu Lê Thị Hoàng H1 và Lê Nguyễn Khánh L: Anh Lê Hồng T (là bố đẻ); vắng mặt.

- Người kháng cáo: Nguyên đơn là Ngân hàng TMCP V Việt Nam; bị đơn là anh Lê Hồng T; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị N.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tại đơn khởi kiện, bản tự khai và tại phiên tòa sơ thẩm, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn trình bày:

Anh Lê Hồng T và chị Nguyễn Thị Hoàng H có quan hệ tín dụng với Ngân hàng từ tháng 6/2010 theo Hợp đồng tín dụng (viết tắt là HĐTD) nguyên tắc số 169012-1/HĐTD-NT ngày 25/6/2010, trong đó nội dung hợp đồng có nêu mức tiền cho vay được áp dụng cho nhiều HĐTD cụ thể nhưng mức cho vay tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực hợp đồng này là 1.000.000.000đ. Với mục đích để bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, thời hạn vay là 60 tháng áp dụng cho nhiều lần vay kể từ ngày bên vay nhận khoản vay đầu tiên; thời hạn cho vay ngắn hạn không quá 12 tháng. Thời hạn cho vay được ghi trên từng HĐTD cụ thể dẫn chiếu từ HĐTD nguyên tắc này nhưng không quá 60 tháng.

Tài sản bảo đảm: Toàn bộ nhà ở và quyền sử dụng đất thuộc thửa đất số 203A/2005, tờ bản đồ số 12/2005, tại số 456 NVL, LC, Hải Phòng. Đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số AL 233337, do UBND quận LC cấp ngày 01/12/2007 đứng tên Nguyễn Thị N và Vũ Mạnh T1 (theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 169012-01/HĐTC ngày 26/6/2010). Tài sản bảo đảm đã được đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở nội dung hợp đồng nguyên tắc đã ký kết, Ngân hàng và anh Lê Hồng T, chị Nguyễn Thị Hoàng H đã ký kết nhiều HĐTD, ngày 22/7/2011, vợ chồng anh T và chị H có nhu cầu vay tăng thêm 500.000.000đ. Tổng giới hạn cho vay Ngân hàng đã cấp cho anh T và chị H là 1.500.000.000đ đồng, được giải ngân theo các HĐTD như sau:

- HĐTD số 169019-2012-LHT02 (viết tắt là HĐTD số 02) ngày 17/5/2012, số tiền vay và được giải ngân là 300.000.000 đồng.

- HĐTD số 169012-2012-LHT04 (viết tắt là HĐTD số 04) ngày 16/8/2012 với số tiền vay và được giải ngân là 350.000.000 đồng, thời hạn vay 06 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên 16/8/2012.

- HĐTD số 169019 -2012-LHT05 (viết tắt là HĐTD số 05) ngày 02/10/2012 với số tiền vay và được giải ngân là 300.000.000 đồng, thời hạn vay 06 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên 02/10/2012.

- HĐTD số 169019-2012-LHT06 (viết tắt là HĐTD số 06) ngày 02/11/2012 với số tiền vay và được giải ngân là 350.000.000 đồng, thời hạn vay 06 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên 02/11/2012.

Tài sản bảo đảm cho các khoản vay được ghi nhận trong các HĐTD nêu trên gồm:

- Quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất thuộc thửa đất số 203A/2005, tờ bản đồ số 12/2005, tại số 456 NVL, LC, Hải Phòng, được cấp GCNQSDĐ số AL 233337, do UBND quận LC cấp ngày 01/12/2007 đứng tên Nguyễn Thị N và Vũ Mạnh T1, được định giá là 1.470.000.000đồng, đảm bảo cho dư nợ vay tối đa là 1.000.000.000 đồng.

- Quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất thuộc thửa đất số 10, tờ bản đồ số 11, xã AD, huyện AD, thành phố Hải Phòng, được UBND huyện An Hải (nay là huyện AD) cấp GCNQSDĐ đất vào ngày 24/4/2000 đứng tên ông Nguyễn Minh Đ và bà Hoàng Thị Thúy S, được định giá là 750.000.000 đồng, bảo đảm cho mức vay cao nhất là 500.000.000 đồng. Đây là tài sản được đưa thêm vào sau khi anh T và chị H yêu cầu được vay tăng vốn 500.000.000 đồng và được ngân hàng chấp thuận.

Quá trình vay vốn, anh T và chị H không trả được nợ nên đã được Ngân hàng hỗ trợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ của HĐTD số 169019-2012-LHT02 ngày 17/5/2012 và 169012-2012-LHT04 ngày 16/8/2012 nhưng vẫn để quá hạn từ ngày 25/3/2013 với dư nợ quá hạn là 1.300.000.000 đồng.

Ngày 01/12/2014, vợ chồng ông Nguyễn Minh Đ và bà Hoàng Thị Thúy S có đơn đề nghị trả nợ thay cho anh T và chị H phần dư nợ được bảo đảm bằng nghĩa vụ tài sản thế chấp của mình là 500.000.000 đồng nợ gốc cùng lãi kèm theo và được Ngân hàng chấp thuận. Tổng số tiền ông Đ, bà S đã trả thay cho anh T và chị H là 665.398.238 đồng, trong đó 500.000.000 đồng nợ gốc và lãi là 165.398.238 đồng. Xét thấy, ông Đ và bà S đã hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm tối đa bằng tài sản của mình nên Ngân hàng đã giải chấp tài sản của ông Đ, bà S là nhà đất tại xã AD, huyện AD như đã nêu.

Hiện, số dư nợ còn lại của anh T và chị H tại Ngân hàng tồn đọng ở các HĐTD sau: HĐTD số 169012-2012-LHT04 ngày 16/8/2012 với số tiền vay và được giải ngân là 350.000.000 đồng; dư nợ gốc còn lại là 126.000.000 đồng. HĐTD số 169019-2012-LHT05 ngày 02/10/2012 với số tiền vay và được giải ngân là 300.000.000 đồng; dư nợ gốc còn 292.000.000đồng. HĐTD số 169019-2012- LHT06 ngày 02/11/2012 với số tiền vay và được giải ngân là 350.000.000đồng; dư nợ gốc còn 350.000.000đồng. Tổng số dư nợ gốc còn lại của các HĐTD nêu trên là 768.000.000 đồng.

Chị Nguyễn Thị Hoàng H đã chết năm 2017. Nay, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu anh Lê Hồng T phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng với toàn bộ số dư nợ gốc còn lại của các HĐTD nêu trên cùng số nợ lãi phát sinh cụ thể tạm tính đến ngày 30/9/2022 như sau: HĐTD số 04, nợ gốc là 126.000.000đồng, nợ lãi trong hạn là 147.667.056 đồng, lãi quá hạn là 63.176.956 đồng. HĐTD số 05, nợ gốc là 292.000.000 đồng, nợ lãi trong hạn là 328.916.989 đồng, nợ lãi quá hạn là:

164.489.511 đồng. HĐTD số 06, nợ gốc là 350.000.000 đồng, nợ lãi trong hạn là 387.666.806 đồng, nợ lãi quá hạn là 191.062.152 đồng. Tổng cộng cả gốc và lãi của 03 HĐTD trên tạm tính đến ngày 30/9/2022 là: 2.050.979.470 đồng, trong đó nợ gốc là 768.000.000 đồng, nợ lãi trong hạn là: 864.250.851 đồng, nợ lãi quá hạn là: 418.728.619 đồng.

Đối với những người kế thừa của chị H gồm có bố mẹ đẻ của chị H (ông Nguyễn Minh Đ, bà Hoàng Thị Thúy S), chồng chị H (anh Lê Hồng T) và các con của chị H là Lê Thị Hoàng H1, Lê Nguyễn Khánh L, Ngân hàng không yêu cầu những người này phải trả nợ thay cho phần nghĩa vụ của chị H. Anh Lê Hồng T là chồng của chị H, đồng thời là người đứng tên vay trên các HĐTD nêu trên phải có nghĩa vụ trả nợ toàn bộ số dư nợ còn lại của các HĐTD nêu trên như Ngân hàng đã trình bày. Đối với lãi phạt chậm trả tuy trong HĐTD các bên có thỏa thuận song Ngân hàng không yêu cầu Tòa án giải quyết phần lãi phạt chậm trả của các HĐTD này. Anh Lê Hồng T phải tiếp tục trả nợ lãi trên số dư nợ gốc còn lại kể từ ngày 30/9/2022 cho đến khi thanh toán xong toàn bộ nợ cho Ngân hàng theo mức lãi suất do các bên thỏa thuận trong các HĐTD đã ký.

T1 hợp anh T không trả được nợ thì đề nghị Tòa án tuyên phát mại tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 456 NVL thuộc sở hữu của ông Vũ Mạnh T1 và bà Nguyễn Thị N (theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 169012-01/HĐTC ngày 26/6/2010) để Ngân hàng thu hồi nợ. Số tiền phát mại tài sản bảo đảm nói trên sau khi trừ đi số dư nợ của anh Lê Hồng T và chị Nguyễn Thị Hoàng H tại Ngân hàng, nếu còn thừa sẽ được trả lại cho người có tài sản thế chấp, nếu thiếu, yêu cầu anh Lê Hồng T phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng.

Tại bản tự khai bị đơn anh Lê Hồng T trình bày:

Anh T xác nhận vợ chồng anh có ký kết các HĐTD như Ngân hàng đã nêu, tuy nhiên việc vay tiền và các thủ tục vay tiền, việc nhờ thế chấp tài sản là do chị Nguyễn Thị Hoàng H (vợ anh T) thực hiện, bản thân anh không có chính kiến, không nắm được nội dung cụ thể. Năm 2017, chị H chết, công việc của anh không ổn định, phải nuôi con nhỏ ăn học, kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Nay, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu anh phải trả số tiền nợ gốc còn lại của ba hợp đồng tín dụng như đã nêu là 768.000.000đ ồng và tổng số tiền nợ lãi phát sinh của ba hợp đồng, anh có quan điểm: Không đồng ý với khoản tiền nợ lãi phát sinh từ ba HĐTD nêu trên vì đã hết thời hiệu, anh chỉ chấp nhận với số tiền nợ gốc còn lại của các HĐTD là 768.000.000 đồng. Tuy nhiên, do chị H đã chết từ ngày 14/9/2017, tính đến ngày 14/9/2020 thì thời hiệu khởi kiện của Ngân hàng đối với các hàng thừa kế của chị H (anh Lê Hồng T, bố mẹ đẻ của chị H và các con chung) phải thực hiện nghĩa vụ của chị H trong khoản nợ tín dụng chung nêu trên của vợ chồng đã hết thời hiệu. Do đó, anh chỉ có nghĩa vụ trả nợ ½ số tiền nợ gốc còn lại tại Ngân hàng là 384.000.000 đồng.

Tại bản tự khai, trong quá trình tố tụng và tại phiên tòa người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị N trình bày:

Bà N xác nhận vợ chồng bà (Nguyễn Thị N và Vũ Mạnh T1) có ký tên trên hợp đồng thế chấp tài sản đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ số 456 NVL, LC, Hải Phòng để đảm bảo cho khoản vay tín dụng của anh T, chị H tại ngân hàng theo hợp đồng thế chấp tài sản số 169012- 01/HĐTC ngày 26/6/2010. Tuy nhiên, trên Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm thì chỉ có chữ ký, chữ viết của bà là đúng, còn chữ ký, chữ viết Vũ Mạnh T1 (chồng bà N) là giả mạo. Do vậy, hợp đồng thế chấp không phát sinh hiệu lực. Ông Vũ Mạnh T1 đã chết năm 2016, bố mẹ đẻ ông T1 cũng đều đã chết từ lâu. Hiện toàn bộ tài sản nhà và đất tại địa chỉ số 456 NVL, LC bà và con trai là anh Vũ Nguyễn Đức T2 đang là người quản lý sử dụng. Tại thời điểm thế chấp, trên đất chỉ có căn nhà cấp 4 xây gạch chỉ, mái tôn xi măng cũ. Sau khi thế chấp tài sản nói trên cho Ngân hàng, bà có mua thêm 360m2 khu đất phía sau và có lối đi ra đường rộng 1,9m liền kề với thửa đất số 203A/2005, tờ bản đồ số 12/2005. Sau khi hợp nhất toàn bộ diện tích đất trên bà đã sử dụng và xây dựng lại nhà cấp 4 để xe như hiện nay. Các tài sản này hiện bà đang là người trực tiếp quản lý, sử dụng. Đây là phần tài sản tăng thêm sau thế chấp và phần tài sản tăng thêm này không thuộc tài sản thế chấp theo hợp đồng thế chấp tài sản số 169012-01/HĐTC ngày 26/6/2010.

Về yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng về việc tranh chấp HĐTD đối với anh T và chị H, bà đề nghị áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng.

Tại bản tự khai người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Minh Đ và bà Hoàng Thị Thúy S trình bày: Việc vay nợ tín dụng giữa vợ chồng anh T, chị H (con gái ông bà) với Ngân hàng, ông bà không biết. Việc đưa tài sản của ông bà vào thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của anh T và chị H là do chị H và Ngân hàng bàn bạc, thỏa thuận, ông bà không biết và cũng không nhớ rõ về sự việc. Nay, Ngân hàng khởi kiện anh T và chị H, ông bà không có ý kiến gì và đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tại bản tự khai người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là anh Vũ Nguyễn Đức T2 trình bày: Đối với việc bố mẹ anh là ông Vũ Mạnh T1 và bà Nguyễn Thị N bảo đảm tài sản là nhà đất thuộc địa chỉ số 456 NVL, LC, Hải Phòng để đảm bảo cho khoản vay của anh Lê Hồng T và chị Nguyễn Thị Hoàng H tại Ngân hàng TMCP V Việt Nam anh không được biết vì tại thời điểm bố mẹ anh thực hiện việc thế chấp tài sản nói trên tại Ngân hàng anh còn nhỏ, sống phụ thuộc bố mẹ. Đối với yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc số thửa 456 NVL, LC, Hải Phòng theo yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng để thu hồi nợ đối với khoản vay của anh T, chị H tại ngân hàng, anh không có ý kiến gì, đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm: Tại Bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số 10/2022/KDTM-ST ngày 30/9/2022 của Tòa án nhân dân huyện AD, thành phố Hải Phòng đã: Căn cứ khoản 5 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 35, Điều 147, điểm e khoản 1 Điều 217, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228, Điều 244, Điều 266, Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự; Căn cứ các Điều 299, 303, 306, 307, 317, 318; khoản 1 Điều 351; khoản 1 Điều 357, Điều 623 Bộ luật dân sự; Căn cứ Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình; Căn cứ Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010; Căn cứ Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định về Giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ quy định về giao dịch bảo đảm; Căn cứ các điều 7, 8 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm; Căn cứ Điều 6, khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Buộc anh Lê Hồng T phải trả cho Ngân hàng TMCP V Việt Nam tổng số dư nợ của ba HĐTD 04; 05 và 06 tính đến ngày 30/9/2022 là: 2.050.979.470 đồng, trong đó nợ gốc là 768.000.000đồng, lãi trong hạn là 864.250.851đồng, lãi quá hạn 418.728.619đồng, cụ thể số tiền phải trả của từng hợp đồng như sau:

Hợp đồng tín dụng số 169019-2012/LHT06 ngày 02/11/2012: Nợ gốc là:

350.000.000 đồng, lãi trong hạn là 387.666.806 đồng, lãi quá hạn là 191.062.152 đồng Hợp đồng tín dụng số 169019-2012/LHT05 ngày 02/10/2012: Nợ gốc là:

292.000.000 đồng, lãi trong hạn 328.916.989 đồng, lãi quá hạn 164.489.511 đồng.

Hợp đồng tín dụng số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012: Nợ gốc là:

126.000.000 đồng, lãi trong hạn 147.667.056 đồng, lãi quá hạn 63.176.956 đồng.

Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm, anh Lê Hồng T còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận theo các HĐTD đã ký cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc của từng hợp đồng.

T1 hợp trong các HĐTD nêu trên, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng thì lãi suất mà anh Lê Hồng T phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh của lãi suất của Ngân hàng.

T1 hợp anh Lê Hồng T không trả được số dư nợ gốc, nợ lãi phát sinh tại HĐTD số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012, Ngân hàng có quyền yêu cầu phát mại tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất diện tích 50,7m2 thuộc số thửa 203A/2005, tờ bản đồ số 12/2005. Đất đã được UBND quận LC cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL 233337 đứng tên chủ sử dụng là ông Vũ Mạnh T1 và bà Nguyễn Thị N.

Số tiền phát mại tài sản bảo đảm nói trên sau khi thanh toán ½ số dư nợ gốc, nợ lãi phát sinh của hợp đồng tín dụng số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012 mà anh Lê Hồng T phải trả cho Ngân hàng nếu còn thừa sẽ trả lại cho bà Nguyễn Thị N và anh Vũ Nguyễn Đức T2. Nếu không đủ thì anh Lê Hồng T phải tiếp tục trả nợ cho Ngân hàng cho đến khi thanh toán xong nợ.

Ngân hàng có trách nhiệm giải chấp tài sản cho bà Nguyễn Thị N khi anh Lê Hồng T thanh toán xong ½ dư nợ gốc, lãi phát sinh theo HĐTD số 169012- 2012/HDTD04 ngày 16/8/20122 hoặc bà Nguyễn Thị N tự nguyện thanh toán xong khoản tiền này.

2. Đình chỉ một phần yêu cầu phát mại tài sản của Ngân hàng về nội dung khởi kiện yêu cầu phát mại tài sản của bà N và ông T1 đối với nghĩa vụ của chị H tại Hợp đồng tín dụng số 04.

3. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ngân hàng về việc tuyên phát mại tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất diện tích 50,7m2 thuộc số thửa 203A/2005, tờ bản đồ số 12/2005. Đất đã được UBND quận LC cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL 233337 đứng tên chủ sử dụng là ông Vũ Mạnh T1 và bà Nguyễn Thị N để Ngân hàng thu hồi nợ trong T1 hợp anh Lê Hồng T không thể trả toàn bộ số nợ theo 02 HĐTD số 169019-2012/LHT05 ngày 02/10/2012 và số 169019-2012/LHT06 ngày 02/11/2012.

Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí, lãi suất đối với khoản tiền chậm thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 12/10/2022, Tòa án nhân dân huyện AD đã nhận được Đơn kháng cáo của nguyên đơn là Ngân hàng đề ngày 11/10/2022 và của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị N đề ngày 11/10/2022; ngày 26/10/2022, Tòa án nhân dân huyện AD nhận được Đơn kháng cáo của bị đơn là anh Lê Hồng T đề ngày 26/10/2022. Các kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều trong hạn luật định và được xem xét giải quyết.

Nội dung kháng cáo của nguyên đơn là Ngân hàng: Đề nghị sửa một phần bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng; chấp nhận về việc phát mại tài sản thế chấp tại số 456 NVL nếu anh Lê Hồng T không trả được toàn bộ nợ gốc, nợ lãi, lãi quá hạn theo các Hợp đồng tín dụng đã ký.

Nội dung kháng cáo của bị đơn là anh Lê Hồng T: Đề nghị xem xét lại thời hiệu của các HĐTD; không chấp nhận nghĩa vụ trả nợ thay của anh Lê Hồng T đối với phần nghĩa vụ trả nợ của chị Nguyễn Thị Hoàng H tại các HĐTD do đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Anh Lê Hồng T chỉ phải chịu ½ nghĩa vụ nợ gốc của các HĐTD tương ứng số tiền 384.000.000 đồng; không chấp nhận số tiền lãi phát sinh do đã hết thời hiệu; xem xét lại cách tính lãi suất của Ngân hàng. Hợp đồng thế chấp tài sản đối với quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 456 NVL không phát sinh hiệu lực do chữ ký của ông Vũ Mạnh T1 trên đăng ký giao dịch bảo đảm là giả.

Nội dung kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị N: Đề nghị xem xét lại việc thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ số 456 NVL do việc đăng ký bảo đảm không đúng quy định của pháp luật nên không làm phát sinh hiệu lực của Hợp đồng thế chấp. Các Hợp đồng thế chấp không có bên đi vay là anh Lê Hồng T và chị Nguyễn Thị Hoàng H không thuộc trách nhiệm bảo đảm tài sản của ông T1, bà N;

xem xét lại việc thế chấp và giải chấp tài sản của ông Nguyễn Minh Đ và bà Hoàng Thị Thúy S, bảng tính lãi của Ngân hàng đối với các Hợp đồng tín dụng, thời hiệu khởi kiện của các HĐTD.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

- Nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và nội dung kháng cáo; theo đó, nguyên đơn đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng giải quyết: Yêu cầu ông T và vợ là bà Hà phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ (nợ gốc, nợ lãi, lãi phạt đối với dư nợ gốc quá hạn), trong T1 hợp không trả được nợ, đề nghị Tòa án tuyên bố Ngân hàng có quyền phát mại toàn bộ tài sản thế chấp là toàn bộ nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại số 456 NVL, khu 2B, phường Vĩnh Niệm, quận LC, thành phố Hải Phòng theo GCNQSDĐ số AL 233337 mang tên người sử dụng đất là bà Nguyễn Thị N cùng chồng là ông Vũ Mạnh T1. Ngoài ra, theo nguyên đơn trình bày, các HĐTD số 04, 05, 06 về bản chất người vay giống nhau đều là anh Lê Hồng T và chị Nguyễn Thị Hoàng H; nhưng do mẫu hợp đồng thống nhất toàn hệ thống Ngân hàng nên các HĐTD số 05, 06 chỉ ghi người vay là anh Lê Hồng T, người đồng nghĩa vụ trả nợ là chị Nguyễn Thị Hoàng H. Phụ lục hợp đồng số 04 cũng thể hiện chỉ có anh Lê Hồng T là bên vay bởi khi giải ngân, ngân hàng sẽ chuyển tiền vào tài khoản cá nhân nên phải đứng tên một người để nhận tiền, về thực tế, cả 2 vợ chồng anh T, chị H đều vay tiền. Việc phiếu đăng ký giao dịch bảo đảm không đúng chữ ký của ông T1, Ngân hàng cho rằng không ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng thế chấp, đồng thời khi nhận bàn giao lại hồ sơ, nhân viên Ngân hàng đã khẳng định hồ sơ hợp lệ, ai là người làm giả chữ ký của ông T1 Ngân hàng không xác định được nên không có ý kiến gì.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày: Bị đơn vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo. Đồng thời, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, 03 HĐTD số 04, 05, 06 đều hết thời hiệu khởi kiện, bởi theo Điều 13 của các Hợp đồng này đều quy định về việc thanh lý Hợp đồng, không phải quy định về thời hạn có hiệu lực của Hợp đồng. Theo Điều 429 Bộ luật dân sự 2015, Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự và Công văn số 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 của Tòa án nhân dân tối cao thì Ngân hàng gửi đơn khởi kiện ngày 04/01/2021 là thời hiệu khởi kiện. Việc ông T và Ngân hàng xác nhận dư nợ ngày 31/12/2018 không phải là thời điểm để tính lại thời hiệu khởi kiện do thời điểm đó, Ngân hàng chưa có đơn khởi kiện nên không được coi là người khởi kiện và không thuộc quy định tại Điều 157 Bộ luật dân sự. Về thời hiệu khởi kiện người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản; nghĩa vụ trả nợ của ông T đối với 03 HĐTD chỉ là tiền gốc vay. Tiền gốc vay này nếu có trách nhiệm của bà Hà thì việc Ngân hàng đòi ông T thực hiện nghĩa vụ của bà Hà cũng đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy đinh tại khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự. Về số tiền lãi vay, Ngân hàng không cung cấp được cho Tòa án các quyết định có hiệu lực về mức lãi cho vay của Ngân hàng trong từng thời kỳ được áp dụng cho 03 HĐTD.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị N và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà N thống nhất vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo và trình bày: Ông T1, bà N không có trách nhiệm bảo đảm tài sản đối với 03 HĐTDS đang tranh chấp bởi theo Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về việc đăng ký giao dịch bảo đảm thì thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký giao dịch bảo đảm là bắt buộc. Hợp đồng thế chấp tài sản đã quy định nghĩa vụ của bên B về việc thực hiện đăng ký/xóa đăng ký giao dịch bảo đảm và quy định hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, đối với Hợp đồng thế chấp tài sản số 169012-01/HĐTC là hợp đồng hợp pháp, các bên thỏa thuận Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật nhưng đăng ký giao dịch bảo đảm chưa được thực hiện bởi việc đăng ký bị giả mạo, vô hiệu. Chữ ký của ông T1 trên phiếu đăng ký giao dịch bảo đảm không phải của ông T1, đã được Phòng giám định kỹ thuật hình sự Công an thành phố Hải Phòng kết luận. Do đó, Hợp đồng thế chấp chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm nên chưa phát sinh hiệu lưc, chưa phát sinh quyền, nghĩa vụ của người thế chấp. Chủ thể bên đi vay trong HĐTD nguyên tắc là ông Lê Hồng T cùng vợ là bà Nguyễn Thị Hoàng H khác chủ thể bên đi vay trong 3 HĐTD số 04, 05, 06 mang tên ông Lê Hồng T. Ông T1, bà N cam kết bảo đảm cho bên đi vay là ông T, bà Hà mà không bảo đảm cho bên đi vay là một mình ông T. HĐTD số 05, 06 thể hiện bên đi vay là ông T, bà Hà là người đồng nghĩa vụ trả nợ/thừa kế nghĩa vụ trả nợ nên không thuộc phạm vi bảo đảm tài sản của ông T1, bà N. HĐTD số 04 có 02 bản Hợp đồng, trong đó có bản hợp đồng phần ký chỉ có một mình ông T ký, Tòa án cấp sơ thẩm chưa làm rõ nội dung này mà chấp nhận việc ông T, bà Hà cùng ký là không khách quan; Văn bản sửa đổi HĐTD số 01 đã được thay đổi từ ông T, bà Hà sang một mình ông T là bên đi vay, bà Hà là người đồng nghĩa vụ trả nợ/thừa kế nghĩa vụ trả nợ kể từ ngày 25/2/2013. Theo sao kê của Ngân hàng thì thời điểm này, khoản vay của HĐTD số 04 chưa trả được nợ gốc nên số tiền nợ góc vẫn giữ nguyên và được chuyển từ bên vay là ông T, bà Hà sang ông T kể từ ngày 25/2/2013. Mặt khác, tài sản đảm bảo cho các HĐTD này là 02 tài sản của 02 chủ sử dụng, sở hữu khác nhau nên trách nhiệm bảo đảm tài sản phải được thỏa thuận giữa Ngân hàng, bên đi vay và các chủ tài sản đảm bảo về tỷ lệ và trách nhiệm đảm bảo của mỗi tài sản, tuy nhiên, Ngân hàng đã tùy tiện đưa tài sản vào đảm bảo mà không thông báo, không thỏa thuận với người có tài sản đảm bảo, không có tỷ lệ bảo đảm bằng tài sản của mỗi tài sản thế chấp đối với khoản tiền cho vay; Ngân hàng còn tùy tiện giải chấp tài sản của ông Đ, bà S mà không thông báo cho ông T1, bà N biết. Số tiền vay tại các HĐTD số 04, 05, 06 bên thế chấp tài sản cũng không được thông báo.

Ngoài ra, trong vụ án Ngân hàng còn có nhiều vi phạm khác, các HĐTD đều hết hạn trong năm 2013 với tình trạng không có thiện chí trả nợ của bên vay nhưng đến ngày 04/01/2021 Ngân hàng mới khởi kiện là hết thời hiệu khởi kiện. Ngân hàng chỉ có quyền khởi kiện đòi ông T, bà Hà trả nợ gốc; Thông báo ngày 17/12/2020 không phải là Biên bản giải quyết công nợ giữa hai bên, không phải là căn cứ để xác định tính lại thời hiệu khởi kiện; lãi suất Ngân hàng tính tùy tiện, không đúng. Giả thiết, nếu ông T1, bà N phải có trách nhiệm thanh toán ½ dư nợ gốc, lãi phát sinh của HĐTD số 04 thì ông T1 đã mất ngày 15/8/2016 nên đã hết thời hiệu khởi kiện đối với những người được hưởng thừa kế của ông T1 nên bà N không phải thực hiện nghĩa vụ này của ông T1, bà N chỉ phải thực hiện việc thanh toán ½ các khoản tiền trên. Tại phiên tòa sơ thẩm, bà N đã nêu về việc Ngân hàng đã hết thời hiệu khởi kiện đối với những người được hưởng thừa kế của ông T1, bà Hà nhưng chưa được xem xét đầy đủ.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm và phát biểu ý kiến về kháng cáo:

- Về việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự: Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Những người tham gia tố tụng đã thực hiện đúng các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình.

- Về quan điểm giải quyết vụ án:

+ Xét kháng cáo của bị đơn:

Anh Lê Hồng T kháng cáo toàn bộ bản án, đề nghị Tòa án xét xử lại theo hướng: Xem xét lại thời hiệu của các HĐTD, không chấp nhận nghĩa vụ trả nợ thay của anh T đối với phần nghĩa vụ trả nợ của chị H tại HĐTD số 4,5,6 do đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Theo đó, anh T chỉ phải chịu ½ số tiền nợ gốc của các hợp đồng, không chấp nhận tiền lãi do hết thời hiệu; đề nghị Tòa án xem xét lại cách tính lãi. Hợp đồng thế chấp tài sản số 456 NVL không có hiệu lực do đăng ký giao dịch bảo đảm không có hiệu lực pháp luật (chữ ký ông T1 là giả).

Nội dung kháng cáo này không có căn cứ chấp nhận bởi lẽ:

Căn cứ vào lời khai của nguyên đơn, bị đơn và các tài liệu chứng cứ do nguyên đơn cung cấp đã có đủ căn cứ xác định giữa Ngân hàng, anh Lê Hồng T và chị Nguyễn Thị Hoàng H có quan hệ tín dụng theo HĐTD nguyên tắc số 169012- 1/HĐTD-NT ngày 25/6/2010 với mức vay tín dụng tối đa được cấp là 1.000.000.000đ. Trên cơ sở HĐTD nguyên tắc các bên có ký kết: HĐTD số 169012-2012-LHT04 ngày 16/8/2012 với số tiền vay và được giải ngân là 350 000.000 đồng; HĐTD số 169019-2012-LHT05 ngày 02/10/2012 với số tiền vay và được giải ngân là 300.000.000đồng; HĐTD số 169019-2012-LHT06 ngày 02/11/2012 với số tiền vay và được giải ngân là 350.000.000đồng. Trong đó: HĐTD số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012 với số tiền vay và được giải ngân là 350.000.000 đồng, có ghi bên cho vay là Ngân hàng TMCP V Việt Nam - Chi nhánh Kiến An và bên vay là anh Lê Hồng T và vợ là chị Nguyễn Thị Hoàng H (với số tiền cho vay và được giải ngân là 350.000.000 đồng). HĐTD số 169019- 2012/LHT05 ngày 02/10/2012 và hợp đồng số 169019-2012-LHT06 ngày 02/11/2012 có ghi bên cho vay là Ngân hàng TMCP V Việt Nam - Chi nhánh Kiến An và bên vay là anh Lê Hồng T, chị Nguyễn Thị Hoàng H tham gia trong hợp đồng với tư cách là người đồng nghĩa vụ trả nợ. Xét thấy, các hợp đồng song vụ trên đều được các bên thống nhất thỏa thuận ký kết bởi những người có đủ thẩm quyền và năng lực hành vi dân sự. Về hình thức, nội dung hợp đồng không vi phạm các điều cấm, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Do vậy các hợp đồng trên là hợp pháp và là căn cứ pháp lý phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa các bên.

Xét HĐTD số 06 ngày 02/11/2012 và HĐTD số 05 ngày 02/10/2012, mặc dù cả anh T và chị H đều ký tên trên Hợp đồng phần bên vay song tư cách của hai người được ghi nhận trong hợp đồng là khác nhau. Cả hai hợp đồng đều ghi nhận bên vay là cá nhân anh Lê Hồng T; chị Nguyễn Thị Hoàng H tham gia trong hợp đồng với tư cách là người đồng nghĩa vụ trả nợ/thừa kế nghĩa vụ trả nợ. Như vậy, đối với các HĐTD số 06 ngày 02/11/2012 và HĐTD số 05 ngày 02/10/2012, xác định bên vay và người được Ngân hàng cấp tín dụng là anh Lê Hồng T. Do đó, người có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng là anh Lê Hồng T. Chị Nguyễn Thị Hoàng H được xác định chỉ là người có trách nhiệm đồng nghĩa vụ trả nợ/thừa kế nghĩa vụ trả nợ của anh Lê Hồng T. Chị Nguyễn Thị Hoàng H đã chết, do đó, anh Lê Hồng T phải có trách nhiệm đối với toàn bộ khoản vay tín dụng đã được ngân hàng giải ngân tại hai HĐTD này.

Đối với HĐTD số 04 ngày 16/8/2012, ghi nhận bên vay là vợ chồng anh T, chị H, do đó anh T và chị H đều phải có trách nhiệm trả nợ chung đối với HĐTD này, tương ứng mỗi người sẽ có trách nhiệm trả 1/2 số nợ của hợp đồng này tại Ngân hàng. Chị Nguyễn Thị Hoàng H đã chết, về nguyên tắc thì những người thừa kế của chị H gồm bố mẹ đẻ là ông Nguyễn Minh Đ, bà Hoàng Thị Thúy S, chồng chị H là anh Lê Hồng T và các con là các cháu Lê Thị Hoàng H1, Lê Nguyễn Khánh L (đại diện là anh lê Hồng T - bố đẻ) phải có trách nhiệm trả nợ thay cho phần của chị H tại Ngân hàng. Tuy nhiên, nguyên đơn không yêu cầu những người thừa kế của chị H phải có trách nhiệm trả nợ thay cho phần nghĩa vụ của chị H tại Ngân hàng và yêu cầu anh Lê Hồng T phải có trách nhiệm trả nợ toàn bộ số dư nợ còn lại của HĐTD này. Xét thấy quan điểm của nguyên đơn là tự nguyện, mặt khác khi anh Lê Hồng T và chị Nguyễn Thị Hoàng H ký HĐTD này, hai người đang tồn tại quan hệ hôn nhân nên anh Lê Hồng T phải có trách nhiệm liên đới về nghĩa vụ đối với khoản dư nợ của hợp đồng này theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình. Do đó, cần buộc anh Lê Hồng T phải có trách nhiệm trả nợ toàn bộ số dư nợ còn lại của hợp đồng này như yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng. Việc anh Lê Hồng T và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn cho rằng chị H đã chết và thời hiệu khởi kiện đối với những người thừa kế của chị H về phần nghĩa vụ của chị H đã hết nên anh T chỉ có trách nhiệm chịu 50% số dư nợ của hợp đồng là không có căn cứ chấp nhận.

Theo Ngân hàng trình bày, tạm tính đến ngày 30/9/2022 tổng số dư nợ gốc, lãi trong hạn và lãi quá hạn của ba HĐTD nêu trên của anh T và chị H tại Ngân hàng là: 2.050.979.470đồng, cụ thể: HĐTD số 06 ngày 02/11/2012: Nợ gốc là:

350.000.000 đồng, lãi trong hạn là 387.666.806đồng, lãi quá hạn là 191.062.152đồng; HĐTD số 05 ngày 02/10/2012: Nợ gốc là: 292.000.000 đồng, lãi trong hạn 328.916.989 đồng, lãi quá hạn 164.489.511 đồng; HĐTD số 04 ngày 16/8/2012: Nợ gốc là: 126.000.000 đồng, lãi trong hạn 147.667.056 đồng, lãi quá hạn 63.176.956 đồng. Xét đối với số tiền nợ gốc chưa trả, lãi trên nợ gốc trong hạn và lãi trên nợ gốc quá hạn như trên là thỏa thuận được các bên thống nhất ghi nhận trong các hợp đồng, các thỏa thuận này là tự nguyện và phù hợp với quy định của pháp luật nên cần buộc anh T phải trả cho Ngân hàng số tiền còn nợ nêu trên. Đối với lãi phạt chậm trả của các HĐTD trên Ngân hàng không yêu cầu Tòa án giải quyết nên không xem xét giải quyết.

Đối với việc chữ ký trên đơn đăng ký thế chấp của ông Vũ Mạnh T1 không đúng: Ông Vũ Mạnh T1 và bà Nguyễn Thị N thế chấp tài sản bảo đảm nói trên để đảm bảo cho khoản vay tín dụng của anh Lê Hồng T và chị Nguyễn Thị Hoàng H tại Ngân hàng theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 169012-01/HĐTC ngày 26/6/2010. Về hình thức và nội dung của hợp đồng: Hợp đồng thế chấp được thỏa thuận, ký kết bởi những người có đủ năng lực, thẩm quyền, được chứng nhận bởi cơ quan công chứng, như vậy hợp đồng thế chấp phù hợp quy định của pháp luật, là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm được đăng ký giao dịch bảo đảm. Hợp đồng thế chấp này đã được đăng ký giao dịch bảo đảm vào ngày 01/7/2010. Tại kết luận giám định số 84/KLHS (TL) ngày 29/6/2022 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố Hải Phòng đã kết luận: “Chữ ký, chữ viết mang tên Vũ Mạnh T1 tại mục "Bên thế chấp” trên tài liệu cần giảm định ký hiệu A so với chữ ký, chữ viết mang tên Vũ Mạnh T1 trên các tài liệu cần giám định ký hiệu từ M1 đến M8 là không phải do cùng một người ký, viết ra”. Xét thấy, mặc dù đơn đăng ký giao dịch bảo đảm không được ông T1 ký tên song về cơ bản, việc thế chấp tài sản vẫn đảm bảo quy định của pháp luật. Do đó việc ông T1 không ký tên trên đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 26/6/2010 không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng thế chấp. Vì vậy, ý kiến kháng cáo này của bị đơn không có căn cứ chấp nhận. Tuy nhiên, ngân hàng cũng có lỗi trong việc chữ ký trên đơn đăng ký thế chấp không phải của ông T1 nên Ngân hàng cũng phải chịu một phần lỗi tương ứng.

- Xét ý kiến kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà N kháng cáo đối với phần bản án sơ thẩm tuyên bà phải chịu trách nhiệm bảo lãnh đối với ½ số dư nợ gốc, lãi phát sinh của HĐTD số 04 bằng tài sản bảo đảm là nhà và đất tại số 456 NVL, với lý do:

1. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm không đúng quy định của pháp luật nên không phát sinh hiệu lực của hợp đồng thế chấp. Ý kiến này trùng với ý kiến kháng cáo của bị đơn là anh Lê Hồng T đã được phân tích tại phần trên, không có căn cứ chấp nhận.

2. Bà N cho rằng Hợp đồng thế chấp là hợp đồng thế chấp nguyên tắc bảo đảm cho HĐTD nguyên tắc số 169012-1/HĐTD-NT. Bên thế chấp không được ngân hàng và bên vay thông báo những HĐTD cụ thể đã ký nên không có trách nhiệm bảo đảm cho những hợp đồng này. Xét nội dung hợp đồng thế chấp ngày 26/6/2010 thỏa thuận tài sản thế chấp dùng để đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của anh T và chị H tại ngân hàng, không có nội dung việc bảo đảm chỉ có hiệu lực khi được ngân hàng và bên vay thông báo những HĐTD cụ thể đã ký. Do đó, ý kiến kháng cáo này của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có căn cứ chấp nhận.

3. Đối với ý kiến kháng cáo của Bà Nguyễn Thị N về việc các HĐTD không có chủ thể của bên đi vay là anh T cùng vợ là Hà thì không thuộc trách nhiệm bảo đảm của ông T1, bà N. HĐTD số 04 có 2 bản (1 bản chỉ có chữ ký của ông T, 1 bản có cả 2 chữ ký của vợ chồng anhT, chị H), hai bản có giá trị như nhau do cùng là bản gốc nhưng Tòa án chỉ căn cứ vào bản có chữ ký của 2 vợ chồng anh T và chị H để xét xử là không khách quan. Xét thấy: Theo hợp đồng thế chấp tài sản ngày 26/6/2010 thì tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với diện tích 50,7m2 đất thuộc số thửa 203A/2005, tờ bản đồ số 12/2005, đã được UBND quận LC cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL 233337 đứng tên chủ sử dụng là ông Vũ Mạnh T1 và bà Nguyễn Thị N được sử dụng để đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của anh T và chị H tại Ngân hàng (Điều 2 của hợp đồng thế chấp). Điều này cũng được ghi nhận tại HĐTD nguyên tắc số 169012-1/HĐTD-NT ngày 25/6/2010 “... đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi trong hạn, lãi phạt quá hạn, phí và các loại chi phí liên quan nếu có) của anh Lê Hồng T và chị Nguyễn Thị Hoàng H tại ngân hàng... ” (Điều 6 của Hợp đồng). Đối chiếu với các HĐTD nêu trên thì chỉ có HĐTD số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012 (với số tiền giải ngân là 350.000.000 đồng) là thỏa mãn yêu cầu bảo đảm của hợp đồng thế chấp tài sản này. Do đó, nghĩa vụ bảo đảm của tài sản này chỉ giới hạn trong số tiền anh T và chị H phải trả cho Ngân hàng theo HĐTD số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012. Đối với việc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị N cho rằng HĐTD số 04 có 2 bản (1 bản chỉ có chữ ký của ông T, 1 bản có cả 2 chữ ký của vợ chồng T, Hà), hai bản có giá trị như nhau do cùng là bản gốc nhưng Tòa án chỉ căn cứ vào bản có chữ ký của 2 vợ chồng anh T và chị H để xét xử là không khách quan là không có căn cứ vì anh T đã thừa nhận việc cả 2 vợ chồng cùng ký hợp đồng, thực tế cũng tồn tại một bản hợp đồng gốc có chữ ký của cả 2 vợ chồng anh T, chị H vì vậy việc anh T, chị H vay tiền ngân hàng là đúng sự thật. Do đó, Tòa án sơ thẩm căn cứ vào hợp đồng này để giải quyết vụ án là đảm bảo.

4. Đối với ý kiến kháng cáo của bà N cho rằng trong 3 HĐTD có tranh chấp, ngoài tài sản bảo đảm của ông bà T1, N còn có tài sản bảo đảm của ông Đ và bà S nhưng việc đưa thêm tài sản bảo đảm này thì ông T1, bà N không biết, không có thỏa thuận của tất cả các bên thế chấp về việc có đồng ý bổ sung tài sản thế chấp không, tỷ lệ bảo đảm của mỗi tài sản đối với khoản vay như thế nào. Ngân hàng còn tùy tiện xử lý tài sản của ông Đ, bà S mà không thông báo cho ông T1, bà N là vi phạm Điều 3 của HĐTD, tranh chấp về nội dung xử lý tài sản thế chấp. Ý kiến kháng cáo này không có căn cứ chấp nhận bởi lẽ: Điều 317 Bộ luật Dân Sự quy định thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp). Như vậy, việc thế chấp chỉ cần có sự thỏa thuận của bên nhận thế chấp (ngân hàng) và bên thế chấp (ông Đ, bà S) mà không bắt buộc phải có sự đồng ý của người thế chấp khác là ông T1, bà N. Mức cho vay cao nhất theo hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và ông T1, bà N là 1.000.000.000 đồng, mức cho vay cao nhất theo hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và ông Đ, bà S là 500.000.000 đồng. Tổng số tiền anh T, chị H vay là 1.300.000.000đ tiền gốc (chưa hết hạn mức cho vay). Ông Đ, bà S đã trả nợ thay cho anh T, chị H là 665.398.238 đồng (gồm 500 triệu tiền nợ gốc, còn lại là lãi tiền vay và lãi phạt quá hạn). Như vậy, việc ông Đ, bà S trả nợ cho Ngân hàng là đúng theo thỏa thuận khi thế chấp tài sản, không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích khác của ông T1, bà N.

5. Đối với ý kiến kháng cáo của bà N cho rằng Bảng tính lãi trong các HĐTD mà ngân hàng đưa ra chỉ là bảng tổng hợp không có căn cứ để xem xét việc tính lãi có đúng hay không như: thời gian tính lãi, số tiền tính lãi… nhưng Tòa án đã chấp nhận toàn bộ số tiền lãi mà ngân hàng đưa ra là không có căn cứ, không chính xác. Ý kiến này không có căn cứ chấp nhận bởi các tài liệu ngân hàng nộp cho Tòa án ngoài bảng tổng hợp còn có bảng kê chi tiết từng khế ước nhận nợ, lịch sử trả nợ của bị đơn. Qua xem xét bảng tính thấy số tiền gốc, lãi phù hợp với lịch sử giải ngân, lịch sử trả nợ và thỏa thuận của các bên về lãi suất, cách tính lãi. Do đó, ý kiến kháng cáo này của bà N không có căn cứ chấp nhận.

6. Đối với ý kiến kháng cáo của bà N về việc tiền lãi phát sinh từ khi hết thời hiệu khởi kiện của 3 HĐTD đến nay phải do ngân hàng chịu, không thể buộc bên vay phải chịu: Xét thấy, trong hợp đồng các bên thỏa thuận khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả đúng hạn thì phải chịu lãi suất chậm trả trên số tiền chậm trả với mức lãi suất bằng 150% lãi suất trong hạn. Ngoài ra, ngày 15/01/2019, anh T đã xác nhận vào thông báo số dư tài khoản tiền vay nên tính đến ngày khởi kiện (24/6/2021), vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện. Do đó, ý kiến kháng cáo này của bà N không có căn cứ chấp nhận.

- Xét kháng cáo của nguyên đơn là Ngân hàng kháng cáo một phần bản án với lý do Tòa án sơ thẩm đã nhận định thiếu chính xác trong việc đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm: Tuyên sửa án theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ngân hàng, chấp nhận yêu cầu phát mại tài sản thế chấp tại số 456 NVL nếu anh T không trả được toàn bộ nợ gốc, lãi, lãi quá hạn… của các HĐTD:

Xét thấy: Tòa án sơ thẩm nhận định chị Nguyễn Thị Hoàng H đã chết, về nguyên tắc thì những người kế thừa của chị H gồm bố mẹ đẻ là ông Nguyễn Minh Đ, bà Hoàng Thị Thúy S, chồng chị H là anh Lê Hồng T và các con là các cháu Lê Thị Hoàng H1, Lê Nguyễn Khánh L (đại diện là anh lê Hồng T - bố đẻ) phải có trách nhiệm trả nợ thay cho phần của chị H tại Ngân hàng. Tuy nhiên, nguyên đơn không yêu cầu những người kế thừa của chị H phải có trách nhiệm trả nợ thay cho phần nghĩa vụ của chị H tại Ngân hàng và yêu cầu anh T phải có trách nhiệm trả nợ toàn bộ số dư nợ còn lại của HĐTD này. Quan điểm này của nguyên đơn là tự nguyện, mặt khác khi anh T và chị H ký HĐTD này, hai người đang tồn tại quan hệ hôn nhân nên anh T phải có trách nhiệm liên đới về nghĩa vụ đối với khoản dư nợ của hợp đồng này theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình. Do đó,Tòa án sơ thẩm buộc anh Lê Hồng T phải có trách nhiệm trả nợ toàn bộ số dư nợ còn lại của hợp đồng này như yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng là phù hợp.

Đối với việc xử lý tài sản thế chấp: Theo hợp đồng thế chấp tài sản ngày 26/6/2010 thì tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với diện tích 50,7m2 đất thuộc số thửa 203A/2005, tờ bản đồ số 12/2005. Đất đã được UBND quận LC cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng là ông Vũ Mạnh T1 và bà Nguyễn Thị N được sử dụng để đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của anh T và chị H tại Ngân hàng (Điều 2 của Hợp đồng thế chấp). Điều này cũng được ghi nhận tại HĐTD nguyên tắc số 169012-1/HĐTD-NT ngày 25/6/2010 “... đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi trong hạn, lãi phạt quá hạn, phí và các loại chi phí liên quan nếu có) của anh Lê Hồng T và chị Nguyễn Thị Hoàng H tại ngân hàng... ” (Điều 6 của Hợp đồng). Đối chiếu với các HĐTD nêu trên thì chỉ có HĐTD số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012 (với số tiền giải ngân là 350.000.000 đồng) là thỏa mãn yêu cầu bảo đảm của hợp đồng thế chấp tài sản này. Do đó, nghĩa vụ bảo đảm của tài sản này chỉ giới hạn trong số tiền anh T và chị H phải trả cho Ngân hàng theo HĐTD số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012. Tuy nhiên, chị H đã chết năm 2017, thời hiệu khởi kiện đối với những người thừa kế của chị H đã hết theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự.

Anh Lê Hồng T tuy có trách nhiệm liên đới về nghĩa vụ của vợ chồng và phải có trách nhiệm trả nợ đối với toàn bộ khoản dư nợ còn lại của hai người (vợ chồng anh T, chị H) đối với HĐTD số 04 như đã phân tích ở trên nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nghĩa vụ của tài sản bảo đảm này là toàn bộ dư nợ của HĐTD số 04. Vì thời hiệu khởi kiện đối với việc thừa kế nghĩa vụ của chị H tại HĐTD này đã hết, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện nên căn cứ điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án sơ thẩm đã đình chỉ một phần đối với yêu cầu phát mại tài sản của bà N, ông T1 đối với phần nghĩa vụ của chị H. Tuy nhiên, ông Vũ Mạnh T1 đã chết năm 2016, tính đến thời điểm ngân hàng khởi kiện sơ thẩm cũng đã hết thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại theo khoản 3 Điều 623 BLDS. Tài sản thế chấp là tài sản chung của ông T1, bà N. Nay ông T1 đã chết và hết thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do ông T1 để lại nên nghĩa vụ bảo đảm theo hợp đồng thế chấp đã ký chỉ còn lại phần nghĩa vụ bảo đảm của bà N. Do đó, cần chấp nhận việc phát mại tài sản bảo đảm đảm bảo ở mức giới hạn 25% nghĩa vụ của HĐTD tương đương với số dư nợ tạm tính đến ngày 30/9/2022 là 84.211.003 đồng, trong đó nợ gốc là 31.500.000 đồng, lãi trong hạn là 36.916.764 đồng, lãi quá hạn là 15.794.239 đồng.

Kiểm sát viên đề xuất: Căn cứ khoản 2 Điều 308 BLTTDS, Điều 309 BLTTDS, đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, sửa bản ánsơ thẩm theo hướng:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Buộc anh T phải trả cho Ngân hàng tổng số dư nợ của ba HĐTD 04; 05 và 06 tính đến ngày 30/9/2022 là: 2.050.979.470 đồng, trong đó nợ gốc là 768.000.000 đồng, lãi trong hạn là 864.250.851 đồng, lãi quá hạn 418.728.619 đồng, cụ thể số tiền phải trả của từng hợp đồng như sau: HĐTDsố 169019-2012/LHT06 ngày 02/11/2012: Nợ gốc là: 350.000.000 đồng, lãi trong hạn là 387.666.806 đồng, lãi quá hạn là 191.062.152 đồng. HĐTD số 169019-2012/LHT05 ngày 02/10/2012: Nợ gốc là:

292.000.000 đồng, lãi trong hạn 328.916.989 đồng, lãi quá hạn 164.489.511 đồng. HĐTD số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012: Nợ gốc là: 126.000.000 đồng, lãi trong hạn 147.667.056 đồng, lãi quá hạn 63.176.956 đồng.

Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm, anh T còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền còn phải thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận theo các HĐTD nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

T1 hợp anh T không trả được số dư nợ gốc, nợ lãi phát sinh tại HĐTD số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012, Ngân hàng có quyền yêu cầu phát mại tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất diện tích 50,7m2 thuộc số thửa 203A/2005, tờ bản đồ số 12/2005, đã được UBND quận LC cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL 233337 đứng tên chủ sử dụng là ông Vũ Mạnh T1 và bà Nguyễn Thị N. Tài sản này đảm bảo cho số tiền vay tạm tính đến ngày 30/9/2022 là 84.211.003 đồng, trong đó nợ gốc là 31.500.000 đồng, lãi trong hạn là 36.916.764 đồng, lãi quá hạn là 15.794.239 đồng.

Đình chỉ một phần yêu cầu phát mại tài sản của ngân hàng về nội dung khởi kiện yêu cầu phát mại tài sản của bà N và ông T1 đối với nghĩa vụ về tài sản của chị H và ông T1 tại HĐTD số 04.

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng về việc tuyên phát mại tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của ông T1, bà N để thu hồi nợ trong T1 hợp anh Lê Hồng T không thể trả toàn bộ số nợ theo 02 hợp đồng tín dụng số 05, 06.

Về án phí sơ thẩm, bị đơn phải chịu án phí theo quy định. Do bản án bị sửa nên những người kháng cáo không phải chịu án phí KDTM phúc thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đã được xem xét tại phiên tòa, kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng tham gia phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

- Về tố tụng:

[1] Về thẩm quyền và quan hệ pháp luật: Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự là tranh chấp về Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp (xử lý tài sản đảm bảo) và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện AD, thành phố Hải Phòng theo theo khoản 1 Điều 30; điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật

[2] Về sự vắng mặt của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn là anh Lê Hồng T vắng mặt nhưng theo trình bày của người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của bị đơn là anh T có đề nghị Tòa án giải quyết vắng mặt anh, anh vẫn giữ nguyên đề nghị xét xử vắng mặt từ giai đoạn xét xử sơ thẩm đến giai đoạn xét xử phúc thẩm. Đối với những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Minh Đ, bà Hoàng Thị Thúy S, các cháu Lê Thị Hoàng H1, Lê Nguyễn Khánh L đều đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vắng mặt không có lý do; anh Vũ Nguyễn Đức T2 vắng mặt nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Do đó, Hội đồng xét xử căn cứ Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự vẫn tiến hành xét xử vụ án theo quy định.

- Về nội dung:

[3] Xét kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn về nghĩa vụ theo các HĐTD và Hợp đồng thế chấp :

[4] Về thời hiệu khởi kiện đối với các Hợp đồng tín dụng số 04, 05, 06, các HĐTD này đều có điều khoản: “Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi bên B thanh toán cho bên A đầy đủ cả nợ gốc, lãi, lãi phạt, phí và các chi phí khác liên quan (nếu có) hoặc thay thế bằng HĐTD khác thì Hợp đồng này đương nhiên được thanh lý”; theo đó, bên vay vốn chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Ngân hàng, mặt khác theo Biên bản làm việc ngày 31/12/2018 giữa Ngân hàng và ông T đã xác nhận ông T vẫn đang thực hiện nghĩa vụ thanh toán với Ngân hàng và xác nhận dư nợ nên thời hiệu khởi kiện đối với các HĐTD này vẫn còn theo Điều 150 và Điều 157 Bộ luật Dân sự. Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị đơn về việc hết thời hiệu khởi kiện các HĐTD.

[5] Về nghĩa vụ thanh toán: Giữa Ngân hàng và anh T, chị H có ký kết HĐTD nguyên tắc số 169012-1/HĐTD-NT ngày 25/6/2010 với mức vay tối đa được cấp là 1.000.000.000 đồng. Các bên đều xác nhận việc có ký các HĐTD số 169012-2012-LHT04 ngày 16/8/2012 với số tiền vay và được giải ngân là 350.000.000 đồng; HĐTD số 169019-2012-LHT05 ngày 02/10/2012 với số tiền vay là được giải ngân là 300.000.000 đồng; HĐTD số 169019-2012-LHT06 ngày 02/11/2012 với số tiền vay và được giải ngân là 300.000.000 đồng. Các HĐTD trên đều được các bên thống nhất thỏa thuận ký kết bởi những người có đủ thẩm quyền và năng lực hành vi dân sự; hình thức, nội dung hợp đồng không vi phạm các điều cấm, không trái pháp luật và đạo đức xã hội nên phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Vì vậy, anh T và chị H phải có nghĩa vụ trả nợ theo các HĐTD đã ký.

[5.1] Đối với HĐTD số 05, 06: Thể hiện người vay vốn là anh T, người đồng nghĩa vụ trả nợ/thừa kế nghĩa vụ trả nợ là chị H. Theo đó, hiện nay chị H đã mất không phải là người vay vốn mà chỉ là người đồng thực hiện nghĩa vụ trả nợ với anh T; Ngân hàng không yêu cầu những người thừa kế quyền, nghĩa vụ của chị H phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho phần nghĩa vụ của chị H; đồng thời, thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của chị H đã hết nên anh T là người trực tiếp vay vốn phải chịu trách nhiệm về toàn bộ khoản vay tại các HĐTD số 05, 06.

[5.2] Đối với Hợp đồng tín dụng số 04: Thể hiện bên vay là vợ chồng anh T và chị H. Theo Điều 27 Luật Hôn nhân Gia đình thì vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân Gia đình, trong đó có nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập. Như vậy, anh T và chị H đều chịu trách nhiệm liên đới thực hiện việc trả nợ cho Ngân hàng. Chị H đã mất và Ngân hàng không yêu cầu những người thừa kế quyền, nghĩa vụ của chị H phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay phần nghĩa vụ của chị H nên những người thừa kế quyền, nghĩa vụ của chị H không phải chịu trách nhiệm trả nợ thay chị H. Đối với việc đề nghị áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với những người thừa kế của chị H về phần nghĩa vụ của chị H, Ngân hàng không yêu cầu những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của chị H phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ; đồng thời trách nhiệm trả nợ của vợ chồng là trách nhiệm liên đới nên anh T phải chịu trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng theo HĐTD số 04.

[5.3] Đối với lãi suất cho vay: Ngân hàng mặc dù không xuất trình được các tài liệu về việc thay đổi lãi suất qua từng thời kỳ, tuy nhiên theo trình bày của Ngân hàng đã thông báo qua điện thoại cho anh T biết về việc thay đổi lãi suất, mặt khác việc thay đổi lãi suất của Ngân hàng là phù hợp với quy định của pháp luật, lãi suất thay đổi theo hướng giảm dần là có lợi cho người vay nên Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị đơn về việc xem xét lại lãi suất.

[5.4] Như vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định anh T phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi theo các HĐTD số 04, 05, 06 là có căn cứ và phù hợp. Số dư nợ anh T phải trả cho Ngân hàng tạm tính đến ngày xét xử sơ thẩm là: 2.050.979.470 đồng, trong đó nợ gốc là 768.000.000đồng, lãi trong hạn là 864.250.851 đồng, lãi quá hạn 418.728.619 đồng (cụ thể số tiền phải trả của từng hợp đồng như sau: HĐTD số 169019-2012/LHT06 ngày 02/11/2012: Nợ gốc là:

350.000.000đồng, lãi trong hạn là 387.666.806 đồng, lãi quá hạn là 191.062.152 đồng; HĐTD số 169019-2012/LHT05 ngày 02/10/2012:Nợ gốc là: 292.000.000 đồng, lãi trong hạn 328.916.989 đồng, lãi quá hạn 164.489.511 đồng; HĐTD số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012:Nợ gốc là: 126.000.000 đồng, lãi trong hạn 147.667.056 đồng, lãi quá hạn 63.176.956 đồng). Đối với lãi phạt chậm trả của các HĐTD trên Ngân hàng không yêu cầu Tòa án giải quyết nên không xem xét giải quyết. Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn.

[6] Xét kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị N về việc xử lý tài sản đảm bảo theo Hợp đồng thế chấp:

[6.1] Để đảm bảo cho khoản vay của anh T, chị H với Ngân hàng; ông Vũ Mạnh T1 và bà Nguyễn Thị N đã ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản số 169012- 01/HĐTC ngày 26/6/2010; theo đó: Hợp đồng thế chấp được ký kết giữa các chủ thể có đủ năng lực, thẩm quyền; nội dung không trái với các quy định của pháp luật; hình thức đảm bảo theo quy định của pháp luật và đã được công chứng. Như vậy, Hợp đồng thế chấp có hiệu lực buộc các bên phải thực hiện.

[6.2] Đối với ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc Hợp đồng thế chấp không được đăng ký giao dịch đảm bảo nên vô hiệu: Hội đồng xét xử xét thấy, tại Kết luận giám định số 84/KLHS(TL) ngày 29/6/2022 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an thành phố Hải Phòng đã kết luận: “Chữ ký, chữ viết mang tên Vũ Mạnh T1 tại mục “Bên thế chấp” trên tài liệu cần giám định ký hiệu A so với chữ ký, chữ viết mang tên Vũ Mạnh T1 trên các tài liệu cần giám định ký hiệu từ M1 đến M8 là không phải do cùng một người ký, viết ra”. Tuy nhiên, Hợp đồng thế chấp phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm thực hiện việc công chứng, chứng thực hợp đồng và phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Do đó, việc đăng ký giao dịch đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng thế chấp nên việc ông T1 không ký vào đơn đăng ký giao dịch đảm bảo nhưng có ký vào Hợp đồng thế chấp và Hợp đồng thế chấp đã được công chứng, chứng thực nên có hiệu lực pháp luật như Tòa án cấp sơ thẩm nhận định là có căn cứ. Vì vậy, không chấp nhận kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc xác định hợp đồng thế chấp vô hiệu.

[7] Đối với phạm vi bảo đảm của tài sản thế chấp: Theo Hợp đồng thế chấp thể hiện việc ông T1, bà N tự nguyện đem tài sản thế chấp cho Ngân hàng để đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của anh T, chị H theo các Hợp đồng tín dụng đã ký kết; Hợp đồng tín dụng nguyên tắc thể hiện“...đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi trong hạn, lãi phạt quá hạn, phí và các loại chi phí liên quan nếu có) của anh Lê Hồng T và chị Nguyễn Thị Hoàng H tại ngân hàng...” (Điều 6 của Hợp đồng) tài sản đảm bảo cho khoản vay của anh Lê Hồng T và chị Nguyễn Thị Hoàng H nên đối với các khoản vay chỉ có anh T đứng tên (chị Hoàng H chỉ là người đồng thực hiện nghĩa vụ trả nợ) không thuộc phạm vi bảo đảm của tài sản thế chấp. Như vậy, chỉ có HĐTD số 04 do anh T, chị H cùng đứng tên vay vốn thuộc phạm vi bảo đảm của tài sản thế chấp nên không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn về việc xác định tài sản thế chấp đảm bảo cho toàn bộ khoản vay tại các HĐTD số 04, 05, 06.

[7.1] Xét tài sản đảm bảo cho HĐTD số 04: Như đã phân tích, đối với yêu cầu trả nợ, anh T và chị H có quan hệ vợ chồng nên anh T phải liên đới chịu toàn bộ nghĩa vụ trả nợ thay chị Hoàng H sau khi chị H mất. Tuy nhiên, xét về quan hệ thế chấp, tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của anh T và chị H theo Hợp đồng số 04, mà không phải đảm bảo cho toàn bộ khoản vay của anh T. Chị H đã mất, Ngân hàng không yêu cầu những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của chị H phải thực hiện trách nhiệm trả nợ của chị Hoàng H nên phần trách nhiệm trả nợ của chị H không còn, do đó tài sản đảm bảo của ông T1, bà N không còn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho chị Hoàng H. Do đó, việc tài sản đảm bảo của ông T1, bà N chỉ đảm bảo mức giới hạn ½ nghĩa vụ của Hợp đồng tín dụng số 04.

[7.2] Ông T1 mất năm 2016, tại phiên tòa phúc thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã trình bày có yêu cầu tòa án cấp sơ thẩm áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với những người đã chết (trong đó, có ông T1) nhưng chưa được xem xét tại giai đoạn xét xử sơ thẩm, tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, bà N vẫn giữ nguyên yêu cầu nên theo Điều 429 Bộ luật Dân sự thì thời hiệu để Ngân hàng khởi kiện đối với phần nghĩa vụ của ông T1 theo hợp đồng thế chấp đã hết nên những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông T1 không phải thực hiện nghĩa vụ của ông T1 về việc xử lý tài sản đảm bảo cho khoản nợ của anh T, chị H. Mặt khác, Ngân hàng có phần lỗi trong việc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản thế chấp, cụ thể chữ ký trên đơn đăng ký giao dịch đảm bảo không phải là của ông T1; việc làm này của Ngân hàng là ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của khách hàng, tại phiên tòa ngân hàng cũng không xuất trình được chế tài xử lý đối với cán bộ ngân hàng để xảy ra việc giả chữ ký của khách hàng nên phải chịu một phần lỗi tương ứng với phần nghĩa vụ bảo đảm của ông T1. Do đó, đối với tài sản đảm bảo là tài sản chung của vợ chồng ông T1, bà N; ông T1 đã mất và thời hiệu khởi kiện đối với phần nghĩa vụ của ông T1 theo hợp đồng thế chấp đã hết, Ngân hàng phải chịu một phần lỗi về việc chữ ký trên phiếu đăng ký không phải của ông T1 nên tài sản đảm bảo chỉ đảm bảo ở mức giới hạn ¼ ( ½ của ½) nghĩa vụ trả nợ của Hợp đồng tín dụng số 04.

[8] Hội đồng xét xử chấp nhận 1 phần kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị N về việc xử lý tài sản đảm bảo: T1 hợp anh T không trả được nợ theo HĐTD số 04 thì Ngân hàng được quyền yêu cầu phát mại tài sản đảm bảo ở mức giới hạn ¼ nghĩa vụ của HĐTD số 04, tương đương với dư nợ tạm tính đến ngày 30/9/2022 là 84.211.003 đồng (trong đó: nợ gốc là 31.500.000 đồng, lãi trong hạn là 36.916.764 đồng, lãi quá hạn là 15.794.239 đồng). Ngân hàng có trách nhiệm giải chấp tài sản đảm bảo cho bà Nguyễn Thị N khi anh Lê Hồng T thanh toán xong 1/4 dư nợ gốc, lãi phát sinh theo hợp đồng tín dụng số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012 hoặc bà Nguyễn Thị N tự nguyện thanh toán xong khoản tiền này.

[9] Đối với việc HĐTD số 04 có 2 bản (1 bản chỉ có chữ ký của ông T, 1 bản có cả 2 chữ ký của vợ chồng T, Hà), hai bản có giá trị như nhau do cùng là bản gốc nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào bản có chữ ký của 2 vợ chồng T Hà để xét xử là có căn cứ và đúng quy định. Bởi lẽ, Ngân hàng và anh T đều đã thừa nhận việc cả 2 vợ chồng cùng ký hợp đồng, thực tế cũng tồn tại một bản hợp đồng gốc có chữ ký của cả 2 vợ chồng anh T, chị H nên việc anh T, chị H cùng ký HĐTD số 04 vay tiền ngân hàng là đúng sự thật. Tòa án sơ thẩm căn cứ vào hợp đồng này để giải quyết vụ án là đúng.

[10] Đối với kháng cáo của Bà Nguyễn Thị N về 3 HĐTD đang có tranh chấp, ngoài tài sản bảo đảm của ông bà T1, N còn có tài sản bảo đảm của ông Đ bà S nhưng việc đưa thêm tài sản bảo đảm này ông bà T1 N không biết, không có thỏa thuận của tất cả các bên thế chấp về việc có đồng ý bổ sung tài sản thế chấp không, tỷ lệ bảo đảm của mỗi tài sản đối với khoản vay như thế nào. Ngân hàng còn tùy tiện xử lý tài sản của ông Đ bà S mà không thông báo cho ông bà T1 N là vi phạm Điều 3 của HĐTD dụng, tranh chấp về nội dung xử lý tài sản thế chấp. Hội đồng xét xử xét thấy, theo Điều 342 Bộ luật dân sự 2005 quy định về việc thế chấp tài sản thì việc thế chấp chỉ cần có sự thỏa thuận của bên nhận thế chấp và bên thế chấp mà không cần phải có sự đồng ý của người thế chấp khác là ông T1, bà N. Do đó, không chấp nhận kháng cáo này của bà N.

[11] Đối với ý kiến kháng cáo về việc tính lãi của Ngân hàng: Như đã nhận định tại mục [5.3], việc thay đổi lãi suất của Ngân hàng là phù hợp, ngoài ra, theo các tài liệu Ngân hàng nộp cho Tòa án ngoài bảng tổng hợp còn có bảng kê chi tiết từng khế ước nhận nợ, lịch sử trả nợ của bị đơn và thỏa thuận của các bên về lãi suất, cách tính lãi. Mặt khác theo quy định tại các HĐTD về mục hiệu lực của các HĐTD thì T vẫn phải chịu tiền lãi phát sinh theo quy định. Do đó, không chấp nhận kháng cáo này của bà N.

[12] Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc buộc anh Lê Hồng T phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số dư nợ còn lại của các Hợp đồng tín dụng số 04, 05, 06 là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. Nếu anh T không trả được toàn bộ số tiền nợ gốc và lãi theo Hợp đồng tín dụng số 04 thì Ngân hàng có quyền yêu cầu phát mại tài sản thế chấp theo phân tích tại mục [8]. Vì vậy, không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn.

[13] Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà N có cung cấp thêm một số tài liệu như bản sao giấy chứng tử của ông T1, nguyên đơn cung cấp thêm bản tính nợ gốc và lãi là căn cứ để xem xét kháng cáo của đương sự. Theo phân tích trên kháng cáo của các đương sự có phần được chấp nhận nên căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử sửa bản án kinh doanh thương mại số 10/2022/KDTM-ST ngày 30/9/2022 của Tòa án nhân dân huyện AD.

- Về án phí kinh doanh thương mại: Căn cứ Điều 147, Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự; căn cứ Điều 26, Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/10/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

[14] Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: Anh Lê Hồng T phải nộp 73.019.589 đồng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Ngân hàng không phải nộp án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.

[15] Về án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Do Bản án sơ thẩm bị sửa liên quan đến phần kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc xử lý tài sản đảm bảo nên nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 35, Điều 147, điểm e khoản 1 Điều 217, khoản 1 Điều 227, khoản 1 Điều 228, Điều 266, Điều 273; Điều 296 khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự;

Căn cứ Điều 388, Điều 401, Điều 342 Bộ luật dân sự 2005; Căn cứ các Điều 299, 303, 306, 307, 317, 318; khoản 1 Điều 351; khoản 1 Điều 357, Điều 623 Bộ luật dân sự; Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình; Căn cứ Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;

Căn cứ Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định về Giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ quy định về giao dịch bảo đảm;

Căn cứ các điều 7, 8 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm;

Căn cứ khoản 2 Điều 26, khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Xử: Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn; chấp nhận một phần kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị N, sửa Bản án sơ thẩm; cụ thể:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:

1.1 Buộc anh Lê Hồng T phải trả cho Ngân hàng TMCP V Việt Nam tổng số dư nợ của các Hợp đồng tín dụng số 169019-2012/LHT06 ngày 02/11/2012, số 169019-2012/LHT05 ngày 02/10/2012, số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012 tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2022 là: 2.050.979.470 (Hai tỷ, không trăm năm mươi triệu, chín trăm bảy mươi chín nghìn, bốn trăm bảy mươi) đồng (trong đó nợ gốc là 768.000.000 đồng, lãi trong hạn là 864.250.851 đồng, lãi quá hạn 418.728.619 đồng), cụ thể số tiền phải trả của từng hợp đồng như sau:

- Hợp đồng tín dụng số 169019-2012/LHT06 ngày 02/11/2012: Nợ gốc là:

350.000.000 đồng, lãi trong hạn là 387.666.806 đồng, lãi quá hạn là 191.062.152 đồng;

- Hợp đồng tín dụng số 169019-2012/LHT05 ngày 02/10/2012: Nợ gốc là:

292.000.000 đồng, lãi trong hạn 328.916.989 đồng, lãi quá hạn 164.489.511đồng;

- Hợp đồng tín dụng số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012: Nợ gốc là:

126.000.000 đồng, lãi trong hạn 147.667.056 đồng, lãi quá hạn 63.176.956 đồng.

Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm, anh Lê Hồng T còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận theo các hợp đồng tín dụng đã ký cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc của từng hợp đồng. T1 hợp trong các hợp đồng tín dụng nêu trên, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng thì lãi suất mà anh Lê Hồng T phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh của lãi suất của Ngân hàng.

T1 hợp anh Lê Hồng T không trả được số dư nợ gốc, nợ lãi phát sinh tại Hợp đồng tín dụng số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012, Ngân hàng TMCP V Việt Nam có quyền yêu cầu phát mại tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có diện tích 50,7m2 tại số 456 NVL, khu 2B phường Vĩnh Niệm, quận LC, thành phố Hải Phòng theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL 233337, thửa đất số 203A/2005, tờ bản đồ số 12/2005, số vào sổ H01339/VN do UBND quận LC cấp ngày 01/12/2007 cho chủ sử dụng đất là bà Nguyễn Thị N và chồng là ông Vũ Mạnh T1.

Số tiền phát mại tài sản bảo đảm nói trên sau khi thanh toán 1/4 số dư nợ gốc, nợ lãi phát sinh của hợp đồng tín dụng số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012 mà anh Lê Hồng T phải trả cho Ngân hàng nếu còn thừa sẽ trả lại cho bà Nguyễn Thị N và anh Vũ Nguyễn Đức T2. Nếu không đủ thì anh Lê Hồng T phải tiếp tục trả nợ cho Ngân hàng cho đến khi thanh toán xong nợ.

Ngân hàng có trách nhiệm giải chấp tài sản cho bà Nguyễn Thị N khi anh Lê Hồng T thanh toán xong 1/4 dư nợ gốc, lãi phát sinh theo hợp đồng tín dụng số 169012-2012/HDTD04 ngày 16/8/2012 (tạm tính đến ngày 30/9/2022 là 84.211.003 đồng, trong đó: nợ gốc là 31.500.000 đồng, lãi trong hạn là 36.916.764 đồng, lãi quá hạn là 15.794.239 đồng) hoặc bà Nguyễn Thị N tự nguyện thanh toán xong khoản tiền này.

2. Đình chỉ một phần yêu cầu phát mại tài sản của Ngân hàng TMCP V Việt Nam về nội dung khởi kiện yêu cầu phát mại tài sản của bà Nguyễn Thị N và ông Vũ Mạnh T1 đối với nghĩa vụ của chị H tại Hợp đồng tín dụng số 169012- 2012/HDTD04 ngày 16/8/2012.

3. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TMCP V Việt Nam về việc tuyên phát mại tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có diện tích 50,7m2 tại số 456 NVL, khu 2B phường Vĩnh Niệm, quận LC, thành phố Hải Phòng theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AL 233337, thửa đất số 203A/2005, tờ bản đồ số 12/2005, số vào sổ H01339/VN do UBND quận LC cấp ngày 01/12/2007 cho chủ sử dụng đất là bà Nguyễn Thị N và chồng là ông Vũ Mạnh T1 để Ngân hàng thu hồi nợ trong T1 hợp anh Lê Hồng T không thể trả toàn bộ số nợ theo 02 hợp đồng tín dụng số 169019-2012/LHT05 ngày 02/10/2012 và số 169019-2012/LHT06 ngày 02/11/2012.

4. Về án phí:

- Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:

+ Anh Lê Hồng T phải nộp 73.019.589 (Bảy mươi ba triệu, không trăm mười chín nghìn, năm trăm tám mươi chín) đồng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm để sung vào Ngân sách Nhà nước.

+ Trả lại cho Ngân hàng TMCP V Việt Nam số tiền tạm ứng án phí đã nộp 34.000.000 đồng tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện AD theo Biên lai thu tiền số 0003987 ngày 22/10/2021 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện AD.

- Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm:

+ Ngân hàng TMCP V Việt Nam, anh Lê Hồng T, bà Nguyễn Thị N không phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm.

Trả lại cho Ngân hàng TMCP V Việt Nam số tiền tạm ứng án phí đã nộp 2.000.000 đồng theo Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0004389 ngày 26/10/2022 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện AD, thành phố Hải Phòng.

Trả lại cho anh Lê Hồng T số tiền tạm ứng án phí đã nộp 2.000.000 đồng theo Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0004307 ngày 08/11/2022 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện AD, thành phố Hải Phòng nhưng tiếp tục tạm giữ để đảm bảo thi hành án.

Trả lại cho bà Nguyễn Thị N số tiền tạm ứng án phí đã nộp 2.000.000 đồng theo Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0004302 ngày 03/11/2022 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện AD, thành phố Hải Phòng.

T1 hợp bản án, quyết định được thi hành theo qui định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./ 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

332
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 05/2023/KDTM-PT về tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp 

Số hiệu:05/2023/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hải Phòng
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 27/03/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;