Bản án 01/2018/HS-ST ngày 24/01/2018 về tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

BẢN ÁN 01/2018/HS-ST NGÀY 24/01/2018 VỀ TỘI TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG

Ngày 24 tháng 01 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 26/2017/HSST ngày 27 tháng 11 năm 2017 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 01/2018/QĐXXST-HS ngày 10/01/2018 đối với các bị cáo:

1. Lý Văn S. Tên gọi khác: Không. Sinh ngày 10/5/1993 tại Thái Nguyên

Nơi cư trú: Xóm K, xã Th, huyện V, tỉnh Thái Nguyên; nghề nghiệp:  Làm ruộng; trình độ văn hóa : 5/12; dân tộc : Mông; giới tính : Nam; tôn giáo : Tin Lành; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lý Văn S1   và bà Đào Thị D; có vợ là Hoàng Thị M và 02 con; tiền án, tiền sự: Không.Bị cáo tại ngoại, có mặt tại phiên tòa.

2. Lý Văn T. Tên gọi khác: Không. Sinh ngày 16/7/1994, tại Thái Nguyên

Nơi cư trú: Xóm K, xã Th, huyện V, tỉnh Thái Nguyên; nghề nghiệp:  Làm ruộng; trình độ văn hóa : 6/12; dân tộc : Mông; giới tính : Nam; tôn giáo : Tin Lành; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lý Văn S1 và bà Đào Thị D; có vợ là Hoàng Thị T và 02 con; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại, có mặt tại phiên tòa.

3. Dương Văn M. Tên gọi khác: Không. Sinh ngày 06/8/1999, tại Thái Nguyên

Nơi cư trú: Xóm L, xã L, huyện V, tỉnh Thái Nguyên; nghề nghiệp: Làm ruộng; trình độ văn hóa : 0/12; dân tộc : Mông; giới tính : Nam; tôn giáo : Tin Lành; quốc tịch: Việt Nam; con ông Dương Văn M và bà Lý Thị Ch; có vợ là Hoàng Thị B và 02 con; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại, có mặt tại phiên tòa.

* Người đại diện hợp pháp của bị cáo Dƣơng Văn M:  Ông Ngô Văn L, sinh năm 1993; Nơi cư trú: Thôn 10, xã M, huyện H, tỉnh Tuyên Quang (Là chú rể của bị cáo M), có mặt tại phiên tòa.

* Người bào chữa cho các bị cáo Lý Văn S, Lý Văn T và Dƣơng Văn M: Ông Lý Văn Tr - Trợ giúp viên pháp lý do Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Kạn cử. Có mặt tại phiên tòa.

*Nguyên đơn dân sự:

- Ủy ban nhân dân huyện B, tỉnh Bắc Kạn.

Địa chỉ: Thị trấn P, huyện B, tỉnh Bắc Kạn.

Đại diện theo pháp luật là ông Nông Quốc D – Chủ tịch UBND huyện B.

Đại diện theo uỷ quyền là ông Hoàng Văn K-Trưởng phòng Nông nghiệp  và PTNT huyện B theo giấy ủy quyền 550/UBND-NC  ngày 10/7/2017.

Vắng mặt tại phiên tòa.

*Bị đơn dân sự:

-Anh La Văn B, sinh năm 1979

Noi cư trú: Thôn N, xã M, huyện B, tỉnh Bắc Kạn. Có mặt tại phiên tòa.

- Anh Lầu Văn D, sinh năm 1964,

Nơi cư trú: Thôn N, xã M, huyện B, tỉnh Bắc Kạn . Có mặt tại phiên tòa.

* Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

- Anh Lý Văn D, sinh năm 1980

Nơi cư trú: Thôn A, xã Th, huyện V, tỉnh Thái Nguyên, vắng mặt tại phiên tòa.

-Anh Nguyễn Xuân Tr, sinh năm 1969

Nơi cư trú: Tiểu khu II, thị trấn N, huyện N, tỉnh Bắc Kạn, vắng mặt tại phiên tòa.

-Anh Nguyễn Khắc Th, sinh năm 1977

Nơi cư trú: Tiểu khu II, thị trấn N, huyện N, tỉnh Bắc Kạn, vắng mặt tại phiên tòa.

-Anh La Văn S, sinh năm 1981

Nơi cư trú: Thôn C, xã L, huyện N, tỉnh Bắc Kạn, vắng mặt tại phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 16/5/2017, Công an huyện B phối hợp với Công an xã Sỹ Bình và Trạm Kiểm lâm xã Sỹ Bình tuần tra tại thôn Pù Cà, xã Sỹ Bình phát hiện 04 đối tượng đang có hành vi vận chuyển lâm sản (gỗ nghiến) trái phép. Khi phát hiện tổ tuần tra các đối tượng bỏ chạy và để lại tang vật. Tổ công tác tiên hanh l ập biên bản sự việc tạm giữ 02 chiếc xe mô tô (01 xe nhãn hiệu YAMAHA màu trắng BKS 20B1- 282.65; 01 xe nhãn hiệu JUPITERV màu xanh đen BKS 33M9- 8764 và 02 khúc gỗ nghiến tròn có khối lượng 0,068m3. Cơ quan canh sat điêu tra Công an huy ện B đã điều tra làm rõ: Trong thời gian khoảng tháng 6/2016 và tháng 4, 5/2017, Hoàng Văn C, sinh năm 1989, trú tại thôn L, xã T, huyện Đ, tỉnh Thái Nguyên; Lý Văn S, sinh năm 1993 và Lý Văn T, sinh năm 1994, cùng trú tại xóm K, xã Th, huyện V, tỉnh Thái Nguyên; Dương Văn M, sinh năm 1999, trú tại xóm L, xã L, huyện V, tỉnh Thái Nguyên và Lý Văn D, sinh năm 1980, trú tại xóm A, xã Th, huyện V, tỉnh Thái Nguyên; La Văn B, sinh năm 1979 và Lầu Văn D, sinh năm 1964, cùng trú tại thôn N, xã M, huyện B, tỉnh Bắc Kạn, do cùng có nhu cầu lấy gỗ để bán nên đã tham gia khai thác trái phép 14 cây gỗ, trong đó gồm 10 cây gỗ nghiến (nhóm IIA) và 04 cây gỗ tạp (sp nhóm VI) tại khu rừng Đin Đeng thuộc thôn Pù Cà, xã Sỹ Bình;khu rừng thuộc thôn Thôm Khoan, xã Cao Sơn và khu rừng thuộc thôn Choóc Vẻn, xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Cụ thể như sau:

Cây số 01: Khoảng tháng 6/2016, Hoàng Văn C rủ Lý Văn S và La Văn B lên khu rừng thuộc thôn Thôm Khoan , xã Cao Sơn , huyên Bạch Thông để tìm gỗ nghiến khai thác, B mang theo 01 cưa máy mượn của La Văn S, sinh năm 1981, trú tại thôn C, xã L, huyện N, tỉnh Bắc Kạn. C và S đi xe môtô nhãn hiệuYAMAHA màu đen của C, còn B tự đi xe của mình kiểu dáng WIN, BKS 97B1- 087.10 đến khu vực đường mòn thuộc thôn Pù Cà, xã Sỹ Bình thì cất giấu xe vào bụi cây ở bên dưới đường rồi cả ba người đi vào rừng  , C bảo S ở bên ngoài cảnh giới còn C và B đi tìm được 01 cây gỗ nghiến còn sống, cây còn thẳng đứng tại phần gốc cây có nhiều bìu mọc ra có thể xẻ lấy được, C dùng cưa máy cắt vào phần gốc được 02 khúc gỗ rôi đẽo thành hình tròn có kích thước đường kính khoảng 35cm, dài khoảng 20cm. Sau khi khai thác xong cây gỗ nghiến trên vẫn còn thẳng đứng, C và B vận chuyển 02 khúc gỗ ra vị trí S rôi cả ba ngươi cung nhau vận chuyển ra vị trí để xe mô tô . Sau đo C điều khiển xe , S ngồi phía sau ôm 01 khúc gỗ còn B chở 01 khúc. Khi về đến khu vực đỉnh Đèo Giàng thì B chuyển khúc gỗ đang chở đặt vào giá để hàng phía trước xe mô tô của C, sau đó B về nhà còn C và S mang 02 khúc gỗ xuống cât giâu tai bãi cây gỗ Keo gần đường thuộc địa phận huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Sau đó C đưa S về nhà. Vài ngày sau C đưa cho S va La Văn B môi ngươi đươc số tiền500.000,đ (Năm trăm nghìn đồng).

Cây số 02: Sau khi khai thác cây số 01 khoảng một tuần, Hoàng Văn C rủ Lý Văn S lên khu rừng Đin Đeng thuộc thôn Pù Cà, xã Sỹ Bình để khai thác gỗ tiếp. C và S đi xe môtô nhãn hiệu YAMAHA màu đen của C đến khu vực đường mòn thuộc thôn Pù Cà, xã Sỹ Bình rôi cất xe vào bụi cây ở bên đường rôi đi bô vào trong rừng tìm đư  ợc 01 cây gỗ nghiến còn sống, cây còn thẳng đứng tại phần gốc có 01 cục bìu mọc ra có thể xẻ lấy được, Chài dung cưa máy c ắt được hai đường cưa thì cưa bi h ỏng nên C và S đi lên nhà La Văn B mượn đồ để sửa cưa, đến chiều cùng ngày C rủ thêm La Văn B và Lầu Văn D, sinh năm 1964, trú tại thôn N, xã M, huyện B, tỉnh Bắc Kạn  đi cùng. Khi đi C và S đi xe môtô của C còn B và D đi xe của D nhãn hiệu YAMAHA, BKS 97F9-4314. Khi lên đến nơi C tiếp tục cắt cục bìu đang cắt dở ra và đẽo tròn khúc gỗ thành hình trụ tròn có kích thước đường kính khoảng 20cm, dài khoảng 40cm.

Cây số 03: Sau khi khai thác xong cây số 02 C, D, B, S tiếp tục lên phía bên trên tìm thấy 01 cây gỗ nghiến còn sống, cây còn thẳng đứng có bìu mọc ở phần thân có thể xẻ lấy được, C dùng cưa máy c ắt gốc cho cây đổ xuống va c ắt phần thân cây được 01 cục bìu và đẽo thành hình trụ tròn có kích thước đường kính khoảng 40cm, dài khoảng 20cm. Phần thân cây có thể xẻ lấy thớt được nên dùng cưa máy cắt được 02 khúc gỗ và đeo tròn có kích thư ớc đường kính 40cm, dày khoảng 16cm. Sau đó C, D, S, B vận chuyển 02 khúc gỗ dạng thớt và 01 khúc gỗ dạng bìu ra vị trí để xe mô tô. C điều khiển xe còn S ngồi phía sau ôm 01 khúc gỗ nghiến dạng bìu, giá hàng phía trước đặt 01 khúc gỗ dạng thớt còn B chở D và 01 khúc gỗ dạng thớt, khi về đến khu vực đỉnh Đèo Giàng. B và D mang 01 khúc gỗ dạng thớt về nhà còn C và S mang 01 khúc gỗ dạng thớt và 01 khúc gỗ dạng bìu xuống đến bãi cây gỗ Keo gần đường thuộc địa phận huyện Chợ Mới cất giấu. Sau đó C đưa S về nhà.

Khoảng 05 ngày sau C và S lên nhà B chơi thì B nhờ C cắt khúc gỗ nghiến trên thành 02 hộp gỗ dạng thớt có đường kính 40cm, dày 06cm và 01 hộp gỗ dạng thớt có đường kính 40cm, dày 03cm. Sau đó B mang 02 hộp gỗ có đường kính 40cm, dày 06cm bán cho anh Nguyễn Xuân Tr, sinh năm 1969, trú tại tiểu khu 2, thị trấn N, huyện N, tỉnh Bắc Kạn với giá 400.000đ (Bốn trăm nghìn đồng). B, D chia nhau mỗi người được 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng). Còn 01 hộp gỗ có đường kính 40cm, dày 03cm do bị nứt, vỡ không sử dụng được nên B đã vứt bỏ.

Khoảng một tuần sau C tiếp tục rủ S, B và D đi lên cây gỗ nghiến trên đểkhai thác tiếp, C dùng cưa máy c ắt phần ngọn được 01 khúc gỗ dạng bìu sau đó đẽo thành hình trụ tròn có kích thước đường kính khoảng 30cm, dài khoảng  15cm. C cắt tiêp vào ph ần thân cây được 02 khúc gỗ dạng thớt (trong đó 01 khúc có đường kính 45cm, dày 06cm; 01 khúc có đường kính 40cm, dày 06cm).

Sau đó bôn ngươi h ộ nhau vận chuyển 01 khúc gỗ dạng bìu ở cây số 02 do hôm trước khai thác, 01 khúc gỗ dạng bìu ở cây số 03, 02 hộp gỗ dạng thớt từ cây số 03. Khi ra đến vị trí để xe C và S vận chuyển 02 khúc gỗ dạng bìu xuống cất giấu tai bãi cây g ỗ Keo gần đường thuộc địa phận huyện Chợ Mới, C va S  về nhà. Còn B và D mang 02 hộp gỗ dạng thớt lên bán cho anh Nguyễn Khắc T, sinh năm 1977, trú tại tiểu khu 2, thị trấn N, huyện N, với giá 400.000đ (Bốn trăm nghìn đồng). B, D chia nhau mỗi người được 200.000đ (Hai trăm nghìn  đồng);

Cây số 04: Khoảng một tuần sau C tiếp tục rủ Lý Văn S và La Văn B lên khu rừng Đin Đeng thuộc thôn Pù Cà, xã Sỹ Bình tìm gỗ để khai thác. Sau khi vào đến rừng C, S và B nhìn thấy 01 cây gỗ nghiến còn thẳng đứng, cây còn sống ở phần gốc có bìu mọc ra có thể xẻ lấy được. C dùng cưa máy cắt vào phần gốc sát đất được 01 khúc gỗ dạng bìu. Sau đó C, S và B hộ nhau đẽo khúc gỗ thành hình tròn có kích thước đường kính khoảng 25cm, dài khoảng 50cm.

Cây số 05: Sau khi khai thác xong cây số 04 C, S và B tìm được 01 cây gỗ nghiến còn thẳng đứng, cây còn sống ở phía bên trên phần thân cây có bìu mọc ra có thể xẻ lấy được nên C bảo S dùng cưa máy c ắt vào phần thân cây được 01 khúc gỗ dạng bìu. Sau đó hộ nhau đẽo thành hình tròn có kích thước đường kính khoảng 30cm, dài khoảng 20cm, C, S và B vận chuyển 02 khúc gỗ nghiến dạng bìu khai thác được ở cây số 04 và cây sô 05 ra vị trí để xe mô tô. C điều khiển xe S ngồi sau ôm 01 khúc còn B chở 01 khúc, khi về đến khu vực đỉnh Đèo Giàng thì B chuyển khúc gỗ mình trở sang xe c ủa C rồi đi về nhà con C và S mang 02 khúc gỗ dạng bìu xuống một bãi cây gỗ Keo gần đường thuộc địa phận huyện Chợ Mới cất giấu rồi C đưa Súa về nhà. Sau đó, C đã bán 02 khúc gỗ nghiến trên.

Cây số 06: Khoảng một tuần sau đó C rủ S đi lên khu rừng Đin Đeng thuộc thôn Pù Cà, xã Sỹ Bình tìm gỗ để khai thác tiếp, C và S tìm được 01 cây gỗ nghiến còn sống, cây còn thẳng đứng tại phần gốc có bìu mọc ra có thể xẻ lấy được, C dùng cưa c ắt vào phần gốc sát đất được 01 khúc gỗ dạng bìu, khi tách được cục bìu ra khỏi phần gốc thì cây gỗ nghiến đổ xuống. Sau đó hai ngươi h ộ nhau đẽo thành hình tròn có kích thước đường kính khoảng 25cm, dài khoảng 50cm, rôi cung nhau v ận chuyển ra vị trí để xe, C điều khiển xe mô tô còn S ngồi phía sau ôm khúc gỗ nghiến mang xuống một bãi cây gỗ Keo gần đường thuộc địa phận huyện Chợ Mới cất giấu. Sau đó C đưa S về nhà va đưa cho S số tiền 250.000,đ (Hai trăm năm mươi nghìn đồng).

Cây số 07: Khoảng tháng 4/2017, Lý Văn S và Lý Văn T, sinh năm 1994 trú tại xóm K, xã Th, huyện V, tỉnh Thái Nguyên,  Dương Văn M, sinh ngày 06/8/1999, trú tại xóm L, xã L, huyện V, tỉnh Thái Nguyên bàn bạc với nhau lên huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn để khai thác gỗ nghiến về bán lấy tiền. S mang theo 01 cưa máy và sử dụng xe môtô nhãn hiệu YAMAHA màu trắng, BKS 20B1-282.65 của mình chở T, còn M một mình đi xe môtô nhãn hiệu JUPITERV màu xanh đen, BKS 33M9- 8764, khi đi đến khu vực đường mòn thuộc thôn Pù Cà, xã Sỹ Bình thì cất giấu xe vào bụi cây ở bên dưới đường rồi đi bộ vào trong rừng. S, T và M tìm được 01 cây gỗ nghiến còn sống, cây còn thẳng đứng tại phần thân có bìu mọc ra có thể khai thác được. S dùng cưa máy cắt gốc cho cây gỗ nghiến đổ xuống, S cắt vào phần thân cây được  02 khúc gỗ dạng bìu và đẽo tròn thành hình trụ có kích thước đường kính khoảng 30cm, dài khoảng 20cm. Sau đó cu ng nhau vận chuyển 02 khúc gỗ ra vị trí để xe. S điều khiển xe T ôm 01 khúc gỗ ngồi phía sau, còn M chở 01 khúc gỗ xuống khu vực Trạm thu phí Thái Nguyên - Bắc Kạn bán. Trên đường đi S gọi điện thoại cho một người đàn ông mà trước đó C đã đưa số điện thoại cho S, khi xuống đến nơi S, T và M bán 02 khúc gỗ cho người đàn ông khoảng 40 tuổi, đi xe ôtô màu đen với số tiền là 800.000,đ (Tám trăm nghìn đồng). Trừ tiền mua xăng, nhớt chia nhau mỗi người được 200.000,đ (Hai trăm nghìn đồng).

Đến đầu tháng 5/2017 S, T và M tiếp tục lên vị trí cây gỗ nghiến trên cắt vào phần thân cây được 02 khúc gỗ dạng bìu và đẽo tròn thành hình trụ có kích thước đường kính khoảng 20cm, dài khoảng 35cm, rôi hộ nhau vận chuyển ra vị trí để xe. S điều khiển xe môtô, T ôm 01 khúc gỗ ngồi phía sau, còn M chở 01 khúc gỗ cung nhau xuống khu vực Trạm thu phí Thái Nguyên- Bắc Kạn bán cho người đàn ông lần trước với số tiền 600.000,đ (Sáu trăm nghìn đồng). Trừ tiền mua xăng, nhớt chia nhau mỗi người được 150.000,đ (Một trăm năm mươi nghìn đồng).

Cây số 08, 09, 10, 11, 12, 13, 14: Ngày 16/5/2017, S, T và M bàn bạc với nhau tiếp tục lên huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đê khai thac gô, khi đang bàn bạc thì có Lý Văn D sinh năm 1980, trú tại thôn A, xã Th, huyện V, tỉnh Thái Nguyên đến và xin đi cùng để tìm cây thuốc. Sau đó S chở T còn M cùng D đi một xe mô tô, khi lên đến vị trí để xe lần trước cât xe ơ đo và đi b ộ vào rừng. S, T và M đi tìm gỗ để khai thác còn D khác đi tìm cây thuốc. S, T, M nhìn thấy 01 cây gỗ nghiến còn sống, cây còn thẳng đứng, phần thân cây có bìu mọc ra có thể xẻ lấy được, S dùng cưa máy c ắt gốc cho cây đổ xuống (cây số 08), khi cây đổ xuống thì kéo theo 01 cây gỗ nghiến nhỏ hơn ở phía bên dưới bật gốc đổ theo (cây số 09), mọc sát gốc cây số 09 có 02 cây gỗ tạp cũng bị bật gốc đổ theo (cây số 10, 11).

Sau đó S, T và M nhìn thấy phía bên trên có 01 cây gỗ nghiến khác có bìu mọc ra từ phần thân cây có thể xẻ được. S, T, M lên xem thi thấy sát gốc cây gỗ nghiến có 01 cây gỗ tạp vướng không cắt được cây gô nghiên nê n S dùng cưa máy cắt gốc cho cây đổ xuống (cây số 12). Sau khi cưa đổ cây gỗ tạp, Súa cắt gốc cho cây gỗ nghiến đổ xuống (cây số 13), có đè 01 cây gỗ tạp đổ theo (cây số 14).Sau khi cưa đổ các cây gỗ trên S dùng cưa máy c ắt vào phần thân cây số 13 được một khúc gỗ dạng bìu và đẽo tròn thành hình trụ có kích thước đường kính 30cm, dài 57cm. Sau đo thì D về đến vị trí S, T và M, T vận chuyển khúc gỗ trên ra vị trí để xe trước, D cũng theo T ra trước. Còn S và M tiếp tục cắt vào thân cây số 08 được 01 khúc dạng bìu và đẽo tròn thành hình trụ có kích thước đường kính 30cm, dài 40cm. Sau khi khai thác xong S mang cưa máy và dao đi cất giấu vào khe đá, rôi cùng M vận chuyển khúc gỗ khai thác được từ cây gỗ số 08. Trên đường ra vị trí để xe Lý Văn D tham gia hộ T chuyển khúc gỗ khai thác được từ cây số 13 một đoạn khoảng 200m. Sau khi ra đến vị trí để xe, S, T, M và D đang lấy xe ra đường để vận chuyển gỗ đi bán thì bị Cơ quan chức năng phát hiện nên đã bỏ chạy để lại xe máy cung giấy tờ và gỗ tại đó.

Tại kết luận định giá tài sản số 13 ngày 17/7/2017 của Hội đồng định giá tài sản huyện Bạch Thông, kết luận:

Cây số 01: Cây gỗ Nghiến (nhóm IIA) không xác định được người cưa đổ.  Lý Văn S, Hoàng Văn C và La Văn B tham gia khai thác.

* Tổng khối lượng gỗ bị xâm hại là: 7,251m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 72.510.000,đ

- Khối lượng gỗ Lý Văn S, Hoàng Văn C và La Văn B xâm hại phải chịu trách nhiệm là: 0,039m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 390.000,đ

- Khối lượng gỗ bị xâm hại còn tại hiện trường là: 6,897m3  (gỗtròn)x 10.000.000,đ= 68.970.000,đ

- Khối lượng gỗ đã bị xẻ và lấy ra khỏi hiện trường là: 0,354m3 gỗ trònx 10.000.000,đ = 3.540.000,đ, trong đó:

+ Khối lượng gỗ do Lý Văn S, Hoàng Văn C và La Văn B xẻ và lấy ra khỏi hiện trường phải chịu trách nhiệm là: 0,039m3  (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 390.000,đ

+ Khối lượng gỗ do người khác xẻ và lấy ra khỏi hiện trường là: 0,315m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 3.150.000,đ

Cây số 02: Cây gỗ Nghiến (nhóm IIA) không bị cưa đổ, Lý Văn S, HoàngVăn C, La Văn B và Lầu Văn D khai thác xẻ bìu.

* Tổng khối lượng gỗ do Lý Văn S, Hoàng Văn C, La Văn B và Lầu Văn D xẻ và lấy ra khỏi hiện trường phải chịu trách nhiệm là: 0,087m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 870.000,đ

Cây số 03: Cây gỗ Nghiến (nhóm IIA) do Lý Văn S, Hoàng Văn C, La Văn B và Lầu Văn D cưa đổ:

* Tổng khối lượng cây gỗ bị Lý Văn S, Hoàng Văn C, La Văn B và Lầu Văn D khai thác trái phép phải chịu trách nhiệm là: 6,956m3 (gỗ tròn).

- Khối lượng gỗ bị xâm hại còn tại hiện trường là: 6,665m3  (gỗ tròn)x 10.000.000,đ= 66.650.000,đ

- Khối lượng gỗ do Lý Văn S, Hoàng Văn C, La Văn B và Lầu Văn D xẻ và lấy ra khỏi hiện trường là: 0,291m3  (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 2.910.000,đ, Trong đó:

+ Khối lượng gỗ lấy ra khỏi hiện trường đã thu hồi lại được là 0,030m3 gỗ đẽo (quy tròn = 0,048m3) x 10.000.000,đ =480.000,đ

+ Khối lượng gỗ bị Lý Văn S, Hoàng Văn C, La Văn B và Lầu Văn D xẻ và lấy ra khỏi hiện trường không thu hồi lại được (phải chịu trách nhiệm bồi thường) là: 0,243 m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 2.430.000,đ

Cây số 04: Cây gỗ Nghiến (nhóm IIA) không bị cưa đổ, Lý Văn S, Hoàng Văn C và La Văn B khai thác xẻ bìu.

* Tổng khối lượng gỗ do Lý Văn S, Hoàng Văn C và La Văn B xẻ và lấy ra khỏi hiện trường phải chịu trách nhiệm là: 0,101m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 1.010.000,đ

Cây số 05: Cây gỗ Nghiến (nhóm IIA) không bị cưa đổ, Lý Văn S, Hoàng Văn C và La Văn B khai thác xẻ bìu.

* Tổng khối lượng gỗ do Lý Văn S, Hoàng Văn C và La Văn B xẻ và lấy ra khỏi hiện trường là: 0,050m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 500.000,đ

Cây số 06: Cây gỗ Nghiến (nhóm IIA) do Lý Văn S và Hoàng Văn C cưa đổ:

* Tổng khối lượng cây gỗ bị Lý Văn S và Hoàng Văn C khai thác trái phép phải chịu trách nhiệm là: 3,798m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 37.980.000,đ

- Khối lượng gỗ bị xâm hại còn tại hiện trường là: 3,591m3  (gỗ tròn) x 10.000.000,đ  = 35.910.000,đ

- Khối lượng gỗ đã bị xẻ và lấy ra khỏi hiện trường là: 0,207m3 gỗ tròn x 10.000.000,đ = 2.070.000,đ. Trong đó:

+ Khối lượng gỗ do Lý Văn S và Hoàng Văn C xẻ và lấy ra khỏi hiện trường là: 0,084m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 840.000,đ.(theo Lý Văn Súa trình bày).

+ Khối lượng gỗ do người khác xẻ và lấy ra khỏi hiện trường là: 0,123m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 1.230.000,đ.

Cây số 07: Cây gỗ Nghiến (nhóm IIA) do Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M cưa đổ:

* Tổng khối lượng cây gỗ bị Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M khai thác trái phép phải chịu trách nhiệm là: 30,311m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 303.110.000,đ. 10.000.000,đ = 300.790.000,đ

- Khối lượng gỗ do Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M xẻ và lấy ra khỏi hiện trường là: 0,232 m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ  = 2.320.000,đ

Cây số 08: Cây gỗ Nghiến (nhóm IIA) do Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M cưa đổ:

* Tổng khối lượng cây gỗ bị Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M khai thác trái phép phải chịu trách nhiệm là: 17,792m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 177.920.000,đ.

- Khối lượng gỗ bị xâm hại còn tại hiện trường là: 17,712m3  (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 177.120.000,đ.

- Khối lượng gỗ do Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M xẻ và lấy ra khỏi hiện trường là: 0,080m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 800.000,đ, trong đó:

+ Khối lượng gỗ lấy ra khỏi hiện trường đã thu hồi lại được là 0,028m3 gỗ đẽo (quy tròn = 0,045 m3) x 10.000.000,đ = 450.000,đ,

+ Khối lượng gỗ bị Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M xẻ và lấy ra khỏi hiện trường không thu hồi lại được (phải chịu trách nhiệm bồi thường) là:0,035 m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 350.000,đ,

Cây số 09: Cây gỗ Nghiến (nhóm IIA) bị bật gốc đổ theo cây số 08:

* Tổng khối lượng gỗ bị Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M xâm hại phải chịu trách nhiệm là: 8,115m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 81.150.000,đ.

- Khối lượng gỗ bị xâm hại còn tại hiện trường là: 8,115m3  (gỗ tròn) x  10.000.000,đ  = 81.150.000,đ.

Cây số 10: Cây gỗ SP (nhóm VI) bị bật gốc đổ theo cây số 08:

* Tổng khối lượng gỗ bị Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M xâm hại phải chịu trách nhiệm là: 0,339m3 (gỗ tròn) x 700.000,đ = 237.300,đ.

- Khối lượng gỗ bị xâm hại còn tại hiện trường là: 0,339m3  (gỗ tròn) x700.000,đ = 237.300,đ.

Cây số 11: Cây gỗ SP (nhóm VI) bị bật gốc đổ theo cây số 08:

* Tổng khối lượng gỗ bị Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M xâm hại phải chịu trách nhiệm là: 2,676m3 (gỗ tròn) x 700.000,đ  = 1.873.200,đ

- Khối lượng gỗ bị xâm hại còn tại hiện trường là: 2,676m3  (gỗ tròn) x700.000,đ  = 1.873.200,đ.

Cây số 12: Cây gỗ SP (nhóm VI) do Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M cưa đổ:

* Tổng khối lượng gỗ bị Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M xâm hại phải chịu trách nhiệm là: 0,530m3 (gỗ tròn) x 700.000,đ = 371.000,đ

- Khối lượng gỗ bị xâm hại còn tại hiện trường là: 0,530m3  (gỗ tròn) x 700.000,đ  = 371.000,đ.

Cây số 13: Cây gỗ Nghiến (nhóm IIA) do Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M cưa đổ:

* Tổng khối lượng cây gỗ bị Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M khai thác trái phép phải chịu trách nhiệm là: 17,039m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ= 170.390.000,đ 10.000.000,đ  = 169.110.000,đ.

- Khối lượng gỗ do Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M xẻ và lấy ra khỏi hiện trường là: 0,128m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 1.280.000,đ. trong đó:

+ Khối lượng gỗ lấy ra khỏi hiện trường đã thu hồi lại được là 0,040m3 gỗ đẽo (quy tròn = 0,064 m3) x 10.000.000,đ = 640.000,đ,

+ Khối lượng gỗ bị Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M xẻ và lấy ra khỏi hiện trường không thu hồi lại được (phải chịu trách nhiệm bồi thường) là: 0,064 m3 (gỗ tròn) x 10.000.000,đ = 640.000,đ,

Cây số 14: Cây gỗ SP (nhóm VI) bị đổ theo cây số 13:

* Tổng khối lượng gỗ bị Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M xâm hại phải chịu trách nhiệm là: 1,157m3 (gỗ tròn) x 700.000,đ = 809.900,đ.

- Khối lượng gỗ bị xâm hại còn tại hiện trường là: 1,157 m3  (gỗ tròn) x 700.000,đ = 809.900,đ.

* Tổng về giá trị của tài sản: 918.291.400,đ. Trong đó:

-  Tổng  khối  lượng  10  cây  gỗ  nghiến:  91,500m3  x10.000.000,đ= 915.000.000,đ.

- Tổng khối lượng 04 cây gỗ tạp  (SP nhóm VI) có khối lượng 4,702m3 x 700.000,đ= 3.291.400,đ (BL 105-111).

Tại bản cáo trạng số 26/KSĐT-KT ngày 24/11/2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã truy tố các bị cáo Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M tội: “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” quy định tại khoản 2 Điều 175/ BLHS;

* Điều luật có nội dung:

“ 1.Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêmtrọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a)Khai thác trái phép cây rừng hoặc có các hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;

2. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.”

Tại phiên tòa đại diện viện kiểm sát nhân dân huyện Bạch Thông giữ nguyên nội dung truy tố đối với các bị cáo và đề nghị:

Áp dụng khoản 2 Điều 175, điểm b, o, p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 60/BLHS

Xử phạt bị cáo Lý Văn S từ 30 đến 36 tháng tù cho hưởng án treo thời gian thử thách 60 tháng.

Áp dụng khoản 2 Điều 175, điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều60/BLHS

Xử phạt bị cáo Lý Văn T từ 26 đến 32 tháng tù cho hưởng án treo thời gian thử thách  52 đến 60 tháng.

Áp dụng khoản 2 Điều 175, điểm b,  p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 69, Điều 74và Điều 60/BLHS.

Xử phạt bị cáo Dương Văn M từ 24 đến 27 tháng tù cho hưởng án treo thời gian thử thách từ 48 đến 54 tháng.

Giao các bị cáo cho UBND xã nơi cư trú giám sát giáo dục theo quy định. Về trácnhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48/BLHS 2015; Điều 584; Điều 585; Điều 586; Điều 587; Điều 589/BLDS. Buộc các bị cáo và các bị đơn dân sự bồi thường thiệt hại cho Nguyên đơn dân sự tổng số tiền 9.350.000đồng, cụ thể:

- Bị cáo Lý Văn S phải bồi thường tổng số tiền là 3.993.400đ (Ba  triệu, chín trăm chín mươi ba nghìn bốn trăm đồng);

- Bị cáo Lý Văn T phải bồi thường tổng số tiền là 1.103.300đ  (Một triệu một trăm linh ba nghìn ba trăm đồng);

-  Bị cáo Dương Văn M phải bồi thường tổng số tiền là 1.103.300đ  (Một triệu một trăm linh ba nghìn ba trăm đồng);

-   Bị đơn dân sự La Văn B phải bồi thường tổng số tiền là 2.050.000đ (Hai Triệu không trăm năm mươi nghìn đồng);

- Bị đơn dân sự Lầu Văn D phải bồi thường tổng số tiền là 1.100.000đ (Một triệu một trăm nghìn đồng);

Việc thi hành án dân sự được thực hiện theo Điều 357/Bộ luật dân sự

Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 47/Bộ luật Hình sự 2015; Điều 106 Bộ luật Tố tụng hÌnh sự 2015.

- Giao cho Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn toàn bộ số  gỗ còn tại hiện trường tại các khu rừng Đin Đeng thuộc thôn Pù Cà, xã Sỹ Bình, khu rừng thuộc thôn Choóc Vẻn, xã Vũ Muộn, khu rừng thuộc thôn Thôm Khoan, xã Cao Sơn, huyện Bạch Thông có tổng khối lượng là 94,672m2 để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Tịch thu, hóa giá, sung công quỹ Nhà nước:  01 (một) xe mô tô nhãn hiệu YAMAHA màu trắng, BKS 20B1- 282.65 của Lý Văn S , kèm 01 đăng ký mang tên Lưu Quang Th (sinh năm 1953, trú tại G, tỉnh Thái Nguyên); 01 (một) xe mô tô nhãn hiệu JUPITERV màu xanh đen, BKS 33M9- 8764 của Dương Văn M, đăng ký mang tên Nguyễn Duy T (sinh năm 1956, trú tại Đội 7, xã L, T, TP Hà Nội); 04 khúc gỗ nghiến dạng thớt (03 hộp có kích thước đường kính 40cm, dày 06cm; 01 hộp có kích thước đường kính 45cm, dày 06cm); 02 khúc  gỗ nghiến dạng bìu (01 hộp có kích thước đường kính 30cm, dài 40cm; 01 hộp có kích thước đường kính 30cm, dài 57cm).

- Tạm giữ số tiền 4.000.000đ  (Bốn triệu đồng) do bị cáo Lý Văn S tự nguyện nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Thông theo biên lai số 08623 ngày 09/11/2017 và biên lai số 09085 ngày 24/01/2018; số tiền 3.500.000đ (Ba triệu năm trăm nghìn đồng) do bị cáo Lý Văn T tự nguyện nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Thông theo biên lai số 08622 ngày 09/11/2017 và Biên lai số 09084 ngày 24/01.2018;  số tiền 3.500.000đ (Ba triệu năm trăm nghìn đồng) do bị cáo Dương Văn M tự nguyện nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Thông theo biên lai số 08621 ngày 09/11/2017 và Biên lai số 09086 ngày 24/01/2018 để bảo đảm  thi hành án cho các bị cáo, số còn thừa trả lại cho các bị cáo.

Về án phí

Các bị cáo và bị đơn dân sự đều là các hộ thuộc diện hộ nghèo và đã có đơn đề nghị miễn án phí, đề nghị áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 12, điều 14, điều 15 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016  quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án của Ủy ban thường vụ Quốc hội miễn toàn bộ án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự sợ thẩm cho các bị cáo và bị đơn dân sự.

Các bị cáo thừa nhận toàn bộ hành vi vi phạm như cáo trạng đã nêu, không có khiếu nại về hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và xin được hưởng án treo.Về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng các bị cáo thi hành theo quy định. Về án phí các bị cáo xin được miễn toàn bộ án phí hình sự sơ thẩm và dân sự sơ thẩm.

Người bào chữa cho các bị cáo: Nhất trí việc truy tố, xét xử các bị cáo về tội danh, điều luật, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như Kiểm sát viên đã trình bày. Đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc, xem xét hoàn cảnh của các bị cáo: là dân tộc thiểu số, sinh sống ở khu vực đặc biệt khó khăn, trình độ văn hóa và hiểu biết thấp để có mức án phù hợp và cho các bị cáo được hưởng án treo.

Người đại diện hợp pháp của bị cáo Dương Văn M: Bị cáo Dương Văn M sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo mong Hội đồng xét xử cho bị cáo hưởng mức án thấp nhất.

Các bị đơn dân sự nhất trí bồi thường cho nguyên đơn dân sự theo quy định và xin được miễn án phí dân sự sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã  được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Quá trình điều travà tại phiên tòa , nhưng người tham gia tố tụng không có người nào có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2]. Tại phiên tòa xác định:

Do cần tiền để chi tiêu cho gia đình nên trong thời gian khoảng tháng 6/2016 và tháng 4, 5/2017, Hoàng Văn C, sinh năm 1989, trú tại thôn L, xã T, huyện Đ, tỉnh Thái Nguyên; Lý Văn S, sinh năm 1993 và Lý Văn T, sinh năm  1994, cùng trú t ại xóm K, xã T, huyện V, tỉnh Thái Nguyên; Dương Văn M, sinh năm 1999, trú tại xóm L, xã L, huyện V, tỉnh Thái Nguyên và Lý Văn D, sinh năm 1980, trú tại xóm A, xã Th, huyện V, tỉnh Thái Nguyên; La Văn B, sinh năm 1979 và Lầu Văn D, sinh năm 1964, cùng trú tại thôn N, xã M, huyện B, tỉnh Bắc Kạn đã tham gia khai thác trái phép 14 cây gỗ, trong đó gồm 10 cây gỗ nghiến (nhóm IIA) và 04 cây gỗ tạp (sp nhóm VI) tại khu rừng Đin Đeng thuộc thôn Pù Cà, xã Sỹ Bình; khu rừng thuộc thôn Thôm

Khoan, xã Cao Sơn và khu rừng thuộc thôn Choóc Vẻn, xã Vũ Muộn thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, cụ thể:

Bị cáo Lý Văn S tham gia khai thác 10 cây gô nghiên va 04 cây gô tap co tông khôi lương 88,990m3. Trong đó có 07 cây gô nghiên thuôc r ừng phòng hộ có khối lượng 41,342m3, 03 cây gô nghiên thuôc rưng s ản xuất co khôi lương 42,946m3; 04 cây gô tap thuôc rừng sản xuất co khôi lương 4,702m3;

Bị cáo Lý Văn T khai thac 04 cây gô nghiên va 04 cây gô tap co tông khôi lương 77,959m3. Trong đó 01 cây gô nghiên thuôc r ừng phòng hộ có khối lượng30,311m3, 03 cây gô nghiên thuôc r ừng sản xuất co  khôi lương 42,946m3; 04 cây gô tap thuôc rừng sản xuất co khôi lương 4,702m3;

Bị cáo Dương Văn M khai thac 04 cây gô nghiên va 04 cây gô tap co tông khôi lương 77,959m3 01 cây gô nghiên thuôc r  ừng phòng hộ có khối lượng 30,311m3, 03 cây gô nghiên thuôc r ừng sản xuất co khôi lương42,946m3; 04cây gô tap thuôc rừng sản xuất co khôi lương 4,702m3.

Vị trí các cây gỗ bị khai thác t ại khu rừng Đin Đeng thuộc thôn Pù Cà, xã Sỹ Bình; khu rừng thuộc thôn Thôm Khoan, xã Cao Sơn và khu rừng thuộc thôn Choóc Vẻn, xã Vũ Muộn, theo bản đồ quy hoạch 03 loại rừng năm 2007 của tỉnh Bắc Kạn thì các khu rừng trên là rừng phòng hộ và rừng sản xuất và đều là rừng tự nhiên.

Tại phiên tòa các bị cáo thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố. Xét thấy lời khai nhận của các bị cáo phù hợp với lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án. Căn cứ Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT ngày 08/3/2007 của Bộ NN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thấy việc truy tố, xét xử các bị cáo Lý Văn S, Lý Văn T, Dương Văn M về tội: “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” quy định tại khoản 2 Điều 175/ BLHS là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Xét tính chất, hành vi của các bị cáo gây ra đã xâm phạm đến chế độ về quản lý và bảo vệ rừng của Nhà nước, ảnh hưởng lớn đến rừng phòng hộ, tổn hại đến môi trường, làm mất trật tự an ninh ở địa phương vì vậy cần buộc các bị cáo phải chịu một hình phạt nhất định nhằm giáo dục các bị cáo và phòng ngừa chung.

[3].  Xét nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối  với bị cáo:

- Bị cáo Lý Văn S có nhân thân tốt. Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là  “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”; Bị cáo đã nộp một khoản tiền là 4.000.000đ tại Chi cục Thi hành án dân sự vì vậy bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ là “Người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại”; bị cáo tự thú việc khai thác cây gỗ nghiến thứ 6 nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ  theo quy định tại điểm b,o, p Khoản 1 Điều 46/BLHS.

- Bị cáo Lý Văn T có nhân thân tốt. Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bị cáo   không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”; Bị cáo đã nộp một khoản tiền là 3.500.000đ tại Chi cục Thi hành án dân sự vì vậy bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ là “Người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại” nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ  theo quy định tại điểm b, p khoản 1 Điều 46/BLHS.

- Bị cáo Dương Văn M có nhân thân tốt. Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là

“Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”; Bị cáo đã nộp một khoản tiền là 3.500.000đ tại Chi cục Thi hành án dân sự vì vậy bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ là “Người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại”  nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ  theo quy định tại điểm b, p khoản 1 Điều 46/BLHS.

Các bị cáo là dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, trình độ học vấn và hiểu biết hạn chế do đó áp dụng tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 2 Điều 46 cho các bị cáo.

Xét vai trò của các bị cáo trong vụ án. Trong vụ án này bị cáo Lý Văn S là người  rủ bị cáo T, bị cáo M đi khai thác gỗ trái phép với mục đích để bán kiếm tiền nhưng việc khai thác gỗ trái phép là tự phát, không có sự phân công vai trò của từng bị cáo nên đây chỉ là đồng phạm giản đơn. Hội đồng xét xử sẽ xem xét khi quyết định hình phạt. Bị cáo Dương Văn M khi phạm tội là người chưa thành niên  do đó HĐXX áp dụng Điều 69, Điều 74/BLHS khi quyết định mức hình phạt đối với bị cáo.

Xét thấy các bị cáo là người dân tộc thiểu số (dân tộc Mông), sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, trình độ văn hóa thấp và hiểu biết hạn chế, mặc dù khai thác trái phép gỗ với mục đích thương mại nhưng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống gia đình. Các bị cáo có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng, ngoài lần phạm tội này luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, có khả năng tự cải tạo xét thấy cho các bị cáo hưởng án treo theo quy định tại Điều 60/BLHS vẫn bảo đảm việc răn đe, giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung.

[4]. Trong vụ án này còn có các đối tượng liên quan cụ thể:

Đối với La Văn B tham gia khai thác 05 cây gỗ nghiến (thuôc rừng phòng hộ) có khối lượng 7,233m3 (gỗ tròn); Lầu Văn D tham gia khai thác 02 cây gỗ nghiến (thuôc rừng phòng hộ) có khối lượng 7,043m3 (gỗ tròn); Lý Văn D tham gia vận chuyển 01 khúc gỗ nghiến đẽo tròn (thuôc rừng sản xuất) có khối lượng là: 0,040m3  (quy tròn 0,064m3). Do khối lượng gỗ do La Văn B , Lâu Văn D tham gia khai thác va Ly Văn D tham gia vân chuyên chưa đ  ến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ cho cơ quan chức  năng xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với Hoàng Văn Chài : Lý Văn S , La Văn B, Lâu Văn D khai C tham gia khai thác trái phép  05 gô nghiên nhom IIA (từ cây 01 đến cây 05 theo biên bản khám nghiệm hiện trường) có khối lượng 7,233m3 (gỗ tròn). Ngoài ra theo Lý Văn S khai Hoàng Văn C cùng Lý Văn S khai thác trái phép cây gỗ nghiến số 06 có khối lượng 3,798m3 (gỗ tròn). Quá trình điều tra Cơ quan canh sat điêu tra Công an huyện Bạch Thông đã tiến hành điều tra , xác minh , tuy nhiên do Hoàng Văn Chai không có m ặt tại địa phương, đi đâu làm gì không ai biết. Do vậy không đủ căn cứ xử lý trách nhiệm hình sự đối với Hoàng Văn Chài trong vụ án này nên tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ đề nghị xử lý sau.

Đối với Nguy ễn Xuân Tr được mua 02 khúc gỗ dạng thớt có kích thước đường kính rộng 40cm, dày 06cm cua La Văn B với số tiền 200.000,đ; Nguyễn Khắc Th được mua 02 khúc gỗ dạng thớt (Trong đó 01 khúc kích thước đường kính rộng 40cm, dày 06cm và 01 khúc kích thước đường kính rộng 45cm, dày 06cm) của La Văn B  và Lầu Văn D với số tiền 200.000,đ đêu mang v ề để sử dụng, khi mua Tr, Th không biết B, D khai thác trái phép ma co do đó không xem xét xử lý. La Văn S là người cho La Văn B mượn cưa máy. Khi B mượn cưa máy S không biết B mang đi khai thác lâm sản trái phép do đó không xem xét xử lý.Đối với ngư ời đàn ông khoảng 40 tuổi, đi xe ôtô màu đen tại khu vực Trạm thu phí Thái Nguyên - Bắc Kạn, theo Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M trình bày được bán 04 khúc gỗ dạng bìu. Tuy nhiên, S, T và M không nhơ biển kiểm soát xe ôtô, tên, tuổi, địa chỉ người đàn ông đó ở đâu. Do đó tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ đề nghị xử lý sau.

[5]. Về trách nhiệm dân sự: Đại diện của Nguyên đơn dân sự  có yêu cầu các bị cáo và các bị đơn dân sự phải bồi thường thiệt hại đối với số gỗ bị lấy ra khỏi hiện trường không thu hồi được gồm: Số gỗ nghiến nhóm IIA bị mất đi không thu hồi được là: 0,935m2gỗ tròn x 10.000.000đ/m3  = 9.350.000đ  (Chín triệu ba trăm năm mươi nghìn đồng).

Hội đồng xét xử nhận thấy thiệt hại thực tế xảy ra nên Nguyên đơn dân sự yêu cầu bồi thường là hợp lý, do đó áp dụng Điều 48/BLHS 2015; Điều 584; Điều 585; Điều 586; Điều 587; Điều 589/BLDS chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn dân sự. Trong vụ án này theo lời khai của bị cáo Súa và các bị đơn dân sự còn có sự tham gia của Hoàng Văn C từ cây nghiến số 01 đến cây nghiến số 06 tuy nhiên do Hoàng Văn C không có mặt tại địa phương do đó bị cáo S và các bị đơn dân sự phải có trách nhiệm bồi thường cho nguyên đơn dân sự, trường hợp bị cáo S và các bị đơn dân sự có yêu cầu Hoàng Văn C bồi hoàn số tiền đã bồi thường cho nguyên đơn dân sự thì được xem xét giải quyết trong vụ án dân sự khác theo quy định. Cụ thể số tiền bồi thường như sau:

*Cây số 1:

- Bị cáo Lý Văn S phải bồi thường số tiền là 195.000đ (Một trăm chín mươi lăm nghìn đồng);

- Bị đơn dân sự La Văn B phải bồi thường số tiền là 195.000đ (Một trăm chín mươi lăm nghìn đồng)

*Cây số 2:

- Bị cáo Lý Văn S phải bồi thường số tiền là 290.000đ (Hai trăm chín mươi nghìn đồng);

- Bị đơn dân sự La Văn B phải bồi thường số tiền là 290.000đ (Hai trăm chín mươi nghìn đồng);

- Bị đơn dân sự Lầu Văn D phải bồi thường số tiền là 290.000đ (Hai trăm chín mươi nghìn đồng);

*Cây số 3:

- Bị cáo Lý Văn S phải bồi thường số tiền là 810.000đ (Tám trăm mười nghìn đồng);

- Bị đơn dân sự La Văn B phải bồi thường số tiền là 810.000đ (Tám trăm mười nghìn đồng);

- Bị đơn dân sự Lầu Văn D phải bồi thường số tiền là 810.000đ (Tám trăm mười nghìn đồng);

*Cây số 4:

- Bị cáo Lý Văn S phải bồi thường số tiền là 505.000đ (Năm trăm linh năm nghìn đồng);

- Bị đơn dân sự La Văn B phải bồi thường số tiền là 505.000đ (Năm trăm linh năm nghìn đồng).

Cây số 5:

- Bị cáo Lý Văn S phải bồi thường số tiền là 250.000đ (Hai trăm năm mươi nghìn đồng);

- Bị đơn dân sự La Văn B phải bồi thường số tiền là 250.000đ (Hai trăm năm mươi nghìn đồng).

* Cây số 6:

- Bị cáo Lý Văn S phải bồi thường số tiền là 840.000đ (Tám trăm bốn mươi nghìn đồng).

* Cây số 7:

- Bị cáo Lý Văn S phải bồi thường số tiền là 773.333đ (Bẩy trăm bẩy mươi ba nghìn ba trăm ba mươi ba đồng);

- Bị cáo Lý Văn T phải bồi thường số tiền là 773.333đ (Bẩy trăm bẩy mươi ba nghìn ba trăm ba mươi ba đồng);

- Bị cáo Dương Văn M phải bồi thường số tiền là 773.333đ (Bẩy trăm bẩy mươi ba nghìn ba trăm ba mươi ba đồng);

*Cây số 8:

- Bị cáo Lý Văn S phải bồi thường số tiền là 116.666đ (Một trăm mười sáu nghìn sáu trăm sáu mươi đồng);

- Bị cáo Lý Văn T phải bồi thường số tiền là 116.666đ (Một trăm mười sáu nghìn sáu trăm sáu mươi đồng);

- Bị cáo Dương Văn M phải bồi thường số tiền là 116.666đ (Một trăm mười sáu nghìn sáu trăm sáu mươi đồng);

* Cây số 13:

- Bị cáo Lý Văn S phải bồi thường số tiền là 213.333đ (Hai trăm mười ba nghìn ba trăm ba mươi ba đồng);

- Bị cáo Lý Văn T phải bồi thường số tiền là 213.333đ (Hai trăm mười ba nghìn ba trăm ba mươi ba đồng);

- Bị cáo Dương Văn M  phải bồi thường số tiền là 213.333đ (Hai trăm mười ba nghìn ba trăm ba mươi ba đồng);

Tổng số tiền bồi thường cụ thể như sau:

- Bị cáo Lý Văn S phải bồi thường tổng số tiền là 3.993.400đ (Ba  triệu, chín trăm chín mươi ba nghìn bốn trăm đồng);

- Bị cáo Lý Văn T phải bồi thường tổng số tiền là 1.103.300đ  (Một triệu một trăm linh ba nghìn ba trăm đồng);

-  Bị cáo Dương Văn M phải bồi thường tổng số tiền là 1.103.300đ  (Một triệu một trăm linh ba nghìn ba trăm đồng);

-   Bị đơn dân sự La Văn B phải bồi thường tổng số tiền là 2.050.000đ (Hai triệu không trăm năm mươi nghìn đồng);

- Bị đơn dân sự Lầu Văn D phải bồi thường tổng số tiền là 1.100.000đ (Một triệu một trăm nghìn đồng);

Việc thi hành án dân sự được thực hiện theo Điều 357/BLDS hướng dẫn về việc tính lãi xuất.Các cây số 9, 10, 11, 12, 14 còn nguyên tại hiện trường nên các bị cáo không phải bồi thường.

Đối với Lý Văn D tham gia vận chuyển 01 khúc gỗ nghiến đẽo tròn (thuôc r ừng sản xuất) có khối lượng là 0,040m3  (quy tròn 0,064m3) nhưng đã thu hồi được nên không phải bồi thường.

Đối với bị cáo Dương Văn M phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi nhưng bị cáo đã tự mình nộp đủ số tiền phải bồi thường nên bố, mẹ đẻ của bị cáo M không phải bồi thường thay cho bị cáo.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là Nguyễn Xuân Tr, Nguyễn Khắc Th không yêu cầu La Văn B và Lầu Văn D bồi thường số tiền đã mua gỗ của B và D do đó Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết.

[6].  Về  vật  chứng:Áp  dụng  Điều  47/BLHS  2015;  Điều  106/BLTTHS 2015.

- Giao cho Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn toàn bộ số gỗ còn tại hiện trường tại các khu rừng Đinh Đeng thuộc thôn Pù Cà, xã Sỹ Binh, khu rừng thuộc thôn Choóc Vẻn, xã Vũ Muộn, khu rừng thuộc thôn Thôm Khoan, xã Cao Sơn, huyện Bạch Thông gồm số gỗ còn tại hiện trường của 10 cây gỗ nghiến (Nhóm IIA) có khối lượng là 89,970m2 (gỗ tròn) và số gỗ còn tại hiện trường của 04 cây gỗ SP(Nhóm IV) có khối lượng 4,702m3 (gỗ tròn). Tổng khối lượng là 94,672m2 Sau khi khám nghiệm hiện trường Cơ quan điều tra đã bàn giao UBND huyện Bạch Thông trông coi, bảo quản chờ xử lý.

- 01 (một) cưa máy không có nhãn hiệu, màu đỏ gạch của Lý Văn S sử dụng khai thác gỗ; 01 (một) cưa máy không rõ nhãn hiệu, màu đỏ trắng của La Văn S mà La Văn B sử dụng khai thác gô Cơ quan canh sat điêu tra không thu giữ được.

- 01 (một) xe mô tô nhãn hiệu YAMAHA màu trắng, BKS 20B1- 282.65 của Lý Văn S, kèm theo 01đăng ký mang tên Lưu Quang Th; 01 (một) xe mô tô nhãn hiệu JUPITERV màu xanh đen  , BKS 33M9- 8764 của Dương Văn M đăng ký mang tên Nguyễn Duy T là xe của các bị cáo dùng làm phương tiện đi khai thác và vận chuyển gỗ trái phép nên tịch thu hóa giá sung quỹ Nhà nước ;

- 01 (một) xe môtô nhãn hiệu YAMAHA, BKS 97F9-4314 của Lầu Văn D dung làm phương ti ện đi khai thác và vân chuyên gô nghiên trai phep đăng ký mang tên Thào Á S sinh năm 1989, trú tại thôn T, xã C, huyện B, tỉnh Bắc Kạn cơ quan điều tra đã chuyển cùng hồ sơ đề nghị xử lý Lầu Văn D cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

- 01 (một) chiếc xe mô tô kiểu dáng xe Win, biển kiểm soát 97B1-087.10 của La Văn B dùng để đi khai thác, vận chuyển gỗ nghiến trái pháp luật, do Bình đã bán cho 1 người lạ mặt, B không biết tên, tuổi, địa chỉ ở đâu nên cơ quan điều tra không thu giữ được.

- 04 khúc gỗ nghiến dạng thớt (03 hộp có kích thước đường kính 40cm, dày 06cm; 01 hộp có kích thước đường kính 45cm, dày 06cm) La Văn B và Lầu Văn D bán cho Nguyễn Khắc Th và Nguyễn Xuân Tr; 02 khúc gỗ nghiến dạng bìu (01 hộp có kích thước đường kính 30cm, dài 40cm; 01 hộp có kích thước đường kính 30cm, dài 57cm) do Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M khai thác , cơ quan điều tra đã thu hồi được cần tịch thu, hóa giá sung quỹ Nhà nước.

- Số tiền Hoàng Văn Chài chia cho Lý Văn S 1.250.000đ (Một triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng), chia cho La Văn B 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng). Số tiền trên Su, B đã chi tiêu cá nhân hết, không thu hồi được.

- Số tiền Lý Văn S, Lý Văn T và Dương Văn M bán gỗ nghiến dạng bìu hai lần với tổng số tiền 1.400.000đ (Một triệu bốn trăm nghìn đồng). Số tiền trên S, T va M đã chi tiêu cá nhân hết, không thu hồi được.

- Số tiền La Văn B và Lầu Văn D bán gỗ nghiến dạng thớt hai lần với tổng số tiền tiền 800.000đ (Tám trăm nghìn đồng). Số tiền trên Bi, D đã chi tiêu cá nhân hết, không thu hồi được.

- Tạm giữ số tiền 4.000.000đ  (Bốn triệu đồng) do bị cáo Lý Văn S tự nguyện nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Thông theo biên lai số 08623 ngày 09/11/2017 và biên lai số 09085 ngày 24/01/2018; số tiền 3.500.000đ (Ba triệu năm trăm nghìn đồng) do bị cáo Lý Văn T tự nguyện nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Thông theo biên lai số 08622 ngày 09/11/2017 và biên lai số 09084 ngày 24/01/2018; số tiền 3.500.000đ (Một triệu năm trăm nghìn đồng) do bị cáo Dương Văn M tự nguyện nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Thông theo biên lai số 08621 ngày 09/11/2017 và biên lai số 09086 ngày 24/01/2018 để bảo đảm  thi hành án cho các bị cáo, số còn thừa trả lại cho các bị cáo.

[7].  Hình phạt bổ sung: Các bị cáo đều sinh sống tại khu vực đặc biệt khó khăn, thuộc diện hộ nghèo nên không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với các bị cáo.

[8]. Về án phí: Các bị cáo và các bị đơn dân sự đều thuộc diện hộ nghèo và có đơn đề nghị được miễn nộp tiền án phí. Áp dụng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12, điều 14, điều 15 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016  quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án của Ủy ban thường vụ Quốc hội, HĐXX miễn toàn bộ tiền án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm cho các bị cáo và các bị dơn dân sự

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

*Tuyên bố:  Các bị cáo Lý Văn S, Lý Văn T, Dương Văn M đều phạm tội“Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

- Áp dụng Khoản 2 Điều 175; Điểm b, o, p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 60/BLHS. Xử phạt bị cáo Lý Văn S  36 (Ba mươi sáu) tháng tù  cho hưởng án treo, thời gian thử thách 60 (Sáu mươi) tháng, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao bị cáo cho Uỷ ban nhân dân xã T, huyện V, tỉnh Thái Nguyên giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

- Áp dụng Khoản 2 Điều 175; Điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 60/BLHS. Xử phạt bị cáo Lý Văn T 32 (Ba mươi hai) tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 60 (Sáu mươi) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao bị cáo cho Uỷ ban nhân dân xã T, huyện V, tỉnh Thái Nguyên giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

- Áp dụng Khoản 2 Điều 175; Điểm b, p Khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 60, Điều 69, 74/BLHS. Xử phạt bị Dương Văn M 24 (Hai mươi bốn) tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 48 (Bốn mươi tám) tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao bị cáo cho Uỷ ban nhân dân xã L, huyện V, tỉnh Thái Nguyên giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật thi hành án hình sự.

Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để làm thủ tục chuyển giao hồ sơ thi hành án treo cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được hưởng án treo đến cư trú để giám sát, giáo dục.Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục chuyển hồ sơ thi hành án treo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hưởng án treo đến cư trú để tổ chức việc thi hành án theo  quy định tại Điều 62 Luật thi hành án hình sự và thông báo bằng văn bản cho Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

*Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 48/BLHS; Điều 584; Điều 585; Điều 586; Điều 587; Điều 589/BLDS. Buộc các bị cáo và các bị đơn dân sự phải liên đới bồi thường thiệt hại cho Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn tổng số 9.350.000 (Chín triệu ba trăm năm mươi  nghìn đồng) để sung công quỹ Nhà nước. Cụ thể:

- Bị cáo Lý Văn S phải bồi thường tổng số tiền là 3.993.400đ (Ba  triệu, chín trăm chín mươi ba nghìn bốn trăm đồng);

- Bị cáo Lý Văn T phải bồi thường tổng số tiền là 1.103.300đ  (Một triệu một trăm linh ba nghìn ba trăm đồng);

-  Bị cáo Dương Văn M phải bồi thường tổng số tiền là 1.103.300đ  (Một triệu một trăm linh ba nghìn ba trăm đồng);

-   Bị đơn dân sự La Văn B phải bồi thường tổng số tiền là 2.050.000đ (Hai triệu không trăm năm mươi nghìn đồng);

- Bị đơn dân sự Lầu Văn D phải bồi thường tổng số tiền là 1.100.000đ (Một triệu một trăm nghìn đồng);

Việc thi hành án dân sự được thực hiện theo Điều 357/BLDS hướng dẫn về việc tính lãi xuất.

* Về vật chứng:Áp dụng Điều 47/BLHS 2015; Điều 106/BLTTHS 2015.

- Giao cho Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn toàn bộ số gỗ còn tại hiện trường tại các khu rừng Đin Đeng thuộc thôn Pù Cà, xã Sỹ Binh, khu rừng thuộc thôn Choóc Vẻn, xã Vũ Muộn, khu rừng thuộc thôn Thôm Khoan, xã Cao Sơn, huyện Bạch Thông gồm số gỗ còn tại hiện trường của 10 cây gỗ nghiến (Nhóm IIA) có khối lượng là 89,970m2  (gỗ tròn); Số gỗ còn tại hiện trường của 04 cây gỗ SP (Nhóm IV) có khối lượng 4,702m3 (gỗ tròn), tổng khối lượng là 94,672m2 để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Tịch thu, hóa giá, sung công quỹ Nhà nước:

+ 01 (một) xe mô tô nhãn hiệu YAMAHA màu trắng, BKS 20B1- 282.65 của Lý Văn Súa , kèm theo 01 đăng ký xe mang tên Lưu Quang Th (sinh năm 1953, trú tại G, tỉnh Thái Nguyên);

+ 01 (một) xe mô tô nhãn hiệu JUPITERV màu xanh đen, BKS 33M9- 8764 của Dương Văn M , đăng ký xe mang tên Nguyễn Duy T (sinh năm 1956, trú tại Đội 7, xã L, T, thành phố Hà Nội).

+ 04 khúc gỗ nghiến dạng thớt (03 hộp có kích thước đường kính 40cm, dày 06cm; 01 hộp có kích thước đường kính 45cm, dày 06cm);

+ 02 khúc gỗ nghiến dạng bìu (01 hộp có kích thước đường kính 30cm, dài 40cm; 01 hộp có kích thước đường kính 30cm, dài 57cm).

- Tạm giữ số tiền 4.000.000đ  (Bốn triệu đồng) do bị cáo Lý Văn S tự nguyện nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Thông theo biên lai số 08623 ngày 09/11/2017 và biên lai số 09085 ngày 24/01/2018 để bảo đảm thi hành án cho bị cáo, số còn thừa trả lại cho bị cáo;

- Tạm giữ số tiền 3.500.000đ (Ba triệu năm trăm nghìn đồng) do bị cáo Lý Văn T tự nguyện nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Thông theo biên lai số 08622 ngày 09/11/2017 và biên lai số 09084 ngày 24/01/2018 để bảo đảm thi hành án cho bị cáo, số còn thừa trả lại cho bị cáo;

- Tạm giữ số tiền 3.500.000đ (Một triệu năm trăm nghìn đồng) do bị cáo Dương Văn M tự nguyện nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Thông theo biên lai số 08621 ngày 09/11/2017 và biên lai số 09086 ngày 24/01/2018 để bảo đảm thi hành án cho bị cáo, số còn thừa trả lại cho bị cáo.

Tình trạng, số lượng vật chứng như biên bản giao nhận giữa Công an huyện Bạch Thông và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bạch Thông, Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông.

* Về án phí:Áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 12, điều 14, điều 15 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Các bị cáo Lý Văn S, Lý Văn T, Dương Văn M được miễn nộp tiền án phí Hình sự sơ thẩm và án phí Dân sự sơ thẩm.

- Các bị đơn dân sự La Văn B, Lầu Văn D được miễn nộp tiền án phí Dân sự sơ thẩm.

“Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6,7,và 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự”.

Các bị cáo, bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của bị cáo có mặt có quyền kháng cáo trong hạn mười lăm ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Nguyên đơn dân sự , người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt có quyền kháng cáo trong hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết .

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

458
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 01/2018/HS-ST ngày 24/01/2018 về tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng

Số hiệu:01/2018/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Bạch Thông - Bắc Kạn
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 24/01/2018
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;