Yêu cầu về phương pháp đào tạo nghề chính quy?

Trong đào tạo nghề hệ chính quy thì có yêu cầu về phương pháp đào tạo như thế nào?

Đào tạo chính quy trong giáo dục nghề nghiệp là gì?

Đào tạo chính quy trong Giáo dục nghề nghiệp được quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Đào tạo chính quy trong giáo dục nghề nghiệp thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

Yêu cầu về phương pháp đào tạo nghề chính quy?

Căn cứ Điều 36 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về yêu cầu về phương pháp đào tạo như sau:

Yêu cầu về phương pháp đào tạo
1. Phương pháp đào tạo trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học.
2. Phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm; sử dụng phần mềm dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học.

Như vậy, yêu cầu về phương pháp đào tạo nghề chính quy như sau:

- Đối với phương pháp đào tạo trình độ sơ cấp: chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học.

- Đối với phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng:

+ Kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn;

+ Phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm;

+ Sử dụng phần mềm dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học.

Chương trình đào tạo nghề phải đáp ứng các yêu cầu nào?

Căn cứ Điều 34 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định chương trình đào tạo nghề phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Thể hiện được mục tiêu đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ;

- Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân;

- Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Yêu cầu về phương pháp đào tạo nghề chính quy?

Yêu cầu về phương pháp đào tạo nghề chính quy? (Hình từ Internet)

Việc tổ chức tuyển sinh trong đào tạo chính quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về tuyển sinh đào tạo như sau:

Tuyển sinh đào tạo
...
2. Việc tổ chức tuyển sinh được thực hiện như sau:
a) Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện tuyển sinh một hoặc nhiều lần trong năm theo chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định;
b) Tuyển sinh trình độ sơ cấp được thực hiện theo hình thức xét tuyển;
c) Tuyển sinh trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của chuyên ngành hoặc nghề đào tạo, hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng có thể quyết định việc sơ tuyển trước khi tiến hành xét tuyển hoặc thi tuyển.

Như vậy, việc tổ chức tuyển sinh trong đào tạo chính quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như sau:

- Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện tuyển sinh một hoặc nhiều lần trong năm theo chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định;

- Tuyển sinh trình độ sơ cấp được thực hiện theo hình thức xét tuyển;

- Tuyển sinh trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển.

- Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của chuyên ngành hoặc nghề đào tạo, hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng có thể quyết định việc sơ tuyển trước khi tiến hành xét tuyển hoặc thi tuyển.

Cao đẳng nghề
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách ưu đãi khi mở lớp đào tạo nghề?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về phương pháp đào tạo nghề chính quy?
Hỏi đáp Pháp luật
Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ cao đẳng nghề là bao nhiêu chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cần có khi trúng tuyển học cao đẳng nghề ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ cao đẳng nghề?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 98

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;