Vụ Giáo dục Đại học là gì? Có thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Theo quy định pháp luật hiện nay thì Vụ Giáo dục Đại học là gì? Có thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không? Trường đại học muốn hoạt động phải xin phép Vụ Giáo dục Đại học đúng không?

Vụ Giáo dục Đại học là gì? Có thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Căn cứ theo Điều 17 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 4668/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:

Vị trí và chức năng
Vụ Giáo dục Đại học là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm.

Như vậy, đối chiếu theo quy định về vị trí và chức năng thì thấy rằng Vụ Giáo dục Đại học là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Vụ Giáo dục Đại học có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm.

Vụ Giáo dục Đại học là gì? Có thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Vụ Giáo dục Đại học là gì? Có thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không? (Hình từ Internet)

Vụ Giáo dục Đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác tuyển sinh và đào tạo?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 4668/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:

[1] Về công tác tuyển sinh và đào tạo

- Tham mưu, xây dựng quy chế tuyển sinh (bao gồm cả cho đối tượng cử tuyển và học sinh dự bị đại học chuyển tiếp vào đại học), quy chế đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm, các trình độ của giáo dục đại học theo các hình thức giáo dục chính quy, vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, đào tạo liên thông, liên kết đào tạo trong nước và với nước ngoài;

- Tham mưu, xây dựng quy định chỉ tiêu tuyển sinh; quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo hoặc đăng ký hoạt động trình độ cao đẳng sư phạm; quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình các trình độ của giáo dục đại học và trình độ cao đẳng sư phạm; quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề; tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình dùng chung cho các môn học bắt buộc, bồi dưỡng giảng viên các môn lý luận chính trị theo quy định;

- Tham mưu quyết định đình chỉ tuyển sinh, đình chỉ hoạt động đào tạo, thu hồi quyết định cho phép đào tạo đối với ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học hoặc đăng ký hoạt động trình độ cao đẳng sư phạm, giáo trình, tài liệu giảng dạy không bảo đảm điều kiện chất lượng theo quy định;

- Tham mưu triển khai thực hiện khung trình độ quốc gia Việt Nam; thực hiện danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học và của cao đẳng đào tạo giáo viên.

[2] Về công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm

- Thực hiện các quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn, yêu cầu về chuẩn cơ sở giáo dục, chuẩn chương trình đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;

- Tham mưu quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm về các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo (giảng viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất; tài chính); kết quả đào tạo; tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp;

- Tham mưu quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học có yếu tố nước ngoài và các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

[3] Công tác quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm

- Chủ trì tham mưu, giúp Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm;

- Tham mưu thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo giáo viên; Điều lệ trường cao đẳng sư phạm; chính sách tự chủ đại học; chính sách đào tạo nhân lực cho các vùng kinh tế trọng điểm, đào tạo theo địa chỉ sử dụng và cho vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và các vùng khó khăn khác;

- Đầu mối triển khai thực hiện thẩm định các điều kiện và quyết định cho phép, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Trường đại học muốn hoạt động phải xin phép Vụ Giáo dục Đại học đúng không?

Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 18 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 4668/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Công tác quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm
...
c) Đầu mối triển khai thực hiện thẩm định các điều kiện và quyết định cho phép, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Theo đó, Vụ Giáo dục Đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là đầu mối triển khai thực hiện thẩm định các điều kiện và quyết định cho phép (hoặc đình chỉ) hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục đại học sư phạm (và cao đẳng sư phạm) theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy rằng trường đại học muốn hoạt động phải xin phép Vụ Giáo dục Đại học và Vụ có quyền hạn quyết định cho phép trường đại học hoạt động hay không.

Giáo dục đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong giáo dục đại học năm học 2024 - 2025 có ứng dụng công nghệ số và AI hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vụ Giáo dục Đại học là gì? Có thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
4 năm học đại học là bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
08 nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường kiểm soát liêm chính khoa học trong các hoạt động nghiên cứu của giáo dục đại học năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
5 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là liên kết đào tạo? Có mấy hình thức liên kết đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo được hưởng khi tăng lương cơ sở?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 104

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;