Vioedu vn đăng nhập lớp 1? Kiến thức Tiếng Việt của học sinh lớp 1 được trang bị ra sao?
Vioedu vn đăng nhập lớp 1?
*Dưới đây sẽ là hướng dẫn đăng nhập vào Vioedu vn đăng nhập lớp 1 mời mọi người tham khảo nhé!
Đăng nhập đấu trường VioEdu
Bước 1: Sau khi đăng nhập Website https://vio.edu.vn/, bạn click chọn “ Đấu trường”, rồi chọn “Đấu trường sự kiện
Bước 2: Màn hình chính của Đấu_trường_Toán_học_VioEdu. Chọn ca thi đang mở, bấm Tham gia để bắt đầu cuộc thi
Bước 3: Sau khi bấm Tham gia, bạn sẽ bắt đầu làm bài thi ngay lập tức. Phần màn hình bên trái bao gồm đồng hồ đếm ngược và danh sách những thí sinh đang tham gia. Phần màn hình chính giữa sẽ hiện câu hỏi mà bạn đang trả lời
Bước 4: Trận đấu sẽ kết thúc khi: Thời gian trận đấu kết thúc, hoặc thời gian tổ chức đấu trường kết thúc, hoặc bạn đã trả lời hết kho câu hỏi của Đấu trường( hiển thị ở màn hình bên tay phải)
Bước 5: Khi thử thách kết thúc, bạn có thể xem bảng xếp hạng của các thí sinh
*Lưu ý: thông tin về Vioedu vn đăng nhập lớp 1 chỉ mang tính chất tham khảo./.
Vioedu vn đăng nhập lớp 1? Kiến thức Tiếng Việt của học sinh lớp 1 được trang bị ra sao? (Hình từ Internet)
Kiến thức Tiếng Việt của học sinh lớp 1 được trang bị ra sao?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, kiến thức Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 bao gồm:
- Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh
- Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh
- Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng
- Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi
- Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu
- Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường
- Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép
- Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)
Học sinh lớp 1 bao nhiêu tuổi?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Căn cứ Điều 33 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh tiểu học như sau:
Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
2. Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thông thường tuổi của học sinh lớp 1 là 06 tuổi và được tính theo năm.
Tuy nhiên, trừ trường hợp học sinh học lưu ban; Học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật thì tuổi học sinh lớp 1 có thể cao hơn 6 tuổi nhưng không quá 03 tuổi.
Trường hợp trẻ em vào học lớp 1 vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
- Mẫu viết báo cáo nghiên cứu về Sử thi Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời chi tiết nhất? Trách nhiệm lập danh sách học sinh THPT được khen thưởng?
- Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Học sinh lớp 10 được đánh giá kết quả học tập trong cả năm học như thế nào?
- Mẫu lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo Cóc kiện Trời? Học sinh lớp 3 phải biết đọc diễn cảm câu chuyện?
- Top 5 bài thơ lục bát về mùa xuân ngắn gọn? Học sinh trung học cơ sở được lên lớp khi nào?
- Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn 2024 ngày 1? Học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia có những quyền lợi gì?
- Top 3 mẫu viết đoạn văn ngắn về Tết bằng Tiếng Anh lớp 6? Môn Tiếng Anh lớp 6 có mục tiêu cụ thể là gì?
- 20 chứng chỉ được miễn thi Ngoại ngữ tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025? Công nhận tốt nghiệp THPT được quy định thế nào?
- Mẫu bài tập tổng hợp hình học lớp 8 chi tiết nhất? Học sinh lớp 8 đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc khi nào?
- Top mẫu bài cảm nhận về nhân vật Huấn Cao chọn lọc nhất? Các ngữ liệu cụ thể mà học sinh lớp 11 được học trong môn Ngữ văn là gì?