Văn mẫu kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em môn ngữ văn lớp 6?

Tham khảo một số bài văn mẫu môn ngữ văn lớp 6 kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em?

Văn mẫu kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em môn ngữ văn lớp 6?

Kể lại một tuyện cổ tích là một trong những nội dung môn ngữ văn lớp 6, cùng tham khảo một số văn mẫu kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em đưới đây:

Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em

Truyện Tấm Cám kể về cuộc đời của cô Tấm hiền lành, nết na. Mồ côi mẹ từ nhỏ, Tấm sống với cha và dì ghẻ cùng con riêng của bà là Cám. Sau khi cha mất, Tấm phải chịu đựng sự hành hạ của dì ghẻ và Cám.

Tấm bị bắt làm việc quần quật, chịu cảnh mắng nhiếc. Một lần, dì ghẻ tổ chức thi mò cua bắt ốc, Tấm bị Cám lừa lấy hết tôm cua. Tấm khóc, ông Bụt hiện lên bảo cô nuôi cá bống. Dì ghẻ phát hiện, lừa Tấm đi xa rồi bắt cá bống ăn thịt. Tấm khóc, ông Bụt lại giúp cô tìm xương cá và chôn ở chân giường.

Nhà vua mở hội tuyển vợ, Tấm muốn đi nhưng bị dì ghẻ bắt nhặt gạo đỗ. Ông Bụt giúp Tấm hoàn thành công việc và cho cô váy áo đẹp. Trên đường đi, Tấm đánh rơi giày, vua nhặt được và ra lệnh ai đi vừa giày sẽ làm vợ vua. Tấm thử giày vừa, trở thành hoàng hậu.

Dù làm hoàng hậu, Tấm vẫn chăm chỉ. Khi về quê giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa trèo cây cau rồi chặt gốc, khiến cô ngã chết. Tấm hóa thành chim vàng anh, bay vào cung vua. Cám giết chim, từ lông chim mọc lên cây xoan. Cám chặt cây làm khung cửi, khung cửi bị đốt thành tro, từ tro mọc lên cây thị. Bà lão bán nước nhặt quả thị về, Tấm từ quả thị bước ra giúp bà việc nhà. Vua đi tuần, thấy trầu têm giống vợ, gặp lại Tấm và đưa cô về cung. Mẹ con Cám bị đuổi đi biệt xứ.

Câu chuyện kết thúc có hậu, Tấm sống hạnh phúc bên vua, còn mẹ con Cám nhận hậu quả xứng đáng.

Kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh" là một truyền thuyết cổ xưa của Việt Nam, lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ mười tám. Vua Hùng có một người con gái xinh đẹp, hiền dịu tên là Mị Nương. Khi nàng đến tuổi trưởng thành, vua muốn tìm cho nàng một người chồng xứng đáng. Hai chàng trai đến cầu hôn là Sơn Tinh và Thủy Tinh, đều khôi ngô tuấn tú và có nhiều phép lạ.

Sơn Tinh đến từ vùng núi Tản Viên, có khả năng tạo ra núi đồi, còn Thủy Tinh đến từ vùng biển, có thể hô mưa gọi gió. Vua Hùng quyết định ai mang đủ sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao đến trước sẽ được cưới Mị Nương.

Ngày hôm sau, Sơn Tinh đến trước và rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, tức giận và đem quân đuổi theo. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước ngập nhà cửa, đồi núi, khiến nhân dân khốn đốn. Sơn Tinh dùng phép lạ nâng đồi núi cao lên để ngăn nước. Hai bên giao chiến suốt mấy tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức phải rút quân. Hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng không bao giờ thắng được.

Câu chuyện không chỉ giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm mà còn thể hiện khát vọng chế ngự thiên tai của người dân xưa.

Kể lại câu chuyện Thạch Sanh

Truyện "Thạch Sanh" kể về một cậu bé mồ côi tên Thạch Sanh, con của Ngọc Hoàng đầu thai xuống trần gian. Khi cha mẹ mất, Thạch Sanh sống một mình dưới gốc đa với gia tài duy nhất là lưỡi búa của cha. Một ngày, Lý Thông, một người hàng rượu, kết nghĩa anh em với Thạch Sanh để lợi dụng.

Trong vùng có con chằn tinh ăn thịt người, dân làng phải nộp người hàng năm. Đến lượt Lý Thông, hắn lừa Thạch Sanh đi thay. Thạch Sanh giết chằn tinh, lấy được cung tên vàng. Lý Thông lừa Thạch Sanh trốn đi và đem đầu chằn tinh nộp vua, được phong Quận công.

Vua mở hội chọn chồng cho công chúa, nhưng nàng bị đại bàng khổng lồ bắt đi. Thạch Sanh bắn bị thương đại bàng và tìm ra hang ổ của nó. Lý Thông gặp lại Thạch Sanh, biết chỗ ở của đại bàng và lừa Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa. Sau khi cứu công chúa, Lý Thông lấp cửa hang để giết Thạch Sanh. Thạch Sanh thoát ra và cứu con trai vua Thủy Tề, được tặng cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, vu oan cho Thạch Sanh, khiến chàng bị bắt. Công chúa buồn rầu từ khi về cung, chỉ vui khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh. Vua gọi Thạch Sanh đến, nghe chàng kể lại sự việc và bắt mẹ con Lý Thông. Thạch Sanh tha cho họ, nhưng trên đường về, họ bị sét đánh chết.

Vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Các hoàng tử chư hầu tức giận, kéo quân đánh. Thạch Sanh dùng cây đàn làm binh lính bủn rủn, phải xin hàng. Thạch Sanh thết đãi họ bằng niêu cơm nhỏ nhưng ăn mãi không hết. Vua nhường ngôi cho Thạch Sanh, chàng sống hạnh phúc bên công chúa.

Câu chuyện thể hiện tính hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và sự trừng phạt kẻ ác như mẹ con Lý Thông, với thông điệp "ở hiền gặp lành" và "ác giả ác báo".

Kể lại câu chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em

Câu chuyện "Thánh Gióng" kể về một cậu bé kỳ lạ ở làng Gióng, thời vua Hùng Vương thứ sáu. Hai vợ chồng già chăm chỉ làm ăn, mong ước có con. Một ngày, người vợ thấy vết chân to ngoài đồng, đặt chân mình vào và sau đó thụ thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô nhưng đến ba tuổi vẫn không biết nói, cười hay đi lại.

Khi giặc Ân xâm lược, vua Hùng sai sứ giả đi tìm người tài cứu nước. Nghe tiếng sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói, yêu cầu mẹ mời sứ giả vào. Cậu bé bảo sứ giả về tâu vua sắm cho mình ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt để đánh giặc. Sứ giả kinh ngạc nhưng mừng rỡ, vội về tâu vua. Nhà vua truyền làm gấp những vật dụng cậu bé yêu cầu.

Từ sau hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng già không đủ nuôi con, phải nhờ bà con làng xóm giúp đỡ. Ai cũng vui lòng góp sức vì mong muốn giết giặc cứu nước.

Khi giặc đến chân núi Trâu, tình thế nguy cấp, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ cao lớn, oai phong. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa sắt phun lửa, phi thẳng đến nơi có giặc, đánh giết hết lớp này đến lớp khác. Khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ cụm tre cạnh đường quật vào giặc, khiến chúng tan vỡ, chạy trốn. Tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc, rồi bay lên trời cùng ngựa.

Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê nhà. Hiện nay, đền thờ vẫn còn ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm, làng mở hội lớn vào tháng tư. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình bị ngựa phun lửa cháy nên ngả màu vàng óng, còn những vết chân ngựa thành ao hồ liên tiếp. Khi ngựa thét ra lửa, lửa thiêu cháy một làng, nên làng đó gọi là làng Cháy.

Câu chuyện Thánh Gióng để lại ấn tượng sâu sắc, thể hiện truyền thống đoàn kết chống giặc cứu nước và ước mơ có sức mạnh vật chất, tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược của nhân dân.

Lưu ý: Nội dung văn mẫu kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em môn ngữ văn lớp 6 chỉ mang tính chất tham khảo!

Cách tính điểm trung bình môn ngữ văn lớp 6 cuối kì?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDDT tính điểm trung bình môn ngữ văn lớp 6 cuối kì bằng công thức sau đây:

Văn mẫu kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em môn ngữ văn lớp 6?

Văn mẫu kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em môn ngữ văn lớp 6? (Hình từ Internet)

Kết quả học tập của học sinh lớp 6 được xếp loại như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định kết quả học tập của học sinh lớp 6 được xếp thành 4 loại như sau:

- Mức Tốt:

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

- Mức Khá:

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

- Mức Đạt:

+ Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

+ Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Môn Ngữ văn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp so sánh là gì? Một số ví dụ về biện pháp tu từ so sánh?
Hỏi đáp Pháp luật
Mạch kiến thức văn học cần phải đảm bảo trong chương trình dạy học các cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chí phèo Ngữ văn 11 kết nối tri thức mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài Tuổi ngựa lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp nhân hóa là gì? Tác dụng và một số ví dụ về biện pháp tu từ nhân hóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài Thanh âm của gió lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Câu đơn là gì? Câu ghép là gì? Các kiểu câu ghép mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung kiến thức môn Ngữ văn của học sinh lớp 8 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 64
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;