Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp gồm những loại nào?

Theo quy định thì văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp gồm các văn bằng, chứng chỉ nào?

Giáo dục nghề nghiệp là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
...

Như vậy, giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân.

Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp gồm những gì?

Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp gồm những loại nào? (Hình từ Internet)

Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp gồm những loại nào?

Căn cứ tại Điều 38 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp như sau:

Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp
1. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp có đủ điều kiện thì được kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động đào tạo nghề nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp;
b) Học sinh học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc học sinh học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp;
c) Sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc sinh viên học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.
2. Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp in phôi và cấp bằng, chứng chỉ đào tạo cho người học; công bố công khai các thông tin liên quan về bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định về quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; quy định mẫu bằng, chứng chỉ đào tạo, việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng, chứng chỉ đào tạo; quy định trách nhiệm của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo tại Việt Nam; quy định việc công nhận tương đương đối với những người đã tốt nghiệp các trình độ đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài; quy định trình tự, thủ tục công nhận bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp.

Như vậy, văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp gồm:

- Chứng chỉ sơ cấp;

- Bằng tốt nghiệp trung cấp;

- Bằng tốt nghiệp cao đẳng.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp văn bằng, chứng chỉ không đúng mẫu quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đúng mẫu quy định;
c) Cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đúng thẩm quyền theo quy định.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
l) Buộc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ đã cấp và cấp lại văn bằng, chứng chỉ cho người học theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 3 Điều này;
...

Và căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;
c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
...

Như vậy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp văn bằng, chứng chỉ không đúng mẫu sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ đã cấp và cấp lại văn bằng, chứng chỉ cho người học.

Giáo dục nghề nghiệp
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 Biểu tượng tôn vinh giáo dục nghề nghiệp mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Đào tạo trình độ sơ cấp sẽ áp dụng với cơ sở giáo dục nào? Đối tượng đăng ký học là những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục nghề nghiệp là gì? Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Giáo dục 2019 thì giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp hệ cao đẳng có thể làm việc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành điện công nghiệp ra làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành kỹ thuật chế biến món ăn ra làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học cao đẳng ngành kỹ thuật pha chế đồ uống ra làm gì?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;