Tựu trường có cần mang sách vở không? Còn hơn 10 ngày nữa học sinh lớp 1 chính thức đi học trở lại?
Tựu trường có cần mang sách vở không?
Hiện nay không có quy định về việc tựu trường cần mang theo hay không cần mang theo sách vở. Đây là vấn đề mà học sinh sẽ tự quan sát từ những năm học trước đó.
Thông thường vào ngày tựu trường, học sinh và giáo viên sẽ gặp mặt, làm quen với nhau và cùng nhau đề ra những công việc chuẩn bị cho lớp, trường cho năm học sắp tới nên vào ngày tựu trường các bạn không cần mang đầy đủ sách vở đến trường như một ngày học chính thức.
Tuy nhiên học sinh vẫn trong ngày tựu trường có thể phòng hờ bằng cách mang đầy đủ sách, tập vở, bút.... để cần có thể sử dụng ngay.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Còn hơn 10 ngày nữa học sinh lớp 1 chính thức đi học trở lại?
Căn cứ theo Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên Ngày 01/8/2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì
- Sẽ tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
Như vậy, riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
Điều này đồng nghĩa rằng nếu một số trường cho học sinh lớp 1 quay trở lại sớm thì tính từ ngày 9/8/2024 chỉ còn hơn 10 ngày nữa các em sẽ quay lại trường học.
*Lưu ý: Cần theo dõi thông tin của tường trường cụ thể tại từng địa phương để có thông tin chính xác nhất.
Tựu trường có cần mang sách vở không? Còn hơn 10 ngày nữa học sinh lớp 1 chính thức đi học trở lại? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của học sinh lớp 1 gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Chưa đủ tuổi có được đi học lớp 1 sớm không?
Căn cứ theo Điều 28 Luật giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:
- Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
+ Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
+ Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
+ Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
- Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
+ Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
+ Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
Như vậy, thông thường theo quy định của pháp luật thì trẻ sẽ đi học lớp một từ 6 tuổi.Tuy nhiên, học sinh có thể học sớm trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ.
*Lưu ý: việc học sớm này phải được nhà trường xem xét đồng ý, chấp thuận.
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?
- Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập là gì?
- Công thức tính lực đẩy Acsimet là gì? Học sinh lớp 8 được chuyển trường khi nào?
- Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?