Tuần thi thứ 2 Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành bắt đầu khi nào?
Tuần thi thứ 2 Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành bắt đầu khi nào?
Căn cứ theo Kế hoạch 541-KH/BTGTW năm 2024 do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên.
Cuộc thi trực tuyến "Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành" diễn ra từ ngày 22/11/2024 đến hết ngày 13/12/2024, chia thành 03 tuần thi. Cụ thể:
- Tuần thi thứ nhất: Từ ngày 22/11/2024 đến hết ngày 28/11/2024 (theo múi giờ Việt Nam - GMT+7).
- Tuần thi thứ hai: Từ ngày 29/11/2024 đến hết ngày 05/12/2024 (theo múi giờ Việt Nam - GMT+7).
- Tuần thi thứ ba: Từ ngày 06/12/2024 đến hết ngày 12/12/2024 (theo múi giờ Việt Nam - GMT+7).
Như vậy, tuần thi thứ 2 sẽ bắt đầu từ ngày 29/11/2024 và kết thúc vào ngày 05/12/2024.
Kế hoạch 541-KH/BTGTW năm 2024...tải về
Lưu ý: Thông tin về tuần thi thứ 2 Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành bắt đầu khi nào chỉ mang tính tham khảo!
Tuần thi thứ 2 Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành bắt đầu khi nào? (Hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách gì về phổ biến, giáo dục pháp luật?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về Chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
[1] Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
[2] Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
[3] Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
[4] Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Cơ sở giáo dục của hệ thống GDQD có nội dung giáo dục pháp luật gì?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
[1] Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống.
[2] Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;
- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;
- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.
Phổ biến, giáo dục pháp luật có những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về những hình thức phổ biến, giáo dục bao gồm như sau:
[1] Họp báo, thông cáo báo chí.
[2] Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
[3] Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
[4] Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
[5] Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
[6] Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
[7] Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
[8] Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
- Hướng dẫn minh chứng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất?
- Thứ sáu đen tối là ngày gì? Học sinh lớp 10 có được làm thẻ ngân hàng để săn SALE ngày BlackFriday không?
- Mẫu đoạn văn ngắn tả một đồ dùng cá nhân em thích lớp 3? Học sinh lớp 3 cần học viết được những đoạn văn thế nào?
- Bộ đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 đủ các vòng có đáp án? Mục tiêu cụ thể môn Tiếng Việt tiểu học?
- Mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học lớp 12? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?
- Phân tích bài thơ Ngày xuân của nhà thơ Anh Thơ lớp 9? 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện cả năm học của học sinh lớp 9?
- Mẫu phân tích khổ thơ cuối bài Tràng Giang lớp 11? Khi nào học sinh trung học phổ thông được nhập học cao hơn độ tuổi quy định?
- Tả về một nghệ sĩ hài mà em yêu thích nhất? Môn Tiếng Việt lớp 5 có kiểm tra giữa kỳ không?
- Mẫu trình bày một tính cách đáng phê phán ba hoa khoác lác? Các môn học tự chọn dành cho học sinh lớp 8 là gì?
- Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 bài 6 nền văn minh cổ đại - trung đại dễ hiểu? Nội dung về tri thức lịch sử và cuộc sống đối với môn lịch sử lớp 10?