Từ láy là gì? Môn Ngữ văn lớp mấy thì được học từ láy?
Từ láy là gì? Môn Ngữ văn lớp mấy thì được học từ láy?
- Từ láy là một biện pháp tu từ trong tiếng Việt, được tạo thành bằng cách lặp lại một phần âm tiết hoặc toàn bộ âm tiết của một từ gốc, hoặc ghép hai từ có âm đầu hoặc vần giống nhau để tạo ra một từ mới mang sắc thái biểu cảm hoặc nhấn mạnh ý nghĩa.
- Chức năng của từ láy:
+ Tạo âm điệu: Từ láy làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, dễ nghe hơn.
+ Tăng sức gợi hình: Từ láy giúp người đọc, người nghe hình dung rõ nét hơn về sự vật, hiện tượng được miêu tả.
+ Nhấn mạnh ý nghĩa: Từ láy giúp nhấn mạnh đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng.
+ Tạo sắc thái biểu cảm: Từ láy giúp biểu lộ cảm xúc, thái độ của người nói, người viết.
- Các loại từ láy:
+ Từ láy toàn bộ: Lặp lại toàn bộ âm tiết của từ gốc (ví dụ: lung linh, xinh xinh).
+ Từ láy bộ phận: Chỉ lặp lại một phần âm tiết của từ gốc (ví dụ: đo đỏ, xanh xanh).
+ Từ láy âm đầu: Hai tiếng trong từ có âm đầu giống nhau (ví dụ: long lanh, lấp lánh).
+ Từ láy vần: Hai tiếng trong từ có vần giống nhau (ví dụ: nao núng, le lói).
*Ví dụ:
Từ láy toàn bộ: lung linh, xinh xinh, đo đỏ, xanh xanh
Từ láy bộ phận: lấp lánh, lung linh, le lói, nao núng
Từ láy âm đầu: long lanh, lấp lánh, đo đỏ, xanh xanh
Từ láy vần: nao núng, le lói
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Bên cạnh đó từ láy học sinh được học trong chương trình môn Ngữ văn. Căn cứ theo quy định tại Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về yêu cầu bắt buộc trong chương trình dạy học môn Ngữ văn lớp 6 như sau:
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
- Từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy
- Từ đa nghĩa và từ đồng âm
- Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng
- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: bất, phi) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: bất công, bất đồng, phi nghĩa, phi lí)
- Các thành phần chính của câu: mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- Trạng ngữ: đặc điểm, chức năng liên kết câu)
- Công dụng của dấu chấm phẩy (đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp); dấu ngoặc kép (đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường)
Như vậy, có thể thấy rằng từ láy học sinh được học trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6.
Từ láy là gì? Môn Ngữ văn lớp mấy thì được học từ láy? (Hình từ Internet)
Ai là người chịu trách nhiệm về chất lương giáo dục đối với học sinh lớp 6?
Căn cứ theo Điều 27 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giáo viên như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.
- Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì nhiệm vụ của giáo viên sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Cụ thể ví dụ đối với học sinh lớp 6 thì giáo viên của lớp đó sẽ là người chịu trách nhiệm.
Học sinh lớp 6 có được được cung cấp thông tin về việc học tập của mình hay không?
Căn cứ tại Điều 35 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về quyền của học sinh như sau:
Quyền của học sinh
1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.
3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
5. Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, học sinh lớp 6 sẽ được quyền được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
Như vậy, đối chiếu quy định thì học sinh lớp 6 sẽ được được cung cấp thông tin về việc học tập của mình.
- Trong di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định công việc đầu tiên là gì? Yêu cầu đối với học sinh trong lồng ghép giáo dục quốc phòng?
- Đáp án Bảng C Cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025? Hồ sơ đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm những gì?
- Top mẫu dàn ý Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch chi tiết nhất? Yêu cầu về đánh giá bằng hình thức nhận xét đối với học sinh lớp 9 ra sao?
- Viết bài văn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật trong câu chuyện đó lớp 5? Học sinh lớp 5 được đánh giá thường xuyên thế nào?
- Chứng chỉ ngoại ngữ không được quy đổi thành điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?