Từ 16/12/2024, giá dịch vụ giáo dục, đào tạo, chi phí tiền lương được xác định bằng công thức nào?
Từ 16/12/2024, giá dịch vụ giáo dục, đào tạo, chi phí tiền lương được xác định bằng công thức nào?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 16 tháng 12 năm 2024) có quy định về công thức xác định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo, chi phí tiền lương như sau:
(1) Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo xác định theo công thức sau:
Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo | = | Chi phí tiền lương | + | Chi phí vật tư | + | Chi phí quản lý | + | Chi phí khấu hao/hao mòn tài sản cố định | + | Chi phí khác | + | Tích lũy (nếu có) hoặc lợi nhuận (nếu có) |
(2) Chi phí tiền lương
Chi phí tiền lương gồm các khoản tiền phải trả cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp tham gia thực hiện dịch vụ giáo dục, đào tạo gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các chi phí khác phải chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chi phí tiền lương | = | Định mức lao động | x | Đơn giá tiền lương hoặc chi phí tiền công (đồng/giờ) |
- Định mức lao động: Xây dựng theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT;
- Đơn giá tiền lương thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về tiền lương; chi phí tiền công hoặc các quy định về vị trí, chế độ việc làm của người lao động là chi phí phải trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
Căn cứ điều kiện và yêu cầu thực tế, chi phí tiền lương được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương của cơ sở giáo dục đảm bảo hoạt động hiệu quả của đơn vị và phải được quy định chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Từ 16/12/2024, giá dịch vụ giáo dục, đào tạo, chi phí tiền lương được xác định bằng công thức nào? (Hình ảnh từ Internet)
Định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được phân loại như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT quy định về phân loại định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục đào tạo như sau:
(1) Phân loại theo cơ quan có thẩm quyền ban hành
- Định mức kinh tế - kỹ thuật cấp Bộ là định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, thẩm định và ban hành để áp dụng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo các khối ngành;
- Định mức kinh tế - kỹ thuật cấp địa phương là định mức kinh tế - kỹ thuật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, thẩm định và ban hành đối với các dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cao đẳng sư phạm và giáo dục thường xuyên của địa phương để áp dụng trong phạm vi các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục trực thuộc địa phương;
- Định mức kinh tế - kỹ thuật cấp cơ sở là định mức kinh tế - kỹ thuật do các cơ sở giáo dục xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, phục vụ cho hoạt động chuyên môn của cơ sở giáo dục.
(2) Phân loại theo nhóm dịch vụ sự nghiệp công
Định mức kinh tế - kỹ thuật theo các nhóm Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Trình tự xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT quy định về trình tự xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:
(1) Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật:
- Căn cứ vào Danh mục Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tổ chức, cá nhân được giao xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng dịch vụ sự nghiệp công;
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thành lập ban soạn thảo để thực hiện;
- Lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật. Hồ sơ bao gồm các nội dung cơ bản: tờ trình; dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật; báo cáo tổng kết thực tiễn; báo cáo thuyết minh về phương pháp xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật và các tài liệu liên quan khác.
(2) Thẩm định, trình ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.
Cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT, giao nhiệm vụ cho 01 đơn vị chuyên môn chủ trì thẩm định hoặc thành lập Hội đồng thẩm định (trong trường hợp cần thiết) để thẩm định.
Đơn vị xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến thẩm định và gửi đơn vị chuyên môn chủ trì thẩm định trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành.
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?