Từ 14/02/2025 không được thu tiền học thêm trong trường của học sinh?
Từ 14/02/2025 không được thu tiền học thêm trong trường của học sinh?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (văn bản có hiệu lực từ 14/02/2025) Tải về quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường như sau:
Dạy thêm, học thêm trong nhà trường
1. Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng kí học thêm theo từng môn học như sau:
a) Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt;
b) Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi;
c) Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
...
Như vậy, từ 14/02/2025, nhà trường không được thu tiền học thêm trong trường của học sinh, và việc học thêm chỉ dành cho các học sinh đăng kí học thêm như sau:
- Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt;
- Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi;
- Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Đây cũng là điểm mới so với quy định trước đây tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT khi mức thu tiền học thêm trong trường sẽ thu theo thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường
Từ 14/02/2025 không được thu tiền học thêm trong trường của học sinh? (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện dạy học thêm trong trường đến từ nguồn nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (văn bản có hiệu lực từ 14/02/2025) Tải về quy định về thu và quản lí tiền học thêm như sau:
Thu và quản lí tiền học thêm
1. Kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm.
3. Việc thu, quản lí, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.
Như vậy, kinh phí thực hiện dạy học thêm trong trường đến từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc dạy thêm, học thêm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (văn bản có hiệu lực từ 14/02/2025) Tải về quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:
- Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
- Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
- Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
- Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.
Trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với việc dạy học thêm trong trường ra sao?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (văn bản có hiệu lực từ 14/02/2025) Tải về quy định về trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với việc dạy học thêm trong trường như sau:
- Tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Quản lí giáo viên đang dạy học tại nhà trường khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT Tải về; phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên đang dạy học tại nhà trường.
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí trực tiếp về chất lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường; việc quản lí, sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định.
- Xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm
- Tiếp nhận và xử lí ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Ở vùng biển miền Nam, cá tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian nào trong năm? Yêu cầu về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?
- Https timhieulichsu thaibinh gov vn dang ky Link tham gia Cuộc thi Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025?
- Top 4 mẫu bài nghị luận xã hội 400 chữ về ước mơ hoài bão của tuổi trẻ? Kiểu văn bản và thể loại ở môn Ngữ văn lớp 12?
- Chế độ thủy triều ở Vịnh Bắc Bộ thuộc loại điển hình nào? Định hướng của phương pháp giáo dục môn Địa lí ra sao?
- Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nào có 2 huyện đảo? Yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu địa lí của học sinh lớp 10 như thế nào?
- Toàn bộ đáp án Tuần 1 Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025? Sứ mệnh chung của môn Lịch sử trong chương trình học là gì?
- Trọn bộ đáp án Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh kỳ 1?
- Bãi biển nào được công nhận dài nhất Việt Nam? Các đặc điểm ở môn Địa lí bao gồm những gì?
- trangnguyen edu vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 8 như thế nào? Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học ra sao?
- Trọng tâm của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là gì? Học sinh khi học môn Lịch sử cần đảm bảo nhiệm vụ gì?