Trường trung học cơ sở có con dấu riêng hay không?

Theo quy định pháp luật thì liệu trường trung học cơ sở (THCS hay còn gọi là cấp 2) có con dấu riêng hay không?

Trường trung học cơ sở có con dấu riêng hay không?

Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, quy định về vị trí của trường trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

Vị trí của trường trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì trường trung học cơ sở sẽ có tài khoản và con dấu riêng.

Cơ cấu hoạt động của tổ chuyên môn trong trường trung học cơ sở như thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

Tổ chuyên môn

*Nhân sự:

- Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng.

*Nhiệm vụ :

- Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.

- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

*Hoạt động

- Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.

Trường trung học cơ sở có con dấu riêng hay không?

Trường trung học cơ sở có con dấu riêng hay không? (Hình từ Internet)

Trường trung học cơ sở sẽ do cơ quan nào quản lý?

Căn cứ theo Điều 6 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, quy định về việc phân cấp quản lý như sau:

Phân cấp quản lý
1. Trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
2. Trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nội dung phối hợp quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục có liên quan của trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.
3. Trường chuyên biệt có quy chế tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện phân cấp quản lý theo quy chế tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì Trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

Trường trung học cơ sở có phải cấp 2 không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông, cụ thể:

Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm

Đối chiếu quy định trên thì có thể hiểu rằng trung học cơ sở là một trong các bậc học của hệ thống giáo dục ở Việt Nam trong đó:

Cấp 1 là bậc học tiểu học, kéo dài từ lớp 1 đến lớp 5.

Cấp 2 là bậc học trung học cơ sở, kéo dài từ lớp 6 đến lớp 9.

Cấp 3 là bậc học trung học phổ thông, kéo dài từ lớp 10 đến lớp 12.

Do vậy, THCS và cấp 2 là hai cách gọi khác nhau cho cùng một bậc học trong hệ thống giáo dục.

Như vậy, trường trung học cơ sở (THCS) chính là cấp 2 trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Trường trung học cơ sở
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình sáp nhập, chia, tách trường trung học và các bước thực hiện đúng luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần hội đồng trường trung học có yêu cầu phải có học sinh tham gia hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu mà trường trung học cơ sở phải đáp ứng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để trường trung học được hoạt động giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch đi học lại 2024 cấp 2 các trường công lập là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học cơ sở là cấp mấy? Trường trung học cơ sở cấp 2 học bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học cơ sở được tài trợ kim cương thì có được nhận hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong hệ thống trường trung học thì trường THCS có mấy cấp học và việc đặt tên trường sẽ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Diện tích đất khu nội trú trường THCS phải đảm bảo bao nhiêu mét vuông?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học cơ sở có cho phép cá nhân tự bỏ tiền xây dựng sân cầu lông? Tiền cá nhân tự bỏ thì có được xem là nguồn tài chính không?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 95

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;